Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

Giao Trinh Mon To Chuc Quan Ly Y Te.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.24 MB, 62 trang )

BÀI 1
ĐẠI CƢƠNG VỀ QUẢN LÝ DƢỢC
Thuốc là một loại hang hóa đặc biệt, có ý nghĩa to lớn trong cơng tác chăm sóc sức
khỏe nhân dân, thuốc liên quan trực tiếp đến sức khỏe con người. Để nâng cao chất
lượng thuốc, quản lý tốt việc sản xuất, pha chế, mua bán, sử dụng thuốc… Bộ Y tế cơ quan quản lý cao nhất của ngành y tế, chịu trách nhiệm trước nhà nước về các lĩnh
vực hành nghề Y Dược, Bộ đã xây dựng và ban hành các văn bản, quy chế, chế độ
quản lý công tác y tế nói chung và cơng tác Dược nói riêng.
Trong chương trình đào tạo Dược sĩ trung học do Bộ y tế ban hành, môn quản lý lý
Dược là môn khoa học nghiệp vụ nghiên cứu về tổ chức ngành Dược và những quy
chế, chế độ chuyên môn cần thiết nhằm đảm bảo chất lượng thuốc, kiểm tra chất lượng
thuốc, an toàn cho người dung thuốc trong khâu mua, chế biến, sản xuất, pha chế, bảo
quản, phân phối, quản lý và sử dụng thuốc.
MỤC TIÊU:
- Trình bày được những nội dung cơ bản của các quy chế, chế độ, chính sách về quản
lý sản xuất, bảo quản, lưu thông sử dụng thuốc nhằm giúp cho việc sử dụng thuốc an
toàn, hợp lý và hiệu quả.
- Vận dụng những kiến thức đã học vào trong hoạt động nghề nghiệp, góp phần bảo
vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân.
I. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA NGƢỜI DƢỢC SĨ TRUNG HỌC TRONG
CÁC LĨNH VỰC HÀNH NGHỀ DƢỢC:
1.1 . Chức năng: Gồm 4 chức năng sau:
- Quản lý và bảo quản thuốc đúng quy chế, đúng kỹ thuật, quản lý thị trường thuốc
tại cơ sở làm việc.
- Cung ứng thuốc đảm bảo số lượng và chất lượng cho cộng đồng theo chỉ đạo của
cơ quan y tế cấp trên.
- Hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, đặc biệt là thuốc thiết yếu.
- Bào chế, sản xuất được một số dạng thuốc thông thường.
1.2 Nhiệm vụ:
Bốn chức năng trên được cụ thể hóa bằng các nhiệm vụ sau:
1.2.1 Nhiệm vụ của chức năng 1:
- Sử dụng các chức năng điều tra để xác định nhu cầu thuốc của cộng đồng nơi làm


việc.
- Lập kế hoạch mua, dự trù thuốc trên cơ sở nhu cầu, khả năng kinh phí và thực hiện
các quy chế, quy định của ngành.
- Quản lý thuốc đúng quy chế và bảo quản đúng kỹ thuật tại kho thuốc, quầy thuốc,
nhà thuốc. Hướng dẫn và kiểm tra việc bảo quản, quản lý thuốc của các tủ trực, tủ cấp
cứu ở các khoa, phòng, trạm và các cơ sở y tế.
- Quản lý thị trường thuốc ở địa bàn được phân công.
1.2.2 Nhiệm vụ của chức năng 2:

1


- Quản lý nguồn vốn, sử dụng có hiệu quả để đảm bảo cung ứng đủ thuốc cho cộng
đồng về số lượng, chất lượng và chủng loại.
- Đáp ứng đầy đủ thuốc thiết yếu theo danh mục của Bộ Y tế. Thực hiện quy chế
bán thuốc theo đơn và các quy định của cơ sở kinh doanh thuốc.
- Thực hiện đúng chính sách cho người nghèo, người dân tộc vùng sâu, ving2 xa, các
gia đình diện chính sách…
- Quản lý tốt nguồn thuốc viện trợ, thuốc của các chương trình y tế. Cấp phát thuốc
đúng đối tượng.
1.2.3 Nhiệm vụ của chức năng 3:
- Hướng dẫn cá nhân và cộng đồng sử dụng thuốc thong thường, hợp lý, an tồn.
- Thơng tin và giới thiệu thuốc tại các quầy thuốc, hiệu thuốc, trạm y tế hoặc những
nơi thích hợp.
- Cập nhật thông tin và kiến thức mới về thuốc để kịp thời hướng dẫn cho cộng đồng.
1.2.4 Nhiệm vụ của chức năng 4:
- Thực hành từng công đoạn được phân công trong quy trình sản xuất thuốc dưới sự
hướng dẫn của Dược sĩ đại học.
- Pha chế được một số thuốc thong thường ở bệnh viện, ở hiệu thuốc.
- Đóng gói, chia liều thuốc theo yêu cầu của các đơn vị điều trị.

- Thu hái, chế biến, bảo quản và làm một số dạng thuốc y học dân tộc thong dụng.
- Hướng dẫn cho cộng đồng, thu hoạch và sử dụng một số thuốc y học dân tộc thông
thường, dễ kiếm ở địa phương.
II. NHIỆM VỤ CƠ BẢN CỦA NGÀNH DƢỢC:
2.1 Bảo đảm việc sản xuất, cung ứng thuốc để phục vụ cho sự nghiệp bảo vệ sức
khỏe của nhân dân và quốc phòng:
2.1.1 Đầy đủ:
Đủ chủng loại, số lượng thuốc dùng trong việc phòng hay chữa bệnh cho người dân
khi cần thiết.
2.1.2 Kịp thời:
Việc cung ứng thuốc phải được thực hiện càng sớm càng tốt để phục vụ cho nhu
cầu điều trị.
2.1.3 Chất lƣợng:
Thuốc cung ứng phải đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng, vì đây là một loại hang hóa
đặc biệt lien quan đến tính mạng con người. Đây là tiêu chuẩn cao nhất, thể hiện mặt
đạo đức và quyết định uy tín của ngành.
2.1.4 Giá cả:
Giá thuốc phải hợp lý, phù hợp với khả năng thanh toán của người bệnh đồng thời
đáp ứng được yêu cầu tái hoạt động của người sản xuất, kinh doanh.
2.2 . Tham gia quản lý kinh tế Dƣợc, tạo ra lợi nhuận một cách hợp pháp, đúng
luật định và hợp lý để:
- Phát triển cơ sở.
- Đóng góp cho ngân sách, góp phần vào việc phát triển kinh tế đất nước.
được thực hiện đồng thời nhằm mục đích cao nhất là phục vụ cho sức khỏe của nhân
dân.

2


2.3 . Nắm vững kiến thức về thuốc để làm tốt nhiệm vụ tƣ vấn cho cán bộ Y,

hƣớng dẫn việc sử dụng thuốc cho ngƣời dung và tham gia vào các chƣơng
trình y tế cộng đồng.
III. CÁC NHIỆM VỤ CỤ THỂ:
Để thực hiện các nhiệm vụ cơ bản trên, trước mắt ngành dược cần thực hiện cho
được 10 nhiệm vụ cụ thề sau:
3.1 . Điều tra, thống kê nhu cầu về thuốc:
Ngành dược cần phải có những con số tương đối chính xác về thị trường thuốc
như: nhu cầu về số lượng, chủng loại thuốc, sở thích, yêu cầu của thị trường… để làm
cơ sở cho viêc lập kế hoạch sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu cho phù hợp với nhu
cầu của thị trường.
3.2 . Nâng cao việc sản xuất thuốc (nhiệm vụ nền tảng):
Để đáp ứng được phần lớn nhu cầu về thuốc trong nước dưới nhiều hình thức và
qui mơ khác nhau như: thuốc sản xuất công nghiệp, thuốc pha chế ở hiệu thuốc, khoa
dược bệnh viện, phòng chẩn trị y học dân tộc; khuyến khich việc sử dụng các dạng
thuốc pha chế cổ truyền thực hiện tại nhà (sắc, hãm…)
3.3 . Vận động nhân dân nuôi và trồng cây con làm thuốc:
Nhằm đáp ứng:
- Nguyên liệu cho sản xuất.
- Nhu cầu chế biến thuốc thang cho nhân dân.
- Nhu cầu xuất khẩu dược liệu.
3.4 . Tổ chức mạng lƣới phân phối thuốc:
Để đưa thuốc và giữ thuốc ổn định chất lượng cho tới tay người tiêu dung, ngành
dược cần tổ chức tốt việc tồn trữ, bảo quản thuốc trong việc phân phối thuốc kịp thời
và rộng khắp trong dân.
3.5 . Quản lý việc xuất và nhập khẩu thuốc:
Xuất khẩu: Hiện nay ta chỉ mới xuất khẩu dược liệu ở dạng thơ và một số ít thành
phẩm thuốc y học dân tộc, hướng phấn đấu tiến đến xuất khẩu nhiều hơn các loại
thành phẩm và các dạng dược liệu đã tinh chế.
Nhập khẩu: Chỉ nhập khẩu những thuốc và nguyên liệu làm thuốc mà ta chưa sản
xuất được trong nước. Hiện nay chủ trương nhập khẩu của ta là:

