Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

0188 nghiên cứu tình trạng thừa cân béo phì ở học sinh các trường tiểu học tp vĩnh long tỉnh vĩnh long năm 2013 và hiệu quả can thiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.04 MB, 113 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ

LÊ TRUNG LÂM

NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG THỪA CÂN, BÉO PHÌ
Ở HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC
THÀNH PHỐ VĨNH LONG – TỈNH VĨNH LONG
NĂM 2013 VÀ HIỆU QUẢ CAN THIỆP

LUẬN ÁN CHUYÊN KHOA CẤP II

CẦN THƠ - 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ

LÊ TRUNG LÂM

NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG THỪA CÂN, BÉO PHÌ
Ở HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC
THÀNH PHỐ VĨNH LONG – TỈNH VĨNH LONG
NĂM 2013 VÀ HIỆU QUẢ CAN THIỆP


Chuyên ngành: Quản Lý Y Tế
Mã số: 62.72.76.05.CK

LUẬN ÁN CHUYÊN KHOA CẤP II

Người hướng dẫn khoa học
GS.TS. PHẠM VĂN LÌNH

CẦN THƠ - 2014


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu
trong luận án là trung thực và chƣa từng đƣợc công bố trong bất kỳ cơng trình
nào khác.

Tác giả luận án

Lê Trung Lâm


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành biết ơn sâu sắc đến Ban Giám Hiệu, phòng đào tạo
sau đại học và quý thầy cô giáo trường Đại Học Y Dược Cần Thơ đã tận tình
giúp đỡ, giảng dạy tơi trong q trình học tập.
Tơi xin chân thành cảm ơn Thầy Giáo Sư - Tiến sĩ Phạm Văn Lình đã
nhiệt tình hướng dẫn tơi hồn thành luận án này.
Tơi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Sở Y Tế Vĩnh Long, Ban Giám
Hiệu cùng quý thầy cô giáo các trường tiểu học TP Vĩnh Long, Trường Trung
cấp Y tế Vĩnh Long và các đồng nghiệp đã quan tâm giúp đỡ tạo điều kiện

cho tơi hồn thành luận án này.

Học viên

Lê Trung Lâm


MỤC LỤC
Trang phụ bìa

Trang

Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục bảng
Danh mục các hình vẽ, đồ thị
ĐẶT VẤN ĐỀ ………………………………………………….………....….1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU …………………………….…………..3
1.1. Định nghĩa và đánh giá thừa cân, béo phì…………….. ……….…3
1.2. Những yếu tố nguy cơ thừa cân, béo phì ở trẻ em……………...…7
1.2.1. Nguyên nhân gây tăng năng lƣợng ăn vào…………..........7
1.2.2. Nguyên nhân gây giảm năng lƣợng tiêu hao…………. ...8
1.2.3. Yếu tố di truyền……………………………………...…...8
1.2.4. Những yếu tố nguy cơ khác gây béo phì…………………9
1.3. Hậu quả của béo phì ở trẻ em………………………...……... .... 10
1.4. Đ iều trị béo phì ở trẻ em…………………………………........…12
1.4.1. Chế độ dinh dƣỡng……………………..………………..12
1.4.2. Thay đổi hành vi ăn uống: ………….………….……….13

1.4.3. Hoạt động thể lực…………………..………………....…13
1.4.4. Giảm hoạt động tĩnh tại……………….…...……………13
1.4.5. Hỗ trợ tâm lý ………………………………… ……..…14
1.4.6. Thuốc điều trị béo phì ……..…………………… ...…..14
1.4.7. Phẫu thuật……………………………….………………14
1.5. Phịng ngừa…………………………………………………....….15
1.6. Tình hình thừa cân, béo phì ở trẻ em trên Thế giới và Việt nam ..16


1.7. Các cơng trình nghiên cứu trong và ngồi nƣớc liên quan………21
Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU…….….….24
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu…………………………….…..……….….24
2.1.1. Dân số nghiên cứu…….…………………… ………....24
2.1.2. Tiêu chuẩn chọn đối tƣợng…………….……………......24
2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ…………..……….……………….....24
2.1.4. Địa điểm và thời gian nghiên cứu……..………… …..…24
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu………………………………................24
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu…………………………….……….24
2.2.2. Mẫu nghiên cứu………………….…………….…….….25
2.2.3. Phƣơng pháp chọn mẫu……………………….… ….…25
2.2.4. Các biến số trong nghiên cứu………...………………….29
2.2.5. Công cụ và phƣơng pháp thu thập số liệu……………….37
2.2.6. Biện pháp kiểm sốt sai số………………………………38
2.2.7. Phân tích và xử lý số liệu ……………………………….39
2.3. Đạo đức trong nghiên cứu……………………………………......39
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU…………………....…..…..……...…40
3.1. Đặc điểm chung của đối tƣợng nghiên cứu………………………40
3.2. Tỉ lệ thừa cân, béo phì ở học sinh tiểu học – TP Vĩnh Long ……42
3.3. Đặc điểm học sinh thừa cân béo phì tại các trƣờng tiểu học thành
phố Vĩnh long…………………………………………………………45

3.4. Kết quả can thiệp tình trạng thừa cân, béo phì………………...…56
Chƣơng 4. BÀN LUẬN……………………………………...….….……......60
KẾT LUẬN………………………………………………………………….82
KIẾN NGHỊ………………………………………..……………..…………84
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TIẾNG VIỆT
CC

Chiều cao

CBCC

Cán Bộ Công Chức

CHCB

Chuyển hóa cơ bản

CN

Cân nặng

CN/CC

Cân nặng theo chiều cao


Hs

Học sinh

TC – BP

Thừa cân, béo phì

TCYTTG

Tổ chức Y tế Thế giới

TV

Ti vi

TIẾNG ANH
BMI

Body Mass Index: Chỉ số khối cơ thể

CDC

Centers For Disease Control and Prevention: Trung
tâm Kiểm sốt và Phịng ngừa Bệnh tật

