Tải bản đầy đủ (.pdf) (169 trang)

Bài tập nâng cao Vật Lí 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 169 trang )




Lời nói đầu
Bài tập nâng cao Vật lí 7 được biên soạn theo chương trình Vật
lí lớp 7 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Sách gồm những nội dung
chính sau đây:
- Tóm tắt lí thuyết
- Bài tập có hướng dẫn
- Bài tập rèn luyện
- Bài tập nâng cao
Chúng tôi hy vọng quyển sách này đáp ứng được yêu cầu dạy
và học môn Vật lí theo chương trình mới.
Chúng tôi mong đón nhận những ý kiến xây dựng từ phía bạn
đọc để quyển sách được hoàn chỉnh hơn trong các lần tái bản.
Biên soạn
Lê Văn Thơng – Nguyễn Văn Thoại

3


4


Bài :
NHẬN BIẾT ÁNH SÁNG NGUỒN SÁNG VÀ VẬT SÁNG
A. Tóm tắt lý thuyết :
1. Nhận biết ánh sáng :
Ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta.
2. Khi nào ta nhìn thấy một vật :
Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng từ vật đó truyền vào mắt ta.


3. Nguồn sáng và vật sáng :
Nguồn sáng là vật tự nó phát ra ánh sáng. Vật sáng gồm nguồn
sáng và những vật hắt lại ánh sáng chiếu vào nó.
B. Bài tập có hƣớng dẫn giải :
1.1 – Điền vào chỗ trống cho phù hợp với ý nghĩa vật lý :
a) Về mặt quang học, Mặt Trời và các vì sao gọi là các . . .
b) Những vật có thể tự phát ra ánh sáng hoặc khơng tự phát ra
ánh sáng nhưng nó có thể hắt lại ánh sáng chiếu vào nó gọi
là . . .
c) Ban đêm ta nhìn thấy Trăng sáng, ta nói Trăng là một . . .
d) Ta . . . . . được một vật khi có . . . . . truyền vào mắt ta (2
cách).
1.2 – Phát biểu nào sau đây là sai ?
A. Mắt nhìn thấy một vật khi ánh sáng từ vật đó truyền đến
mắt ta.
B. Mắt nhìn thấy một vật khi ánh sáng từ mắt phát ra truyền
đến vật.
C. Điều kiện cần (trước tiên) để mắt nhìn thấy một vật là :
hoặc vật phát ra ánh sáng, hoặc vật phải được chiếu sáng.
D. Điều kiện đủ (thêm vào) để mắt nhìn thấy một vật là : ánh
sáng từ vật phải truyền vào mắt.
5


1.3 – Phát biểu nào sau đây là đúng nhất ?
A. Những hình ảnh thấy trên ti vi là vật sáng.
B. Những vật phát ra ánh sáng là vật sáng.
C. Những nguồn sáng và những vật hắt lại ánh sáng chiếu vào
nó là vật sáng.
D. Tất cả các vật sáng đều là nguồn sáng.

1.4 – Vật nào dưới đây không là nguồn sáng ?
A. Mặt Trời.
B. Ngọn lửa bình gas.
C. Kim tinh.
D. Dây tóc đèn đang nóng đỏ.
1.5 – Trong những vật sau đây, những vật nào được xem là nguồn
sáng và những vật nào là vật được chiếu sáng : Mặt trời, Mặt
Trăng, bóng đèn điện đang sáng, bóng đèn điện đang tắt, ngọn
lửa, quyển sách, bông hoa, đom đóm trong đêm, sao chổi
Halay, sao băng.
1.6 – Khi ánh sáng chiếu vào các vật, hầu hết ta thấy các vật đó
sáng lên, nhưng với một số vật ta khơng thấy chúng sáng lên
mà lại có màu đen. Hãy giải thích vì sao vậy ?
1.7 – Ta không nhìn thấy một vật khi nào ?
A. Khi vật đó không tự phát ra ánh sáng.
B. Khi không có ánh sáng truyền từ vật đó vào mắt ta.
C. Khi vật đó hắt lại ánh sáng và truyền vào mắt ta.
D. Khi vào ban đêm.
1.8 – Trong các vật sau, vật nào là nguồn sáng?
A. Bóng đèn điện.
B. Mặt trăng.
C. Bút thử điện.
D. Tia chớp.

