Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Mối Quan Hệ Giữa Xã Hội Hóa Cảm Xúc Của Cha Mẹ Thời Thơ Ấu Với Khả Năng Điều Hòa Cảm Xúc Và Vấn Đề Trầm Cảm Ở Người Trưởng Thành Tại Việt Nam Pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.75 MB, 104 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
*****************

NGUYỄN THỊ HÀ YẾN

MỐI QUAN HỆ GIỮA XÃ HỘI HÓA CẢM XÚC CỦA CHA MẸ
THỜI THƠ ẤU VỚI KHẢ NĂNG ĐIỀU HÒA CẢM XÚC VÀ VẤN
ĐỀ TRẦM CẢM Ở NGƢỜI TRƢỞNG THÀNH TẠI VIỆT NAM

N VĂN THẠ
CHUYÊN NGÀNH: TÂM LÝ LÂM SÀNG

TP HCM, tháng 9 năm 2022


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
*****************

NGUYỄN THỊ HÀ YẾN

MỐI QUAN HỆ GIỮA XÃ HỘI HÓA CẢM XÚC CỦA CHA MẸ
THỜI THƠ ẤU VỚI KHẢ NĂNG ĐIỀU HÒA CẢM XÚC VÀ VẤN
ĐỀ TRẦM CẢM Ở NGƢỜI TRƢỞNG THÀNH TẠI VIỆT NAM

N VĂN THẠ

ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG

CHUYÊN NGÀNH: TÂM LÝ LÂM SÀNG


MÃ SỐ: 8310402

NGƢỜI HƢỚNG

N

HO HỌ

NGƢỜI HƢỚNG D N 1: GS.TS JACQUES GRÉGOIRE
NGƢỜI HƢỚNG D N 2: TS. LÊ HOÀNG THẾ HUY

TP HCM, tháng 9 năm 2022


LỜI CẢM ƠN
Tơi muốn bày tỏ lịng biết ơn của mình tới những Q Thầy Cơ và những
người thân trong gia đình của tơi, những người đã có những vai trị rất quan trọng
trong q trình học tập và trưởng thành của tôi như ngày hôm nay.
Đầu tiên, tôi muốn gửi lời tri ân sâu sắc tới những người thầy hướng dẫn của
tơi: GS.TS Jacques Grégoire và TS. Lê Hồng Thế Huy. Nhờ sự chỉ dẫn tận tình, đầy
kiên nhẫn và thấu hiểu của các thầy mà tơi mới có thể hồn thành tốt bài luận văn của
mình.
Tiếp đến, tơi muốn gửi lời cảm ơn tới toàn bộ Quý Thầy Cô của Khoa Tâm lý.
Tôi luôn cảm thấy may mắn và tự hào khi trở thành một trong những học viên cao học
đầu tiên của chương trình Thạc sĩ tâm lý lâm sàng. Thơng qua q trình học tập, tơi
cảm nhận được sự nỗ lực rất lớn của Quý Thầy Cơ dành cho khóa học này. Chính nhờ
sự tâm huyết của Q Thầy Cơ mà những học viên khóa đầu như chúng tơi đã có
những cơ hội học tập và trải nghiệm vơ cùng q giá để có thể tự tin, vững bước hơn
trên con đường trở thành những nhà thực hành tâm lý lâm sàng.
Lời cảm ơn cuối cùng, tơi xin gửi đến những người thân trong gia đình, những

người đã luôn sát cánh và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tơi có thể chun tâm hồn
thành việc học và thực hiện những ước mơ của mình. Gia đình ln là nguồn lực lớn
nhất để tơi có thể vượt qua được những thách đố, những khó khăn trong cuộc sống và
đồng thời cũng là động lực chính để tơi nỗ lực hồn thiện bản thân hơn mỗi ngày.
Tơi xin chân thành cảm ơn và biết ơn sâu sắc tình cảm mà mọi người đã dành cho tơi!

i


TÓM TẮT
Nghiên cứu này thực hiện khảo sát trên 193 sinh viên đang học tập tại các
trường đại học trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh (độ tuổi trung bình = 20.27; độ
lệch chuẩn = 1.37; 67.9% nữ) nhằm tìm hiểu về mối quan hệ giữa xã hội hóa cảm xúc
của cha mẹ thời thơ ấu với khả năng điều hòa cảm xúc và vấn đề trầm cảm ở người
trưởng thành tại Việt Nam. Kết quả cho thấy: nhận thức của người con về các phản
ứng không nâng đỡ của cha mẹ thời thơ ấu có tương quan thuận chiều với mức độ khó
khăn ĐHCX và mức độ trầm cảm của người con khi trưởng thành; phản ứng không
nâng đỡ của cha mẹ thời thơ ấu là yếu tố dự báo đáng kể mức độ khó khăn ĐHCX cao
và mức độ trầm cảm cao của người con khi trưởng thành. Bên cạnh đó, tương quan
thuận chiều giữa nhận thức của người con về các phản ứng nâng đỡ của cha mẹ thời
thơ ấu với mức độ khó khăn ĐHCX của người con khi trưởng thành được ghi nhận;
tuy nhiên cách phản ứng nâng đỡ của cha mẹ thời thơ ấu không phải là yếu tố dự báo
đáng kể cho mức độ khó khăn ĐHCX ở người con khi trưởng thành. Trong khi tương
quan giữa nhận thức của người con về các phản ứng nâng đỡ của cha mẹ thời thơ ấu
với mức độ trầm cảm của người con khi trưởng thành không được ghi nhận; cách
phản ứng nâng đỡ của cha mẹ thời thơ ấu là yếu tố dự báo đáng kể mức độ trầm cảm
thấp của người con khi trưởng thành. Kết quả của nghiên cứu đóng góp những ý nghĩa
thực tiễn trong giáo dục tâm lý gia đình và tâm lý lâm sàng.
Từ khóa: điều hịa cảm xúc, phản ứng không nâng đỡ của cha mẹ với cảm xúc tiêu
cực của con cái, phản ứng nâng đỡ của cha mẹ với cảm xúc tiêu cực của con cái, trầm

cảm, văn hóa, xã hội hóa cảm xúc.

ii


MỤC LỤC
Lời cảm ơn ....................................................................................................................... i
Tóm tắt ............................................................................................................................ ii
Mục lục ..........................................................................................................................iii
Danh mục chữ viết tắt .................................................................................................... vi
Danh mục bảng biểu ..................................................................................................... vii
Dẫn nhập ......................................................................................................................... 1
1. Chương 1. Tổng quan lý thuyết .............................................................................. 2
1.1. Tổng quan về xã hội hóa và vai trị của cha mẹ trong việc xã hội hóa con cái 2
1.1.1. Khái niệm xã hội hóa (Socialization) ......................................................... 2
1.1.2. Các học thuyết về XHH.............................................................................. 2
1.1.3. Tóm tắt ....................................................................................................... 9
1.2. Tổng quan về XHHCX và vai trò của cha mẹ trong việc XHHCX con cái ... 10
1.2.1. Khái niệm XHHCX (Socialization of Emotion) ...................................... 10
1.2.2. Các mơ hình lý thuyết về XHHCX của cha mẹ ....................................... 11
1.2.3. Văn hóa và XHHCX................................................................................. 24
1.2.4. Tóm tắt ..................................................................................................... 31
1.3. Tổng quan về ĐHCX ...................................................................................... 31
1.3.1. Khái niệm ĐHCX ..................................................................................... 31
1.3.2. Sự phát triển năng lực ĐHCX của trẻ và vai trò của cha mẹ ................... 33
1.3.3. Các chiến lược ĐHCX.............................................................................. 35
1.3.4. Vai trò của ĐHCX và sức khỏe tinh thần................................................. 37
1.3.5. Mối quan hệ giữa XHHCX – ĐHCX và vấn đề SKTT của trẻ dưới góc
nhìn xun văn hóa ............................................................................................. 39
1.3.6. Tóm tắt ..................................................................................................... 41