HDL

High Density Lipoprotein: Lipoprotein tỉ trọng cao


IOTF

International Obesity Task Force: Ban chuyên trách
Quốc tế về béo phì

LDL

Low Density Lipoprotein: Lipoprotein tỉ trọng thấp

MC4-R

Melanocortin4-Receptor: Thụ thể Melanocortin4

NCHS

National Center for Health Statistics: Trung tâm
Thống kê Quốc gia về Sức khỏe của Hoa Kỳ

NHANES

The National Health And Nutrition Examination
Survey: Khảo sát Nghiên cứu về Sức khỏe và Dinh
dƣỡng Quốc gia

WHO

World Health Organization: Tổ chức Y tế Thế giới


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng

Nội dung

Trang

Bảng 2.1. BMI theo tuổi và giới …………...…………………………..….….30
Bảng 3.1. Đặcđiểm tuổi và giới của học sinh nghiên cứu……………………..40
Bảng 3.2. Đặc điểm học vấn của học sinh nghiên cứu…………………..……41
Bảng 3.3. Đặc điểm khu vực trƣờng của học sinh nghiên cứu ……….……....41
Bảng 3.4. Đặc điểm loại hình lớp học của học sinh nghiên cứu … …...….…..41
Bảng 3.5. Tỷ lệ thừa cân béo phì theo nhóm tuổi …….…..…………………..43
Bảng 3.6. Tỷ lệ thừa cân béo phì theo giới …………………………………...44
Bảng 3.7. Tỷ lệ thừa cân béo phì theo học vấn..................................................45
Bảng 3.8. Tỷ lệ thừa cân béo phì theo khu vực trƣờng......................................46
Bảng 3.9. Tỷ lệ thừa cân béo phì theo loại hình lớp học...................................46
Bảng 3.10. Cân nặng lúc sinh ở học sinh thừa cân béo phì...............................47
Bảng 3.11. Bú sữa mẹ ở học sinh thừa cân béo phì………...............................47
Bảng 3.12. Bú sữa dặm ở học sinh thừa cân béo phì.........................................48
Bảng 3.13. Đặc tính ăn ở học sinh thừa cân béo phì..........................................48
Bảng 3.14. Số bữa ăn ở học sinh thừa cân béo phì............................................48
Bảng 3.15. Thói quen ăn tối ở học sinh thừa cân béo phì..................................47
Bảng 3.16. Sở thích ăn thức ăn nhanh ở học sinh thừa cân béo phì..................47
Bảng 3.17. Sở thích ăn vặt ở học sinh thừa cân béo phì …………...................47
Bảng 3.18. Sở thích ăn thức ăn ngọt, béo ở học sinh thừa cân béo phì.............50
Bảng 3.19. Thích uống nƣớc ngọt ở học sinh thừa cân béo phì ……...……….50
Bảng3.20. Sở thích ăn trái cây ở học sinh thừa cân béo phì…..........................50
Bảng 3.21 Sở thích ăn rau ở học sinh thừa cân béo phì….................................51
Bảng 3.22. Thời gian xem Tivi ở học sinh thừa cân béo phì.............................51
Bảng 3.23. Để Tivi trong phịng ngủ ở học sinh thừa cân béo phì....................51



Bảng 3.24. Thời gian ngủ ở học sinh thừa cân béo phì………….....................52
Bảng 3.25. Vận động ở học sinh thừa cân béo phì…........................................52
Bảng 3.26. Đặc điểm tuổi của mẹ học sinh thừa, cân béo phì………………...52
Bảng 3.27. Đặc điểm học vấn của mẹ học sinh thừa, cân béo phì…………….53
Bảng 3.28. Đặc điểm nghề nghiệp của mẹ h. s thừa, cân béo phì……………..53
Bảng 3.29. Thứ tự con trong gia đình học sinh thừa cân béo phì......................54
Bảng 3.30. Số con của gia đình học sinh thừa cân béo phì……........................54
Bảng 3.31. Kinh tế gia đình học sinh thừa cân béo phì.....................................54
Bảng 3.32. Nơi cƣ ngụ của học sinh thừa cân béo phì …..................................55
Bảng 3.33. Học sinh thừa cân béo phì có cha mẹ thừa cân béo phì …………..55
Bảng 3.34. Học sinh thừa cân béo phì có cha thừa cân béo phì ……………....55
Bảng 3.35. Học sinh thừa cân béo phì có mẹ thừa cân béo phì ……..………..55
Bảng 3.36. Thừa cân béo phì của học sinh có mẹ hút thuốc lá khi mang thai...56
Bảng 3.37. Thừa cân béo phì của học sinh với kiến thức của mẹ ……...…….56
Bảng 3.38. Nhận biết của bà mẹ về tình trạng dinh dƣỡng của con…………..56
Bảng 3.39. Thích con béo phì của bà mẹ ở học sinh thừa cân béo phì…..……57
Bảng 3.40. Kiến thức phịng béo phì của mẹ ở học sinh thừa cân béo phì…....57
Bảng 3.41. Biết nguồn thơng tin bệnh béo phì của mẹ ở học sinh thừa cân
béo phì…………………………………………………….….……....57
Bảng 3.42. Tỷ lệ khỏi thừa cân béo phì sau can thiệp ở nhóm thừa cân béo
phì(n=382)… ..………………………………………………….…..58
Bảng 3.43. Tỷ lệ khỏi thừa cân béo phì theo tuổi ở học sinh sau can thiệp…...59
Bảng 3.44. Tỷ lệ khỏi thừa cân béo phì theo giới ở học sinh sau can thiệp …..60
Bảng3.45.Tỷ lệ khỏi thừa cân béo phì theo học vấn ở học sinh sau can thiệp. 61
Bảng 3.46. Tỉ lệ khỏi thừa cân béo phì theo loại hình lớp học….…..…...…....62
Bảng 3.47. Tỉ lệ khỏi thừa cân béo phì theo khu vực trƣờng sau can thiệp…...62



DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Bảng

Nội dung

Trang

Biểu đồ 3.1. Phân bố học sinh theo giới……………………………………..40
Biểu đồ 3.2. Tỉ lệ thừa cân béo phì ở học sinh các trƣờng tiểu học thành phố
Vĩnh Long ……………………………………….………………….…….…42


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay, đời sống của nhân dân không ngừng được nâng cao cùng với
sự ra đời của nhiều loại thực phẩm dinh dưỡng khác nhau, một số bậc phụ
huynh thường không chú ý đến vấn đề cân bằng dinh dưỡng cho con, hậu quả
là trẻ bị thừa cân béo phì. Trẻ béo phì đã được gọi là “ Một trong những thách
thức y tế công cộng nghiêm trọng nhất thế kỷ 21”. Béo phì có thể gây những
hậu quả nặng nề đối với sức khỏe và là yếu tố nguy cơ của nhiều bệnh không
lây sau này trong cuộc đời [78].
Thừa cân-béo phì đang có xu hướng tăng lên ở tất cả các vùng trên thế
giới, được tổ chức Y tế thế giới xem xét dưới góc độ là một “nạn dịch toàn
cầu” (global epidemic) và người ta cho rằng béo phì xếp đầu tiên của một
nhóm được gọi là “các căn bệnh của nền văn minh”[13].
Việt Nam là nước đang phát triển vì vậy chúng ta đang ở trong xu
hướng chung của các nước đang phát triển đó là suy dinh dưỡng cùng tồn tại
song hành với béo phì. Nó cũng nói lên rằng chúng ta phải đồng thời can
thiệp cùng lúc cho hai mặt của một vấn đề dinh dưỡng như trong chiến lược

quốc gia về dinh dưỡng đề ra [5], [13].
Thành phố Vĩnh Long nằm tại trung tâm đồng bằng sông Cửu Long,
cách thành phố Hồ Chí Minh 136 km về phía Đơng Bắc và cách thành phố
Cần Thơ 40 km về phía Nam. Vĩnh Long có diện tích tự nhiên 1.479,128 km2
bằng 0,4% diện tích cả nước, dân số năm 2013 là 1.031.994 người bằng 1,3%
dân số cả nước. Với điều kiện tự nhiên và dân số như hiện nay, tình hình dịch
bệnh tại địa phương đang có nhiều diễn biến phức tạp, trước kia chủ yếu là
suy dinh dưỡng và các bệnh nhiễm trùng nhưng nay là các bệnh do Virus, các
bệnh không do nhiễm trùng như tim mạch, đái tháo đường, chấn thương do tai
nạn, béo phì, có chiều hướng ngày một gia tăng.


2

Tại thành phố Vĩnh Long chưa có cơng trình nào nghiên cứu về tỷ lệ
thừa cân-béo phì. Nhằm tìm hiểu thực trạng tình hình thừa cân-béo phì ở trẻ
em, đặc biệt trẻ em lứa tuổi tiểu học từ 6 đến 10 tuổi, để cung cấp các thông
tin cần thiết cho các ban ngành chức năng.
Với mong muốn góp phần vào sự đánh giá tình hình thừa cân-béo phì ở
trẻ em tỉnh Vĩnh Long nói chung và thành phố Vĩnh Long nói riêng, nhằm có
kế hoạch dự phịng hạ thấp tỷ lệ mắc bệnh thừa cân-béo phì và nâng cao sức
khỏe cho trẻ em, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: " Nghiên cứu tình
trạng thừa cân, béo phì ở học sinh các trường tiểu học - Thành phố Vĩnh
Long năm 2013 và hiệu quả can thiệp”. Với mục tiêu:
1. Xác định tỷ lệ học sinh thừa cân, béo phì ở các trường tiểu học
Thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long năm 2013.
2. Xác định tỷ lệ và đặc điểm của học sinh thừa cân, béo phì ở các
trường tiểu học Thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long năm 2013.
3. Đánh giá hiệu quả can thiệp bước đầu bằng truyền thơng giáo dục
trên chế độ chăm sóc, dinh dưỡng, hoạt động ở học sinh thừa cân, béo phì sau

9 tháng.


3

Chƣơng 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Định nghĩa và đánh giá thừa cân, béo phì
1.1.1. Định nghĩa thừa cân, béo phì
Thừa cân được định nghĩa là sự gia tăng khối lượng cơ thể, có thể là
lượng nạc hoặc mỡ, trên thực tế hầu hết là gia tăng lượng mỡ [4].
Béo phì được xác định là sự tích lũy quá mức lượng mỡ dư thừa tại mô
mỡ và các tổ chức khác do sự mất cân bằng giữa năng lượng ăn vào và năng
lượng tiêu thụ trong một thời gian dài, gây ảnh hưởng đến sức khỏe [15], [56].
Về mặt mô bệnh học thì ngun nhân béo phì có thể là tăng sản quá
mức( hyperplaisie) số lượng tế bào mỡ mà kích thước tế bào vẫn bình thường
hoặc phì đại tế bào mỡ (hypertrophy) mà số lượng tế bào không tăng hay chỉ
tăng khi tế bào mỡ đã phình to ra hết mức [23].
1.1.2. Đánh giá thừa cân béo phì ở trẻ em
Sự tương quan chặt chẽ giữa chiều cao và cân nặng trong suốt thời kỳ
phát triển trẻ em [44]. Cân nặng là chỉ số rất nhạy, nó phản ánh tình trạng sức
khỏe và dinh dưỡng, nhất là khi được theo dõi liên tiếp nhiều tháng. Chiều
cao là một số đo rất trung thành của hiện tượng sinh trưởng, nó phản ánh tốt
cuộc sống quá khứ và là bằng chứng của sự dinh dưỡng[1]. Chỉ số cân nặng
theo chiều cao (Weight for height: W/H ) có thể là một phương pháp đơn giản
để nhận biết thừa cân, béo phì[24], [44].
Có nhiều cách phát hiện và đánh giá thừa cân, béo phì từ đơn giản đến
phức tạp nhưng chỉ số “vàng” để chẩn đốn thừa cân, béo phì là tỉ trọng mỡ
cơ thể [25]. Nhiều phương pháp đòi hỏi kỹ thuật cao, đắt tiền và gây khó chịu

cho bệnh nhân nên chỉ sử dụng trong nghiên cứu. Cách chính xác nhất để xác
định béo phì là đo khối mỡ cơ thể trực tiếp hay gián tiếp [4], [41].