6


1.9 – Trong các vật sau, vật nào không phải là nguồn sáng?
A. Thanh sắt nung đỏ.
B. Con đom đóm trong đêm tối.

C. Que diêm đang cháy.
D. Tấm gương phản chiếu ánh sáng mặt trời.
C – Hướng dẫn giải :
1.1 – a) Về mặt quang học, Mặt Trời và các vì sao gọi là các
nguồn sáng.
b) Những vật có thể tự phát ra ánh sáng hoặc không tự phát ra
ánh sáng nhưng nó có thể hắt lại ánh sáng chiếu vào nó gọi
là vật sáng.
c) Ban đêm ta nhìn thấy Trăng sáng, ta nói Trăng là một vật
sáng.
d) Ta nhìn thấy được một vật khi có ánh sáng từ vật đó
truyền vào mắt ta.
Ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta.
1.2 – Đáp án : B. Mắt nhìn thấy một vật khi ánh sáng từ mắt phát ra
truyền đến vật.
1.3 – Đáp án : C. Những nguồn sáng và những vật hắt lại ánh sáng
chiếu vào nó là vật sáng.
1.4 – Đáp án : C. Kim tinh.
1.5 –
 Những vật nào được xem là nguồn sáng : Mặt trời, bóng
đèn điện đang sáng, ngọn lửa, đom đóm trong đêm, sao
băng.
 Những vật nào được xem là vật được chiếu sáng : Mặt
Trăng, bóng đèn điện đang tắt, quyển sách, bông hoa, sao
chổi Ha Lây.
1.6 – Vật màu đen là vật không tự phát ra ánh sáng được mà nó
cũng khơng hắt lại những ánh sáng chiếu vào nó (ánh sáng khi
chiếu vào nó bị nó hấp thụ). Sở dĩ ta nhận ra được vật đen vì nó
được đặt bên cạnh những vật sáng khác.
7



1.7 – Đáp án : B. Khi không có ánh sáng truyền từ vật đó vào
mắt ta.
1.8 – Đáp án : D. Tia chớp.
1.9 – Đáp án : D. Tấm gương phản chiếu ánh sáng mặt trời.
D – Bài tập rèn luyện :
1.10 – Ban đêm trong phịng kín, đèn pin được bật sáng, ta nhìn
thấy dây tóc bóng đèn pin, vì :
A. Dây tóc đó phát ra ánh sáng.
B. Có ánh sáng từ dây tóc truyền đến mắt ta.
C. Đèn làm cho trong phòng sáng lên, mắt mới thấy được.
D. Dây tóc đèn pin phát ra ánh sáng và có một phần ánh sáng
đó truyền đến mắt ta.
1.11
A.
B.
C.

– Phát biểu nào sau đây là chính xác ?
Ta nhìn vào vật nào thì thấy vật đó.
Ta nhìn thấy một vật vì vật đặt trước mắt ta.
Ta nhìn thấy một vật khi vật đó là một vật sáng.

D. Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng từ vật đó truyền đến
mắt ta.
1.12 – Nguồn sáng là :
A. những vật sáng.
B. những vật được chiếu sáng.
C. những vật tự phát ra ánh sáng.

D. những vật được nung nóng bằng ánh sáng Mặt Trời.
Chọn câu trả lời đúng
1.13
A.
B.
C.
D.

– Vật nào dưới đây không phải là vật sáng ?
Mặt Trời.
Chiếc bật lửa rơi giữa sân trường lúc ban ngày.
Lọ hoa đặt trên bàn giữa ban ngày.
Mắt mèo trong phịng kín vào ban đêm.

8


1.14 – Mắt không nhận biết được ánh sáng khi nào ?
A. Khi ánh sáng phát ra rất yếu.
B. Khi không có ánh sáng truyền vào mắt ta
C. Khi vào ban đêm.
D. Khi mở mắt và được ánh sáng chiếu vào.
Chọn đáp án đúng nhất.
1.15 – Trong các vật sau, vật nào là vật sáng?
A. Cuốn sách để trong phòng tối.
B. Lỗ đen trong vũ trụ.
C. Chiếc áo phơi ngoài nắng.
D. Cục than đá.
1.16 – Trong các vật sau, vật nào không phải là vật sáng?
A. Mắt chim cú mèo vào ban đêm.