1.4. Nghiên cứu tại Việt Nam ................................................................................ 41
1.4.1. Tổng quan về lịch sử nghiên cứu lĩnh vực cảm xúc tại Việt Nam ........... 41

iii


1.4.2. Vai trò của cha mẹ đối với sự phát triển năng lực cảm xúc của trẻ trong
bối cảnh văn hóa Việt Nam ................................................................................ 43
1.4.3. Tóm tắt ..................................................................................................... 43
1.5. Nghiên cứu hiện hành ..................................................................................... 44
1.5.1. Khẳng định vấn đề nghiên cứu ................................................................. 44
1.5.2. Giả thuyết nghiên cứu .............................................................................. 45
1.5.3. Mô hình nghiên cứu đề xuất ..................................................................... 46
1.5.4. Tầm quan trọng của nghiên cứu ............................................................... 47
2. Chương 2. Phương pháp........................................................................................ 49
2.1. Nghiên cứu Pilot ............................................................................................. 49
2.2. Khách thể nghiên cứu ..................................................................................... 49
2.3. Quy trình nghiên cứu ...................................................................................... 50
2.4. Cơng cụ ........................................................................................................... 51
2.4.1. Thang đo về cách cha mẹ phản ứng với cảm xúc tiêu cực của trẻ ........... 51
2.4.2. Thang đo về khó khăn trong khả năng điều hịa cảm xúc ........................ 52
2.4.3. Thang đo DASS-21 .................................................................................. 52
2.5. Phương pháp xử lý số liệu .............................................................................. 53
3. Chương 3. Kết quả và bàn luận ............................................................................. 54
3.1. Kết quả ............................................................................................................ 54
3.1.1. Tương quan giữa các cách phản ứng của cha mẹ thời thơ ấu với mức độ
khó khăn trong ĐHCX của người Việt Nam trưởng thành trẻ tuổi.................... 55
3.1.2. Tương quan giữa các cách phản ứng của cha mẹ thời thơ ấu với mức độ
trầm cảm của người Việt Nam trưởng thành trẻ tuổi ......................................... 55
3.1.3. Mức độ dự báo của các cách phản ứng của cha mẹ thời thơ ấu với mức độ

khó khăn điều hịa cảm xúc của người Việt Nam trưởng thành trẻ tuổi ............ 56
3.1.4. Mức độ dự báo của các cách phản ứng của cha mẹ thời thơ ấu với mức độ
trầm cảm của người Việt Nam trưởng thành trẻ tuổi ......................................... 57
iv


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

3.2. Bàn luận .......................................................................................................... 58
3.2.1. Tương quan giữa các cách phản ứng của cha mẹ thời thơ ấu với mức độ
khó khăn trong ĐHCX của người Việt Nam trưởng thành trẻ tuổi.................... 59
3.2.2. Tương quan giữa các cách phản ứng của cha mẹ thời thơ ấu với mức độ
trầm cảm của người Việt Nam trưởng thành trẻ tuổi ......................................... 61
3.2.3. Mức độ dự báo của các cách phản ứng của cha mẹ thời thơ ấu với mức độ
khó khăn điều hòa cảm xúc của người Việt Nam trưởng thành trẻ tuổi ............ 61
3.2.4. Mức độ dự báo của các cách phản ứng của cha mẹ thời thơ ấu với mức độ
trầm cảm của người Việt Nam trưởng thành trẻ tuổi ......................................... 62
3.3. Tóm tắt ............................................................................................................ 63
4. Ứng dụng và đề xuất ............................................................................................. 65
4.1. Ứng dụng ........................................................................................................ 65
4.2. Hạn chế ........................................................................................................... 66
Tài liệu tham khảo ........................................................................................................ 67
Phụ lục .......................................................................................................................... 85

v

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CCNES
DASS
DERS
ĐHCX
ĐKKT
ECT
EI
ICT
SKTT
TTN
VTN
XHH
XHHCX

Thang đo cách cha mẹ phản ứng với cảm xúc tiêu cực của trẻ
Thang đo trầm cảm, lo âu, stress
DERS
Điều hòa cảm xúc
Điều kiện kinh tế
External Control theories
Emotion intelligence
Internal Control Theories
Sức khỏe tinh thần
Thanh thiếu niên
Vị thành niên
Xã hội hóa
Xã hội hóa cảm xúc


vi

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1: Mối quan hệ giữa những giá trị, mục tiêu của cha mẹ, phong cách làm cha mẹ
và những thực hành nuôi dạy con cái với năng lực cảm xúc, năng lực xã hội của
trẻ (Darling & Steinberg, 1993; Eisenberg, Spinrad, et al., 1998) ........................ 10
Bảng 2: Mơ hình tổng qt về XHHCX (Eisenberg, Cumberland, et al., 1998;
Eisenberg, Spinrad, et al., 1998; Eisenberg, 2020) ................................................ 12
Bảng 3: Mơ hình ba bên về tác động của gia đình đối với việc điều chỉnh và ĐHCX
của trẻ em (Morris et al., 2007). ............................................................................ 21
Bảng 4: Tóm tắt không đầy đủ về các giai đoạn phát triển các kỹ năng cảm xúc của trẻ
Saarni (1999) và Holodynski et Friedlmeier (2006). ............................................. 33
Bảng 5: Mơ hình tương quan giữa các cách phản ứng của cha mẹ với mức độ khó
khăn ĐHCX và mức độ trầm cảm của người con khi trưởng thành ...................... 46
Bảng 6: Mơ hình dự báo của các cách phản ứng của cha mẹ với mức độ khó khăn
ĐHCX và mức độ trầm cảm của người con khi trưởng thành ............................... 47
Bảng 7: Mô tả dữ liệu dân số - xã hội của mẫu nghiên cứu ......................................... 50
Bảng 8: Thống kê mô tả các biến cho tồn mẫu (N= 193) và theo giới tính nam, nữ. 54
Bảng 9: Ma trận tương quan giữa các biến................................................................... 54
Bảng 10: Tương quan giữa các cách phản ứng của cha mẹ thời thơ ấu với mức độ khó
khăn ĐHCX của người Việt Nam trưởng thành trẻ tuổi ....................................... 55
Bảng 11: Tương quan giữa các cách phản ứng của cha mẹ thời thơ ấu với mức độ trầm
cảm của người Việt Nam trưởng thành trẻ tuổi ..................................................... 55
Bảng 12: Kết quả của hồi quy phân cấp đối với phản ứng nâng đỡ và không nâng đỡ

của cha mẹ trên biến phụ thuộc mức độ khó khăn ĐHCX của người con (có kiểm
sốt các biến nhân khẩu). ....................................................................................... 56
Bảng 13: Kết quả của hồi quy phân cấp đối với phản ứng nâng đỡ và không nâng đỡ
của cha mẹ trên biến phụ thuộc mức độ trầm cảm của người con (có kiểm sốt các
biến nhân khẩu). ..................................................................................................... 57
Bảng 14: Mơ hình kết quả tương quan giữa các cách phản ứng của cha mẹ thời thơ ấu
với mức độ khó khăn ĐHCX và mức độ trầm cảm của người Việt Nam trưởng
thành trẻ tuổi .......................................................................................................... 63
Bảng 15: Mơ hình kết quả dự báo của các cách phản ứng của cha mẹ thời thơ ấu với
mức độ khó khăn ĐHCX và mức độ trầm cảm của người Việt Nam trưởng thành
trẻ tuổi .................................................................................................................... 64

vii

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

D N NH P
Những ảnh hưởng của cha mẹ đến con cái qua các giai đoạn phát triển là chủ
đề đã được quan tâm nghiên cứu sâu rộng trong ngành tâm lý học, đặc biệt là về khía
cạnh xã hội hóa cảm xúc (XHHCX). Cùng với khả năng điều hịa cảm xúc (ĐHCX),
q trình XHHCX nhận được nhiều sự quan tâm của các cơng trình nghiên cứu khoa
học vì chúng có liên quan mật thiết đến năng lực cảm xúc, năng lực xã hội và các vấn
đề sức khỏe tinh thần của một cá nhân từ thời thơ ấu đến khi trưởng thành (Eisenberg,
Cumberland, et al., 1998; Garner & Estep, 2001; Gross & Muñoz, 1995).
Cho đến nay các nghiên cứu về chủ đề này chưa được tìm hiểu nhiều ở các
nước văn hóa phương Đơng mà chủ yếu được thực hiện ở các nước văn hóa phương
Tây, dù rằng đã có những nghiên cứu chỉ ra yếu tố văn hóa ảnh hưởng mạnh mẽ đến