4

1.1.2.1. Phương pháp trực tiếp
* Đo tỉ trọng (Densitometry): Lượng mỡ được xác định dựa vào tỉ
trọng cơ thể, tỉ trọng của mỡ(0,9 kg/l ), tỉ trọng của khối nạc(1,1kg/l ). Người
được đo cần phải ngâm hoàn toàn trong nước trong khi vẫn tiếp tục thở. Kỹ
thuật này đòi hỏi phải có sự hợp tác do đó khơng thích hợp cho trẻ em nhỏ, trẻ
sợ nước, người già, phụ nữ có thai, người bị phù [4], [25].
* Đo kháng trở sinh học (BIA: Bioelectrical Impedance Analisis):
Phương pháp đo này ở trẻ nhỏ khơng thể tin cậy vì cần những khoảng cách
nhất định trên các điện cực ở tay, ở chân [4], [41].
* Phƣơng pháp chụp cắt lớp vi tính (CT scan: Computerized
Tomography ) hoặc máy đo hấp thụ tia X năng lượng kép ( DEXA: Dual
Energy X – ray Absorptionmetry ): sử dụng tia X, lượng mỡ đo được tính
tốn dựa vào các hình ảnh thu được. Kỹ thuật này địi hỏi sự có sự hợp tác và
người chụp phải tiếp xúc với một lượng tia X đáng kể, máy DEXA rất đắt
tiền, người sử dụng phải qua khóa huấn luyện [31], [41].
* Chụp cộng hƣởng từ (MRI: Magnetic Resonance Imaging ) hoặc
cộng hưởng từ hạt nhân (NMR: Nuclear Magnetic Resonance): Đánh giá
chính xác lượng mỡ trong cơ thể. Tuy nhiên kỹ thuật này phức tạp, tốn nhiều
thời gian, tiền bạc nên không áp dụng rộng rãi trong cộng đồng [4], [41].
* Phƣơng pháp pha loãng chất đồng vị ( Isotope dilution methods ):
sử dụng Deuterium, một đồng vị của Hydro để xác định tổng lượng nước
trong cơ thể và lượng mỡ được tính tốn dựa vào tỉ lệ hydrat hóa của khối nạc
và khối mỡ [4].
* Siêu âm: Đo độ dày của mô mỡ nông một cách trực tiếp [41].



5

1.1.2.2. Phương pháp gián tiếp: sử dụng các chỉ số nhân trắc
* Đánh giá dựa vào cân nặng/chiều cao của trẻ so với quần thể
tham khảo NCHS/WHO[4].
- Chênh lệch theo đơn vị % so với CN/CC chuẩn
Khi CN/CC ≥ 120% : thừa cân
Khi CN/CC ≥ 140% : béo phì
- Chênh lệch theo đơn vị độ lệch chuẩn (SD) so với CN/CC chuẩn
Trẻ từ 0 đến 59 tháng tuổi( WHO child growth standard 2006):
+ Béo phì: Z – scores (BMI) ≥ 3SD
+ Thừa cân: Z – scores (BMI) từ 2SD đến 3SD
Từ 5 đến 19 tuổi (WHO Reference 2007):
+ Béo phì: Z – scores (BMI) ≥ 2SD
+ Thừa cân: Z – scores (BMI) từ 1SD đến 2SD
- Trên thực tế, người ta thường dùng chỉ số khối cơ thể: BMI (Body Mass
Index) để đánh giá béo phì vì tính đơn giản, dễ thực hiện và quan trọng nhất
là nhiều nghiên cứu cho thấy BMI có liên quan chặt chẽ tới khối mỡ cơ thể và
những nguy cơ bệnh tật liên quan đến béo phì [4], [74]. Tuy nhiên, vì trẻ em
là một cơ thể đang phát triển và ở mỗi độ tuổi khác nhau có một tỉ lệ mỡ khác
nhau, cho nên việc xác định trẻ có béo phì hay khơng là một điều khơng dễ
dàng, tính tốn chỉ số BMI không được sử dụng cho trẻ sơ sinh và trẻ dưới 2
tuổi [59], [76]. Việc sử dụng điểm cắt BMI theo IOTF có thể ước lượng thấp
mức độ thừa cân và béo phì ở trẻ em châu Á. Các nguy cơ sức khỏe liên quan
đến điểm cắt BMI của trẻ em chuyên biệt cho người châu Á hay theo IOTF
cần được đánh giá ở trẻ em châu Á [16].
Mặt khác, cũng có một số ít cá thể có CN/CC hoặc BMI cao nhưng
khối nạc nhiều, không tăng mỡ và ngược lại có người BMI khơng đạt tiêu

