Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

Nghệ thuật dựng chân dung văn học của vũ bằng và tô hoài

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 118 trang )

1
bộ giáo dục và đào tạo
trờng đại học vinh

NGUYễN THị THƯ

NGHệ THUậT DựNG CHÂN DUNG VĂN HọC
CủA Vũ BằNG Và TÔ HOàI

luận văn thạc sĩ ngữ văn

Vinh - 2010


2

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1.Văn học là sự phản ánh đời sống con người. Vai trò phản ánh của
mỗi thể loại là không giống nhau. Là một thể loại trung gian giữa sáng tác và
phê bình văn học, chân dung văn học mang trong mình tính chất phản ánh khá
độc đáo. Nó khơng chỉ thể hiện những vấn đề thuộc về bản thân người sáng
tác mà còn giúp người đọc có cái nhìn chân xác, tồn diện, đa chiều về các
văn nghệ sĩ cũng như đời sống văn học nói chung.
Chân dung văn học là một thể loại khá phổ biến trong văn học thế giới.
Trong đời sống văn học nước ta, đến những năm 30 của thế kỷ XX, thể loại
này mới thực sự xuất hiện nhưng đã nhanh chóng được định hình với sự góp
mặt của nhiều cây bút tài hoa, nhiều phong cách riêng biệt. Cho đến nay thể
loại này ngày càng trở nên phổ biến, ra đời nhiều cây bút viết chân dung, trở
thành một chuyên mục riêng trên các báo, các tạp chí văn học và đồng thời
nhận được sự quan tâm của đơng đảo độc giả và giới nghiên cứu.


Trong chương trình giảng dạy Ngữ văn trong nhà trường phổ thông,
mục Tiểu dẫn được biên soạn nhằm cung cấp cho học sinh những thông tin cơ
bản về chân dung các nhà văn được học trong chương trình. Nhưng với thời
lượng chương trình có hạn nên cách tiếp cận đó có phần sơ lược, khô khan,
không thu hút được hứng thú của học sinh. Những sáng tác về chân dung các
nhà văn là một sự bổ sung cần thiết, có ích và thú vị cho cả người dạy và
người học. Hơn nữa, với quan điểm lấy thể loại làm trung tâm, thể chân dung
văn học cũng được đưa vào giảng dạy với một số tác phẩm như bài Đơ-xtơiep-xki của Stêfan Zweig (trích Ba bậc thầy: Đơ-xtơi-ep-xki, Ban- dăc, Đíchken); Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ dân tộc của cố thủ
tướng Phạm Văn Đồng (1963): Thương tiếc nhà văn Nguyên Hồng của
Nguyễn Đăng Mạnh (1982)… Qua những sáng tác chân dung văn học này,
học sinh bước đầu hiểu được vị trí, đặc trưng của thể chân dung văn học cũng
như có cái nhìn tồn diện, đa chiều về các nhà văn lớn trong nước cũng như
nước ngoài.


3
Bởi vậy, nghiên cứu chân dung văn học không chỉ cần thiết cho người
làm cơng tác nghiên cứu, phê bình mà cịn rất hữu ích cho những người dạy
văn, học văn và yêu văn.
1.2. Vũ Bằng (1913 - 1984) là mơt mẫu nhà văn – nhà báo khá điển
hình và độc đáo của làng văn, làng báo Việt Nam. Các sáng tác và cơng trình
của ơng đều in đậm một dấu ấn độc đáo, sớm định hình một phong cách riêng
trong nền văn học Việt Nam thời kì đầu thế kỉ XX. Trong thể loại chân dung
văn học, Vũ Bằng được coi là một trong những người đi tiên phong với những
trang viết đầy hấp dẫn về những nhà văn, nhà báo cùng thời của ơng. Tuy
nhiên do nhiều lí do khách quan mà sáng tác của ơng nói chung và mảng chân
dung văn học nói riêng vẫn chưa được nghiên cứu một cách cơng phu, vị trí
tiên phong ấy của nhà văn vẫn chưa thực sự được khẳng định.
Sinh sau Vũ Bằng gần 10 năm, nhưng Tơ Hồi (sinh năm 1920) cũng là
người sớm thành danh trên văn đàn, luôn giữ vững phong độ sáng tác và trở

thành một nhà văn lão thành, có đóng góp quan trọng cho văn học nước nhà.
Với hơn 160 đầu sách, hàng ngàn bài báo, tiểu luận trên các báo, tạp chí, Tơ
Hồi đã có mặt trong hầu hết các thể loại văn xuôi từ tiểu thuyết đến truyện
ngắn, truyện dài, hồi ký, bút ký, chân dung văn học. Ở thể loại nào Tơ Hồi
cũng để lại dấu ấn phong cách riêng của mình. Hồi kí và chân dung văn học
của Tơ Hồi có thể coi là một mảng sáng tác khá thành công và trở thành một
thành tựu nổi bật trong thể chân dung văn học ở Việt Nam từ những năm đầu
của thế kỷ XX. Dựng chân dung văn học với Tơ Hồi khơng chỉ là nhu cầu
sáng tác mà cịn là sự thỏa mãn nhu cầu bộc lộ những tình cảm của nhà văn
với bạn bè, đồng nghiệp, nhu cầu bộc lộ cái tôi thành thực trước cuộc đời
bằng một lối viết riêng, độc đáo.
Vũ Bằng và Tơ Hồi là hai nhà văn lớn của văn học Việt Nam hiện đại,
cũng là hai nhà văn có vị trí quan trọng trong chương trình Ngữ văn THPT.
Riêng ở thể tài chân dung văn học, Vũ Bằng và Tơ Hồi được coi là hai cây
bút tiêu biểu ngay từ thời kì thể loại này mới xuất hiện trong đời sống văn học
nước ta. Ở hai nhà văn chúng tơi nhận thấy có những nét tương đồng khá thú vị:
cùng quan tâm và viết về những văn nghệ sĩ thành danh thời kì 1930 – 1945,


4
cùng có cái nhìn đa chiều, tồn diện về con người nhà văn…Tuy nhiên bên cạnh
đó cũng có thể dễ dàng nhận thấy sự khác biệt, những nét độc đáo riêng của từng
phong cách viết chân dung văn học của hai nhà văn. Nghiên cứu nghệ thuật
dựng chân dung văn học của Vũ Bằng và Tơ Hồi trên cái nhìn đối sánh là một
việc làm cần thiết, giúp người nghiên cứu có dịp hiểu sâu hơn về phong cách
nghệ thuật hai nhà văn, thấy được sự phong phú, đa dạng trong những lối viết
chân dung văn học và hiểu rõ hơn về đặc trưng của thể loại nói chung.
Vì những lí do trên, tơi chọn vấn đề Nghệ thuật dựng chân dung văn
học của Vũ Bằng và Tơ Hồi làm đề tài nghiên cứu cho luận văn của mình.
2. Lịch sử vấn đề

2.1. Lịch sử nghiên cứu về chân dung văn học của Vũ Bằng
Vũ Bằng là một cây bút có sáng tác đầu tay khá sớm và sức viết dồi
dào. Từ truyện ngắn đầu tay Con ngựa già đăng trên mục Bút mới của báo
Đông Tây, năm 1930 cho đến cuối đời, nhà văn đã viết đều đặn, liên tục cho
ra đời các tác phẩm với khối lượng tác phẩm lớn trên nhiều lĩnh vực. Theo
thống kê chưa đầy đủ, tác phẩm của ơng hiện có là: hai truyện dài, một truyện
vừa, mười tập kí và khoảng 50 truyện ngắn, được tập hợp trong bộ sách Vũ
Bằng toàn tập, Nxb Văn học (4 tập).
Tuy nhiên cho đến nay, các cơng trình nghiên cứu về Vũ Bằng cịn khá
khiêm tốn, chưa hồn tồn tương xứng với vị trí của ơng trong nền văn học
Việt Nam hiện đại.
Riêng ở thể chân dung văn học, những bài giới thiệu và ý kiến đánh giá
còn thưa thớt hơn. Năm 2002, cuốn Vũ Bằng, mười chín chân dung nhà văn
cùng thời do Văn Giá sưu tầm và tuyển chọn được ra mắt bạn đọc. Cuốn sách
này đã giúp người đọc nhận ra một nhà văn Vũ Bằng không chỉ thành công ở
các lĩnh vực truyện ngắn, truyện dài, ký... mà còn là một cây bút viết chân
dung văn học thực thụ. Cùng năm 2002, tác giả Văn Giá cũng viết bài giới
thiệu Chân dung văn học của Vũ Bằng, in trên Tạp chí Văn học số 9, 2002.
Trong bài viết này, tác giả đã có một cái nhìn khá tồn diện về những nét đặc
sắc riêng trong lối viết chân dung văn học của Vũ Bằng. Ông cho rằng chân
dung văn học do Vũ Bằng viết là một kiểu chân dung hồi ký về con người