việc XHHCX của cha mẹ (Friedlmeier et al., 2011; Kagitcibasi, 2017; Matsumoto et
al., 2008). Cụ thể, nếu như ở các nước phương Tây coi trọng sự phát triển và độc lập
cá nhân nên mục tiêu XHHCX của cha mẹ đòi hỏi trẻ độc lập trong việc quản lý cảm
xúc, các nước phương Đông lại coi trọng tính tập thể nên cha mẹ nhấn mạnh vào khả
năng trẻ điều chỉnh cảm xúc để duy trì sự phụ thuộc lẫn nhau với người khác
(Friedlmeier et al., 2011; Matsumoto et al., 2008; Kagitcibasi, 2017).
Và do vậy, khi thực hiện đề tài này tại Việt Nam – một nước phương Đơng
đang phát triển, có bối cảnh văn hóa vừa chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của Nho giáo vừa
tiếp cận nền văn hóa phương Tây (Mestechkina, Son, & Shin, 2014) thì mục tiêu mà
đề tài hướng tới là tìm hiểu về mối quan hệ giữa XHHCX của cha mẹ thời thơ ấu với
khả năng ĐHCX và vấn đề sức khỏe tinh thần (SKTT) ở người trưởng thành, xét trên
các đặc trưng về yếu tố văn hóa.

1

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

1. HƢƠNG 1. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT
1.1. Tổng quan về xã hội hóa và vai trị của cha mẹ trong việc xã hội hóa con cái
1.1.1. Khái niệm xã hội hóa (Socialization)
Theo Maccoby (2007), thuật ngữ xã hội hóa (XHH) nhằm chỉ q trình một
đứa trẻ được dạy những kĩ năng, những mơ hình hành vi, những giá trị và động lực
cần thiết cho việc phát triển khả năng tự điều chỉnh để thích nghi và thực hiện đầy đủ,
thỏa đáng những yêu cầu đến từ xã hội. Những yêu cầu hay những chuẩn mực này là
sản phẩm mà văn hóa tạo ra nhằm ngăn chặn sự hỗn loạn và duy trì trật tự xã hội. Do
vậy tiến trình XHH mang tính truyền tải văn hóa từ thế hệ trước sang thế hệ sau và
chịu nhiều ảnh hưởng khi có những thay đổi, biến động trong văn hóa (Maccoby,

1992; Maccoby, 2007).
Tiến trình XHH kéo dài xuyên suốt trong sự phát triển của một cá nhân, khởi
sự và bền vững nhất ở giai đoạn trẻ nhỏ sống cùng với gia đình, sau đó mở rộng ra với
bạn bè, trường học, các tổ chức tôn giáo, công việc và những mối quan hệ mật thiết
khi trưởng thành. Các học thuyết cũng như những cơng trình nghiên cứu về XHH tập
chung chủ yếu vào vai trò của cha mẹ và giai đoạn ấu thơ của một cá nhân. Lý do
được đưa ra là cha mẹ được xem là đối tượng chịu trách nhiệm chính cho việc XHH
một đứa trẻ và thời thơ ấu là giai đoạn dễ uốn nắn để từ đó trẻ hình thành và phát triển
những kĩ năng xã hội, thuộc tính nhân cách, các định hướng và các giá trị xã hội
(Maccoby, 1992, 2007).
Nhìn chung, những kết quả cụ thể mà quá trình XHH hướng đến bao gồm: phát
triển khả năng tự điều chỉnh cảm xúc, suy nghĩ và hành vi của trẻ; giúp trẻ thu nhận
được các tiêu chuẩn, thái độ và giá trị của một nền văn hóa; và có thể thúc đẩy hoặc
cản trở sự phát triển lịng tự trọng, tính hiệu quả của chính bản thân đứa trẻ do việc
dạy một cách không chủ đích của cha mẹ (Grusec, 2002).
1.1.2. Các học thuyết về XHH
Hiện tại có ba nhóm học thuyết chính về XHH, bao gồm: nhóm nhấn mạnh vào
sự kiểm sốt nội tại, nhóm nhấn mạnh vào kiểm sốt ngoại tại và nhóm tập trung vào

2

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái (Grusec, 2002). Nội dung chính của các nhóm
học thuyết sẽ được trình bày cụ thể và ngắn gọn ở phần tiếp theo.
1.1.2.1. Các học thuyết về kiểm soát nội tại (Internal Control Theories hoặc ICT)
Các học thuyết ICT tập trung vào hai khía cạnh của XHH: (1) thực hành kỉ luật

của cha mẹ và (2) phong cách làm cha mẹ. Nhóm học thuyết này nhấn mạnh tầm quan
trọng của q trình chuyển đổi, nhập tâm những sự kiểm sốt bên ngoài của cha mẹ
thành khả năng tự điều chỉnh bên trong của trẻ (Grusec, 2002).
a. Thực hành kỉ luật của cha mẹ (Discipline practices)
Thực hành kỉ luật của cha mẹ dựa trên những nguyên lý tâm động năng cơ bản
do Freud (2006) khởi xướng vào những năm 1900. Theo đó, XHH được coi là q
trình điều hịa xung năng của trẻ. Bằng các hành vi kỉ luật, kiểm soát bên ngoài, cha
mẹ giúp trẻ đạt được sự tự kiểm sốt thơng qua hai khái niệm quan trọng: “nội tại
hóa” và “đồng nhất hóa”. Từ đó trẻ có thể tự chủ trong việc thích nghi và cư xử phù
hợp với các tiêu chuẩn của xã hội đề ra (Grusec, 2002; Maccoby, 2007).
Về mặt lý thuyết, các nhà phân tâm và tâm động năng cho rằng trong thời kỳ sơ
sinh và thời thơ ấu, hành vi của trẻ là sự tự do thể hiện của các xung động bản năng,
bao gồm xung năng gây hấn và xung năng tính dục. Những hành vi xung động này
thường xung đột với các yêu cầu, chuẩn mực của xã hội, do đó cha mẹ trong vai trị
những người chăm sóc chính sẽ có trách nhiệm phải kiềm chế và hướng những hành
vi của trẻ tn theo những khn phép của nền văn hóa mà trẻ lớn lên. Khi thực hiện
những hành vi kỉ luật và đặt ra những giới hạn này, cha mẹ cũng đồng thời phải ứng
phó và giải quyết những phản kháng và giận dữ đến từ trẻ (Maccoby, 2007).
Bản thân đứa trẻ trong quá trình chịu những hành vi kỉ luật của cha mẹ sẽ trải
qua những xung đột nội tâm gay gắt. Một mặt trẻ khao khát sự yêu thương và chăm
sóc của cha mẹ, mặt khác trẻ cũng nhận ra rằng những xung năng gây hấn và tính dục
mà trẻ hướng về cha mẹ sẽ kéo theo nguy cơ bị cha mẹ từ chối và bỏ rơi. Để giải
quyết những xung đột này thì q trình đồng nhất hóa diễn ra. Trẻ sẽ “nội tại hóa” cha
mẹ và “nhập nội” những giá trị của cha mẹ để hình thành nên Siêu tơi – hình ảnh đại
diện bên trong của cha mẹ. Do vậy, kết quả quan trọng của quá trình đồng nhất hóa
3