chuẩn béo phì nhưng vẫn bị béo phì dựa trên đánh giá lượng mỡ ở bụng hoặc


6

yếu tố chuyển hóa [4], [38]. TCYTTG khuyến cáo xác định độ béo phì như
sau:
BMI = Cân nặng (CN) / Bình phương chiều cao (CC)
CN được tính bằng kg, CC được tính bằng mét.
Trẻ em, BMI  85th bách phân vị (85th percentile) so với quần thể tham
khảo NCHS/WHO thì được xem là thừa cân và BMI  95th bách phân vị là
béo phì. Ngồi ra nếu BMI  85th bách phân vị và bề dày nếp gấp da  95th
bách phân vị cũng được xem là béo phì [1], [4], [41].
Để đánh giá thừa cân béo phì trẻ em ở mức độ cộng đồng thì TCYTTG
khuyến cáo nên sử dụng BMI theo tuổi và giới. BMI là chỉ số có giá trị nhất
cho việc phát hiện và đánh giá béo phì trẻ em vì nó có tương quan đáng kể với
lớp mỡ dưới da và tổng lượng mỡ cơ thể. Hơn nữa BMI gia tăng tương ứng
với mức độ mỡ trong máu, huyết áp, nồng độ lipoprotein ở trẻ thiếu niên và
có thể tiên lượng được sự gia tăng BMI, lượng lipid và huyết áp ở người lớn
trẻ tuổi [4], [74].
* Phƣơng pháp đo bề dày lớp mỡ dƣới da: Kỹ thuật này đo trực tiếp
bề dày lớp mỡ dưới da do đó có thể ước tính được lượng mỡ cơ thể dựa vào
các phương trình tốn học. Ở trẻ em, các vị trí đo là nếp gấp da cơ tam đầu
cánh tay, nếp gấp da cơ nhị đầu, nếp gấp da dưới xương vai và nếp gấp da
mạng sườn. Sử dụng phối hợp số đo ở các vùng khác nhau sẽ cho kết quả
chính xác hơn về lượng mỡ trong cơ thể [4], [21].
* Phƣơng pháp dựa trên chỉ số đo vịng eo/vịng mơng: Là kỹ thuật
đơn giản để đánh giá béo phì trung tâm, có sự tương quan giữa tỉ lệ vịng
eo/chiều cao với giới tính, sự tương quan giữa BMI và tỉ lệ vòng eo/chiều cao
với giới, tuổi. Chỉ số này được chứng minh là có mối liên quan với các yếu tố

nguy cơ bệnh lý tim mạch [21]. Chỉ số đo vịng eo/chiều cao ít phụ thuộc vào


7

tuổi và giới, có khả năng phân cách rất tốt giữa béo phì và khơng béo phì ở trẻ
nam mọi tuổi và nữ dưới 10 tuổi [12].
Trong nghiên cứu của chúng tơi sử dụng cách đánh giá tình trạng thừa
cân, béo phì bằng chỉ số BMI theo tuổi và giới (BMI for age BOYS/GIRL) từ
5- 19 tuổi [76].
1.2. Những yếu tố nguy cơ thừa cân, béo phì ở trẻ em
Béo phì là hậu quả của sự mất cân bằng giữa năng lượng ăn vào và
năng lượng tiêu hao trong thời gian dài. Sự mất cân bằng này có thể do tăng
năng lượng ăn vào hay giảm năng lượng tiêu hao hoặc cả hai [56], [59].
1.2.1. Nguyên nhân gây tăng năng lƣợng ăn vào
1.2.1.1. Ăn nhiều thức ăn giàu chất béo, chất ngọt
Trẻ càng thích ăn thức ăn nhiều chất béo thì có lượng mỡ trong cơ thể
càng cao, tần suất tiêu thụ các loại thực phẩm giàu năng lượng như bơ, dầu
mỡ, thịt mỡ, thức ăn chiên rán ở nhóm trẻ thừa cân cao hơn nhóm trẻ bình
thường [13], [17]. Phân tích khẩu phần ăn trong 24 giờ, cho thấy nhóm trẻ
thừa cân tiêu thụ nhiều lương thực, thực phẩm hơn so với trẻ bình thường và
vượt mức nhu cầu đề nghị từ 20- 30%. Trong đó nhóm trẻ 6 tuổi vượt quá 500
kcal/ngày, nhóm 7- 9 tuổi vượt 400 kcal/ngày, nhóm 10 – 11 tuổi vượt
300kcalo/ngày) [51]. Đặc biệt lượng dầu mỡ nhóm thừa cân tiêu thụ gần gấp
3 lần so với nhóm chứng, lượng thịt cũng khá chênh lệch [35].
1.1.4.2. Ăn nhiều lần trong ngày
Tỉ lệ ăn ban đêm ở những người béo phì nặng nhiều hơn người bình
thường. Theo Vũ Hưng Hiếu, 75,3% trẻ dư cân ăn trên 3 bữa trong ngày so
với 4,6% trẻ có cân nặng bình thường [17]. Theo Trần Thị Hồng Loan thì trẻ
béo phì “háu ăn” hơn và ăn nhiều hơn 4 lần trong ngày và thường hay ăn tối

hơn trẻ bình thường. Kết quả của Trần Thị Phúc Nguyệt trẻ thừa cân có thói


8

quen ăn nhanh, ăn nhiều và ăn thêm bữa phụ trước khi đi ngủ cao hơn hẳn so
với trẻ nhóm bình thường [35].
1.2.2. Nguyên nhân gây giảm năng lƣợng tiêu hao
1.2.2.1. Năng lượng chuyển hóa cơ bản thấp
Mỗi cá thể có sự khác biệt nhau về chuyển hóa cơ bản khoảng 25%
nhưng nó được kiểm sốt chặt chẽ, trừ những trường hợp béo phì do nội tiết
như suy giáp bẩm sinh. Giảm năng lượng chuyển hóa cơ bản ít khi gây béo
phì [74].
1.2.2.2. Giảm hoạt động thể lực
Đây là nguyên nhân chính dẫn đến giảm năng lượng tiêu hao gây béo
phì. Ngày nay, sự thay đổi trong cuộc sống gia đình với đầy đủ tiện nghi, tăng
thời gian sử dụng máy vi tính, xem tivi, di chuyển bằng xe máy, giảm hoạt
động thể lực ở trường và công việc đã làm hạn chế tiêu hao năng lượng. Kết
quả nghiên cứu của Lê Thị Hợp ở học sinh tiểu học quận Đống Đa Hà Nội
cho thấy sự khác biệt rõ rệt giữa thời gian dành cho các hoạt động thể thao,
chơi đùa và các hoạt động tĩnh tại giữa 2 nhóm trẻ thừa cân và bình thường,
trẻ thừa cân có ít thời gian hoạt động thể lực nhưng dành nhiều thời gian hoạt
động tĩnh [17].
1.2.3. Yếu tố di truyền
Vấn đề di truyền cũng được đặt ra khi các nhà nghiên cứu thấy có sự
liên quan giữa tình trạng béo phì của trẻ với BMI của cha mẹ [7], [23], [66].
Đột biến gen MC4-R thấy ở 1- 3% trẻ béo phì, là nguyên nhân thường
thấy ở béo phì do di truyền đơn thuần ở nam, đây là béo phì khơng có triệu
chứng kèm theo. Ngoài ra, đột biến gen Leptin và thụ thể Leptin dẫn đến
khiếm khuyết sự thông báo về não, rối loạn mỡ, triệu chứng kèm theo là suy