B. Đàn ghi – ta đặt trên bàn giữa ban ngày.
C. Mặt Trăng.
D. Trái Đất vào ban ngày.
Chọn đáp án đúng nhất.
1.17 – Trường hợp nào sau đây không xác định được vật có
phải là vật sáng hay không?
A. Hoả tinh.
B. Trái đất.
C. Ngọn nến đang cháy.
D. Cuốn sách.
Chọn đáp án hợp lí nhất.
1.18 – Chọn phát biểu sai :
A. Tất cả các sao đều là những nguồn sáng.
B. Tất cả các sao đều là những vật sáng.
9


C. Một số sao tự phát sáng gọi là nguồn sáng, các vì sao còn
lại chỉ là vật được chiếu sáng.
D. Trái Đất là vật sáng.
1.19 – Chọn phát biểu đúng nhất:
A. Tất cả các nguồn sáng đều là vật sáng.
B. Tất cả các vật sáng đều là nguồn sáng.
C. Nguồn sáng bao gồm vật sáng và vật hắt lại ánh sáng.
D. Ta nhìn thấy một vật khi vật đó là vật sáng.
1.20 – Ta nhìn thấy bông hoa màu đỏ vì :
A. Có ánh sáng Mặt Trời chiếu vào bông hoa và truyền đến
mắt ta.
B. Vì bông hoa hấp thụ ánh sáng màu đỏ từ ánh sáng Mặt Trời
C. Vì bông hoa có chứa chất tạo nên màu đỏ.

D. Vì còn ánh sáng màu đỏ truyền từ bông hoa đến mắt ta.


10


Bài :
SỰ TRUYỀN ÁNH SÁNG
A. Tóm tắt lý thuyết :
1. Định luật truyền thẳng ánh sáng : trong môi trường trong
suốt và đồng tính, ánh sáng truyền đi theo đường thẳng.
2. Tia sáng :
Đường truyền của ánh sáng được biểu diễn bằng một đường
thẳng có mũi tên chỉ hướng gọi là tia sáng.
3. Chùm tia sáng :
Chùm tia sáng gồm rất nhiều các tia sáng hợp thành. Có ba
loại chùm sáng : phân kì, song song, hội tụ.
B. Bài tập có hƣớng dẫn giải :
2.1 – Phát biểu nào sau đây là chưa chính xác ?
A. Đường truyền của ánh sáng được biểu diễn bằng một
đường thẳng có hướng gọi là tia sáng.
B. Ta nhìn thấy một vật vì ánh sáng từ vật sáng truyền thẳng
vào mắt ta.
C. Có ba loại chùm sáng là chùm sáng song song, chùm sáng
hội tự, chùm sáng phân kì.
D. Ánh sáng truyền đi trong khơng khí với vận tốc gần bằng
300000km/s.
2.2 – Trong các phát biểu sau, phát biểu nào là đúng ?
A. Trong nước, ánh sáng bao giờ cũng truyền đi theo đường
thẳng.

B. Trong khơng khí, ánh sáng bao giờ cũng truyền đi theo
đường thẳng.
C. Mặt Trời ở rất xa, chùm tia sáng Mặt trời truyền tới Trái
Đất có thể coi là chùm sáng song song.
D. Đường truyền của ánh sáng là đường thaúng.
11


2.3 – Phát biểu nào sau đây là đúng ?
A. Đường truyền của ánh sáng được biểu diễn bằng một đường
thẳng gọi là tia sáng.
B. Chùm sáng song song gồm các tia sáng song song nhau.
C. Chùm sáng hội tụ gồm các tia sáng loe rộng ra trên đường
truyền của chúng.
D. Chùm sáng phân kì gồm các tia sáng giao nhau trên đường
truyền của chúng.
2.4 – Chọn từ, cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống của kết luận
dưới đây :
Trong mơi trường khơng khí rộng lớn đường truyền của ánh
sáng là đường . . .
2.5 – Chùm sáng nào ở hình dưới là chùm sáng hội tụ ?

b

a

A.
B.
C.
D.


c
Hình a
Hình b
Hình c
Hình d

d

2.6 – Chọn phát biểu chính xác nhất :
A. Trong môi trường không khí nói chung, ánh sáng luôn
truyền theo đường thẳng.
B. Ánh sáng truyền trong không khí với vận tốc gần bằng
300000m/s.