- Nhập nguyên liệu để sản xuất thành phẩm nhằm giải quyết lao động ở trong nước.
- Nhập máy móc để hiện đại hóa ngành cơng nghiệp dược trong nước.
3.6 Pháp chế hóa cơng tác dƣợc (nhiệm vụ chính trị):
Ban hành các bộ luật về ngành Dược và hệ thống các văn bản dưới luật nhằm đưa
mọi hoạt động của ngành Dược vào khuôn khổ luật định, tránh thiếu sót hoặc khơng
khả thi.
3.7 Tiêu chuẩn hóa chất lƣợng thuốc:

3


Đây là biện pháp tích cực để đảm bảo chất lượng thuốc tốt nhằm phục vụ sự nghiệp
chăm sóc, bảo vệ sức khỏe của người dân và nâng cao uy tín của ngành Dược đối với
người tiêu dùng.
3.8 Tăng cƣờng nghiên cứu khoa học (nhiệm vụ tạo động lực ngành):
Đây là biện pháp tích cực để rút ngắn khoảng cách giữa nước ta và các nước khác
phát triển hơn trong khu vực và trên thế giới nhằm:
- Tạo ra những thuốc mới có chất lượng và hiệu quả điều trị cao.
- Đưa ra những phương pháp, những qui trình sản xuất thuốc mới, hợp lý hơn để
nâng cao chất lượng thuốc và hạ giá thành sản phẩm.
- Đưa ra những phương pháp quản lý chất lượng thuốc tốt hơn để giảm tiêu hao nhân
lực và nguyên vật liệu.
3.9 Tăng cƣờng chất lƣợng đào tạo cán bộ (nhiệm vụ then chốt):
Phải quan tâm việc đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật và cán
bộ quản lý trong ngành dược cho phù hợp với yêu cầu của thời kì mới.
3.10 Thơng tin dƣợc:
Đẩy mạnh hệ thống thông tin về dược nhằm cung cấp những kiến thức chun mơn
bổ ích và cần thiết cho dân chúng, cho cán bộ y tế trong việc sử dụng thuốc an toàn và
hợp lý.


4


BÀI 2
QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VỀ CƠNG
TÁC Y TẾ
( VẬN DỤNG TRONG NGÀNH DƢỢC)
MỤC TIÊU:
- Trình bày được ý nghĩa và nội dung các quan điểm của Đảng CSVN trong công
tác y tế.
- Áp dụng được các quan điểm của Đảng CSVN về y tế trong ngành dược.
NỘI DUNG:
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
- Quan điểm của Đảng CSVN dựa trên cơ sở chủ nghĩa Mác Lênin và phương hướng
xây dựng y tế Việt Nam theo định hướng XHCN.
- Cần xác định: đổi mới là phát huy các thành tích đã đạt được, nghiêm túc tự kiểm
điểm để thấy rõ các khuyết nhược điểm, quyết tâm và kiên trì khắc phục các sai lầm
thiếu sót để đạt được hiệu quả cao hơn.
- Các quan điểm của Đảng về công tác y tế vẫn giữ nguyên giá trị và là kim chỉ nam
cho hoạt động của ngành.
II. CÁC QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VỀ Y TẾ:
2.1 Quan điểm thứ nhất:
Gắn với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, với hạnh phúc của nhân dân, ngành
y tế phải phục vụ cho sản xuất đời sống và quốc phịng.
Đấu tranh giải phóng giành lại độc lập – tự do cho tổ quốc đã khó, xây dựng và bảo
vệ tổ quốc càng khó hơn. Yếu tố quan trọng không thể thiếu trong xây dựng và bảo vệ
tổ quốc là xây dựng và bảo vệ tổ quốc phải gắn liền với sức khỏe.
Nghị quyết trung ương IV đã nêu rõ “ sức khỏe là vốn quí của mỗi con người và
của toàn xã hội, là nhân tố quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, vì
vậy chúng ta phấn đấu để mọi người đều được quan tâm chăm sóc sức khỏe”.

Trong q trình phát triển của xã hội và cải cách kinh tế, sự phân hóa giàu nghèo
khơng thể tránh khỏi, vì vậy bảo vệ người nghèo trong chăm sóc sức khỏe trước sức ép
của nền kinh tế theo cơ chế thị trường là mục tiêu hang đầu của ngành y tế Việt Nam.
Ở Việt Nam, chúng ta chấp nhận nền kinh tế theo cơ chế thị trường nhưng theo
định hướng XHCN và có sự quản lý của nhà nước, vì thế mà chúng ta không áp dụng
mọi qui luật của thị trường trong cung cấp dịch vụ y tế như ở các nước khác.
Những tác động của cơ chế thị trường lên hệ thống y tế đang đặt ra những vấn đề
cần được giải đáp như:
- Người nghèo, vùng nghèo, nhân dân lao động khó tiếp cận với các dịch vụ y tế
hơn so với những người có thu nhập cao, người sống ở những khu vực giàu, giao
thông phát triển ( chưa công bằng trong tiếp cận).
- Mức chi cho khám chữa bệnh, tiếp cận với các dịch vụ chẩn đoán và chăm sóc y tế
hiện đại… cho người nghèo và người lao động ở mức thấp hơn so với những người có
thu nhập cao, cho dù người nghèo và người lao động mới là những người có tình trạng

5


sức khỏe yếu hơn và nhu cầu chăm sóc cao hơn ( chưa công bằng trong khám chữa
bệnh).
Các số liệu nghiên cứu cũng cho thấy sự thiếu công bằng khá rõ giữa nhóm những
người có thu nhập thấp với nhóm những người có nhu cầu cao trong sử dụng thuốc, sự
chăm sóc và tiếp cận với dịch vụ cao ở bệnh viện, nhất là dịch vụ khám chữa bệnh
ngoại trú.
Ngày thầy thuốc Việt Nam 27/02/2003 Tổng bí thư Ban chấp hành trung ương
Đảng CSVN Nông Đức Mạnh, thay mặt lãnh đạo Đảng và nhà nước thăm và làm việc
với Bộ y tế. Tổng bí thư đã nêu một số vấn đề cấp bách mà ngành y tế cần đặc biệt
quan tâm giải quyết, đó là “ chăm sóc sức khỏe cho người nghèo, vùng nghèo, nhất là
vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, vùng sâu, vùng xa”.
Tại buổi kỉ niệm 48 năm ngày thầy thuốc Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Y tế Trần Trung

Chiến đã xác định lại một lần nữa đối với nhiệm vụ của toàn ngành trong việc thực
hiện chiến lược chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân giai đoạn 2001 – 2010. Bộ
trưởng nói “ với chủ trương hướng về cơ sở, ngành y tế đã triển khai thực hiện chỉ thị
06 của ban bí thư về củng cố hồn thiện mạng lưới y tế cơ sở và quyết định 139 của
thủ tướng chính phủ về khám chữa bệnh cho người nghèo cũng như nhiều chính sách
khác”.
Ngành dược là một ngành kinh tế kỹ thuật, có trách nhiệm đóng góp trong việc bảo
vệ sức khỏe, đảm bảo cung ứng kịp thời thuốc men có chất lượng cho nhân dân, dần
dần tự chủ, ít phụ thuộc vào nước ngoài, phục vụ tốt cho lao động sản xuất, chú trọng
đến vấn đề hoàn thiện và phát triển mạng lưới phân phối đưa thuốc đến tận cơ sở, nhất
là các đối tượng nhân dân, công nhân, phụ nữ và trẻ em. Kết hợp với đoàn thể quần
chúng trong xây dựng nền quốc phịng tồn dân.
2.2 Quan diểm thứ hai:
Y tế phải kiên trì phương hướng dự phòng.
Dự phòng là mục tiêu của ngành y tế tiến bộ. Việc chăm sóc sức khỏe ban đầu và
giải quyết các vấn đề bệnh tật cần theo quan điểm dự phịng tích cực và chủ động,
ngành y tế phải phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chính quyền, đồn thể trong công
tác vận động, tuyên truyền giáo dục nhân dân đẩy mạnh phong trào vệ sinh, phòng
bệnh, rèn luyện giữ gìn và tăng cường sức khỏe.
Các chương trình y tế quốc gia phải được chú trọng trong việc tiêm chủng đủ 6 loại
vaccin cho trẻ em, phòng chống sốt rét, lao, bướu cổ cũng như phòng chống
HIV/AIDS, vệ sinh mơi trường, vệ sinh an tồn thực phẩm…
Đẩy mạnh chiến lược quốc gia về chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia
đình, chú trọng chăm sóc sức khỏe bà mẹ và làm mẹ an toàn. Kết hợp chặt chẽ giữa
quân và dân y trong triển khai thực hiện các chương trình y tế quốc gia…
Ngành dược phải giáo dục về cảnh giác thuốc, tác hại không mong muốn của
thuốc, vấn đề sử dụng thuốc hợp lý - an tồn – có hệu quả, thực hiện chính sách quốc
gia về thuốc. Triển khai thực hiện các chiến lược phát triển ngành dược Việt Nam
cũng như sắp xếp lại các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thuốc, các cơ sở sản xuất
thuốc phải đạt tiêu chuẩn “thực hành tốt sản xuất thuốc – GMP”, các cơ sở lưu thông

phân phối phải đạt tiêu chuẩn “ thực hành tốt bảo quản thuốc – GSP”, củng cố hệ
thống quản lý dược trong cả nước. Hoàn thành qui hoạch và tổ chức lại ngành công
nghiệp dược theo hướng đầu tư chiều sâu để phát triển công nghiệp dược.

