Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

bài giảng môi trường đại cương chương 4 tài nguyên thiên nhiên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (674.98 KB, 83 trang )

CHƯƠNG 4
TÀI NGUYÊN THIÊN
NHIÊN
4.1. CÁC VẤN ĐỀ CHUNG
4.1.1 Khái niệm:
- Tài nguyên thiên nhiên (TNTN) là nguồn của cải vật
chất nguyên khai được hình thành và tồn tại trong tự
nhiên mà con người có thể sử dụng được để đáp
ứng các nhu cầu trong cuộc sống
4.1. CÁC VẤN ĐỀ CHUNG
4.1.2 Đặc điểm:
- TNTN phân bố không đồng đều giữa các vùng trên
TĐ.
- Đại bộ phận các nguồn TNTN có giá trị kinh tế cao
được hình thành qua quá trình lâu dài của tự nhiên
và lịch sử.
 2 thuộc tính này đã tạo nên tính quý hiếm của
TNTN và lợi thế của quốc gia giàu tài nguyên.
4.1. CÁC VẤN ĐỀ CHUNG
4.1.3 Phân loại TNTN:
- Phân loại theo khả năng tái tạo: tài nguyên tái tạo
được và tài nguyên không tái tạo được.
 Tài nguyên tái tạo được là những tài nguyên dựa
vào năng lượng được cung cấp hầu như liên tục
và vô tận từ vũ trụ vào Trái đất, dựa vào trật tự
thiên nhiên, nguồn thông tin vật lý và sinh học đã
được hình thành và tiếp tục tồn tại, sinh sôi; chỉ
mất đi khi không có nguồn năng lượng và thông tin
nói trên
 Tài nguyên không tái tạo được: tồn tại một cách
hữu hạn, sẽ mất đi hoặc hoàn toàn bị biến đổi,


không còn giữ được tính chất ban đầu sau quá
trình sử dụng. Ví dụ: khoáng sản, nhiên liệu, các
thông tin di truyền bị mai một không giữ lại được
cho đời sau.
TÀI
NGUYÊN
Tài nguyên thiên nhiên
Tài nguyên
tái tạo
Tài nguyên
không tái tạo
Tài nguyên xã hội
- Di sản văn hóa
- Cơ sở pháp luật
xã hội, làng xóm,
nhà nước.
Sinh
vật
Đất Nước
ngọt
Khoáng
sản
Gen di
truyền
Năng
lượng tái
sinh: gió,
thủy triều,
khí hậu
Tài

nguyên
của hành
tinh:
không
khí, nước
4.1.4 Con người với tài nguyên và môi
trường:
Con
người
Nhu cầu tiêu
dùng và phát
triển
Tài nguyên
thiên nhiên
Công cụ và
phương thức
sản xuất
Sinh thái và
môi trường
4.1.5 Vị trí của TNTN trong phát triển
kinh tế - xã hội:
 TNTN là 1 nguồn lực cơ bản để phát triển kinh tế:
Y= f(L,K,R,T)
Y: tổng mức cung của nền kinh tế (GDP)
L: nguồn lao động
K: vốn sản xuất
R: TNTN
T: khoa học công nghệ
4.1.5 Vị trí của TNTN trong phát triển
kinh tế - xã hội:

 TNTN là yếu tố thúc đẩy sản xuất phát triển:
- TNTN là cơ sở để phát triển nông nghiệp và công
nghiệp. Tuy vậy cần đề phòng tình trạng khai thác
quá mức TNTN để xuất khẩu nguyên liệu thô.
 TNTN là yếu tố quan trọng cho tích lũy để phát triển:
- Ở các nước kém phát triển, khai thác TNTN có thể
xuất khẩu lấy vốn tích lũy.
- Phát triển hợp lý TNTN có thể cung cấp ổn định
nguồn nguyên liệu cho nhiều ngành CN và sản xuất
trong nước.
4.2 TÀI NGUYÊN ĐẤT:
4.2.1 Các loại đất trên thế giới và tỷ lệ % diện tích (theo
FAO):
4.2.2 Tài nguyên đất ở VN và trên thế
giới:
 Tài nguyên đất trên thế giới:
- TĐ có bán kính trung bình 6371 km, diện tích bề
mặt của TĐ ước tính khoảng 510 triệu km
2
(tương
đương với 51 tỉ hecta), trong đó biển và đại dương
chiếm khoảng 36 tỉ hecta, còn lại là đất liền và các
hải đảo chiếm 15 tỉ hecta.
- Đất có khả năng canh tác nông nghiệp của thế giới
3,3 tỉ hecta (chiếm 22% tổng số đất liền) còn 11,7 tỉ
hecta (chiếm 78% tổng số đất liền) không dùng cho
sản xuất nông nghiệp được.
Diện tích các loại đất không sử dụng được
cho nông nghiệp theo bảng sau:
Loại đất Diện tích (ha)