12


C. Trong môi trường trong suốt nhưng không đồng tính, ánh
sáng vẫn truyền theo đường thẳng.
D. Trong chân không ánh sáng luôn truyền theo đường thẳng.
2.7 – Điền từ thích hợp :
a) Có 3 loại chùm sáng là: . . . . .
b) Chùm sáng . . . . . gồm các tia sáng . . . . . trên đường
truyền của chúng.
2.8 – Nhúng một cây đũa vào cốc thủy tinh,ta quan sát thấy
dường như cây đũa bị gãy. Vì :
A. Do nước trong cốc đồng tính.
B. Do không khí ẩm.
C. Do ánh sáng truyền từ cây đũa đến mắt ta xuất phát từ 2

môi trường không đồng tính.
D. Tất cả các lí do trên.
2.9 – Chọn phát biểu đúng :
A. Ta chỉ nhìn thấy một vật khi ánh sáng từ vật đó truyền tới
mắt ta là một đường thẳng.
B. Giữa hai môi trường trong suốt nhưng không đồng tính
ánh sáng không thể truyền theo đường thẳng.
C. Trong môi trường nước ánh sáng truyền đi theo đường thẳng.
D. Trong môi trường chân không ánh sáng luôn truyền theo
đường thẳng.
C – Hướng dẫn giải :
2.1 – Đáp án : B. Ta nhìn thấy một vật vì ánh sáng từ vật sáng
truyền thẳng vào mắt ta là chưa chính xác vì có thể ánh sáng
truyền theo đường gãy khúc hoặc đường cong.
2.2 – Đáp án : C. Mặt Trời ở rất xa, chùm tia sáng Mặt trời
truyền tới Trái Đất có thể coi là chùm sáng song song.
2.3 – Đáp án : B.
song nhau.

Chùm sáng song song gồm các tia song
13


2.4 – Đáp án : Trong mơi trường khơng khí rộng lớn đường truyền
của ánh sáng là đường cong.
2.5 – Đáp án : D.

Hình d

2.6 – Đáp án : D. Trong chân không ánh sáng luôn truyền theo

đường thẳng.
2.7 – Đáp án :
a) Có 3 loại chùm sáng là : chùm sáng hội tụ, chùm sáng
phân kì và chùm sáng song song.
b) Chùm sáng hội tụ gồm các tia sáng giao nhau trêân đường
truyền của chúng.
Chùm sáng phân kì gồm các tia sáng loe rộng ra trêân
đường truyền của chúng.
Chùm sáng song song gồm các tia sáng không giao nhau
trêân đường truyền của chúng (lẫn đường kéo dài).
2.8 – Đáp án : C. Do ánh sáng truyền từ cây đũa đến mắt ta
xuất phát từ 2 môi trường không đồng tính.
2.9 – Đáp án : D. Trong môi trường chân không ánh sáng luôn
truyền theo đường thẳng.
D – Bài tập rèn luyện :
2.10 – Trong các phát biểu sau, phát biểu nào là sai ?
A. Trong môi trường trong suốt nhưng khơng đồng tính, ánh
sáng khơng thể truyền đi theo đường thẳng.
B. Ánh sáng từ bóng đèn trong nhà chiếu ra sân là chùm sáng
phân kì.
C. Khơng có nguồn sáng nào phát trực tiếp ra chùm sáng hội tụ.
D. Một số đèn ở phịng thí nghiệm có thể tạo ra chùm sáng
song song, chùm sáng phân kỳ hoặc chùm sáng hội tụ.
2.11 – Phát biểu nào sau đây là sai ?
A. Trong thực tế khơng có tia sáng mà chỉ có chùm tia sáng.
B. Đường truyền của ánh sáng được biểu diễn bằng một đường
thẳng có hướng gọi là tia sáng.
14