5
những nhà văn cùng thời, với một quan niệm nhà văn cũng là người thường,
có cái tốt, cái xấu. Tác giả cũng chỉ ra chân dung văn học của Vũ Bằng là
chân dung kép, tái hiện con người nhà văn cùng thời, đồng thời cũng thể hiện
con người của mình. Đó là con người của niềm sinh thú đời thường, của sự ăn
năn hối lỗi với bạn bè. Sức lôi cuốn của chân dung văn học của Vũ Bằng là
“Tạo nên vẻ đẹp hình tượng người nghệ sĩ” và“đạt tới vẻ đẹp trí tuệ nhờ chất

lượng của những định giá có ý nghĩa phê bình văn học”. Từ đó, Văn Giá đã
khẳng định “Cây bút chân dung Vũ Bằng thuộc vào số rất ít những người viết
chân dung văn học thành công ở nước ta” [13]. Cũng trong bài viết này, tác
giả Văn Giá đã có ý thức so sánh lối viết chân dung của Vũ Bằng và Tơ Hồi
trong cách miêu tả, xây dựng chân dung. Nếu Tơ Hồi là một “cây bút hiện
thực, bám chặt vào “chất văn xi của đời sống” thì Vũ Bằng lại là “một cây
bút trữ tình, đằm thắm chất thơ”.
Năm 2004, cuốn Vũ Bằng – Mười bốn gương mặt nhà văn đồng nghiệp
do Nguyễn Ánh Ngân sưu tầm, biên soạn cũng được ra mắt bạn đọc. Tuy
không đầy đủ bằng cuốn Vũ Bằng, mười chín chân dung nhà văn cùng thời
nhưng cuốn sách này cũng góp phần khẳng định hơn gương mặt của Vũ Bằng
trong thể chân dung văn học nước nhà. Cũng trong cuốn sách này, Vương Trí
Nhàn đã viết bài Hồn nhiên, chân thành, biết người, biết của... giới thiệu vài
nét về mối quan hệ giữa Vũ Bằng và các đồng nghiệp. Những mối quan hệ
hồn nhiên, chân thành ấy theo Vương Trí Nhàn, đã chi phối lối viết chân dung
văn học của Vũ Bằng trong cả nội dung và bút pháp nghệ thuật. Ông đã khẳng
định “Cuốn sách này cho thấy một phần hoạt động văn học sôi nổi của ông
(Vũ Bằng). Trước sau chúng ta vẫn gặp một Vũ Bằng linh hoạt, hấp dẫn và
đầy sức sống” [49, 9].
Năm 2005, luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thị Ngọc Thủy Vũ Bằng với
thể chân dung văn học đã nghiên cứu khá công phu về phong cách viết chân
dung văn học của Vũ Bằng. Trong luận văn này, sau khi khái lược về thể chân
dung văn học trong lịch sử văn học Việt Nam hiện đại và trong sự nghiệp
sáng tác của Tơ Hồi, người viết đã đi sâu nghiên cứu về đặc điểm chân dung
nghệ sĩ và cho rằng “Các chân dung văn học của Vũ Bằng đã hội tụ những


6
phẩm chất cao quý và cả những cá tính độc đáo, cùng với những thói quen
thơng thường ở họ” [70]. Bên cạnh đó luận văn này cũng khai thác những nét

riêng trong chân dung tự họa của Vũ Bằng và nhận ra đọc chân dung văn học
của Vũ Bằng “Ta như đang được tiếp xúc với một nhà văn trải đời và linh
hoạt. Đó là một người có tri thức, am hiểu, có vốn sống phong phú, trung thực
vơ ngần” [70]. Về phương diện nghệ thuật, người viết chỉ ra cảm hứng chủ
đạo chi phối nghệ thuật viết chân dung của Vũ Bằng là cảm hứng trữ tình.
Đây là yếu tố quan trọng tạo nên bản sắc, phong cách riêng trong nghệ thuật
viết chân dung văn học của nhà văn.
2.2. Lịch sử nghiên cứu về chân dung văn học của Tơ Hồi
Khác với lịch sử nghiên cứu về nhà văn Vũ Bằng, ngay từ những tác
phẩm đầu tay, Tơ Hồi đã được chú ý, vị trí của ơng nhanh chóng được khẳng
định. Và từ đó đến nay, hầu như tác phẩm nào của ông ra đời cũng được
nghiên cứu, đánh giá kịp thời. Các ý kiến đánh giá về Tô Hồi hầu như ít có
những bất đồng, mâu thuẫn. Giới nghiên cứu ở mỗi chặng được đánh giá lại
có thêm những đánh giá mới bổ sung, bổ sung và hoàn thiện những thành tựu
trước đó. Trước thời kì đổi mới, việc nghiên cứu về Tơ Hồi hãy cịn nghiêng
về lối xã hội học là chính. Từ sau đổi mới đến nay, giới nghiên cứu chú ý
nhiều hơn đến các bình diện tư tưởng nghệ thuật, phong cách và thi pháp.
Đánh giá chung về văn nghiệp của Tơ Hồi, giáo sư Hà Minh Đức khẳng
định: “Tơ Hồi trong dịng chung của trào lưu văn học hiện thực ngày càng
tạo riêng cho mình những giá trị mới. Ơng viết về đất nước, quê hương, con
người qua những bức tranh lắng đọng với thời gian để làm lắng đọng những
giá trị vật chất và tinh thần bền vững” [19, 9].
Riêng ở thể chân dung văn học, đây tuy là một mảng sáng tác khá thành
cơng của Tơ Hồi nhưng lại chưa được nghiên cứu nhiều như các thể loại khác
do ông sáng tác. Năm 1993, với luận án tiến sĩ Thể chân dung văn học trong văn
học Việt Nam từ đầu 1930 đến nay, Nguyễn Quốc Ln cho rằng: Tơ Hồi là
một trong những tác giả dựng chân dung văn học xuất sắc của văn học Việt Nam
hiện đại. Từ những dòng hồi tưởng trên nền những phong tục lạ, Tơ Hồi đã
dựng lên chân dung các nhà văn và chân dung tự họa của mình một cách tỉnh



7
táo, sắc lạnh. Tiếp theo cơng trình đó, một số luận văn thạc sỹ đã đề cập một
cách trực diện đến chân dung văn học của Tơ Hồi: Luận văn thạc sỹ Mảng chân
dung văn học trong sáng tác của Tơ Hồi của Nguyễn Văn Quang (năm 1996);
Luận văn thạc sỹ Chân dung văn học và những đóng góp của Tơ Hồi của Lê
Thị Tuyết (1998). Các luận văn này bước đầu đã tiếp cận mảng chân dung văn
học của Tơ Hồi ở nhiều góc độ khác nhau và đã góp phần khẳng định những
nét riêng trong phong cách viết chân dung của nhà văn. Tuy nhiên do thời điểm
đó cuốn Chiều chiều của Tơ Hồi chưa được cơng bố nên những khái qt của
các cơng trình trên cịn chưa thật toàn diện. Năm 2006, với luận văn thạc sỹ
Chân dung văn học của Tơ Hồi, Lại Thị Thu Huyền đã tiến hành nghiên cứu về
mảng sáng tác đặc sắc này của Tơ Hồi. Trong luận văn này, người viết đã nhận
ra một Tơ Hồi sắc sảo, hóm hỉnh với một cảm quan nhân bản đời thường. Qua
đó, người viết đã khẳng định những đóng góp của Tơ Hồi trong việc dựng lên
đời văn, người văn và những chặng đường văn học, đồng thời nhận diện những
đặc trưng trong phong cách nghệ thuật của nhà văn.
Như vậy cho đến nay tuy chưa nhiều song đã có một số bài viết, cơng
trình nghiên cứu về chân dung văn học của Vũ Bằng và Tơ Hồi một cách trực
diện. Tuy nhiên để khẳng định được vị trí thực sự của hai nhà văn trong nền văn
học Việt Nam với những nét phong cách riêng, độc đáo và sự phong phú, đa
dạng trong phong cách viết chân dung của các nhà văn Việt Nam hiện đại thì cần
phải có sự đối sánh. Riêng về điều này thì ý kiến của Văn Giá ở trên chỉ mới
dừng lại ở một ý riêng lẻ mà chúng tôi xem như là một sự gợi ý quan trọng cho
luận văn của mình mà thơi. Năm 2003, luận văn Nghệ thuật viết kí của Thạch
Lam, Vũ Bằng, Tơ Hoài (qua những sáng tác về Hà Nội) của Tạ Hiếu cũng đã có
một cái nhìn đối sánh để làm bật lên phong cách nghệ thuật của ba nhà văn trên,
song chỉ mới dừng lại ở thể loại kí. Tuy nhiên qua luận văn, người viết cũng đã
gợi mở cho chúng tôi một hướng đi tương tự đối với thể chân dung văn học.
3. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi tƣ liệu khảo sát

Đối tượng nghiên cứu của luận văn chúng tôi là: Nghệ thuật dựng chân
dung văn học của Vũ Bằng và Tơ Hồi (qua cái nhìn đối sánh).