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn



C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

chính là khả năng tự điều chỉnh những xung động nguyên thủy, trẻ sẽ trở nên tự chủ
và trưởng thành hơn về mặt xã hội (Maccoby, 1994; Maccoby, 2007).
Vào những năm 1940 -1950, sự kết hợp giữa lý thuyết phân tâm học và lý
thuyết học tập của Hull (1943) đã tạo ra lý thuyết học tập xã hội. Thơng qua đó, những
giả thuyết về xã hội hóa theo góc nhìn phân tâm học đã có thể được kiểm chứng qua
những cơng trình thực nghiệm một cách khách quan hơn. Theo Hull (1943), q trình
đồng nhất hóa mà Freud mơ tả được biểu hiện ra bên ngồi bằng sự bắt chước người
lớn của trẻ và những lo lắng khi sợ bị phạt là những động lực giúp trẻ củng cố việc
học những thói quen mới. Do vậy, những hành vi kỉ luật của cha mẹ là sự củng cố thứ
phát nhằm giảm đi những xung động bản năng của trẻ. Các cơng trình nghiên cứu
cũng cho thấy rằng khơng phải lúc nào hành vi kỉ luật của cha mẹ cũng dẫn đến q
trình nội tại hóa của trẻ. Ngồi các biến số có tác động đến q trình như tuổi tác, giới
tính, tâm trạng và tính khí của trẻ, bản chất của hành vi sai trái, giới tính của cha mẹ
và tầng lớp kinh tế xã hội thì hiệu quả của những hành vi kỉ luật của cha mẹ đối với
q trình nội tại hóa của trẻ sẽ phụ thuộc vào hai yếu tố chính: khả năng nhận thức
chính xác về thông điệp của cha mẹ và sự sẵn sàng chấp nhận thơng điệp đó của trẻ
(Grusec, 2002; Maccoby, 2007).
b. Phong cách làm cha mẹ (Parenting styles)
Kết quả của những cơng trình nghiên cứu XHH nhằm đưa những ngun lý về
q trình đồng nhất hóa ở trẻ sang những vấn đề cụ thể có thể quan sát và kiểm chứng
được cũng đã mở đường cho những nghiên cứu về việc nuôi dạy con cái, cụ thể là về
những cách thức mà những thay đổi trong chất lượng nuôi dạy con cái có thể liên quan
đến phát triển các thuộc tính ở trẻ em (Maccoby, 2007).
Trong các nghiên cứu về phong cách làm cha mẹ, Baumrind (2013) đã chia ra
bốn nguyên mẫu: cha mẹ độc đoán; cha mẹ thẩm quyền, cha mẹ dễ dãi và cha mẹ bỏ
mặc. Sự phân chia này được dựa trên hai tiêu chí: mức độ yêu cầu và mức độ đáp ứng
của cha mẹ đối với con cái. Mức độ yêu cầu liên quan tới việc cha mẹ giám sát, kiểm
soát hành vi của trẻ và đưa ra những yêu cầu để trẻ có thể hịa nhập và đóng góp vào

gia đình. Mức độ đáp ứng liên quan tới những hành vi nâng đỡ và cảm xúc ấm áp mà
cha mẹ dành cho con cái, đáp ứng được những nhu cầu của con cái. Theo đó, cha mẹ
4

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

độc đoán là cha mẹ yêu cầu cao, đáp ứng thấp. Họ thường cứng nhắc, coi trọng sự
vâng lời, hạn chế quyền tự chủ của trẻ và không khuyến khích việc thể hiện cảm xúc.
Cha mẹ thẩm quyền là cha mẹ yêu cầu cao, đáp ứng cao. Họ đặt ra các tiêu chuẩn cho
hạnh kiểm, coi trọng việc tuân thủ các quy tắc hợp lý nhưng tôn trọng quyền tự chủ và
cá nhân của trẻ, đồng thời đáp ứng một cách nhạy bén các nhu cầu và mong muốn của
trẻ. Cha mẹ dễ dãi là cha mẹ yêu cầu thấp, đáp ứng cao. Họ không áp đặt các biện
pháp hạn chế mà chấp nhận hành động của trẻ và ơn hịa trong việc trừng phạt. Nhóm
cuối cùng, cha mẹ bỏ mặc là những cha mẹ thờ ơ, không yêu cầu và cũng không đáp
ứng con cái (Grusec, 2002). Như vậy, theo Baumrind (2013), cha mẹ thẩm quyền là
những người tạo điều kiện thuận lợi nhất cho quá trình XHH của con cái.
Tuy nhiên, những nghiên cứu của Baumrind mạnh về mặt khái niệm hơn so với
thực nghiệm bởi các nghiên cứu sau đó cho thấy những kết quả không nhất quán với
các giả thuyết ban đầu được đưa ra (Grusec, 2002; Maccoby, 2007). Theo Grusec và
Goodnow (1994), hầu hết các bậc cha mẹ sử dụng kết hợp các phong cách nuôi dạy
con cái trong thực hành kỉ luật trẻ và điều này tùy thuộc vào bản chất của tiêu chuẩn
xã hội cụ thể mà trẻ vi phạm. Khi trẻ thể hiện những hành vi chống đối xã hội như nói
dối, trộm cắp, gây thương tích cho người khác thì sẽ bị kỉ luật khác với khi trẻ thiếu sự
quan tâm tới người khác, cư xử không đúng trên bàn ăn hoặc chơi những trị thơ bạo.
Hơn nữa, theo Darling và Steinberg (1993), khi thực hiện nghiên cứu ở những nhóm
cha mẹ có bối cảnh văn hóa và điều kiện kinh tế khác nhau đã cho thấy tác động của
phong cách cha mẹ có thẩm quyền khơng phải lúc nào cũng tích cực với con cái. Do

vậy, Darling và Steinberg (1993) đã phân tích lại phong cách làm cha mẹ và đưa ra ba
khía cạnh cần quan tâm tìm hiểu khi nghiên cứu những tác động của phong cách nuôi
dạy con cái đến sự phát triển của trẻ: (1) mục tiêu mà cha mẹ hướng tới trong việc xã
hội hóa con cái, (2) những thực hành của cha mẹ trong việc đạt được mục tiêu đó và
(3) phong cách làm cha mẹ hay môi trường cảm xúc, nơi quá trình xã hội hóa diễn ra.
Trong khi những thực hành của cha mẹ liên quan tới nội dung, mục tiêu của xã hội
hóa và hướng tới các hoạt động của trẻ, thì phong cách của cha mẹ liên quan tới việc
cha mẹ cảm nhận như thế nào về trẻ hơn là các hành vi của trẻ. Do đó, các thực hành
của cha mẹ ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình nội tại hóa của trẻ, cịn phong cách làm

5

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

cha mẹ ảnh hưởng gián tiếp, tạo môi trường thuận lợi giúp trẻ cởi mở hơn với những
nỗ lực XHH (Grusec, 2002).
1.1.2.2. Các học thuyết về kiểm soát ngoại tại (External control theories hay
ECT)
Theo Grusec (2002) và Maccoby (2007), các lý thuyết ECT được đặt nền móng
từ chủ nghĩa hành vi khi nhấn mạnh vào các cơ chế thưởng – phạt của cha mẹ trong
việc kiểm soát các hành vi của con cái. Cha mẹ đóng vai trị là người dạy sẽ quyết
định những thói quen, hành vi thích hợp mà trẻ được học. Do vậy, XHH được xem
như là quá trình truyền dạy cho trẻ những hành vi mong muốn, giúp trẻ xây dựng
được những thói quen tốt và được xã hội chấp nhận. Bằng cách sử dụng những phần
thưởng và hình phạt, cha mẹ tạo điều kiện để củng cố các hành vi mong đợi và loại bỏ
những hành vi không mong đợi của trẻ.
Tuy nhiên, với những nghiên cứu thực nghiệm của mình, Bandura (1969) đã