C. Trong mơi trường trong suốt nhưng khơng đồng tính, ánh
sáng thường khơng truyền đi theo đường thẳng.
D. Ánh sáng truyền trong môi trường với vận tốc 300000km/s
2.12 – Phát biểu nào sau đây là khơng chính xác ?
A. Trong mơi trường khơng khí rộng lớn đường truyền của ánh
sáng là đường cong bất kỳ.
B. Trong mơi trường khơng khí rộng lớn đường truyền của ánh
sáng là đường vòng quanh khắp mọi nơi.
C. Trong mơi trường khơng khí rộng lớn đường truyền của ánh
sáng là đường zích-zắc răng cưa.
D. Trong mơi trường khơng khí rộng lớn đường truyền của ánh
sáng là đường thẳng.
2.13 – Trường hợp nào vẽ ở hình dưới, mơi trường có thể là
trong suốt và đồng tính ?

a

A.
B.
C.
D.

Hình a
Hình b
Hình c
Hình d

b

c


d

2.14 – Trong các môi trường sau đây, môi trường nào cho ánh
sáng truyền qua hoàn toàn :
A. Môi trường nước
B. Môi trường thủy tinh
C. Môi trường chân không.
D. Tất cả các môi trường trên.
15


2.15 – Chọn phát biểu đầy đủ nhất:
A. Đường truyền của ánh sáng gọi là tia sáng.
B. Đường truyền của ánh sáng được biểu diễn bằng một
tia sáng
C. Đường truyền của ánh sáng được biểu diễn bằng một
đường thẳng có hướng gọi là tia sáng.
D. Đường truyền của ánh sáng được biểu diễn bằng một
đường thẳng gọi là tia sáng.
2.16 – Khi nhìn một vật qua tấm kính trong suốt, nếu kính
mỏng thì mắt nhìn rõ vật, còn nếu tấm kính càng dày thì
càng khó nhìn. Câu giải thích nào sau đây là hợp lí nhất ?
A. Vì ánh sáng không truyền qua được tấm kính.
B. Vì kính càng dày hấp thụ ánh sáng càng nhiều.
C. Vì khi truyền đi càng xa thì ánh sáng càng mờ.
D. Tất cả các lí do trên.
2.17 – Chiếu một chùm sáng hẹp vuông góc vào một khe
nhỏ trên mặt một tấm bìa cứng. Chọn phát biểu đúng nhất:
A. Ánh sáng truyền qua tấm bìa theo đường thẳng.

B. Ánh sáng truyền xuyên qua tấm bìa theo đường cong.
C. Ánh sáng truyền qua tấm bìa theo đường gấp khúc.
D. Ánh sáng không truyền qua được tấm bìa.
2.18 – Vì sao người ta thường chọn những vị trí trên cao để đặt
các đèn hải đăng ?
A. Để tạo ra những vùng nửa tối trên mặt biển.
B. Làm cho tàu thuyền có thể nhìn thấy đèn ở khoảng
cách từ xa.
C. Chiếu sáng những khu vực dân cư xung quanh.
D. Tất cả các câu trên đều đúng.

16


2.19 – Trong các phát biểu sau phát biểu nào đúng?
A. Mặt Trời phát ra chùm tia hội tụ đến Trái Đất.
B. Nguồn sáng gần như bóng đèn phát ra chùm tia phân kì
hoặc hội tụ.
C. Không có nguồn sáng nào phát trực tiếp ra chùm sáng hội tụ.
D. Chiếc đèn pin ở phòng thí nghiệm không thể tạo ra chùm
sáng song song.
2.20 – Chọn phát biểu đúng :
A. Ánh sáng luôn được truyền theo đường thẳng.
B. Trong môi trường trong suốt ánh sáng luôn truyền theo
đường thẳng.
C. Trong những điều kiện khác nhau, ánh sáng có thể truyền
theo đường thẳng hoặc không phải đường thẳng.
D. Ánh sáng không truyền được trong môi trường chân
không.