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

8
Phạm vi tư liệu khảo sát của luận văn chúng tôi bao gồm những bài chân
dung và những đoạn chân dung văn học trong sáng tác của cả hai tác giả. Cụ
thể là khảo sát chủ yếu ở các tài liệu sau:
* Sáng tác của Vũ Bằng
- Vũ Bằng – Mười chín chân dung nhà văn cùng thời (Văn Giá sưu tầm,
tuyển chọn)
- Vũ Bằng – Mười bốn gương mặt nhà văn đồng nghiệp (Nguyễn Ánh
Ngân sưu tầm – tuyển chọn)
* Sáng tác của Tơ Hồi
- Hồi ký “Cỏ dại”
- Hồi ký “Tự truyện”
- Chân dung văn học “Những gương mặt”
- Hồi ký “Cát bụi chân ai”
- Hồi ký “Chiều chiều”
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp hệ thống
Mỗi tác phẩm là một chỉnh thể nghệ thuật. Mà đã là chỉnh thể nghệ
thuật bao giờ cũng có tính hệ thống. Do đó khi khảo sát, tìm hiểu các sáng tác
thuộc mảng chân dung văn học của Vũ Bằng và Tơ Hồi, chúng tơi thấy nhất
thiết phải sử dụng phương pháp hệ thống.
4.2. Phương pháp đối chiếu, so sánh
Bản thân luận văn đã đặt ra vấn đề phải vận dụng phương pháp so sánh
đối chiếu tìm tìm ra nét tương đồng và khác biệt giữa hai phong cách viết

chân dung văn học của Vũ Bằng và Tơ Hồi. Để đảm bảo tính lơ gíc của sự so
sánh, cần xác định bình diện cần khảo sát chung về phong cách viết chân
dung của cả hai cây bút.
4.3. Phương pháp phân tích, tổng hợp
Chúng tơi sử dụng phương pháp này để tiến hành phân tích nghệ thuật
dựng chân dung của cả hai nhà văn để từ đó tìm ra nét phong cách riêng của
từng lối viết chân dung.

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

9
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Chúng tôi xác định cho luận văn những nhiệm vụ chính sau đây: một
là, nhìn chung về vị trí của Vũ Bằng và Tơ Hoài trong thể chân dung văn học;
hai là, nhận diện về những nét tương đồng giữa hai phong cách dựng chân
dung Vũ Bằng và Tơ Hồi; ba là, nhận diện, đối sánh những nét riêng, độc
đáo trong phong cách dựng chân dung văn học của hai nhà văn, từ đó khẳng
định những đóng góp quan trọng của cả Vũ Bằng và Tơ Hồi cho thể tài chân
dung văn học nói riêng và cho nền văn học Việt Nam hiện đại nói chung.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngồi các phần Mở đầu và Kết luận, Tài liệu tham khảo, nội dung
chính của luận văn được triển khai trong ba chương:
Chƣơng 1. Vũ Bằng và Tơ Hồi với thể tài chân dung văn học
Chƣơng 2. Nghệ thuật dựng chân dung văn học của Vũ Bằng và Tơ Hồi –
Những nét tương đồng
Chƣơng 3. Nghệ thuật dựng chân dung văn học của Vũ Bằng và Tơ Hồi –
Những nét khác biệt


@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

10

CHƢƠNG 1
VŨ BẰNG VÀ TƠ HỒI VỚI THỂ TÀI
CHÂN DUNG VĂN HỌC
1. Giới thuyết chung về thể tài chân dung văn học
1.1. Khái niệm và đặc trưng của thể tài chân dung văn học
Xác định khái niệm vấn đề luôn là bước khởi đầu cần thiết cho mỗi
công trình nghiên cứu khoa học, từ khái niệm đó người viết xác định đúng đối
tượng và mục đích nghiên cứu.
Trước hết, chúng tôi xác định và phân biệt rõ hai khái niệm thể tài và
thể loại. Trong nhiều tài liệu lí luận văn học, hai khái niệm này được dùng
như là hai cách dịch của cùng một thuật ngữ có gốc tiếng Pháp là genre
literaire. Điều này xuất phát từ việc hai khái niệm này đều cùng phạm trù thể
trong sự phân biệt với phạm trù loại, khái niệm thể loại thường được dùng để
chỉ các hình thức cụ thể của sáng tác như tiểu thuyết, thơ, truyện ngắn, truyện
vừa...., cịn khái niệm thể tài thích hợp để chỉ các sáng tác có điểm chung về
nội dung, đề tài. Ở đây các tác phẩm thuộc thể tài chân dung văn học gần như
đều hướng tới việc dựng chân dung của một con người gắn liền với việc tìm
hiểu một sự thật, một thời đại.
Cho đến nay đã có nhiều cơng trình nghiên cứu đưa ra định nghĩa về
thể chân dung văn học làm cho thể tài này ngày càng được định hình rõ nét
trong đời sống văn học nước ta. So với các thể loại khác, thì đây là một thể
khá mới mẻ, thu hút được nhiều mối quan tâm của giới nghiên cứu và độc giả.

Do tính chất co giãn của nó và cũng do sự chi phối của những mục đích
nghiên cứu khác nhau nên đến nay khái niệm chân dung văn học vẫn chưa có
một định nghĩa thống nhất. Ở đây, chúng tôi cũng không nhằm đưa ra một
định nghĩa hoàn chỉnh về thể tài này mà chỉ muốn xác định một khái niệm
mang tính khoa học và cần thiết cho việc nghiên cứu mà thôi. Khi xác định
khái niệm chân dung văn học, chúng tôi căn cứ vào nhiều tài liệu, cơng trình
nghiên cứu, các ý kiến, quan điểm mang tính lí luận được trình bày trong

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

11
những sách lí luận, trên báo chí, tạp chí, những lời giới thiệu của một số tập
sách chân dung văn học…
Từ năm 1993, với luận án Tiến sĩ Thể chân dung văn học trong văn học
Việt Nam từ đầu những năm 1930 đến nay, Nguyễn Quốc Luân đã xác định
khái niệm chân dung văn học với ba nét đặc trưng: 1. Chân dung văn học là
một thể văn sáng tác thuộc loại ký văn học; 2. Chân dung văn học là một thể
văn bộc lộ đậm nét tính chủ quan của người viết; 3. Chân dung văn học là một
dạng đặc biệt của phê bình văn học.
Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh trong Nhà văn Việt Nam hiện đại, chân
dung và phong cách lại nhận định: “Văn chân dung rất gần với văn sáng tác,
Nó là một thứ bút ký về người thật, việc thật” [45, 9]. Trong một buổi tọa đàm
văn học, ông cũng đã phát biểu: “Chân dung văn học là một thể tài hiện đại.
Nó ra đời khi trong giới cầm bút đã có sự thức tỉnh sâu sắc về ý thức cá nhân.
Mỗi nhà văn đều có tiếng nói riêng, có gương mặt riêng, khơng chịu lẫn với
ai. Và người đọc cũng thế, thích thú được tiếp xúc với những tài năng có cá
tính độc đáo. Đó là chỗ hấp dẫn riêng của chân dung văn học...”.