cho thấy trẻ có khả năng học tập dựa trên quan sát mà không cần phải được thực hiện
và củng cố hành vi. Trong quá trình quan sát, bắt chước và học tập này, trẻ cũng thể
hiện sự chủ động trong việc lựa chọn và kết hợp các khuôn mẫu khác nhau để định
hình cho hành vi của bản thân, điều này nhấn mạnh khả năng tự XHH của trẻ. Nghiên
cứu của Patterson và Fisher (2002) cũng đồng quan điểm khi cho thấy q trình ni
dạy con cái là một q trình mang tính hai chiều, trẻ cũng có tác động trở lại với cha
mẹ thông qua các đặc điểm về tính khí, hành vi của bản thân. Ngồi ra, Patterson và
Fisher (2002) nhấn mạnh ba yếu tố góp phần tạo nên sự thành cơng trong q trình
kiểm sốt ngoại tại của cha mẹ đối với việc XHH con cái như sau: (1) giám sát – mức
độ cha mẹ theo dõi các hoạt động của trẻ, (2) kỷ luật – mức độ cha mẹ nhất quán, kiên
định thực hiện những hành vi của kỉ luật của mình và (3) khả năng giải quyết vấn đề
của gia đình, dựa trên chất lượng của các giải pháp, mức độ giải quyết và khả năng
thực hiện.
1.1.2.3. Các học thuyết về mối quan hệ
Các học thuyết về mối quan hệ nhấn mạnh vào sự liên kết tình cảm tích cực
giữa cha mẹ và con cái như là nền tảng quan trọng cho sự thành cơng của q trình xã
6

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

hội hóa. Sự liên kết tích cực ở đây bao gồm các yếu tố như: 1) sự ấm áp, 2) sự quan
tâm bảo vệ và 3) sự đáp ứng qua lại giữa cha mẹ và con cái. Khi trẻ đã có được mối
dây liên kết tích cực này với cha mẹ thì chúng sẽ có xu hướng làm hài lòng và tuân
thủ theo những mong muốn của cha mẹ. Tuy nhiên, mỗi yếu tố sẽ có các tác động
khác nhau đến quá trình XHH cua trẻ.
a. Sự ấm áp
Theo Laible và Thompson (2015), ở giai đoạn đầu đời, khi trẻ nhận được

những tình cảm ấm áp từ cha mẹ thì trẻ sẽ thấy rằng mình được yêu thương và tơn
trọng. Điều đó thúc đẩy trẻ hành động giống cha mẹ và làm hài lòng cha mẹ. Kết quả
là cũng làm tăng khả năng tiếp thu để trẻ có thể hòa nhập với xã hội. Hơn thế nữa, nhờ
những trải nghiệm tích cực trong mối quan hệ với cha mẹ mà trẻ cũng có xu hướng
xây dựng được những mối quan hệ tích cực với những người xung quanh và ngày
càng trở nên hòa nhập với xã hội. Như vậy, sự ấm áp trong mối quan hệ góp phần
giúp trẻ phát triển năng lực giao tiếp xã hội, cung cấp cho trẻ những mơ hình cảm xúc
thích hợp và tăng khả năng tự điều chỉnh của trẻ (Grusec, 2002).
b. Sự bảo vệ
Trong khi sự ấm áp được xem là thành tố chính trong phong cách làm cha mẹ
và các tiếp cận về học tập xã hội thì sự bảo vệ lại được nhấn mạnh trong lý thuyết gắn
bó của Bowlby - một học thuyết nổi bật nhất trong các học thuyết về mối quan hệ
(Grusec, 2002).
Theo Bowlby (1988), khuynh hướng tạo ra các liên kết tình cảm mật thiết giữa
các cá nhân là một thành phần cơ bản của bản chất con người, đã xuất hiện từ giai
đoạn trẻ sơ sinh và kéo dài cho đến tuổi già. Năng lực để tạo mối liên kết tình cảm mật
thiết này cũng được xem là một nhân tố quan trọng để đánh giá chức năng của một
nhân cách lành mạnh.
Thuở nhỏ, trẻ sơ sinh tìm kiếm sự chăm sóc, hỗ trợ và bảo vệ ở những người
chăm sóc chính như bố mẹ, ông bà. Lớn lên, ở các giai đoạn tuổi dậy thì và trưởng
thành thì những mối liên kết này vẫn tồn tại và được bổ sung thêm những mối liên kết
mới mang tính chất dị tính. Chính sự chăm sóc và tìm kiếm sự chăm sóc giữa các cá
7

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

nhân là những yếu tố tạo nên sự gắn bó trong mối quan hệ. Trong sự chăm sóc,

Bowbly (1988) nhấn mạnh vào yếu tố bảo vệ để từ đó phân biệt ra các kiểu gắn bó an
tồn và khơng an tồn. Với những cha mẹ hiện diện một cách đầy đủ và đáp ứng nhạy
cảm với những tín hiệu của trẻ ở những giai đoạn đầu đời sẽ giúp trẻ hình thành nên
mối quan hệ gắn bó an tồn. Khi đó cha mẹ trở thành một cơ sở an toàn khiến trẻ tin
tưởng rằng bản thân sẽ được bảo vệ, an ủi khi gặp các tình huống khó khăn, đau khổ
và trẻ sẽ có động lực để tiếp tục khám phá thế giới, mở rộng các mối quan hệ và các
hoạt động của bản thân. Do đó, những đặc điểm trong mối quan hệ gắn bó an tồn
được xem là đặc điểm trung tâm của quá trình XHH. Ngược lại, khi cha mẹ thiếu nhạy
cảm, thiếu đáp ứng với các nhu cầu của trẻ sẽ khiến trẻ có những gắn bó khơng an
tồn, trẻ khơng tin tưởng rằng cha mẹ có thể đáp ứng được nhu cầu của trẻ và trẻ biểu
hiện sự bất an hoặc thiếu tin tưởng này bằng sự không tuân thủ hoặc tuân thủ một cách
hời hợt và ẩn chứa sự tức giận (Bowlby, 1988; Grusec, 2002).
Lý thuyết gắn bó cũng giải thích q trình XHH thơng qua việc trẻ nội hóa các
mơ hình làm việc (working models) từ cha mẹ - những đối tượng mà trẻ gắn bó. Khi
nhận thấy các mơ hình gắn bó có xu hướng trở thành đặc tính của chính đứa trẻ khi
lớn lên, lý thuyết gắn bó đã đưa ra các khái niệm về mơ hình làm việc của cái tơi – mơ
hình làm việc của riêng trẻ và mơ hình làm việc của cha mẹ. Các mơ hình làm việc
của trẻ được xây dựng từ cha mẹ và bổ sung bởi những mối quan hệ xung quanh trong
suốt những năm đầu tiên của cuộc đời. Sau đó chính mơ hình làm việc riêng của trẻ
phản ánh lại những hình ảnh cha mẹ có về trẻ, chi phối cảm giác của trẻ khi nhìn nhận
chính mình, chi phối cảm giác và mong đợi cũng như cách ứng xử của trẻ đối với từng
bậc cha mẹ. Nói cách khác, các mơ hình làm việc nội bộ này tạo thành các bộ lọc diễn
giải, qua đó trẻ em xây dựng trải nghiệm của mình về các mối quan hệ mới theo
những cách phù hợp với kỳ vọng mà trẻ đã có trong lịch sử quan hệ của mình. Do đó,
những đứa trẻ có gắn bó an tồn thuận lợi hơn trong q trình XHH so với những trẻ
có gắn bó khơng an tồn bởi những mơ hình đại diện tích cực mà trẻ có được từ cha
mẹ cũng như xu hướng của chính trẻ trong việc thiết lập các mối tương quan tốt đẹp
với những người xung quanh (Bowlby, 1988; Laible & Thompson, 2015).

