Tải bản đầy đủ (.pdf) (45 trang)

bài giảng môi trường đại cương chương 1 các khái niệm cơ bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.37 MB, 45 trang )

CHƯƠNG 1
CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1. Định nghĩa môi trường:
Môi trường (MT) bao gồm tất cả những gì bao
quanh sinh vật, tất cả các yếu tố vô sinh và hữu
sinh có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên sự
sống, phát triển và sinh sản của sinh vật.
Có 4 loại MT chính:
- MT tự nhiên
- MT kiến tạo
- MT không gian
- MT văn hóa – xã hội
2. Đối tượng và nhiệm vụ của KHMT:
- KHMT là ngành KH
nghiên cứu mối quan hệ
và tương tác qua lại giữa
con người và môi trường xung quanh.
- KHMT là ngành KH tổng hợp,
liên ngành, nó sử dụng và phối hợp
thông tin từ nhiều lĩnh vực.
ĐỐI
TƯỢNG
CỦA
NGÀNH
KHOA HỌC
MÔI
TRƯỜNG?
Nhiệm vụ của KHMT:
 Nghiên cứu thành phần của MT sống tự nhiên và xã
hội đang tồn tại trên trái đất trong mối quan hệ với
các hoạt động của con người


 Nghiên cứu công nghệ, kỹ thuật xử lý ô nhiễm bảo
vệ chất lượng, MT sống của con người.
 Nghiên cứu tổng hợp các biện pháp quản lý về mặt
luật pháp, xã hội nhằm bảo vệ MT và phát triển bền
vững.
3. Các chức năng chủ yếu của MT:
MÔI TRƯỜNG
Không gian sống
của con người và
các loài sinh vật
Nơi lưu trữ và
cung cấp các
nguồn thông tin
Nơi chứa đựng
các nguồn tài
nguyên
Nơi chứa đựng
các phế thải do
con người tạo ra
trong cuộc sống
a. MT là không gian sống cho con người:
- Yêu cầu về không gian sống của con người thay
đổi theo trình độ khoa học và công nghệ. Trình độ
phát triển càng cao thì nhu cầu về không gian sản
xuất sẽ càng giảm.
- Có thể phân loại không gian sống của con người
thành các dạng cụ thể sau:
a. MT là không gian sống cho con người:
+ Chức năng xây dựng: Cung cấp mặt bằng, kiến
trúc hạ tầng.

+ Chức năng vận tải: cung cấp khoảng không gian
cho nền móng cho giao thông.
+ Chức năng sản xuất: cung cấp mặt bằng cho việc
sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp.
+ Chức năng cung cấp năng lượng, thông tin.
+ Chức năng giải trí: cung cấp mặt bằng cho việc
giải trí ngoài trời của con người như: trượt tuyết,
đua xe, đua ngựa.
b. MT là nơi chứa đựng các nguồn tài nguyên cần
thiết cho đời sống và sản xuất của con người:
Con người
Lao động cơ
bắp
Vật tư, công cụ
Trí tuệ
Tự nhiên
(các hệ
thống sinh
thái)
b. MT là nơi chứa đựng các nguồn tài nguyên cần
thiết cho đời sống và sản xuất của con người:
Nhu cầu của con người về các nguồn tài
nguyên không ngừng tăng lên cả về số lượng,
chất lượng và mức độ phức tạp theo trình độ
phát triển của xã hội. Chức năng này của MT
còn gọi là nhóm chức năng sản xuất tự nhiên
gồm:
b. MT là nơi chứa đựng các nguồn tài nguyên cần
thiết cho đời sống và sản xuất của con người:
 Rừng tự nhiên

 Các thủy vực
 Động thực vật
 Không khí, nhiệt độ, năng lượng mặt trời, gió, nước
 Các loại quặng, dầu mỏ
c. Môi trường là nơi chứa đựng các chất phế thải do con
người tạo ra trong cuộc sống và hoạt động sản xuất:
- Con người luôn đào thải các chất thải vào môi
trường.
- Dưới tác động của VSV và các yếu tố môi trường
khác, chất thải sẽ bị phân hủy.
- Khi lượng chất thải có chứa chất độc hoặc lớn hơn
khả năng đồng hóa của MT thì chất lượng môi
trường sẽ giảm và MT bị ô nhiễm.
d. MT là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho
con người:
- Lưu trữ lịch sử địa chất, lịch sử tiến hóa của sinh
vật và loài người.
- Cung cấp các chỉ thị không gian mang tính chất tín
hiệu báo động sớm các hiện tượng tai biến tự
nhiên, đặc biệt như bão, động đất, núi lửa
- Lưu trữ và cung cấp cho con người sự đa dạng
nguồn gen, các loài động thực vật, các HST tự
nhiên và nhân tạo, các vẻ đẹp, cảnh quan, tôn
giáo, các nền văn hóa khác nhau
4. Mối quan hệ giữa môi trường và phát triển:
Môi trường là
tổng hợp các
điều kiện
sống của con
người