Cũng đưa ra định nghĩa về khái niệm chân dung văn học, Từ điển thuật ngữ
văn học của Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên) lại có
một cách định nghĩa khác: “Chân dung văn học (tiếng Pháp: Portrait litt raire) là
một thể văn học đặc thù có nhiệm vụ tương tự như thể loại chân dung trong hội
họa và điêu khắc, miêu tả diện mạo một con người cụ thể, có thật, sao cho truyền
được trạng thái sống động của người đó, phát hiện đặc điểm riêng, cá nhân độc
đáo, không lặp lại của một nhân cách với thế giới tinh thần của nó.
Khác với hồi tưởng, ghi chép về một con người cụ thể với tư cách là
một thể văn học, chân dung văn học miêu tả con người cụ thể với một quan
niệm xác định về nhân cách.
Phương pháp của chân dung văn học là phương pháp của thể ký. Nó
khơng thiên về cốt truyện.
Nhà văn phát huy sở trường quan sát, lựa chọn chi tiết, cử chỉ, ngôn luận, kể
cả tác phẩm, tư thế, hồi tưởng để dựng lại bộ mặt tinh thần của một con người,
thường là nhà văn, nghệ sĩ hoặc các nhà hoạt động xã hội nổi tiếng” [16, 54].

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

12
Trong cuốn Chân dung văn học chọn lọc, Vương Trí Nhàn cũng phác ra
một quan niệm về chân dung văn học: “Nhiệm vụ của nó là phác họa ra hình
ảnh của một nhà văn, một nghệ sĩ, một nhà hoạt động xã hội...ở đây khơng chỉ
có khn mặt của người được phác họa chân dung, mà còn thấy một phần hình
ảnh của tác giả, tức họa sĩ đã đứng ra “v ” bức chân dung đó” [50].
Khi giới thiệu về đoạn trích về Đơ-xtơi-ep-xki trong tác phẩm “Ba bậc thầy
Đơ- tơi-ep- ki – Ban-d c – Đích-ken” của X.X.Vai–gơ, nhóm biên soạn Sách giáo
viên Ngữ văn 12, tập 1, đã khẳng định: “Chân dung văn học là một hình thức đứng

giữa ba thể loại: tiểu sử – tiểu thuyết – phê bình văn học” [40, 60].
Trên đây khơng phải là toàn bộ các ý kiến đưa ra những quan niệm về
khái niệm thể tài chân dung văn học nhưng lại là những ý kiến tiêu biểu. Mỗi
quan niệm lại nhấn mạnh một khía cạnh nào đó của thể tài này. Trong q
trình nghiên cứu, chúng tơi có tiếp nhận những quan niệm đó và nhận thấy
rằng: chân dung văn học là một thể tài thuộc thể loại ký văn học nhưng có
nhiều đặc điểm của văn sáng tác. Đối tượng chủ yếu của chân dung văn học
thường là những nhà văn, nghệ sĩ, những nhà hoạt động xã hội nổi tiếng,
những con người có thật trong cuộc đời. Vì vậy, viết chân dung văn học địi
hỏi rất cao vai trị của trí nhớ, hồi ức, kỷ niệm. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng
cần phải thấy rằng sự hư cấu, tưởng tượng cũng có vai trị khơng kém. Nó
giúp lấp đầy các khoảng trống của trí nhớ, ký ức. Cho nên cũng cần phải hiểu,
người thật, việc thật còn có nghĩa là con người tác giả có thật trong các sáng
tác của họ, là con người tinh thần trong văn chương mà tác giả chân dung văn
học đã cảm nhận được. Do vậy nói chân dung văn học là những sáng tạo nghệ
thuật chính là ở chỗ người viết biết nắm bắt và lựa chọn những chi tiết có ý
nghĩa tiêu biểu và xuất thần của đối tượng để qua đó mà khơi dậy trong trí
tưởng tượng con người tinh thần của đối tượng ấy.
Sáng tạo nghệ thuật là một loại hình sáng tạo mang đậm tính chủ quan,
nhưng có l khơng ở thể loại nào mà dấu ấn chủ quan lại đậm nét như ở thể
chân dung văn học. Tính chất chủ quan ấy thể hiện ở việc lựa chọn đối tượng
để dựng chân dung, ở cách khai thác và sự phát hiện riêng về đối tượng. Mỗi
chân dung là một cách cảm nhận riêng của tác giả về đối tượng dựng chân

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

13

dung. Chân dung văn học cũng là thể tài đặc biệt chú ý đến việc biểu hiện cái
tôi chủ thể của người viết bên cạnh việc khám phá đối tượng được miêu tả.
Cái chủ quan càng đậm đà, được biểu hiện một cách khéo léo, sáng tạo thì giá
trị văn chương của tác phẩm càng cao.
Nét đặc biệt của thể tài này là sự co giãn, pha trộn giữa nhiều thể loại
khác nhau nhưng vẫn giữ được nét đặc trưng của riêng nó. Chân dung văn học
được xây dựng trên cuộc đời thực của các đối tượng nhưng khơng hồn tồn
trùng khít với con người tiểu sử bởi nó có xu hướng tiểu thuyết hóa, có sự pha
trộn với truyện kể, cảm nhận, suy tưởng, bình luận văn chương. Thực tế sáng
tác chân dung văn học khá đa dạng về phong cách sáng tạo. Có tác phẩm
thiên về phê bình văn học, dựng lên con người nhà văn chủ yếu thơng qua
sáng tác văn chương của chính ơng ta, có những tác phẩm lại giống như một
hồ sơ lí lịch, tiểu sử nhân vật, có tác phẩm lại như dựng lên những cá tính, số
phận giữa cuộc đời phức tạp...có tác phẩm lại là sự hịa trộn những yếu tố
trên. Do vậy, trong quá trình nghiên cứu những tác phẩm chân dung văn học,
cần có sự phân biệt những tác phẩm mang giá trị nghệ thuật thực sự với
những bài viết về tiểu sử, sự nghiệp về một tác giả nào đó, bài viết tưởng
niệm, bài viết giới thiệu về tác giả.
Như vậy, chân dung văn học là những sáng tác dựng lại chân dung của
một con người, gắn liền với một sự kiện, một thời k văn học và những đối
tượng đó cũng thực sự là một nhân vật văn học. Những tác phẩm chân dung
văn học thực sự có giá trị là những tác phẩm cung cấp những tư liệu đặc sắc
về chân dung đó, xây dựng được những hình tượng nghệ thuật sinh động, hấp
dẫn, có giá trị thẩm mĩ, nhận thức, giáo dục sâu sắc, thể hiện rõ một phong
cách nghệ thuật vững vàng, độc đáo.
1.2.

hái quát về sự phát triển của thể tài chân dung văn học trong lịch

sử văn học Việt Nam hiện đại

1.2.1. Ngu n gốc thể tài chân dung văn học
Chân dung văn học là thể tài thuộc loại bút kí văn học, có nguồn gốc
trực tiếp từ những loại thơ văn viết về người thật, việc thật trong truyền thống
lâu đời của văn học Việt Nam. Đó là những bài vịnh về các nhân vật nổi

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

14
tiếng, những đoạn văn trong phần thích thực của các bài văn tế, những bài thơ
điếu, những bài vè, những bài văn xuôi viết về người thật, việc thật trong văn
học Việt Nam thời trung đại. Những tác phẩm đó thơng qua việc miêu tả diện
mạo, tài năng, phẩm chất của các nhân vật để từ đó phần nào phác họa được
chân dung của những con người thật trong thơ văn.
Chân dung văn học chỉ thực sự ra đời trên cơ sở ý thức xã hội và văn
hóa đã phát triển, khi lịch sử chuyển sang thời k cận, hiện đại. Đây là thời k
mà việc viết văn, sáng tạo nghệ thuật trở thành trở thành một nghề được
chun mơn hóa, được coi trọng trong xã hội. Văn nghệ sĩ nói chung đã có
một địa vị nhất định trong xã hội. Bên cạnh đó, ở thời k này, ý thức cá nhân
đã thực sự phát triển trong đời sống xã hội và đời sống văn hóa, con người cá
nhân được đánh giá theo tài năng, phẩm chất chứ không phải theo thứ bậc.
Đây cũng là một tiền đề quan trọng cho sự xuất hiện của thể chân dung văn
học, một thể văn đề cao cá tính, phong cách độc đáo của đối tượng cũng như
của tác giả dựng chân dung.
Chân dung văn học bắt đầu xuất hiện trên văn đàn dân tộc vào khoảng
những năm Ba mươi của thế kỷ XX, khi lịch sử văn học Việt Nam chuyển
sang phạm trù hiện đại. Đây cũng là thời k mà văn học Việt Nam có sự phát
triển theo hướng hiện đại hóa, có sự nở rộ của nhiều thể loại văn học do sự

ảnh hưởng của văn học phương Tây, trong đó có phê bình văn học. Sự ra đời
và phát triển của phê bình văn học là để đáp ứng nhu cầu của cả nhà văn và
độc giả, thể hiện sự chuyên nghiệp trong hoạt động sáng tạo văn học, nghệ
thuật của thời k này. Tập phê bình văn học đầu tiên của Việt Nam là cuốn
Phê bình và cảo luận của Thiếu Sơn. Tác giả này ngay từ đầu đã quan niệm
“Khơng phải chỉ có phê bình sách, mà cũng có phê bình người”. Và tác phẩm
của ông đã dành một phần quan trọng để “phê bình nhân vật” với một loạt bài
viết mang tính chất dựng chân dung văn học về các nhà văn như: Nguyễn
Khắc Hiếu, Phan Khơi, Hồ Biểu Chánh, Hồng Ngọc Phách, Tương Phố….Vì
vậy có thể nói, chân dung văn học ở Việt Nam đã ra đời cùng một lúc với phê
bình văn học.

