1
A-ĐẶT VẤN ĐỀ
Những thành tựu của công nghệ thông tin (CNTT) đã tạo cho thế giới những bƣớc
chuyển mình ấn tƣợng ở tất cả các lĩnh vực. CNTT đã góp phần không nhỏ vào việc
hình thành nền kinh tế tri thức và xã hội thông tin.
Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học là một trong những biện pháp đã đƣợc
ngành giáo dục đƣa vào các trƣờng học nhằm cải tiến phƣơng pháp và nâng cao chất
lƣợng dạy và học.
Trung tâm GDTX Tỉnh Thanh Hóa là một trong những cơ sở đào tạo luôn đi đầu
trong lĩnh vực áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy. Với trang thiết bị máy
móc hiện đại, với đội ngũ giáo viên chuẩn về chuyên môn nghiệp vụ, Trung tâm
luôn đƣợc ngành đánh giá cao về số lƣợng và chất lƣợng đào tạo. Trung tâm trở
thành địa chỉ tin cậy cho rất nhiều khoá đào tạo và tập huấn giáo viên của ngành.
Hiện nay, Trung tâm đang thực hiện mô hình dạy tiếng Anh chất lƣọng cao cho học
sinh tiểu học. Đây là mô hình dạy tiếng Anh sử dụng những tiện ích của công nghệ
thông tin để bài giảng đạt hiệu quả và chất lƣợng. Với thực tế giảng dạy tại Trung
tâm GDTX Thị xã Bỉm Sơn, tôi xin trình bày một vài kinh nghiệm “ Kết hợp một
số phần mềm tiếng Anh- Tin học và các hoạt động bổ trợ nhằm nâng cao kĩ
năng nghe- nói tiếng Anh góp phần thực hiện tốt mô hình dạy tiếng Anh chất
lượng cao dành cho tiểu học tại Trung tâm GDTX Tỉnh Thanh Hoá”.
2
B-GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Cơ sở lí luận:
Sự ra đời của máy vi tính đã đánh dấu những bƣớc tiến mới trong việc dạy ngôn
ngữ nói chung và ngoại ngữ nói riêng. Có rất nhiều học giả, nhà nghiên cứu đã nhận
định máy vi tính là một trong những công cụ đắc lực để phát huy hiệu quả quá trình
dạy và học ngôn ngữ.
Công nghệ phần mềm phát triển mạnh, trong đó các phần mềm giáo dục cũng đã
đóng góp một phần đáng kể vào quá trình dạy và học nhƣ Bộ Office, hệ thống
World Wide Web (WWW), E-learning và các phần mềm tiện ích khác. Nhờ những
phần mềm mà học sinh trung bình cũng có thể hoạt động tốt trong quá trình học tập.
Phần mềm dạy học cũng sẽ giúp giáo viên hỗ trợ học sinh ngay cả khi ở nhà.
Cùng với máy tính, giáo án điện tử trở thành công cụ hỗ trợ đắc lực trong tiến
trình giảng bài của giáo viên. Bài giảng thiết kế trên giáo án điện tử trở nên sôi
động, hấp dẫn. Thông qua giáo án điện tử, giáo viên có nhiều thời gian đặt các câu
hỏi gợi mở, tạo điều kiện cho học sinh hoạt động nhiều hơn trong giờ học. Với
những khả năng mới mẻ và ƣu việt này, công nghệ thông tin và truyền thông đã
nhanh chóng làm thay đổi cách sống, cách làm việc, cách học tập, cách tƣ duy và
cách ra quyết định của con ngƣời
II. Thực trạng
1. Phòng học có các thiết bị công nghệ hỗ trợ giảng dạy nhƣng giáo viên chƣa
phát huy hết hiệu quả hoạt động của các thiết bị đó vì sự kết hợp giữa máy
móc và phƣơng pháp giảng dạy chƣa thực sự nhịp nhàng.
2. Học sinh tiểu học gặp nhiều khó khăn trong việc thao tác với các thiết bị công
nghệ nên bài học chủ yếu mới đƣợc tƣơng tác một chiều.
