Tải bản đầy đủ (.pdf) (330 trang)

Cấu trúc câu trần thuật trong tiếng việt và tiếng anh (theo cách tiếp cận chức năng)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.9 MB, 330 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Tô Minh Thanh

CẤU TRÚC CÂU TRẦN THUẬT
TRONG TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG ANH

(theo cách tiếp cận chức năng)

Chuyên ngành: Ngôn ngữ học so sánh
Mã số: 5 04 27
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN

Tập thể hướng dẫn khoa học:
PGS. Cao Xuân Hạo
PGS.TS. Hoàng Dũng

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2005


v

QUY ƯỚC TRÌNH BÀY
TRÍCH DẪN:
• Dẫn chứng trích nguyên văn của các tác giả khác được để trong ngoặc kép
“__”. Tên tác giả của phần được trích dẫn nguyên văn, với số trang và năm xuất
bản của tác phẩm, được nêu ngay trước hoặc ngay sau phần được trích dẫn và
được đặt trong ngoặc vuông [ __ ].
Ví dụ: Đề “mang tính tự chọn” [Dyvik, 1984: 12].
• Nếu không trích dẫn nguyên văn, chúng tôi sẽ không ghi số trang và nội


dung trình bày không được đặt trong ngoặc kép mà chỉ nêu tên tác giả với năm
xuất bản của tác phẩm đặt trong ngoặc vuông [ __ ].
Ví dụ: Halliday [1994] và Hoàng Văn Vân [2002] gộp hai vai Tiếp thể và
Lợi thể này lại dưới một tên gọi chung là Tiếp thể.
ĐÁNH DẤU:
Nhằm mục đích làm nổi bật vấn đề khá phức tạp mà luận án cần trình bày,
một số từ ngữ được gạch chân, in nghiêng, in nghiêng và gạch chân, in đậm, in
nghiêng và in đậm, IN HOA và IN HOA VÀ IN NGHIÊNG. Những cách đánh dấu này
được áp dụng cả trong diễn ngôn thông thường lẫn trong các ví dụ minh họa.
• Trong các ví dụ minh họa, Chủ đề (Cđ) được in nghiêng và in đậm còn
Khung đề (Kđ) được in nghiêng và gạch chân theo phông chữ VNI-Bodon để
phân biệt với c Chu cảnh bắt buộc được in nghiêng và gạch chân và d Chu cảnh
tùy chọn được gạch chân nhưng không in nghiêng đều theo phông chữ VNITimes. Trong khung vị ngữ của câu hay tiểu cú là (NGỮ ĐOẠN) VỊ TỪ (được viết
hoa nhưng không in nghiêng) hay (NGỮ ĐOẠN) TÍNH/DANH TỪ (được viết hoa và in
nghiêng) đều ở cỡ chữ 11 để phân biệt trong tiếng Anh với hệ từ BE hay để phân
biệt trong tiếng Việt với c tác tử phân giới Đề-Thuyết như THÌ, LÀ, MÀ và d
những phương tiện từ vựng có tác động lớn đối với việc nhận diện một số cấu
trúc đặc biệt của khung vị ngữ như LÀ, LÀ DO, KHIẾN, BỊ, ĐƯC, ĐƯC/BỊ
CÁI LÀ, v.v. vốn đều được viết hoa (nhưng không in nghiêng) ở cỡ chữ 13 để


vi

nhấn mạnh vai trò nổi trội của chúng trong hai thứ tiếng đang xét. Các tham tố
bắt buộc khác trong câu minh hoạ đều được in nghiêng. Xuất xứ được ghi ngay
sau mỗi câu minh hoạ và đặt trong ngoặc vuông [ __ ]:
(1) Câu LÀ mô hình cấu trúc, LÀ “hình thức ngữ pháp hóa điển hình,
phổ biến của sự thể hiện ấy.” [Vachek, dẫn theo Trần Ngọc Thêm]
(2) Người MÀ đến thế THÌ thôi. [Truyện Kiều]
(3) Chị lặng lẽ ĐẶT nó lên bàn.

(4) Sự sợ hãi KHIẾN trên đồn IM NHƯ TỜ.
[Nguyễn Minh Thuyết và Nguyễn Văn Hiệp]
• Trong diễn ngôn thông thường, các thuật ngữ ngôn ngữ học cần được đánh
dấu sẽ được in nghiêng còn các từ ngữ cần được đánh dấu mà lại không phải là
thuật ngữ chuyên biệt trong ngôn ngữ học thì được gạch chân.
Ví dụ 1: Tiếng Việt có tất cả các vai nghóa mà tiếng Anh có.
Ví dụ 2: Thông tin cũ, còn gọi là cái đã biết sẵn, xuất hiện trước thông tin
mới, còn gọi là cái mới, trong thứ tự trình bày ý tưởng của câu.
• Thuật ngữ ngôn ngữ học cần được làm rõ sẽ được in nghiêng và đồng thời
được đánh dấu bằng một tên gọi tương đương với nó bằng tiếng Anh c cũng
được in nghiêng và d đặt trong ngoặc tròn ( __ ). Nếu không thì thông tin liên
quan đến thuật ngữ ấy sẽ được nêu trong PHẦN BỊ CHÚ ở cuối của mỗi trang và
vì vậy mà ngoài c tên gọi tương đương bằng tiếng Anh, nó còn được đồng thời
đánh dấu bằng d một số đếm (tính từ nhỏ đến lớn) đặt ở góc cao bên phải của
nó. (Xin xem thêm phần ‘Đánh số’.)
Ví dụ: Đề của câu tổng loại (generic sentences) vẫn có tính xác định.
• Phiên bản tiếng Anh hay tiếng Việt của câu đang xét được in thường và đặt
trong ngoặc đơn ‘__’:
(5) Hôm nay ⊥ trời # NÓNG. ‘It’s hot today.’
(6) A good turn | IS soon FORGOTTEN, but an insult | (IS) long REMEMBERED.
‘Ơn thì chóng quên mà oán thì nhớ lâu.’


vii

• Đặt từ ngữ nằm ngoài sự quan tâm xem xét lúc này trong ngoặc vuông [ __ ]:
(8) You’RE LOOKING happy. [Have you had good news?]
‘Anh/Chị trông có vẻ vui lắm. [Anh/Chị có tin vui ư?]’
• Đặt trong ngoặc tròn ( __ ) là từ hay ngữ có thể lược bỏ khỏi câu đang xét
mà không làm thay đổi tính ngữ pháp của câu, ví dụ như to be trong (7)b hay thì

