Tải bản đầy đủ (.doc) (75 trang)

đánh giá thực trạng chất lượng các bệnh viện trên địa bàn tp cần thơ theo tiêu chí chất lượng bệnh viện được bộ y tế ban hành năm 2013 và hiệu quả can thiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (535.82 KB, 75 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC
ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU
LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC
Tên đề tài nghiên cứu: “Đánh giá thực trạng chất lượng
các bệnh viện trên địa bàn thành phố Cần Thơ theo tiêu chí
chất lượng bệnh viện của Bộ Y tế năm 2013 và giải pháp can thiệp”
Người thực hiện: Cao Minh Chu
HUẾ - 2014
Bộ Giáo dục và Đào tạo
Đại Học Huế
Trường Đại học Y Dược
ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU
LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC
Chuyên ngành: Y tế công cộng
Mã số: 62 72 03 01
Tên đề tài nghiên cứu: “Đánh giá thực trạng chất lượng
Các bệnh viện trên địa bàn thành phố Cần Thơ theo tiêu chí chất
lượng bệnh viện của Bộ Y tế năm 2013 và giải pháp can thiệp”
Người thực hiện: Người hướng dẫn khoa học:
Cao Minh Chu PGS.TS Võ Văn Thắng
TS. Đoàn Phước Thuộc
HUẾ - 2014
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AIDS Acquired Immune Deficiency Syndrome
(Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải)
BHYT Bảo hiểm y tế
BV Bệnh viện
BS Bác sĩ
BVĐK Bệnh viện đa khoa


CCBT Cơ cấu bệnh tật
CQGYT Chuẩn Quốc gia y tế
CSBVSKND Chăm sóc bảo vệ sức khoẻ nhân dân
CT Chương trình
CTV Cộng tác viên
DT Dân tộc
GB Giường bệnh
ICD -10 International Classification of Diseases -10
(Phân loại bệnh quốc tế-10)
KCB Khám chữa bệnh
QI Quality Improvement (quản lý chất lượng)
KCB
CSSK
TQM
Khám chữa bệnh
Chăm sóc sức khỏe
Total Quality Management
(quản lý chất lượng toàn diện)
CQI Continuous Quality Improvement
(cải tiến chất lượng liên tục)
NVYT
CSHQ
Nhân viên y tế
Chỉ số hiệu quả
HQCT Hiệu quả can thiệp
NCT Nhóm can thiệp
NĐC Nhóm đối chứng







MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1 3
TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC BỆNH VIỆN TRONG NƯỚC

3
1.1.1 Thực trạng nh hình khám, chữa bệnh và nhu cầu chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân của
thành phố Cần Thơ 4
1.1.1.1. Sơ lược về vị trí địa lý, xã hội của thành phố Cần Thơ 4
1.1.1.2. Mạng lưới kh<m ch>a b@nh thành phố Cần Thơ 4
1.1.1.3. Tình hình nhân lực và thực trạng kh<m, ch>a b@nh và nhu cầu chăm sóc, bảo v@ sức khỏe nhân dân
thành phố Cần Thơ 7
1.1.2. Một số yếu tố liên quan đến chất lượng bệnh viện 9
1.1.2.1. Cơ sở hạ tầng và trang thiết bị b@nh vi@n 9
1.1.2.2. Sử dụng dịch vụ b@nh vi@n 10
1.1.2.3. Công suất sử dụng b@nh vi@n và chất lượng chăm sóc sức khỏe 11
1.1.2.4. Nhân lực b@nh vi@n 12
1.1.2.5. Số c<n bộ bình quân một giường b@nh 13
1.1.2.6. Tài chính b@nh vi@n 14
1.1.2.7. Quản lí b@nh vi@n 15
1.1.3. Tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện 17
1.1.4. Khái niệm cơ bản về cải >ến chất lượng (Quality Improvement-QI) 17
1.1.4.1. Lịch sử cải \ến chất lượng (QI) trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe 17
1.1.4.2. Mục đích và triết lý về quản lý chất lượng (Purpose and Philosophy of Quality Management) 20
1.1.4.3. Công cụ để cải \ến chất lượng (Tools for quality improvement) 21
1.1.4.4. Phương ph<p cải \ến chất lượng 21

1.1.4.5. Phương ph<p chọn lọc vấn đề ưu \ên dựa trên h@ thống xếp hạng ưu \ên cơ bản-BPRS (Basic Priority
Ra\ng System Method) và phương ph<p PEARL 28
1.2. CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG BỆNH VIỆN Ở NƯỚC NGOÀI

30
CHƯƠNG II 32
MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 32
2.1. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

32
2.1.1. Mục >êu tổng quát 32
2.1.2. Mục >êu chuyên biệt 33
2.2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

33
2.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

33
2.3.1 Nội dung nghiên cứu 33
2.3.2 Phạm vi nghiên cứu 34
CHƯƠNG III 34
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 34
3.1. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU (STUDY DESIGN):

34
3.1.1 Mục >êu 1: Giai đoạn xác định thực trạng chất lượng bệnh viện 34
3.1.2. Mục >êu 2: Đánh giá kết quả của một số giải pháp can thiệp nâng cao chất lượng sau một năm
thực hiện tại một số bệnh viên đa khoa thành phố Cần Thơ 35
3.1.2.1. Giai đoạn xây dựng kế hoạch can thi@p 35
3.1.2.2 Giai đoạn triển khai kế hoạch can thi@p 35

3.2. CÁC BIẾN SỐ NGHIÊN CỨU

37
3.3. CHỌN MẪU

38
3.3.1. Cỡ mẫu 38
3.3.2. Phương pháp chọn mẫu 39
3.3.3. Tiêu chuẩn lựa chọn: 39
3.3.4. Tiêu chuẩn loại trừ 39
3.4. PHƯƠNG PHÁP THU NHẬP SỐ LIỆU

40
3.4.1. Đối với mục >êu 1: Giai đoạn xác định trạng thái chất lượng bệnh viện 40
3.4.2. Mục >êu 2: Đánh ánh giá kết quả của một số giải pháp can thiệp nâng cao chất lượng sau một
năm thực hiện tại một số bệnh viện đa khoa thành phố Cần Thơ 40
3.4.2.1. Giai đoạn xây dựng kế hoạch can thi@p 40
3.4.3. Thu thập các biến số và cách lượng hóa 45
3.4.3.1. Giai đoạn đ<nh gi< thực trạng chất lượng: thực hi@n tại 07 b@nh vi@n đa khoa trực thuộc sở đóng trên
địa bàn thành phố Cần Thơ 45
3.4.3.2 Giai đoạn đ<nh gi< hi@u quả can thi@p sau 1 năm: 48
3.5. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU

50
3.5.1. Lượng giá hiệu quả dựa trên bộ >êu chí 50
3.5.1.1. So s<nh cải thi@n chất lượng trong b@nh vi@n theo thời gian 51
3.5.1.2. So s<nh cải thi@n chất lượng gi>a c<c b@nh vi@n 51
3.5.2. Lượng giá hiệu quả can thiệp dựa trên mức độ hài lòng bệnh nhân và cán bộ, NVYT 51
3.6. ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU


52
3.7. HẠN CHẾ NGHIÊN CỨU

52
CHƯƠNG IV 53
ĐỊA ĐIỂM, KẾ HOẠCH VÀ KINH PHÍ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 53
4.1. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU:

53
4.2. KẾ HOẠCH DỰ KIẾN TRIỂN KHAI ĐỀ TÀI

53
4.3. DỰ KIẾN KẾT QUẢ

53
4.3.1. Đánh giá thực trạng về chất lượng các bệnh viện trên địa bàn thành phố Cần Thơ cuối năm
2014 theo bộ >êu chí chất lượng bệnh viện của Bộ Y tế 54
4.3.2. Lập kế hoạch can thiệp tại một số bệnh viện đa khoa thuộc sở y tế Cần Thơ 55
4.3.3. Kết quả đánh giá hiệu quả chương trình can thiệp sau một năm 55
4.4 DỰ KIẾN NHU CẦU KINH PHÍ: THEO KẾ HOẠCH 3N ( NGƯỜI, NGUYÊN VẬT LIỆU, NGÂN SÁCH)

56
TÀI LIỆU THAM KHẢO 57
PHỤ LỤC
DANH MỤC HÌNH - BIỂU ĐỒ
HÌNH 1. CHU KỲ PDSA 22
HÌNH 2. ĐƯỜNG LÊN DỐC CẢI TIẾN: TRÌNH TỰ NHIỀU CHU KỲ PDSA NỐI TIẾP 23
BIỂU ĐỒ 1. MÔ HÌNH 7 BƯỚC ĐỂ CẢI TIẾN CHẤT LƯỢNG 24
BIỂU ĐỒ 2. THÍ DỤ VỀ LƯU ĐỒ BỆNH NHÂN NHẬP VIỆN 26
CỦA MỘT BỆNH VIỆN Ở HOA KỲ 26

DANH MỤC BẢNG
BẢNG 1. BỆNH VIỆN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ 5
BẢNG 2. CÔNG TÁC KHÁM, CHỮA BỆNH 7
BẢNG 3. SỐ LƯỢT BỆNH NHÂN ĐƯỢC XÉT NGHIỆM/CHẨN ĐOÁN CẬN LÂM SÀNG 11
BẢNG 4. NGUYÊN TẮC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TOÀN DIỆN (TQM) 20
BẢNG 5. MA TRẬN ĐỂ SỬ DỤNG LƯU ĐỒ 25
ĐẶT VẤN ĐỀ
Thành phố Cần Thơ nằm ở vị trí trung tâm đồng bằng sông Cửu Long,
là thành phố đông dân thứ tư của Việt Nam. Với vị trí địa lý thuận lợi cùng
với sự phát triển ngày càng lớn mạnh về kinh tế, hệ thống mạng lưới Y tế
chăm sóc sức khỏe của thành phố Cần Thơ đã và đang được kiện toàn và phát
triển không những phục vụ cho địa bàn Cần Thơ mà còn để phục vụ cho khu
vực lân cận vùng đồng bằng sông Cửu Long. Trong những năm qua cùng với
sự phát triển của thành phố, sự quan tâm đầu tư của Đảng và Nhà nước cho sự
nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân, tình trạng sức khỏe người dân đã có
những cải thiện rõ rệt, thể hiện ở một số chỉ số sức khỏe cơ bản như tuổi thọ
trung bình được nâng lên, tỷ suất chết trẻ em, tỷ suất chết mẹ, suy dinh
dưỡng…giảm xuống.
Tuy nhiên, hiện nay ngành y tế nói chung và hệ thống khám chữa bệnh
nói riêng đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức phải vượt qua để đáp
ứng nhu cầu, đòi hỏi chính đáng ngày càng cao và đa dạng của người bệnh về
dịch vụ y tế. Trong khi chất lượng bệnh viện và chăm sóc y tế luôn là vấn đề
được cả xã hội đặc biệt quan tâm thì bên cạnh đó còn nhiều vấn đề cần tiếp
tục ưu tiên giải quyết, như tình trạng quá tải; thủ tục hành chính về khám,
chữa bệnh còn phức tạp; tình trạng lạm dụng thuốc, xét nghiệm cận lâm sàng,
lạm dụng kỹ thuật chưa được kiểm soát chặt chẽ, tinh thần, thái độ phục vụ
người bệnh, đạo đức của một bộ phận cán bộ y tế ở nhiều bệnh viện chưa
được cải thiện, chất lượng bệnh viện đang là vấn đề được xã hội đặc biệt quan
tâm do còn nhiều tồn tại bất cập
So với các bệnh viện đã áp dụng tiêu chuẩn quản lý chất lượng, các

