Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

So sánh cấu trúc và ngữ nghĩa trạng ngữ trong tiếng việt và tiếng hán hiện đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (946.94 KB, 103 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
\[

LIÊU NHỮ UY

SO SÁNH CẤU TRÚC VÀ NGỮ NGHĨA TRẠNG NGỮ
TRONG TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG HÁN HIỆN ĐẠI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN
Chuyên ngành: NGÔN NGỮ HỌC SO SÁNH
Mã số

: 602201

Người hướng dẫn khoa học:
TS. Nguyễn Đình Phức

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2009


LỜI CẢM ƠN

Chúng tơi xin trân trọng bày tỏ lịng biết ơn chân thành và sâu
sắc đến với Tiến sĩ Nguyễn Đình Phức, người thầy đã tận tình và kỹ
lưỡng chỉ dạy tôi từ những bước đầu tiên đến khi hồn thành luận văn
này.
Chúng tơi cũng xin trân trọng cảm ơn tất cả các Quý thầy cô
trong hội đồng bảo vệ luận văn, các thầy cơ đã đóng góp thêm nhiều ý
kiến quý báu cho luận văn, cũng như bổ sung rất nhiều kiến thức cho
bản thân tôi.


Nhân đây chúng tơi cũng xin gởi lời cảm ơn đến phịng Sau đại
học, Khoa Văn học và Ngôn ngữ, trường Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh, đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho
tôi học tập và hoàn thành luận văn này.
Đồng Nai, tháng 02 năm 2009
Tác giả luận văn
Liêu Nhữ Uy
2


QUY ƯỚC TRÌNH BÀY LUẬN VĂN

Trong luận văn này chúng tơi có sử dụng một số ký hiệu, chữ viết tắt như
sau:
Trạng ngữ, được viết tắt là: TrN
Tất cả trạng ngữ trong tiếng Việt và tiếng Hán đều dùng hình thức bôi
đen, in đậm.

3


MỤC LỤC
Dẫn luận
Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................... 7
Lịch sử vấn đề ...................................................................................................... 8
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................ 11
Phương pháp nghiên cứu và tư liệu nghiên cứu ........................................ 12
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .................................................... 13
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ THUYẾT

I. Khái niệm trạng ngữ trong ngôn ngữ học ......................................... 15
II. Sự cần thiết phải so sánh trạng ngữ trong tiếng Việt
và tiếng Hán hiện đại ..................................................................................... 21
CHƯƠNG II
ĐẶC ĐIỂM CỦA TRẠNG NGỮ TRONG TIẾNG VIỆT
I. Thuật ngữ “trạng ngữ” trong tiếng Việt ............................................ 27
II. Đặc điểm của trạng ngữ trong tiếng Việt ......................................... 33
1. Ở vị trí đầu câu.............................................................................................. 35
2. Ở vị trí cuối câu ............................................................................................ 35
3. Ở vị trí chen giữa chủ ngữ và vị ngữ ....................................................... 33
III. Vấn đề phân loại trạng ngữ trong tiếng Việt ................................ 37
1. Phân loại trạng ngữ theo đặc điểm cấu tạo ............................................ 37
2. Phân loại trạng ngữ theo nội dung
(trạng ngữ xét trên bình diện nghĩa học) .................................................... 38
a. Trạng ngữ chỉ thời gian ............................................................................. 39
4


b. Trạng ngữ chỉ không gian – nơi chốn .................................................... 40
c. Trạng ngữ chỉ tình huống.......................................................................... 41
d. Trạng ngữ chỉ cách thức – phương tiện ................................................. 41
e. Trạng ngữ chỉ nguyên nhân ...................................................................... 41
f. Trạng ngữ chỉ mục đích............................................................................. 42
g. Trạng ngữ chỉ điều kiện/ giả thiết ........................................................... 42
h. Trạng ngữ chỉ ý nhượng bộ ...................................................................... 43
i. Trạng ngữ bổ sung ý nghĩa so sánh ........................................................ 43
CHƯƠNG III
ĐẶC ĐIỂM CỦA TRẠNG NGỮ TRONG TIẾNG HÁN HIỆN ĐẠI
I. Thuật ngữ “trạng ngữ” trong tiếng Hán hiện đại ......................... 44
II. Đặc điểm của trạng ngữ trong tiếng Hán hiện đại ....................... 49

1. Ở vị trí trước chủ ngữ .................................................................................. 53
2. Ở vị trí chen giữa chủ ngữ và vị ngữ ..................................................... 54
III. Vấn đề phân loại trạng ngữ trong tiếng Hán hiện đại ............... 57
1. Trạng ngữ có tính chất hạn chế (限制性状语) ................................... 57
a. Trạng ngữ chỉ thời gian (时间状语) ..................................................... 58
b. Trạng ngữ chỉ nơi chốn (处所状语) ..................................................... 58
c. Trạng ngữ chỉ trình độ (程度状语) ....................................................... 58
d. Trạng ngữ chỉ đối tượng (对象状语) .................................................... 59
e. Trạng ngữ chỉ mục đích (目的状语) ................................................... 59
f. Trạng ngữ chỉ phạm vi (范围状语) ....................................................... 60
2. Trạng ngữ có tính chất miêu tả (描写性状语) ................................... 60
a. Trạng ngữ miêu tả người thực hiện động tác
(描写动作者的状语) ...................................................................................... 60
b. Trạng ngữ miêu tả động tác (描写动作的状语) ................................ 61
5


CHUƠNG IV
ĐỒNG DỊ CỦA TRẠNG NGỮ TRONG TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG
HÁN HIỆN ĐẠI
I. Bổ sung và tu sức (bao hàm vấn đề vị trí của trạng ngữ) .......... 63
II. Nhìn từ góc độ phân loại
(bao hàm vấn đề phạm vi của trạng ngữ) .............................................. 71
III. Nhìn từ góc độ cấu trúc ........................................................................ 77
IV. Nhìn từ góc độ trật tự sắp xếp ............................................................. 81
V. Nhìn từ góc độ ngữ nghĩa ....................................................................... 84
KẾT LUẬN ....................................................................................................... 89
NGUỒN NGỮ LIỆU VĂN HỌC .............................................................. 93
A - Nguồn ngữ liệu tiếng Việt ....................................................................... 93
B - Nguồn ngữ liệu tiếng Hán ........................................................................ 94

TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 96
A - Tài liệu tiếng Việt ..................................................................................... 96
B - Tài liệu tiếng Hán ...................................................................................... 99
C - Tài liệu tiếng Anh .................................................................................... 103