trong (7)a:
(7)a. Ở Sài-gòn (THÌ) nó Ở Bảy Hiền.
b. We officially DECLARE Holroyd (to be) THE WINNER.
‘Chúng tôi chính thức tuyên bố Holroyd là người thắng cuộc.’
ĐÁNH SỐ:
• Số thứ tự các dẫn chứng được ghi riêng cho từng chương, chẳng hạn:
Chương 1 có trình tự dẫn chứng từ (1), (2), (3) … đến (n).
Chương 2 có trình tự dẫn chứng từ (1), (2), (3) … đến (n).
• Số thứ tự các phần chú thích được ghi riêng cho từng chương, chẳng hạn:
Chương Mở đầu có trình tự chú thích từ (1) đến (n).
Chương 1 có trình tự chú thích từ (1) đến (n).
• Số thứ tự các khung tham chiếu được đánh theo thứ tự từ nhỏ đến lớn cho cả
luận án.
KÝ KIỆU
• Ký kiệu a trong khung (1a) chẳng hạn báo hiệu sẽ có ít nhất là khung (1b) và
cũng có thể có thêm khung (1c) và/hay (1d), trong Chương 2, 3 và 4 hay trong Phụ
lục 1-10. Các cặp đôi, ba hoặc thậm chí là bốn khung này cho thấy sự biến đổi có
liên quan tới việc thể hiện một vai nghóa nào đó trong cùng một ngôn ngữ là
tiếng Việt hoặc tiếng Anh.
• Ký kiệu ’ trong khung (12’) ở Chương 3 chẳng hạn cho biết nó là một phiên
bản tiếng Anh tương đương của khung (12) trong tiếng Việt được trình bày ở
Chương 2, và điều này thể hiện sự dị biệt bộ phận giữa hai thứ tiếng đang xét.
BẢNG DANH SÁCH CÁC KÝ HIỆU TRONG LUẬN ÁN


viii

1

Dấu /: hay, hoặc


8

Dấu =: có giá trị bằng với

2

Dấu ∅: bị bỏ trống

9

Dấu ≈: có giá trị tương đương với

3

Dấu +: có, cộng với

10 Dấu *: không chấp nhận được

4

Dấu −: không

11 Dấu ?: khó chấp nhận, thiếu tự nhiên

5

Dấu ±: có hoặc không

12 Dấu ⊥: ranh giới Đề–Thuyết


6

Dấu →: được đổi thành

7

Dấu ≠: khác với

13 Dấu |: ranh giới Cn/Cđ –Vn/T hay
ranh giới Cn giả –Vn
14 Dấu #: ranh giới tiểu Đề–tiểu Thuyết

BẢNG DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
1

cấu trúc C-V: cấu trúc Chủ-Vị

10 Cn ngữ pháp: Chủ ngữ ngữ pháp

2

cấu trúc Đ-T: cấu trúc Đề-Thuyết

11 Đ: Đề

3

Cc tùy chọn: Chu cảnh tùy chọn


12 Kđ: Khung đề

4

Cc bắt buộc: Chu cảnh bắt buộc

13 QT: quá trình

5

Cđ: Chủ đề

14 T: Thuyết

6

cđ: Chủ đề của tiểu cú

15 t: Thuyết của tiểu cú

7

Cn: Chủ ngữ

16 Vn: Vị ngữ

8

Cn/Cđ: Chủ ngữ kiêm Chủ đề


17 UBKHXH: Ủy ban Khoa học Xã hội

9

Cn giả: Chủ ngữ giả

Việt Nam


i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả
nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ một
công trình nào khác.

Tác giả luận án

Tô Minh Thanh


ii

MỤC LỤC
trang
Lời cam đoan

i


Mục lục

ii

Quy ước trình bày

v

Bảng danh sách chữ viết tắt trong luận án

viii

MỞ ĐẦU
0.1 Lý do chọn đề tài

1

0.2 Lịch sử vấn đề

4

0.3 Nội dung và phạm vi nghiên cứu

14

0.4 Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu

17

0.5 Ý nghóa khoa học và thực tiễn


20

0.6 Bố cục của luận án

21

Chương 1: ĐỀ, CHỦ NGỮ và VAI NGHĨA trong CÂU TRẦN THUẬT
1.1 Câu và câu trần thuật

24

1.2 Đề và Chủ ngữ

25

1.3 Vai nghóa

37

Chương 2: CÁC VAI NGHĨA TRONG CÂU TRẦN THUẬT TIẾNG VIỆT
2.1 Hành thể, Người/Vật trải qua sự biến và Chu cảnh
2.2 Tác thể và Lực tác động
2.3 Đối thể, gồm cả Vật tạo tác, và Thuộc tính của Đối thể
2.4 Tiếp thể
2.5 Lợi thể
2.6 Công cụ hay Phương tiện
2.7 Cảm thể/Nghiệm thể
2.8 Hiện tượng/Mục tiêu
2.9 Đương thể, gồm cả Sở hữu thể, và Thuộc tính của Đương thể

2.10 Bị đồng nhất thể, gồm cả Bị sở hữu thể, và Đồng nhất thể
2.11 Phát ngôn thể

50
62
69
72
73
73
75
78
79
85
86


iii

2.12 Đích ngôn thể
2.13 Ngôn thể
2.14 Tiếp ngôn thể
2.15 Hữu thể
2.16 Ứng thể
2.17 Cương vực
Chương 3: CÁC VAI NGHĨA TRONG CÂU TRẦN THUẬT TIẾNG ANH

91
92
93
93

96
97

3.1 Hành thể, Người/Vật trải qua sự biến và Chu cảnh
3.2 Tác thể và Lực tác động
3.3 Đối thể, gồm cả Vật tạo tác, và Thuộc tính của Đối thể
3.4 Tiếp thể
3.5 Lợi thể
3.6 Công cụ/Phương tiện
3.7 Cảm thể/Nghiệm thể
3.8 Hiện tượng/Mục tiêu
3.9 Đương thể, gồm cả Sở hữu thể, và Thuộc tính của Đương thể
3.10 Bị đồng nhất thể, gồm cả Bị sở hữu thể, và Đồng nhất thể
3.11 Phát ngôn thể
3.12 Đích ngôn thể
3.13 Ngôn thể
3.14 Tiếp ngôn thể
3.15 Hữu thể
3.16 Ứng thể
3.17 Cương vực

102
109
117
119
120
120
122
126
127

131
135
142
142
143
144
147
148

Chương 4: ĐỐI CHIẾU CÁC VAI NGHĨA
TRONG CÂU TRẦN THUẬT TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG ANH

4.1 Những điểm tương đồng

155

4.2 Những điểm dị biệt

166

4.3 Nhận xét chung về hoạt động của các vai nghóa
trong câu trần thuật tiếng Việt và tiếng Anh

187

KẾT LUẬN
5.1 Những đóng góp của luận án

195


5.2 Những hạn chế chủ yếu của luận án

198


iv

Phụ lục 1: Cấu trúc đảo trong câu trần thuật tiếng Anh
và những hình thức thể hiện tương đương trong tiếng Việt

200

Phụ lục 2: 72 khung tham chiếu của câu trần thuật tiếng Việt

254

Phụ lục 3: 71 khung tham chiếu của câu trần thuật tiếng Anh

258

Phụ lục 4: 42 khung tham chiếu thể hiện sự dị biệt toàn phần
của câu trần thuật tiếng Việt và tiếng Anh

262

Phụ lục 5: 36 khung tham chiếu thể hiện sự dị biệt bộ phận
của câu trần thuật tiếng Việt và tiếng Anh

266


Phụ lục 6: 33 khung tham chiếu thể hiện sự tương đồng
của câu trần thuật tiếng Việt và tiếng Anh

270

Phụ lục 7: 13 khung tham chiếu của câu trần thuật tiếng Anh
có cấu trúc đảo

272

Phụ lục 8: 4 khung tham chiếu của câu trần thuật tiếng Việt
tương đương với câu tiếng Anh có cấu trúc đảo