Phát triển là
quá trình cải
tạo và cải
thiện các
điều kiện
sống
- Phát triển kinh tế xã hội là quá trình nâng cao
điều kiện sống về vật chất và tinh thần của con
người.
- Giữa môi trường và sự phát triển có mối quan
hệ hết sức chặt chẽ: môi trường là địa bàn và đối
tượng của sự phát triển, còn phát triển là nguyên
nhân tạo nên các biến đổi của môi trường.
- Ở các quốc gia có trình độ phát triển kinh tế khác
nhau có các xu hướng gây ô nhiễm môi trường
khác nhau.
5. Những thách thức môi trường hiện nay trên
thế giới:
Có 2 xu hướng chính:
- Các HST bị đe dọa bởi sự mất cân bằng; sự
phân hóa giàu nghèo đang đe dọa sự ổn định
của toàn bộ hệ thống nhân văn và cùng với nó
là MT toàn cầu.
- Sự phối hợp quản lý MT ở quy mô quốc tế
luôn bị tụt hậu so với sự phát triển kinh tế xã
hội.
 Khí hậu toàn cầu biến đổi và tần suất thiên
tai gia tăng:
Các nhà KH cho biết, trong vòng 100 năm trở lại
đây, trái đất đã nóng lên khoảng 0,5

0
C và
trong thế kỷ này sẽ tăng từ 1,5 – 4,5
0
C so với
nhiệt độ thế kỷ XX. Những bất lợi do TĐ nóng
lên:
- Mực nước biển dâng cao từ 25 – 140cm, do sự
tan băng và sẽ nhấn chìm một vùng ven biển
rộng lớn, làm mất đi nhiều vùng sản xuất nông
nghiệp dẫn đến nghèo đói, nhất là ở các nước
đang phát triển.
- Thời tiết thay đổi dẫn đến gia tăng tần suất thiên
tai như gió, bão, hỏa hoạn và lũ lụt. Điều này không
chỉ ảnh hưởng đến sự sống của loài người một
cách trực tiếp và gây ra những thiệt hại về kinh tế
mà còn gây ra nhiều vấn đề MT nghiêm trọng khác.
(VD: gây cháy rừng  thiệt hại về kinh tế  đe dọa
nghiêm trọng đến đa dạng sinh học)
 Sự suy giảm tầng ozon (0
3
)
- Ozone là lớp khí quyển mỏng, chiếm tỷ lệ rất nhỏ
trong thành phần không khí bao quanh quả đất.
Mặc dù không nhiều, nhưng các phân tử ozone lại
có đặc tính quý báu là hấp thụ bức xạ tia cực tím
(UV) của mặt trời, đặc tính không có ở bất kỳ một
chất khí nào khác trong khí quyển.
- Ozone được tạo thành trong tầng bình lưu do sự
tác động của bức xạ mặt trời lên phân tử oxy; là

một phân tử không bền vững được tạo thành từ ba
nguyên tử oxy (O
3
). Phân tử ozone có mầu xanh,
tập trung chủ yếu ở tầng bình lưu, độ cao từ 16 đến
48km cách mặt đất, tạo thành tầng ozone, có độ
dày 24 km.
- Nhận thức được những hiểm họa do
tầng ozone suy giảm gây ra, cộng
đồng quốc tế đã kêu gọi tất cả các
nước hạn chế sản xuất và sử dụng
các chất phá hủy tầng ozone (ODS).
- Việt Nam đã chính thức tham gia
Công ước Vien và Nghị định thư
Montreal về các chất ODS từ tháng
1/1994. Năm 1995, Thủ tướng Chính
phủ đã phê duyệt “Chương trình Quốc
gia của Việt Nam nhằm loại trừ dần
các chất làm suy yếu tầng ôzôn”.
Hơn 10 năm qua, Việt Nam đã nhận được trên 4
triệu USD hỗ trợ tài chính, công nghệ từ Quỹ Đa
phương về ôzôn và đã loại trừ được 50% chất
CFC, tức khoảng 250 tấn, đáp ứng đầy đủ nghĩa vụ
quốc tế của nhà nước trong khuôn khổ Nghị định
thư. Trước thập kỷ 90, mỗi năm Việt Nam tiêu thụ
khoảng 500 tấn CFC, 4 tấn halon, gần 400 tấn
methyl bromide.
Nhờ nỗ lực của các nước và cộng đồng quốc tế,
sau nhiều thập niên bị hủy hoại, tầng ozone của
quả đất đang phục hồi nhưng chậm hơn so với hy

vọng của các nhà khoa học.
Từ năm 1995, LHQ lấy ngày 16-9 hằng năm là ngày
quốc tế bảo vệ tầng ozone.
 Hiệu ứng nhà kính:
Nếu hàm lượng KNK
năm 2100 bằng 850
ppm thì nhiệt độ trung
bình toàn cầu của bề
mặt trái đất sẽ tăng
2,8
0
C so với năm 2000
và mực nước biển sẽ
dâng từ 0,21 – 0,48m,
gây một thảm hoạ
không lường trước cho
nhân loại, đó là chưa kể
từ nay đến lúc đó biến
đổi khí hậu sẽ tạo ra
bão lụt, hạn hán, sụt lở
đất, nhiễm mặn, bệnh
tật… cho bao nhiêu cư
dân trên hành tinh ở các
vùng đất thấp, mà trước
hết đối tượng dễ bị tổn
thương là các nước
kém phát triển và người
nghèo là đại bộ phận
của nhân loại.

×