8


@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

Như vậy, tương đồng với sự ấm áp trong mối quan hệ, thuyết gắn bó cũng nhấn
mạnh vào yếu tố hòa hợp trong mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái như là nền tảng
giúp nâng cao khả năng XHH của trẻ. Một đứa trẻ có gắn bó an tồn sẽ dễ tiếp thu,
hợp tác và đáp ứng hơn với các những nỗ lực XHH của cha mẹ, có khả năng tuân thủ
các yêu cầu của cha mẹ, tham gia vào các hoạt động chung và nội tại hóa các giá trị
của cha mẹ (Laible & Thompson, 2015).
c. Sự đáp ứng qua lại
Đối với yếu tố đáp ứng qua lại lẫn nhau trong mối quan hệ giữa cha mẹ và con
cái, Grusec (2002) cho rằng khi cha mẹ và con cái cùng chia sẻ những mục tiêu chung
và những mục tiêu đó khơng địi hỏi q nhiều sự hy sinh nhu cầu riêng của mỗi bên
thì việc cha mẹ nhạy cảm đáp ứng nhu cầu và mong muốn của con cái sẽ thúc đẩy con
cái trong việc đáp ứng lại những mong muốn của cha mẹ. Aksan et al. (2006) đã làm
rõ hơn về sự đáp ứng qua lại lẫn nhau giữa cha mẹ và con cái thơng qua các yếu tố:
phối hợp các thói quen, giao tiếp hài hịa, hợp tác lẫn nhau và bầu khơng khí tình cảm.
Theo đó, khi mối quan hệ giữa cha mẹ và trẻ đạt được nhiều những yếu tố này thì quá
trình XHH của trẻ sẽ diễn ra thuận lợi. Cha mẹ sẽ không cần phải áp dụng các phương
áp ép buộc hay trừng phạt để đảm bảo sự tuân thủ của trẻ vì những yêu cầu của cha
mẹ thường đủ để khuyến khích trẻ tuân thủ. Bản thân trẻ cũng cảm thấy phải có nghĩa
vụ phản ứng tích cực với những yêu cầu của cha mẹ và chấp nhận những giá trị của
cha mẹ (Laible & Thompson, 2015).
1.1.3. Tóm tắt
Sau khi phác thảo tổng quan về XHH, những điều quan trọng cần nhớ được tóm tắt ở
các điểm sau:
-


XHH là một quá trình kéo dài xuyên suốt trong sự phát triển của một cá nhân
và được gắn liền với bối cảnh văn hóa – xã hội nơi cá nhân đó sinh ra và lớn
lên.

-

Q trình XHH giúp một cá nhân có thể phát triển các khả năng để thích nghi
và thực hiện đầy đủ các vai trò của bản thân theo những yêu cầu đến từ xã hội.

9

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

-

Các học thuyết XHH cho thấy vai trò của gia đình, đặc biệt là vai trị của cha
mẹ đến sự phát triển của con cái, tuy nhiên có thể thấy đây là một q trình có
tính hai chiều. Những thuộc tính hay hành vi của con cái cũng có tác động
ngược trở lại đối với tiến trình XHH của cha mẹ.

1.2. Tổng quan về XHHCX và vai trò của cha mẹ trong việc XHHCX con cái
1.2.1. Khái niệm XHHCX (Socialization of Emotion)
Khi cảm xúc ngày càng được quan tâm và nghiên cứu sâu rộng trong hầu hết
các lĩnh vực của tâm lý học thì những cơng trình nghiên cứu về XHHCX cũng dần trở
thành một hướng đi mới trong khoa học hiện đại về XHH. Về tổng quan, XHHCX
cũng là một tiến trình tổng thể giống XHH. XHHCX có mặt khắp nơi trong sự tiếp

xúc hàng ngày của trẻ với những đối tượng XHH như cha mẹ, thầy cơ, người chăm
sóc và bạn bè đồng trang lứa. XHHCX chia sẻ những cấu trúc có liên quan với XHH,
nhất là trong những đặc điểm cốt lõi của việc nuôi dạy con cái như sự đáp ứng, sự ấm
áp và sự kiểm soát của cha mẹ (Eisenberg, Spinrad, et al., 1998; Denham et al., 2007).
Tuy nhiên điều đó khơng khiến cho những thực hành ni dạy con cái có liên quan tới
cảm xúc trong XHHCX và phong cách nuôi dạy con cái trở nên trùng lắp. Eisenberg,
Spinrad, et al. (1998) đã mô tả mối quan hệ giữa XHHCX và XHH qua sơ đồ sau:
Bảng 1: Mối quan hệ giữa những giá trị, mục tiêu của cha mẹ, phong cách làm cha
mẹ và những thực hành nuôi dạy con cái với năng lực cảm xúc, năng lực xã hội
của trẻ (Darling & Steinberg, 1993; Eisenberg, Spinrad, et al., 1998)
Phong cách làm cha mẹ

Khả năng tiếp nhận của
trẻ đối với quá trình
XHH

Những thực hành nuôi
dạy con cái

Năng lực cảm xúc và năng
lực xã hội của trẻ

Giá trị và mục tiêu
của cha mẹ
(Bao gồm một số liên
quan tới cảm xúc)

(Bao gồm những thực hành
liên quan đến XHHCX)


.

10

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

Theo đó, những thực hành ni dạy con cái có liên quan tới cảm xúc và phong
cách làm cha mẹ đều chịu ảnh hưởng bởi những giá trị và mục tiêu của cha mẹ. Hiệu
quả của những thực hành nuôi dạy con cái liên quan tới cảm xúc và các kết quả ở trẻ
lại chịu sự điều tiết của những yếu tố trong phong cách làm cha mẹ.
Ngoài ra, để có một khái niệm đầy đủ và cụ thể về XHHCX thì Eisenberg,
Spinrad, et al. (1998) đã phân biệt ra XHHCX trực tiếp và XHHCX gián tiếp. Theo
đó, XHHCX trực tiếp là quá trình mà những hành vi của người XHH có ảnh hưởng
đến khả năng học tập của trẻ trong việc trải nghiệm, biểu lộ, ĐHCX và những hành vi
liên quan tới cảm xúc. Cách thức trẻ trải nghiệm, biểu lộ, ĐHCX và những hành vi
liên quan tới cảm xúc này cũng được mong đợi sẽ phù hợp với những niềm tin, giá trị
và mục tiêu của người XHH. Hay nói cách khác, XHHCX trực tiếp bao gồm các hành
vi phản ánh được nhận thức và mục tiêu liên quan đến cảm xúc của người XHH.
Trong khi đó, XHHCX gián tiếp bao gồm các tương tác và các hành vi không đặc biệt
phản ánh niềm tin, giá trị và mục tiêu liên quan đến cảm xúc của người XHH, nhưng
có ảnh hưởng đến việc trẻ trải nghiệm, bộc lộ và hiểu biết về cảm xúc.
Eisenberg et al. (Eisenberg, Cumberland, et al., 1998; Eisenberg, Spinrad, et
al., 1998) cũng đã xây dựng một mơ hình lý thuyết tổng qt để mơ tả rõ hơn về q
trình XHHCX của cha mẹ đối với sự phát triển của trẻ. Nội dung của mơ hình này sẽ
được trình bày cụ thể hơn ở phần tiếp theo.
1.2.2. Các mơ hình lý thuyết về XHHCX của cha mẹ
Cũng như XHH, các mơ hình lý thuyết và cơng trình nghiên cứu về XHHCX

tập trung chủ yếu vào mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái. Hai mơ hình lý thuyết nổi
bật đó là mơ hình của Eisenberg et al. (Eisenberg, Cumberland, et al., 1998;
Eisenberg, Spinrad, et al., 1998) và mơ hình của Morris et al. (2007).