Ðất quá dốc
Ðất quá khô
Ðất quá lạnh
Ðất đóng băng
Ðất quá nóng
Ðất quá nghèo
Ðất quá lầy
2, 682 tỉ (18%)
2, 533 tỉ (17%)
2, 235 tỉ (15%)
1, 490 tỉ(10%)
1, 341 tỉ (9%)
0, 745 tỉ (5%)
0, 596 tỉ (4%)
Các loại đất không sử dụng được cho nông nghiệp
- Ðất trồng trọt trên thế giới chỉ có 1,5 tỉ hecta, còn 1,8
tỉ hecta đất có khả năng nông nghiệp chưa được khai
thác.
- Về mặt chất lượng đất nông nghiệp thì: đất có năng
suất cao chỉ chiếm 14%, đất có năng suất trung bình
chiếm 28%và đất có năng suất thấp chiếm tới 58%.
Ðiều này cho thấy đất có khả năng canh tác nông
nghiệp trên toàn thế giới có hạn, diện tích đất có
năng suất cao lại quá ít.
- Mặt khác mỗi năm trên thế giới lại bị mất 12 triệu hecta
đất trồng trọt cho năng suất cao bị chuyển thành đất
phi nông nghiệp và 100 triệu hecta đất trồng trọt bị
nhiễm độc do việc sử dụng phân bón và các loại
thuốc sát trùng.
- Vì vậy, để có đủ lương thực và thực phẩm cung cấp

cho nhân loại trong tương lai thì việc khai thác số
đất có khả năng nông nghiệp còn lại để sử dụng là
vấn đề cần được đặt ra. Theo các chuyên gia trong
lĩnh vực trồng trọt cho rằng với sự phát triển của
khoa học và kỹ thuật như hiện nay thì có thể dự
kiến cho đến năm 2075 thì con người mới có thể
khai phá hết diện tích đất có khả năng nông nghiệp
còn lại đó.
 Tài nguyên đất ở VN:
Ðất tự nhiên ở Việt Nam có diện tích 33 triệu hecta
trong đó đất có khả năng nông nghiệp chỉ có 6,9
triệu hecta (chiếm 21% diện tích đất tự nhiên) và
phân bố không đồng đều ở các vùng sinh thái khác
nhau.
Tiềm năng đất có khả năng canh tác nông nghiệp của
cả nước khoảng từ 10-11 triệu ha trong đó mới chỉ
sử dụng được 6,9 triệu ha đất nông nghiệp gồm
5,6 triệu ha là đất trồng cây hàng năm (lúa: 4,144
triệu ha; cây công nghiệp ngắn ngày: 1,245 triệu
ha) và 1,3 triệu ha là đất trồng cây ăn quả và cây
lâu năm khác (cà phê, cao su, dâu tằm, hồ tiêu,
cam, chanh, quít ).
4.2.3 Các quá trình làm thoái hóa đất ở
VN:
Ở VN chủ yếu thoái hóa đất là do:
- Quá trình rửa trôi và xói mòn.
- Quá trình hoang mạc hóa.
 Quá trình rửa trôi và xói mòn:
VN với ¾ diện tích đất tự nhiên là đồi núi có độ dốc
cao, lượng mưa lớn  đây là quá trình phổ biến.

Quá trình rửa trôi, xói mòn càng gia tăng do hoạt động
của con người mà đặc trưng là:
+ Mất rừng.
+ Đốt nương làm rẫy.
+ Canh tác không hợp lý trên đất dốc.
 Quá trình hoang mạc hóa:
Theo FAO: Hoang mạc hóa (HMH) là quá trình tự nhiên
và xã hội phá vỡ cân bằng sinh thái của đất, thảm
TV, không khí và nước ở các vùng khô hạn và bán
ẩm ướt…Quá trình này xảy ra liên tục, qua nhiều giai
đoạn, dẫn đến giảm sút hoặc hủy hoại hoàn toàn khả
năng dinh dưỡng của đất trồng, giảm thiểu các điều
kiện sinh sống và làm gia tăng sinh cảnh hoang tàn.
Ở VN, do hậu quả của việc chặt phá rừng, đốt rừng
bừa bãi, sử dụng đất không bền vững qua nhiều thế
hệ nên đất bị thoái hóa nghiêm trọng, nhiều nơi mất
khả năng sản xuất và xu hướng HMH ngày càng
phát triển, nhất là ở các vùng đất trống đồi trọc.
4.2.4 Quy hoạch, sử dụng bền vững TN
đất:
- Năm 1994, CP đã cho triển khai xây dựng quy hoạch
đất đai trên cả nước đến năm 2010 để trình Quốc hội
phê duyệt.
 Mục tiêu:
- Việc phát triển công nghiệp, đô thị, kết cấu hạ tầng
phải phù hợp với chiến lược phát triển nông nghiệp.
Sử dụng đất đai một cách hết sức tiết kiệm, nhất là
đất trồng lúa nước nhằm bảo vệ, khai thác sử dụng
tốt quỹ đất nông nghiệp đảm bảo an ninh lương thực
quốc gia.

- Phải coi trọng việc đảm bảo diện tích phủ xanh
bằng cây rừng.
- Dành 1 quỹ đất đai hợp lý trong việc xây dựng và
phát triển các KCN tập trung, KCX nhưng không
xâm lấn nhiều vào đất NN.
- Từng bước bố trí lại các khu dân cư theo hướng
vừa chú ý tới sinh thái MT như cây xanh, công
viên , vừa đáp ứng nhu cầu về giao thông, thông
tin liên lạc, giáo dục, văn hóa, thể thao, du lịch và
các công trình phúc lợi khác.
- Khai thác sử dụng đất đai, trước hết phải ưu tiên
bố trí những địa thế tự nhiên thuận lợi cho mục tiêu
an ninh quốc phòng, đặc biệt là vùng biên giới đất
liền, vùng bờ biển và hải đảo.
- Với 3200km bờ biển và hơn 2000 hải đảo, VN có
thềm lục địa và lãnh hải rộng lớn gấp 3 lần diện
tích đất liền. Do đó, phải xây dựng chiến lược khai
thác sử dụng và quản lý chặt chẽ hải đảo, thềm lục
địa và lãnh hải để vừa tạo ra khả năng phân bố lại
dân cư và phát triển kinh tế, vừa tăng cường bảo
đảm chủ quyền lãnh thổ và an ninh quốc gia.

×