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

15
1.2.2. Khái lược về sự phát triển của thể chân dung văn học trong lịch sử
văn học Việt Nam hiện đại
Sự phát triển của bất cứ một thể loại văn học nào đó cũng ln gắn với
sự phát triển của ý thức xã hội trong mỗi giai đoạn lịch sử nhất định. Sự phát
triển của thể tài chân dung văn học cũng khơng nằm ngồi quy luật đó. Từ khi
ra đời từ những năm Ba mươi của thế kỷ XX, sự phát triển của chân dung văn
học ở Việt Nam ln gắn liền với tình hình chung của xã hội và đời sống văn
học và được chia thành nhiều giai đoạn khác nhau.
Từ năm 1930 đến 1945
Đây là thời k nền văn học được hiện đại hoá sâu sắc và toàn diện, tạo
thành một cuộc cách mạng lớn trong lịch sử văn học dân tộc. Làm nên cuộc
cách mạng ấy là thế hệ trí thức Tây học, những người có sự thức tỉnh ý thức

cá nhân mãnh liệt, giàu lịng nhiệt tình với việc xây dựng nền văn học, văn
hoá dân tộc. Họ đã thúc đẩy nền văn học phát triển với một tốc độ mau lẹ
chưa từng thấy, nói như Vũ Ngọc Phan “một năm bằng ba mươi năm của
người”. Do ý thức cá nhân được thức tỉnh sâu sắc nên những người cầm bút
đều có sự tìm tịi riêng trong tư tưởng và phong cách nghệ thuật. Nhiều cá
tính, phong cách sáng tác, xu hướng tư tưởng xuất hiện. Vì vậy đời sống văn
học trở nên sơi nổi, đa dạng hơn bao giờ hết.
Trong tình hình phát triển chung đó, chân dung văn học ra đời cùng với
sự ra đời và phát triển của phê bình văn học. Mặc dù mới xuất hiện nhưng
trong 15 năm đầu, chân dung văn học cũng đã thu được nhiều thành tựu đáng
kể với một số tên tuổi tiêu biểu: Thiếu Sơn, Xuân Diệu, Huy Cận, Thế Lữ,
Hàn Mặc Tử, Hoài Thanh, Nguyễn Tuân, Vũ Ngọc Phan…
Hầu hết những sáng tác chân dung văn học thời k này đều tập trung
vào việc đề cao những cây bút tiêu biểu cho cuộc cách tân văn học đương
thời. Chân dung của nhiều nhà văn hiện lên như những danh nhân trên lĩnh
vực văn chương và cả trong lịch sử tiến hoá của xã hội hoặc là những bậc
“chân tài đặc biệt”. Bởi khi đó giới trí thức và phần đơng cơng chúng coi việc
tham gia hoạt động văn hoá nhằm thúc đẩy cho sự phát triển của nền văn học,
bảo tồn và phát huy những tinh hoa văn hoá dân tộc cũng là một cách ứng xử

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

16
thời thế tích cực, một cách thể hiện lòng yêu nước của họ. Xuất phát từ tâm lý
thời đại đó nên khuynh hướng chung khi dựng lên những chân dung văn học
là sự lý tưởng hoá, sự tụng ca. Nhiều chân dung hiện lên với vẻ đẹp khác
thường: Thế Lữ miêu tả Xuân Diệu như là một con người tuyệt vời với một

hồn thơ mới mẻ, tràn ngập tình u sự sống; Xn Diệu nói về Huy Cận như
một linh hồn của đất trời; Hoài Thanh viết về Thế Lữ như một đấng siêu
nhân… Tác giả Thi nhân Việt Nam đã dựng lên chân dung nhiều nhà thơ có
cá tính sáng tạo, những con người tài hoa, chân chính, đối nghịch hồn tồn
với phần nhơ nhớp ơ trọc vì danh lợi, tiền bạc trong xã hội đương thời.
Tuy nhiên, sự ca tụng, lý tưởng hoá ấy chỉ là cách nhìn của những
người trong giới nghệ sĩ với nhau mà thơi. Cịn thực sự cuộc sống của người
nghệ sĩ trong xã hội bấy giờ đều hết sức khổ cực, lay lắt bởi vì khi đó nghề
văn khơng được được xã hội coi trọng. Cho nên, chân dung nhà văn hiện lên
trong những tác phẩm chân dung văn học còn là những con người với bi kịch
“tài cao phận thấp”. Số phận của Tản Đà, Vũ Trọng Phụng, Hàn Mặc Tử đã
được nhiều nhà văn viết về với một lòng thương cảm sâu sắc.
Từ năm 1945 đến năm 19 0
Cách mạng tháng Tám năm 1945 là một bước ngoặt trong lịch sử dân
tộc, đem lại chủ quyền và nền độc lập cho đất nước. Tuy nhiên đây cũng là
một thời k lịch sử đầy biến động, đất nước trải qua hai cuộc chiến tranh
chống Pháp và chống Mĩ vô cùng khốc liệt kéo dài 30 năm. Trong hoàn cảnh
ấy, văn học đã phát triển và theo sát từng bước đi của lịch sử. Nó trở thành vũ
khí để tun truyền chính trị, cỗ vũ chiến đấu. Quần chúng nhân dân trở thành
đối tượng chủ yếu, cũng đồng thời là công chúng của văn học. Văn học chủ
yếu được sáng tác theo khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn, chủ yếu
hướng về những vấn đề lớn của số phận dân tộc, khơi dậy những tình cảm
cách mạng lớn lao. Số phận cá nhân tạm thời bị gác lại trước nhiệm vụ cách
mạng chung của đất nước. Ý thức của nhà văn có sự thay đổi rõ rệt so với
trước kia. Họ cũng lao vào cuộc chiến tranh với quan niệm “sống đã rồi hãy
viết”. Nhiều nhà văn đã có sự “lột xác”, thốt khỏi ý thức về cái tơi cá nhân

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn



C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

17
để trở về với quần chúng nhân dân, thốt khỏi thế giới của cái tơi nhỏ bé để
hướng tới cái ta chung của cộng đồng, dân tộc.
Trong tình hình đó, chân dung văn học, một thể tài vốn coi trọng cá
tính, phong cách riêng, đã khơng có điều kiện phát triển. So với giai đoạn
trước, chân dung văn học giai đoạn này đã giảm hẳn về số lượng (theo
Nguyễn Quốc Luân, có khoảng 30 tác phẩm chân dung văn học, trong đó
hàng chục bài chỉ có yếu tố chân dung chứ chưa hẳn là chân dung văn học).
Đối tượng chân dung được mở rộng. Nếu như giai đoạn trước, đối tượng dựng
chân dung là những nhà văn trẻ, cùng thời với tác giả thì ở giai đoạn này, đối
tượng dựng chân dung có cả những nhà văn cổ điển thời trung đại, các nhà
văn Việt Nam hiện đại, và cả những nhà văn nước ngoài.
Các chân dung văn học giai đoạn này thường dựng lên những hình
tượng nhà văn - chiến sĩ, thậm chí tơ đậm phẩm chất chính trị, con người
chiến sĩ hơn là con người nghệ sĩ ở các nhà văn. Hình tượng các nhà văn nước
ngoài, nhà văn cổ điển hiện lên trước hết là ở cái tâm với tinh thần chống lại
cái ác và những bất cơng trong cuộc sống, xã hội, sau đó mới là cái tài. Nội
dung trên phù hợp với quan niệm và ý thức của nhà văn trong một giai đoạn
mà tất cả vì vận mệnh của dân tộc, đất nước. Chính vì vậy, các chân dung văn
học đã tìm đến với giọng điệu trữ tình sơi nổi, hào hùng.
Từ 19 0 đến nay
Đây là giai đoạn mà đời sống, chính trị, kinh tế, văn hố, xã hội có nhiều
thay đổi mạnh m , nhất là từ sau Đại hội Đảng lần thứ 6, năm 1986. Đời sống
văn học trở nên sôi nổi hơn do sự chuyển biến của ý thức trong giới văn học.
Nghề văn, nhà văn được thực sự coi trọng, nhà văn nhập cuộc khơng chỉ bằng
lịng nhiệt tình mà cịn bằng những tư tưởng riêng, cá tính, phong cách riêng
do có sự thức tỉnh mạnh m về ý thức cá nhân. Đối tượng khám phá của văn
học được mở rộng trên nhiều bình diện, chiều kích, bằng một cái nhìn đa

chiều, sâu sắc. Con người và cuộc sống hiện lên không phải chỉ trong mối
quan hệ với dân tộc, cộng đồng mà còn trong mối quan hệ đời tư, cá nhân.
Đây chính là điều kiện lý tưởng để cho thể tài chân dung văn học được phát
triển mạnh m và gặt hái được nhiều thành tựu lớn.