3
3. Dạy hai kĩ năng nghe-nói đối với học sinh tiểu học chủ yếu là bắt chƣớc và
nhắc lại, nhƣng giáo viên sử dụng phần mềm và các thiết bị hỗ trợ quá nhiều
nên việc thực hành chƣa đạt hiệu quả cao.
III. Các giải pháp
Để khắc phục những thực trạng nêu trên, tôi xin đƣa ra một số giải pháp sau:
1. Phối kết hợp các phần mềm hỗ trợ giảng dạy nhƣ phần mềm trình chiếu
Powerpoint, I-scream, Adobe captivate 4 và phần mềm Wicom để thực hiện
bài giảng.
2. Đơn giản các thao tác trong phần mềm dạy học, tích cực khuyến khích học
sinh khai thác các tính năng của CNTT để phát huy hiệu quả thực hành cao
trong quá trình học tiếng.
3. Tổ chức thực hành tình huống cho học sinh ngoài phòng máy.
IV. Cách thức tổ chức thực hiện
1. Phối hợp các phần mềm hỗ trợ giảng dạy truyền tải nội dung học trong
giáo trình để thực hiện bài giảng .
1.1.Sử dụng phần mềm trình chiếu Powerpoint trong bài giảng và hỗ trợ học
sinh khai thác bài giảng qua phần mềm tiện ích :
Phần mềm này chủ yếu dùng để thiết kế bài giảng. Toàn bộ các bài học trong
bộ giáo trình Superkids sẽ đƣợc giáo viên thiết kế và trình chiếu trên Powerpoint.
Các file âm thanh, hình ảnh và video clip sẽ đƣợc chèn vào bài học. Tất cả đƣợc
truyền xuống từng máy tính của học sinh thông qua phần mềm tiện ích Wicom. Mỗi
học sinh sẽ đƣợc tƣơng tác với nội dung học thông qua máy tính của mình. Mỗi màn
hình máy tính trở thành bảng đen cá nhân hiển thị đầy đủ nội dung bài học. Những
“bảng đen” này còn giúp học sinh thao tác trực tiếp với bài học.
4
Nhƣ vậy, khi sử dụng phần mềm trình chiếu trên lớp học giáo viên không chỉ
khai thác tính năng một chiều là hỗ trợ giáo viên trong quá trình giảng bài, làm cho
bài học trở nên sinh động mà còn phải biết cho học sinh tự khai thác bài giảng của
giáo viên thông qua phần mềm tiện ích. Sau khi nhận bài giảng từ máy chủ, học
sinh có thể thao tác độc lập với nội dung bài học trên máy tính, phát hiện ra ngữ liệu
mới của bài. Bằng cách này, học sinh có khả năng tƣ duy bài học một cách độc lập
và khai thác bài giảng theo nhiều hƣớng khác nhau.
1.2 Xen kẽ những nội dung trong phần mềm I-Scream với nội dung bài học:
Phần mềm I- Scream là phần mềm cung cấp những bài học tiếng Anh khoa
học. Đây là phần mềm học tiếng Anh rất sinh động và thực tế đƣợc thiết kế nhằm
giúp học sinh và giáo viên tiểu học tiếp xúc với Tiếng Anh khoa học. Với từ ngữ
đơn giản, hình ảnh sống động, cách giới thiệu bài học hấp dẫn, mỗi đơn vị bài học
đều gắn liền với những chủ điểm có trong giáo trình: nhƣ thời tiết, thể thao, đồ
ăn… Những đơn vị bài học này sẽ đƣợc lồng ghép xen kẽ với nội dung học trong
sách giáo khoa. Học sinh ngoài việc học, thực hành bài học còn học cách diễn đạt
thuyết trình một vấn đề khoa học bằng tiếng Anh trƣớc lớp và tự thu âm lại nội dung
nói của mình, so sánh với âm chuẩn trong bài học do phần mềm cung cấp. Nội dung
các bài học trong phần mềm này có thể sử dụng làm tƣ liệu giới thiệu bài học, bài
thực hành nghe mở rộng hoặc bài tập thực hành nói để học sinh tập thuyết trình.
