Tải bản đầy đủ (.doc) (112 trang)

Nghệ thuật dựng chân dung văn học của phan thị thanh nhàn luận văn thạc sĩ ngữ văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (452.31 KB, 112 trang )

1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
Nguyễn Thị Mai Xuân

NGHỆ THUẬT DỰNG CHÂN DUNG VĂN HỌC
CỦA PHAN THỊ THANH NHÀN

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 602234

Vinh , tháng 01 năm 2012


2

BỘ GIÁO VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

Nguyễn Thị Mai Xuân

NGHỆ THUẬT DỰNG CHÂN DUNG VĂN HỌC
CỦA PHAN THỊ THANH NHÀN

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 602234

Người hướng dẫn khoa học


PGS.TS Đinh Trí Dũng

Vinh , tháng 01 năm 2012


3

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài ………………………………………………………………1
2. Lịch sử vấn đề …………………………………………………………………1
3. Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu ……………………………………………2
4. Phạm vi nghiên cứu ……………………………………………………………3
5. Phương pháp nghiên cứu ………………………………………………………3
6. Cấu trúc luận văn ……………………………………………………………...3
Chương I. THỂ TÀI CHÂN DUNG VĂN HỌC TRONG SỰ NGHIỆP SÁNG
TÁC CỦA PHAN THỊ THANH NHÀN ………………………………………...5
1.1. Khái niệm thể tài chân dung văn học ………………………………………..5
1.2. Sự nở rộ của thể tài chân dung văn học trong những năm gần đây …………9
1.2.1. Các tiền đề xã hội – lịch sử …………………………………………….....9
1.2.2. Những tiền đề thẩm mỹ …………………………………………………..10
1.2.3. Những thành tựu tiêu biểu của thể tài chân dung văn học Việt Nam ……10
1.3. Con người và hành trình sáng tác của Phan Thị Thanh Nhàn ……………..16
1.3.1. Con người ………………………………………………………………..16
1.3.2. Hành trình sáng tác ………………………………………………………21
1.4. Nhìn chung về thể tài chân dung văn học của Phan Thị Thanh Nhàn ……..31
Chương 2. CHÂN DUNG VĂN HỌC CỦA PHAN THỊ THANH NHÀN NHÌN
TRÊN PHƯƠNG DIỆN NỘI DUNG …………………………………………..35
2.1. Chân dung các bạn văn …………………………………………………….35
2.1.1. Những con người yêu đời, nhân hậu, chân tình ………………………….35

2.1.2. Những con người tài hoa …………………………………………………48


4
2.1.3. Những con người đầy cá tính, nhiều lúc cực đoan đáng yêu …………….51
2.1.4. Sự quan tâm đặc biệt đến các bạn văn nữ ………………………………..52
2.2. Bức tranh đời sống và khơng khí văn chương học thuật ……………65
2.2.1. Bức tranh đời sống và khơng khí văn chương học thuật thời chống Mỹ ...65
2.2.2. Bức tranh đời sống và khơng khí văn chương học thuật thời kỳ đổi mới .69
2.3. Hình tượng tác giả Phan Thị Thanh Nhàn qua các chân dung văn học ……74
2.3.1. Khái niệm hình tượng tác giả …………………………………………….74
2.3.2. Hình tượng tác giả Phan Thị Thanh Nhàn ……………………………….77
2.3.2.1. Con người chân thành, quý mến bạn bè ………………………………..84
2.3.2.2. Con người trân trọng, đề cao tài năng ………………………………….89
2.3.2.3. Một tâm hồn dễ xúc động ……………………………………………...90
Chương 3. CHÂN DUNG VĂN HỌC CỦA PHAN THỊ THANH NHÀN NHÌN
TRÊN PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT ………………………………………93
3.1.1. Lựa chọn các chi tiết đặc sắc ……………………………………………..93
3.1.2. Đa dạng trong giọng điệu ………………………………………………...96
3.1.3. Ngôn ngữ giản dị, gần gũi đời sống …………………………………….102
KẾT LUẬN ……………………………………………………………………105
TÀI LIỆU THAM KHẢO ……………………………………………………..108


5

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Phan Thị Thanh Nhàn là một nhà thơ nổi tiếng từ thời chống Mỹ,
cùng thế hệ Xuân Quỳnh, Ý Nhi, Lâm Thị Mỹ Dạ. Chị có một giọng thơ chân

thành, đằm thắm, trữ tình. Sau năm 1975, chị vẫn tiếp tục làm thơ và vẫn có
nhiều bài được bạn đọc yêu mến. Tuy nhiên, ít người biết rằng bên cạnh thơ ca,
Phan Thị Thanh Nhàn cịn viết chân dung văn học. Tìm hiểu chân dung văn học
của Phan Thị Thanh Nhàn chúng ta sẽ hiểu thêm một phương diện khác trong sự
nghiệp của nhà thơ nữ tài năng này.
1.2. Sau năm 1986, do nhu cầu chiêm nghiệm quá khứ, do sự thức tỉnh của
ý thức cá nhân, thể tài chân dung văn học đang lên ngơi. Khơng chỉ các nhà phê
bình viết chân dung văn học mà các nhà văn, nhà thơ, bạn đọc cũng viết chân
dung. Phan Thị Thanh Nhàn là nhà thơ trưởng thành từ thời chống Mỹ, tiếp tục
làm thơ thời kỳ đổi mới, quen biết nhiều bạn văn chắc chắn có nhiều thuận lợi
trong việc dựng chân dung văn học. Thực hiện đề tài này chúng tôi sẽ hiểu hơn
một thể tài văn học đang rất phổ biến hiện nay.
1.3. Hiện nay, thể tài chân dung văn học đang được đưa vào giảng dạy
trong các trường THPT. Nghiên cứu chân dung văn học của Phan Thị Thanh
Nhàn cũng giúp cho chúng tơi có thêm kiến thức để dạy học thể tài này tốt hơn.
2. Lịch sử vấn đề
Thể tài chân dung văn học trong nền văn học Việt Nam còn khá mới mẻ.
Trong thời trung đại chưa thấy sự xuất hiện của thể tài này có thể do rất nhiều
nguyên do xuất phát từ đặc điểm ý thức xã hội. Bước sang thời kỳ hiện đại, đặc
biệt là từ giai đoạn sau 1975 trở đi, chân dung văn học có được vị trí mới, dành


6
được sự quan tâm đặc biệt của cả người sáng tác lẫn người đọc. Ở đây các tác
phẩm thuộc thể tài chân dung văn học gần như đều hướng đến việc dựng chân
dung của một con người gắn liền với việc tìm hiểu một sự thật, một thời đại.
Nghiên cứu chân dung văn học của nhiều nhà văn, nhà thơ nổi tiếng giúp
chúng tơi có cái nhìn sâu sắc hơn tập chân dung văn học Phan Thị Thanh Nhàn
Sự cực đoan đáng yêu,… Đa phần tập sách này tập trung dựng chân dung giới
văn nghệ sĩ, họ từng là người bạn, người đồng nghiệp của nhà thơ Phan Thị