6


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

DẪN LUẬN

I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Ngày nay do sự phát triển của nền kinh tế thế giới với tốc độ phát triển
khá nhanh, nên việc giao lưu, thông tin liên lạc với nhau cũng trở nên đa dạng
và phức tạp. Một trong các phương tiện quan trọng dùng để giao tiếp với nhau
đó là ngơn ngữ của con người. Ngôn ngữ là một trong những công cụ quan
trọng nhất trong cuộc sống của con người, con người có thể tiến bộ được
chính nhờ vào sự phát triển và tồn tại của ngơn ngữ. Nếu lồi người khơng có
ngơn ngữ thì khơng thể xuất hiện sự giao tiếp với nhau giữa người với người
và sự giao thoa với nhau về văn hoá, cũng như những kiến thức của nhân loại.
Chính ngơn ngữ là cơng cụ giao tiếp quan trọng như vậy, nên ngày nay việc
học ngoại ngữ trở thành một nhu cầu cấp thiết và bức bách đối với mọi người
thuộc thế hệ chúng ta.
Hiên nay đã có nhiều sinh viên Việt Nam theo học tiếng Hán hiện đại
tại các trường Đại học, một số lượng lớn nhân sự cũng như cán bộ công nhân
viên theo học tiếng Hán hiện đại tại các trung tâm ngoại ngữ. Trong quá trình
học tập, bên cạnh những mặt thuận lợi, học viên cũng gặp phải khơng ít khó
khăn về nhiều mặt, trong đó có vấn đề về mặt ngữ pháp. Chúng ta đều biết, tổ
chức cú pháp của một câu tiếng Hán ngoài ba thành phần chủ ngữ, vị ngữ, tân

ngữ, cịn có hai thành phần khác hết sức quan trọng, đó là thành phần tu sức
(修饰语) và bổ sung (补充语). Thành thành tu sức bao gồm trạng ngữ và định
ngữ, thành thành bổ sung bao gồm các loại bổ ngữ; như bổ ngữ chỉ khả năng,
bổ ngữ chỉ trình độ, bổ ngữ chỉ xu hướng, bổ ngữ chỉ kết quả, bổ ngữ chỉ số
lượng,….Trong các thành phần nêu trên, thành phần trạng ngữ có vai trị
khơng kém phần quan trọng trong việc tổ chức cấu trúc câu. Bản thân tôi
7
@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

trong suốt quá trình học tập ở bậc Đại học cũng đã từng luôn lẫn lộn giữa
trạng ngữ và định ngữ, luôn lờ mờ về cấu trúc cũng như ngữ nghĩa của trạng
ngữ và bổ ngữ trong câu, đặc biệt đối với thành phần trạng ngữ, không thể
phân biệt một cách lý tính đâu là trạng ngữ miêu tả phương thức tiến hành của
động tác, đâu là trạng ngữ miêu tả trạng thái tâm lý của người thực hiện động
tác.
Theo thống kê của hai học giả Nguyễn Minh Thuyết và Nguyễn Văn
Hiệp trong Thành phần câu tiếng Việt, truyện ngắn Hết một buổi chiều (in
trong Tổng tập văn học Việt Nam, tập 30A, Hà Nội, 1981), có lượng câu
mang trạng ngữ chiếm 30% tổng số câu có trong tác phẩm①. Tác phẩm Bối
ảnh《背影》của nhà văn Trung Quốc hiện đại Chu Tự Thanh 朱自清, qua
khảo sát và thống kê, chúng tơi phát hiện, có tới 94,2% trên tổng số câu văn
thuộc tác phẩm có sử dụng trạng ngữ②. Từ đây chúng tơi có thể thấy được vai
trị quan trọng của trạng ngữ trong việc biểu đạt ngôn ngữ trong tiếng Hán
hiện đại cũng như tiếng Việt. Cũng chính bởi ngun nhân nói trên, chúng tơi
đã mạnh dạn chọn đề tài “ So sánh cấu trúc và ngữ nghĩa trạng ngữ trong
tiếng Việt và tiếng Hán hiện đại” làm đề tài cho luận văn mình.
II. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ

1. Lịch sử nghiên cứu trạng ngữ trong tiếng Việt
Trạng ngữ là một vấn đề từ lâu đã được nhiều nhà Việt ngữ học quan tâm
nghiên cứu. Kể từ khi hai chữ “trạng ngữ” được chính thức ra đời và đưa vào



Theo thống kê của Nguyễn Minh Thuyết và Nguyễn Văn Hiệp trong Thành phần câu tiếng Việt,

truyện ngắn Hết một buổi chiều (in trong Tổng tập văn học Việt Nam, tập 30A, Hà Nội, 1981), có
lượng câu mang trạng ngữ chiếm 30% tổng số câu. (Xem Thành phần câu tiếng Việt, Nguyễn Minh
Thuyết, Nguyễn Văn Hiệp, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, 1999, tr.321.


Hán ngữ cao cấp giáo trình《汉语高级教程》, tập 1, Tập thể tác giả Đại học Bắc Kinh, Bắc

Kinh đại học xuất bản xã, 2002, tr. 1-3.

8
@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

sử dụng, cho đến nay hầu như không một bộ giáo trình ngữ pháp tiếng Việt
nào khơng đề cập đến thành phần này. Mặc dù quan niệm về thành phần trạng
ngữ trong tiếng Việt, giữa các học giả, đơi khi cịn nảy sinh những bất đồng
nhất định, nhưng chung quy đều thống nhất coi nó là thành phần phụ quan
trọng, bổ sung ý nghĩa cho sự tình được biểu đạt trong câu. Thành tựu nghiên
cứu về trạng ngữ phần lớn được trình bày trong các cơng trình sau:
Khái niệm ngôn ngữ học, Nguyễn Văn Tu, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 1960.

