Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

So sánh cấu trúc động ngữ tiếng bồ đào nha và động ngữ tiếng việt hiện đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (733.48 KB, 87 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------

TRẦN THỊ HẢI YẾN

SO SÁNH CẤU TRÚC
ĐỘNG NGỮ TIẾNG BỒ ĐÀO NHA
VÀ ĐỘNG NGỮ TIẾNG VIỆT HIỆN ĐẠI

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Chuyên ngành: Ngôn ngữ học

Hà Nội - 2016

1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------

TRẦN THỊ HẢI YẾN

SO SÁNH CẤU TRÚC
ĐỘNG NGỮ TIẾNG BỒ ĐÀO NHA
VÀ ĐỘNG NGỮ TIẾNG VIỆT HIỆN ĐẠI

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Ngôn ngữ học
Mã số: 60 22 02 40


Người hướng dẫn khoa học: GS.TS.VŨ ĐỨC NGHIỆU

Hà Nội - 2016
LỜI CẢM ƠN

2


LỜI CẢM ƠN
Luận văn này được thực hiện tại Khoa Ngôn ngữ học, Trường Đại học Khoa học Xã
hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Để hoàn thành được luận văn này tôi đã nhận được rất nhiều sự động viên, giúp đỡ
của nhiều cá nhân và tập thể.
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến GS. TS. Vũ Đức
Nghiệu, người thầy vô cùng đáng kính đã tận tâm hướng dẫn, chỉ dạy cụ thể để tôi có thể
hoàn thành được luận văn này.
Xin cùng bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy cô giáo, người đã đem lại cho
tôi những kiến thức quý báu và vô cùng có ích trong những năm học vừa qua.
Cũng xin gửi lời cám ơn chân thành tới Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo sau đại học,
Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, Ban Chủ nhiệm
Khoa Ngôn ngữ học đã tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cám ơn đến gia đình, bạn bè, những người đã luôn bên tôi,
động viên và khuyến khích tôi trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu của mình.

Hà Nội, ngày 28 tháng 01 năm 2016
Tác giả luận văn

Trần Thị Hải Yến

3



LỜI CAM ĐOAN

Tên tôi là Trần Thị Hải Yến, học viên cao học lớp K58, chuyên ngành Ngôn
ngữ học, khoá 2013-2015. Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ “So sánh cấu
trúc động ngữ tiếng Bồ Đào Nha và động ngữ tiếng Việt hiện đại” là công
trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả trong luận văn là trung thực và
chưa từng được công bố trong bất kỳ một công trình nào.

Tác giả luận văn

Trần Thị Hải Yến

4


MỤC LỤC

KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT .................................................................................. 8
PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................... 9
1. Lý do chọn đề tài nghiên cứu ............................................................................... 9
2. Mục đích, ý nghĩa của luận văn……….…………………………………..………………..6
3. Nhiệm vụ của luận văn ...................................................................................... 11
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 12
5. Ngữ liệu nghiên cứu .......................................................................................... 12
6. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 12
7. Bố cục của luận văn ........................................................................................... 13
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ...................................................................... 14
1.1.Khái niệm đoản ngữ trong tiếng Bồ Đào Nha và trong tiếng Việt .................... 14

1.2. Khái niệm động ngữ trong tiếng Bồ Đào Nha và trong tiếng Việt ................... 16
1.2.1. Khái niệm động ngữ trong tiếng Bồ Đào Nha ........................................... 16
1.2.2. Khái niệm động ngữ trong tiếng Việt ........................................................ 18
CHƯƠNG 2: CẤU TRÚC CỦA ĐỘNG NGỮ TIẾNG BỒ ĐÀO NHA HIỆN ĐẠI .... 23
2.1.Vài nét về động ngữ trong tiếng Bồ Đào Nha................................................... 23
2.2. Thành tố trung tâm ......................................................................................... 23
2.2.1. Phân loại thành tố trung tâm theo hình thức tổ chức ................................. 25
2.2.2. Phân loại thành tố trung tâm theo nghĩa biểu hiện của động từ ................. 27
2.3. Thành tố phụ trước trung tâm ......................................................................... 29
2.3.1. Thành tố phụ trước trung tâm là các trợ động từ ....................................... 29
2.3.2. Thành tố phụ trước trung tâm là phó từ..................................................... 33
2.4. Thành tố phụ sau trung tâm............................................................................. 36
2.4.1. Phân loại theo hình thức tổ chức ............................................................... 36
2.4.2. Phân loại theo chức vụ cú pháp................................................................. 39
2.4.2.1. Thành tố phụ sau là thực từ ................................................................ 39
2.4.2.2. Thành tố phụ sau là hư từ ................................................................... 43
2.5. Nhận xét về động ngữ tiếng Bồ Đào Nha ........................................................ 49
CHƯƠNG 3: CẤU TRÚC CỦA ĐỘNG NGỮ TIẾNG VIỆT HIỆN ĐẠI.............. 53
3.1. Vài nét về động ngữ trong tiếng Việt .............................................................. 53

5


3.2. Thành tố trung tâm ......................................................................................... 56
3.2.1. Phân loại thành tố trung tâm theo hình thức tổ chức ................................. 56
3.2.2. Phân loại thành tố trung tâm theo nghĩa biểu hiện..................................... 59
3.3. Thành tố phụ trước trung tâm ......................................................................... 61
3.3.1. Thành tố phụ trước trung tâm là hư từ ...................................................... 61
3.3.2. Thành tố phụ trước trung tâm là thực từ.................................................... 63
3.4. Thành tố phụ sau trung tâm............................................................................. 64