Thanh Nhàn. Nghiên cứu chân dung văn học Phan Thị Thanh Nhàn giúp chúng
tôi hiểu nhiều hơn về giới văn nghệ sĩ – những con người một thời trải qua giai
đoạn thăng trầm của đất nước, thế nhưng những con người ấy luôn thật đáng yêu
giữa cuộc sống đời thường và cuộc sống nghệ thuật.
Vấn đề nổi bật của tập sách này chính là nghệ thuật dựng chân dung khá
đầy đặn về các nhà văn, nhà thơ nổi tiếng đã được nhiều người biết đến. Quan
trọng là tác giả đã đưa ra nhiều cách tiếp cận đối tượng được dựng, kết hợp linh
hoạt, đa dạng các sắc thái giọng điệu, vốn từ ngữ vô cùng phong phú. Nhờ thế,
các chân dung nhân vật trở nên chân thực và rất đời thường.
Phan Thị Thanh Nhàn là một nữ sĩ đã gắn bó với nghiệp thơ ngót nửa thế
kỷ. Cuộc đời bà trải qua bao cảm xúc buồn vui. Tất cả điều ấy đã giúp cho nhà
thơ những trải nghiệm để dựng nhiều chân dung văn học của các bạn văn. Mặc
dầu ra đời chưa lâu, chân dung văn học của Phan Thị Thanh Nhàn đã tạo được
sự chú ý của dư luận.
Tuy nhiên, chưa có một sự nghiên cứu tồn diện về nghệ thuật dựng chân
dung văn học của Phan Thị Thanh Nhàn. Luận văn chúng tôi muốn đi sâu thể
hiện một cái nhìn đầy đủ, tồn diện hơn về phương diện mới mẻ này trong ngòi
bút nhà thơ.
3. Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu: Nghệ thuật dựng chân dung văn học của
Phan Thị Thanh Nhàn


7

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Khái quát vai trò của mảng chân dung văn học trong sự nghiệp sáng tác
của Phan Thị Thanh Nhàn
- Tìm hiểu nội dung thể hiện trong các chân dung văn học của Phan Thị
Thanh Nhàn

- Tìm hiểu nghệ thuật dựng chân dung văn học của Phan Thị Thanh
Nhàn
4. Phạm vi nghiên cứu
- Chúng tôi không nghiên cứu Phan Thị Thanh Nhàn trong tư cách nhà thơ
mà trong tư cách người viết chân dung văn học (một hình thức của phê bình văn
học). Tuy nhiên khi cần thiết chúng tơi có đề cập đến thơ của bà để đối chiếu, so
sánh.
- Phạm vi tư liệu khảo sát là tập chân dung văn học Sự cực đoan đáng yêu
của Phan Thị Thanh Nhàn, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội, 2010
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong đề tài này, chúng tôi sử dụng chủ yếu các phương pháp sau:
+ Phương pháp thống kê - phân loại
+ Phương pháp so sánh - đối chiếu
+ Phương pháp phân tích - tổng hợp
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung chính của
luận văn triển khai trong ba chương
Chương 1: Thể tài chân dung văn học trong sự nghiệp sáng tác của Phan
Thị Thanh Nhàn
Chương 2: Chân dung văn học của Phan Thị Thanh Nhàn nhìn trên
phương diện nội dung


8
Chương 3: Chân dung văn học của Phan Thị Thanh Nhàn nhìn trên
phương diện nghệ thuật


9
Chương 1

THỂ TÀI CHÂN DUNG VĂN HỌC TRONG SỰ NGHIỆP SÁNG TÁC
CỦA PHAN THỊ THANH NHÀN
1.1. Khái niệm thể tài chân dung văn học
Chân dung văn học được xem như một thể tài văn học. Chân dung – có lẽ
là mượn hoặc nhờ gợi ý bởi hội họa, bởi nhiếp ảnh. “Chân dung văn học” – thể
tài lấy ngôn từ để vẽ chân dung, hình ảnh một con người.
Đây là một thể tài mà trong đó đối tượng thể hiện thường là một tác giả,
một nhà văn, một nhà thơ hoặc một người nào đó tạo được ấn tượng với người
viết. Chất văn học đã cho phép thể tài chân dung được phóng túng nhiều hơn so
với lối viết tiểu sử hoặc nghiên cứu một tác giả.
So với thể tài phê bình tác giả hay nghiên cứu về tác giả thì chân dung văn
học có cách viết phóng túng hơn nhiều. Khi viết về các tác giả cùng thời hoặc
không xa cách nhiều về niên đại, người viết chân dung văn học tất nhiên không
thể tùy tiện hư cấu sáng tạo, cũng như không thể bịa chuyện như thật để dựng
chân dung một con người nào đó. Trái lại người viết chân dung phải luôn tôn
trọng hiện thực, đấy là tiêu chuẩn mẫu mực. Tuy nhiên, với những tác giả thuộc
một q khứ xa, khơng cịn lưu lại các chi tiết tiểu sử gì nhiều ngồi các tác
phẩm, thì việc dựng chân dung có khi lại được phép phát huy "quyền hư cấu" ở
một mức nào đấy, cốt sao phù hợp với cái nhìn và cách hình dung của người viết
về nhân vật ấy. Và cũng tất nhiên, việc vẽ mới lại chân dung một người không ai
biết thật rõ, đó là việc khơng phải bao giờ cũng dễ được chấp nhận.
Điều lưu ý là ở khía cạnh thể tài: nhà nghiên cứu càng phản bác cách hình
dung nói trên thì càng tỏ rõ đấy là chân dung văn học chứ khơng phải là một
cơng trình nghiên cứu về tác giả. Cái thể tài văn học này đi vào nghiên cứu đối
tượng là một tác giả, một nhà văn, một nhà thơ… Tác giả là một đơn vị đích
thực của văn học thành văn, cho nên đó cũng là một phạm trù bền vững trong
phê bình và nghiên cứu văn học. Tác giả tất nhiên là một con người, với "gương


10

mặt", "vẻ mặt", "chân dung" của mình. Nhưng trong phê bình và nhất là nghiên
cứu văn học, tác giả chủ yếu được quan tâm ở đặc điểm sáng tác, đặc điểm cái
thế giới nghệ thuật anh ta tạo ra trong các tác phẩm.
Chân dung văn học phải chen chân với loại cơng trình nghiên cứu và phê
bình là vì nó cũng nhằm vào tác giả. Có điều, nó sẽ miêu tả tác giả không chỉ
thông qua tác phẩm mà phần nhiều cịn trực tiếp thơng qua các chi tiết thuộc tiểu
sử tác giả, thông qua con người thật của tác giả trong những ứng xử, nói năng,
tiếp xúc cụ thể; nó chủ yếu vẽ ra tác giả ấy như một con người sống, giống như
cách miêu tả nhân vật trong văn học, dù không quên rằng "nhân vật" ấy chủ yếu
làm văn nghệ - viết văn, làm thơ, vẽ tranh, soạn kịch… Tất nhiên làm triệt để
theo hướng này thì cái viết ra sẽ rất gần thể truyện, và nếu như vậy thì ranh giới
giữa chân dung văn học với nghiên cứu và phê bình tác giả cũng sẽ rạch ròi.
Song, thực tế của sự viết lách lại lắm điều: khơng phải những gì ở bên trong các
tác phẩm thì cứ phải nằm ngoài giới hạn của chân dung văn học; cũng như thế,
khơng phải những gì ở bên ngồi các tác phẩm thì cứ phải tuyệt đối bất cập với
nghiên cứu và phê bình. Ngồi ra, ở những tác phẩm mà ta dễ nhất trí thừa nhận
là chân dung văn học cũng còn chỗ khá rộng cho sự phân tích, nhận định, đánh
giá của người viết về tác giả ấy, cho sự cảm thụ các tác phẩm của tác giả ấy. Cho
nên có thể xem chân dung văn học là chỗ cho phép tụ hội cả văn tự sự lẫn văn
phân tích bình luận.
Một nét đặc sắc và rất cần cho chân dung văn học chính là chất văn học
của nó. Người viết ở đây cần xuất hiện với tư cách một nhà văn, in cái nhìn, cách
cảm thụ và đánh giá cùng sự diễn đạt của nhà văn. Đây là nét tinh tế, không phải
bất cứ độc giả nào cũng thấy ngay, nhưng có lẽ là nét cốt yếu khiến cho chân
dung văn học đúng là văn học, có chỗ đứng trong văn học.
Chân dung văn học là thể tài cịn đang hình thành, quan niệm về nó còn
khá co giãn ở từng người viết khác nhau, cho nên khó mà có ngay một sự "tổng
kết". Bộ sách Bách khoa văn học giản lược của Liên Xô gồm chín tập với gần