11

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

1.2.2.1. Mơ hình lý thuyết của Eisenberg et al. (Eisenberg, Cumberland, et al.,
1998; Eisenberg, Spinrad, et al., 1998)
1.2.2.1.1. Tổng quan về mơ hình
Bảng 2 trình bày mơ hình tổng quát (heuristic model) về quá trình XHHCX của
cha mẹ đối với con cái (Eisenberg, Cumberland, et al., 1998; Eisenberg, Spinrad, et
al., 1998; Eisenberg, 2020).
Bảng 2: Mơ hình tổng qt về XHHCX (Eisenberg, Cumberland, et al., 1998;
Eisenberg, Spinrad, et al., 1998; Eisenberg, 2020)
\

Đặc tính của trẻ:
- Tuổi
- Giới tính
- Tính khí,…
Đặc tính của cha
mẹ:
- Giới tính
- Nhân cách
- Phong cách làm cha

mẹ
- Giá trị và niềm tin
liên quan tới cảm xúc
- Mục tiêu của cha
mẹ (ví dụ: sự thấu
cảm, nhân cách, mục
tiêu xã hội hóa), …
Yếu tố văn hóa:
- Những niềm tin liên
quan đến cảm xúc,
- Những chuẩn mực
và giá trị
- Những khn mẫu
về giới tính, …

Bối cảnh:
- Mức độ của cảm
xúc trong bối cảnh
- Khả năng gây hại
tới người khác
- Lịch sử về những
tương tác liên quan
đến cảm xúc trong
gia đình, bao gồm cả
những bất hịa của vợ
chồng, …

Những thực
hành ni
dạy con cái có

liên quan tới
cảm xúc:
- Những phản
ứng với cảm
xúc của trẻ
- Trao đổi về
cảm xúc
- Biểu lộ cảm
xúc
- Lựa chọn/
sửa đổi tình
huống

Sự
kích
động
của
trẻ

Kết quả ở trẻ:
- Kinh nghiệm về cảm
xúc
- Biểu lộ cảm xúc
- Điều hòa trong những
bối cảnh đặc biệt
- Đạt được năng lực
điều hòa
- Sự hiểu biết về cảm
xúc và sự điều hòa
- Cảm nhận về cảm xúc

và tự thể hiện cảm xúc
- Cố gắng kìm giữ các
suy nghĩ
- Chất lượng mối quan
hệ giữa trẻ và cha mẹ
- Các giản đồ về bản
thân, các mối quan hệ và
thế giới (bao gồm các
mơ hình làm việc về các
mối quan hệ), …

Hành vi
xã hội
và năng
lực xã
hội

Các nhân tố điều tiết:
- Phong cách làm cha mẹ
- Kiểu và cường độ cảm xúc của trẻ
- Kiểu và cường độ cảm xúc của cha mẹ
- Sự tương thích của hành vi và cảm xúc của cha mẹ
trong bối cảnh
- Những giá trị, chuẩn mực, góc nhìn thuộc về văn hóa/
văn hóa vùng miền,…
- Khí chất/ nhân cách của trẻ
- Giới tính và mức độ phát triển của trẻ
- Sự thay đổi và tính nhất quán trong hành vi của cha mẹ
- Sự rõ ràng trong giao tiếp của cha mẹ
- Sự phù hợp của hành vi cha mẹ với mức độ phát triển

của trẻ (dù đó là những hành vi hướng về trẻ hay là hành
vi chủ động, phản ứng), …

Theo mơ hình này, chúng ta có thể thấy:
12

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

 Nhóm nhân tố dự báo những thực hành ni dạy con cái có liên quan tới cảm
xúc của cha mẹ bao gồm: 1) đặc tính của trẻ, 2) đặc tính của cha mẹ, 3) các đặc
trưng văn hóa và 4) bối cảnh. Theo Eisenberg (2020), có mối quan hệ và tương
tác tuyến tính giữa những nhóm nhân tố dự báo này. Hơn thế nữa, những nhân
tố này cũng có thể dự báo những kích thích cũng như một vài kết quả ở trẻ.
 Những nhân tố đóng vai trị điều tiết đến q trình bao gồm: 1) phong cách làm
cha mẹ, 2) kiểu và cường độ cảm xúc của trẻ, 3) kiểu và cường độ cảm xúc của
cha mẹ, 4) sự tương thích về hành vi và cảm xúc của trẻ và của cha mẹ trong
bối cảnh, 5) đặc tính của trẻ (tuổi, giới tính, mức độ phát triển, tính khí hoặc
tính cách của trẻ), 6) sự thay đổi và tính nhất quán trong những hành vi liên
quan đến cảm xúc của cha mẹ, 7) sự rõ ràng trong giao tiếp của cha mẹ (ví dụ:
trong việc cha mẹ trao đổi và phản ứng với cảm xúc của trẻ), 8) những hành vi
liên quan tới cảm xúc của cha mẹ nhắm vào trẻ hay người khác (ví dụ:
vợ/chồng hoặc anh chị em ruột), 9) những hành vi liên quan tới cảm xúc của
cha mẹ là sự chủ động hay là phản ứng đối với trẻ, 10) sự phù hợp của những
hành vi liên quan tới cảm xúc của cha mẹ với mức độ phát triển của trẻ, 11)
những yếu tố thuộc về văn hóa.
 Những ảnh hưởng của quá trình XHHCX đến các chức năng của trẻ và kết quả
có thể đạt được là: 1) trẻ có trải nghiệm về cảm xúc trong một bối cảnh nhất

định, 2) trẻ có thể biểu hiện cảm xúc một cách tự phát, 3) trẻ điều chỉnh được
cảm xúc và hành vi liên quan đến cảm xúc trong một bối cảnh nhất định, 4) trẻ
thu nhận được các quy trình điều hịa thơng qua sự hướng dẫn hoặc mơ hình
hóa của cha mẹ, 5) trẻ có hiểu biết về các cảm xúc thích hợp và các quy trình
ĐHCX, 6) trẻ tự cảm nhận về những cảm xúc của chính mình và tự thể hiện
cảm xúc, 7) chất lượng mối quan hệ giữa trẻ và cha mẹ ngay tại thời điểm đó
và về lâu dài được xem như là một sự tích lũy kinh nghiệm XHH và 8) trẻ có
thể xây dựng được giản đồ về bản thân, về các mối quan hệ và thế giới xã hội.
Đặc biệt, những khả năng liên quan đến cảm xúc của trẻ đóng vai trị quan
trọng trong việc phát triển các năng lực xã hội, do đó mơ hình lý thuyết của
Eisenberg, Cumberland et al. (1998) cũng dự đoán năng lực xã hội là một trong
những kết quả của quá trình XHHCX của cha mẹ đối với trẻ.
13

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

 Trong những thực hành nuôi dạy con cái liên quan đến cảm xúc, Eisenberg,
Cumberland et al. (1998) tập trung vào ba hình thức chính: (1) cách phản ứng
của cha mẹ đối với cảm xúc của con cái, (2) cách cha mẹ trao đổi về cảm xúc
và (3) sự bộc lộ cảm xúc của cha mẹ. Trong ba hình thức, cách phản ứng của
cha mẹ đối với cảm xúc của con cái được đặc biệt nhấn mạnh hình thức này thể
hiện quá trình XHHCX trực tiếp của cha mẹ đối với con cái.
 Những mũi tên trong mô hình thể hiện mối quan hệ tương tác qua lại, ảnh
hưởng lẫn nhau của các nhân tố, cho thấy sự phức tạp, đa chiều của tiến trình
XHHCX giữa cha mẹ và con cái.
1.2.2.1.2. Nội dung chính của mơ hình
Trọng tâm trong mơ hình lý thuyết của Eisenberg et al. (Eisenberg,

Cumberland, et al., 1998; Eisenberg, Spinrad, et al., 1998) là mối quan hệ của những
thực hành nuôi dạy con cái liên quan tới cảm xúc và những kết quả cụ thể về năng lực
cảm xúc, năng lực xã hội của trẻ để từ đó có thể làm rõ hơn vai trị của cha mẹ trong
quá trình XHHCX con cái. Như đã trình bày ở trên, có ba hình thức chính trong những
thực hành nuôi dạy con cái được tập trung thảo luận.
a. Cách phản ứng của cha mẹ đối với cảm xúc của con cái (Parental
Reactions to hildren’s Emotions)
Trong tương tác hàng ngày với cha mẹ, trẻ em bộc lộ nhiều thể loại cảm xúc,
cả tích cực lẫn tiêu cực và những cách thức cha mẹ phản ứng với cảm xúc tiêu cực của
trẻ được xem là tạo ra nhiều cơ hội cho việc XHHCX hơn so cách phản ứng với các
cảm xúc tích cực (Eisenberg, Cumberland, et al., 1998). Những cảm xúc tiêu cực ở
đây không phải là những cảm xúc khơng thích hợp mà bao gồm cả những cảm xúc
bình thường hàng ngày của trẻ, do những tình huống đời thường khơi gợi như: lo lắng,
sợ hãi và buồn bã (Eisenberg et al., 1996).
Cách cha mẹ phản ứng với cảm xúc tiêu cực ở trẻ được chia làm hai loại: nâng
đỡ và không nâng đỡ. Các loại phản ứng mang tính nâng đỡ bao gồm: 1) phản ứng tập
trung vào cảm xúc: cha mẹ giúp trẻ cảm thấy tốt hơn từ cảm xúc; 2) phản ứng tập
trung vào vấn đề: cha mẹ giúp trẻ giải quyết vấn đề dẫn đến cảm xúc và 3) khuyến
14