3.4.1. Phân loại theo hình thức tổ chức ............................................................... 64
3.4.2. Phân loại theo chức vụ cú pháp................................................................. 65
3.5. Nhận xét về động ngữ tiếng Việt..................................................................... 68
CHƯƠNG 4: SO SÁNH ĐỐI CHIẾU CẤU TRÚC ĐỘNG NGỮ TIẾNG BỒ ĐÀO
NHA VÀ ĐỘNG NGỮ TIẾNG VIỆT HIỆN ĐẠI ................................................. 71
4.1. So sánh đối chiếu mô hình cấu trúc chung của động ngữ tiếng Bồ Đào Nha và
động ngữ tiếng Việt ............................................................................................... 71
4.1.1. Điểm tương đồng ...................................................................................... 71
4.1.2. Điểm khác biệt ......................................................................................... 72
4.2. So sánh đối chiếu thành tố trung tâm của động ngữ tiếng Bồ Đào Nha và động
ngữ tiếng Việt ........................................................................................................ 73
4.2.1. Điểm tương đồng ...................................................................................... 73
4.2.1.1. Cấu trúc của thành tố trung tâm .......................................................... 73
Về mặt cấu trúc, thành tố trung tâm của động ngữ trong cả hai ngôn ngữ đều có
thể là: một động từ, một chuỗi động từ hoặc một thành ngữ. ........................... 73
4.2.2. Điểm khác biệt ......................................................................................... 74
4.2.2.1. Phó từ chỉ mức độ có thể khác nhau về vị trí phân bố so với động từ
trung tâm......................................................................................................... 74
4.2.2.2. Phó từ chỉ thời gian ............................................................................ 74
4.3. So sánh đối chiếu thành tố phụ trước trung tâm của động ngữ tiếng Bồ Đào Nha
và động ngữ tiếng Việt .......................................................................................... 75
4.3.1. Điểm tương đồng ...................................................................................... 75
4.3.1.1. Trật tự của phó từ biểu thị ý nghĩa tiếp diễn, đồng nhất ..................... 75
4.3.1.2. Phó từ phủ định .................................................................................. 76
4.3.2. Điểm khác biệt ......................................................................................... 76

6


4.3.2.1. Trật tự của các thành tố phụ trước ...................................................... 76

4.3.2.2. Ý nghĩa về thời gian ........................................................................... 77
4.3.2.3. Ý nghĩa tiếp thụ-bị động ..................................................................... 79
4.3.2.4.Phó từ chỉ thời gian ............................................................................. 79
4.4. So sánh đối chiếu thành tố phụ saucủa động ngữ tiếng Bồ Đào Nha và động
ngữ tiếng Việt ........................................................................................................ 80
4.4.1. Điểm tương đồng ...................................................................................... 80
4.4.1.1. Trật tự của các thực từ làm bổ ngữ ..................................................... 80
4.4.1.2. Biểu thị ý nghĩa mệnh lệnh ................................................................. 81
4.4.2. Điểm khác biệt ......................................................................................... 81
KẾT LUẬN .......................................................................................................... 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 86

7


KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT
TTPT: thành tố phụ trước
TTTT: thành tố trung tâm
TTPS: thành tố phụ sau

8


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tàinghiên cứu
Ngày nay, do xu hướng giao lưu và hợp tác quốc tế trên nhiều lĩnh vực, việc học
ngoại ngữ trở nên vô cùng cần thiết, vì ngoại ngữ là một phương tiệnvô cùng quan
trọng để kết nối các mối quan hệ của tất cả các mối quan hệ, giao lưu và hợp tác đó.
Cùng với xu hướng toàn cầu hóa và giao lưu quốc tế, các quốc gia trênthế giới trong
đó có Việt Nam và các nước nói tiếng Bồ Đào Nha đã, đang và sẽ mở rộng mối

quanhệ giao lưu hợp tác lẫn nhau trên nhiều lĩnh vực: kinh tế, văn hóa, xã hộitrong
đó có cả ngôn ngữ.
Tiếng Bồ Đào Nha là thứ tiếng được nói ở 8 nước và một số vùng lãnh thổ trên thế
giới.Với hơn 200 triệu người bản ngữ, tiếng Bồ Đào Nha là ngôn ngữ được sử dụng
nhiều thứ 6 trên thế giới. Tiếng Bồ Đào Nha đã được giảng dạy tại Đại học Ngoại
ngữ Hà Nội (nay là Đại học Hà Nội) từ năm 1997 như một ngoại ngữ hai.Và đến
năm 2004, trường Đại học Ngoại ngữ Hà Nội chính thức mở ngành tiếng Bồ Đào
Nha.
Trong xu hướng phát triển rộng rãi việc dạy và học ngoại ngữ, nghiên cứu so sánh
đối chiếu các ngôn ngữ của các quốc gia khác nhau đang trở thành một vấn đề cần
thiết.Trong khi các công trình nghiên cứu đối chiếu tiếng Việt với các ngôn ngữ
khác như tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Nhật, tiếng Đức, tiếng Nga, tiếng Pháp đã
đạt được những thành tựu đáng kể với rất nhiều công trình ở các cấp độ và khía
cạnh khác nhau trong ngôn ngữ thì việc nghiên cứu đối chiếu tiếng Việt và tiếng Bồ
Đào Nha hiện có rất ít, nếu không muốn nói là không có.
Đối với những người học tập, nghiên cứu về Việt Nam và các nước nói tiếng Bồ
Đào Nha thì việc hiểu được một số điểm giống, khác nhau cơ bản giữa động
ngữtiếng Bồ Đào Nha - tiếng Việt sẽ rất hữu ích vì phần lớn những đối tượng này
không phải là chuyên về ngoại ngữ, việc mắc phải những lỗi giao thoa ngôn ngữ do
ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ là rất phổ biến, việc tiếp cận với các tài liệu mang tính
chất đối chiếu, so sánh sẽ rất hữu ích cho việc làm quen và tiến tới sử dụng thành

9


thục ngôn ngữ nước bạn, phục vụ cho công việc và cho đời sống hàng ngày trong
suốt thời gian công tác ở nước ngoài.
Việc làm chủ một ngoại ngữ là hành trang quan trọng và cần thiết chotất cả những
ai muốn tồn tại và phát triển trong môi trường hội nhập và cạnhtranh. Tiếng Bồ Đào
Nha là một ngôn ngữ mà xã hội đang rất cần vì hiện tại nguồncung cấp chưa đáp