hoạt động của bệnh viện tại thành phố Cần Thơ hầu như chỉ dựa vào các
thông tư, văn bản hướng dẫn của các cấp và lãnh đạo bệnh viện nên còn nhiều
bất cập trong cung ứng dịch vụ y tế, chưa đáp ứng được là tuyến khám, chữa
bệnh cao nhất của hệ thống Y tế tuyến thành phố quản lý. Đồng thời, từ trước
đến nay chưa có nghiên cứu nào đánh giá chất lượng bệnh viện một cách toàn
1
diện, theo những tiêu chí cụ thể được Bộ y tế quy định. Việc cấp thiết cần
phải có một công cụ đánh giá thực trạng chất lượng bệnh viện Việt Nam
nhằm hỗ trợ cho các bệnh viện xác định được đang ở mức chất lượng nào và
định hướng cho bệnh viện xác định vấn đề ưu tiên để cải tiến chất lượng.
Công cụ khả thi đó hiện nay chính là Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh
viện được Bộ Y tế ban hành bởi Quyết định 4858 / QĐ-BYT vào ngày 03
tháng 12 năm 2013. Do đó, chúng tôi thử nghiệm áp dụng bộ tiêu chí này
dưới quan điểm “Lấy người bệnh làm trung tâm của hoạt động chăm sóc và
điều trị” (Patient – Centered Health Care) để thực hiện nghiên cứu đề tài
“Đánh giá thực trạng chất lượng các bệnh viện trên địa bàn TP Cần Thơ theo
tiêu chí chất lượng bệnh viện được Bộ Y tế ban hành năm 2013 và hiệu quả
can thiệp” nhằm đạt được các mục tiêu sau đây:
1. Đánh giá thực trạng về chất lượng các bệnh viện và các yếu tố ảnh
hưởng đến chất lượng bệnh viện trực thuộc sở y tế thành phố Cần Thơ
theo bộ tiêu chí chất lượng bệnh viện của Bộ Y tế năm 2013
2. Đánh giá kết quả của một số giải pháp can thiệp nâng cao chất lượng sau
một năm thực hiện tại một số bệnh viện đa khoa thành phố Cần Thơ.
Với những mục tiêu trên và cơ sở thực tiễn nghiên cứu, chúng tôi sẽ phát
hiện những tồn tại, hạn chế của bộ tiêu chí; từ đó đề xuất ý kiến để Bộ Y tế
hoàn thiện bộ tiêu chí, góp phần đánh giá chất lượng bệnh viện một cách sát
thực hơn.
2
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Thực trạng tình hình đánh giá chất lượng các bệnh viện trong nước
Theo báo cáo của Nguyễn Thị Xuyên và Cs về kết quả áp dụng ISO ở
bệnh viện Việt Nam (2010) cho biết tỷ lệ khỏi bệnh tăng lên (93,5% ở những
bệnh viện đã áp dụng ISO so với 77,5% ở BV chưa áp dụng ISO); ngày điều
trị trung bình giảm đi có ý nghĩa (5,4 ngày ở những bệnh viện đã áp dụng ISO
so với 6,4 ngày ở BV chưa áp dụng ISO) và công tác sử dụng thuốc an toàn
hợp lý đạt 100% ở những bệnh viện đã áp dụng ISO so với 75% ở BV chưa
áp dụng ISO.
Theo nghiên cứu của Bác sĩ Trịnh Thi Lý, về thực trạng các bệnh viện
quận/huyện ở Hải Phòng năm 2013, đánh giá theo bộ tiêu chí chất lượng của
Bộ Y tế. Có 61% tiêu chí đạt ở mức khá trở lên, 39% tiêu chí ở mức kém và
trung bình. Nhóm hướng tới người bệnh có tỷ lệ tiêu chí đạt từ khá trở lên cao
nhất (86,4%), sau đến nhóm phát triển nhân lực (77,5%). Hoạt động chuyên
môn cần được quan tâm nhiều hơn vì có tới 48,3% tiêu chí đạt ở mức kém và
trung bình [13].
Theo Kết quả đánh giá chuẩn chất lượng bệnh viện của 16 bệnh viện trực
thuộc Sở Y tế thành phố Cần Thơ cuối năm 2013 theo tiêu chí của Bộ tiêu chí
Bộ Y tế [12]:
Không có bệnh viện nào đạt mức 5
Đạt mức 4: 01 bệnh viện
Đạt mức 3: 11 bệnh viện
Đạt mức 2: 04 bệnh viện
3
1.1.1 Thực trạng tình hình khám, chữa bệnh và nhu cầu chăm sóc, bảo vệ
sức khỏe nhân dân của thành phố Cần Thơ
 
Thành phố Cần Thơ có diện tích tự nhiên: 1.389,59 km
2
, bao gồm 5 quận:
Ninh Kiều, Cái Răng, Bình Thủy, Ô Môn, Thốt Nốt và 4 huyện: Phong Điền,

Cờ Đỏ, Vĩnh Thạnh, Thới Lai. Trung tâm thành phố Cần Thơ là quận Ninh
Kiều. Có 85 đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn. Thành phố Cần Thơ nằm
ở vị trí trung tâm đồng bằng sông Cửu Long, cách không xa địa bàn kinh tế
trọng điểm phía Nam (cách thành phố Hồ Chí Minh 170km theo quốc lộ IA);
là nơi hội tụ, đầu mối giao thông huyết mạch các tuyến đường sông, đường
biển, đường bộ, đường hàng không. Dân số 1,253,158 người. Mật độ dân số:
902 người/km
2
, là thành phố đông dân thứ tư của Việt Nam .
Với vị trí địa lý thuận lợi cùng với sự phát triển kinh tế của thành phố Cần
Thơ, hệ thống mạng lưới Y tế chăm sóc sức khỏe của thành phố Cần Thơ đã
và đang phát triển để phục vụ cho thành phố và khu vực lân cận đồng bằng
sông Cửu Long, định hướng thực hiện được nhiệm vụ là trung tâm kỹ thuật
chuyên sâu của vùng đồng bằng sông Cửu Long .
!"#$%&'()*+ 
Thành phố Cần Thơ là thành phố loại I, trực thuộc Trung ương, đang
trong quá trình phát triển, là trung tâm của đồng bằng sông Cửu Long. Mạng
lưới Y tế của thành phố gồm:
+ Tuyến y tế thành phố: có 22 đơn vị: 2 chi cục, 1 bệnh viện đa khoa, 9
bệnh viện chuyên khoa, 1 trung tâm chẩn đoán y khoa, 9 trung tâm chuyên
ngành. (Y tế dự phòng; Bảo vệ Sức khỏe Lao động và Môi trường; Chăm sóc
sức khỏe sinh sản; Phòng chống HIV/AIDS; Kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm
và thực phẩm; Giám định Y khoa; Pháp y; Giáo dục sức khỏe) [11].
Ngoài ra, trên địa bàn thành phố còn có 07 đơn vị, gồm: Bệnh viện Đa
khoa Trung ương Cần Thơ và Bệnh viện Trường Đại học Y dược Cần Thơ do
4
Bộ Y tế quản lý, 1 Bệnh viện Quân y 121 do Quân khu IX quản lý, 1 Bệnh
viện Công an và 3 bệnh viện ngoài công lập.
+ Tuyến y tế quận, huyện: có 15 đơn vị: 7 trung tâm y tế dự phòng, 2
trung tâm y tế và 6 bệnh viện đa khoa.