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

khích biểu đạt: cha mẹ xác nhận hoặc khuyến khích biểu hiện cảm xúc của trẻ. Các
loại phản ứng mang tính khơng nâng đỡ bao gồm: 4) các phản ứng trừng phạt: cha mẹ
trừng phạt trẻ để giảm nhu cầu đối phó với cảm xúc của trẻ; 5) phản ứng căng thẳng:
cha mẹ căng thẳng trước cảm xúc của con cái; 6) tối thiểu hóa cảm xúc: cha mẹ tầm
thường hóa cảm xúc của trẻ hoặc tình huống dẫn đến cảm xúc (Eisenberg et al., 1996;

Eisenberg, Cumberland, et al., 1998; Fabes et al., 2002). Trong khi các phản ứng nâng
đỡ được kì vọng sẽ nâng cao năng lực cảm xúc của trẻ thì những phản ứng khơng
nâng đỡ được xem là có liên quan tới những kết quả tiêu cực ở trẻ (Eisenberg,
Cumberland, et al., 1998).
Những nghiên cứu thực tế về cách cha mẹ phản ứng với cảm xúc tiêu cực hàng
ngày của trẻ đã cho thấy rằng: bằng sự ác cảm tự nhiên với các cảm xúc tiêu cực, cho
rằng những cảm xúc đó có hại cho trẻ và được sử dụng để thao túng người khác nên
cha mẹ thường có xu hướng sử dụng các chiến lược kiểm soát tiêu cực để phản ứng lại
(Fabes et al., 2001). Điều này dẫn đến việc trẻ cảm thấy khó khăn hơn trong việc
đương đầu với các cảm xúc tiêu cực của chính mình và do đó ảnh hưởng đến sự phát
triển khả năng tự điều hòa cảm xúc của trẻ cũng như có mối liên quan mật thiết đến
năng lực xã hội và các vấn đề sức khỏe tâm thần của trẻ (Eisenberg, Cumberland, et
al., 1998; Fabes et al., 2001). Cụ thể, các nghiên cứu đã cho thấy các phản ứng không
nâng đỡ của cha mẹ như phản ứng trừng phạt và phản ứng giảm thiểu có mối tương
quan với năng lực xã hội, năng lực cảm xúc và chức năng xã hội thấp ở trẻ. Riêng
phản ứng trừng phạt có mối liên hệ hai chiều với việc bộc lộ những cảm xúc tiêu cực
ra bên ngoài của trẻ (Eisenberg et al., 1999, Jones et al., 2002).
Khi xem xét độ tuổi của trẻ như một đại lượng cho sự phát triển cảm xúc thì
nghiên cứu của Nelson và Boyer (2018) đã cho thấy mối tương quan không nhất quán
giữa phản ứng không nâng đỡ của người mẹ với kết quả ở trẻ. Cụ thể, các phản ứng
không nâng đỡ, khơng khuyến khích biểu hiện đau khổ có liên quan đến việc gia tăng
các hành vi hướng ngoại ở trẻ 5 tuổi, nhưng không liên quan đến trẻ 6 tuổi và liên
quan đến việc giảm các hành vi hướng ngoại ở trẻ 7 tuổi. Để giải thích cho kết quả
này, các tác giả cho rằng, với những trẻ nhỏ chưa có khả năng tự điều chỉnh và đối
phó với những cảm xúc tiêu cực, việc cha mẹ sử dụng những phản ứng không nâng đỡ
15

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn



C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

có thể làm giảm năng lực cảm xúc, năng lực xã hội ở trẻ. Với những trẻ lớn hơn, trẻ đã
có khả năng tự điều chỉnh và đối phó với đau khổ tốt hơn thì việc cha mẹ ít can thiệp
sẽ tạo cơ hội cho trẻ tiếp tục trau dồi những kỹ năng này. Tuy nhiên, điều này khơng
có nghĩa việc giảm thiểu hay trừng phạt cảm xúc tiêu cực ở trẻ lớn là một chiến lược
nuôi dạy con tích cực. Các tác giả cho rằng cần lưu ý đến bối cảnh và cách thức truyền
đạt của cha mẹ khi sử dụng những phản ứng không nâng đỡ này đối với trẻ. Trong
một nghiên cứu cắt dọc khác của Perry et al. (2020) vẫn củng cố luận điểm về việc
những phản ứng không nâng đỡ của cha mẹ không chỉ ảnh hưởng đến các kết quả của
trẻ ở độ tuổi ấu thơ mà cịn có sự ảnh hưởng đến những độ tuổi lớn hơn của trẻ. Cụ
thể, những phản ứng không nâng đỡ ở người mẹ đối với trẻ 5 tuổi có liên quan đến
khả năng ĐHCX và điều hòa sinh lý thấp ở trẻ 10 tuổi.
Đối với những phản ứng nâng đỡ của cha mẹ, các bằng chứng cho thấy có sự
tương quan thiếu nhất quán với các kết quả tích cực ở trẻ và độ mạnh cũng yếu hơn so
với những phản ứng không nâng đỡ (Eisenberg, Cumberland, et al., 1998). Theo Jones
et al. (2002), sự tương quan thiếu nhất quán này phụ thuộc vào các yếu tố như giới
tính, độ tuổi, đặc điểm của trẻ và mức độ phản ứng của cha mẹ. Cụ thể, nghiên cứu
của Jones et al. (2002) đã ghi nhận được kết quả về việc phản ứng tập trung vào vấn
đề của cha mẹ có tương quan thuận với năng lực giao tiếp xã hội của trẻ trai nhưng lại
tương quan nghịch với trẻ gái. Với những trẻ dễ bị những cảm xúc tiêu cực thì việc
cha mẹ an ủi trẻ bằng cách sử dụng những phản ứng tập trung vào cảm xúc ở mức độ
cao hoặc trung bình, sẽ khiến trẻ ít học được cách để tự mình điều tiết những cảm xúc
tiêu cực một cách nhanh chóng và do vậy sẽ ảnh hưởng tới năng lực giao tiếp xã hội
của trẻ. Nghiên cứu của Mirabile et al. (2016) cũng ghi nhận được sự thiếu nhất quán
này. Trong khi các phản ứng nâng đỡ của cha mẹ có liên quan tới khả năng ĐHCX tốt,
ít lo lắng, ít tức giận hơn đối với trẻ nhỏ thì các mối tương quan này đã bị đảo ngược ở
các trẻ lớn hơn. Do đó, các tác giả cho rằng khi trẻ càng ngày càng phát triển khả năng
tự chủ, khả năng nhận thức và năng lực cảm xúc thì cha mẹ cần có những chiến lược
XHH hỗ trợ phù hợp với mức độ phát triển của trẻ và đáp ứng với nhu cầu xã hội.

Việc cha mẹ tiếp tục sử dụng những chiến lược hỗ trợ trong thời thơ ấu có thể khơng
cịn thúc đẩy năng lực giao tiếp xã hội mà còn góp phần gây ra sự khó khăn ĐHCX và
hành vi ở trẻ lớn hơn (Jones et al., 2002; Mirabile et al., 2016).
16

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


×