sinh dục [4]. Leptin được biết rõ là một tín hiệu hướng về mỡ và là ứng cử
viên tốt nhất đối với tín hiệu của thơng tin mỡ cơ thể đến trung tâm kiểm soát


9

trung ương. Nồng độ Leptin lưu hành tương quan với mức độ mỡ trong cơ
thể[2].
Trong béo phì, yếu tố gen và mơi trường tương tác nhau. Béo phì do
ngun nhân di truyền đơn thuần rất hiếm gặp. Do đó, yếu tố di truyền có thể
góp phần gây béo phì nhưng không phải là yếu tố quyết định [4].
1.2.4. Những yếu tố nguy cơ khác gây béo phì
1.2.4.1. Cân nặng lúc sinh
Nhiều nghiên cứu cho thấy trọng lượng lúc sinh cao làm tăng nguy cơ
béo phì khi lớn. Theo nghiên cứu của Lê Văn Khoa (2005), trẻ có cân nặng
lúc sinh > 3500 gr có nguy cơ béo phì gấp 2,71 lần so với trẻ có cân nặng lúc
sinh từ 2500 – 3000gr [22]. Các nghiên cứu gần đây đề cập nhiều đến mối
liên quan giữa suy dinh dưỡng thời kỳ bào thai với các nguy cơ về bệnh mạn
tính và tử vong sau này. Đáng chú ý trong nghiên cứu này là nguy cơ thừa cân
ở nhóm trẻ 6 tuổi có cân nặng sơ sinh thấp là 2,6 lần so với nhóm có cân nặng
sơ sinh bình thường, những trẻ sơ sinh có cân nặng từ 3,6 kg trở lên có nguy
cơ mắc thừa cân là 1,9 lần so với trẻ sinh ra có cân nặng thấp hơn [34].
1.2.4.2. Trẻ được ni dưỡng bằng sữa bình lúc nhỏ
Trẻ bú bình có nhiều nguy cơ béo phì hơn trẻ bú mẹ. Theo kết quả
nghiên cứu thì tỷ lệ béo phì ở nhóm trẻ khơng được bú sữa mẹ cao hơn nhóm
trẻ được bú sữa mẹ [42], [71].
1.2.4.3. Trẻ là con trai, con một
Béo phì gặp nhiều ở trẻ là con một, con trai. Điều này được lý giải do
trẻ trai ít được quan tâm về vóc dáng hơn trẻ gái, trẻ con một, con cưng được
ưu tiên ăn nhiều, cha mẹ chú ý chăm sóc hơn và ít phải làm việc hơn [4], [26].

1.2.4.4. Tình trạng kinh tế gia đình cao
Trẻ ở trong gia đình có kinh tế cao thì có nguy cơ béo phì nhiều hơn trẻ
ở trong gia đình có thu nhập thấp [4]. Nhận định này chỉ đúng với các nước


10

đang phát triển như Thái Lan, Ấn Độ [65], [67]. Ngược lại, ở các nước đã
phát triển thì nguy cơ béo phì ở nhóm có tình trạng kinh tế xã hội thấp cao
hơn ở nhóm có tình trạng kinh tế xã hội cao [72]. Theo Langanase K (Đức)
thì tỷ lệ bị quá cân của nhóm ở tầng lớp kinh tế xã hội thấp là 37,5% so với
nhóm ở kinh tế xã hội cao là 22,9% [62].
1.2.4.5. Trẻ ở thành phố
Nguyễn Quang Dũng nghiên cứu tình trạng béo phì ở học sinh tiểu học
và các yếu tố liên quan tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh năm 2008 chỉ rõ sự
khác biệt về tỉ lệ béo phì theo địa bàn nghiên cứu, trẻ sống ở thành thị béo phì
nhiều hơn ở nơng thơn [7].
1.2.4.6. Thời gian ngủ về đêm
Béo phì có liên quan đến thời gian ngủ ít về ban đêm (< 8-10 giờ/đêm),
ngủ ít về đêm làm tăng nguy cơ béo phì được giải thích là do giảm nội tiết tố
tăng trưởng được sản xuất chủ yếu về đêm, một giấc ngủ ngắn làm mất cân
bằng vài nội tiết tố có ảnh hưởng trên sự xây dựng cơ thể và dự trữ mỡ ở
trẻ[58], [66].
1.2.4.7. Trình độ học vấn của mẹ
Các nghiên cứu cho thấy có mối tương quan nghịch giữa thừa cân và
trình độ học vấn của mẹ [7].
1.3. Hậu quả của béo phì ở trẻ em
Béo phì ảnh hưởng quan trọng lên sức khỏe, khi cân nặng tăng hơn
200% so với cân nặng lý tưởng sẽ có nguy cơ tử vong gấp 12 lần, tử vong
tăng cao khi béo phì kèm tăng mỡ bụng [15]. Người ta nhận thấy mối tương

quan giữa sự gia tăng quá mức tử suất với béo phì. Khi cân nặng gia tăng thì
tử suất cũng gia tăng [2].