272

Phụ lục 9: Bảng phân tích “100 bài luyện dịch Việt-Anh”
của Võ Liêm An và Võ Liêm Anh

273

Phụ lục 10: Đôi điều cần chú ý khi dịch câu trần thuật tiếng Việt
và tiếng Anh

276

Mục lục tài liệu tham khảo

305

Mục lục nguồn ngữ liệu minh họa


314

Danh mục công trình

316


1

MỞ ĐẦU
0.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Vì sao Ivó Vasiljev, nhà ngôn ngữ học chuyên nghiệp người Tiệp Khắc nổi
tiếng giỏi ngoại ngữ và nói giọng Hà Nội đặc trong bài viết “Linh hồn tiếng
Việt” của Cao Xuân Hạo [2001: 25-36], không thể hiểu được câu tục ngữ chó
treo, mèo đậy vốn không khó hiểu lắm đối với người Việt Nam? Vì sao ông cứ
loay hoay tự hỏi con chó nó treo cái gì và con mèo nó đậy cái gì chứ không thể
nào hiểu đúng tinh thần của câu tục ngữ này là “đối với chó thì thức ăn phải treo
lên, đối với mèo thì thức ăn phải đậy lại, nếu không thì chúng sẽ ăn vụng.” [Cao
Xuân Hạo (chủ biên), 1998: 27] Câu trả lời là vì Ivó Vasiljev đã quá quen với
cách tư duy bằng ngôn ngữ châu Âu dùng kiểu đặt câu ‘chủ-vị’ nên khi nghe hay
đọc mấy chữ chó treo, mèo đậy, phản ứng tự nhiên của ông là hiểu chó hay mèo
như ‘chủ ngữ’ của câu.
Vì sao vẫn tồn tại hiện tượng sinh viên chính quy của khoa Ngữ Văn Anh,
trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Tp HCM dịch câu tiếng Việt với
một hay hơn một Khung đề [Cao Xuân Hạo, 1991: 82] ở đầu câu sau đây thành
câu tiếng Anh không có Chủ ngữ (subject) như “Nowadays, having the green
trees, the flavour of flowers, the sweet of fruits in all the country and ...” hay
“Nowadays, all over the country wherever saw the green trees, smell of flowers
and of ...”?

Khung đề1
chỉ Thời gian

Câu
Thuyết1
(tiểu cú bậc1)
Khung đề2
chỉ Không gian

Thuyết2
(tiểu cú bậc2)
Khung đề3
chỉ Không gian

Ngày nay trên khắp mọi miền tổ quốc đâu đâu

Thuyết3

cũng thấy màu xanh của cây,
hương vị của hoa,
vị ngọt của trái cây.


2

Dưới đây là phần chúng tôi phân tích đáp án của câu dịch Việt-Anh này do
chính cán bộ phụ trách môn học, Tiến só Nguyễn Tiến Hùng, biên soạn dành cho
kỳ thi cuối học kỳ với 259 sinh viên năm thứ tư được tổ chức vào ngày 11 tháng
12 năm 1999 tại số 12 Đinh Tiên Hoàng, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh:
Sentence

(câu)
Subject

Predicate

(chủ ngữ)

(vị ngữ)

Verb group
(ngữ đoạn vị từ)

Direct Object
Adjunct of Time
(bổ ngữ trực tiếp) (trạng ngữ chỉ thời gian)

Pronoun Modal verb Lexical verb
(đại từ) (vị từ tình thái) (vị từ ngôn liệu)
You

will

find

a veritable
strolling down to
profusion of
any places
plants and trees
in the country

Relative clause
(tiểu cú liên hệ)
that will arouse your curiosity
with their fragrance and beauty

Trong khi câu tiếng Việt có cấu trúc Đề-Thuyết đặc thù với ba Khung Đề liền
nhau ở đầu câu để chỉ cái bối cảnh thời gian và không gian mà trong đó điều
được nói đến ở phần Thuyết xảy ra thì câu tiếng Anh được coi là tương ứng về
nghóa với nó lại đòi hỏi phải có một Chủ ngữ kiêm Chủ đề [Cao Xuân Hạo, 1991:
82] là you để sắm vai “người hành động”. Rõ ràng là cùng một ý nghóa mỗi ngôn
ngữ lại có thể sử dụng một hay nhiều phương tiện hoàn toàn khác nhau để biểu
đạt, đúng như nhận xét của R. Jakobson [1959: 236]: “Ngôn ngữ chủ yếu khác
nhau không phải là ở chỗ chúng có thể diễn đạt cái gì mà là ở chỗ chúng phải
diễn đạt cái gì.”
Để tìm lời giải cho câu hỏi thứ hai này, nên chăng trong quá trình dạy kỹ năng


3

dịch và các kỹ năng có liên quan khác như nghe, nói, đọc và viết, người thầy hãy
công nhận cấu trúc Đề-Thuyết (Đ-T) trong tiếng Việt và phân tích rõ ràng sự
khác biệt giữa cấu trúc này với cấu trúc Chủ-Vị (C-V), loại cấu trúc chiếm đến
80% câu trần thuật tiếng Anh theo Talmy Givón [1979 và 1990]. Việc làm này
đặc biệt cần thiết khi đụng chạm tới những câu tiếng Việt có Khung đề Thời
gian, Không gian và/hay Cảnh huống, ngay ở đầu câu, những câu không có Chủ
ngữ vốn chính là một loại Chủ đề được phân một số vai nhất định như vai “người
hành động” trong câu tiếng Anh được coi là tương đương về nghóa với chúng.
Ngoài ra, các phương tiện từ vựng-cú pháp như ngày mai, hôm kia, trong vài giờ
nữa, v.v. nên được phân tích và trình bày trong mối quan hệ so sánh với các
phương tiện ngữ pháp nói chung, như số (number) và cách (case) của danh từ; thì

(tense), thể (aspect), thức (mood) và thái (voice) của vị từ; làm sao để nêu bật
được chỗ khác và giống giữa tiếng Anh − một ngôn ngữ “có độ tổng hợp cao hơn
tiếng Việt” và tiếng Việt − một ngôn ngữ “phân tích tính điển hình” [Nguyễn
Thiện Giáp, Đoàn Thiện Thuật và Nguyễn Minh Thuyết, 1998: 226] trong việc sử
dụng các phương tiện này để thể hiện và chuyển tải nghóa.
Công nhận cấu trúc Đ-T trong tiếng Việt và, một cách đầy ý thức, so sánh nó
với cấu trúc C-V vốn là cấu trúc chủ đạo trong tiếng Anh có thể không những
phần nào giúp sinh viên thoát khỏi cái rào cản của thứ tiếng Anh của người Việt
(Vietnamese English) mà còn góp phần ngăn cản họ sáng tác ra những câu dịch
Anh-Việt ngô nghê, nghe không giống cách người Việt nói. Nghóa là họ được
nâng lên và từ bỏ được cái thói quen dịch từng chữ (word-by-word translation),
cái chỗ dựa khó tránh khỏi của những người mới tập tành dịch.
Từ những bức xúc trong việc giảng dạy [Tô Minh Thanh: 1999, 2000a, 2000b,
2001, 2002, 2003], chúng tôi mạnh dạn bước sang lónh vực nghiên cứu lý thuyết
và hy vọng rằng những gì tìm thấy được trong lónh vực lý thuyết này sẽ quay lại
phục vụ đắc lực cho nhiệm vụ thực tế của chúng tôi, nhiệm vụ của người thầy
dạy tiếng.
0.2 LỊCH SỬ VẤN ĐỀ:


4

0.2.1 Việc nghiên cứu các vai nghóa:
0.2.1.1 L. Tesnière
Với hai tác phẩm chính − Esquisse d’une syntaxe structurale được xuất bản
vào năm 1953 vốn là bộ sưu tập các bài giảng và Elements de syntaxe structurale
được xuất bản vào năm 1959 thật sự là tác phẩm bộc lộ đầy đủ học thuyết của
ông − Tesnière đã đưa khái niệm diễn trị (valence) và các khái niệm có liên quan
khác trong đó có diễn tố (actants) và chu tố (circumstants) vào nghóa học của cú
pháp. Cú pháp dựa trên nghóa học (semantically based syntax) của Tesnière đã

khiến ông trở thành một trong những người sáng lập ra lý thuyết diễn trị (valency
theory) − cách phân tích câu dựa trên cấu trúc nghóa của các vai (roles). Theo
ông, “cấu trúc cú pháp của câu xoay quanh động từ và các diễn tố làm bổ ngữ
cho nó. Chủ ngữ chẳng qua là một trong các bổ ngữ đó” [dẫn theo Cao Xuân
Hạo, 1991: 42]. Các vị từ khác nhau cơ bản về số lượng các diễn tố trong vị ngữ.
Điều này có nghóa là cần dựa trên tiềm lực cú pháp-ngữ nghóa của vị từ để phân
loại chúng thành:
cVị từ vô trị (avalents) không có diễn tố nào trong câu và vì vậy mà (ngữ
đoạn) vị từ là phương tiện từ vựng-cú pháp duy nhất biểu hiện sự tình trong (1):
(1) It’S RAINING. ‘Trời đang mưa.’
dVị từ đơn trị (monovalents) có một diễn tố ví dụ như Alfred trong (2)a:
(2)a. Alfred PUSHED. ‘Alfred đẩy.’
eVị từ song trị (bivalents) có hai diễn tố là Alfred vaø the key trong (2)b:
(2)b. Alfred PUSHED the key. ‘Alfred đẩy cái chìa khoá.’
fVị từ tam trị (trivalents) có ba diễn tố là Alfred, the key và the lock trong (2)c:
(2)c. Alfred PUSHED the key into the lock.
‘Alfred đẩy cái chìa khoá vào trong ổ khoá.’
Tesnière phân biệt diễn tố với chu tố − cái vẽ nên bối cảnh (setting) − và các
chi tiết phụ họa (incidental details) của cái sự tình mà vị từ miêu tả; vì vậy mà
toàn bộ một câu vẽ nên một màn kịch nhỏ (mini drama) và diễn đạt trực tiếp một


5

sự tình trọn vẹn. Chỗ đáng quan tâm về công trình theo quan điểm cú pháp dựa
trên nghóa học này của Tesnière là về nguyên tắc diễn tố do vị từ quy định còn
chu tố là yếu tố phụ mang tính tiềm năng có trong bất kỳ câu nào, bất chấp vị từ
với kiểu diễn trị gì đang thực sự chiếm giữ vị trí trung tâm của vị ngữ trong câu.
Ví dụ như, theo Tesnière, trong câu (3) sau đây Alfred, that Bible và to Charles
đều là diễn tố còn repeatedly, in Strasbourg và on Tuesday đều là chu tố:

(3) Alfred repeatedly OFFERED that Bible to Charles in Strasbourg on Tuesday.
‘Ngày thứ ba thì Alfred lặp lại đề nghị tặng quyển Kinh Thánh đó
cho Charles ở Strasbourg.’
Chính vì dựa trên nguyên tắc như vậy mà Tesnière đã đơn giản hóa vấn đề:
ông khẳng định mã hoá diễn tố − cái yếu tố bắt buộc phải đi kèm theo vị từ trong
vị ngữ của câu − là danh ngữ, còn trạng ngữ mã hoá chu tố − cái yếu tố không
bắt buộc phải hiển lộ trong câu. Tesnière không nhận ra là cùng vẽ nên bối cảnh
cho “một màn kịch nhỏ”, trạng ngữ có thể được dùng để mã hoá vai Chu cảnh
hoặc làm chu tố chỉ Đích (Terminus) trong (4)a, là một câu hành động hoặc làm
diễn tố chỉ Địa điểm (Location) trong (5)a, là một câu tồn tại. Đây chính là hạn
chế của Tesnière.
(4)a. He HAS already GONE to Hanoi. ‘Anh ấy đi Hà Nội rồi.’
b. He HAS GONE already. ‘Anh ấy đi rồi.’
(5)a. He LIVES in Hanoi. ‘Anh ấy sống ở Hà Nội.’
b.*He LIVES. *‘Anh ấy sống ở.’
Đóng góp của Tesnière và những người kế tục ông là dựa trên lý thuyết diễn
trị mà tìm ra những tiềm năng cú pháp-ngữ nghóa khác nhau của cùng một vị từ
như push ‘đẩy’ trong (2)a-c. Ngữ pháp truyền thống (traditional grammar) trước
đó cũng đã nhận ra tiềm năng cú pháp-ngữ nghóa này của các vị từ nhưng lại chỉ
phân chia chúng chủ yếu thành ra vị từ ngoại động (transitive verbs) và vị từ nội
động (intransitive verbs).
0.2.1.2 C.J. Fillmore


6

Trong một bài viết nổi tiếng mang tên ‘Biện hộ cho cách’ 1 (The case for case)
được công bố năm 1968, Fillmore chủ trương rằng có thể xác định một tập hợp
của các mối quan hệ giữa một vị từ và các tham tố (arguments) của nó. Các mối
quan hệ mà Fillmore gọi là quan hệ cách (case relationships) này theo ông có

tính chất phổ quát và có số lượng hữu hạn. ‘Bộ quan hệ cách’ đầu tiên của
Fillmore [1968: 24-25], một kiểu gọi tên khác của ‘bộ vai nghóa’, mang tính chất
mở (not exhaustive) và thử nghiệm (tentative). Nó gồm:
− Agentive (Tác cách) chỉ Tác thể − chủ thể của hành động mà vị từ biểu thị.
− Instrumental (Công cụ cách) chỉ Công cụ hay Phương tiện nhờ đó mà chủ thể
tiến hành cái hành động được vị từ biểu thị.
− Dative (Tặng cách) chỉ Tiếp thể − người hay vật chịu hay tiếp nhận cái hành
động mà vị từ biểu thị.
− Factitive (Tạo cách) chỉ Vật tạo tác − kết quả của hành động tạo vật mà vị từ
biểu thị.
− Locative (Định vị cách) chỉ địa điểm (location) hay sự định hướng trong không
gian (spatial orientation) của hành động hay trạng thái mà vị từ biểu thị.
− Objective (Đối cách) chỉ Đối thể − bất kỳ người hay vật nào được biểu thị bằng
một (ngữ đoạn) danh từ mà vai trò của nó trong hành động hay trạng thái được
quy định bằng chính cách thuyết minh nghóa của vị từ.
Trong các công trình tiếp theo, Fillmore [1971 và 1977] dần bổ sung thêm một
số ‘cách’, tức là các ‘vai nghóa’, khác:
− Counter-Agent (Lực tác động) là sức mạnh hay sức đối kháng qua đó hành động
mà vị từ biểu thị được tiến hành.
− Source (Nguồn) là Điểm xuất phát của hành động hay chuyển động.
1

Cách (case) ở đây biểu thị các vai nghóa (roles) chứ không nói về sự biến hình (inflection) của
các hậu tố trong các ngôn ngữ khuất chiết (inflecting languages) như sở hữu cách (possessive
case) của danh từ trong tiếng Anh: students’ notebooks, summer’s roses, Doris’s hat, v.v.. Vì
vậy, nên hiểu thuật ngữ case relationships của Fillmore là quan hệ giữa các vai nghóa.