Ngoài ra còn có 9 Trung tâm Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (trực thuộc
Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa Gia đình thành phố).
+ Tuyến cơ sở: có 85/85 xã phường thị trấn có thành lập trạm y tế hoạt
động trong đó có 84/85 (98,82%) trạm Y tế xã, phường, thị trấn đạt chuẩn
Quốc gia về Y tế.
Hiện nay 16 bệnh viện trên địa bàn trực thuộc Sở Y tế, quản lý với 2.220
giường bệnh, bao gồm 07 bệnh viện đa khoa( 1260 giường bệnh), 09 bệnh
viện chuyên khoa ( 915 giường), 02 trung tâm y tế có (45 giường bệnh)
Tổng số giường bệnh trên địa bàn thành phố : 3.653 giường.
Trong đó, giường bệnh hệ công lập: 3.420 giường;
Sở Y tế quản lý: 2.220 giường
giường bệnh ngoài công lập: 233 giường
Bảng 1. Bệnh viện trên địa bàn Thành Phố
5
Bệnh viện 2013 Hạng bệnh viện
Dân số 1,253,158
Số giường bệnh trên địa bàn 3,653
Công lập (Sở y tế quản lý) 2,220
Công lập ( Sở y tế không quản lý) 1,200
Ngoài công lập 233
Số GB/ vạn dân (trên địa bàn) 29.15
Số GB/ vạn dân (SYT quản lý) 17.72
Chi tiết
Công lập (SYT quản lý) 2,220
BV tuyến thành phố 1,415
BV Đa khoa thành phố 500 I
BV Nhi đồng 300 I
BV YHCT 150 II
BV Da liễu 50 II
BV Lao và Bệnh phổi 60 II

BV Tâm thần 25 II
BV Mắt-RHM 60 II
BV Tai Mũi Họng 40 II
BV Ung bướu 200 II
BV Huyết học - TM 30 III
BV Phụ sản (chuẩn bị thành lập)
BV tuyến quận, huyện 805
BVĐK Quận Cái Răng 50 III
BVĐK Quận Thốt Nốt 300 II
BVĐK Quận Ô Môn 200 II
BVĐK Huyện Phong Điền 60 III
BVĐK Huyện Vĩnh Thạnh 70 III
BVĐK Huyện Thới Lai 80 III
TTYT Huyện Cờ Đỏ 25 III
TTYT Quận Bình Thủy 20 III
BV Công lập ( Sở y tế không quản lý ) 1,200
Bệnh viện 121 250 II
Bệnh viện ĐKTW Cần Thơ 800 I
Bệnh viện Công an 100 III
Bệnh viện ĐHYD 50 II
BV ngoài công lập 233
Bệnh viện Hoàn mỹ Cửu Long 150 I
Bệnh viện Quốc tế Phương châu 50 II
Bệnh viện Thanh quang 33 III
6
, --.//#$&'()*+0
01(23*45+26&78.9. 
Tổng số cán bộ viên chức của ngành y tế Cần Thơ năm 2013 là 4.170 người
(trong đó, Tiến sĩ: 04, chuyên khoa cấp 2: 66; Thạc sĩ: 38; chuyên khoa
cấp 1: 272, Đại học và tương đương ngành Y: 863; trung cấp và tương đương:

2.560, Kỹ thuật khác: 367); Tỷ lệ bác sỹ/10.000 dân: 6,39 do Sở Y tế quản lý
(trên địa bàn 10,55); tỷ lệ dược sỹ đại học/10.000 dân: 0,83 do Sở Y tế quản
lý (trên địa bàn 1,66). Tổng số cán bộ y tế/vạn dân 33.3
Việc đầu tư xây dựng mới hệ thống bệnh viện đa khoa và chuyên khoa từ
nguồn trái phiếu Chính phủ và kinh phí địa phương đã hình thành diện mạo
mới cho nghành y tế Cần Thơ ( 8/8 bệnh viện đa khoa được xây mới), góp
phần nâng cao chất lượng điều trị tại các bệnh viện, số lượt khám chữa bệnh
hằng năm đều tăng, nhiều kỹ thuật mới được triển khai giúp người dân tiếp
cận và thụ hưởng các dịch vụ y tế hiện đại và chất lượng.
Điều trị ngoại trú: tổng số lượt khám bệnh mỗi năm trên 4 triệu lượt
người, bình quân/người dân/năm khám bệnh 3 lần.
Điều trị nội trú: Ngày điều trị bệnh nhân nội trú chung là 4 - 7 ngày, tỷ
lệ tử vong chung trong bệnh viện là 0,46%. Công suất sử dụng giường bệnh
cả 3 tuyến đều đạt. [12].
Bảng 2. Công tác khám, chữa bệnh
Stt Nội dung
Kế hoạch
N2013
Thực hiện
N2013
So sánh
KH (%)
Thực hiện
N2012
So sánh
cùng kỳ
(%)
1 Tổng số lần khám 4.557.000 4.890.24
3
107,3 4.394.31

9
↑11,3
Tuyến thành phố 1.836.500 1.942.70
3
105,8 1.714.61
5
↑13,3
Tuyến quận huyện 1.415.000 1.554.53
3
109,9 1.381.75
4
↑12,5
Tuyến xã phường 872.500 923.422 105,8 901.073 ↑2,5
Tuyến ấp 433.000 469.585 108,4 396.877 ↑18,3
7
2 Tổng số BN điều
trị nội trú
148.354 148.324 99,98 154.123 ↓3,7
Tuyến thành phố 75.904 80.961 106,7 87.377 ↓7,3
Tuyến quận huyện 72.450 67.363 93,0 66.746 ↑0,9
3 Công suất sử dụng
giường KH (%)
101,05 111,3
Tuyến thành phố 102,8 112,6
Tuyến quận huyện 99,3 110,0
Các bệnh viện đi vào hoạt động đã đáp ứng nhu cầu khám và chữa bệnh
cho nhân dân của địa phương và các tỉnh lân cận, Bệnh viên, hỗ trợ chuyên
môn kỹ thuật, đào tạo cán bộ Y tế cho khu vực, nhằm thực hiện được nhiệm
vụ là trung tâm kỹ thuật chuyên sâu của đồng bằng sông Cửu Long như Bộ Y
tế đã xác định.

- Bệnh viện thực hiện tốt công tác kết hợp với Trung tâm Y tế Dự phòng
thành phố Cần Thơ và các Quận, Huyện thực hiện tốt về phòng chống dịch
bệnh truyền nhiễm, trong thời gian qua trên địa bàn thành phố Cần Thơ không
có ổ dịch bệnh lớn xảy ra.
Bên cạnh nhiều thành tựu đã đạt được song xét về khía cạnh quản lý của
các bệnh viện đa khoa của thành phố Cần Thơ vẫn có một số tồn tại sau:
- Các thông tin ít công bố rộng rãi, chỉ thông báo các thông tin cần thiết.
- Phương châm hoạt động: Chữa bệnh.
- Chính sách chất lượng còn nhiều bất cập:
+ Chưa công bố chính sách chất lượng
+ Chưa có sự tham gia đầy đủ của các bên
+ Hoạt động mang tính cục bộ, chưa có sự lan tỏa tới các thành viên
+ Chưa cập nhật chính sách chất lượng
+ Chưa có nhân lực chuyên trách về Quản lý chất lượng
+ Chưa có bảng mô tả công việc đầy đủ, rõ ràng
8
+ Chưa có nhóm theo dõi/ giám sát ở phạm vi khoa, bệnh viện
+ Chưa có báo cáo đánh giá định kỳ về chất lượng bệnh viện
+ Kế hoạch của bệnh viện về chất lượng chưa xác định khung thời gian
+ Thu nhập của cán bộ công chức còn thấp
+ Chưa có hệ thống cơ sở dữ liệu đánh giá chất lượng
+ Kinh phí cho quản lý chất lượng còn ít và thiếu
+ Văn hóa chất lượng chưa sẵn có, cón nhiều sai sót trong chuyên môn,
Chính những vấn đề trên đã buộc bệnh viện phải tiến hành cải cách quản
lý chất lượng để bệnh viện tồn tại và phát triển bền vững.
1.1.2. Một số yếu tố liên quan đến chất lượng bệnh viện
!2:#$$;**++
Trong những năm gần đây, mặc dù chưa tương xứng với nhu cầu thực
tế nhưng hệ thống bệnh viện đã được nâng cấp và đầu tư tương đối đồng đều
ở tất cả các tuyến, về cơ sở hạ tầng và trang thiết bị (TTB) kỹ thuật. Nhiều