Giáo trình Việt ngữ, Hồng Tuệ, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 1962.
Nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt, Nguyễn Kim Thản, Nxb. Khoa học
xã hội, Hà Nội, 1964.
Ngữ pháp tiếng Việt, Hoàng Trọng Phiến, Nxb. Đại học và Trung học
chuyên nghiệp, Hà Nội, 1980.
Ngữ pháp tiếng Việt - từ loại, Đinh Văn Đức, Nxb. Đại học và Trung học
chuyên nghiệp, Hà Nội, 1986.
Ngữ pháp tiếng Việt, Diệp Quang Ban, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 2004.
Ngữ pháp tiếng Việt, Nguyễn Hữu Quỳnh, Nxb. Từ điển Bách khoa, Hà
Nội, 2002.
Thành phần câu tiếng Việt, Nguyễn Minh Thuyết, Nguyễn Văn Hiệp,
Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, 1998.
Ngữ pháp chức năng tiếng Việt, quyển 1, Câu trong tiếng Việt (cấu trúc
– nghĩa – công dụng), Cao Xuân Hạo (chủ biên), Nxb. Giáo dục, 2007.
2. Lịch sử nghiên cứu trạng ngữ trong tiếng Hán
Thuật ngữ “状语 zhuàng yŭ” (phiên âm Hán Việt của hai chữ này là:
trạng ngữ) trong tiếng Hán được các nhà ngôn ngữ học Trung Quốc sử dụng
tương đối muộn. Phải mãi đến cuối thế kỷ 19, khi Mã Kiến Trung, một trí
thức Tây học, từng có thời gian dài du học tại Pháp, thông hiểu nhiều thứ

9
@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

tiếng như Pháp, Anh, Hy Lạp, La Tinh,… đã đem hệ thống ngữ pháp Tây
phương áp dụng vào nghiên cứu ngữ pháp tiếng Hán, và cho ra đời Mã thị văn
thông《马氏文通》, bộ ngữ pháp đầu tiên, xuất bản năm 1898 tại Trung
Quốc, thì thuật ngữ “trạng ngữ” mới chính thức được sử dụng. Từ những năm

50 của thế kỷ 20, thuật ngữ “trạng ngữ” bắt đầu được sử dụng phổ biến và
ngày càng nhận được sự chú ý nghiên cứu từ nhiều nhà Hán ngữ học, đặc biệt
là từ sau Đại cách mạng văn hoá kết thúc đến nay. Thành tựu nghiên cứu về
trạng ngữ trong câu tiếng Hán hiện đại của các nhà Hán ngữ ngữ pháp học
nhìn chung được thể hiện trong một số cơng trình sau đây:
《对外汉语教学使用语法》,卢福波著,北京,北京语言文化大学
出版社 1997 年版。
《古汉语语法》,张贻惠编著,湖北人民出版社 1957 年版。
《古今汉语比较语法》,张静、张桁著,郑州,河南人民出版社
1979 年版。
《汉语口语语法》,赵元任著,北京,商务印书馆 2005 年版。
《现代汉语》,胡裕树主编,上海,教育出版社 1979 年版。
《汉语语法论》,高名凯著,北京,商务印书馆 1982 年版。
《语法讲义》,朱德熙著,北京,商务印书馆 1982 年版。
《中国文法要略》,吕叔湘著,北京,商务印书馆 1982 年版。
《状语的分类和多项状语的顺序》,刘月华著,载于《语法研究和
探索》,北京大学出版社 1983 年版。
《实用现代汉语语法》,刘月华等著,外语教学与研究出版社 1983
年版。
《汉语语法史》,王力著,山东,教育出版社 1988 年版。
Có thể nói, thành tựu nghiên cứu về trạng ngữ trong tiếng Việt và tiếng
10
@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

Hán đều hết sức to lớn, vừa theo chiều rộng lẫn chiều sâu. Nhưng với hai hệ
thống ngôn ngữ có lịch sử giao lưu lâu đời như tiếng Việt và tiếng Hán, cho
đến nay vẫn chưa có một cơng trình nghiên cứu so sánh một cách hệ thống,

điều này không chỉ gây bất lợi cho việc dạy và học ngoại ngữ, cho việc
nghiên cứu, thậm chí cịn gây trở ngại đến quá trình tiếp xúc và giao lưu văn
hoá của cả hai quốc gia, hai dân tộc.
III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Về phạm vi nghiên cứu của luận văn, như chúng ta thấy, tuy tên đề tài
này chỉ nhắc đến hai khía cạnh cấu trúc và ngữ nghĩa của trạng ngữ trong
tiếng Việt và tiếng Hán hiện đại, nhưng trên thực tế, có thể nói, đề tài này
đồng thời có thể hiểu là nghiên cứu so sánh về tất cả mọi mặt của trạng ngữ
trong tiếng Việt và tiếng Hán hiện đại. Bởi vì xét mặt “cấu trúc” chính là xét
mặt hình thức của trạng ngữ, mà mặt hình thức thì khơng chỉ giới hạn ở khía
cạnh nó (trạng ngữ) được tổ hợp bởi những thành tố nào, mà phải xét ln nó
có vị trí ra sao trong câu, nó có phạm vi sử dụng trong câu ra sao, nó được sắp
xếp theo trật tự ra sao, phân loại ra sao….Một sự vật hiện tượng bất kỳ nói
cho cùng khơng ngồi hai mặt nội dung (nghĩa) và hình thức, thế nên việc mở
rộng phạm vi nghiên cứu như chúng tơi đã đề cập là hồn tồn hợp lý, không
vi phạm bất cứ một quy chuẩn nào.
Với đối tượng và phạm vi nghiên cứu như đã nêu, luận văn của chúng tơi
ngồi phần trình bày cơ sở lý thuyết, trình bày những kiến thức làm cơ sở cho
việc nghiên cứu so sánh. Ở chương so sánh, chúng tơi tập trung xốy sâu vào
những điểm tương đồng và khu biệt giữa trạng ngữ trong tiếng Việt và tiếng
Hán hiện đại ở một số khía cạnh sau:
So sánh đặc trưng về chức năng của trạng ngữ trong tiếng Việt và tiếng
Hán hiện đại.
So sánh vị trí của trạng ngữ trong tiếng Việt và tiếng Hán hiện đại.
11
@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an