6


2.3 Quan điểm thứ ba:
Kết hợp chặt chẽ y học hiện đại và y dược học cổ truyền để xây dựng nền y dược
học Việt Nam ( kết hợp đông – tây y).
Đây là đường lối nhất quán xuyên suốt của ngành, bác sĩ, dược sĩ và lương y cần
phối hợp với nhu để thực hiện chủ trương này của Đảng. Tránh phủ định một chiều,
chủ quan phiến diện, cầu tồn.
Việc kết hợp cần thơng qua 3 bước:
- Chọn lọc.
- Thừa kế.
- Phát huy.
Với tinh thần khiêm tốn, trung thực và khoa học. Theo chiến lược phát triển hệ
thống y tế ở Việt Nam thì triển khai mạnh mẽ việc nghiên cứu ứng dụng và hiện
đại hóa y học cổ truyền là vấn đề lớn mà ngành cần tập trung.
2.4 Quan điểm thứ tƣ:
Dựa vào quần chúng, lấy tự lực là, chính đồng thời mở rộng sự hợp tác quốc tế,
củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế nhân dân, phát triển nguồn dược liệu trong
nước, nhanh chóng xây dựng ngành công nghiệp dược phẩm, xây dựng cơ sở vật chất
cho ngành.
Sự nghiệp chăm sóc và tăng cường sức khỏe là trách nhiệm của cộng đồng và mỗi
người dân, là trách nhiệm của các cấp Đảng, chính quyền, các đồn thể và các tổ chức
xã hội, trong đó ngành y tế giữ vai trò nồng cốt.
Cần nhận thức rõ tầm quan trọng của mạng lưới y tế cơ sở và phát huy sức mạnh
của toàn dân tham gia vào hoạt động chăm sóc và bảo vệ sức khỏe, có như vậy sức

khỏe mới trở thành một tiêu chí văn hóa của mỗi gia đình trong cộng đồng. Sức khỏe
khơng chỉ bắt nguồn từ việc được hưởng những dịch vụ y tế tốt mà còn phải xây dựng
được một nếp sống lành mạnh, từ bỏ những tập tục có hại cho sức khỏe, đảm bảo vệ
sinh an toàn thực phẩm, cải thiện vệ sinh mơi trường, phịng chống tai nạn – thương
tích, khống chế các bệnh truyền nhiễm.
Đối với ngành dược phải chú trọng nghiên cứu khoa học để khai thác nguồn dược
liệu thiên nhiên Việt Nam.
2.5 Quan điểm thứ năm:
Thầy thuốc như mẹ hiền.
Đây là quan điểm bao quát về xây dựng con người nói chung và y đức của người
thầy thuốc nói riêng.
Đối với người Việt Nam bất luận trẻ hay già, nam hay nữ, thuộc nghề nghiệp nào,
ngành nào hay tầng lớp nào tong xã hội, từ cán bộ cho đến người cơng dân bình
thường. Chủ tịch Hồ Chí Minh ln ln là tấm gương sáng ngời trong tư tưởng và
trong tác phong trong lãnh đạo quốc gia cũng như trong lối sống hàng ngày. Mỗi việc
làm, mỗi lời nói, cữ chỉ của Người đều là một bài học sâu sắc, khi ôn tồn và thân thiết,
khi nghiêm khắc mà chí tình, khơng ai khơng nhớ đến một vài lời dạy của Người trong
Thư Bác Hồ gởi cho hội nghị cán bộ chủ chốt ngành y tế ngày 27/02/1955; Bác căn
dặn cán bộ y tế cả nước “ phải thương yêu người bệnh, người bệnh phó thác tính mạng
của họ với các cơ, các chú, chính phủ phó thác cho các cơ, các chú việc chữa bệnh giữ

7


gìn sức khỏe của đồng bào. Đó là nhiệm vụ rất vẻ vang. Vì vậy cán bộ y tế cần phải
thương yêu chăm sóc người bệnh như anh em ruột thịt của mình, coi họ đau đớn cũng
như mình đau đớn, lương y phải như từ mẫu”.
Rất nhiều cán bộ y tế ngày đêm tận tụy phục vụ người bệnh, cứu sống rất nhiều
bệnh nhân, mang lại cuộc sống khỏe mạnh cho mọi người. Nhưng rất tiếc là trong cán
bộ y tế cũng có “ con sâu làm rầu nồi canh”, khơng ít người thiếu tinh thần trách

nhiệm, thiếu đạo đức, khơng có lương tâm, gây hậu quả nghiệm trọng có khi đưa đến
chết người. Nhất là thời kì nền kinh tế nước ta chuyển dịch theo cơ chế thị trường, một
số cán bộ nhân viên y tế chạy theo lợi nhuận, có người cịn vịi vĩnh q cáp, ăn hối lộ
gây phiền hà người bệnh, người nhà bệnh nhân, người bán thuốc thì móc ngoặc với
bác sĩ bán giá thuốc q cao, có khi cịn bán cả thuốc giả mạo, thuốc kém chất lượng,
quá hạn dùng, bán cả thuốc cấm – thuốc gây nghiện bất hợp pháp, có trường hợp dược
sĩ cho thuê bằng ( khoán trắng cho những người trình độ chun mơn hạn chế chỉ coi
việc phân phối thuốc thu lợi nhuận là chính). Nhiều trường hợp đã gây hậu quả
nghiêm trọng cho người bệnh “tiền mất tật mang”. Làm giảm niềm tin của nhân dân
đối với ngành y tế - với nhà nước.

8


BÀI 3
THUỐC THIẾT YẾU & CHÍNH SÁCH QUỐC GIA VỀ THUỐC
Mục tiêu
1. Trình bày được định nghĩa thuốc thiết yếu, tiêu chí lựa chọn và vai trị của thuốc
thiết yếu trong cộng đồng.
2. Trình bày được định nghĩa CSQGVT, hai mục tiêu chung của CSQGVT, 3 giai
đoạn thực hiện CSQGVT, 8 giải pháp cụ thể trong thực hiện mục tiêu của CSQGVT.
Viết tắt
CSQGVT Chính sách quốc gia về thuốc
TCYTTG Tổ chức y tế thế giới
TTY Thuốc thiết yếu

1. CHỦ TRƢƠNG VÀ THÀNH TỰU CỦA TỔ CHỨC Y TẾ THẾ GIỚI VỀ
CHÍNH SÁCH THUỐC THIẾT YẾU VÀ CHÍNH SÁCH QUỐC GIA VỀ
THUỐC
Thuốc chữa bệnh là một loại hàng hoá đặc biệt thiết yếu có tính xã hội cao, khơng

những chỉ để phục vụ cho công tác khám chữa bệnh mà trong nhiều hoàn cảnh (thiên
tai, thảm họa, xung đột quân sự, chiến tranh...) thuốc còn là một nhân tố quan trọng để
góp phần bảo đảm an sinh xã hội và an ninh đất nước.
Theo đánh giá của TCYTTG, cho đến cuối thế kỷ XX, cịn 50% nhân loại chưa có
được 1 USD tiền thuốc/đầu người/năm, tronsg lúc bình quân tiêu thụ thuốc đầu người
trên thế giới là 50 USD/năm và ở các nước phát triển là 200 - 400 USD/năm.
Ở nhiều nước, đặc biệt là các nước đang phát triển, mặc dù ngân sách y tế và thu
nhập của nhân dân còn hạn chế, nhưng hiện tượng lạm dụng thuốc, sử dụng thuốc
không hợp lý vẫn rất phổ biến không những chỉ trong nhân dân mà cả trong một bộ
phận cán bộ y tế, là một hiện tượng đáng báo động. Tình trạng này một mặt gây lãng
phí ngân sách nhà nước và tiền bạc của nhân dân, mặt khác còn để lại những hậu quả
nặng nề về sức khỏe (tình trạng kháng kháng sinh của vi khuẩn gây bệnh, các hậu quả
do tác dụng phụ có hại của thuốc và hiện tượng người bệnh phụ thuộc vào thuốc...).
Theo các chuyên gia y học và y tế, vấn đề quan trọng nhất trong việc bảo đảm thuốc
cho nhân dân là phải cung ứng được những thuốc đáp ứng được các yêu cầu chăm sóc
sức khỏe quan trọng nhất của cộng đồng.
Năm 1975, Đại hội đồng Tổ chức y tế thế giới đã yêu cầu TCYTTG có các biện
pháp giúp đỡ các nước thành viên xây dựng Chính sách quốc gia về thuốc, trong đó
Chính sách thuốc thiết yếu là một bộ phận cấu thành hết sức cơ bản.
2. CHÍNH SÁCH THUỐC THIẾT YẾU
2.1. Chính sách thuốc thiết yếu
Thuốc thiết yếu là những thuốc đáp ứng được nhu cầu chăm sóc sức khỏe quan trọng
nhất của cộng đồng, ln sẵn có ở các cơ sở y tế, luôn đủ về số lượng, có dạng bào chế
phù hợp và chất lượng đảm bảo, có hướng dẫn đầy đủ thích hợp, có giá cả phù hợp với
điều kiện kinh tế xã hội từng vùng, từng quốc gia, được người bệnh và cộng đồng chấp
nhận.