11

Béo phì là nguy cơ của bệnh đái tháo đường, bệnh lý tim mạch, ngoài
ra gây ra nhiều hậu quả trên hầu hết các cơ quan: tim mạch, tiêu hóa, nội tiết,
hô hấp, miễn dịch, cơ xương, da, thần kinh [15], [43].
Quan trọng hơn cả là béo phì ở trẻ em sẽ trở thành béo phì người lớn về
sau [55], [65], [69], và gánh chịu những hậu quả sức khỏe giống như béo phì
người lớn, béo phì cũng là yếu tố làm nặng thêm khi mắc một số bệnh như sốt
xuất huyết [31], [52].
Những hậu quả sức khỏe, bệnh tật của béo phì ở trẻ nhỏ và trẻ vị thành
niên: Cũng như người lớn, trẻ em béo phì có nguy cơ bị mắc các bệnh như tim
mạch, bệnh mạch vành, rối loạn chức năng tâm thất trái [43], cao huyết áp,
tiểu đường [54], rối loạn chuyển hóa [3], [18], chỉ số Cholesterol TP,
Triglycerid, LDL- C ở mức cao hơn bình thường, đồng thời HDL- C lại có xu
hướng giảm theo sự tăng lên của BMI [29], tăng Protein phản ứng C[45],
ngồi những ảnh hưởng trên, trẻ béo phì cịn bị ảnh hưởng đến các cơ quan
khác như tật khúc xạ [36], sỏi mật [53].
Trẻ em béo phì có hiện tượng ngưng thở lúc ngủ [50]. Một vấn đề quan
trọng nữa là nhiều cơng trình nghiên cứu đã cho thấy có mối liên quan giữa
béo phì và suyễn. Nguy cơ bị suyễn ở những trẻ béo phì tăng, tỉ lệ trẻ bị dị
ứng cũng tăng theo BMI [70].
Trẻ em béo phì hay bị những bệnh lý về chỉnh hình do cơ xương phải
mang một trọng lượng quá khả năng đồng thời cũng kèm theo sự phát triển
bất thường của xương như trật mấu chuyển xương đùi và bệnh Blount (dị
dạng xương chày do tăng trưởng quá nhanh), tật gối lệch vào trong và dễ trật
mắt cá chân [74].

Ngoài những hậu quả sức khỏe về thể chất, trẻ béo phì cịn gặp rất
nhiều khó khăn về tâm lý. Trẻ thường bị trêu chọc, bị phân biệt đối xử, càng


12

ngày trẻ càng mặc cảm, tự ti và khó hịa nhập vào xã hội. Trẻ học sút kém khi
bị béo phì [4].
1.4. Đ iều trị béo phì ở trẻ em
Mục tiêu điều trị béo phì khơng biến chứng ở trẻ em không phải là đạt
được cân nặng lý tưởng mà là đạt được thói quen ăn uống và sinh hoạt khỏe
mạnh [14].
Điều trị béo phì ở trẻ em khác với người trưởng thành, bởi vì trẻ em
vẫn cịn đang phát triển với sự phát triển khối nạc của cơ thể, việc điều trị tập
trung vào ngăn ngừa tăng cân hơn là tập trung vào giảm cân như ở người
trưởng thành [21].
Nguyên tắc là giảm lượng mỡ dư thừa bằng phối hợp giữa tăng năng
lượng tiêu hao và giảm cung cấp năng lượng đồng thời phải đảm bảo sự tăng
trưởng của trẻ [14]. Có nhiều phương pháp để điều trị béo phì như chế độ ăn
lành mạnh, tăng cường hoạt động thể lực, tập thể dục, thay đổi hành vi lối
sống, thuốc, phẫu thuật dạ dày [50], bổ sung chất xơ Polydextrose, phương
pháp y học cổ truyền [20], [48]. Nhưng không có phương pháp nào đạt được
mục đích điều trị nếu thực hiện một mình mà cần phải kết hợp nhiều phương
pháp mới đem lại kết quả tốt [4].
Điều trị béo phì khơng chỉ nhằm mục đích giảm cân tạm thời một vài
tháng, thậm chí một vài năm mà là phải duy trì cân nặng mong muốn cho suốt
đời [23].
1.4.1. Chế độ dinh dƣỡng
Ở trẻ em thừa cân, TCYTTG khuyến cáo chỉ giảm một ít năng lượng
nhập vào nhưng phải đủ năng lượng cho sự tăng trưởng và phát triển bình

thường của trẻ. Có thể hạn chế năng lượng trong thức ăn bằng cách ăn số
lượng nhỏ, khuyến khích trẻ ăn nhiều rau, trái cây một cách tự nguyện và
không được áp đặt, tránh cho trẻ ăn thức ăn chế biến sẵn hoặc thức ăn nhanh


13

vì chúng có khuynh hướng chứa nhiều năng lượng, ăn ít thức ăn chứa nhiều
mỡ và thức uống có đường. Điều quan trọng là cần khuyến khích mọi trẻ, dù
thừa cân hay khơng, có được thói quen ăn uống lành mạnh từ nhỏ và tiếp tục
khi trưởng thành [74].
1.4.2. Thay đổi hành vi ăn uống
Có mối liên quan giữa hành vi ăn uống và béo phì ở trẻ em được tìm
thấy trong các nghiên cứu trước đây. Cần thay đổi những hành vi ăn uống sai
lầm đã có trong nhiều năm [60].
Phân bố lại năng lượng ăn vào trong ngày, chống lại ăn vặt, ăn tối vì
nhiều nghiên cứu cho thấy trẻ béo phì thích ăn thịt mỡ, bánh kẹo, uống nước
ngọt, ăn nhiều bữa, ăn tối liền trước khi đi ngủ [35].
Tăng cường rau, trái cây, cung cấp thêm vitamin, muối khống, acid
amin thiết yếu, acid béo khơng no [21].
1.4.3. Hoạt động thể lực
Là một yếu tố quan trọng quyết định sự thành cơng của chương trình
kiểm sốt cân nặng. Hoạt động thể lực đơn thuần không đủ để kiểm sốt béo
phì ở trẻ em nhưng sẽ hiệu quả hơn về lâu dài nếu phối hợp với thay đổi chế
độ ăn [74].
Cần khuyến khích trẻ năng động hơn, hoạt động thể chất tối thiểu
60ph/ngày. Trẻ béo phì đặc biệt nhạy cảm với thái độ của bạn bè đối với hình
dáng bên ngồi và kết quả trong các hoạt động thể thao tại trường. Tăng hoạt
động thể lực ở trẻ em không chỉ làm tăng tiêu hao năng lượng mà còn hiệu
quả trên cấu trúc, tổ chức của cơ thể, giúp cơ thể trẻ phát triển hoàn thiện,