ứng đủ nhu cầu.Tình hình đó đòihỏi phải có những nghiên cứu toàn diện và nghiên
cứu so sánh hai ngôn ngữ Bồ Đào Nha- Việt nhằm chỉ ranhững tương đồng và khác
biệt đểkhắc phục những lỗi chuyển di tiêu cực chongười sử dụng, góp phần nâng
cao hiệu quả dạy và học tiếng. Nhìn nhận những điểm giống và khác giữa hai ngôn
ngữ một cách có hệ thống sẽ giúp chúng ta có được cái nhìn toàn diện hơn. Theo
đó, việc sử dụng tiếng nước ngoài cũng sẽ dễ dàng hơn.
Vìsự cần thiết nêu trên, việc nghiên cứu so sánh đối chiếu tiếng Bồ Đào Nha với
tiếng Việt sẽ có ý nghĩa rất lớn đối với việc giảng dạy, học tập và nghiên cứu tiếng
Bồ Đào Nha của người bản ngữ Việt và đối với việcgiảng dạy, học tập và nghiên
cứu tiếng Việt của người bản ngữ Bồ Đào Nha. Tuy nhiên, việc nghiên cứu tiếng
Bồ Đào Nha, nghiên cứu đối chiếu tiếng Bồ Đào Nha - Việt ở Việt Nam còn quá ít
ỏi, thậm chí có thể nói là chưa có gì đáng nói.
2. Mục đích, ý nghĩa của luận văn
2.1. Mục đích của luận văn
Luận văn nghiên cứu, so sánh động ngữ tiếng Bồ Đào Nha và động ngữ tiếng Việt
với mục đích phát hiện những tương đồng và khác biệt của động ngữ trong hai ngôn
ngữ này, nhằmđóng góp vào việc nghiên cứu, đối chiếu hai ngôn ngữ cũng như
nâng cao chấtlượng giảng dạy, nghiên cứuvà học tậptiếng Bồ Đào Nhacho người
Việt, tiếng Việt cho người bản xứ nói tiếng Bồ Đào Nha và cho tất cả những ai quan
tâm.
2.2. Ý nghĩa của luận văn
2.2.1. Về mặt lý luận
Trước hết, việc phân tích, miêu tả động ngữ của hai ngôn ngữ sẽ làm rõ được các
đặc điểm về mặt cấu trúc và các thành tố cấu tạocủa động ngữ trong tiếng Bồ Đào

10


Nha và tiếng Việt. Từ đó sẽ góp phần làm sáng tỏ hơn nữa đặc trưng loại hình của
tiếng Bồ Đào Nha và tiếng Việt trong phạm vi đơn vị động ngữ.

Bên cạnh đó, thông qua việc việc so sánh, đối chiếu mô hình động ngữ giữa hai
ngôn ngữ, chúng ta sẽphát hiện được các điểm đồng nhất và khác biệt về mặt cấu
trúc, thành tố cấu tạo, sự phân bố của các thành tố, quan hệ giữa các thành tố… gắn
liền với các đặc điểm của động từ trung tâm - đỉnh của động ngữ và đỉnh của câu
trong cấu tạo câu.
2.2.2. Về mặt thực tiễn
Thông qua việc đối chiếu hai ngôn ngữ về các thành tố trongđộng ngữ, luận văn sẽ
góp phần vào việc giúp người học hai ngôn ngữ trên tránh những lỗi chuyển di tiêu
cực trong khi học ngoại ngữ, giúpnâng cao hiệu quả dạy và học tiếng của người có
bản ngữ Bồ Đào Nha,Việt vì đây là hai ngôn ngữ rất khác nhau về mặt loại hình.
Qua đó, chúng tôimong muốn góp phần vào việc nghiên cứu, giảng dạy và học
tậptiếng Bồ Đào Nha cho người Việt như một ngoại ngữ tại trường Đại học Hà Nội
nói riêng và tại Việt Nam nói chung cũng như cho người nói tiếng Bồ Đào Nha bản
xứ học tiếng Việt tại Việt Nam.
3. Nhiệm vụ của luận văn
Với mục đích như trên, luận văn có nhiệm vụ thu thập và nhận diện được những
đơn vị ngữ pháp được coi là động ngữ trong tiếng Bồ Đào Nha theo các quan niệm
hiện thời và từ đó xây dựng nên một mô hình động ngữ phù hợp và có tính khái
quát.Miêu tả, phân loại cácđộng ngữ tiếng Bồ Đào Nha về hai mặt cấu trúc và chức
năng. So sánh, đối chiếu động ngữ tiếng Bồ Đào Nha với động ngữ tiếng Việt để
tìm ra những tương đồng và dị biệtcủa hai loại động ngữ, qua đó nêu lên những kiến
giải cơ bản về những đặc trưng loại hình của động ngữ trong hai ngôn ngữ này.
Thông qua việc đưa ra những điểm giống và khác nhau giữa động ngữ trong hai
ngôn ngữ, luận văn cũng sẽ đưa ra những giải pháp giúp người học tiếng Bồ Đào
Nha tránh được những lỗi chuyển di tiêu cực trong khi học ngoại ngữ này.

11


4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là động ngữ trong tiếng Bồ Đào Nha hiện đại và
động ngữtrong tiếng Việt hiện đại nhưng sẽ tập trung vào động ngữ tiếng Bồ Đào
Nha.Động ngữ trong tiếng Bồ Đào Nhalà đối tượng chính được so sánh còn động
ngữ trong tiếng Việt là đối tượng để so sánh.Việc đối chiếu động ngữ tiếng Bồ Đào
Nha với động ngữ tiếng Việt chỉ được tiến hành trên cơ sở nhận diện và phân tích
đầy đủ các bình diện cơ bản về cấu trúc cú pháp, ngữ nghĩa của động ngữ tiếng Bồ
Đào Nha.
Trong phạm vi yêu cầu của luận văn, chúng tôi chỉ nghiên cứu, so sánh, đối chiếu
các động ngữ trongtiếng Bồ Đào Nha hiện đại và động ngữ trong tiếng Việt hiện đại
chứ không đi vào nghiên cứu động ngữ trong hai ngôn ngữ ở tất cả các thời kỳ.
5. Ngữ liệu nghiên cứu
Ngữ liệu nghiên cứu trong luận văn nàysẽ được thu thập từ các nguồn văn bản
thành văn như các tài liệu dạy và học tiếng Bồ Đào Nha, tiếng Việt, tàiliệu
nghiên cứu, từ điển tiếng Bồ Đào Nha, tiếng Việt.v.v. và những ngữ liệu trong khẩu
ngữ thường dùng của tiếng Bồ Đào Nha và tiếng Việt hiện đại.
6. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu nêu trên, trong luận văn nàychúng tôi sẽ sử
dụng phương pháp quy nạp thông qua con đường thu thập các ngữ liệu từ các nguồn
đáng tin cậy để xây dựng nên mô hình động ngữ. Trong khi phân tích cấu trúc các
động ngữ chúng tôi sử dụng phương pháp phân tích thành tố thông thường trong
phân tích ngôn ngữ học. Ở chương cuối, chúng tôi sử dụng phương pháp so sánh,
đối chiếu các động ngữ của hai ngôn ngữ theo cấu trúc chung và theo từng thành tố
trong cấu trúc của chúng.
Trong khi miêu tả, các thao tác đối lập, thủ pháp phân tích thành tố, phân tích quan
hệ giữa các thành tố, phân tích các vị trí phân bố, thủ pháp mô hình hoásẽ được sử
dụng.