bệnh viện được cải tạo và xây dựng mới bằng nguồn đầu tư trong nước và
ODA khoảng 1.472 tỷ đồng/năm, cho cả tuyến trung ương và địa phương [1].
Hệ thống chống nhiễm khuẩn. Hệ thống xử lý nước thải, chất thải bệnh viện
đã được quan tâm đầu tư, nhiều bệnh viện đã nâng cấp hệ thống cấp thoát
nước và xây dựng các lò đốt chất thải rắn, góp phần đảm bảo vệ sinh môi
trường và chống nhiễm khuẩn trong bệnh viện [12].
Mặt khác, để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về khám, chữa bệnh của
nhân dân, nhiều thiết bị rất hiện đại đã lắp đặt tại một số bệnh viện: máy chụp
Xquang kỹ thuật số, CT Scan, PET CT, các máy nội soi, siêu âm, máy chụp
nhũ ảnh, xạ trị điều biến, …[11]. Chính sách về đầu tư TTB y tế vừa nhằm
tăng cường những TTB y tế cơ bản ở các tuyến vừa tạo ra một số trung tâm
chuyên sâu. Nguồn vốn để đầu tư TTB y tế tại các bệnh viện được huy động
từ nhiều nguồn: Ngân sách nhà nước, viện trợ quốc tế và cả vốn tư nhân trong
quá trình XHH và thực hiện tự chủ. Mỗi nguồn đầu tư có yếu tố khuyến khích
9
khác nhau ảnh hưởng tới loại TTB được đầu tư, công suất sử dụng TTB và
mức độ bảo dưỡng TTB. Tuy nhiên, một nghiên cứu đánh giá về tình hình
TTB y tế tại các bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh lại cho thấy tỷ lệ TTB y tế
không được sử dụng hết công suất còn khá cao ở một số bệnh viện đa khoa
tỉnh được nghiên cứu (xấp xỉ 20%) [27] . Điều này cho thấy hiệu quả đầu tư
từ nguồn vốn xã hội hoá chưa cao, đầu tư máy không đồng bộ với đào tạo con
người sử dụng máy và đội ngũ KCB. Để thực hiện xã hội hóa công tác y tế,
khắc phục tình trạng hạn chế nguồn lực tài chính cho chăm sóc sức khỏe, đề
án "Phát triển xã hội hóa bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân"
của Bộ Y tế đã đưa ra hàng loạt các giải pháp, trong đó có nhóm giải pháp:
"Huy động nguồn lực để đầu tư phát triển hệ thống y tế công lập". "Khuyến
khích các cơ sở khám chữa bệnh, điều dưỡng và phục hồi chức năng huy động
các nguồn vốn ngoài Ngân sách nhà nước, hợp tác và liên kết với các doanh
nghiệp, cá nhân để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, nâng cấp trang thiết bị và
cung cấp các dịch vụ y tế phù hợp với quy hoạch đã được phê duyệt" [3]. Các

hoạt động liên doanh, liên kết tại bệnh viện công đã mang lại nhiều kết quả
tích cực, đáp ứng nhu cầu cấp thiết về đổi mới trang bị kỹ thuật y tế, đặc biệt
những TTB kỹ thuật cao, phục vụ kịp thời nhu cầu KCB của nhân dân trong
điều kiện kinh phí của Nhà nước chưa cung cấp đủ để tự mua sắm toàn bộ các
TTB. Mặc dù vậy, để sử dụng được các TTB y tế một cách có hiệu quả, cần
có kế hoạch đầu tư phù hợp với nhu cầu và năng lực khai thác của bệnh viện.
!!<9=$9=*++
Theo kết quả thống kê từ các cơ sở KCB của Bô y tế, số lần KCB bình
quân trên đầu người tại các bệnh viện ở mức 1,77 lần năm 2000 và tăng đến
1,92 vào năm 2005. Tỷ lệ nhập viện dao động trong khoảng 67 - 80 lần/1000
dân từ năm 1990 đến 2000 nhưng lên 95 lần vào năm 2005 [2]. Tổng số người
bệnh điều trị ngoại trú trong giai đoạn 1994 - 2000 chiếm khoảng 36% tổng
số người bệnh vào viện, nhưng đến năm 2005 lên đến 50% [15]. Sử dụng các
dịch vụ cận lâm sàng của người bệnh có xu hướng tăng theo các năm. Chỉ số
về huyết học là cao nhất, bình quân khoảng 6,6 xét nghiệm cho 1 bệnh nhân.
10
Tiếp theo là sinh hóa, gần 4 xét nghiệm cho 1 bệnh nhân. Chỉ định về X -
quang và siêu âm là tương đối phổ biến: gần 80% có chỉ định chụp X - quang
và 50% người bệnh có chỉ định siêu âm. Số người bệnh có chỉ định chụp cắt
lớp hay cộng hưởng từ chiếm khoảng 1% tổng số người bệnh nội trú. Chỉ số
này chưa phản ánh thực chất nhu cầu vì số lượng hệ thống chụp cắt lớp và
cộng hưởng từ còn ít, mới chỉ có ở một số bệnh viện lớn [3]. Tại bệnh viện đa
khoa thành phố Cần Thơ, số BN làm các xét nghiệm/ chẩn đoán cận lâm sàng
năm 2013 tăng cao hơn so với năm 2012 (bảng 3).
Bảng 3. Số lượt bệnh nhân được xét nghiệm/chẩn đoán cận lâm sàng
(tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ)
Loại xét nghiệm 2012 2013
Xét nghiệm sinh hóa 756.833 770.071
Xét nghiệm huyết học 411.622 434.830
Xét nghiệm vi sinh 43.651 49.057