9



2.2. Các tiêu chí lựa chọn thuốc thiết yếu
- Là những thuốc thật sự cần thiết cho cộng đồng.
- Phù hợp với mơ hình bệnh tật của mỗi nước.
- Có hiệu lực phịng chữa bệnh.
- Có độ an tồn cao, dễ bảo quản, sử dụng.
2.3. Yêu cầu của thuốc thiết yếu
- Phải ln sẵn có ở các cơ sở y tế.
- Phải luôn đủ về số lượng trong bối cảnh hoạt động thường xuyên của các cơ sở y
tế.
- Phải có dạng bào chế phù hợp, thường là dạng thuốc viên để dễ dàng vận chuyển,
bảo quản, sử dụng.
- Phải có giá cả phù hợp với điều kiện kinh tế của người dân và được cộng đồng
chấp nhận.
2.4. Vai trò của thuốc thiết yếu
Việc đảm bảo TTY cho cộng đồng là một trong những vấn đề quan trọng nhất
cho công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ người dân, đặc biệt khi xét trên khía cạnh
chi phí và hiệu quả.
Việc xây dựng chính sách TTY là thực hiện CSQGVT, là trách nhiệm cơ bản của
chính phủ mỗi nước, danh mục TTY phải được bổ sung, sửa đổi thường xuyên cho
phù hợp với nhu cầu thực tế.
Mỗi nước hiện nay đã có CSQGVT thì việc xây dựng danh mục TTY là cơng
việc quan trọng nhất trong việc thực hiện chính sách này, nó giúp xác định những vấn
đề ưu tiên trong cơng tác Dược.
Thực hiện tốt chính sách TTY sẽ giúp cho công tác quản lý, chỉ định hướng dẫn
sử dụng thuốc hợp lý, an toàn hơn. Giúp việc sử dụng ngân sách có hiệu quả hơn. Đặc
biệt khi nguồn lực tài chính có giới hạn, làm tăng sự tin tưởng của người dân vào hệ
thống y tế.
3. CHÍNH SÁCH QUỐC GIA VỀ THUỐC CỦA VIỆT NAM (CSQGVT)
3.1 Định nghĩa
CSQGVT là tập hợp những chính sách riêng lẻ liên quan đến thuốc thành một hệ

thống hồn chỉnh.
CSQGVT là một cơng cụ quản lý nhà nước về y tế nói chung và về thuốc nói
riêng nhằm bảo đảm cung ứng tối ưu thuốc cho người bệnh và nhân dân nhằm đạt mục
tiêu “Sức khoẻ cho mọi người”.
CSQGVT là văn bản hướng dẫn hành động cho ngành Dược, là sự cam kết của
Chính phủ trong việc phối hợp các ngành có liên quan nhằm đạt được các mục tiêu đã
xác định.
CSQGVT của mỗi quốc gia phải thể hiện những đặc điểm riêng về chính trị, kinh
tế, xã hội và truyền thống văn hố của nước mình.
3.2. MỤC TIÊU CỦA CSQGVT

10


3.2.1. Mục tiêu chung
CSQGVT của Việt Nam nhằm 2 mục tiêu chung:
- Bảo đảm cung ứng thường xuyên và đủ thuốc có chất lượng cho nhân dân.
- Bảo đảm sử dụng thuốc hợp lý, an tồn và có hiệu quả.
Hai mục tiêu này là một thể thống nhất và chỉ khi nào cả hai mục tiêu được thực hiện
tốt mới có thể nói ngành dược và ngành y tế hồn thành được nhiệm vụ của mình.
3.2.2. Các mục tiêu cụ thể
Hai mục tiêu trên của CSQGVT đã được cụ thể hoá thành 9 mục tiêu cụ thể sau đây:
1. Đảm bảo cung ứng đủ thuốc có chất lượng, giá cả thích hợp. Thực hiện sự cơng
bằng trong cung ứng thuốc cho người bệnh. Ưu tiên thuốc thiết yếu, chú trọng thuốc
cổ truyền.
2. Tận dụng các nguồn lực để phát triển ngành công nghiệp dược phẩm Việt Nam
đáp ứng phần lớn nhu cầu thuốc chữa bệnh cho nhân dân.
3. Phát triển và hoàn thiện mạng lưới cung ứng thuốc cho cộng đồng, chú trọng
những vùng khó khăn, miền núi, vùng sâu, vùng xa.
4. Bảo đảm chất lượng thuốc trong sản xuất, tồn trữ, lưu thông.

5. Nâng cao hiệu lực công tác quản lý nhà nước về dược trên cơ sở hoàn chỉnh hệ
thống luật pháp và quy chế.
6. Bảo đảm cho thầy thuốc kê đơn lựa chọn, chỉ định thuốc hợp lý, an toàn.
7. Tổ chức lại ngành dược phù hợp với cơ chế mới.
8. Phát triển nguồn nhân lực dược hợp lý về cơ cấu, đủ về số lượng, có trình độ
chun mơn cao và có đạo đức nghề nghiệp.
9. Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học dược, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và
công nghệ tiên tiến vào sản xuất, cung ứng thuốc và công tác quản lý. Đẩy mạnh hợp
tác liên ngành, liên doanh, hợp tác quốc tế và hợp tác khu vực trong lĩnh vực dược.
Để thực hiện các mục tiêu nói trên, cần phải xây dựng tiến độ thực hiện CSQGVT
trong 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1: 1996-2000
Giai đoạn 2: 2001-2005
Giai đoạn 3: 2006-2010

3.2.3. CÁC CHÍNH SÁCH VÀ GIẢI PHÁP CỤ THỂ
Để thực hiện các mục tiêu cụ thể nói trên, CSQGVT cũng đã đề ra những chính sách
và giải pháp cụ thể trong một loạt các lĩnh vực của ngành Dược Việt Nam.
3.2.3.1. Sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả và thực hiện Chính sách về thuốc
thiết yếu
- Lựa chọn thuốc thiết yếu thích hợp
- Qui định chế độ sử dụng kháng sinh
- Thành lập hội đồng thuốc và điều trị
- Biên soạn dược thu quốc gia Việt Nam

11


-


Thực hiện qui chế kê đơn và bán thuốc theo đơn
Tiến hành thử nghiệm và đánh giá thuốc
Loại bỏ thuốc trong điều trị và lưu thông.

3.2.3.2 Bảo đảm chất lƣợng thuốc
Cần củng cố Viện kiểm nghiệm thuốc, Phân viện và các Trung tâm kiểm
nghiệm thuốc của các tỉnh để thực hiện nhiệm vụ giám sát chất lượng thuốc trong tình
hình mới. Hội đồng Dược điển cần được củng cố để hiện đại hóa Dược điển Việt Nam.
Cơng tác kiểm tra, thanh tra chất lượng thuốc cần được tăng cường.
3.2.3.3 Chính sách về sản xuất, cung ứng, xuất nhập khẩu thuốc
Phát triển, hồn thiện và hiện đại hố cơng nghiệp dược và mạng lưới cung ứng
thuốc. Quy hoạch và tổ chức lại công nghiệp dược từ trung ương cho đến địa phương
trên cơ sở tập trung, chun mơn hố và đầu tư có trọng điểm. Chỉ đạo và hỗ trợ các
cơ sở sản xuất thuốc phấn đấu đạt tiêu chuẩn Thực hành tốt sản xuất thuốc.
Kết hợp phát triển công nghiệp bào chế với sản xuất nguyên liệu.
Khuyến khích sản xuất trong nước thuốc thiết yếu, thuốc chuyên khoa đặc trị,
nguyên liệu làm thuốc, dược liệu, hoá dược… Bảo hộ quyền sở hữu cơng nghiệp và
nhãn hiệu hàng hố và có chính sách bảo hộ thuốc sản xuất trong nước.
3.2.3.4 Phát huy và phát triển thuốc y học cổ truyền
Khai thác kinh nghiệm chữa bệnh cổ truyền và thừa kế các bài thuốc quý.
Tăng cường đầu tư nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực thuốc cổ truyền, tiêu
chuẩn hoá kỹ thuật bào chế, chế biến và sử dụng thuốc cổ truyền.
Kế hoạch hoá phát triển dược liệu, xây dựng các vùng nuôi trồng thực vật và
động vật làm thuốc.
Chọn lọc, bảo tồn và phát triển nguồn gen cây thuốc và xây dựng vườn quốc gia
về cây thuốc.
Tăng cường đào tạo và bồi dưỡng cán bộ y dược học cổ truyền.
3.2.3.5 Đào tạo nguồn nhân lực dƣợc
Tăng cường cơ sở đào tạo cán bộ dược, nâng cao chất lượng và mở rộng quy mô
đào tạo một cách hợp lý.