tăng tốc độ chuyển hóa và có hiệu quả tích cực trên vóc dáng [59], [74].


14

1.4.4. Giảm thời gian hoạt động tĩnh tại
Tăng hoạt động thể lực, giảm thời gian nhàn rỗi nhằm tránh tăng cân,
tăng sự phát triển của cơ bắp và độ chắc của xương. Mục tiêu là hoạt động
hơn 60 phút/ngày, không tính các hoạt động tay chân ở trường học [59], [74].
Giảm thời gian thụ động, giảm các trị giải trí ít hoạt động cơ bắp như
xem tivi, trò chơi điện tử < 2giờ/ngày. Tăng vận động, giải trí năng động và
sinh hoạt ngoài trời... là những biện pháp thiết thực nhất [74].
1.4.5. Hỗ trợ tâm lý
Trẻ béo phì cũng gặp khó khăn trong các vấn đề về tâm lý, trẻ thường
tự ti về hình dáng bên ngồi của mình, bị bạn bè cho là “lười biếng”, “ngu
dốt”, “tham ăn”, dần dần trẻ sẽ bị cơ lập, khó hịa nhập vào xã hội. Điều trị hỗ
trợ tâm lý sẽ giúp đạt được cân bằng trong suy nghĩ, giúp trẻ hòa nhập vào
cộng đồng, năng động hơn [4].
1.4.6. Thuốc điều trị béo phì
Trẻ em, thuốc điều trị béo phì khơng được khuyến cáo cho trẻ < 18 tuổi
trừ béo phì quá mức có biến chứng như ngưng thở lúc ngủ, cần phải nhanh
chóng làm giảm cân. Theo hiệp hội Bắc Mỹ về nghiên cứ béo phì, khuyến cáo
nên sử dụng thuốc điều trị béo phì khi những người này khơng giảm cân sau
khi đã sử dụng các phương pháp khác [2]. Hơn nữa các thuốc tân dược được
dùng hiện nay trên thị trường gây nhiều phản ứng phụ và giá thành rất đắt. Do
đó những năm gần đây có nhiều cơng tình nghiên cứu sử dụng các hợp chất tự
nhiên từ cây cỏ để chữa bệnh béo phì và đái tháo đường, bởi vì các loại dược
liệu từ cây cỏ thường ít gây ra tác dụng phụ và có hiệu quả trong thời gian lâu
dài [40].
1.4.7. Phẫu thuật

Phẫu thuật làm giảm thể tích dạ dày, phẫu thuật bắc cầu dạ dày-ruột có
thể sử dụng cho những người có BMI từ 40 trở lên. Điều trị nội khoa và dinh


15

dưỡng khơng hiệu quả, phẫu thuật nội soi đặt vịng thắt dạ dày điều trị béo phì
là một phương pháp phẫu thuật an toàn [4], [10]. Tuy nhiên phương pháp
phẫu thuật khơng áp dụng cho trẻ em [33].
1.5. Phịng ngừa
Tổ chức Y Tế Thế Giới khuyến cáo, để kiểm soát tốt béo phì, cần phải
có sự kết hợp từ nhiều phía: gia đình, nhà trường và cộng đồng trong chăm
sóc sức khỏe ban đầu. Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2011 –
2020 và tầm nhìn đến năm 2030 của Việt Nam đề ra mục tiêu khống chế tỷ lệ
béo phì ở trẻ em dưới 5 tuổi ở dưới mức 5 % ở nông thôn và dưới 10% ở
thành thị [5].
Vai trị của gia đình trong cơng tác phịng ngừa béo phì là hết sức quan
trọng vì gia đình là mơi trường ảnh hưởng mạnh mẽ nhất, tác động trực tiếp
đến lối sống và ăn uống của trẻ, đồng thời cũng là nơi động viên, kiểm soát
trẻ trong việc tập luyện thể thao và điều trị. Việc cung cấp cho cha mẹ trẻ
những kiến thức cần thiết để lựa chọn một chế độ ăn và một phong cách sống
khỏe mạnh, hợp lý sẽ làm giảm đáng kể tỉ lệ trẻ béo phì [4]. Bên cạnh đó, thái
độ của cha mẹ, việc mua thức ăn, cách cho ăn và thói quen tập thể dục,
khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động vận động cũng sẽ ảnh hưởng đến chế
độ ăn uống và hoạt động luyện tập của trẻ. Theo kết quả của nhiều nhóm
nghiên cứu, kết quả điều trị béo phì tốt hơn ở nhóm cả cha, mẹ cùng tham gia
điều trị [74].
Tuy nhiên, nhiều cơng trình nghiên cứu tại Việt Nam cho thấy các bậc
cha mẹ vẫn coi trẻ béo phì là khỏe đẹp, khơng muốn giảm cân cho trẻ và
thường cũng khơng biết tường tận, chính xác các tác hại do bệnh béo phì gây

ra [30]. Những hiểu biết sai lầm của cha, mẹ trở thành những thách thức, khó
khăn đối với việc điều trị và phịng ngừa béo phì ở trẻ em.


×