1.3 .Dùng phần mềm Adobe Captivate 4 để thiết kế các bài tập bổ trợ dạng
trắc nghiệm
Đây là phần mềm hỗ trợ giáo viên thiết kế các bài tập trắc nghiệm khách
quan ở nhiều dạng nhƣ: câu hỏi đúng sai, câu hỏi nhiều lựa chọn, điền từ thiếu, nối
các phƣơng án Bài tập soạn trên phần mềm này khi xuất ra có thể chạy trên bất cứ
máy nào mà không cần cài đặt phần mềm. Vì vậy, khi giao bài tập về nhà, giáo viên
không phải phôtô bài tập, mà chỉ cần chuyển bài qua mạng và học sinh về nhà sẽ tải
5
bài từ mạng và làm bài. Sau khi làm bài xong, hệ thống sẽ tự kiểm tra, chấm và cho
điểm. Học sinh sẽ biết mình làm sai ở câu nào và các em sẽ thoát ra để làm lại. Một
bài tập có thể làm đi làm lại nhiều lần. Mỗi lần làm, hệ thống sẽ tính số lần làm lại.
Bài tập sử dụng phần mềm Adobe Captivate 4 ƣu việt hơn hẳn vì giúp học
sinh học độc lập, độ tổng hợp cao, đa dạng bài làm trong cùng một đề. Học sinh tiết
kiệm đƣợc thời gian khi làm bài tập, phụ huynh và giáo viên tiết kiệm đƣợc chi phí
khi không phải photo bài tập giấy cho học sinh làm.
Nhƣ vậy, toàn bộ nội dung bài học trong giáo trình Superkids sẽ đƣợc soạn
trên Powerpoint. Trong quá trình giảng dạy, giáo viên sẽ kết hợp nội dung học với
các nội dung trong phần mềm I-Scream và dùng Adobe Captivate 4 để thiết kế bài
tập. Với hình thức học tiếng Anh này, bài học sẽ trở nên dễ dàng, hấp dẫn. Học sinh
trong quá trình học sẽ rèn luyện đƣợc một số kĩ thuật thao tác máy vi tính, phát triển
khả năng học và làm bài độc lập. Về nhà các em biết khai thác các thiết bị CNTT
sẵn có ở nhà để phục vụ quá trình học. Bài tập về nhà bộ môn Tiếng Anh không còn
là nỗi lo của các bậc phụ huynh và các em học sinh.
1.4 Phần mềm tiện ích WICOM với chức năng kiểm tra đánh giá:
Phần mềm WICOM ngoài các chức năng nhƣ: Quản lí lớp, truyền bài giảng,
truyền file âm thanh, hình ảnh, trang web từ máy chủ đến các máy con, chức năng
kiếm tra đánh giá là một trong những ƣu việt nổi trội của phần mềm này.
Cứ sau 03 đơn vị bài học sẽ có một bài kiểm tra. Bài kiểm tra này sẽ đƣợc
thiết kế trên phần mềm WICOM. Giáo viên thiết kế bài kiểm tra nghe, cấu trúc ngữ
pháp- từ vựng, đọc hiểu dƣới các dạng bài: chọn phƣơng án đúng sai, điền từ khuyết
và chọn phƣơng án đúng nhất. Bài kiểm tra sau khi thiết kế xong sẽ đƣợc đặt thời
gian làm và chuyển xuống các máy của học sinh. Hết thời gian làm bài, hệ thống sẽ
dừng, học sinh không thể làm bài tiếp. Giáo viên thu bài lại qua hệ thống. Hệ thống
tự sắp xếp, chấm điểm và lƣu lại kết quả ngay trên máy của giáo viên.
6
Với cách thiết kế bài kiểm tra và bài thi trên hệ thống phần mềm này, giáo viên
tiết kiệm đƣợc thời gian, chi phí mà có thể đánh giá điểm một cách chính xác, khách
quan và công bằng.