Mở rộng đào tạo sau đại học, tổ chức tốt việc phân phối cán bộ sau khi tốt
nghiệp.
Tiêu chuẩn hoá các yêu cầu về đạo đức và chuyên môn đối với người hành nghề
dược.
3.2.3.6 Thông tin thuốc
Cán bộ y tế: Bảo đảm cung cấp đầy đủ các thơng tin chính xác, chun sâu, cập
nhật theo thời gian. Cán bộ y dược phải làm tốt nhiệm vụ tư vấn về thuốc cho người
dùng thuốc.
Ngƣời bệnh và nhân dân: đảm bảo nội dung cung cấp đơn giản dễ hiểu thông
qua các phương tiện truyền thông đại chúng, giúp bệnh nhân hiểu rõ lợi ích và tác hại
của thuốc, tuân thủ các hướng dẫn điều trị.
Quản lý chặt chẽ việc giới thiệu và quảng cáo thuốc.

12


Tổ chức hoạt động đơn vị thông tin thuốc trong bệnh viện.
Hồn thiện hệ thống thơng tin thuốc quốc gia.
3.2.3.7 Tăng cƣờng công tác quản lý nhà nƣớc về thuốc
Bổ sung, sửa đổi và hệ thống hoá các quy định pháp luật về dược.
Soạn thảo Luật dược, ban hành luật Dược. Củng cố lực lượng thanh tra chuyên
ngành. Củng cố cơ quan quản lý về thuốc từ trung ương đến địa phương để tăng cường
quản lý có hiệu quả mọi hoạt động về sản xuất, phân phối, xuất nhập khẩu thuốc và
kiểm tra chất lượng thuốc. Phối hợp chặt chẽ hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước
về thuốc với các tổ chức xã hội, nghề nghiệp.
3.2.3.8 Nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế về dƣợc
Đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu khoa học về thuốc, chú trọng nghiên cứu tạo
nguồn nguyên liệu làm thuốc, kỹ thuật bào chế, sinh dược học, thuốc cổ truyền.
Khuyến khích việc nhập và chuyển giao công nghệ hiện đại trong sản xuất thuốc.
Xây dựng các trung tâm nghiên cứu khoa học về dược ở Hà Nội và thành phố Hồ

Chí Minh. Khuyến khích các doanh nghiệp dược tiến hành các hoạt động nghiên cứu
khoa học. Có chính sách bồi dưỡng và khen thưởng thỏa đáng các nhà khoa học có
những cơng trình nghiên cứu khoa học có giá trị.
Đẩy mạnh hợp tác với các nước, trước hết là các nước trong khu vực. Tranh thủ
sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, Chính phủ và phi chính phủ trong sự nghiệp phát
triển công nghiệp dược và ngành dược Việt Nam.
Với nội dung toàn diện, đầy đủ và bao quát, CSQGVT của Việt Nam đã đề cập đến
toàn bộ các vấn đề liên quan đến thuốc và định hướng cho sự phát triển của ngành
Dược Việt Nam không những cho thời kỳ trước mắt mà cả cho một giai đoạn lịch sử
tương đối dài. Có thể nói, CSQGVT của Việt Nam là kim chỉ nam hành động cho toàn
ngành y tế và ngành Dược Việt Nam trên bước đường cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.

13


BÀI 4
CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN NGÀNH DƢỢC VIỆT NAM GIAI
ĐOẠN 2007 - 2015 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2020
A. MỤC TIÊU

I. MỤC TIÊU CHUNG
Phát triển ngành công nghiệp Dược Việt Nam thành ngành kinh tế - kỹ thuật
mũi nhọn theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa; nâng cao năng lực sản xuất thuốc
trong nước và kiện toàn hệ thống cung ứng thuốc của Việt Nam để chủ động cung ứng
thường xuyên, kịp thời và đủ thuốc có chất lượng, giá cả hợp lý, sử dụng thuốc an
toàn, hiệu quả phục vụ sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân,
đáp ứng yêu cầu hội nhập khu vực và thế giới.
II. MỤC TIÊU CỤ THỂ
1. Về phát triển công nghiệp dược Việt Nam
a) Xây dựng và phát triển hệ thống các nhà máy sản xuất thuốc trong nước, tiến

tới đáp ứng cơ bản nhu cầu về thuốc phòng và chữa bệnh cho nhân dân; bảo đảm thuốc
sản xuất trong nước đáp ứng được 70% trị giá tiền thuốc vào năm 2015 và 80% vào
năm 2020, trong đó thuốc thuộc danh mục: thuốc thiết yếu, thuốc phục vụ cho các
chương trình y tế quốc gia đáp ứng được khoảng 90% nhu cầu sử dụng;
b) Tăng cường năng lực nghiên cứu khoa học bao gồm: nghiên cứu cơ bản,
nghiên cứu ứng dụng, nghiên cứu triển khai và sản xuất thử nghiệm các nguyên liệu
làm thuốc phục vụ phát triển cơng nghiệp hóa dược và đáp ứng nhu cầu nguyên liệu
sản xuất thuốc trong nước;
c) Xây dựng và phát triển các nhà máy hoá dược nhằm sản xuất và cung cấp
nguyên liệu phục vụ cho công nghiệp bào chế thuốc; bảo đảm đáp ứng được 20% nhu
cầu nguyên liệu phục vụ cho công nghiệp bào chế thuốc vào năm 2015 và 50% vào
năm 2020;
d) Phát huy tiềm năng, thế mạnh về dược liệu và thuốc y học cổ truyền, đẩy
mạnh công tác quy hoạch, nuôi trồng và chế biến dược liệu, xây dựng ngành công
nghiệp bào chế thuốc từ dược liệu và thuốc y học cổ truyền trở thành một phần quan
trọng của ngành Dược Việt Nam; bảo đảm số lượng thuốc có nguồn gốc từ dược liệu
và thuốc y học cổ truyền chiếm 30% số thuốc được sản xuất trong nước vào năm 2015
và 40% vào năm 2020.
2. Về xây dựng mơ hình hệ thống cung ứng thuốc
Xây dựng và phát triển hệ thống lưu thông phân phối và cung ứng thuốc từ
trung ương đến địa phương nhằm chủ động điều tiết ổn định thị trường thuốc, phục vụ
tốt cơng tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân, bảo đảm mọi người dân có nhu cầu
đều có thể tiếp cận được với nguồn thuốc có chất lượng và giá cả hợp lý.
B. NHIỆM VỤ
I. PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP DUỢC VIỆT NAM
1. Phát triển công nghiệp bào chế thuốc

14



a) Sắp xếp, tổ chức lại hệ thống các cơ sở sản xuất thuốc trong nước theo hướng
chun mơn hóa trên cơ sở nhu cầu sử dụng thuốc, mơ hình bệnh tật của người Việt
Nam, năng lực quản lý, năng lực sản xuất và trình độ kỹ thuật của các doanh nghiệp;
b) Đến hết năm 2010, tất cả các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất
và lưu thông phân phối dược phẩm phải đạt tiêu chuẩn Thực hành tốt (GPs) của Tổ
chức Y tế thế giới; đến năm 2015, tham gia vào Hệ thống hợp tác về thanh tra dược
phẩm (PIC/S);
c) Phát triển sản xuất thuốc gốc (generic) bảo đảm chất lượng để phục vụ cho
nhu cầu điều trị, nhất là trong các cơ sở y tế công lập; chú trọng liên doanh, liên kết
sản xuất thuốc gốc; đẩy mạnh ứng dụng các thành tựu công nghệ sinh học hiện đại
trong đó có cơng nghệ gen trong sản xuất dược phẩm;
d) Đẩy mạnh và khuyến khích sản xuất thuốc thuộc danh mục: thuốc thiết yếu,
thuốc phục vụ cho các chương trình y tế quốc gia và sản xuất theo đơn đặt hàng của
nhà nước để bảo đảm đến năm 2020 đáp ứng được khoảng 90% nhu cầu sử dụng các
nhóm thuốc này;
đ) Đầu tư nghiên cứu và sản xuất thuốc có các dạng bào chế đặc biệt, thuốc
chuyên khoa đặc trị, thuốc yêu cầu kỹ thuật cao; nghiên cứu sản xuất thuốc mới; chú
trọng ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ trong lĩnh vực dược phẩm
vào sản xuất thuốc trên quy mô lớn.
2. Phát triển cơng nghiệp hố dược
a) Đầu tư nghiên cứu khoa học công nghệ để sản xuất các nguyên liệu làm
thuốc nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất thuốc trong nước phù hợp với mơ hình bệnh tật
của Việt Nam, đặc biệt chú trọng:
- Tiến hành Chương trình nghiên cứu khoa học công nghệ trọng điểm quốc gia
phát triển công nghiệp hóa dược đến năm 2020, tập trung nghiên cứu cơ bản, nghiên
cứu ứng dụng, nghiên cứu triển khai và sản xuất thử nghiệm để cung cấp nguyên phụ
liệu làm thuốc cho công nghiệp dược Việt Nam, đặc biệt là nguyên liệu kháng sinh;
- Các nghiên cứu khoa học công nghệ để sản xuất một số nguyên liệu làm thuốc
phòng chống địch bệnh, điều trị một số bệnh phổ biến ở Việt Nam.
b) Phát triển ngành cơng nghiệp hố dược, tập trung đầu tư xây dụng và phát