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

18
Về lực lượng sáng tác, thể tài này thu hút được sự quan tâm của nhiều
cây bút, có thể là nhà văn, nhà nghiên cứu, phê bình…thuộc nhiều thế hệ khác
nhau. Có những tác giả đã thành danh từ các giai đoạn trước như Tơ Hồi, Vũ
Bằng, Xn Diệu, Nguyễn Đăng Mạnh,… có nhiều gương mặt trẻ như Vương
Trí Nhàn, Đỗ Lai Thuý, Bùi Ngọc Tấn, Trần Đăng Khoa, Hồ Anh Thái… đã
góp phần mang lại sự phong phú, đa dạng về phong cách dựng chân dung.
Ngoài ra còn phải kể đến những mục chân dung văn học thường xuyên xuất
hiện trên các báo Tạp chí văn học, Văn nghệ, An ninh thế giới đã lôi cuốn
nhiều cây bút tham gia.
Đây là giai đoạn được coi là nở rộ của thể chân dung văn học với sự ra
đời của hàng trăm tác phẩm chân dung văn học với sự phát triển phong phú,
hình thức đa dạng. Đó là sự mở rộng về đối tượng phản ánh, hình thức đăng
tải, phong phú về dung lượng tác phẩm, đa dạng về bút pháp dựng chân dung.
Có những chân dung văn học ngắn gọn đăng trên báo chí, có chân dung văn
học lại khá hồn chỉnh, có chân dung chỉ dựng lại một chặng đường của đối
tượng. Chân dung văn học của giai đoạn này được dựng lên bằng nhiều hình
thức thể loại. Người đọc có thể bắt gặp chân dung qua những trang hồi ký, tu
bút, chuyện kể, hoặc là những bài bình giảng, phân tích, những bài viết ghi lại
cuộc phỏng vấn hoặc là các bài thơ vịnh. Sự đa dạng về bút pháp này cho thấy

nét đặc trưng nổi bật của thể tài chân dung văn học là sự “co giãn”, pha trộn
giữa nhiều thể loại khác nhau, tạo nên sức hấp dẫn, nét độc đáo cho thể tài
này. Các tác phẩm chân dung văn học giai đoạn này đã có cái nhìn sâu sắc, đa
chiều về con người văn nghệ sĩ. Mỗi chân dung văn học trong cái nhìn của
các tác giả vừa mang những phẩm chất, tài năng của người nghệ sĩ, vừa hiện
lên sống động, gần gũi trong hình ảnh của cuộc sống thường nhật.
Nhìn chung qua các giai đoạn phát triển, chân dung văn học ngay từ khi
mới xuất hiện đã chủ yếu đi theo hai hướng: một là xuất phát từ những tác
phẩm để làm hiện lên thế giới tinh thần và hình tượng con người của nhà văn
đó; hai là đi từ những chi tiết lấy từ đời sống của nhà văn, người dựng chân
dung làm sáng tỏ thế giới tinh thần của ông ta. Kiểu chân dung được dựng
theo hướng thứ nhất thường là do các nhà nghiên cứu, phê bình viết. Đối

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

19
tượng dựng chân dung khá rộng, có thể là các tác giả văn học cùng thời, cũng
có thể là những nhà văn cổ điển, nhà văn nước ngoài. Mục đích dựng chân
dung chủ yếu là nhằm thoả mãn nhu cầu nghiên cứu, phê bình của người viết.
Những chân dung do Hoài Thanh, Xuân Diệu, Vũ Ngọc Phan, Nguyễn Đăng
Mạnh, Đỗ Lai Thuý… dựng lên là những chân dung tiêu biểu cho kiểu này.
Còn kiểu chân dung được dựng theo hướng thứ hai thường do các nhà văn
viết. Do lấy chi tiết từ những sự kiện trong cuộc sống, những gì mà người
dựng chân dung chứng kiến, trải qua, nên đối tượng dựng chân dung thường
là những người cùng thời, bạn bè, những đồng nghiệp thân thiết của tác giả.
Và dựng chân dung ở đây trước hết là để thoả mãn nhu cầu sáng tác, nhu cầu
được viết của một nhà văn, đó cũng là dịp để các tác giả được bộc lộ tình

cảm, thể hiện những cách nhìn nhận, quan điểm về cuộc sống và con người
của mình. Nếu như kiểu chân dung thứ nhất có thể xem là một dạng đặc biệt
của phê bình văn học thì kiểu chân dung thứ hai lại có xu hướng tiểu thuyết
hoá, thơ hoá chân dung văn học. Điều này đã tạo ra nét hấp dẫn, lôi cuốn của
nhiều tác phẩm chân dung văn học đối với bạn đọc, cũng là một nét đặc trưng
riêng để cho các nhà văn thoả sức sáng tạo khi tìm đến với thể chân dung văn
học. Rất nhiều nhà văn, bằng những sáng tác chân dung văn học đã để lại
những dấu ấn sâu đậm của mình trên tiến trình phát triển của văn học Việt
Nam hiện đại. Trong đó khơng thể khơng kể đến Vũ Bằng và Tơ Hồi.
Tuy nhiên, sự phân loại như trên chỉ là tương đối. Thực tế sáng tác
chân dung văn học phong phú, đa dạng hơn rất nhiều, nhất là khi đây là một
thể tài vừa có sự co giãn, pha trộn của các thể loại khá rõ vừa đề cái cái chủ
quan, cá tính sáng tạo của nhà văn.
2. Vũ Bằng và Tơ Hồi – hai cây bút nổi bật của thể chân dung văn học
Trong sự nghiệp sáng tác của mình, mỗi nhà văn bao giờ cũng có sự
tìm tịi và khẳng định tài năng của mình ở một số thể loại nhất định. Sự tìm tịi
ấy đã tạo nên sự phong phú đa dạng cho văn nghiệp, đồng thời khẳng định vị
trí của nhà văn trong nền văn học. Để có được vị trí ấy, nhà văn khơng chỉ
dựa vào tài năng vốn có mà rất cần một quan niệm đúng đắn, một bản lĩnh
nghề nghiệp vững vàng.

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

20
2.1. Vũ Bằng với thể chân dung văn học
2.1.1. Thể chân dung văn học trong sự nghiệp sáng tác của Vũ Bằng
Vũ Bằng (1913 - 1984), tên thật là Vũ Đăng Bằng. Sự nghiệp văn học