11
chục ngàn trang khổ lớn 20x26 cm cũng chỉ dành cho chân dung văn học cả thảy
12 dòng, chưa thành một mục riêng mà chỉ ghép chung trong mục Chân dung
trong văn học: "Một loại bút ký mang tính chất tư liệu, viết về nhà văn, họa sĩ,
nhà hoạt động xã hội xuất chúng, ... xây dựng trên cơ sở trị chuyện với "nhân
vật" đó. Chân dung văn học hướng vào việc dựng lại diện mạo tồn vẹn (hình
thể, tinh thần, sáng tác…) của nhân vật hoặc hướng vào việc khám phá nét chủ
đạo của cuộc đời "nhân vật" ấy, có khi qua một lát cắt thời gian nhất định". Để
lấy ví dụ trong văn học viết bằng tiếng Nga cho mấy nét "định nghĩa" nêu trên,
người ta nêu ba chân dung Gorki viết về L.Tolstoi, Chekhov, Essenin, các chân
dung A.V. Chukovski viết về Andrei Belyi.
Như thế, về thể tài này, sự khái qt lý thuyết vẫn cịn khá ít ỏi. Xung
quanh nó chắc chắn cịn nhiều ý kiến khác nhau. Nhưng cái chính vẫn là ở thực
tế sáng tác, tức là những tác phẩm chân dung văn học đã và sẽ được viết ra. Đấy
mới là cơ sở cụ thể để bàn đến lý thuyết về thể tài này.
Dựng thành công chân dung văn học về một nhà văn, nhà thơ, họa sĩ,…đó
khơng phải là chuyện dễ. Đấy vừa là kết quả của việc "đọc" sáng tác của người
ấy, lại vừa là kết quả của việc "đọc" trực tiếp vào cuộc đời và sự nghiệp, quan
niệm và hoạt động của bản thân người ấy. Bản thân việc dựng một chân dung, về
thực chất cũng bao hàm sự lý giải về một nghệ sĩ, sự đánh giá vị trí và vai trị
của con người đó trong một nền văn nghệ. Nghĩa là trong chiều sâu, nó khơng
kém "nghiêm ngặt" so với yêu cầu đặt ra trong nghiên cứu, phê bình, ấy là chưa
nói đến tính hình tượng và sự cảm thụ trong ngơn từ. Có lẽ vì lường trước được
cái khó ấy cho nên nhiều bài viết về các nhà văn trên báo chí văn học Liên Xơ
thường chỉ thấy đặt trong một đề mục khiêm tốn và áng chừng là Những nét
phác hoạ cho một chân dung. Khá nhiều bài dịch trong tập Các nhà văn Xôviết là thuộc trong số này. Ở một mức còn sòng phẳng hơn, khá nhiều bài kể lại
các cuộc trò chuyện với nhà văn về các đoạn đời văn của họ đã không có tham
vọng làm chân dung văn học, cũng như khá nhiều thiên chuyên khảo về tác giả



12
đã hồn tồn khơng có dụng ý can dự vào thể tài đó. Điều này cũng là dễ hiểu:
bộ mặt thể tài trong sáng tác văn học cũng đa dạng như trong nghiên cứu, phê
bình. Và thành cơng chắc chắn trong một thể tài "cũ" khơng khi nào lại ít giá trị
so với những gì "làng nhàng" trong một thể tài được tiếng là "mới", là "mốt". Ấy
là chưa nói đến sự mạo nhận về thể tài (thực chất quyển sách thuộc thể tài này bị
coi là thuộc thể tài khác).
Có khi lại là quan trọng nhất: vì thể tài chúng ta đang bàn là khá mới, nhất
là trong sách báo của ta, cho nên cần có sự thận trọng trong giới những người
viết điểm sách: đừng tuỳ tiện gán là chân dung văn học cho những cuốn sách, bài
viết không thuộc thể tài ấy. Với độc giả, việc nhận thức về vấn đề này là còn rất
mới. Cho nên chúng ta khơng nên ghi lên đó dù chỉ một ký hiệu nhận dạng sai,
vì sửa được một cái sai đã thành nếp quen sẽ là việc cực khó.
Để cho đời sống văn học sinh động và năng động hơn, thiết tưởng các tạp
chí và sách văn học cần tăng thêm các loại bài viết về nhà văn, về hoạt động xã
hội và hoạt động nghề nghiệp của họ. Có thể ở dạng chân dung, có thể ở dạng
phác thảo, cũng có thể ở dạng các bài viết thơng tin thường nhật, phỏng vấn, trị
chuyện với họ. Điều đó sẽ giúp mở rộng hiểu biết của người đọc về văn học, về
lao động của người làm văn học. Và khi ấy, có thể các loại bài viết khơng định
nhập vào thể chân dung lại làm hình thành ở người đọc những chân dung cả giới
những người làm văn học hôm qua, hôm nay và cả ngày mai.
Với một chân dung văn học tuy được xây dựng trên cuộc đời thực của các
đối tượng nhưng khơng hồn tồn trùng khít với con người tiểu sử bởi nó có xu
hướng tiểu thuyết hóa có phần pha trộn với truyện kể, suy tưởng, bình luận,…
dường như nó đứng giữa ba thể loại: Tiểu thuyết – phê bình văn học – tiểu sử.
Trên thực tế, có tác phẩm thiên về phê bình sáng tạo, có tác phẩm lại như một hồ
sơ lí lịch tiểu sử nhân vật, có khi lại như nhân vật kí cá nhân, có chân dung lại là
tổng hịa của tất cả những điểm trên. Vì vậy đương nhiên khi nghiên cứu tác