triển một số nhà máy sản xuất nguyên liệu làm thuốc:
- Giai đoạn từ nay đến năm 2015, đầu tư xây dựng một số nhà máy sản xuất
ngun liệu hố dược vơ cơ; nhà máy sản xuất tá dược thông thường và tá dược cao
cấp nhằm đáp ứng khoảng 80% nhu cầu tá dược phục vụ sản xuất thuốc; nhà máy sản
xuất nguyên liệu kháng sinh nhằm đáp ứng khoảng 40% nhu cầu về nguyên liệu để sản
xuất kháng sinh trong nước; một số nhà máy chiết xuất, tổng hợp và bán tổng hợp các
hoạt chất từ thiên nhiên để làm nguyên liệu sản xuất thuốc;
- Giai đoạn sau 2015 đến 2020: tập trung nâng cao năng lực sản xuất, mở rộng
công suất của các nhà máy sản xuất nguyên liệu hoá dược đã được xây dựng. Đầu tư
xây dựng thêm mới một số nhà máy sản xuất các nguyên liệu kháng sinh thế hệ mới
đáp ứng khoảng 60% nhu cầu về nguyên liệu trong nước, nguyên liệu thuốc kháng ung
thư, nội tiết, tim mạch, tiểu đường, hạ nhiệt giảm đau và vitamin; xây dựng thêm một
số nhà máy sản xuất tá dược vô cơ và tá dược thông thường, nhà máy chiết xuất dược
liệu và bán tổng hợp, nhà máy sản xuất tá dược cao cấp.

15


3. Phát triển công nghiệp chế biến và sản xuất thuốc có nguồn gốc từ dược liệu
a) Tập trung nghiên cứu và hiện đại hóa cơng nghệ chế biến, sản xuất các thuốc
có nguồn gốc từ dược liệu;
b) Quy hoạch, xây dựng các vùng nuôi trồng và chế biến dược liệu, đến năm
2015 các vùng trọng điểm phải đạt tiêu chuẩn Thực hành tốt nuôi trồng, thu hái và sản
xuất dược liệu của Tổ chức Y tế thế giới (GACP) để bảo đảm đủ nguồn nguyên liệu
cho sản xuất thuốc. Đến năm 2020, xây dựng được các vùng công nghiệp nuôi, trồng
dược liệu, bảo đảm cung cấp đủ nguyên liệu cho các cơ sở chế biến dược liệu trong
nước và xuất khẩu;
c) Khai thác hợp lý dược liệu tự nhiên, bảo đảm lưu giữ, tái sinh và phát triển
nguồn gen dược liệu theo tiêu chuẩn Thực hành tốt nuôi trồng, thu hái và sản xuất
dược liệu của Tổ chức Y tế thế giới (GACP);

d) Đẩy mạnh sản xuất thuốc có nguồn gốc dược liệu phục vụ công tác khám,
chữa bệnh. Đến hết năm 2010, tất cả các cơ sở sản xuất thuốc có nguồn gốc từ dược
liệu phải đạt nguyên tắc, tiêu chuẩn thực hành tốt sản xuất thuốc (GMP - WHO) của
Tổ chức Y tế thế giới;
đ) Tăng cường đầu tư phát triển các cơ sở chiết xuất hoạt chất tinh khiết từ
dược liệu phục vụ sản xuất thuốc trong nước và xuất khẩu. Xây dụng một số cơ sở
chiết xuất hoạt chất tinh khiết từ dược liệu để bảo đảm đáp ứng được khoảng 20% nhu
cầu hoạt chất dùng cho sản xuất thuốc vào năm 2015 và khoảng 30% vào năm 2020.
4. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư vào các hoạt động: sản xuất, nghiên
cứu, chuyển giao, tiếp nhận và ứng dụng công nghệ, kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất,
tiếp thị, quảng bá thương hiệu các sản phẩm nguyên liệu hoá dược, dược liệu, các
thuốc thành phẩm và các hoạt động khác nhằm thúc đẩy phát triển ngành cơng nghiệp
hố dược, cơng nghiệp bào chế thuốc trong nước.
5. Đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng cơng nghệ sinh học hiện đại trong đó có công
nghệ tiên trong công nghiệp sản xuất nguyên liệu và công nghiệp bào chế thuốc.
6. Quy hoạch, tổ chức sản xuất bao bì dược phẩm trong nước để đến năm 2015 đáp
ứng được 90%, đến năm 2020 đáp ứng cơ bản nhu cầu sử dụng bao bì trong nước.
7. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao và công nghệ thông tin trong các hoạt động
phát triển công nghiệp dược của Việt Nam.
8. Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực công nghiệp dược; đẩy mạnh việc tiếp
nhận, chuyển giao, ứng dụng và khai thác hiệu quả các dây chuyền, cơng nghệ mới và
hiện đại của nước ngồi trong lĩnh vực cơng nghiệp dược.
II. KIỆN TỒN VÀ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG CUNG ỨNG THUỐC CỦA
VIỆT NAM
1. Tổ chức, sắp xếp hệ thống lưu thông phân phối và cung ứng thuốc từ trung ương
đến địa phương

16



a) Tổ chức, sắp xếp lại Tổng công ty Dược Việt Nam để chuyển sang hoạt động
theo mơ hình cơng ty mẹ - công ty con; đến hết năm 2008 phải hoàn thành cơ bản kế
hoạch sắp xếp và hoạt động có hiệu quả trong hệ thống sản xuất và lưu thông phân
phối thuốc, đồng thời thực hiện nhiệm vụ cơng ích cung ứng đủ thuốc có chất lượng
với giá cả hợp lý tới các vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo theo đúng quy định của
Nhà nước. Sau năm 2010, trên cơ sở tổ chức và nguồn lực của mơ hình cơng ty mẹ cơng ty con, thí điểm thành lập Tập đoàn Đầu tư kinh doanh dược phẩm Việt Nam khi
đủ điều kiện;
b) Thu hút và khuyến khích các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế
đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật tham gia một cách hiệu quả vào
mạng lưới cung ứng thuốc và thực hiện nhiệm vụ cơng ích theo đúng quy định của
Nhà nước, đặc biệt chú ý tới hệ thống bán lẻ ở các vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải
đảo;
c) Quy hoạch lại mạng lưới phân phối bán buôn, bán lẻ trong cả nước thông qua
việc áp dụng nguyên tắc, tiêu chuẩn Thực hành tốt trong các lĩnh vực bảo quản, phân
phối và nhà thuốc (GSP, GDP, GPP); tổ chức quản lý chặt chẽ việc kinh doanh, phân
phối của hệ thống bán buôn và bán lẻ theo đúng quy định của nhà nước; đến hết năm
2010, tất cả các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực lưu thông, phân phối và cung
ứng thuốc phải đạt tiêu chuẩn GSP, GDP và GPP của Tổ chức Y tế thế giới;
d) Nghiên cứu phát triển các hình thức liên doanh, liên kết để thiết lập hệ thống
phân phối lẻ đạt tiêu chuẩn Thực hành tốt nhà thuốc (GPP);
đ) Tổ chức, sắp xếp lại hệ thống phân phối và cung ứng thuốc gắn liền với hoàn
thiện cơ chế quản lý nhằm bảo đảm cho việc cung ứng đủ thuốc có chất lượng, giá cả
hợp lý và kịp thời cho nhu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân.
2. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học quản lý, các công nghệ và kỹ thuật tiên tiến trong
việc xây dựng và phát triển hệ thống lưu thông, phân phối và cung ứng thuốc của Việt
Nam.
C. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động phát
triển sản xuất và lưu thông phân phối thuốc trong từng giai đoạn
a) Tổ chức rà soát, sửa đổi, bổ sung và ban hành các văn bản quy phạm pháp

luật liên quan đến sản xuất, cung ứng và quản lý thị trường thuốc; xây dựng và trình
cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật
Dược;
b) Xây dựng và trình cấp có thẩm quyền ban hành các cơ chế, chính sách hỗ
trợ, khuyến khích các nhà đầu tư, các viện, trung tâm nghiên cứu, trường đại học, các
nhà khoa học, các tổ chức, cá nhân tham gia các hoạt động phát triển cơng nghiệp hóa
được, cơng nghiệp bào chế thuốc; khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia cung
ứng thuốc cho các vùng sâu, vùng xa, miền núi và hải đảo;
c) Xây dựng kế hoạch sản xuất thuốc thuộc danh mục thuốc thiết yếu, thuốc
phục vụ cho các chương trình y tế quốc gia và sản xuất thuốc theo đơn đặt hàng của
Nhà nước.