17


Bài :
ỨNG DỤNG ĐỊNH LUẬT TRUYỀN THẲNG
CỦA ÁNH SÁNG
A. Tóm tắt lý thuyết :
 Bóng tối nằm ở phía sau vật cản, không nhận được ánh sáng
từ nguồn sáng truyền tới.
 Bóng nửa tối nằm ở phía sau vật cản, nhận được ánh sáng từ
một phần của nguồn sáng truyền tới.
 Nhật thực toàn phần (hay một phần) quan sát được ở chỗ có
bóng tối (hay bóng nữa tối) của Mặt Trăng trên Trái Đất.
 Nguyệt thực xảy ra khi Mặt Trăng bị Trái Đất che khuất
không được Mặt Trời chiếu sáng.
B. Bài tập có hƣớng dẫn giải :
3.1 – Em đứng ngồi sân, nhìn thấy Mặt Trời và cũng nhìn thấy
bóng của mình ở dưới sân. Khi trời có mây nhưng vẫn rất
sáng, em khơng nhìn thấy Mặt trời và cũng khơng nhìn thấy
bóng của mình nữa. Em giải thích điều đó thế nào?
3.2 – Giả sử một nơi nào đó trên Trái Đất có hiện tượng nguyệt
thực. Kết luận nào sau đây là đúng ?
A. Thời điểm xảy ra hiện tượng là ban đêm.
B. Nơi đó nằm trong vùng bóng tối của Mặt Trăng.
C. Chỉ có thể xảy ra vào lúc nửa đêm (lúc 0 giờ).
D. Nơi đó nằm trong vùng bóng tối của Trái Đất.
3.3 – Khi xảy ra hiện tượng nhật thực thì những người đứng ở đâu
trên Trái Đất có thể quan sát được ? Chọn câu trả lời hợp lí
nhất trong các câu trả lời sau.

A. Chỉ những người đứng trong vùng tối.
B. Chỉ những người đứng trong vùng nửa tối.
C. Tất cả mọi người đứng trên Trái Đất đều có thể quan sát được.
D. Cả những người đứng trong vùng tối và vùng nửa tối.
18


3.4 – Nguyệt thực xảy ra khi nào ?
A. Khi trên Trái Đất ta khơng nhìn thấy được Mặt Trời do bị
Mặt Trăng che khuất.
B. Khi trên Trái Đất ta khơng nhìn thấy được Mặt Trăng.
C. Khi Mặt Trăng bị Trái Đất che khuất không được Mặt Trời
chiếu sáng.
D. Khi Trái Đất bị Mặt Trăng che khuất không được Mặt Trời
chiếu sáng.
3.5 – Chọn phát biểu sai :
A. Bóng tối là vùng trên màn chắn đặt phía sau vật cản,
hoàn toàn không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng
truyền tới.
B. Bóng nửa tối là vùng trên màn chắn đặt phía sau vật cản
nhận được một phần ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới.
C. Bóng tối và bóng nửa tối được tạo thành là do ánh sáng
truyền theo đường thẳng.
D. Hiện tượng nguyệt thực là do Trái Đất không nhân được
ánh sáng từ Mặt Trời do bị Mặt Trăng che khuất.
3.6 – Khi xảy ra nhật thực toàn phần thì trên Trái Đất hiện
tượng gì xảy ra ?
A. Toàn bộ Trái Đất hoàn toàn tối đen.
B. Có vùng tối đen và vùng sáng.
C. Có vùng tối đen, vùng hơi tối và vùng sáng.

D. Có vùng hơi tối và vùng sáng.
3.7 – Điền vào chỗ trống từ thích hợp :
Hiện tượng . . . . . xaûy ra khi . . . . . cùng nằ m trên một
đường thẳng và khi đó . . . . . nằm giữa hai thiên thể kia.
3.8 – Tại sao trong các lớp học người ta lắp nhiều bóng đèn ở
các vị trí khác nhau mà không dùng một đèn lớn có công
suất (cường độ) lớn ?
A. Để cho lớp học nhiều ánh sáng hơn.
19


B. Để tránh bóng tối và nửa tối cho học sinh viết bài.
C. Để học sinh không bị chói mắt.
D. Bóng đèn còn có tác dụng trang trí làm đẹp cho căn phòng.
C – Hướng dẫn giải :
3.1 – Đáp án :
Khi bầu trời không mây ánh sáng từ Mặt Trời truyền thẳng
đến ta và người là vật chắn sáng nên có bóng của người ở
dưới sân (bóng đen). Khi bầu trời có mây ánh sáng từ Mặt
Trời không truyền thẳng được đến người do bị lệch hướng
khi qua mây ánh sáng đến ta xem như xuất phát từ nhiều
nguồn sáng (là những đám mây rộng) nên không có bóng
người ở dưới sân.
3.2 – Đáp án : A.