13
phẩm chân dung văn học cần phải có sự phân biệt với tiểu luận nghiên cứu, bài
báo, bài viết tưởng niệm mang tính thời sự.
Vậy nên chân dung văn học rõ ràng là một thể tài khơng có ranh giới rõ
rệt. Nó là những sáng tác dựng lên chân dung của con người, gắn với một sự
kiện, một thời kì văn học và những đối tượng ấy thực sự trở thành một nhân vật
văn học.
Là thể loại văn học đặc thù có nhiệm vụ tương tự như thể loại chân dung
trong hội họa và điêu khắc: miêu tả diện mạo của một con người cụ thể, có thật,
sao cho truyện được thần thái sống động của người đó, phát hiện đặc điểm riêng,
cá nhân, độc đáo, không lặp lại của một nhân cách với thế giới tinh thần của nó.
Khác với hồi tưởng, ghi chép về một người cụ thể, với tư cách là một thể loại
văn học, chân dung văn học miêu tả con người cụ thể với một quan niệm xác
định về nhân cách của nhân vật.
Phương pháp của chân dung văn học là phương pháp của thể kí. Nó khơng
thiên về cốt truyện. Nhà văn phát huy sở trường quan sát, chọn lựa chi tiết, cử
chỉ, ngôn ngữ, kể cả tác phẩm, tư thế, hồi tưởng để dựng lại bộ mặt tinh thần của
một con người, thường là nhà văn, nghệ sĩ hoặc nhà hoạt động xã hội nổi tiếng.
L.Tônxtôi, VI. Lênin của M. Gorki; Banzac, Dickenx của X. Xvaig là những
chân dung văn học nổi tiếng có sức ảnh hưởng sâu sắc trong độc giả.
Việc xác định khái niệm một cách chính xác về thể tài này quả là thật khó,
bởi cần phải có những chuyên đề nghiên cứu sâu hơn để trả lời một cách chính
xác. Trước mắt, chúng ta có thể tạm xác định: chân dung văn học là việc tác giả
thể hiện quan niệm của mình về nhân cách của một con người, thường là văn
nghệ sĩ,… người viết qua quan sát, lựa chọn chi tiết về ngoại hình, ngơn ngữ, cử
chỉ, hành vi, sự nghiệp văn học - nghệ thuật,… để dựng lại bộ mặt tinh thần của
những con người này.
1.2. Sự nở rộ của thể tài chân dung văn học trong những năm gần đây
1.2.1. Các tiền đề xã hội – lịch sử



14
Sau 1975, đặc biệt từ sau Đại hội Đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam lần
thứ VI (12/1986), đất nước Việt Nam bước vào cơng cuộc đổi mới tồn diện các
phương diện đời sống. Tinh thần ấy thể hiện ở nhiều mặt, trong đó có sự tơn
trọng con người cá nhân, tôn trọng những hoạt động sáng tạo nghệ thuật như một
lĩnh vực tinh thần đặc thù. Vì vậy mà văn học được phép nói tới những điều
trước đó khơng ai dám nói tới và cũng khơng thể nói tới, cho phép mỗi con
người được bộc lộ thái độ, suy nghĩ, tình cảm của mình về cuộc sống, con người.
Bầu khơng khí xã hội dân chủ thực sự đã tạo điều kiện cho thể tài chân dung văn
học phát triển.
Bước sang những năm cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI, đời sống văn học
có nhiều đổi mới, con người có nhu cầu bàn về những cái đã qua với cái nhìn
thỏa đáng hơn, cơng bằng hơn về những con người – những nhà văn đã làm nên
khuôn mặt tinh thần của nền văn hóa Việt Nam. Chính điều đó đã thúc đẩy chân
dung văn học phát triển.
Mặt khác, về nhu cầu bảo lưu tư liệu, giúp cho thế hệ sau tránh cái nhìn sai
lệch và phiếm diện về những con người, những giai đoạn văn học đã qua, nghĩa
là sự phản ánh trung thực và chính xác cũng tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát
triển của thể tài này. Chính vì những lẽ ấy mà hiện nay người ta muốn xây dựng
bảo tàng nhà văn nhằm lưu trữ, gìn giữ cái bản thảo, di tích, hình ảnh,… và đó là
một nhu cầu tất yếu khi tầm nhìn, tư tưởng của con người được nâng cao theo
thời đại.
1.2.2. Những tiền đề thẩm mỹ
Văn học nghệ thuật là một hình thái ý thức xã hội, một phương thức đồng
hóa hiện thực thẩm mỹ, một nghệ thuật được làm từ chất liệu ngôn từ, cho nên
sự phát sinh, phát triển của văn học luôn phụ thuộc vào các tiền đề xã hội – thẩm
mỹ nhất định.



15
Song hành cùng với sự thay đổi của xã hội, lịch sử, đời sống văn học cũng
có những chuyển biến mới tích cực. Văn học được chú trọng đổi mới, kéo theo
quan niệm sáng tác cũng thay đổi. Văn học thực sự gắn bó, có nhu cần phản ánh
chân thực về cuộc sống, con người. Đây cũng là dịp để sáng tác chân dung văn
học ra đời. Thể tài chân dung văn học ra đời ở Việt Nam so với thế giới là khá
muộn, nhưng chân dung văn học ở Việt Nam cũng tạo được những thành công
nhất định. Nhiều tác phẩm nổi tiếng trên thế giới, được đánh giá là tiêu biểu,
mẫu mực như những sáng tác của M.Gorky, S.Xvaigơ,… thì Việt Nam cũng có
Nguyễn Đăng Mạnh, Phong Lê, Trần Đăng Khoa, Nguyễn Quang Thiều,…
Việc xuất bản những tập sách chân dung văn học của các nhà văn trên thế giới ở
Việt Nam khơng chỉ có giá trị văn chương, thẩm mĩ mà cịn có giá trị sử liệu quý
giá. Nhà văn Việt Nam thực sự đã được học hỏi rất nhiều từ những ngịi bút tài
năng ấy. Chính những thành tựu trong thể tài chân dung của các nhà văn thế giới
đã làm động lực thúc đẩy tâm thế sáng tạo cho những thành tựu của văn học Việt
Nam.
1.2.3. Những thành tựu tiêu biểu của thể tài chân dung văn học Việt
Nam
Trong những năm gần đây thể tài chân dung văn học đã có nhiều thành
tựu, với những cây bút đặc sắc: Nguyễn Đăng Mạnh, Phong Lê, Trần Đăng
Khoa, Nguyễn Quang Thiều, Ngô Văn Phú…
Đến với Nguyễn Đăng Mạnh, nhà nghiên cứu được xem là tiếp cận khá
sớm với thể chân dung văn học qua các cuốn Chân dung văn học (NXB Thuận
Hóa, 1990), Nhà văn VN hiện đại, chân dung và phong cách (NXB Trẻ, 2000), ta
được chiêm ngưỡng hàng loạt chân dung các nhà văn, nhà thơ lớn của văn học
Việt Nam như Hồ Chí Minh, Nguyễn Tuân, Vũ Trọng Phụng, Nguyên Hồng,
Nam Cao, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Nguyễn Huy Thiệp, Hoài Thanh,
Tố Hữu, Xuân Diệu, Nguyễn Đình Thi, Chế Lan Viên, Hồng Cầm, Quang
Dũng, … Tất cả họ đều là những tác giả đầu thế kỉ XX đến nay, mà Nguyễn