của ông bắt đầu vào khoảng năm 1929 khi nhà văn 16 tuổi. Tác phẩm đầu tay
của ông được xuất bản là tập Lọ văn. Từ năm 1938 - 1944, Vũ Bằng vừa viết
văn, vừa làm chủ bút toà soạn tờ Tiểu thuyết thứ bảy, thư kí tồ soạn cho tờ
Trung B c Chủ Nhật và cộng tác với nhiều tờ báo khác. Ông cho in hàng loạt
các truyện ngắn Một người bưng mặt khóc, Ơn và ốn, Gặp nhau lại xa
nhau…và một số tiểu thuyết Một mình trong đêm tối, Truyện hai người…
Đầu năm 1947, ơng cùng gia đình đi tản cư. Mùa đơng 1948, Vũ Bằng cùng
gia đình về Hà Nội để tham gia tổ chức tình báo bí mật. Từ năm 1948 - 1954,
Vũ Bằng cho xuất bản nhiều truyện ngắn Bữa cỗ, Giai đoạn mới, …Và tiểu
thuyết Chớp bể mưa nguồn. Ngồi ra cịn một số tác phẩm khác thuộc thể loại
phóng sự, kí.
Năm 1952, Vũ Bằng bắt đầu viết Miếng ngon Hà Nội. Năm 1954, theo
sự phân công của tổ chức, Vũ Bằng rời Hà Nội vào Sài Gịn hoạt động trong
mạng lưới tình báo. Trong thời gian này, Vũ Bằng vẫn tiếp tục viết văn, làm
báo, làm việc tại Việt Tấn Xã và cộng tác với nhiều tờ báo. Thời gian này ông
đã viết Miếng ngon Hà Nội (Bút kí, 1960), Miếng lạ miền Nam (Bút kí, 1969),
Thương nhớ mười hai (Hồi kí, 1972), Bốn mươi năm nói láo (bút kí) và xuất
bản hàng ngàn bài báo, hàng chục cuốn sách các loại…Cũng trong thời gian
này, Vũ Bằng đã viết nhiều bài chân dung văn học đăng trên một tờ tạp chí ra
ở Sài Gịn. Đó cũng là một cách để ông giải toả nỗi nhớ về những người đồng
nghiệp, về quê hương xứ sở, về một qng đời hoạt động sơi nổi của mình.
Những sáng tác chân dung văn học của Vũ Bằng sau này được Nguyễn Ánh
Ngân sưu tầm và tập hợp trong cuốn Vũ Bằng - Mười bốn gương mặt nhà văn
đồng nghiệp, Nxb Hội Nhà văn, năm 2004.
Cho dù cuộc đời có nhiều éo le, trắc trở, tác phẩm của ông bị thất lạc
nhiều, song vẫn có thể khẳng định rằng Vũ Bằng là một trong những nhà văn
tiêu biểu của văn học Việt Nam. Ngay từ những năm Ba mươi, ông là một
trong những người có cơng lớn trong việc cách tân tiểu thuyết Việt Nam, hiện

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn



C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

21
đại hố nền văn xi Việt Nam. Nhìn trong tồn bộ sự nghiệp sáng tác của
ơng, thể kí, trong đó có chân dung văn học, có vị trí đặc biệt quan trọng.
Những tác phẩm thuộc thể kí đó đã chiếm được cảm tình của đơng đảo bạn
đọc, khẳng định tên tuổi của Vũ Bằng cùng dòng chảy thời gian.
2.1.2. Quan niệm của Vũ Bằng về thể chân dung văn học.
Chân dung văn học là nơi mà cái chủ quan của nhà văn được bộc lộ
một cách rõ rệt nhất. Tuy nhiên đối với Vũ Bằng đặc trưng này lại trở thành
một nhu cầu, một động cơ thôi thúc ông tìm đến với thể chân dung văn học.
Thể tài này chủ yếu được sáng tác ở quãng thời gian mà ông đã rời Hà Nội
vào sinh sống và làm việc tại miền Nam cho đến hết cuộc đời. Đây là khoảng
thời gian mà theo Văn Giá “Vũ Bằng bị một nỗi khốn khổ ln đeo bám, làm
tình, làm tội ông, đó là nỗi nhớ về miền Bắc, về Hà Nội, nơi ơng sinh ra và
lớn lên, nơi ơng có tổ tiên, mẹ cha, vợ con, anh em, bè bạn, nơi ông đã trải
qua quá nửa đời người sống và viết…Ơng đã khái qt tồn bộ trạng thái tinh
thần nửa sau cuộc đời mình bằng tiêu ngữ: Thương nhớ mười hai – nhan đề
của một cuốn hồi ký được xem là đỉnh cao trong sự nghiệp văn học của ông”
[13]. Khối tâm sự ấy ông đã trút vào những trang kí, vào những sáng tác chân
dung văn học. Có l đối với Vũ Bằng, đây là thể tài phù hợp nhất với nhu cầu
bộc lộ tinh thần chủ quan và nhu cầu tự thú của ông so với tất cả các thể loại
khác. Qua việc viết về những người bạn thân thiết, người viết có dịp được nói
ra rất thật những suy nghĩ, tình cảm, cảm xúc của mình về những người mình
quan tâm, thương nhớ, đồng thời cũng là dịp để chính con người thật của
mình hiện ra một cách chân thực nhất. Điều này tuy không được phát biểu
thành lời nhưng đọc những sáng tác chân dung văn học của Vũ Bằng, người
đọc dễ dàng nhận thấy ông đã coi những sáng tác ấy là nơi bộc lộ tâm tình của

mình, là nơi ơng có thể phóng bút viết về những gì ơng đã thực sự trải qua.
Trong suy nghĩ của mình, Vũ Bằng khơng đề cao, lý tưởng hố bất k ai,
và cũng khơng đề cao chính bản thân mình, bởi ơng quan niệm nhà văn cũng
là con người, có đủ tính tốt lẫn thói xấu. Trong bài viết về Vũ Đình Long, ơng
từng nói “Người ta có phải là thánh đâu mà hồn tồn? Ơng Vũ Đình Long,
cố nhiên cũng như anh và tơi khơng thể hoàn toàn được”. Quan niệm và cách

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

22
nhìn nhận con người này đã chi phối cách dựng chân dung văn học của Vũ
Bằng. Các nhà văn được dựng chân dung mặc dù đều là những người bạn thân
thiết và đáng trân trọng đối với Vũ Bằng song khơng vì thế mà chân dung của
họ được lý tưởng hố, mà ln hiện lên chân thực với cả những nét cao
thượng và thấp hèn, tài hoa, nghệ sĩ và tầm thường, “thiên thần và ác quỷ”.
2.2. Tô Hoài với thể chân dung văn học
2.2.1. Thể chân dung văn học trong sự nghiệp sáng tác của Tơ Hồi
Tơ Hoài sinh ngày 10 tháng 8 năm 1920, tên thật là Nguyễn Sen, quê ở
xã Kim An, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông, nay thuộc thủ đô Hà Nội.
Nhưng ông lại sinh ra và trưởng thành ở quê ngoại (là làng Nghĩa Đơ, phủ
Hồi Đức, thuộc tỉnh Hà Đơng cũ) nay thuộc phường Nghĩa Đô, quận Cầu
Giấy, Hà Nội. Sự gắn bó máu thịt với quê hương ấy đã thể hiện ngay ở bút danh
cùng hàng loạt tác phẩm viết về Hà Nội của Tơ Hồi như: Q người, Q nhà,
chuyện cũ Hà Nội, Hà Nội và Hà Nội…Con đường đưa Tơ Hồi đến với nghề
văn đã phải trải qua nhiều nghề vất vả, gian truân như dạy trẻ, bán hàng, kế tốn
hiệu bn, thậm chí nhiều khi bị thất nghiệp. Từ khi bước vào nghề khoảng năm
1940 cho đến nay, Tơ Hồi đã thể hiện một sức sáng tạo dồi dào, bền bỉ, tạo nên

một sự nghiệp văn học lớn, phong phú, đa dạng về mặt thể loại, để lại nhiều
thành tựu đáng kể trong nền văn học Việt Nam hiện đại.
Sáng tác đầu tiên gây được sự chú ý của đông đảo độc giả là Dế mèn
phiêu lưu ký (truyện, 1941). Đây là tác phẩm đặc sắc nhất trong các phẩm viết
về loài vật, bộc lộ khả năng quan sát tinh tế và tài miêu tả tinh vi, dí dỏm với
một tâm hồn nhạy cảm, niềm tin vào chính nghĩa. Qua đó Tơ Hồi thể hiện
một thái độ phê phán thực tại xã hội và mơ ước một cuộc sống mang tính lý
tưởng, phần nào mang tính chất khơng tưởng.Cùng thời gian này, Tơ Hồi đã
sáng tác hàng loạt tác phẩm mang giá trị hiện thực về những người dân nghèo,
sống phiêu bạt nơi đất khách quê người với sự mòn mỏi cả về đời sống vật
chất lẫn tinh thần như: Quê hương (1941), O chuột (1942), Giăng thề (1943),
Nhà nghèo (1944), Cỏ dại (1944 - hồi ký).
Sau cách mạng, sau hai tác phẩm viết về quê hương là Mười năm và Hà
Nội và Hà Nội, Tơ Hồi chủ yếu viết về đề tài miền núi, đặc biệt là trong