17


2. Tăng cường đầu tư và đa dạng hoá các nguồn vốn để đẩy mạnh phát triển ngành
cơng nghiệp hố dược và công nghiệp bào chế thuốc
a) Nhà nước tập trung đầu tư vốn cho công tác nghiên cứu khoa học, trong đó
đặc biệt chú trọng đầu tư:
- Xây dựng các phịng thí nghiệm phục vụ cho các nghiên cứu khoa học trong
lĩnh vực dược phẩm bao gồm những nghiên cứu thuộc Chương trình nghiên cứu khoa
học cơng nghệ trọng điểm quốc gia phát triển cơng nghiệp hố dược đến năm 2020,
những nghiên cứu phục vụ sản xuất nguyên liệu làm thuốc;
- Hỗ trợ chuyển giao công nghệ sản xuất các loại nguyên liệu làm thuốc, các
dạng bào chế đòi hỏi kỹ thuật cao thơng qua nhiều hình thức như mua bằng phát minh,
sáng chế, hợp tác liên doanh...;
- Đào tạo, nâng cao năng lực và trình độ chun mơn cho cán bộ làm công tác
nghiên cứu khoa học công nghệ trong lĩnh vực dược phẩm.
b) Huy động nguồn vốn đầu tư để triển khai thực hiện các dự án đầu tư xây
dựng nhà máy sản xuất: nguyên liệu hoá dược, nguyên liệu có nguồn gốc dược liệu và

các hoạt chất thiên nhiên, thuốc thuộc danh mục thuốc thiết yếu, thuốc phục vụ cho
các chương trình y tế quốc gia và các hoạt động cung ứng thuốc theo quy định của
pháp luật.
3. Ứng dụng các thành tựu nghiên cứu khoa học công nghệ, tăng cường chuyển
giao công nghệ sản xuất mới và hiện đại.
a) Rà soát, đánh giá các đề tài khoa học, cơng nghệ, khuyến khích áp dụng,
chuyển giao, tiếp nhận và ứng dụng công nghệ, tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất giữa
các nhà doanh nghiệp với các nhà khoa học trong nước và mua công nghệ nước ngồi;
b) Xây dựng và thực hiện cơ chế, chính sách ưu đãi cho việc chuyển giao công
nghệ đối với các sản phẩm nghiên cứu trong phịng thí nghiệm được đưa vào ứng dụng
trong thực tiễn sản xuất.
4. Đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực cho ngành dược, mở rộng hợp
tác quốc tế trong lĩnh vực đào tạo chuyên sâu về quản lý và kinh tế kỹ thuật dược.
5. Tổ chức thực hiện tốt công tác dự báo thị trường dược phẩm Việt Nam thông qua
việc xây dựng các chỉ số về tổng cung và tổng cầu làm cơ sở dự báo nhu cầu sử dụng
thuốc và khả năng cung ứng thuốc của các kênh phân phối giai đoạn đến năm 2010,
đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020.
6. Tăng cường hợp tác quốc tế song phương và đa phương, chủ động kêu gọi đầu tư,
tranh thủ sự hợp tác, giúp đỡ về kinh nghiệm của các tổ chức, cá nhân nước ngoài đặc
biệt là các nước có nền cơng nghiệp dược tiến tiến, hiện đại trong lĩnh vực nghiên cứu
khoa học công nghệ và sản xuất thuốc.
D. LỘ TRÌNH THỰC HIỆN
1. Giai đoạn từ 2007 đến hết 2010
a) Xây dựng Đề án quy hoạch chi tiết nhát triển công nghiệp dược, Đề án quy
hoạch, kế hoạch phát triển hệ thống lưu thông phân phối, cung ứng thuốc trong cả
nước, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và triển khai thực hiện;

18



b) Triển khai Chương trình nghiên cứu khoa học cơng nghệ trọng điểm quốc
gia phát triển cơng nghiệp hóa dược đến năm 2020 (giai đoạn I);
c) Xây dựng và hoàn thiện thể chế quản lý nhà nước về sản xuất, cung ứng
thuốc dưới hình thức cơng ty mẹ - cơng ty con. Tổ chức thực hiện Đề án chuyển đổi
Tổng cơng ty Dược Việt Nam sang mơ hình cơng ty mẹ - công ty con; kết nạp thêm
các thành viên tham gia liên kết hoạt động một cách hiệu quả theo mơ hình cơng ty mẹ
- cơng ty con;
d) Đầu tư nguồn lực và nhân lực cho mạng lưới lưu thông phân phối, cung ứng
thuốc, đặc biệt chú trọng đến các vùng sâu, vùng xa miền núi, hải đảo;
đ) Xây dựng và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt các dự án cụ thể về đầu tư
xây dựng mới, nâng cấp nhà máy sản xuất dược phẩm, nguyên liệu sản xuất dược
phẩm.
2. Giai đoạn từ 2011 - 2015
a) Tiếp tục rà sốt, sửa đổi, bổ sung, hồn thiện và xây dựng mới hệ thống văn
bản quy phạm pháp luật về hoạt động phát triển công nghiệp dược và cung ứng thuốc
đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội
của đất nước và hội nhập quốc tế trong giai đoạn này;
b) Tiếp tục thực hiện Chương trình nghiên cứu khoa học công nghệ trọng điểm
quốc gia phát triển công nghiệp hóa dược đến năm 2020 (giai đoạn II);
c) Trên cơ sở ứng dụng các kết quả nghiên cứu của Chương trình nghiên cứu
khoa học cơng nghệ trọng điểm quốc gia phát triển cơng nghiệp hóa dược đến năm
2020, đầu tư xây dựng một số nhà máy sản xuất nguyên liệu làm thuốc: nguyên liệu
kháng sinh nhằm đáp ứng khoảng 40% nhu cầu sử dụng kháng sinh trong nước,
nguyên liệu hoá dược vô cơ, tá dược thông thường và tá dược cao cấp đáp ứng khoảng
80% nhu cầu tá dược phục vụ sản xuất thuốc; một số nhà máy chiết xuất tổng hợp và
bán tổng hợp các hoạt chất từ thiên nhiên để làm nguyên liệu sản xuất thuốc;
d) Triển khai các Dự án đầu tư xây dựng một hoặc nâng cấp một số nhà máy
chuyên sản xuất các thuốc có dạng bào chế yêu cầu kỹ thuật cao, các thuốc hiện nay
Việt Nam chưa sản xuất được như các thuốc chống các bệnh: ung thư, nội tiết tố, tim
mạch, chống thải ghép...;

đ) Trên cơ sở tổ chức và nguồn lực của công ty mẹ - công ty con, triển khai
thành lập Tập đoàn Đầu tư kinh doanh dược phẩm Việt Nam.
3. Tầm nhìn đến năm 2020
a) Nghiệm thu Chương trình nghiên cứu khoa học công nghệ trọng điểm quốc
gia phát triển cơng nghiệp hóa dược đến năm 2020; ứng dụng kết quả nghiên cứu vào
công nghiệp sản xuất nguyên liệu làm thuốc. Mở rộng quy mô sản xuất, tăng công suất
đối với các nhà máy sản xuất nguyên liệu làm thuốc phục vụ sản xuất thuốc trong
nước đáp ứng được 80% giá trị tiền thuốc vào năm 2020, cụ thể như sau:
- Đầu tư xây dựng mới một số nhà máy sản xuất các nguyên liệu kháng sinh thế
hệ mới đáp ứng khoảng 60% nhu cầu về nguyên liệu để sản xuất kháng sinh trong
nước;
- Xây dựng các nhà máy sản xuất nguyên liệu thuốc kháng ung thư, các bệnh
nội tiết, tim mạch, tiểu đường, hạ nhiệt giảm đau, vitamin và xây dựng thêm một số

19


nhà máy sản xuất ngun liệu hóa dược vơ cơ, tá dược thông thường, tá dược cao cấp,
nhà máy chiết xuất dược liệu, tổng hợp và bán tổng hợp.
b) Tiếp tục củng cố, phát triển mạnh và bền vững năng lực cạnh tranh của Tập
đoàn Đầu tư kinh doanh dược phẩm Việt Nam, bảo đảm chủ động cung ứng thường
xuyên, kịp thời và đủ thuốc có chất lượng, giá cả hợp lý phục vụ tốt sự nghiệp bảo vệ,
chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.