Xét nghiệm giải phẫu bệnh lý 7.526 9.285
Chụp XQ 65.366 64.700
CT Scan 4781 6342
Siêu âm 55.392 61.971
Nội soi và can thiệp 9205 9240
Số kỹ thuật Cận lâm sàng mới lần đầu tiên thực hiện tại BV 7 5
!,>$20?2<9=$*++?$1(2326&78
Công suất sử dụng giường bệnh của các bệnh viện trên cả nước là rất
cao (95 - 103%) và ngày càng tăng, nhất là ở các bệnh viện TW (116%) và
bệnh viện tuyến tỉnh (102%). Ngày điều trị bình quân người bệnh nội trú là 7
- 7,5 ngày, tương đối ổn định ở các bệnh viện và có xu hướng giảm dần; tỷ lệ
tử vong chung trong bệnh viện không tăng, phản ánh kết quả và chất lượng
cấp cứu, điều trị của bệnh viện [7].
Chất lượng chăm sóc sức khỏe là một yếu tố hết sức quan trọng để
đánh giá chất lượng của một bệnh viện vì điều này quyết định sự tồn tại và
phát triển của bệnh viện. Người bệnh sẽ không đến các bệnh viện khi họ không
11
hài lòng bởi những dịch vụ KCB kém chất lượng. Để thu hút người bệnh đến
KCB tại bệnh viện, thì cần đáp ứng nhu cầu, kỳ vọng mong chờ của khách
hàng và đây chính là khái niệm sự hài lòng của khách hàng. Khi người bệnh
hay khách hàng hài lòng, họ sẽ quay lại và giới thiệu người thân người quen
đến cơ sở y tế để nhận dịch vụ chăm sóc sức khỏe (CSSK) [10]. Ngoài ra họ sẽ
tự nguyện tuân thủ các chỉ định điều trị của người cung cấp dịch vụ. Lúc đó
việc cung cấp các dịch vụ KCB có chất lượng cho người bệnh sẽ có hiệu quả.
Tại Việt Nam những nghiên cứu về sự hài lòng đối với chất lượng chăm sóc
người bệnh không nhiều. Một số nghiên cứu sự hài lòng của người bệnh nội trú
về chất lượng chăm sóc sức khỏe tại các bệnh viện cho thấy người bệnh nói
chung chưa thực sự hài lòng với chất lượng CSSK tại bệnh viện. Người bệnh
không hài lòng nhất với cơ sở vật chất, TTB. Khoảng 70% người bệnh hài lòng
với thời gian chờ đợi KCB, giao tiếp và tương tác với nhân viên y tế [10].

!@A./*++
Trong bệnh viện, cán bộ y tế là một trong những nguồn lực quan trọng
nhất, đồng thời là chủ thể quản lí và sử dụng các nguồn lực khác như tài
chính, khoa học kỹ thuật, thông tin, TTB. Có thể nói rằng nhân lực trong bệnh
viện vừa là động lực sáng tạo, đồng thời họ cũng là một trong những chủ thể
của mọi hoạt động trong bệnh viện. Nếu nguồn nhân lực thiếu, chất lượng
thấp hoặc không được phân bố và sử dụng hợp lí thì mọi nguồn lực khác của
bệnh viện sẽ không được sử dụng tốt, không có hiệu quả. Việc không quan
tâm đúng mức đến nguồn nhân lực của bệnh viện sẽ dẫn đến lãng phí các
nguồn lực khác. Đầu tư cho nguồn nhân lực cũng chính là đầu tư cho phát
triển của bệnh viện [10]. Ở nước ta hiện nay có 189.150 người đang hành
nghề khám bệnh, chữa bệnh trong khu vực Nhà nước, trong đó 52.413 bác sĩ,
48.519 y sĩ, 961 điều dưỡng viên đại học, 45 143 điều dưỡng viên trung học,
10.899 điều dưỡng viên sơ học, 17.109 nữ hộ sinh đại học và trung học 2.133
nữ hộ sinh sơ học, 10.519 kĩ thuật viên y tế, 798 xét nghiệm viên và 656
lương y [8]. Tỷ lệ bác sĩ là 5,88/10.000 dân cao hơn một chút so với khuyến
cáo của WHO là 5/10.000, kĩ thuật viên y tế so với bác sĩ là 1,5 thấp hơn
12
nhiều so với khuyến cáo của WHO là 4 đến 5. Nhìn chung, tình hình thầy
thuốc, nhân viên y tế chưa được hợp lí cả về số lượng và cơ cấu [5]. Mặt
khác, chất lượng của đội ngũ này cũng chưa đồng đều do Việt Nam chưa có
hệ thống sát hạch, cấp chứng chỉ hành nghề và giám sát hoạt động hành nghề
hiệu quả.
!B'**-C0.($D$*+
Năm 2005, số cán bộ bình quân một giường bệnh chung của cả nước
vào khoảng 1,15 (tính cả cán bộ hợp đồng). Nếu chỉ tính số cán bộ trong biên
chế thì số này còn khoảng 0,92 [15]. Do định biên số cán bộ trong biên chế
thấp nên hầu hết các bệnh viện phải hợp đồng thêm nhân lực. Tính chung cho
các bệnh viện, số cán bộ hợp đồng chiếm tới gần 18%, cao nhất là ở các bệnh
viện tuyến trung ương là 20,9%, bệnh viện tỉnh là 22,2%. Số cán bộ hợp đồng

ở các bệnh viện tuyến huyện chiếm 11,8%. Số cán bộ trên một giường bệnh ở
các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế cao hơn (1,38) so với bệnh viện tỉnh (1,13)
và huyện (1,09); các bệnh viện thuộc các bộ ngành có số cán bộ một giường
bệnh thấp hơn (khoảng 1,00). Bình quân cứ 10 giường thì có 2 bác sĩ và 3 y
tá. Tỷ số y tá/điều dưỡng so với bác sĩ còn thấp và bất hợp lý. Tỷ số chung
cho các bệnh viện vào khoảng 1,5 điều dưỡng: 1 bác sĩ. Tỷ số này thấp nhất ở
các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế là 1,22 và cao nhất ở các bệnh viện tỉnh là
1,56 [9]. Nếu so với mục tiêu chiến lược của Bộ Y tế về đổi mới công tác điều
dưỡng theo định hướng chăm sóc toàn diện bệnh nhân và tỷ số điều dưỡng:
bác sĩ cần phải đạt ít nhất là 2,5 thì các bệnh viện ở tất cả các tuyến đều chưa
đạt được. Sự thiếu hụt điều dưỡng, cả về số lượng và chất lượng tại các bệnh
viện đều rất lớn nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc toàn diện người bệnh.
13
!E *++
Hiện nay, nguồn tài chính cho bệnh viện công từ 4 nguồn chính sau:
Ngân sách Nhà nước, viện phí, Bảo hiểm Y tế và các nguồn khác. Ngân sách
nhà nước cấp cho các bệnh viện trung ương được áp dụng theo quy mô dân
số, ở cấp địa phương, ngân sách được phân bổ cho các bệnh viện tuyến tỉnh
và huyện theo số giường bệnh kế hoạch. Trên thực tế, số lượng giường bệnh
chưa phải là chỉ số hợp lí về nhu cầu nguồn lực vì nó không phản ánh thực tế
năng suất và hiệu quả hoạt động của các bệnh viện. Hơn nữa, cơ chế phân bổ
ngân sách theo hướng này còn có thể làm sai lệch thực tế phân bố số giường
nội trú giữa các địa phương và giữa các tuyến điều trị. Từ góc độ hiệu quả thì
cả 2 hình thức phân bổ ngân sách theo số giường và theo dân số về cơ bản vẫn
thuộc phương thức phân bổ ngân sách theo định hướng chi phí đầu vào và
được đánh giá là khá lạc hậu, không khuyến khích năng suất và hiệu quả và
nó sẽ được dần thay thế bằng hình thức hỗ trợ tài chính cho một số nhóm đối
tượng và thanh toán qua cơ quan chi trả thứ ba [4]. Với mức đầu tư thấp cho
CSSK như hiện nay (chiếm khoảng 29% tổng nguồn thu của bệnh viện) [8]
kết hợp với việc đẩy mạnh liên doanh liên kết tại bệnh viện công có thể sẽ dẫn