7


− Experiencer (Kẻ thể nghiệm hay Nghiệm thể) tương đương với Cảm thể (Senser)
của Halliday [1994: 117-119].
− Undergoer là Người/Vật trải qua sự biến tương đương với Processed (Động thể)
của một số tác giả khác sau Fillmore.
0.2.1.3 Các tác giả khác sau Fillmore:
Trong suốt thập kỷ 70 và đầu thập kỷ 80 của thế kỷ trước, nhiều phiên bản
ngữ pháp cách (case grammar) khác được biết đến và ở một chừng mực nào đó
chúng độc lập với nhau và với công trình được coi là đi tiên phong của Fillmore.
Trong số này phải kể đến W. Chafe [1970], J.M. Anderson [1971], J.T. Platt
[1971], R. E. Longacre [1976], M. Clark [1978], W.A. Cook [1978], S.C. Dik
[1978], T. Givón [1984] và S. Starosta [1988]. Xin được điểm qua một vài bộ vai
nghóa nằm trong các công trình của giai đoạn này:
0.2.1.3.1 R.E. Longacre [1976] đưa ra một bộ vai nghóa gồm
Experiencer (Nghiệm thể), Patient (Đối thể), Agent (Tác thể), Range (Cương vực),
Measure (Biện pháp), Instrument (Công cụ), Locative (Định vị), Source (Nguồn),
Goal (Mục tiêu), và Path (Lối đi).
0.2.1.3.2 W.A. Cook [1978] nêu ít vai hơn trong bộ vai nghóa của mình
gồm Agent (Tác thể), Experiencer (Nghiệm thể), Benefactive (Lợi thể), Object
(Đối thể), và Locative (Định vị).
0.2.1.3.3 S. Starosta [1988] trình bày một bộ vai nghóa khác gồm
Patient (Đối thể) − một tên gọi khác của Object hay Theme, Agent (Tác thể),
Locus (Địa điểm), Correspondent (Tiếp thể) − một tên gọi khác của Dative hay
Experiencer, và Means (Phương tiện).
0.2.1.3.4 T. Givón [1984: 126-133] trình bày hai loại vai nghóa trong câu
− các vai nghóa chính (major semantic case-roles) và các vai nghóa tùy choïn


8

(optional case-roles) − và khẳng định “… các vai nghóa chính bắt buộc xuất hiện

trong một số kiểu câu. Nghóa là, sự hiện diện của chúng là quan yếu xét về mặt
cú pháp hoặc 2 ngữ nghóa để giải thích nghóa cốt lõi của vị từ.”
Dưới đây là bảng tóm tắt các vai nghóa chính của Givón:
− Agent (Tác thể) chỉ người/vật chủ ý bắt đầu một sự tình.
− Dative (Tiếp thể) chỉ tham thể có nhận thức tiếp nhận một sự việc/trạng thái.
− Patient (Đối thể) chỉ trạng thái hoặc sự thay đổi của trạng thái vô ý thức.
− Locative (Định vị thể) chỉ một điểm cụ thể so với một vị trí hay sự thay đổi vị
trí của một tham tố khác trong câu.
Các vai nghóa tùy chọn của Givón gồm có:
− Benefactive (Lợi thể) chỉ tham thể có nhận thức được hưởng lợi từ hành động
hay sự việc do Tác thể khởi xướng.
− Intrumental (Công cụ) chỉ công cụ được Tác thể sử dụng để thực hiện hành
động hoặc tạo ra sự tình hay trạng thái hiện có.
− Associative (Liên hội thể) chỉ Đồng tác thể (Co-agent) hay Đồng tiếp thể
(Co-dative) không phải là tiêu điểm chính trong câu.
− Manner (Phương thức) chỉ kiểu hiện trạng của một sự tình.
− Time (Thời gian) gồm cả Duration (Thời đoạn), Repetition (Sự lặp lại) và
Frequency (Sự thường xuyên).
− Purpose (Mục đích) chỉ mục đích của hàng động mà Tác thể khởi xướng.
0.2.1.3.5 S. C. Dik [1978: 25-32] trình bày khái niệm vị ngữ hạt nhân
(nuclear predication) và vị ngữ mở rộng (extended predication) bằng mô hình sau
đây:

[[
2



(x1)


(x2)

(xn)] (y1)

(y1)

(yn) ]

“Vai nghóa chính (major semantic case-roles)” của Givón [1984], “tham tố (arguments)” của
Dik [1978] và “diễn tố (actants)” của Tesnière [1953] là các khái niệm không khác gì nhau. Do
đó, chính xác hơn thì phải cho rằng sự hiện diện của các vai nghóa chính trong câu là quan yếu
xét về cả mặt cú pháp lẫn mặt ngữ nghóa.


9

predicative
vị từ

arguments
tham tố

satellites
thành phần chu cảnh
terms
thành phần bổ-phụ

nuclear predication
vị ngữ hạt nhân
extended predication

vị ngữ mở rộng
Theo mô hình này mỗi (x), tức là mỗi tham tố (argument), và mỗi (y), tức là
mỗi vệ tinh (satellite), do một vai nghóa nào đó thể hiện. Các tham tố, tức là các
diễn tố theo Tesnière, góp phần định nghóa cái sự tình (state of affairs) được vị
ngữ hạt nhân biểu thị trong khi các vệ tinh, tức là các chu tố theo Tesnière, cho
thấy cách thức mà theo đó sự tình được bổ sung hoặc mở rộng nghóa nhờ những
thông tin phụ trợ, tạo thành vị ngữ mở rộng. Dik [1978: 17] khẳng định là:
Bất kỳ một vị ngữ hạt nhân nào cũng có thể được mở rộng bằng ‘các vệ tinh’
cụ thể hóa các đặc điểm của cái sự tình hạt nhân. Ví dụ như vị ngữ hạt
nhân […] phác họa một hành động có thể được mở rộng bằng vệ tinh miêu tả
Lợi thể, Lý do, Phương thức, Mục đích, v.v..