12



7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và thư mục Tài liệu tham khảo, luận văn được chia
làm bốn chương.
Chương 1: Cơ sở lý thuyết
Chương 2: Cấu trúc của động ngữ tiếng Bồ Đào Nha hiện đại
Chương 3: Cấu trúc của động ngữ tiếng Việt hiện đại
Chương 4: So sánh đối chiếu động ngữ tiếng Bồ Đào Nha và động ngữ tiếng Việt
hiện đại

13


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1. Khái niệm đoản ngữtrong tiếng Bồ Đào Nha và tiếng Việt
Trước khi đi vào vấn đề động ngữ (verb phrasetrong tiếng Anh, sintagma verbal
trong tiếng Bồ Đào Nha), một kiểu loại cụ thể của đoản ngữ, chúng tôi thấy cần
nhắc lại một số điểm lý luận về đoản ngữ nói chung.“Đoản ngữ” (Phrase/ sintagma)
là một trong những đơn vị cú pháp có cấu trúc phức tạp,tần số sử dụng cao, kết cấu
nội tại của chúng cótính cân xứng. Nguyễn Tài Cẩn (1975: 148) cho rằngđoản ngữ
là một loại tổ hợp tự do, kết hợp theo quan hệ chính phụ bao gồmmột trung tâm nối
liền với các thành tố phụ bằng quan hệ chính phụ.
Ví dụ: hoa vàng. Đây là trường hợp có một trung tâm đứng làm nòng cốt và bên
cạnh ghép thêm một hay một vài thành tố có vai trò thứ yếu, dùng để bổ sung cho
trung tâm.
Ở trong hệ thống các tổ hợp tự do, đoản ngữ chiếm một vị trí riêng biệt,có các đặc
điểm sau:
- Gồm một thành tố trung tâm và một hay một số thành tố phụ quây quần xung
quanh trung tâm đó để bổ sung thêm một số chi tiết thứ yếu về mặt ý nghĩa.
Ví dụ: + hoa vàng + bông hoa vàng đó + tất cả những bông hoa vàngđóQuan hệ giữa trung tâm và thành tố phụ có nhiều kiểu loại chi tiết rất khác nhau,
nhưng nói chung đều thuộc vào loại quan hệ chính phụ.

- Toàn đoản ngữ có tổ chức phức tạp hơn, có ý nghĩa đầy đủ hơn một mình trung
tâm nhưng nó vẫn giữ được các đặc trưng ngữ pháp của trung tâm:
+ Trung tâm thuộc vào từ loại nào thì toàn đoản ngữ cũng vẫn giữ các đặc trưng của
từ loại đó. Vì vậy có thể căn cứ vào trung tâm để phân loại đoản ngữ thành đoản
ngữ của danh từ (danh ngữ), đoản ngữ của động từ (động ngữ), đoản ngữ của tính từ
(tính ngữ) v.v.
+ Trung tâm có thể giữ một chức vụ gì trong một tổ hợp khác thì toàn đoản ngữ
thường thường cũng có thể đảm nhiệm được các chức vụ đó. Nói cách khác, đoản
ngữ chưa gắn liền với một chức vụ nào cho sẵn, nhất định. Vì vậy có thể tách riêng
đoản ngữ ra mà nghiên cứu một cách độc lập với chức năng cú pháp.
14


TheoDiệp Quang Ban (2005) vàcác tác giả cuốn Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt
(2003) thì, mặc dù phát biểu cáchnào, điều cốt lõi về đoản ngữ cũng đều là “Một
nhóm những từ có liên hệ trực tiếp với nhau trong một câu gọi là tổ hợp từ. Xét theo
mối quan hệ giữa các bộ phận cấu thành tổ hợp từ, người ta phân biệt tổ hợp từ có
quan hệ chủ vị, tổ hợp từ có quan hệ bình đẳng, tổ hợp từ có quan hệ chính phụ.
Loại tổ hợp từ thứ ba này gọi là đoản ngữ.” “Tổ chức chung của đoản ngữ có ba
phần: phần trung tâm, phần phụ trước, phần phụ sau”. Quan điểm này thực chất
cũng trùng với quan điểm của Nguyễn Tài Cẩn đã trình bày ở trên.
Theo các nhà nghiên cứu ngôn ngữ của Bồ Đào Nha như Álvaro Gomes (2007: 28)
thì đoản ngữ trong tiếng Bồ Đào Nha cũng là những nhân tố quan trọng để hình
thành nên các câu. Mỗi đoản ngữ có một hạt nhân và từ loại của thành tố nhân là
yếu tố quyết định từ loại của đoản ngữ.
Khi xem xét từ loại trong tiếng Bồ Đào Nhavà các đoản ngữ có chúng làm trung
tâm,các nhà nghiên cứu đã phân loại đoản ngữ tiếng Bồ Đào Nha thành các loại
danh ngữ, động ngữ, tính ngữ, giới ngữ với các từ trung tâm tương ứng là danh từ,
động từ, tính từ, giới từ. (Maria Helena Mira Mateus, 2003:328)
Tiếng Bồ Đào Nha là một ngôn ngữ biến hình. Trong đoản ngữ nói riêng, trong câu

nói chung, từ có biến đổi hình thái. Như vậy, những so sánh sơ lược trên có thể cho
thấy thành tố trung tâm của danh ngữ, động ngữ, tính ngữ trong cả tiếng Việt và
tiếng Bồ Đào Nhađều đứng ở giữa đoản ngữ và do danh từ, động từ, tính từ đảm
nhiệm, nhưng có điều trật tự của một số thành phần phụ trong đoản ngữ của
haingôn ngữnày có những điểmkhác nhau. Có thể tóm tắt sơ lược bằng sơ đồ sau:
Đoản ngữ tiếng Bồ Đào Nha:

Danh ngữ

TTPT

TTTT

esta (này)

mesa (cái bàn)

Danh ngữ
Động ngữ
Động ngữ

camisa (áo)
ainda (vẫn)

TTPS

nova (mới)

come (ăn)
vem (đến)


15

já (ngay)


Đoản ngữ tiếng Việt:
TTPT

TTTT

TTPS

Danh ngữ

cái

bàn

Danh ngữ

áo

mới

Động ngữ

vẫn

ăn


Động ngữ

vẫn chưa

làm

bài

Động ngữ

còn đang

ăn

cơm

này

Các nhà ngôn ngữ học cũng thống nhất về hai đặc điểm của đoản ngữ:
+ Có thể căn cứ vào trung tâm để phân loại đoản ngữ thành đoản ngữ của danh từ
(gọi làdanh ngữ), đoản ngữ của động từ (gọi làđộng ngữ), đoản ngữ của tính từ (gọi
làtính ngữ)…
+ Trung tâm có thể giữ một chức vụ gì trong một tổ hợp khác thì toàn đoản ngữ
thường thường cũng có thể đảm nhiệm được các chức vụ đó.
1.2. Khái niệm động ngữ trong tiếng Bồ Đào Nhavà trong tiếng Việt
Động ngữ là một trong những đơn vị phân tích ngữ pháp cơ bản trong mọi ngôn
ngữ và cũng là đơn vịphức tạp nhất, được sử dụng rộng rãi nhất trong các ngôn ngữ.
Đặc biệt với tiếng Bồ Đào Nha, động từ được chia theo từng ngôi, từng thời, thể rất
rõ ràng, cụ thể, vì vậy, các câu trong tiếng Bồ Đào Nha được phép bỏ chủ ngữ. Để

khảo sát các thành tố trong cấu trúc của động ngữtiếng Bồ Đào Nha và so sánh nó
với các thành tố trong cấu trúc của động ngữ tiếng Việt thì điều trước tiên là phải
xác lập một cách hiểu chung về khái niệm “động ngữ”.
1.2.1. Khái niệm động ngữ trong tiếng Bồ Đào Nha
Khi nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Bồ Đào Nha, Álvaro Gomes (2007: 29) cho rằng
“Động ngữ là một trong những cấu trúc cơ bản của câu, trong đó có hạt nhân là
động từ. Động từ là những từ có thay đổi nhiều nhất trong tiếng Bồ Đào Nha vì nó
biến đổi theo ngôi (thứ nhất, thứ hai, thứ ba), theo số (ít, nhiều), theo thời (quá khứ,

16


hiện tại, tương lai), theo dạng (chủ động, bị động) hoặc theo thức (chỉ định, giả
định, điều kiện, nguyên thể, mệnh lệnh)”
Vânia Maria do Nascimento Duarte (2012) thì cho rằng động ngữ là cụm từ luôn có
thành tố trung tâm là động từ, động từ này có thể đứng trước một danh ngữ, tính
ngữ hoặc giới ngữ.
Celso Cunha (2008:137) cũng nghiên cứu về động ngữ và quan điểm của ông là
động ngữ làm nên vị ngữ của câu, hạt nhân của động ngữ là một động từ và xung
quanh hạt nhân đó có các thành tố phụ.
Theo quan điểm của các tác giả sách Ngữ pháp tiếng Bồ Đào Nha, trong tiếng Bồ
Đào Nha, động ngữ (tiếng Bồ Đào Nha: sintagma verbal) bao gồm hạt nhân là một
động từ và có các thành phần phụ đứng trước và sau động từ (Maria Helena,
2003:403). Động từ trong các ngôn ngữ biến hìnhđược nhận biết nhờ những phụ tố
đặc trưng cho chúng và nhờ khả năng biến dạng theo ngôi, thời, dạng, thức, tiếng
Bồ Đào Nha cũng vậy. Trong các ngôn ngữ không biến hình như tiếng Việt thì “tiêu
chí nhận diện động từ là khả năng làm trung tâm một loại cụm từ chính - phụ (động
ngữ)” (Nguyễn Thiện Giáp, 1995: 245).
Ví dụ: Tôi muốn học tiếng Bồ Đào Nha.
Trong ví dụ trên của tiếng Việt, muốn học tiếng Bồ Đào Nha là một động ngữ gồm

động từ muốn là thành tố chính - thành tố trung tâm, còn học tiếng Bồ Đào Nha là
thành tố phụ. Và trong bản thân thành tố phụ ấy cũng là một động ngữ với động từ
học là thành tố chính, tiếng Bồ Đào Nha là thành tố phụ.
Xét trong tiếng Bồ Đào Nha chúng tôicũng nhận thấy cấu trúc tương tự như vậy.
Ví dụ:
Ví dụ

(Eu)

quero

aprender

Português

Nghĩa

(Tôi)

muốn

học

tiếng Bồ Đào Nha

Ở động ngữ quero aprender português (muốn học tiếng Bồ Đào Nha) (Álvaro
Gomes, 2007: 30) quan hệ kết hợp các từ như sau:

17



- quero (muốn- động từ nguyên thể là querer và hình thức quero là được chia cho
ngôi eu (tôi) ở thì hiện tại)
- aprender (học- động từ nguyên thể do đứng sau động từ querer) português (tiếng
Bồ Đào Nha). (Muốn học tiếng Bồ Đào Nha).
Như vậy, động từ quero (muốn) là thành tố chính, aprender português (học tiếng Bồ
Đào Nha) là thành tố phụ. Và thành tố phụ đó cũng là một động ngữaprender (học)
là thành tố chính, còn português (tiếng Bồ Đào Nha) là thành tố phụ.
Ta hãy xem thêm các ví dụ sau:
Tiếng Bồ Đào Nha
Động ngữ

Eu

vou

comprar

esta

casa

Nghĩa

Tôi

sẽ

mua


này

nhà

TTPT

TTTT

sẽ

mua

TTPT

TTTT

Thành phần

TTPS

Tiếng Việt
Động ngữ

Tôi

Thành phần

căn nhà

này


TTPS

1.2.2. Khái niệm động ngữ trong tiếng Việt
Trong tiếng Việt, động ngữ cũng là một đề tài được giới nghiên cứu rất chú ý từ
trước đến nay. Không có một sách ngữ pháp nào không đề cập đến vấn đề động ngữ
và danh ngữ. “Động ngữ chính là đoản ngữ có động từ làm trung tâm.”(Nguyễn Tài
Cẩn,1975: 247)
Theo Diệp Quang Ban (1992: 62) “Cụm động từ là tổ hợp từ tự do không có kết từ
đứng đầu, có quan hệ chính phụ giữa thành tố chính với thành tố phụ, và thành tố
chính là động từ. Cấu tạo chúng của động từ gồm ba phần: phần trung tâm, phần
phụ trước và phần phụ sau”.
Còn theo các tác giả cuốn Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt (Mai Ngọc Chừ, 2003:
280) “Động ngữ là nhóm từ chính phụ có động từ làm thành tố chính.”