So sánh phạm vi sử dụng của trạng ngữ trong tiếng Việt và tiếng Hán
hiện đại.
So sánh vấn đề phân loại trạng ngữ trong tiếng Việt và tiếng Hán hiện
đại.
So sánh kết cấu của trạng ngữ trong tiếng Việt và tiếng Hán hiện đại.
So sánh trật tự sắp xếp của trạng ngữ trong tiếng Việt và tiếng Hán hiện
đại.
So sánh đặc trưng ngữ nghĩa của trạng ngữ trong tiếng Việt và tiếng Hán
hiện đại.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ TƯ LIỆU NGHIÊN CỨU
1. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn chủ yếu sử dụng một số phương pháp sau:
Tổng hợp những đặc trưng cơ bản nhất của trạng ngữ trong tiếng Việt và
tiếng Hán, làm cơ sở để so sánh.
Thống kê nguồn ngữ liệu liên quan đến trạng ngữ thuộc hai hệ thống
tiếng Việt và tiếng Hán hiện đại.
Trên cơ sở nguồn ngữ liệu đã thống kê, tiến hành phân tích, so sánh.
Luận văn được trình bày theo cả hai hướng diễn dịch và quy nạp.
2. Tư liệu nghiên cứu
Hệ thống tư liệu mà luận văn sử dụng, chủ yếu đến từ các nguồn sau:
Các sách, báo, tạp chí, luận văn có nội dung liên quan đến đối tượng
nghiên cứu của đề tài.
Các tác phẩm văn học thuộc hai hệ thống ngơn ngữ Việt – Hán được xuất
bản chính thức.
Những quan sát của cá nhân về những điểm tương đồng và dị biệt của
trạng ngữ trong tiếng Việt và tiếng Hán hiện đại.
12
@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn



C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

V. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1. Ý nghĩa khoa học
Với đối tượng cũng như phạm vi nghiên cứu đã được xác định ở trên,
có thể nói, đây là đề tài đầu tiên đem trạng ngữ thuộc hai hệ thống ngôn ngữ
tiếng Việt và tiếng Hán hiện đại so sánh với nhau. Luận văn này được trình
bày một cách chuẩn mực, tỉ mỉ và rõ ràng. Những kết quả mà luận văn này đạt
được, có thể coi là những thành quả bước đầu trong công tác nghiên cứu so
sánh tiếng Việt và tiếng Hán hiện đại, đồng thời đây cũng sẽ là một tài liệu
tham khảo hữu ích cho ngành ngữ học so sánh, đặc biệt là so sánh tiếng Việt
và tiếng Hán hiện đại.
2. Ý nghĩa thực tiễn
Cung cấp những hiểu biết cụ thể cũng như những điểm tương đồng và
khác biệt của trạng ngữ trong tiếng Việt và tiếng Hán hiện đại, khơng chỉ giúp
ích cho q trình giao tiếp hàng ngày, xây dựng chiến lược dạy và học tiếng
(bao hàm cả tiếng Việt và tiếng Hán hiện đại) một cách hiệu quả và tiết kiệm
hơn. Ngồi ra, cơng trình này ở phạm vi xa hơn, cịn thúc đẩy tiến trình tiếp
xúc ngơn ngữ và giao lưu văn hố giữa Việt Nam và Trung Quốc.
VI. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN
Luận văn này được trình bày theo bố cục như sau:
Dẫn luận
Tính cấp thiết của đề tài
Lịch sử vấn đề
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu và tư liệu nghiên cứu
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
13
@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn



C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

Phần nội dung chính của luận văn bao gồm có 4 chương:
Chương một: Cơ sở lý thuyết
I. Khái niệm trạng ngữ trong ngôn ngữ học
II. Sự cần thiết phải so sánh trạng ngữ trong tiếng Việt và tiếng Hán
hiện đại
Chương hai: Đặc điểm của trạng ngữ trong tiếng Việt.
I. Thuật ngữ “trạng ngữ” trong tiếng Việt
II. Đặc điểm của trạng ngữ trong tiếng Việt
III. Vấn đề phân loại trạng ngữ trong tiếng Việt
Chương ba : Đặc điểm của trạng ngữ trong tiếng Hán hiện đại.
I. Thuật ngữ “trạng ngữ” trong tiếng Hán hiện đại.
II. Đặc điểm của trạng ngữ trong tiếng Hán hiện đại.
III. Vấn đề phân loại trạng ngữ trong tiếng Hán hiện đại.
Chương bốn: Đồng dị của trạng ngữ trong tiếng Việt và tiếng Hán
hiện đại.
I. Bổ sung và tu sức (bao hàm vấn đề vị trí của trạng ngữ)
II. Nhìn từ góc độ phân loại (bao hàm vấn đề phạm vi sử dụng của
trạng ngữ)
III. Nhìn từ góc độ cấu trúc
IV. Nhìn từ góc độ trật tự sắp xếp
V. Nhìn từ góc độ ngữ nghĩa
Kết luận
Nguồn ngữ liệu văn học
Tài liệu tham khảo

14
@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn



C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

CHƯƠNG I

CƠ SỞ LÝ THUYẾT
I. KHÁI NIỆM TRẠNG NGỮ TRONG NGÔN NGỮ HỌC
Thuật ngữ “trạng ngữ” từ lâu đã hết sức quen thuộc đối với các nhà ngôn
ngữ học, đặc biệt là các học giả nghiên cứu ngữ pháp thuộc hệ thống các ngôn
ngữ cụ thể. Trong tiếng Anh, “trạng ngữ” được gọi là “adverbials”, “adverbial
modifier” hoặc “adverbial adjunct”; được gọi là “circonstant” hoặc
“complément

circonstanciel”

trong

tiếng

Pháp



được

gọi




“oбctoЯteπbctbo” trong tiếng Nga①. Học giả Hadumod Bussmann trong cuốn
thuật ngữ từ điển ngôn ngữ học có tên Routledge dictionary of language and
linguistics đã định nghĩa “trạng ngữ” như sau: “Collective term for several
syntactic functions with various semantic realizations; an adverbial
characterizes a verbal action, process, or state of affairs with respect to time,
place, kind, manner, etc. ②” Nghĩa là: “Tập hợp các điều kiện cho tất cả các
chức năng cú pháp với sự nhận thức các nghĩa khác nhau, đặc điểm của trạng
ngữ một hành động nói hoặc phát biểu một vấn đề với các mong muốn thời
gian, nơi chốn, loại, cách thức,…”. Nhóm các nhà ngôn ngữ học trong
Longman grammar of spoken and written English lại đem “trạng ngữ” định
nghĩa như sau: “Adverbials are elements of clauses with three major functions:
to add circumstantial information about the proposition in the clause, to
express speaker/ writer stance towards the clause, or to link the clause (or

Từ điển thuật ngữ ngôn ngữ học Việt – Anh – Pháp – Nga, Vương Toàn (chủ biên), Nxb. Từ
điển Bách khoa, 2003, tr. 400.

Routledge dictionary of language and linguistics, Hadumod Bussmann, London and New York,(
prined in Great Britain ), 1995, tr.8-9.