Theo Dik [1978: 26], các vệ tinh (satellites) có các chức năng ngữ nghóa sau:
− Phương thức (Manner), Phẩm chất (Quality) và Công cụ (Instrument) chi tiết
hóa cái sự tình hạt nhân (nuclear state of affairs).
− Lợi thể (Beneficiary) và Liên đới thể (Commitative) cho thấy mối quan hệ của
sự tình với các tham tố khác trong vị ngữ.
− Thời điểm (Time), Thời đoạn (Duration) và Sự thường xuyên (Frequency) cho
thấy mối quan hệ của sự tình với bối cảnh thời gian.
− Địa điểm (Location), Nguồn (Source), Hướng (Direction) và Lối đi (Path) cho
thấy mối quan hệ của sự tình với bối cảnh không gian.
− Hoàn cảnh (Circumstance), Nguyên nhân (Cause), Lý do (Reason), Mục đích
(Purpose) và Kết quả (Result) cho thấy mối quan hệ của cái sự tình đang xét
với những sự tình khác.


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

10


Cũng theo Dik [1978: 26-27], “một số vệ tinh có thể chuyển sang làm tham tố
trong một số vị ngữ”: in Amsterdam ‘ở Amsterdam’ mã hoá Địa điểm trong (6)a
và for three hours ‘trong ba tiếng’ mã hoá Thời đoạn trong (7)a chỉ là chi tiết có
tính chất phụ trợ (additional) và tùy chọn (optional) của cái sự tình vốn đã tự thân
trọn vẹn về nghóa rồi: John bought a car ‘John mua một cái xe’ hay They
discussed the matter ‘Họ thảo luận vấn đề đó’; trái lại, Địa điểm trong (6)b và
Thời đoạn trong (7)b là tham tố thiết yếu (essential) và bắt buộc (obligatory) cho
thấy mối quan hệ của sự tình với bối cảnh không gian hay thời gian mà nó xuất
hiện:
(6)a. John BOUGHT a car in Amsterdam. ‘John mua một cái xe ở Amsterdam.’
b. John LIVES in Amsterdam. ‘John sống ở Amsterdam.’
(7)a. They DISCUSSED the matter for three hours.
‘Họ thảo luận vấn đề đó trong vòng ba tiếng.’
b. Their discussion LASTED three hours.
‘Buổi thảo luận của họ kéo dài ba tiếng.’
Và, một cách tương ứng, Phương thức (Manner) và Hướng (Direction) buộc
phải có mặt trong vị ngữ hạt nhân mà vị từ ngôn liệu là behave ‘cư xử’ và go ‘đi’.
Giống như Givón, Dik [1978] có đóng góp quan trọng trong việc bổ sung và hoàn
chỉnh hai khái niệm lớn trong lónh vực “vai nghóa học”: tham tố bắt buộc
(obligatory participants) thường là diễn tố (actants) và tham tố tùy chọn (optional
participants) thường là chu tố (circumstants). Không giống Givón, Dik không
những phân biệt diễn tố với chu tố mà còn chỉ ra sự chuyển đổi của chu tố thành
diễn tố trong một số vị ngữ. Nghóa là, mối quan hệ giữa vị ngữ mở rộng và vị ngữ
hạt nhân là mềm dẻo chứ không cố định hay cứng nhắc.
0.2.1.3.6 M.A.K. Halliday
Mục tiêu chính của ngữ pháp chức năng là giải thích ngôn ngữ dựa trên cái
mà con người hành xử với sự hỗ trợ của chính ngôn ngữ, nghóa là con người sử
dụng ngôn ngữ như thế nào để giao tiếp trong cuộc sống đời thường hàng ngày.
Ngữ pháp chức năng cố gắng đạt được mục tiêu này bằng cách chấp nhận một sự
@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn



C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

11

định hướng mang tính ngữ nghóa và ngữ dụng cao hơn trong ngữ pháp, tức là coi
nghóa học và dụng học như những bộ phận không thể thiếu trong hệ thống tổ chức
của ngữ pháp. Halliday xử lý vấn đề hệ thống tổ chức của ngữ pháp này bằng
cách khẳng định rằng ngữ pháp của các ngôn ngữ sẵn có trên thế giới đều được
tổ chức nhằm biểu đạt trong cùng một câu ba loại nghóa mà ông gọi là ba “siêu
chức năng (metafunctions)” [Halliday, 1994: 35]: nghóa ý niệm (ideational
meaning), nghóa liên nhân (interpersonal meaning) và nghóa văn bản (textual
meaning) [Halliday, 1985: 53 và 1994: 34]. Đây là chỗ được coi là nổi bật trong
ngữ pháp chức năng của Halliday, cái mà ông gọi là có tính hệ thống (systemic)
và vì vậy mà có thể được ứng dụng để miêu tả nhiều, nếu không muốn nói là tất
cả, ngôn ngữ trên thế giới. Luận án này chỉ liên quan tới một trong ba siêu chức
năng của Halliday − siêu chức năng biểu thị nghóa ý niệm của câu:
Nghóa ý niệm là sự biểu hiện của kinh nghiệm: kinh nghiệm của ta về thế
giới ở quanh ta, và cả ở trong ta nữa, về cái thế giới tưởng tượng của ta. Đó
là nghóa hiểu như “nội dung”. Chức năng ý niệm của câu là biểu hiện của
những sự tình: những hành động, những biến cố, những quá trình tâm lý, và
những mối quan hệ. [Halliday, 1985: 53]

Luận án này chủ yếu tham chiếu các vai nghóa được trình bày trong Clause as
representation ‘Câu như là sự biểu hiện’ vốn là Chương 5 trong quyển
Introduction to Functional Grammar ‘Dẫn luận ngữ pháp chức năng’ của
Halliday, được tái bản lần thứ hai vào năm 1994 vì, theo chúng tôi, bộ vai nghóa
của Halliday đầy đủ hơn cả so với những bộ vai nghóa của các tác giả khác đã
trình bày ở trên. Tuy nhiên, cũng cần khẳng định rằng chức năng ngữ nghóa của

các thành phần phụ mà Dik [1978: 26] gọi là “các vệ tinh” là nền tảng để chúng
tôi triển khai khảo sát Chu cảnh, cái vai nghóa mà Halliday [1994: 149-158] chỉ
phác thảo sơ lược và vì vậy không đủ tính chính xác cần thiết để đáp ứng yêu cầu
trình bày chi tiết của Chương 2 và Chương 3 trong luận án này. (Xem 2.1.5 và
3.1.5.)
Tóm lại, các bộ vai nghóa đã trình bày ở trên cho thấy có sự trùng lắp và thiếu
chắc chắn trong cách thức hình thành chúng. Nói khác đi, “đã có đôi chỗ thống
@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