16
Đăng Mạnh cho rằng “Đây là thời kì, trong giới cầm bút, có sự thức tỉnh sâu sắc
về ý thức cá nhân. Mỗi người viết đều muốn có những tìm tòi riêng về tư tưởng
và nghệ thuật, đều muốn là một tiếng nói riêng. Vì thế, trong đời sống văn học,
có sự xuất hiện hàng loạt cá tính, phong cách độc đáo”. Theo ông, việc dựng
chân dung văn học là điều cực khó, vì phải làm sao “chớp” được những nét tiêu
biểu, những chi tiết “xuất thần” của nhà văn. Văn chân dung rất gần với văn
sáng tác. Nó là một thứ bút kí về người thật việc thật. Phải có điều kiện tiếp xúc
nhiều với “người thật”. Phải có óc tưởng tượng và khả năng hư cấu để dựng
cảnh, dựng người, tạo khơng khí… Có người vẽ chân dung chỉ dựa vào những
chi tiết của con người nhà văn trong đời sống. Có người thì chỉ dựa vào văn của
ơng ta. Theo Nguyễn Đăng Mạnh thì ơng muốn phối hợp cả hai. Làm sao văn và
người soi sáng lẫn cho nhau. Ơng quan niệm cái tơi ngồi đời và cái tôi trong
văn của người nghệ sĩ bao giờ cũng có sự thống nhất - khơng phải thống nhất ở
bề ngồi, ở bề nổi (bề nổi nhiều khi có vẻ rất khác nhau), mà ở bề sâu, ở bản chất
tâm hồn. Tìm ra chỗ thống nhất này cũng là điều thú vị nhưng rất khó.
Với Vương Trí Nhàn, ta lại nhận thấy ở ơng có một sức viết dồi dào. Nghệ
thuật viết chân dung văn học của ông thể hiện qua hàng loạt tập sách rất công
phu như Những kiếp hoa dại (NXB Hội nhà văn, 1993), Cây bút, đời
người (NXB Trẻ, 2002), Có những nhà văn như thế (NXB Hội nhà văn,
2006), Cánh bướm và đóa hướng dương (NXB Phụ nữ, 2006),… Đúng như Bùi
Chí Vinh nhận xét: “Tên là Trí Nhàn nhưng ơng lại chọn một cái nghề chẳng
nhàn trí: phê bình văn học”. Nhưng Vương Trí Nhàn lại cho sự nhọc nhằn đó là
may mắn của cuộc đời mình khi ơng tâm sự “May mắn trong nghề làm phê bình
của tơi là ln được sống và làm việc gần các nhà văn, nhà thơ, đủ để bị thôi
thúc bởi ý nghĩ: bên cạnh các bài thơ, cuốn truyện thì các nhà văn cịn thường
xun sáng tác ra một tác phẩm độc đáo khác, đấy chính là tính cách của họ.
Người đời đôi khi thành kiến, đám người viết văn chẳng qua chỉ là một bọn dông
dài. Trong khi, một số đồng nghiệp của tôi (nhất là các nhà giáo) lại có xu hướng



17
lí tưởng hóa những người viết, xem cây viết nào cũng tâm huyết đầy mình. Phần
tơi, tơi nghĩ, ngồi đời có bao nhiêu kiểu người thì trong văn chương cũng có
bấy nhiêu kiểu người cầm bút, có thánh thần lẫn ma quỷ. Và trừ một số tài năng
sáng chói, thì phần lớn người cầm bút cũng có cả những chỗ tầm thường lẫn chỗ
cao quý. Rồi điều quan trọng hơn, mỗi con người có một tư cách, một số phận.
Khơng phải chỉ những tài năng lớn mới có một cuộc đời thú vị, những nhà văn
tạm gọi là bình thường cũng có cách phấn đấu riêng, những bi kịch riêng. Những
cuộc làm người của họ trong văn chương cũng rất đáng ghi chép lại...”.
Khi tự nhận xét về cách viết chân dung văn học của mình, ơng nói rằng
“Sách của tơi có lẽ khơng phải là thứ sách phê bình để dùng trong nhà trường,
không thể là một thứ văn mẫu để học sinh có thể dùng vào thi đại học. Nó như là
thứ thuốc cần để xa tầm tay trẻ em. Bạn đọc lý tưởng của tôi là những người
khơng bằng lịng với cuộc sống, muốn cắt nghĩa một phần cuộc sống thơng qua
việc tìm hiểu thế giới văn nghệ sĩ. Trong đó, có thể có cả thuốc bổ lẫn thuốc
kháng sinh. Tuy nhiên, tôi không nghĩ là đã có một gáo nước lạnh giội lên bất kỳ
ai ở đây. Tơi đã chân thực với những điều mình thấy, nhưng khơng vì thế mà
dám nghĩ rằng, tơi chắc chắn đúng và chỉ có mỗi mình đúng”.
Nguyễn Khắc Phê cũng có ý thức khắc họa chân dung khá độc đáo trong
cuốn Hiện thực và sáng tạo tác phẩm văn nghệ (NXB Hội nhà văn, 2006).
Trong Vài lời mở đầu tập sách, ơng tâm sự “Khơng phải là nhà phê bình chun
nghiệp, lại khơng có được sự thơng minh, hóm hỉnh như nhà thơ Trần Đăng
Khoa (trong Chân dung và đối thoại) hay tinh thần can đảm như nhà thơ Trần
Mạnh Hảo (trong hàng loạt sách báo đã công bố) thường chọn những tác giả và
tác phẩm nổi tiếng để “mổ xẻ”, tôi chỉ viết về những con người, những cuốn
sách mà mình có “dun” được sống cùng, được gặp, được đọc trong tròn ba
chục năm hoạt động văn nghệ - trong đó nhiều tác giả, tác phẩm cịn ít người
biết đến… Cuộc đời vốn phong phú; nhà văn cũng như người thưởng ngoạn văn