Thời điểm xảy ra hiện tượng là ban đêm.

3.3 – Đáp án : D. Cả những người đứng trong vùng tối và vùng
nửa tối.
3.4 – Đáp án : C. Khi Mặt Trăng bị Trái Đất che khuất không

được Mặt Trời chiếu sáng.
3.5 – Đáp án : D.
Hiện tượng nguyệt thực là do Trái Đất không
nhân được ánh sáng từ Mặt Trời do bị Mặt Trăng che khuất.
3.6 – Đáp án : C.
3.7 – Đáp án :

Có vùng tối đen, vùng hơi tối và vùng sáng.

– Hiện tượng nhật thực xảy ra khi Mặt Trăng, Mặt Trời,
Trái Đất cùng nằm trên một đường thẳng và khi đó Mặt
Trăng nằm giữa hai thiên thể kia.
– Hiện tượng nguyệt thực xảy ra khi Mặt Trăng, Mặt Trời,
Trái Đất cùng nằm trên một đường thẳng và khi đó Trái
Đất nằm giữa hai thiên thể kia.
3.8 – Đáp án : B.
viết bài.

Để tránh bóng tối và nửa tối cho hoïc sinh

20


D. Bài tập rèn luyện :
3.9 – Câu trả lời nào dưới đây là đúng ?
Bóng tối là :
A. Chỗ khơng có ánh sáng chiếu tới.
B. Một phần trên màn chắn không nhận được ánh sáng từ
nguồn sáng truyền tới.
C. Vùng tối sau vật cản.

D. Vùng có màu đen trên màn.
3.10 – Đứng trên mặt đất, trường hợp nào dưới đây ta thấy có
nguyệt thực ?
A. Ban đêm, khi nơi ta đứng không nhận được ánh sáng Mặt Trời.
B. Ban đêm, khi Mặt Trăng không nhận được ánh sáng Mặt Trời.
C. Khi Mặt Trời che khuất Mặt Trăng, không cho ánh sáng từ
Mặt Trăng đến Trái Đất.
D. Ban đêm, khi Trái Đất che ánh sáng truyền từ Mặt Trời
đến Mặt Trăng.
3.11 – Ban đêm, trong phịng chỉ có một ngọn đèn. Giơ bàn tay
chắn giữa ngọn đèn và bức tường, quan sát thấy trên bức tường
xuất hiện một vùng tối hình bàn tay. Xung quanh có viền mờ
hơn. Câu giải thích nào sau đây là đúng ?
A.
B.
C.
D.

Do ánh sáng có thể đi vịng qua kẻ giữa các ngón tay.
Do ánh sáng truyền theo đường thẳng.
Do ánh sáng có thể truyền theo đường gấp khúc.
Do một nguyên nhân khác.

3.12 – Giả sử một nơi nào đó trên Trái Đất có hiện tượng nhật
thực toàn phần. Kết luận nào sau đây là chưa đúng ?
A. Thời điểm xảy ra hiện tượng là ban ngày.
B. Nơi đó nằm trong vùng bóng tối của Mặt Trăng.
C. Người đứng tại nơi đó khơng nhìn thấy Mặt Trời.
D. Người đứng tại nơi đó khơng nhìn thấy Mặt Trăng.


21


3.13 – Ban đêm trong phịng chỉ có một ngọn nến. Khi ta đứng
gần tường, bóng của ta in rõ nét trên tường. Nếu tiến ra xa
ngọn nến thì bóng của ta trên tường sẽ như thế nào ? Chọn
phương án trả lời hợp lí nhất trong các phương án sau :
A. Hiện tượng khơng có gì thay đổi.
B. Vùng bóng nửa tối được thu hẹp, vùng bóng tối rõ nét hơn.
C. Vùng bóng nửa tối được nới rộng thêm, vùng bóng tối lại
kém rõ nét hơn.
D. Cả vùng bóng nửa tối và vùng bóng tối đều được thu hẹp laïi.
3.14 – Ở chỗ nào trên Trái Đất ta quan sát được nhật thực toàn phần?
A. Ở bất kỳ chỗ nào trên Trái Đất.
B. Chỗ có bóng tối trên Trái Đất.
C. Chỗ có bóng tối của Mặt Trăng trên Trái Đất.
D. Ở chỗ có bóng nửa tối của Mặt Trăng trên Trái Đất.
3.15 – Khi xảy ra hiện tượng nhật thực thì phần Trái Đất hướng về
phía Mặt Trời xảy ra hiện tượng gì trong các hiện tượng sau:
A. Hồn tồn tối đen.
B. Chỉ có vùng tối đen và vùng sáng.
C. Có vùng tối đen, có vùng hơi tối, có vùng sáng.
D. Chỉ có vùng hơi tối và vùng sáng.
3.16 – Điểm giống nhau giữa bóng tối và bóng nửa tối là:
A. Không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới.
B. Nhận được một phần ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới.
C. Có nhận được ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới.
D. Ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới đã ít nhiều bị vật cản
ngăn lại.
3.17 – Hiện tượng nhật thực xảy ra khi nào?