15
@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

some part of it) to some other unit of discourse.①” Nghĩa là: “Trạng ngữ là
những cụm từ thuộc cấu trúc câu với ba chức năng chính: bổ sung những
thơng tin về tình huống cho sự tình được nêu trong câu; biểu đạt phương thức,

tư thế của người nói/người viết trong câu; hoặc nối kết câu (hoặc một số bộ
phận thuộc câu) với những bộ phận cấu thành khác thuộc văn bản”. Với ba
chức năng chính nêu trên, theo nhóm các tác giả nói trên, trạng ngữ được
phân chia thành ba loại lớn: trạng ngữ tình huống (circumstance adverbials),
trạng ngữ phương thức (stance adverbials) và trạng ngữ liên hệ (linking
adverbials). Ví dụ:
a) On many large farms, farm workers live in tied cottages. (Ở rất
nhiều nông trại lớn, người làm cơng ở trong những ngơi nhà do
chính các chủ nơng trại cung cấp.)
b) You should always speak naturally. (Bạn nên ln giữ sự tự nhiên
trong khi nói chuyện.)
c) Penrose gambled heavily and, as a result, lost a lot of money. (Penrose
đặt cược quá lớn, kết quả là, (hắn) đã thua mất rất nhiều tiền.)
Những chữ bơi đen thuộc ba ví dụ nêu trên đều làm thành phần trạng ngữ
của câu. Ở ví dụ a, câu xuất hiện hai trạng ngữ chỉ nơi chốn là “on many
large farms” và “in tied cottages” xuất hiện ở đầu và cuối câu; ở ví dụ b,
“naturally” đóng vai trị một trạng ngữ chỉ phương thức của động tác “speak”;
ở ví dụ c, “as a result” là trạng ngữ mang chức năng nối kết nội dung giữa hai
vế câu. Cũng cần nói rằng, tên gọi của ba loại trạng ngữ nói trên chỉ mang
tính khái quát, vì trong mỗi loại lại tiếp tục phân ra nhiều loại nhỏ hơn. Ví dụ,
nội thuộc trạng ngữ tình huống (circumstance adverbials) cịn có trạng ngữ chỉ
nơi chốn, trạng ngữ chỉ thời gian, trạng ngữ chỉ tần xuất, trạng ngữ chỉ nguyên
Longman Grammar of Spoken and Written English, Douglas Biber, Stig Johansson, Geoffrey
Leech, Susan Conrad, Edward Finegan, Foreign Language Teaching and Research Press, Peiking,
2000, tr.762.


16
@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn



C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

nhân, kết quả, điều kiện, trình độ, v.v..
Thuật ngữ “状语 zhuàng yŭ” (phiên âm Hán Việt của hai chữ này là:
trạng ngữ. Để tiện theo dõi, dưới đây chúng tôi chỉ sử dụng hai chữ “trạng
ngữ”) trong tiếng Hán được các nhà ngôn ngữ học Trung Quốc sử dụng tương
đối muộn. Phải mãi đến cuối thế kỷ 19, khi Mã Kiến Trung, một trí thức Tây
học, từng có thời gian dài du học tại Pháp, thông hiểu nhiều thứ tiếng như
Pháp, Anh, Hy Lạp, La Tinh,… đã đem hệ thống ngữ pháp Tây phương áp
dụng vào nghiên cứu ngữ pháp tiếng Hán, và cho ra đời Mã thị văn thông《马
氏文通》, bộ ngữ pháp đầu tiên, xuất bản năm 1898 tại Trung Quốc, thì thuật
ngữ “trạng ngữ” mới chính thức được sử dụng. Trong Mã thị văn thông《马
氏文通》, liên quan đến hai chữ “trạng ngữ”, Mã Kiến Trung định nghĩa như
sau: “凡状字或名字,集至两字或三四字,以记时记处者,往往自成一
顿,无所名也,名之状语。Phàm trạng tự hoặc danh tự, tập chí lưỡng tự
hoặc tam tứ tự, dĩ ký thời ký xứ giả, vãng vãng tự thành nhất đốn, vô sở danh
dã, danh chi trạng ngữ.” Nghĩa là: “Phàm hai ba hoặc ba bốn trạng tự (chỉ phó
từ đơn âm tiết) hoặc danh tự (chỉ danh từ đơn âm tiết) đứng gần nhau, dùng để
chỉ thời gian, nơi chốn, thường dùng dấu ngắt để tạo thế độc lập với các thành
phần khác, chúng chưa từng có tên gọi, nay ta gọi chúng là trạng ngữ.①” Ở
đây, cũng cần nói rõ rằng, tuy Mã Kiến Trung đã làm công việc gọi tên trạng
ngữ, nhưng xét trên quan điểm ngữ pháp hiện đại, thuật ngữ “trạng ngữ” theo
quan điểm của ông vẫn không khác “trạng tự”, một thuật ngữ mà ông quen
dùng, và nét khu biệt giữa cả hai chỉ là trạng ngữ có sự tăng tiến về số chữ mà
thơi. Trạng tự thì chỉ có duy nhất một chữ, cịn trạng ngữ thì có hai chữ (tự)
trở lên, xét những trạng ngữ mà ông nêu ra, như “於是 ư thị”(thế là), “今也


Mã thị văn thông độc bản 《马氏文通读本》, Lã Thúc Tương, Vương Hải Phấn biên, Thượng


Hải Giáo dục xuất bản xã, 2000, tr.670 – 671.

17
@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

kim dã” (nay, hiện nay, ngày nay), “虽然 tuy nhiên”, “始也 thuỷ dã” (ban
đầu), “ 久 之 cửu chi” (lâu dần, rất lâu sau), “ 不 然 bất nhiên” (nếu
khơng),…có thể đem chúng cùng “trạng tự” quy chung vào khái niệm trạng từ
hoặc phó từ. Nhìn từ góc độ ý nghĩa, khái niệm “trạng ngữ” mà Mã Kiến
Trung nêu ra nhìn chung chỉ dừng lại ở hai nét nghĩa thời gian và nơi chốn,
điểm này so sánh với tập hợp đa dạng các nét nghĩa của thuật ngữ trạng ngữ
theo quan niệm của ngữ pháp hiện đại, rõ ràng vẫn còn một khoảng cách khá
xa.
Trương Di Huệ trong Cổ Hán ngữ ngữ pháp xuất bản ở Trung Quốc vào
năm 1957, đem trạng ngữ cùng định ngữ xếp chung vào thành phần tu sức của
câu, đồng thời đưa ra định nghĩa như sau: “副词外,名词、代词、形容词、
动词、数量词、词组都可以作状语,以修饰动词为主,但也修饰形容词
或其他副词。Phó từ ngoại, danh từ, đại từ, hình dung từ, động từ, số lượng
từ, từ tổ đô khả dĩ tác trạng ngữ, dĩ tu sức động từ vi chủ, đãn dã tu sức hình
dung từ hoặc kỳ tha phó từ.” (Ngồi phó từ, danh từ, đại từ, tính từ, động từ,
số lượng từ, từ tổ đều có thể làm trạng ngữ, chủ yếu dùng để tu sức cho động
từ về mặt ý nghĩa, nhưng đồng thời cũng có thể tu sức cho tính từ hoặc một số
phó từ khác①). Như vậy, đặc trưng cơ bản của thành phần trạng ngữ trong câu
tiếng Hán đã được định hình. Nhưng định nghĩa của Trương Di Huệ dù sao
vẫn có xuất phát điểm từ tiếng Hán cổ đại, một đối tượng có khoảng cách nhất
định so với đối tượng mà luận văn này chọn so sánh.