2. Đơn giản các thao tác trong phần mềm dạy học, tích cực khuyến khích
học sinh khai thác các tính năng của CNTT để phát huy hiệu quả thực
hành cao trong quá trình học tiếng
Các lệnh trong phần mềm ở máy học sinh chủ yếu là: điểm danh, phát biểu, ghi
âm, thực hành nhóm, thực hành theo cặp, chuyển bài cho cô. Những thao tác nhƣ
ghi âm, thực hành nhóm, thực hành theo cặp, chuyển bài cho cô, giáo viên có thể
điều khiển trên máy chủ. Khi thực hành phần này, học sinh chỉ cần thể hiện nội
dung, còn các thảo tác kĩ thuật, giáo viên nên làm để tránh việc các em thao tác lung
tung ảnh hƣởng đến máy và tiến độ bài học. Các thao tác điểm danh, phát biểu đều
có từ và hình ảnh minh họa đi kèm. Giáo viên trong quá trình dạy cho các em sử
dụng nên dùng hình ảnh minh họa và quy định điểm danh đầu giờ, bấm biểu tƣợng
phát biểu ngay sau khi có câu hỏi của cô giáo.
Các thao tác mở hộp mail để lấy bài tập hoặc dùng blog để đăng bài, giáo viên
phải có một tờ hƣớng dẫn cụ thể từng bƣớc để học sinh làm và những hoạt động này
phải đƣợc thao tác thƣờng xuyên trong bài học và sau bài học.
3. Tổ chức thực hành tình huống cho học sinh ngoài phòng máy
Với hệ thống máy móc hiện đại và tính ƣu việt của phần mềm, giáo viên và học
sinh đều phát huy tối đa chức năng của phòng máy. Tuy nhiên, với học sinh tiểu
học, các em rất hiếu động. Thêm vào đó, đặc điểm học nghe- nói của các em chủ
yếu là nghe và bắt chƣớc, nên việc thực hành nội dung học trên phòng máy sẽ hạn
chế các hình thức thực hành của các em. Chính vì vậy, để các em thực hành nói tốt,
nên bố trí một phòng thực hành riêng. Một buổi dạy, chỉ nên sắp xếp cho học sinh
ngồi tại phòng máy 90 phút, còn 30 phút nên cho các em thực hành nội dung bài học
7
ở phòng thực hành. Phòng thực hành này không bố trí bàn mà chỉ dùng máy chiếu
và loa trợ giảng. Ghế xếp theo hình chữ U. Các em có thể di chuyển, đóng kịch,
hát…và đặc biệt có thể tổ chức trò chơi Tiếng Anh, câu lạc bộ…Những hình thức
thực hành này giúp học sinh phát huy kĩ năng hợp tác, làm việc nhóm, giúp các em
mạnh dạn, tự tin và tạo môi trƣờng thân thiện giữa cô và trò, giảm bớt những hoạt
động cứng nhắc trên phòng máy.
Những nội dung có thể tổ chức trên phòng thực hành là những nội dung có trong
bài học. Giáo viên chuyển những nội dung đó thành các chủ đề thực hành dƣới
dạng: chơi ô chữ (thực hành từ mới), đóng kịch (thực hành nội dung bài đọc, bài
nghe và cấu trúc). Ví dụ với Unit 2: Favorite Sports, giáo viên có thể thiết kế chủ đề
thực hành là: Giải ô chữ để tìm ra từ Sport, cho các em thực hành kịch câm, bắt
chƣớc hành động của từng môn thể thao để đoán ra các từ chỉ các môn thể thao, chia
học sinh ra thành 4 nhóm vẽ tranh về từng môn thể thao và yêu cầu nhóm khác đặt
các câu hỏi để đoán xem nhóm đối phƣơng đang vẽ những hoạt động của môn thể
thao nào
8
C- KẾT LUẬN
I. Kết quả thực hiện:
Khóa học tiếng Anh chất lƣợng cao cho học sinh tiểu học tại Bỉm Sơn (bắt đầu từ
15/8 /2012 và kết thúc vào 15/3/2013) với 02 lớp A1 và A2. Lớp A1 dạy trên phòng
máy nhƣng không sử dụng các phần mềm I- scream và Adobe cativate 4, trợ giảng
dạy, không tổ chức thực hành tình huống ngoài phòng máy. Lớp A2 dạy trên phòng
máy và sử dụng tất cả các phần mềm hỗ trợ giảng dạy, học sinh đƣợc thực hành tình
huống ngoài phòng máy 30 phút/ 1 buổi học. Sau khóa học tôi nhận thấy:
- Giáo viên nâng cao đƣợc những kiến thức về công nghệ thông tin trong giảng
dạy ngoại ngữ. Các thao tác và sử dụng các phần mềm hỗ trợ vào giảng dạy
linh hoạt và hiệu quả.