12

nhất và quá nhiều bất đồng liên quan tới các bộ vai nghóa hoạt động trong ngữ
pháp cách” [Biber (chủ biên), 1999: 459]. Tuy nhiên, phải thừa nhận là tư tưởng
của ngữ pháp cách đã khơi gợi một số công trình nghiên cứu mang tính miêu tả
và ứng dụng thực tế về sau mà luận án này là một ví dụ.
0.2.2 Việc nghiên cứu các vai nghóa trong tiếng Việt:
0.2.2.1 Trần Trọng Hải [1972] và Nguyễn Đăng Liêm [1973] đều theo quan
điểm của Fillmore và trình bày cùng “một bộ quan hệ cách” gồm Agentive (Tác
thể), Objective (Đối thể), Dative (Tiếp thể), Instrumental (Công cụ), Benefactive
(Lợi thể), Commitative (Liên đới thể), Locative (Định vị), Directional (Hướng),
Source (Nguồn), Goal (Đích), Extent (Phạm vi), và Time (Thời gian).
0.2.2.2 M. Clark [1978] đưa ra một bộ vai nghóa tương tự: c đổi một cách
tương ứng các vai Locative, Directional và Goal của Trần Trọng Hải và của
Nguyễn Đăng Liêm thành Location, Goal và Terminus và d thêm vai Path (Lối
đi). Đóng góp của Clark [1978: 19] là chỉ rõ rằng “hình thái cách (case form) là
một đặc điểm đặc trưng hóa một tập hợp của những kiểu đánh dấu cách (case
markers), chính là những kiểu hiện thực hóa của các quan hệ cách (case

relations)” và rằng “những kiểu đánh dấu cách trong tiếng Việt là trật tự từ
(word order) và giới từ (prepositions)” 3 . Ngoài hai kiểu đánh dấu cách vừa nêu,
tiếng Anh còn có thể đánh dấu cách bằng sự thay đổi dạng thức của đại từ làm
Chủ ngữ (subject pronouns) như I, he, she, we, và they thành c đại từ làm bổ ngữ
(object pronouns) như me, him, her, us, và them; thành d tính từ sở hữu
(possessive adjectives) như my, his, her, our, và their; và thành e đại từ sở hữu
(possessive pronouns) như mine, his, hers, ours, và theirs 4 .
3

Từ điển tiếng Việt [Hoàng phê (chủ biên), 1996] chú thích cả thảy tám từ loại là danh từ, động
từ, tính từ, đại từ, phụ từ, kết từ, trợ từ và cảm từ nhưng không có tên gọi ‘giới từ’.
Đinh văn Đức [2001: 56] phân biệt hai tiểu loại hư từ (đối lập với thực từ và tình thái từ)
là từ phụ và từ nối. Bùi Tất Tươm (chủ biên) [1997: 180] liệt quan hệ từ, vốn là “những hư từ
dùng để nối từ với từ, hoặc nối đoạn câu, câu với nhau”, vào các tiểu loại phụ từ.

4

You có ba kiểu đánh dấu cách: you, your và yours. Đối vớt it, con số này chỉ laø hai: it
vaø its.
@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

13

0.2.2.3 Cao Xuân Hạo, với tác phẩm Tiếng Việt − Sơ thảo ngữ pháp chức
năng, có lẽ là nhà Việt ngữ học đầu tiên giới thiệu khái niệm vai nghóa bằng
tiếng Việt và nghiên cứu nó trong một ngôn ngữ tự nhiên là tiếng Việt. Chỉ trong
chưa đầy chín trang sách, Cao Xuân Hạo [1991: 42-50] đã vẽ lại bức tranh lịch sử

nghiên cứu vai nghóa từ người khởi xướng là L.Tesnière [1959], điểm qua những
mốc quan trọng với những đóng góp đáng chú ý của riêng một số nhà ngôn ngữ
gồm C.J. Fillmore [1968, 1971 và 1977], D. Ha [1970], T.T. Hải [1972], N.Đ.
Liêm [1973], M. Clark [1974 và 1978], S.C. Dik [1978], và M.A.K. Halliday
[1985]. Công việc của chúng tôi có lẽ chỉ là lần theo dấu vết từ Cao Xuân Hạo
[1991] ngược lên đến L.Tesnière [1953 và 1959] và sau đó đi xuôi lại từ chính cái
mốc Cao Xuân Hạo [1991] đến Nguyễn Thị Ảnh [2002] là hoàn thành phần tìm
hiểu lịch sử của vấn đề mà luận án này quan tâm nghiên cứu. Bằng thực tế học
tập và giảng dạy của mình, chúng tôi tin rằng Tiếng Việt − Sơ thảo ngữ pháp chức
năng của Cao Xuân Hạo [1991] đã phác thảo những nét định hướng đủ rõ cho
nhiều nghiên cứu về sau có liên quan đến ngữ pháp chức năng trong tiếng Việt
nói chung và các vai nghóa trong tiếng Việt nói riêng.
0.2.2.4 Hoàng Văn Vân, với tác phẩm Ngữ pháp kinh nghiệm của cú tiếng
Việt mô tả theo quan điểm chức năng hệ thống [2002], đã thuyết minh cho quan
điểm mà Halliday [1985 và 1994] tự hào gọi là “hệ thống tính” trong cách phân
tích ngữ pháp của các ngôn ngữ trên thế giới dựa trên quan điểm chức năng, đặc
biệt là cách phân tích câu. Theo Hoàng Văn Vân [2002: 203- 447], các vai nghóa
sau đây có trong tiếng Việt: Hành thể, Đích thể, Lợi thể, Tiếp thể, Khách thể,
Khiến thể, Cảm thể, Hiện tượng, Đương thể, Thuộc tính, Tạo thuộc tính thể, Giá
trị, Biểu hiện, Bị đồng nhất thể, Đồng nhất thể, Hiện hữu thể, Phát ngôn thể, Tiếp
ngôn thể, Ngôn thể, Dung môi, Cương vực, Ứng thể, Chu cảnh gồm Phạm vi, Định
vị, Phong cách, Nguyên Nhân, Đồng Hành, Vấn đề, Vai diễn và Quan điểm.
0.2.2.5 Nguyễn Thị Ảnh [2002: 27-28], không giống Hoàng Văn Vân, chỉ
tìm hiểu những vai nghóa có thể làm Đề trong câu tiếng Việt và tiếng Anh để so
chúng với nhau. Theo tác giả này “sự khác biệt, cái làm nên nhu cầu đối chieáu,
@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an


14

được thể hiện chủ yếu ở sự khác biệt của phần Đề. Với phần Thuyết, sự khác
biệt này dường như không đáng kể”; do đó, luận án của Nguyễn Thị Ảnh “bỏ qua
việc thảo luận về phần Thuyết và xem đối chiếu cấu trúc Đề-Thuyết trong câu
tiếng Việt dựa trên khảo sát và kết quả đối chiếu phần Đề.” Theo Nguyễn Thị
Ảnh [2002: 54-59], các vai nghóa sau đây có thể làm Đề trong câu tiếng Việt: Tác
thể, Hành thể, Lực, Động thể, Nghiệm thể, Đương thể, Đối thể, Mục tiêu, Tiếp thể,
Đích, Nguồn, Công cụ, Thời gian, Nơi chốn, và Điều kiện.
0.2.2.6 Cao Xuân Hạo, Hoàng Dũng và Bùi Mạnh Hùng [2001] nêu lên 23
vai nghóa cần phân biệt hơn cả mà học sinh trung học cơ sở tại Việt Nam phải
nắm cho được: Người hành động, Người tác động, Lực tác động, Người thể
nghiệm, Người/Vật trải qua sự biến, Người/Vật bị tác động, Vật tạo tác,
Người/Vật mang trạng thái, Người nhận, Người hưởng lợi, Nơi chốn, Đích, Hướng,
Nguồn, Lối đi, Phương thức, Công cụ, Thời gian, Khoảng cách không gian,
Nguyên nhân, Điều kiện, Trở ngại và Người/Vật tồn tại. Tuy chỉ dài không quá
bảy trang, tiểu mục này thật sự là chỗ dựa quan trọng và hết sức đáng tin cậy để
chúng tôi nghiên cứu thêm về các vai nghóa trong tiếng Việt.
0.3 NỘI DUNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Trong tiếng Việt, các vai nghóa hầu như chỉ mới được phác thảo [M. Clark,
1978; Cao Xuân Hạo, 1991; Cao Xuân Hạo, Hoàng Dũng và Bùi Mạnh Hùng,
2001], được trình bày với tư cách là những công cụ để minh họa cho sự hiện diện
của “các kiểu quá trình hành động, phóng chiếu và tồn tại” trong câu tiếng Việt
với đầy đủ tính khái quát và trừu tượng của “các mô hình lý thuyết” [Hoàng Văn
Vân, 2002] hay được phân tích như là phương tiện biểu đạt phần Đề trong cấu
trúc Đề-Thuyết của tiếng Việt và tiếng Anh [Nguyễn Thị Ảnh, 2002]. Trên cơ sở
tiếp thu một cách đầy trân trọng những thành tựu đã đạt được trong việc nghiên
cứu các vai nghóa trong tiếng Việt và tiếng Anh, luận án này so sánh hai thứ tiếng
Việt-Anh để tìm hiểu sâu hơn nữa các vai nghóa trong câu trần thuật − những câu
“có thể xác định được là đúng hay là sai” [Nguyễn Đức Dân, 1998a: 36], “những