Nhà ngữ pháp học Trung Quốc Lư Phúc Ba trong bộ Đối ngoại Hán ngữ
giáo học thực dụng ngữ pháp《对外汉语教学实用语法》, do nhà xuất bản
Đại học Ngơn ngữ Văn hố Bắc Kinh xuất bản năm 1997, định nghĩa “trạng



Cổ đại Hán ngữ ngữ pháp《古代汉语语法》, Trương Di Huệ , Hồ Bắc Nhân dân xuất bản xã,

Vũ Hán, 1957, tr.118.

18
@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

ngữ” dưới góc nhìn thực dụng như sau: “状语是用来修饰动词、形容词
的,在句中是谓语部分的修饰成分。Trạng ngữ thị dụng lai tu sức động từ,
hình dung từ đích, tại cú trung thị vị ngữ bộ phận đích tu sức thành phần.”
(Trạng ngữ là thành phần chuyên dùng tu sức cho động từ và tính từ, nó là
thành phần tu sức cho vị ngữ trong câu.①) Ở đây, Lư Phúc Ba đồng thời nêu ra
bốn câu mang trạng ngữ như sau:
a) 他始终不放弃自己的信念。Anh ấy không bao giờ từ bỏ niềm tin
của mình.
b) 她耐心地给我解释着。Cơ ấy đang nhẫn nại giải thích cho tơi. (Cơ
ấy đang giải thích cho tơi một cách hết sức nhẫn nại.)
c) 这里的老百姓特别热情、特别好客。Người dân nơi đây cực kỳ
nhiệt tình, cực kỳ hiếu khách.
d) 每当我遇到困难的时候,他总是热情地帮助我。Mỗi khi tơi gặp
phải khó khăn, anh ấy ln nhiệt tình giúp đỡ tơi (Câu này cũng có

thể chuyển dịch thành: anh ấy ln giúp đỡ tơi một cách hết sức nhiệt
tình.)
Những chữ được bơi đen trong bốn ví dụ trên, theo quan điểm của ngữ
pháp học hiện đại tiếng Hán đều thuộc thành phần trạng ngữ. Ví dụ a có “始
终”, ví dụ b có “耐心地” và “给我”, ví dụ c có hai trạng ngữ tương đồng “特
别”, ví dụ d với 03 trạng ngữ “每当我遇到困难的时候”, “总是” và “热情
地”. Như vậy, với 08 tổ hợp trạng ngữ xuất hiện trong 04 câu, có thể thấy rõ
tầm quan trọng của trạng ngữ trong quá trình biểu đạt ngơn ngữ ở tiếng Hán.
Trong tiếng Việt, không rõ thuật ngữ “trạng ngữ” bắt đầu được sử dụng



Đối ngoại Hán ngữ giáo học thực dụng ngữ pháp《对外汉语教学实用语法》, Lư Phúc Ba soạn,

Nxb. Đại học Ngơn ngữ Văn hố Bắc Kinh, 1997, tr.181.

19
@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

khi nào, cũng không rõ mối quan hệ ngữ âm của nó với thuật ngữ “状语
zhuàng yŭ” (phiên âm Hán Việt: trạng ngữ) được sử dụng trong tiếng Hán ra
sao, nhưng xét bộ Việt Nam văn phạm của Trần Trọng Kim, sách do Hội Khai
Trí Tiến Đức xuất bản lần đầu năm 1936, hai chữ “trạng ngữ” vẫn chưa xuất
hiện, nó vẫn được tác giả đặt trong phạm vi của túc từ ① và một bộ phận thuộc
khái niệm “trạng tự”②. Học giả Nguyễn Văn Tu trong Khái niệm ngôn ngữ
học cho rằng: “Trạng ngữ là thành phần phụ của câu có ý nghĩa biểu thị đặc
điểm của hành động, cách thức hành động, chỉ định hành động xảy ra trong

tình huống và điều kiện nào.③” Cố Giáo sư Nguyễn Kim Thản trong Nghiên
cứu về ngữ pháp tiếng Việt, 2 tập, do Nxb. Khoa học Xã hội xuất bản lần đầu
năm 1963 định nghĩa trạng ngữ như sau: “Trạng ngữ là thành phần thứ yếu
của câu, biểu thị các ý nghĩa thời gian, địa điểm, nguyên nhân, mục đích,
phương tiện hay tình thái. Trạng ngữ có khả năng biến đổi về vị trí trong câu
tự do hơn các thành phần khác.④”
Như vậy, dưới bình diện kết học (syntactics) [tức câu được xem xét về
cấu trúc hình thức như các thành phần câu (chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ,…) và
mối quan hệ giữa các thành phần câu] kết hợp với bình diện nghĩa học
(semantics), trong đại đa số các hệ thống ngơn ngữ Á-Âu, trạng ngữ nhìn
chung đều được coi là thành phần phụ của câu, bổ sung hoặc tu sức ý nghĩa về
các mặt địa điểm, thời gian, cách thức, phương tiện, tình hình, ngun nhân,
mục đích,… cho sự tình được đề cập trong câu.
Dưới bình diện dụng học (pragmatics) (trong ngôn ngữ học được gọi là



Việt Nam văn phạm, Trần Trọng Kim, Nxb. Thanh Niên, 2007, tr.28-29.



Việt Nam văn phạm, Trần Trọng Kim, Nxb. Thanh niên, 2007, tr.136-147.