18
chương ln có nhu cầu tìm hiểu các ngành nghệ thuật khác để làm giàu thêm
vốn sống và vốn văn hóa của mình”.
Đến với Đời sống và đời viết (NXB Hội nhà văn, 2005) của nhà giáo, nhà
nghiên cứu và phê bình Văn Giá, ta cũng cảm nhận được sự hài hịa, hơ ứng phê
bình tác phẩm với phác thảo chân dung tác giả, nhưng với một phong cách viết
rất riêng. Chín bài dựng chân dung các tác giả Nguyễn Nhược Pháp, Thạch Lam,
Ngô Tất Tố, Nam Cao, Thâm Tâm, Hoài Thanh, Vũ Bằng, Thanh Châu, Văn
Cao, đều được Văn Giá phác thảo theo mối tương quan "đời sống và đời viết".
Tuy số lượng bài viết về văn học đương đại không nhiều nhưng người viết biết
làm mới những vấn đề cũ, đưa đến cách cảm nhận mới, cách hình dung mới và
cách dẫn giải có phần độc đáo. Khi đánh giá lại những giá trị văn học một thời
chưa xa, "tứ giác tác gia" Vũ Bằng - Nam Cao - Thạch Lam - Thâm Tâm được
Văn Giá quan tâm đặc biệt. Trên thực tế, tác giả không nhằm dàn dựng tư liệu,
xác định mối quan hệ giữa cuộc đời và hoàn cảnh sáng tác của nhà văn với trang
văn mà chính là nhờ qua tác phẩm để hiểu rõ hơn con đường sáng tạo nghệ
thuật, hướng tới cắt nghĩa "tài năng và giới hạn của mỗi người cầm bút".
Văn Giá còn viết chung với Nguyễn Đăng Điệp, Lê Quang Hưng, Nguyễn
Phượng, Chu Văn Sơn trong cuốn Chân dung các nhân vật Việt Nam hiện đại (2
tập, NXB Giáo dục, 2005), chủ yếu dựng chân dung các nhà thơ, nhà văn có tác
phẩm trong nhà trường phổ thơng, những người có ảnh hưởng lớn đến tri thức
văn học sử Việt Nam hiện đại. Ở cuốn sách này, chúng ta nhận thấy một cách
viết chân dung rất khoa học, hệ thống, có sự kết hợp giữa văn phong nghị luận
và văn phong sáng tác, vừa cho người đọc những tri thức cơ bản, vừa tạo thêm
nhiều phát hiện mới mẻ, sâu sắc và giàu cảm xúc thẩm mĩ.
Đối lập hẳn với cách viết hệ thống của Chân dung các nhân vật Việt Nam
hiện đại, cuốn Văn khoa chân dung kí (NXB Hội nhà văn, 2006) của Hữu Đạt lại
viết dưới dạng chương hồi, không câu nệ thứ tự về thế hệ trước sau mà theo cảm

hứng văn chương của người viết. Cuốn sách dựng lại chân dung các giáo sư


19
Khoa Ngữ văn vẻ vang một thời của của Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, nay
là Trường ĐHKHXH&NV (ĐHQG Hà Nội). Sự hấp dẫn của cuốn sách chính là
ở các sự kiện mang tính lịch sử được phản ánh qua thời gian dưới các góc nhìn
đa chiều đối với mỗi tính cách và mỗi con người. Có thể nói đây là cuốn sách
đầu tiên của ngành giáo dục thể hiện chân dung các giáo sư dưới dạng một bút
pháp riêng vừa hài hước vừa nghiêm túc, vì sau mỗi trang đời từng giáo sư,
ngoài những chi tiết đời thường huyên náo lại là sự sâu lắng của những kiến
thức, lối ứng xử tinh tế như là những bài học cuộc đời. Đọc Văn khoa chân dung
kí, bạn đọc càng thêm kính trọng những bậc thầy cao cả vì nghĩa, vì sự nghiệp
giáo dục và đào tạo được miêu tả trong sách. Khơng kể một số tình tiết hư cấu
làm sống động thêm chất kí, Hữu Đạt đã cho ta nhìn thấy một chặng đường của
trí thức Việt Nam trong nửa thế kỉ từ năm 1956 đến 2006.
Hòa vào chiều sâu liên tưởng khám phá đó, ta lại đến với Dấu tích văn
nhân (NXB Đà Nẵng, 2001) của Nguyễn Phong Nam để cảm nhận chân dung
các văn nhân qua những dấu tích mà họ tạc vào trang đời là tác phẩm. Trong lời
tựa cuốn sách, tác giả viết “Người ta sống trên đời, hết thảy đều giống nhau ở
khát vọng trường sinh. Trên một phương diện nào đó, có thể nói cuộc sống là
q trình mưu cầu, kiếm tìm sự bất tử. Tuy đường đi mỗi người một lối, cung
cách mỗi người một khác, chả ai giống ai, nhưng dường như rất hiếm ngoại lệ.
Nhà văn làm ra tác phẩm, ngẫm cho cùng là một sự nỗ lực khắc tạc bản ngã vào
trang đời. Trên cái nền thăm thẳm của không gian, thời gian, văn nhân sẽ trường
tồn bằng những dấu tích – tác phẩm” .
Nếu Hồ Thế Hà đồng hiện cùng những nhà thơ, thì Phan Ngọc Thu lại cho
ta cảm nhận về chân dung và phong cách độc đáo của những nhà văn. Trong bài
viết Thái Bá Lợi và quá trình đổi mới bút pháp sáng tạo (Tạp chí Nghiên cứu văn
học, số 4-2009), tác giả đã giúp người đọc thêm yêu quí một nhà văn Nghệ An

nhưng đã gắn bó với xứ Quảng, vì nơi đây “mới thực sự là nơi khơi nguồn
những trang viết đầu tiên và cũng là nơi từ ấy đến nay, anh đã quen thuộc, gắn


20
bó với nhiều nỗi buồn vui của đời mình” . Đọc bài viết, ta cảm nhận được một
“giọng văn điềm tĩnh, cách viết kiệm lời, bình dị, như vừa viết vừa nhớ lại,
tưởng như khơng có gì lạ nhưng đã làm nên một bản sắc khó lẫn của Thái Bá
Lợi. Người đọc tinh ý vẫn cảm nhận được sức cuốn hút của một vẻ đẹp vừa trí
tuệ, vừa tình cảm; vừa sâu sắc, vừa mới mẻ”.
Gần đây nhất, những người quan tâm đến thể chân dung văn học vui mừng
đón nhận cuốn Chân dung văn học Việt Nam (NXB Hội nhà văn, 2010)
của Nguyên An. Đọc cuốn sách này, ta cảm nhận được sự tâm huyết của tác giả
khi ông bỏ rất nhiều công sức nghiên cứu để trả lời cho được câu hỏi thế nào là
chân dung văn học và đưa ra một nhận định của riêng mình về thể loại này.
Nguyên An viết “Tôi lại nhớ đến chuyện Thầy bói xem voi. Mấy ơng thầy trong
chuyện này kể cũng đáng thông cảm chứ không đáng đem ra chê cười mà tội.
Bởi vì, mỗi ơng đã sờ vào một phần thân thể con voi, rồi cứ thế mà nói.” Ơng
cịn cho rằng “mấy ơng thầy trong truyện này cịn có chỗ đáng khen – đấy là họ
có sự trung thực”. Và Nguyên An đã trung thực như thế khi phác họa chân dung
gần 20 nhà văn, nhà thơ: Tô Hoài, Huy Cận, Vũ Cao, Nguyễn Duy, Thúy Toàn,
Hữu Mai, Phùng Quán… Nếu hiểu sâu sắc về các nhà văn, chúng ta sẽ thấy đây
đúng là chuyện cái tai của Huy Cận, cái quạt của Nguyễn Duy, con đỉa của
Phùng Quán… Độc đáo là ở chỗ chỉ cần phác họa một cái tai, ta vẫn nhận ra đó
là Huy Cận. Đọc 250 trang sách Chân dung văn học Việt Nam, ngồi sự thú vị
thấp thống qua gương mặt các nhà văn, ta còn nhận ra cách viết sáng tạo của
tác giả Nguyên An từ cách đặt vấn đề chặt chẽ khúc chiết, đến giọng văn chuẩn
mực, mô phạm.
1.3. Con người và hành trình sáng tác của Phan Thị Thanh Nhàn
1.3.1. Con người

Nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn sinh năm 1943, tại xã Từ Liêm. Sinh ra
trong một gia đình có truyền thống ham học, ông bố là người rất thuộc truyện
Kiều, thơ Hồ Xuân Hương và hay đọc các sách cổ như Tam quốc chí, Ðơng chu


21
liệt quốc, Tây Du, Phạm Tải Ngọc Hoa, Phạm Công Cúc Hoa... nên từ bé chị đã
rất mê văn học. Từ nhỏ chị đã rất say mê đọc sách, ngay cả những lúc nhà bận
rộn chị vẫn luôn gần bên người bạn là sách. Khi nhỏ chị luôn mơ ước viết được
những cuốn truyện, những bài thơ làm cho những người không quen biết chị khi
đọc cũng hiểu và yêu mến về chị như những người thân ruột thịt.
Tình yêu văn chương trong chị đã được nuôi dưỡng từ nhỏ bởi ảnh hưởng
của người cha ham đọc văn và người chị cả thích thơ phú. Thời nhỏ ln thích
nghe chuyện về những người bạn của chị gái. Thế rồi chị cũng tập tành viết nhật
ký, làm thơ. Ngoài 20 tuổi chị đã có thơ đăng báo. Chính sự tài hoa ấy đã đưa
chị đến một cuộc tình say đắm mà sau đó trở thành chồng – đó là nhà thơ Thi
Nhị. Chị bảo: “Ông xã là một phần tuổi trẻ của tơi”. Hồi đó, nhà thơ Thi Nhị
cơng tác trên Tây Bắc, chị học xong lớp báo chí cũng lên vùng đất cực Tây ấy
theo chồng. Vì là thời kỳ chiến tranh nên chuyến đi mất ba ngày, ba đêm mới
đến nơi. Ngày hai người gặp nhau, đã cùng tay trong tay đi trong mênh mông
của rừng hoa ban nở trắng, khiến nữ nhà thơ ngỡ như mình lạc vào một chốn
thần tiên. Đó là ấn tượng đẹp mà chị mãi khơng qn được. Dù sau này chị có
trở lại Tây Bắc cũng khơng bao giờ cịn có thể bắt gặp hoa ban nở đẹp và nhiều
như lần ấy. Rồi sau đó nhà thơ Thi Nhị đã dắt chị đi xuyên rừng, thăm các đồn
biên phòng và bà con dân bản. Là người cùng làm thơ nên anh biết đồng cảm với
chị và u chị hết lịng.
Có thể nóí, đó là một khoảnh khắc đẹp nhất trong cuộc đời của chị. Cũng
như bao nhiêu phụ nữ khác chị có gia đình, có cuộc sống hạnh phúc ấm êm. Bởi
bên cạnh chị giờ khơng chỉ có người thân ruột thịt mà cịn có cả một bờ vai vững
chải ln sẵng sàn san sẽ đỡ nâng cuộc đời của chị, mặc dù thời kỳ này cả nước

vẫn còn đang gắng sức chống Mĩ để bảo vệ quê hương. Cũng chính thời kỳ này
chị đã phát huy tài năng và được nhiều người biết đến bằng những sáng tác
thành công như: Hương thầm, Bản mới,… Năm 1969, chị đoạt giải nhì cuộc thi


22
thơ của báo Văn nghệ với bài thơ Hương thầm. Bài thơ dành tặng người em trai
đã làm nên tên tuổi của chị.
Chính những sáng tác ấy đã đưa một nữ nhà thơ trẻ đến gần với công
chúng, đã làm sáng tên một nữ sĩ Phan Thị Thanh Nhàn. Nhưng niềm hạnh phúc
ấy cũng chỉ kéo dài được 12 năm. Nhà thơ Thi Nhị bệnh nặng và qua đời khi chị
mới ngoài 30 tuổi.
Sau ngày nhà thơ Thi Nhị mất, cuộc sống của chị dường như chỉ có nỗi
buồn. Chị lao vào công việc viết báo để chống chọi với nỗi cơ đơn, ni con nhỏ
và chăm sóc mẹ già. Rồi người mẹ già cũng khơng cịn. Chị cứ ở vậy cho đến
mãi tận bây giờ, tính ra cũng đã hơn 30 năm. Trong suốt thời gian đó, chị cũng
đã nhiều lần thử yêu để tìm cho mình một bờ vai nương tựa nhưng đều thất
vọng, có những lần nhận tồn đắng cay về mình. Dun phận của người đàn bà
viết có lẽ sẽ đơn độc suốt cả cuộc đời. Một người luôn khao khát được yêu
thương, được chở che nhưng vẫn mãi phải lẻ bóng.
Nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn là một trong những cây bút nữ tiêu biểu
thời kháng chiến chống Mỹ. Một con người vốn trầm tính, ln nhẹ nhàng và
kín đáo, nên mọi sự bộc lộ ra bên ngồi cũng rất bình thường mà lại sâu sắc.
Cơ gái như chùm hoa lặng lẽ
Nhờ hương thơm nói hộ tình yêu
Chị đã từng bộc bạch tâm sự: sau nửa thế kỷ làm thơ, tôi vẫn là người thiếu
tự tin, ngượng ngùng hơn khi họ gọi mình là nhà thơ.
Nhìn từ góc độ là một người phụ nữ, chị ln mang trong mình sự đằm
thắm, dịu dàng và dễ mến. Thế nhưng, trong quan điểm chị thể hiện rất rõ ràng:
Người ta thường nói phụ nữ khó thân thiết với nhau vì họ hay đố kị với nhau,

nhưng tơi khơng thấy vậy, ít nhất là với những người bạn nhà văn, nhà thơ nữ
của mình. Chị đã tâm tình: Những người bạn gái thân của tơi có thể kể ra như
Xuân Quỳnh, Lâm Thị Mỹ Dạ, Hoàng Thị Minh Khanh, Dương Thị Xuân Quý,
Ý Nhi, Hồ Thu, Nguyễn Thị Hồng Ngát… Tôi rất được những người bạn gái của


23
mình quý mến, tin cậy. Xuân Quỳnh vốn nổi tiếng là đáo để, nhưng luôn nhẹ
nhàng và ân cần với tơi. Hồi đó, Lý Phương Liên là nhà thơ đang nổi tiếng, còn
Quỳnh đương nhiên đang là "số 1" trong thơ nữ rồi, Quỳnh có vẻ "tị mị" lắm.
Một hơm Quỳnh bảo tôi: "Mày phải dẫn tao đến nhà Lý Phương Liên ngó xem
mặt mũi nó (Lý Phương Liên) thế nào?". Nghĩa là Quỳnh không ngại bộc lộ tâm
trạng của mình với tơi, rất tin cậy. Cịn Dương Thị Xn Q thì vơ cùng dễ
thương. Hồi Q làm Báo Văn nghệ, thường phải vào nhà in để đọc lại bản in
thử, cứ thấy thơ của tôi là Quý lại đến nhà tôi ngay, mang theo bản in thử, đầy
mừng rỡ. Có hơm tơi đi vắng, Q để lại bản in thử và viết thư cho tôi, đại loại
động viên tôi phải cố gắng lên, đừng tự ti, hãy tiếp tục viết. Hoàng Thị Minh
Khanh lại là một người bạn giàu nữ tính. Khanh cho tơi mượn một chiếc áo len,
hơm tôi đi nhận giải thưởng thơ Báo Văn nghệ, Khanh muốn tơi mặc cái áo len
đó cho có kỷ niệm, rồi hai đứa dẫn nhau đi chụp ảnh. Còn với Ý Nhi thì điều tơi
nhớ nhất là những ngày sau khi chồng tôi mất, Ý Nhi liên tục ghé qua nhà hỏi
han săn sóc tơi. Lâm Thị Mỹ Dạ cũng là một người rất tâm đầu ý hợp với tôi.
Tuy ở xa nhưng chúng tôi thường xuyên liên lạc, hỏi han, chia sẻ những sáng tác
mới. Chính ở tấm nhân hậu và chân tình mà nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn đã có
rất nhiều những người bạn thân thiết chân tình và quý mến đến như vậy.
Trong làng văn nghệ, chị không chỉ được biết đến như một nhà thơ mà chị
còn là người làm báo, viết truyện cho trẻ em. Với sự đằm thắm vốn có của một
nhà thơ nữ, Phan Thị Thanh Nhàn tạo được nét duyên riêng trong ngôn ngữ văn
xuôi, qua các tập truyện thiếu nhi: Xóm đê ngày ấy, Tuổi trăng rằm, Bỏ trốn…
Chính các tập truyện này đã đưa chị đến gần với các bạn đọc thiếu nhi, để khi