- Học sinh có môi trƣờng học công bằng, thân thiện và đƣợc phát triển kiến
thức đúng nhƣ tiêu chí của khóa học đề ra.
Kết quả cụ thể:
- Kết quả qua bài kiểm tra cuối khóa:
+ Lớp A1: Số học sinh đạt điểm giỏi: 60%, điểm khá: 30 %, điểm trung bình:
10 %
+ Lớp A2: Điểm giỏi: 80%, điểm khá 20%, không có học sinh đạt điểm trung
bình
- Qua phiếu đánh giá khóa học phụ huynh:
+ Lớp A1: 90% phụ huynh thích mô hình học này. 80% phụ huynh nhận thấy
sự tiến bộ của con mình trong quá trình học. 10% phụ huynh đề xuất cần có
thêm các buổi thực hành để học sinh mạnh dạn trong giao tiếp.
+ Lớp A2: 100% học sinh thíc mô hình học này. 100% nhận thấy sự tiến bộ
của con em mình trong khóa học.
- Qua 02 lần giao lƣu với ngƣời nƣớc ngoài:
9
+ Lớp A1: 70 % học sinh mạnh dạn tham gia giao lƣu với ngƣời nƣớc ngoài.
70% học sinh tham gia tốt các phần thi và giao lƣu.
+ Lớp A2: 100% học sinh mạnh dạn tham gia giao lƣu với ngƣời nƣớc ngoài
và 80 % học sinh tham gia tốt các phần thi và giao lƣu. 30% học sinh biết
sáng tạo tình huống giao lƣu.
- Qua phiếu đánh giá chất lƣợng giao lƣu của ngƣời nƣớc ngoài:
+ Lớp A1: 50% học sinh phát âm tốt, 70 % phản ứng tốt với các câu hỏi tình
huống.
+ Lớp A2: 70% học sinh phát âm tốt, 80% phản ứng tốt với các câu hỏi tình
huống.
II. Đề xuất, khuyến nghị
Sự hỗ trợ của CNTT trong dạy học tiếng Anh thật sự cần thiết đối với học sinh tiểu
học. Trang thiết bị tốt sẽ thúc đẩy đƣợc quá trình học của học sinh, tạo cho học sinh
môi trƣờng học tốt, giúp các em hình thành thói quen học tập ngay từ những bƣớc
cơ bản ban đầu. Sau khi dạy xong một khóa học ở Bỉm Sơn tôi có một số khuyến
nghị đề xuất sau:
- Đối với Giáo viên giảng dạy: Thiết bị công nghệ không thể thay thế phƣơng
pháp giảng bài của giáo viên. Lạm dụng máy móc sẽ làm cho bài giảng cứng
nhắc. Giáo viên phải biết tận dụng những ƣu việt của phần mềm kết hợp với
phƣơng pháp giảng bài tích cực, điều khiển các bài thực hành linh hoạt, phù
hợp với lứa tuổi của học sinh, sẽ làm cho buổi học hấp dẫn, hiệu quả cao.