18


Diệp Quang Ban(2005:447)cho rằng của “Xét theo khả năng xuất hiện của các yếu
tố trong cụm từ, cấu tạo chung của cụm động từ gồm có ba phần: phần đầu tố và các
phó từ đứng trước đầu tố, các phó từ đứng sau đầu tố.”
Ví dụ: đã ăn rồi
Phó từ đứng trước

Đầu tố

Phó từ đứng sau

đã


ăn

rồi

Như vậy, qua tổng hợp các nghiên cứu của các nhà ngôn ngữ học Bồ Đào Nha và
Việt Nam, chúng tôi thấy có thể phát biểu khái quát về động ngữ như sau:
Động ngữ là một ngữ đoạn/ đoản ngữđược tổ chức theo quan hệ ngữ pháp chính
phụ mà động từ giữ chức năng là thành tố chính, thành tố trung tâm. Cấu trúc cơ
bản của động ngữ bao gồm: phần phụ trước, phần trung tâm và phần phụ sau như
cấu trúc thường thấy của đoản ngữ. Phần trung tâm do một động từ đảm nhận. Về
cơ bản, phần phụ trước của động ngữlà các hư từ, có tác dụng định tính mối quan hệ
về thời gian, trạng thái của hành động nêu ở động từ thành tố chính. Phần phụ sau
có tác dụng mở rộng nội dung từ vựng (các thực từ làm bổ ngữ)của động từ - thành
tố chính.
Cũng cần lưu ý thêm rằng:
“Đối với động ngữ không có khả năng tạo thành những đoản ngữ dạng lý tưởng,
bao gồm hầu hết thành tố phụ như ở danh ngữ. Ở động ngữ cũng không có khả năng
quy thành tố phụ vào những vị trí rõ ràng, dứt khoát như khi quy vị trí cho thành tố
phụ của danh từ.” (Nguyễn Tài Cẩn, 1975: 249)
Động từ gồm rất nhiều kiểu khác nhau, thường thường mỗi kiểu lại có những loại
thành tố phụriêng của mình. Trên thực tế không thể nào tìm được trường hợp có
một động từ tập trung được đầy đủ tất cả mọi khả năng kết hợp với các thành tố
phụcó ở các kiểu động từ khác. Hơn nữa số lượng thành tố phụ ở động ngữ cũng rất
lớn.Vì vậy, trong luận văn này, chúng tôisẽ không cố gắng tìm ra một động ngữ có
dạng lý tưởng hay gần lý tưởng mà sẽ trình bày, miêu tả lần lượt từng thành phần
của động ngữ dựa theo những ngữ liệu thu thập được.

19



Trong số các nghiên cứu miêu tả và phân tích cấu trúc động ngữ tiếng Việt (Diệp
Quang Ban (2005), Nguyễn Kim Thản (1969), Nguyễn Tài Cẩn (1975) mà chúng
tôi đã tìm hiểu thì nghiên cứu của Nguyễn Tài Cẩn trong Ngữ pháp tiếng Việt:
Tiếng - Từ ghép - Đoản ngữ (1975) có thể coi là một miêu tả về phương diện tổ
chức, cấu trúc thuộc loại chi tiết nhất. Nguyễn Tài Cẩn(1975:276-278) miêu tả động
ngữ với thành tố phụ sau bao gồm cả bổ tố và trạng tốcủa động từ trung tâm đã
miêu tả rất kỹ về các thành tố phụ sau, trong đó có 10 trường hợp thành tố phụ là do
danh từ, danh ngữ đảm nhiệm, 5 trường hợp thành tố phụ là do động ngữ, động từ
đảm nhiệm, 1 trường hợp thành tố phụ là do tính từ, tính ngữ đảm nhiệm và 7
trường hợp là do từ hoặc đoản ngữ hoặc mệnh đề diễn đạt). Trong khi đó Diệp
Quang Ban lại chỉ quan tâm đến những yếu tố mang ý nghĩa ngữ pháp vì ông cho
rằng theo quan điểm ngữ pháp cụm từ, việc nghiên cứu động từ có sự đồng hình với
việc nghiên cứu cụm danh từ, theo kiểu động từ là thành tố chính, các từ đi kèm đều
là yếu tố phụ, trong đó có thể phân biệt yếu tố phụ là thực từ (như danh từ làm bổ
ngữ) và yếu tố phụ là hư từ.
“Nếu tính đến những thực từ đứng sau (như bổ ngữ) thì không thể loại trừ thực từ
đứng trước (như chủ ngữ). Nhưng ngữ pháp truyền thống coi câu gồm có chủ ngữ
và vị ngữ là hai thành phần chính làm nên mệnh đề của câu, cho nên mặc nhiên chủ
ngữ không dự phần vào cụm động từ.” (Diệp Quang Ban, 2005: 446)
“Ngữ pháp hiện đại, nhất là ngữ pháp chức năng, ý thức được rằng vai trò của bổ
ngữ không hoàn toàn khác vai trò của chủ ngữ, vì vậy trong câu động từ ở “vị ngữ”
là đỉnh duy nhất của câu;theo đó động ngữ chỉ được xem xét trong phạm vi tổ hợp
gồm động từ làm đầu tố (thành tố trung tâm) và các yếu tố là hư từ mở rộng nó mà
thôi (không tính các yếu tố thuộc bậc câu). Các yếu tố hư từ đi kèm động từ là các
yếu tố mang tính tình thái và về mặt từ loại chúng được xếp vào số các phó từ. Các
phó từ này có tác dụng tình thái hóa (modalization) động từ về các sắc thái nghĩa
khác nhau (như đã, rồi thuộc nghĩa kinh nghiệm…). Cũng như ở danh ngữ, khi bàn
đến động ngữ thì không tính đến quan hệ từ đưa động ngữ vào câu.” (Diệp Quang
Ban, 2005: 447).