A. Khi Mặt Trăng bị Trái Đất che khuất không được Mặt
Trời chiếu sáng.
B. Khi Mặt Trăng, Mặt Trời và Trái Đất cùng nằm trên một
đường thẳng.
22


C. Khi Mặt Trăng nằm giữa Mặt Trời và Trái Đất và cả ba
nằm trên cùng một đường thẳng.
D. Khi trên Trái Đất không nhìn thấy được Mặt Trời.
3.18 – Ban đêm, trong phòng chỉ có một ngọn đèn. Đứng gần
ngọn đèn thấy bóng trên tường lớn hơn kích thước bình
thường. Câu giải thích nào sau đây là hợp lí?
A. Do ánh sáng có tính chất phóng lớn bóng con người.
B. Do ánh sáng truyền theo đường thẳng.
C. Do ánh sáng truyền theo đường gấp khúc.
D. Do con người như một vật cản giữa nguồn sáng và bức
tường nên hình thành bóng tối và bóng nửa tối.
3.19 – Chọn phát biểu sai:
A. Nguyệt thực chỉ quan sát được vào ban đêm.
B. Ta có thể quan sát được nguyệt thực vào ban ngà y nhờ
một loại kính đặc biệt.
C. Ta chỉ quan sát được nhật thực toàn phần khi đứng ở chỗ
có bóng tối của Mặt Trăng trên Trái đất.
D. Nhật thực chỉ quan sát được vào ban ngày.
3.20 – Ở chỗ nào trên Trái Đất ta quan sát được nhật thực một
phần?
A. Chỗ có bóng tối trên Trái đất.
B. Chỗ có bóng tối của Mặt Trăng trên Trái đất.
C. Chỗ nhận được ánh sáng Mặt trời mà không bị Mặt Trăng

che khuất.
D. Ở chỗ bóng nửa tối của Mặt trăng trên Trái đất.


23


Bài :
ĐỊNH LUẬT PHẢN XẠ ÁNH SÁNG
A. Tóm tắt lý thuyết :
Định luật phản xạ ánh sáng :
 Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và đường pháp
tuyến của gương ở điểm tới.
 Góc phản xạ bằng góc tới.
B. Bài tập có hƣớng dẫn giải :
4.1 – Trên hình vẽ một tia sáng
SI chiếu lên một gương
phẳng. Góc tạo bởi tia SI
với mặt gương bằng 60o.
Hãy vẽ tiếp tia phản xạ và
tính góc phản xạ ?

S

60o
I

4.2 – Chiếu một tia sáng SI lên một gương phẳng ta thu được một
tia phản xạ IR với SIR  60o . Giá trị góc tới là :
A. 30o

B. 60o
C. 120o
D. 15o
4.3 – Chọn cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống. Chiếu một chùm
tia sáng hẹp vng góc với mặt phản xạ một gương phẳng thì
.....
A. khơng có tia phản xạ.
B. góc phản xạ bằng 90o
C. góc phản xạ bằng 0o
D. góc phản xạ bằng 180o
4.4 – Chiếu một tia sáng SI theo hướng thẳng đứng xuống dưới
lên một gương phẳng. Vẽ một vị trí đặt gương để thu được tia
phản xạ theo phương nằm ngang từ trái sang phải.
4.5 – Nếu góc hợp bởi tia phản xạ với đường kéo dài tia tới là 80o
thì góc tới bằng :
24


×