đến tình trạng tỷ lệ chi phí y tế do người dân tự chi trả sẽ ngày càng tăng cao
nếu không có cơ chế kiểm soát việc chỉ định và sử dụng TTB kỹ thuật cao.
Kết quả kiểm tra 731 bệnh viện năm 2007 của Bộ Y tế cho thấy nguồn thu
chủ yếu của bệnh viện là từ viện phí, chiếm 59,4% các nguồn thu và tăng
26,5% so với năm 2006 [14]. Tỷ lệ chi phí y tế do người dân tự chi trả cao sẽ
dẫn đến tình trạng hạn chế khả năng tiếp cận của người nghèo và người cận
nghèo trong KCB. Từ năm 2002, một số bệnh viện đã bắt đầu thực hiện cơ
chế tự chủ tài chính theo Nghị định 10/2002/NĐ-CP để cụ thể hóa việc phân
cấp cho các đơn vị sự nghiệp có thu. Được thay thế thực hiện theo Nghị định
số 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm
về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị
sự nghiệp công lập, đã cho phép các đơn vị sự nghiệp chủ động về mặt tài
chính và tổ chức nhân lực, nhằm quản lí thống nhất nguồn thu, khuyến khích
14
tăng thu, tiết kiệm chi, đảm bảo trang trải kinh phí hoạt động, thực hiện tinh
giản biên chế và tăng thu nhập cho người lao động trên cơ sở hoàn thành tốt
các nhiệm vụ được giao và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Nhà nước. Kinh
nghiệm quốc tế cho thấy trong quá trình phân cấp, giao quyền tự chủ, Bộ Y tế
có thể giảm vai trò trong cung ứng dịch vụ, nhưng phải tăng cường các chức
năng chính của Nhà nước trong y tế như cung ứng các hàng hoá công cộng,
thông tin y tế, xây dựng tiêu chuẩn, ban hành và giám sát việc thực hiện các
quy định. Các đơn vị sự nghiệp có thu tự đảm bảo một phần kinh phí theo
Nghị định 43 được giao ngân sách chi thường xuyên trong thời kỳ ổn định 3
năm và hàng năm được tăng theo tỷ lệ do cấp có thẩm quyền quyết định. Các
nhà quản lí được giao thẩm quyền rộng hơn trong quản lí tài chính đơn vị và
các khoản tiết kiệm chi phí được phép dùng để tái đầu tư và tăng thêm thu
nhập theo quy định cho cán bộ, nhân viên. Các đơn vị thực hiện tự chủ còn có
thẩm quyền lớn hơn trong việc quyết định mức phí đối với các dịch vụ KCB
theo yêu cầu và dịch vụ khác. Các đơn vị này cũng được phép đi vay ngân
hàng hoặc Quỹ Hỗ trợ phát triển để mở rộng phạm vi hoạt động và nâng cao

chất lượng dịch vụ của đơn vị. Để nâng cao tính hiệu quả đối với đơn vị sự
nghiệp công lập trong lĩnh vực y tế, từ năm 2006 cơ chế khoán ngân sách đã
dần được áp dụng và bắt đầu có những yếu tố định hướng kết quả đầu ra [9,
14]. Cơ chế tự chủ của các nghị định đã được Chính phủ ban hành (Nghị định
10 và 43) có những điểm tương tự như hình thức bệnh viện tự chủ mà một số
nước đã và đang thực thiện trong quá trình thực hiện đổi mới và cải cách bệnh
viện công, nhằm phát huy năng suất, hiệu quả và giảm chi Ngân sách Nhà
nước cho các bệnh viện. Tinh thần của các nghị định là nêu cao vai trò, trách
nhiệm của người đứng đầu; trao quyền tự chủ của giám đốc bệnh viện, thực
hiện sự phân quyền và ủy quyền cao, để có những quyết định quản lí kịp thời,
phù hợp với sự biến động liên tục của các tình huống góp phần nâng cao chất
lượng bệnh viện [4].
!FG04*++
15
"Quản lí bệnh viện tốt tức là sử dụng hiệu quả gần 70 đến hơn 80% ngân
sách CSSK". Ở Việt Nam quản lí bệnh viện còn nhiều bất cập đã đưa đến
nhiều hậu quả đáng tiếc liên quan đến tính mạng bệnh nhân. Trong tài liệu
“Những nhiệm vụ cấp bách của công tác khám và chữa bệnh” GS. Lê Ngọc
Trọng đã chỉ rõ: "Sai phạm về y đức, về tinh thần trách nhiệm là vấn đề nổi
cộm lớn nhất, gây tổn hại sâu sắc tới niềm tin của nhân dân. Tai biến trong
điều trị còn nhiều, đặc biệt trong lĩnh vực sản phụ khoa, 5 tai biến sản khoa
vẫn là những thách thức rất lớn". Một trong những nguyên nhân do trình độ
của cán bộ quản lí bệnh viện còn yếu. Trình độ chuyên môn của cán bộ quản
lí nói chung có khoảng 50% có trình độ chuyên môn sau đại học, nhưng trình
độ tin học 3,4%, ngoại ngữ 8,2%, đa số cán bộ quản lí chưa được đào tạo về
quản lí bệnh viện (89,2%), tỉ lệ biết 7 nhiệm vụ của bệnh viện thấp 45% [14].
- Về chất lượng dịch vụ bệnh viện:
+ Nguồn lực rất thiếu: Giường bệnh thiếu, đặc biệt là ở tuyến 3, thiếu
nhân lực (6 bác sĩ, 8 điều dưỡng/10 vạn dân), tài chính thiếu (7,3% GDP),
những yếu tố này dẫn tới quá tải ở tuyến cuối.