20


Xét theo khả năng xuất hiện của các yếu tố trong đoản ngữ, cấu tạo chung của động
ngữ gồm có ba phần: phần trung tâm, phần phụ trước trung tâm và phần phụ sau
trung tâm. Số lượng các hư từ tình thái chung quanh động từ không nhiều nhưng vị
trí của chúng rất khó xác định theo một trật tự ổn định như ở danh ngữ.
Việc phân tích cấu trúc động ngữ trong tiếng Việt được chia thành hai khuynh
hướng như vậy đặt ra cho chúng tôi câu hỏi: Nên đi theo khuynh hướng mô tả, phân
tích động ngữ nào?
Cả hai hướng phân tích, nghiên cứu động ngữ đềucó những mặt mạnh của nó.
Nguyễn Tài Cẩn đã khảo sát và phân loại rất chi tiết tuyệt đối các thành tố trong
động ngữ, Diệp Quang Ban có hệ thống phân loại các thành tố của động ngữ rất
ngắn gọn, súc tích. Tuy nhiên, mỗi khuynh hướng mô tả lại có những khó khăn
riêng. Vì Nguyễn Tài Cẩn phân tích thành tố phụ sau bao gồm cả bổ ngữ, trạng ngữ,
đây là những thành phần hết sức phức tạp, mà theo ngữ pháp chức năng thì động từ
ở “vị ngữ” là đỉnh duy nhất của câu, vì vậy, động ngữ chỉ được xem xét trong phạm
vi tổ hợp gồm động từ làm đầu tố (thành tố trung tâm) và các yếu tố là hư từ mở
rộng nó mà thôi (không tính các yếu tố thuộc bậc câu). Đó là cái khó khi phân tích
theo hướng của Nguyễn Tài Cẩn. Hướng nghiên cứu của Diệp Quang Ban cũng có
những bất lợi khi lấy phó từ đứng sau động từ trung tâm để làm ranh giới tận cùng
của động ngữ thì trên thực tế vẫn có yếu tố chen giữa. Ví dụ: sinh mày ra và sinh ra
mày (trong đó yếu tố mày lúc thì đứng trước phụ từ lúc đứng sau phụ từ ra).
Trong luận văn này, chúng tôi chọn giải pháp phân tích động ngữ thiên vềkhuynh
hướng nghiên cứu và trình bày động ngữ của Nguyễn Tài Cẩn vìnhiệm vụ của
chúng tôi là nghiên cứu, so sánh đối chiếu động ngữ trong tiếng Bồ Đào Nha với
động ngữ tiếng Việt với cơ sở so sánh là tiếng Bồ Đào Nha, cách miêu tả này cũng
phù hợp và tiện dụng cho việc dạy tiếng Bồ Đào Nha cho người Việt. Hơn nữa, việc
so sánh, đối chiếu giữa động ngữ của hai ngôn ngữ cũng sẽ thuận tiện hơn vì cách
tiếp cận và mô tả của Nguyễn Tài Cẩn phù hợp với quan điểm về động ngữ của các

nhà nghiên cứu tiếng Bồ Đào Nha. (Các nhà ngôn ngữ học nghiên cứu tiếng Bồ Đào

21


Nha trình bày về động ngữ với thành phần phụ bao gồm cả hư từ và thực từ là các
bổ tố, trạng tố của động từ.)
Tiểu kết
Qua tập hợp và nghiên cứu, phân tích các quan điểm của các nhà ngôn ngữ học Bồ
Đào Nha và Việt Nam về đoản ngữ và về động ngữ, chúng tôi đã tìm được những
nét tương đồng cơ bản trong những quan điểm này. Các nhà ngôn ngữ học có thể
dùng các ngôn ngữ khác nhau, các cách khác nhau để diễn đạt nhưng quan điểm của
họ thì đều có những điểm chung khi miêu tả về đoản ngữ và động ngữ.
Động ngữ là đơn vị cú pháp có tính phổ quát trong mọi ngôn ngữ. Chính vì vậy mà
về nguyên tắc tổ chức cơ bản thì động ngữ trong tiếng Bồ Đào Nha và trong tiếng
Việt đều giống nhau: đều bao gồm thành tố chính, đi kèm với nó là thành tố phụ
trước và thành tố phụ sau. Tuy nhiên, do đặc điểm, tính chất của hai ngôn ngữ là
khác nhau (tiếng Bồ Đào Nha là ngôn ngữ biến hình và tiếng Việt không biến hình)
nên động ngữ trong tiếng Việt và tiếng Bồ Đào Nha có thể khác nhau về số lượng
hoặc vị trí của các yếu tố đóng vai trò làm thành tố phụ trước và thành tố phụ sau
trung tâm.
Chúng tôi đã lựa chọn giải pháp phân tích cấu trúc động ngữ của hai ngôn ngữ theo
quan điểm phân tích cấu trúc động ngữ với thành tố trung tâm, thành tố phụ trước là
các phó từ và thành tố phụ sau bao gồm cả bổ tố và trạng tố của động từ trung tâm
để thuận lợi cho việc so sánh cấu trúc động ngữ của hai ngôn ngữ. Điều này rất
thuận tiện và hữu ích cho cả người dạy và người học tiếng Bồ Đào Nha cũng như
người bản xứ Bồ Đào Nha học tiếng Việt. Đây chính là những cơ sở để chúng tôi đi
vào các phân tích, miêu tả động ngữ trong hai ngôn ngữ và so sánh, đối chiếu chúng
ở các chương sau.
Trong chương 2 và 3, chúng tôi sẽ lần lượt khảo sát rõ hơn về động ngữtiếng Bồ

Đào Nhavà động ngữ tiếng Việt về mặt cấu trúc, hình thức và các thành phần cấu
tạo nên chúng để làm cơ sở cho việc so sánh động ngữ của cả hai ngôn ngữ trong
chương 4.