Khái niệm ngôn ngữ học, Nguyễn Văn Tu, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 1960, tr.219.



Nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt (tập 2), Nguyễn Kim Thản, Nxb. Khoa học Xã hôi, Hà Nội,


1964, tr.212.

20
@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

bình diện ngữ dụng), các học giả ngữ pháp chức năng trong quá trình nghiên
cứu tuy đặc biệt chú trọng cấu trúc Đề - Thuyết của câu, nhưng vẫn thừa nhận
tầm quan trọng của trạng ngữ trong câu, cụ thể là, cố học giả Cao Xuân Hạo
khi đem lý luận của ngữ pháp chức năng vào nghiên cứu cấu trúc câu tiếng
Việt, đã đem trạng ngữ liệt cùng với phần đề và phần thuyết, cả ba đều thuộc
thành phần cấu trúc cú pháp cơ bản của câu.
II. SỰ CẦN THIẾT PHẢI SO SÁNH TRẠNG NGỮ TRONG TIẾNG
VIỆT VÀ TIẾNG HÁN HIỆN ĐẠI
Trước hết, chúng ta hãy quay trở lại xem xét một số ví dụ đã nêu và phân
tích ở trên. Ví dụ, câu tiếng Anh:
On many large farms, farm workers live in tied cottages.
Câu này trong tiếng Việt có thể chuyển dịch thành:
Ở rất nhiều nơng trại lớn, người làm cơng ở trong những ngơi nhà do
chính các chủ nơng trại cung cấp.
Trong tiếng Hán có thể viết thành:
在许多大农场里,农业工人居住在农场主提供的农舍里。
Có thể nói, ba câu trên đây đều có nội dung và mơ thức kết cấu hồn tồn
giống nhau, thế nhưng khi các nhà ngữ pháp thuộc mỗi hệ thống ngôn ngữ
đem các thành phần thuộc câu quy loại đã làm nảy sinh sự khác biệt. Nếu như
“on many large farms”, “in tied cottages” trong tiếng Anh và “ở rất nhiều
nơng trại lớn”, “trong những ngơi nhà do chính các chủ nông trại cung

cấp” trong tiếng Việt đều được coi là trạng ngữ, thì trong tiếng Hán, câu nói
trên chỉ có duy nhất một trạng ngữ chỉ địa điểm nơi chốn đứng đầu câu “在许
多大农场里”, còn cấu trúc được hình thành trên cơ sở giới từ “tại 在” và tổ
hợp danh từ đứng sau “农场主提供的农舍里” mang chức năng bổ sung ý
nghĩa cho động từ vị ngữ “居住” về mặt nội dung lại được quy vào phạm vi
21
@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

của bổ ngữ.
Lại xét câu tiếng Anh:
Public transport isn’t always very reliable.
Câu này trong tiếng Việt và tiếng Hán có thể chuyển dịch thành:
Hệ thống giao thơng cơng cộng không luôn được tin cậy cho lắm.
公共交通并不总是很可靠的。
Câu tiếng Anh nói trên gồm ba phó từ “not”, “always”, “very”, đồng thời
cũng được coi là ba trạng ngữ trong câu. Ba thành phần này khi chuyển dịch
sang tiếng Hán vẫn được giữ nguyên với “并不”, “总是”, “很”, chỉ có ở tiếng
Việt, tuy vẫn dịch rõ ba phó từ nói trên “khơng”, “ln”, “cho lắm”, nhưng
do thói quen biểu đạt ngơn ngữ, vị trí ban đầu của trạng ngữ trong câu tiếng
Anh đã bị dịch chuyển. Điều đáng nói ở đây vẫn là vấn đề quy loại các thành
phần thuộc câu của các nhà ngữ pháp. Đối với câu này, nếu các nhà ngữ pháp
tiếng Anh và tiếng Hán thống nhất ở việc quy loại, tức đều đem ba phó từ nói
trên quy về trạng ngữ, thì các nhà ngữ pháp tiếng Việt lại có cách xử lý khác,
họ chỉ xem chúng là phụ từ (phó từ, từ kèm), khơng thực hiện chức năng gọi
tên (định danh), mà chỉ làm dấu hiệu cho một loại ý nghĩa nào đó mà thơi. Xét
về vị trí trong câu, chúng ln đi kèm với danh từ, động từ, tính từ để biểu thị
những ý nghĩa kèm theo①. Trường hợp trên đây xảy ra tương tự với câu tiếng

Hán:
这里的老百姓特别热情、特别好客
Câu này trong tiếng Việt có thể chuyển dịch thành:
Người dân nơi đây cực kỳ/hết sức/rất nhiệt tình, cực kỳ/hết sức/rất hiếu



Xem Ngữ pháp chức năng tiếng Việt, quyển 1, Câu trong tiếng Việt (cấu trúc – nghĩa – công

dụng), Cao Xuân Hạo (chủ biên), Nxb. Giáo dục, 2007, tr.58-62. Ngữ pháp tiếng Việt, Nguyễn Thị
Ly Kha, Nxb. Giáo dục, 2008, tr.87.

22
@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

khách.
Ở câu tiếng Hán, hai phó tứ “特别” đứng trước hai tính từ vị ngữ “热情”
và “好客” với chức năng hạn chế phạm vi nghĩa cho cả hai, xét ở phạm vi câu,
các nhà ngữ pháp học tiếng Hán đều thống nhất quan điểm xếp nó vào loại
trạng ngữ hạn chế. Cách xử lý này có thể nói là hoàn toàn khác so với quan
niệm của các nhà ngữ pháp học tiếng Việt, vì với câu nói trên, họ chỉ cho
những từ như “cực kỳ/hết sức/rất” là phụ từ hay từ kèm.
Qua một số thí dụ nêu trên, có thể thấy rất rõ, nếu khơng tiến hành nghiên
cứu, so sánh, những nét tương đồng và khác biệt giữa trạng ngữ trong tiếng
Việt và tiếng Hán sẽ không được phát hiện, việc này đối với một người bình
thường thì hồn tồn khơng sao, nhưng đối với một người học tiếng Hán, một
giáo viên dạy tiếng Hán, một chuyên gia chuyên hoạch định vấn đề khảo thí