- Đối với Sở giáo dục: Đây là mô hình học tập hay và tích cực, cần làm điển
hình để lấy cơ sở nhân rộng.
- Đối với Phòng ngoại ngữ- tin học: Rút kinh nghiệm nghiêm túc những bài
học từ Bỉm Sơn, xem xét tình hình trƣớc mắt để triển khai mô hình tiếng Anh
chất lƣợng cao tại Trung tâm GDTX tỉnh thiết thực và hiệu quả.
10
Trên đây là những đóng góp của tôi trong quá trình dạy tiếng Anh trên môi trƣờng
công nghệ. Tôi rất mong nhận đƣợc sự góp ý xây dựng từ đồng nghiệp để tôi thực
hiện tốt mô hình này tại trung tâm GDTX Tỉnh.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA
THỦ TRƢỞNG ĐƠN VỊ
Thanh Hóa, ngày 26 tháng 5 năm 2013
Tôi cam đoan đây là SKKN của mình viết,
không sao chép nội dung của ngƣời khác
Người viết
Đỗ Thị Sen
11
Môc lôc
A. Đặt vấn đề Trang 01
B. Giải quyết vấn đề Trang 02
I. Cơ sở lí luận Trang 02
II. Thực trạng Trang 02
III. Các giải pháp Trang 03
IV. Cách thức tổ chức thực hiện Trang 03
C. Kết luận
I. Kết quả thực hiện Trang 08
II. Kiến nghị và đề xuất Trang 09
12
PHỤ LỤC 1
MẪU PHIẾU ĐÁNH GIÁ KHÓA HỌC
Lớp Tiếng Anh chất lƣợng cao dành cho tiểu học – Thị xã Bỉm Sơn
(Dành cho phụ huynh)
Các câu hỏi khảo sát nhằm phục vụ cho việc nâng cao chất lƣợng dạy và học của
giáo viên và học sinh. Sự đóng góp ý kiến của anh/chị có ý nghĩa lớn đối với sự
thành công của khóa học này. Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của các anh/chị.
Giáo viên
Đỗ Thị Sen
Câu hỏi đánh giá gồm 02 phần. Anh/chị hãy đánh dấu (X) vào câu trả lời của
mình.Câu số 5 anh/ chị viết vào phần trả lời
1. Anh/chị có thích mô hình dạy và học này không?
Có Không
2. Các thiết bị hỗ trợ trên lớp học có phát huy hết tác dụng của nó không?
Có Không
3. Giáo viên có biết kết hợp các thiết bị công nghệ và phƣơng pháp giảng
dạy vào bài giảng không?
Có Không Bình thƣờng
4. Anh / chị có thấy con mình thực sự tiến bộ?
Có Không Bình thƣờng
5. Những đề xuất của anh/ chị cho khóa học tới:
13
PHỤ LỤC 2
MẪU PHIẾU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG GIAO LƯU
Lớp Tiếng Anh chất lƣợng cao dành cho tiểu học – Thị xã Bỉm Sơn
(Dành cho chuyên gia)
Các câu hỏi khảo sát nhằm phục vụ cho việc nâng cao chất lƣợng dạy và học của
giáo viên và học sinh. Sự đóng góp ý kiến của anh/chị có ý nghĩa lớn đối với sự
thành công của khóa học này. Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của các anh/chị.
Giáo viên
Đỗ Thị Sen
Câu hỏi đánh giá gồm 02 phần. Anh/chị hãy đánh dấu (X) vào câu trả lời của
mình.Câu số 5 anh/ chị viết vào phần trả lời
1. Nội dung giao lƣu có phù hợp với trình độ của học sinh không?
Có Không
2. Các phần giao lƣu có thể hiện đƣợc tiêu chí chƣơng trình không?
Có Không
3. Học sinh có tự tin tham gia các phần giao lƣu không?
Có Không Bình thƣờng
4. Học sinh phát âm có bị ảnh hƣởng của âm Việt không?
Có Không Bình thƣờng
5. Những đề xuất của anh/ chị cho lần giao lƣu tới
14