22


CHƯƠNG 2:CẤU TRÚC CỦA ĐỘNG NGỮTIẾNG BỒ ĐÀO NHA HIỆN
ĐẠI
Trong chương này chúng tôi sẽ đi sâu nghiên cứu từng thành tố và trật tự của chúng
trong cấu trúc động ngữtiếng Bồ Đào Nhahiện đại để làm cơ sở cho việc so sánh,
đối chiếu cấu trúc động ngữtiếng Bồ Đào Nhavới cấu trúcđộng ngữ tiếng Việt hiện
đại.
2.1.Vài nét về động ngữ trong tiếng Bồ Đào Nha
Như đã trình bày ở chương 1,động ngữtiếng Bồ Đào Nha là tổ hợp từ tự do có thành
tố chính là động từ và các thành tố phụ có quan hệ chính phụ với thành tố chính.
Động ngữ không có kết từ đứng đầu.Cấu trúc của động ngữtiếng Bồ Đào Nha gồm
3 phần: thành tố phụđứng trước thành tố trung tâm, thành tố trung tâm và thành tố
phụ đứng sau thành tố trung tâm. Thành tố phụ do các hư từ, thực từ (danh từ, động
từ, tính từ, số từ, đại từ) đảm nhiệm. Thành tố trung tâm do động từ đảm nhiệm.Cấu
trúc chung củađộng ngữtiếng Bồ Đào Nha có trật tự như sau:
Thành tố phụ trước

Thành tố trung tâm

Thành tố phụ sau

Ví dụ: Ele semprefazginástica aqui todos os dias. (Carla Oliveira, 2011: 44)
Thành phần


TTPT

TTTT

TTPS

Ví dụ

sempre

faz

ginástica

Nghĩa

luôn

tập

thể dục

Dưới đây chúng tôi sẽ lần lượt miêu tả và phân tích từng thành tố của các động ngữ
tiếng Bồ Đào Nha.
2.2. Thành tố trung tâm
Thành tố trung tâm của động ngữ là thành tố chính, đứng ở giữa động ngữ, trước và
sau nó là các thành tố phụ.
Ví dụ 1: (Maria Helena Mira Mateus, 2003: 344)

23



A Ana comeu um bolo. (Ana đã ăn một cái bánh.)
Thành phần

TTPT

TTTT

TTPS

Ví dụ

A Ana

comeu

um bolo

Nghĩa

Ana

(đã ) ăn

một cái bánh

Ví dụ 2: (Maria Helena Mira Mateus, 2003: 344)
A Diana tem visto muitos filmes. (Gần đây Diana xem nhiều phim.)
Thành phần


TTPT

TTTT

TTPS

Ví dụ

A Diana

tem

visto

muitos filmes

Nghĩa

Diana

*

xem

nhiều phim

* tem là trợ động từ ter được chia ở ngôi thứ 3, số ít, thì hiện tại, diễn tả một hành
động thường xuyên xảy ra vào thời gian gần đây (bắt đầu xảy ra trong quá khứ và
vẫn còn kéo dài đến hiện tại).

Ví dụ 3: (Maria Helena Mira Mateus, 2003: 344)
O Paulo está a fumar um cigarro. (Paulo đang hút thuốc.)
Thành phần

TTPT

TTTT

TTPS

Ví dụ

O Paulo

está a

fumar

um cigarro

Nghĩa

Paulo

đang

hút

một điếu thuốc


Ví dụ 4:(Maria Helena Mira Mateus, 2003: 344)
Os contos foram lidos pela avó. (Truyện được bà đọc.)
Thành phần

TTPT

TTTT

TTPS

Ví dụ

Os contos

foram

lidos

pela avó

Nghĩa

Những câu chuyện

được

đọc

bởi bà


Chú ý:
Như đã trình bày ở trên, động từ trong tiếng Bồ Đào Nha được chia theo từng ngôi,
thì, thể, cách nên đôi khi trong các câu, chủ ngữ thường bị ẩn đi. Vì vậy trong các ví
24


dụ chúng thôi thêm phần ngoặc đơn để đưa thêm chủ ngữ vào cho rõ nghĩa. Phần
chủ ngữ của các ví dụ (nếu có sẵn) được đưa vào ô đầu tiên trong bảng để làm rõ
nghĩa cho ví dụ chứ không thuộc nội dung phân tích của động ngữ.
Thành tố trung tâm đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong động ngữ. Đôi khi nó
còn chi phối cả các thành tố phụ đi kèm. Ở động ngữ, việc xác định thành tố trung
tâm là một vấn đề vô cùng khó khăn và phức tạp.Để phân loại những động từ làm
trung tâm của động ngữ, ta có thể phân chia theo cơ cấu tổ chức hoặc chia theo nội
dung:
2.2.1. Phân loại thành tố trung tâm theohình thức tổ chức
2.2.1.1.Thành tố trung tâm của động ngữ là một động từ
Đây là trường hợp động ngữ bao gồm một động từ duy nhất, động từ duy nhất đó
chính là động từ trung tâm. Động từ làm trung tâm của động ngữ có thể là một động
từ thực (động từ độc lập) hoặc cũng có thể là một động từ tình thái (động từ không
độc lập).
a.Thành tố trung tâmlà động từ không độc lập
Động từ không độc lập là lớp động từ không thể tồn tại nếu không có các yếu tố đi
kèm.Nhóm động từ không độc lập lớn nhất là những động từ tình thái. Nhóm này
được chia nhỏ hơn:
+ Động từ chỉ sự cần thiết và khả năng: precisar (cần), dever (nên), phải(ter de),
poder( có thể,)...
+ Động từ chỉ ý chí - ý muốn: esperar(mong),querer(muốn), desejar (cầu, chúc,
mong muốn),...
b.Thành tố trung tâm là động từ độc lập
Các động từ độc lập là các động từ tồn tại một mình, điển hình là các động từ chỉ

hoạt động vật lý, hoặc trạng thái tâm lý như: dormir (ngủ), ir (đi), respeitar (tôn
trọng), bocejar (ngáp), correr (chạy), ...
Sự phân loại các động từ độc lập có khả năng một mình làm thành tố chính của
động ngữ, có thể căn cứ vào khả năng kết hợp của chúng với các yếu tố (các từ)

25


×