tiếng Hán, hoặc một nhà ngôn ngữ học, một thương gia, một nhà ngoại giao
ln hoạt động trong mơi trường tiếng Hán thì lại hồn tồn khác. Robert
Lado trong cuốn Linguistics across cultures (Ngơn ngữ qua các nền văn hoá)
cho rằng, một sinh viên khi mới học tiếng nước ngoài sẽ nhận thấy một số
điểm rất dễ và một số điểm rất khó. Những yếu tố giống với ngôn ngữ bản địa
của anh ta thì sẽ đơn giản, cịn những yếu tố khác thì thật là khó khăn. Thế
nên, người giáo viên trước khi tiến hành giảng dạy cần thiết phải tiến hành so
sánh ngoại ngữ mà mình sẽ dạy với ngơn ngữ bản địa của sinh viên, để hiểu
rõ hơn những vấn đề phức tạp thực sự trong việc học ngoại ngữ đồng thời
chọn ra cách giảng dạy phù hợp đối với sinh viên. Trong quá trình giảng bài
cho sinh viên, giáo viên sẽ ln phải đối mặt với u cầu chẩn đốn nhanh,
chính xác những vấn đề đang gây khó khăn cho sinh viên. Nhiều thơng tin
nhầm và những cách giải thích sai lệch cũng có thể được cung cấp cho sinh
viên nhằm giúp họ khắc phục những khiếm khuyết của chính mình. Đối với
bất kỳ một mẫu thức mà giáo viên đem tới cho sinh viên, ông ta không những
23
@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

phải biết rõ mẫu thức ấy là gì, mà cịn phải biết chính xác đặc điểm nào trong
mẫu thức đó gây khó khăn cho sinh viên và đặc điểm khác nhau nào mà họ
thay thế có thể dẫn đến sự gợi ý đơn giản có thể giải quyết được tình trạng
khúc mắc này. Trên cơ sở những điều như trên, Robert Lado khuyến cáo các
giáo viên chuyên dạy ngoại ngữ rằng, ngoài những thao tác cần thiết trước và
trong quá trình giảng dạy, họ cần phải tiến hành đánh giá nội dung ngơn ngữ
và văn hố của sách giáo khoa, xem chúng có thật sự phù hợp với đối tượng
giảng dạy của mình hay khơng, người giáo viên đồng thời cũng có thể tự soạn
ra cho mình những tài liệu giảng dạy mới hoặc bổ sung những yếu tố mà giáo

trình được giáo viên lựa chọn dùng làm tài liệu giảng dạy chưa đủ.
Ở lĩnh vực kiểm tra, theo Robert Lado, người ta đã đạt được một bước tiến
quan trọng trong việc kiểm tra tiếng Anh như một ngoại ngữ, phần lớn là nhờ
vào kết quả của việc so sánh về ngôn ngữ giữa tiếng Anh với tiếng bản địa
của sinh viên. Nhờ những kết quả của việc so sánh như vậy, người ta biết
được một cách chính xác những khó khăn trong học tập là gì và biết tận dụng
sự sáng tạo cho việc kiểm tra chúng. Nhìn từ góc độ này thì lẽ nghiễm nhiên
một chun gia chuyên ra đề hoặc hoạch định những vấn đề liên quan đến
việc khảo thí năng lực tiếng Hán cho người Việt Nam không thể không trang
bị một lượng kiến thức ngôn ngữ học so sánh nhất định giữa tiếng Việt và
tiếng Hán hiện đại.
Ở lĩnh vực nghiên cứu, Robert Lado cho rằng, bằng cách sử dụng kết quả
của việc so sánh văn hố và ngơn ngữ bản địa với văn hố và ngơn ngữ nước
ngồi, người ta có thể xác định một cách chính xác những điểm khó trong hệ
thống ngơn ngữ của chính họ, để tiến tới việc khắc phục hoặc đưa ra cách giải
thích hợp lý nhất①.


Linguistics across cultures (Ngơn ngữ qua các nền văn hố), Robert Lado, Hoàng Văn Vân dịch,

Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2003, tr.11-22.

24
@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

Nhìn từ góc độ ý nghĩa đối với sự hiểu biết chung, ngơn ngữ chính là cầu
nối cho việc giao lưu văn hố, ngơn ngữ và văn hố ln gắn liền nhau như

máu với thịt. Robert Lado nói, “một người tốt bụng, mong muốn giúp để
hướng tới sự thống nhất của nhân loại, phân vân phải chăng liệu việc so sánh
ngơn ngữ và văn hố khơng có nguy cơ chia rẽ? Phải chăng nó sẽ chẳng tốt
đẹp hơn nếu chúng ta cứ tảng lờ đi sự khác biệt đó? Và có phải về cơ bản
chúng ta hồn tồn không giống nhau không?” Trả lời cho những câu hỏi này,
Robert Lado nói tiếp: “Chắc chắn tơi tin rằng tất cả chúng ta là một khối, về
cơ bản thì chúng ta giống nhau. Nhưng bởi vì nhân cách con người tiến hoá
theo nhiều hướng, những hướng mà chúng ta gọi là các nền văn hoá. Chúng ta
liên tục đánh giá sai về nhau qua các nền văn hoá. Nếu chúng ta cũng bỏ qua
sự khác nhau này thì chúng ta sẽ đánh giá sai những người láng giềng trên
lĩnh vực văn hoá như chúng ta vẫn thường làm hiện nay vì một hình thức cư
xử với họ có nghĩa này, nhưng đối với chúng ta lại có ý nghĩa khác. Và nếu
như chúng ta không biết được sự khác nhau này, thì chúng ta sẽ đổ lỗi cho các
bạn láng giềng của chúng ta những ý định cho rằng hành vi giống nhau có thể
áp dụng cho chúng ta và đưa đến cho họ những đánh giá giống hệt như đánh
giá các thành viên của chúng ta. Thực ra tôi e rằng hiện nay chúng ta đang
mắc phải điều đó. Mặt khác, nếu chúng ta biết rằng mỗi hành vi có một ý
nghĩa khác nhau trong một nền văn hố khác nhau, thì chúng ta sẽ khơng bao
giờ bị hiểu nhầm và sẽ có cơ hội để hiểu rõ bản thân chúng ta, và kết quả
chúng ta thường làm tốt hơn nhiều. Chúng ta sẽ có thể hình thành nên thói
quen khoan dung hơn là cảm thấy bị vỡ mộng ngay từ lần đầu tiên khi người
bạn láng giềng làm một điều gì đó hồn tồn đúng với nền văn hoá của họ
nhưng lại xa lạ và gây hiểu lầm trong nền văn hoá của chúng ta. Trong khi
viếng thăm một nước khác, chúng ta thực sự có thể xâm nhập vào cuộc sống ở

25
@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn



×