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

23
kháng chiến chống Pháp. Có thể nói, cái dun của ngịi bút Tơ Hồi với
mảnh đất Tây Bắc, nơi mà nhà văn đã coi như “một quê hương đề tài thứ hai”
của mình, đã để lại cho thời k văn học này những thành tựu đáng kể. Có thể
kể đến các tác phẩm như tập truyện ngắn Xuống làng (1950), ký sự Đại đồi
Th ng Bình (1950), tập truyện Cứu đất cứu mường (1954) và đặc biệt là
Truyện Tây B c. Tập truyện này đã được giải thưởng của Hội văn nghệ Việt
Nam 1954 - 1955.
Từ năm 1954 cho đến nay Tơ Hồi vẫn liên tục cho ra đời hàng loạt tác
phẩm ở các thể loại của văn xi. Ở thể loại tiểu thuyết, truyện có thể kể đến

các tác phẩm Tào Lường (tập truyện, 1955), Khác trước (Tập truyện, 1957),
(Mười Năm (1958), Miền Tây (1967), Quê nhà (1980), Họ Giàng ở Phìn sa
(truyện, 1984), Nhớ Mai Châu (Tiểu thuyết, 1988), Kẻ cướp bến Bỏi (tiểu
thuyết, 1996), Người một mình (tập truyện, 1998)…Trong những sáng tác này
Tơ Hồi đã thể hiện sự phong phú, sâu sắc trong vốn sống, sự sắc sảo, năng
động trong cách viết. Có thể nói ngịi bút của Tơ Hồi ln bắt kịp với sự thay
đổi của nhịp sống trong thời k mới. Nhà văn luôn theo đuổi không mệt mỏi
với các đề tài về những miền đất vốn hết sức quen thuộc, đó là đề tài về Hà
Nội, đề tài về miền núi.
Sau sáng tác đầu tiên đầy ấn tượng với Dế mèn phiêu lưu ký, Tơ Hồi
đã có đóng góp khá quan trọng với mảng đề tài viết cho thiếu nhi, một thành
cơng mà ít nhà văn làm được. Có thể kể đến các tác phẩm như: Chim chích
lạc rừng, con mèo lười, đàn chim gáy, Kim Đồng, Đảo hoang, Chuyện ơng
Gióng, Chuyện nỏ thần,…Với một tâm hồn trẻ trung, cách viết dí dỏm và ý
thức giáo dục, bồi dưỡng tình cảm tâm hồn trẻ thơ, các sáng tác của Tơ Hồi
đã chiếm được cảm tình, thu hút được đơng đảo sự quan tâm của độc giả, đặc
biệt là các em nhỏ.
Bên cạnh những thành cơng đó, Tơ Hồi cịn đóng góp cho thể loại ký
của văn học Việt Nam nhiều những sáng tác có giá trị. Từ năm 1954, trong
những chuyến đi đến nhiều quốc gia, châu lục, Tơ Hồi đã kịp ghi lại những
gì mình đã trải qua qua hàng loạt các tập bút ký sống động như: Thành phố
Lênin (1961), Tôi thăm Cămpuchia (1962), Hoa Hồng vàng song cửa (1981).

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

24
Song thành tựu đánh dấu tên tuổi của Tơ Hồi trong thể ký chính là ở những

sáng tác hồi ký chân dung văn học. Tơ Hồi đã có lần từng nói: “Mỗi nhà văn
bước vào nghề một cách thì mỗi nhà văn cũng có một lối đi riêng của mình”.
Có thể nói, Tơ Hồi đã mạnh dạn tìm cho mình một lối đi riêng ở một thể tài
khá mới mẻ trong nền văn học dân tộc. Ông là một nhà văn luôn trăn trở với
những số phận và cuộc sống xung quanh mình. Với tiểu thuyết và truyện, nỗi
niềm đã được thể hiện khá sâu sắc, song dường như nhà văn có nhu cầu được
kể lại, được sống lại với những gì mình đã chứng kiến và trải qua, đặc biệt là
kể về cuộc sống, dựng lại chân dung của những đồng nghiệp, những người
bạn thân thiết của nhà văn. Điều đó chỉ có thể thực hiện được qua những trang
hồi ký và chân dung văn học mà thôi. Tuy nhiên, chân dung văn học đầu tiên
mà Tô Hồi tạo dựng khơng phải ai khác mà là chính mình. Cỏ dại là tác
phẩm hồi ký đầu tiên, được Tơ Hồi viết khá sớm, khi ơng ở tuổi hai mươi.
Đây là những ký ức sinh động về một quãng đời tuổi thơ của anh cu Bưởi lên
trọ học nhà người quen trên thành phố. Gần bốn mươi năm sau, mạch hồi ký
ấy được Tơ Hồi tiếp nối với Tự truyện (1978). Đây cũng là một cuốn hồi ký
về chính quãng đời tiếp sau hồi ký Cỏ dại của nhà văn. Với Tự truyện, Tơ
Hồi tiếp tục dựng lên chân dung của chính mình, viết về một qng đời trẻ
tuổi, vất vưởng kiếm sống và tìm đường trước Cách mạng.. Đồng thời ở đây,
nhà văn cũng đã có sự hồi tưởng về những người bạn, những đồng nghiệp của
ông. Điều đó có thể coi như là một sự tích luỹ và sự chuẩn bị về tư liệu cho
thể ký, sự thể nghiệm ban đầu của thể chân dung văn học của nhà văn.
Sau Tự truyện, Tơ Hồi đã thực sự thâm nhập vào vùng đất của thể
chân dung văn học vơi hàng loạt những chân dung của các nhà văn được dựng
lên và được tập hợp trong cuốn Những gương mặt (1988). Tiếp sau đó, nhà
văn lại tiếp tục cho ra mắt bạn đọc hai tác phẩm Cát bụi chân ai (1992), Chiều
chiều (1999). Hai cuốn sách tuy cách nhau bảy năm nhưng vẫn là một sự tiếp
tục và xen cài nhau với những hồi ức và kỷ niệm của nhà văn, những kỷ niệm
gắn bó với nghề nghiệp, với đồng nghiệp. Đó là những sáng tác mà Tơ Hồi
đã khẳng định rõ một phong cách dựng chân dung độc đáo, một vị trí khơng


@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

25
ai thay thế được trong đội ngũ những nhà văn viết chân dung văn học của văn
học Việt Nam.
Nhìn lại tồn bộ sự nghiệp sáng tác của Tơ Hồi, có thể thấy việc viết
văn xi đối với nhà văn thực sự như là một “năng khiếu bẩm sinh”. Và chân
dung văn học là một sự khai phá mới nhưng hết sức thành công của nhà văn
bởi dường như đó chính là mảnh đất để ơng có thể phát huy sở trường của
mình. Quá trình viết chân dung văn học của Tơ Hồi ln có sự phát triển
khơng ngừng, khơng chỉ dày thêm về số lượng mà cịn ngày một hồn thiện
hơn về chất lượng nghệ thuật. Ta có thể bắt gặp lại các nhân vật ở các tác
phẩm khác nhau nhưng khơng hề có sự trùng lặp, nhàm chán mà là sự bổ sung
hoàn thiện hơn bức chân dung ấy mà thôi. Tuy không phải là người đầu tiên
đến với thể chân dung văn học nhưng Tơ Hồi được đánh giá là một trong
những cây bút viết chân dung thành công với nhiều tác phẩm đặc sắc.
2.2.2. Quan niệm của Tơ Hồi về thể chân dung văn học
Viết chân dung văn học là một sự khai phá, tìm một hướng đi mới của
Tơ Hồi. Thành cơng của nhà văn không chỉ dựa trên năng khiếu văn học bẩm
sinh mà còn xuất phát từ những sự ý thức đúng đắn về nghề nghiệp và quan
niệm riêng, độc đáo về thể loại.
Tất cả các tác phẩm chân dung văn học mà Tơ Hồi viết hầu như là đều
trong trạng thái hồi tưởng, hồi niệm về những qng đời mà ơng cùng các
đồng nghiệp đã trải qua. Đối với nhà văn, viết chân dung văn học là để giải
phóng một khối tâm sự, là để thể hiện rõ hơn một quan niệm sống, quan niệm
nghệ thuật. Theo Tơ Hồi chân dung văn học vừa là một dạng hồi ký, vừa là
một thứ văn sáng tác. Đây là thể loại mà nhà văn có thể thoải mái viết về

những kỷ niệm, thể hiện những cảm nhận, suy nghĩ của mình về bạn bè, nghề
nghiệp, về thời cuộc. Với ông dựng chân dung văn học khơng phải là viết về
những gì ghê gớm mà chỉ đơn giản là viết về những người xung quanh mình,
những gì mình chứng kiến và có ấn tượng sâu sắc. Nhà văn từng nói “chân
dung văn học là việc dựng lại những bóng dáng thần thái văn nhân, những câu
nói cười, bước đi dáng đứng của họ mà mình từng thấy, từng biết”. Như vậy,
đối với Tơ Hồi, việc dựng chân dung văn học phải xuất phát từ những ấn

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


×