đến một nơi nào đó chị được nhận lại những tình cảm trìu mến của các em nhỏ
khắp nơi.
Chị đã tâm tình: Có điều này tôi muốn chia sẻ, là tôi chưa bao giờ cảm
thấy mình là người nổi tiếng, người quan trọng hay nghiêm trọng cả. Có nhiều
người thích mình phải nổi bật trong đám đơng, cịn tơi thì ở đâu tơi cũng chỉ


24
mong mọi người đừng biết mình là ai. Tơi rất ngại ngùng khi được giới thiệu là
nhà thơ. Làm thơ, thực sự mà nói, là một điều gì đó rất tự nhiên trong cuộc sống
của tơi. Lúc nào tơi thích chơi thì chơi, và lúc nào thích viết thì viết. Tôi chưa
bao giờ cố gắng để phải đạt tới điều này, điều kia trong thi ca. Tôi cũng không
cho là mình hơn người khác ở điều gì, kể cả sự may mắn. Bài thơ "Hương thầm"
gắn liền với tên tuổi của tơi, đó là sự trao gửi của số phận. Giống như số phận đã
lấy đi của tôi những thứ khác. Được và mất là song hành và cũng là bình thường
trong cuộc sống. Và tơi vui vẻ đón nhận, không quy về câu chuyện của hạnh
phúc hay bất hạnh. Tơi thường hay suy nghĩ, rằng chẳng có gì cịn lại sau cuộc
đời này. Sự nổi tiếng, những cuốn sách rồi cũng sẽ bay đi như gió thoảng. Cái
cịn lại của một nhà văn trong lòng độc giả là cái khơng theo chủ quan của mình,
và nó cực kỳ mong manh, khó khăn và mơ hồ. Tơi là người tự ti, tơi khơng tin
rằng mình sẽ để lại được gì nhiều cho độc giả. Mọi sự trên đời cứ như một dịng
sơng mà chảy qua vậy thơi. Tơi làm thơ là để được giải tỏa chính mình, vỗ cánh
bay lên khỏi tâm trạng của mình trong một phút giây nào đó. Tơi khơng cảm
thấy cần phải giữ những cuốn sách của mình với quan niệm "di sản cho con cháu
mai sau".
(chan-dung-phong-van/phan-thi-thanh-nhan-huong-tham-doi-song.html).
Nhìn từ góc độ đời thường thì đó là hình ảnh một Phan Thị Thanh Nhàn
rất đằm thắm, nồng hậu và chân tình. Chị ln trải lịng cùng mọi người, khơng
bao giờ có ý nghĩ nâng mình lên trên người khác. Một con người cả cuộc đời
ln nhẹ nhàng kín đáo, vẫn luôn dịu nhẹ như mùi hương bưởi chị đã từng yêu

thích.
Người đọc biết đến nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn khơng chỉ làm thơ tình,
chị làm thơ thiếu nhi cũng rất hay với nhiều bài: Làm anh, Ngựa biên phòng, Chị
Võ Thị Sáu được đưa vào sách giáo khoa (tiểu học), học sinh nhiều thế hệ thuộc
làu, thích thú. Ngồi ra chị cịn làm báo rất giỏi: từng là phóng viên của Báo Hà
Nội Mới, Phó Tổng biên tập Báo Người Hà Nội. Nhiều khóa liền chị là Phó Chủ


25
tịch thường trực Hội Nhà văn Hà Nội, Phó Chủ tịch thường trực Hội Văn nghệ
Hà Nội. Sách của chị xuất bản cũng rất nhiều: Tháng giêng hai (thơ, 1969);
Hương thầm (thơ, 1973); Chân dung người chiến thắng (thơ, 1977); Bông hoa
không tặng (thơ, 1987); Nghiêng về anh (thơ, 1992); Bài thơ cuộc đời; Thơ với
tuổi thơ… Xóm đê ngày ấy (truyện thiếu nhi, 1977); Cỏ mặt trời (1978); Ánh
sáng của anh (1978); Tuổi trăng rằm (truyện thiếu nhi, 1982); Bỏ trốn (truyện
thiếu nhi, 1995); Đứa bé mất cha; Học trị lớp 9; Trong tủ giày… Nhắc đến chị
thì mọi người đều kính nể sức lao động miệt mài của chị, nhưng càng nể hơn khi
biết chị là tấm gương về học tập, về đức hy sinh. Nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn
tốt nghiệp Khoa báo chí trường Tuyên huấn Trung ương, tốt nghiệp cao học tại
học viện Gorky, tốt nghiệp khóa 5 trường bồi dưỡng những người viết văn trẻ
của Hội Nhà Văn Việt Nam… Gần đây, chị vừa có “người u mới” là “chàng
internet”.
1.3.2. Hành trình sáng tác
Nghiệp văn trong nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn chính là sự ảnh hưởng ở
cha và chị gái, cùng với quãng đời tuổi trẻ tươi đẹp sống ở làng quê ven bờ sông
Hồng. Chị đã đến với nghiệp văn chương từ những năm đầu của thập niên 60.
Năm 1969, bài thơ Hương thầm được giải nhì cuộc thi thơ báo Văn nghệ, cuốn
truyện cho thiếu nhi Bỏ trốn của chị thì được giải A của Nhà xuất bản Kim Đồng
năm 1995. Chị còn hai lần được giải A của Hội Văn nghệ Hà Nội. Năm 2007,
nhà thơ được tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật. Với trên 40

năm sáng tác và hoạt động trong lĩnh vực văn học nghệ thuật, báo chí nhà thơ đã
đúc kết kinh nghiệm: “…sự giản dị và chân thật là vốn quý nhất, quan trọng nhất
của người sáng tác. Nhất là sự từng trải và năng khiếu của người viết”. Có lẽ
điều đó đã đúng và đúng hơn với sự trải nghiệm của một nhà thơ giàu kinh
nghiệm và chứa chan tình nhân ái.


×