+ Kết quả đầu ra: Vẫn còn bệnh thành tích (tử vong hay BN nặng cho về,
chuyển tuyến với BN giai đoạn cuối), các tai biến, sai sót chưa phân tích đầy
đủ, xu hướng lạm dụng thuốc, lạm dụng xét nghiệm cận lâm sàng.
+ Sự tham gia của người bệnh và cộng đồng chỉ có Hội đồng người bệnh,
đường dây nóng, đơn thư phản ánh.
- Về tiêu chuẩn hóa đã có: Tiêu chuẩn thiết kế và xây dựng bệnh viện
(TCXDVN 365:2007), danh mục thuốc chủ yếu, danh mục trang thiết bị (QĐ
437/2002), chuẩn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản (2003),
phân hạng bệnh viện (thông tư số 23/2005), danh mục kỹ thuật và phân tuyến
kỹ thuật, hướng dẫn lâm sàng và hướng dẫn kiểm soát nhiễm khuẩn.
16
1.1.3. Tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện
Việc đánh giá chất lượng bệnh viện ở mỗi quốc gia/ vùng lãnh thổ có sự
khác biệt đáng kể, phụ thuộc vào quy mô, mục tiêu, nguồn đầu tư và luật
pháp. Tại Việt Nam, trong những năm qua, việc đánh giá chất lượng bệnh
viện theo quy định bảng kiểm của Bộ y tế. Mặc dù chưa hoàn hảo song cách
đánh giá này cũng phản ánh tương đối đầy đủ, toàn diện về chất lượng của
các bệnh viện theo tuyến. Hiện tại, các Sở y tế, bệnh viện trong cả nước đã
nhận được Thông tư số 19/2013/TT-BYT ngày 12/7/2013 của Bộ Y tế về việc
hướng dẫn quản lý chất lượng khám, chữa bệnh tại bệnh viện, Quyết định số
4858/QĐ-BYT ngày 03 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc
ban hành “Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện”. Theo Thông tư này,
chất lượng bệnh viện được kết cấu gồm các phần sau:
- Phần A: Hướng đến người bệnh
- Phần B: Phát triển nguồn nhân lực
- Phần C: Hoạt động chuyên môn
- Phần D: Hoạt động cải tiến chất lượng
- Phần E: Tiêu chí đặc thù chuyên khoa
Mỗi phần A, B, C, D, E lại được chia nhỏ thành 5 mức với các tiêu chí cụ
thể cho mỗi mức để xếp loại [6].

1.1.4. Khái niệm cơ bản về cải tiến chất lượng (Quality Improvement-QI)
Nhằm hệ thống hóa kiến thức cơ bản về quản lý chất lượng (quality
management) nói chung và cải tiến chất lượng – QI nói riêng, phần tổng quan
này cung cấp các thông tin về lịch sử QI trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe,
mục đích của quản lý chất lượng, công cụ sử dụng cải tiến chất lượng (tools
for quality improvement), phương pháp cải tiến chất lượng (methods for
quality improvement) và phương pháp chọn lọc vấn đề ưu tiên.
@H2<4;?$IGJK5$L/1(2326&78
Cải tiến kết quả chăm sóc bệnh nhân đã được xem là mục tiêu chính
yếu của cải tiến chất lượng bệnh viện tại Hoa Kỳ cách đây 100 năm vì năm
1914, Ernest Codman - một nhà phẫu thuật Hoa Kỳ đã triển khai sớm nhất
một trong những sáng kiến về cải tiến chất lượng chăm sóc và thách thức các
bệnh viện và bác sĩ chịu trách nhiệm liên quan đến kết quả chăm sóc [18].
17
Sáng kiến đó là ghi chép các thông tin của mỗi ca mỗ trên thẻ kích cỡ bỏ túi
(pocket-sized-cards) như: số xác định bệnh nhân, những chẩn đoán trước phẫu
thuật, thành viên kíp mỗ, phương pháp tiến hành và kết quả phẫu thuật. Bước
tiếp theo là phân tích để tìm dữ liệu thu thập nào có liên quan với những hệ
quả xảy ra đối với bệnh nhân sau phẫu thuật.
Nối tiếp nỗ lực đầu tiên của Codman sau 6 thập niên, phương pháp tập
trung chủ yếu lượng giá kết quả yếu kém dựa trên tiêu chuẩn, được gọi là đảm
bảo chất lượng (quality assurance) hay kiểm soát chất lượng (quality control).
Ban đầu, phương pháp tập trung cải tiến theo lệnh nhằm loại bỏ các bác sĩ
ngoan cố từ chối thay đổi, thiếu khuyến khích động viên nhân viên và không
thừa nhận các yếu tố đóng góp QI như nguồn lực, hệ thống thông tin, nhận
thức chất lượng của bệnh nhân v.v…
Vào thập niên 60, Avedis Donabedian đưa ra mô hình cấu trúc
(Structure), tiến trình (Process), và kết quả (Outcome) nhằm đánh giá chất
lượng chăm sóc sức khỏe [21]. Ảnh hưởng của mô hình giúp các bác sĩ, điều
dưỡng, nhà quản lý bệnh viện v.v… xác định nhiều phương pháp khác nhau

nhằm nâng cao kết quả chăm sóc bệnh nhân thông qua các cải tiến trong các
lĩnh vực rộng hơn như cấu trúc, tổ chức và chính sách cũng như cải tiến tiến
trình và chế độ ưu ái đối với bệnh nhân (patient preference). Mô hình còn
giúp xây dựng hệ thống tiếp cận chất lượng chăm sóc và nghiên cứu.
Dần dần, chất lượng coi như là thuộc tính trong kinh doanh, tiến triển
trong các cơ sở thông qua chuyên môn hóa, sản xuất hàng loạt và tự động hóa.
Trong tác phẩm “Kiểm soát chất lượng các sản phẩm dưới góc độ kinh tế”,
Shewart chỉ ra mục tiêu không phải là kiểm tra những thông số kỹ thuật mà
là giảm thiểu sự biến đổi trong quy trình ảnh hưởng đến chất lượng và tập
trung vào nhu cầu của khách hàng [31]. Ảnh hưởng bởi Shewart, Deming
công nhận chất lượng là động lực chính cho doanh nghiệp. Trong thập niên 80
và 90, các nghiên cứu của Crosby [19], Deming [20], và Juran [24] mang lại
sự chú ý về thiết kế hệ thống, kiểm soát tiến trình và sự tham gia của toàn bộ
lực lượng lao động. Nhiều giám đốc điều hành của các bệnh viện bắt đầu sử
18

×