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

15

câu mà giá trị trung ngôn chỉ là trình bày, nhận định, không yêu cầu trả lời,
không yêu cầu thực hiện một hành động nào khác.” [Cao Xuân Hạo (chủ biên),
1998: 123]
Không chỉ tập trung vào các vai mà Đề trong câu trần thuật của tiếng Việt và
tiếng Anh có thể đảm nhiệm được mà còn phân tích những vai nghóa khác với tư
cách là các diễn tố và/hay các chu tố cùng hiển lộ hay ngầm ẩn tham gia vào cấu
trúc câu, luận án này c tìm kiếm trong câu trần thuật sự phân biệt các vai nghóa
đi đôi với những biểu hiện hình thức của chúng trong cả hai phần − Đề (Theme) và
Thuyết (Rheme) [Halliday, 1994: 37-39; Gómez-González, 2001: 3-13], d nhấn
mạnh các vai nghóa thường cùng xuất hiện với nhau trong câu, e đồng thời, ở
chừng mực có thể, phân biệt các vai nghóa bắt buộc với các vai nghóa tùy chọn.
Luận án cũng tìm kiếm những tương đồng và dị biệt về số lượng và các đặc điểm
thể hiện khác của các vai nghóa trong câu trần thuật tiếng Việt và tiếng Anh.
Trọng tâm nghiên cứu của luận án chủ yếu dừng lại ở “câu hai phần” còn gọi
là “câu Đề-Thuyết” [Cao Xuân Hạo (chủ biên), 1998: 72-79] vì đây là loại câu
có tần số sử dụng cao nhất. Nói khác đi, nằm ngoài phạm vi nghiên cứu của luận
án là “câu đặc biệt” và “câu không Đề” [Cao Xuân Hạo (chủ biên), 1998: 79-85].
Luận án cũng không đủ khả năng bao quát “nhiều hiện tượng biểu hiện trong
phạm vi câu nhưng lại có liên quan đến những cơ chế ngoài câu” [Trần Ngọc
Thêm, 1999: 11] vốn thuộc lónh vực của ngôn ngữ học văn bản (textual
linguistics). Cũng cần nói rõ rằng luận án không có một chương mục riêng nào
dành cho Ngoại đề [Cao Xuân Hạo, 1991: 110]; chúng tôi chỉ nói đến Ngoại đề
trong chừng mực vừa đủ để phân biệt nó với Nội đề [Cao Xuân Hạo, 1991: 81] là

một Chủ đề trong câu vì c Nguyễn Thị Ảnh [2002] đã so sánh trình bày câu có
Ngoại đề trong tiếng Việt và tiếng Anh khá đầy đủ rồi và d quan trọng hơn nữa
là vì “Ngoại đề có lẽ là chỗ gặp nhau giữa hai ngôn ngữ đang xét” [Nguyễn Thị
Ảnh, 2002: 63] nên có ít khác biệt được tìm thấy giữa hai thứ tiếng đang xét.

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

16

Phạm vi nghiên cứu của luận án này chủ yếu dừng lại ở “những ý nghóa nằm
ngay ở bên trong nội dung từ ngữ” dùng để tạo câu và cấu trúc của chính câu và
ở một chừng mực nhất định nào đó có thể có liên hệ tới, chứ không nhất thiết bao
hàm, “những ý nghóa được suy diễn ra từ ngôn cảnh, vốn thuộc bình diện dụng
pháp” [Cao Xuân Hạo, 2000: 9]. Tuy nhiên, luận án lại ít nhiều động chạm đến
các nét nghóa tình thái (meanings conveyed by modality) có thể kết hợp với nghóa
mệnh đề (propositional meaning) của câu.
Nội dung của luận án thể hiện nỗ lực gắn ngữ pháp vào ngữ nghóa, cố gắng
“trình bày chúng trong mối quan hệ phương tiện-mục đích, chứ không phải một
cách riêng rẽ như hai bình diện độc lập đối với nhau.” [Cao Xuân Hạo, Hoàng
Dũng và Bùi Mạnh Hùng, 2001: 38]
Luận án có nhiệm vụ trả lời các câu hỏi sau đây:
c Có bao nhiêu vai nghóa trong câu trần thuật tiếng Việt và tiếng Anh? Các
vai nghóa này được thể hiện như thế nào trong hai thứ tiếng đang xét?
d Liệu hoạt động và cách thể hiện của các vai nghóa này có góp phần khẳng
định tính chất thiên Chủ đề của tiếng Việt và thiên Chủ ngữ của tiếng Anh hay
không? Nói khác đi, qua việc phân tích nghóa biểu đạt và cách thức thể hiện của
các vai nghóa trong câu trần thuật của hai thứ tiếng đang xét, liệu có thể khẳng

định cấu trúc cú pháp cơ bản của tiếng Việt là cấu trúc Đ-T còn cấu trúc cú pháp
cơ bản của tiếng Anh là cấu trúc C-V hay không?
e Sự khác biệt về cấu trúc cú pháp cơ bản này nếu có sẽ gây khó khăn như
thế nào cho người Việt học tiếng Anh khi phải nhập mã, giải mã và chuyển mã 5
Anh-Việt hoặc Việt-Anh; nghóa là khi họ nghe, nói, đọc, viết, dịch xuôi (dịch từ
tiếng Anh sang tiếng Việt) hay dịch ngược (dịch từ tiếng Việt sang tiếng Anh)?

5

Nhập mã (encode) là chuyển từ nghóa, cái có thể xuất phát từ người Việt hay người bản ngữ
Anh và chưa được mã hoá, sang ký hiệu dùng để chở tải cái nghóa đó. Giải mã (decode) là
chuyển từ ký hiệu thành nghóa mà người Việt hoặc người bản ngữ Anh có thể hiểu được.
Chuyển mã (translate) là dịch xuôi (dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt) hay dịch ngược (dịch từ
tiếng Việt sang tiếng Anh).
@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


×