20


BÀI 5
CHĂM SĨC THUỐC MEN (PHARMACETICAL CARE) ĐẢM
BẢO CƠNG BẰNG VỀ THUỐC TRONG CƠNG TÁC BẢO VỆ

VÀ CHĂM SĨC SỨC KHỎE NHÂN DÂN
Mục tiêu
1. Trình bày được 4 vai trị của thuốc trong cơng tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân
dân
2. Giải thích được vì sao cần quan tâm đến vấn đề công bằng về thuốc trong công tác bảo
vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân
3. Nêu được nguyên tắc chung và giải pháp trước mắt của nhà nước Việt Nam cho việc
đảm bảo công bằng về thuốc cho nhân dân
1. VAI TRỊ CỦA THUỐC TRONG CƠNG TÁC CHĂM SÓC VÀ BẢO VỆ SỨC
KHOẺ NHÂN DÂN
1.1. Thuốc là một loại hàng hoá đặc biệt
- Thuốc là hàng hố đặc biệt vì liên quan trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng con người.
- Thuốc là nhu cầu thiết yếu của đời sống hàng ngày.
- Thuốc là phương tiện hữu hiệu nhất để phòng và trị bệnh (đậu mùa, sốt bại liệt, SARS),
chữa khỏi được nhiều bệnh hiểm nghèo (bệnh lao, phong cùi, ung thư, sốt rét …), nâng
cao sức khoẻ và kéo dài tuổi thọ.
1.2. Thuốc là một loại hàng hố có tính xã hội rất cao
Thuốc là một loại hàng hố có tính xã hội rất cao vì:
- Trực tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe mỗi con người, mỗi gia đình và tồn cộng đồng.
- Thuốc chỉ được sử dụng khi có sự hướng dẫn của thầy thuốc (cả y và dược). Ngoài ra,
thuốc được sử dụng cịn có thể do bị ảnh hưởng của dư luận xã hội, tập qn hay thói
quen của gia đình, của cộng đồng dẫn đến sự quen thuốc, nghiện thuốc hoặc lệ thuộc
thuốc.
- Thuốc được sử dụng cho con người phải có chất lượng cao và khơng có nhiều loại chất
lượng mà chỉ có một chất lượng theo tiêu chuẩn đã đăng kí thì được phép lưu hành, cịn
khơng đạt dược chất lượng như đã đăng kí thì khơng được phép lưu hành.
- Thuốc là loại hàng hố có tính xã hội vì nó ảnh hưởng đến chi tiêu ngân sách của nhà
nước và các quĩ bảo hiểm, đặc biệt ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống kinh tế của người
dân ,nhất là các tầng lớp dễ bị ảnh hưởng như đồng bào dân tộc, cán bộ hưu trí, các đối
tượng chính sách.

- Sự biến đổi giá thuốc ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống xã hội.
1.3. Thuốc là một hàng hóa có những tính chất rất đặc biệt đƣợc mọi tầng lớp xã hội
quan tâm
Thuốc là một hàng hóa có những tính chất rất đặc biệt được mọi tầng lớp xã hội quan tâm
vì:
- Thuốc là sản phẩm có hàm lượng trí tuệ rất cao.
- Thuốc là sản phẩm của một nền công nghệ tiên tiến.

21


- Một thành phẩm thuốc mới được sáng chế là sự tổng hợp thành tựu của rất nhiều ngàng
khoa học kĩ thuật kèm theo một chi phí thật khổng lồ về R &D (nghiên cứu và phát triển),
thời gian nghiên cứu để tìm ra một hoạt chất mới trung bình phải mất từ 10-15 năm trong
khi tuổi thọ của thuốc mới thường rất cao (đến nỗi một số tầng lớp trong xã hội khơng thể
sử dụng được, ví dụ thuốc trị HIV/AIDS) .Tại việt Nam chỉ có một số hàng hóa được nhà
nước trợ cấp, trong đó có thuốc (thuốc trị lao, tâm thần phong cùi ,tiêu chảy).
1.4. Thuốc là một loại hàng hóa có ý nghĩa xã hội rất cao
Thuốc là một loại hàng hóa có ý nghĩa xã hội rất cao vì:
- Đảm bảo an tịan xã hội.
- Đảm bảo cơng bằng xã hội.
- Trong các thời kì khẩn cấp như thiên tai, dịch hạn, thuốc là loại hàng hóa đầu tiên được
ưu tiên cung ứng như lương thực, nước uống, quần áo.
2. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC TRÊN THẾ GIỚI VÀ NHỮNG THÁCH THỨC
CẦN GIẢI QUYẾT
2.1. Chi phí tiền thuốc ngày càng tăng
Trung bình 10% một năm, do đó cứ khoảng 10 năm sẻ tăng giá gấp dơi.
Ví dụ :

Năm 1976: Tổng số tiền sử dụng thuốc là 43 tỷ USD.


Năm 1985: Tổng số tiền sử dụng thuốc là 94 tỷ USD.

Năm 1992: Tổng số tiền sử dụng thuốc là 226 tỷ USD.

Năm 1995: Tổng số tiền sử dụng thuốc là 286 tỷ USD.

Năm 1999: Tổng số tiền sử dụng thuốc là 337 tỷ USD.
2.2. Tiền thuốc trung bình trên đầu ngƣời trên năm cũng tăng rất nhanh (gấp đôi sau
mỗi 10 năm).

Năm 1976: 10 USD/người /năm.

Năm 1985: 19,4 USD/người /năm.

Năm 1995: 40 USD/người /năm.

Năm 2000: 56 USD/người /năm.
2.3. Có sự chênh lệch quá lớn giữa giá trị sử dụng thuốc giữa các nƣớc phát triển và
đang phát triển

Các nước phát triển:
24 % dân số thế giới sử dụng 80 % lượng thuốc.

Các nước đang phát triển: 76 % dân số thế chỉ sử dụng 20 % lượng thuốc.
2.4. Trong một số quốc gia, việc sử dụng thuốc cũng có sự khác biệt rất lớn giữa

Thành thị với nông thôn.

Người giàu với người nghèo.


Tư nhân với nhà nước.

Có bảo hiểm y tế và khơng có bảo hiểm y tế.
2.5. Các loại thuốc phần lớn phục vụ cho mơ hình bệnh tật của các nƣớc phát triển

22


- Thí dụ : Từ năm 1975 -1997: Thế giới sáng chế ra 1223 thuốc mới thì chỉ có 11 thuốc
chữa các bệnh nhiệt đới (bệnh của nước nghèo ), còn chủ yếu là các thuốc chữa bệnh tim
mạch, tâm thần, kháng viêm (bệnh của người giàu ) .
- Tại các nước phát triển, thuốc tim mạch chiếm khoảng 20-24% thị trường thuốc thì
ngược lại, tại các nước đang phát triển, thuốc chống nhiễm trùng chiếm từ 20-30,5% thị
trường thuốc, Việt Nam chiếm từ 30-40%.
2.6. Việc lạm dụng thuốc, lệ thuộc thuốc hoặc sử dụng thuốc khơng hợp lí, an tồn
ngày càng tăng
3. ĐẢM BẢO CƠNG BẰNG TRONG CHĂM SĨC THUỐC MEN
- Yếu tố quyết định cho việc đảm bảo cơng bằng trong chăm sóc thuốc men cho nhân dân
là đội ngũ nhân lực dược với sự quản lí nhà nước trong lĩnh vực hành nghề dược. Hiện
nay, ở nước ta, dược sĩ đại học được coi là thiếu trong mọi loại nhân lực y tế tính đến năm
2002, tỉ lệ dược sĩ đại học trên 10.000 dân là 0,77. Theo quyết định của thủ tướng chính
phủ phải đảm bảo đến năm 2010 đạt tỉ lệ DSĐH/10.000 dân là 1,5.
- Sự quản lí nhà nước trong các lĩnh vực hành nghề dược, đặc biệt là trong lĩnh vực cung
ứng thuốc như quản lí xuất nhập khẩu thuốc, quản lí giá thuốc, quản lí việc kê đơn thuốc
ảnh hưởng rất lớn đến việc chỉ định dùng thuốc cho người bệnh.
- Việc thông tin quảng cáo thuốc cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc chỉ định dùng thuốc của
thầy thuốc với nhu cầu dùng thuốc của người dân, đặc biệc là tầng lớp dân nghèo phải sử
dụng những thuốc không thật cần thiết với giá rất cao.
Bảng 3.1.So sánh dịch vụ chăm sóc thuốc men giữa các nước phát triển và đang phát triển

Một số dịch vụ chăm sóc thuốc
Tại các nước phát triển Tại các nước đang phát triển
2.000 - 3.000 dân có
10.000 - 100.000 dân có
DSĐH
1 DSĐH
1 DSĐH
1 liều thuốc kháng sinh trị viêm
Bằng 2 - 3 giờ tiền lương
1 tháng tiền lương
phổi
1 năm điều trị HIV/AIDS
Bằng 4 - 6 tháng lương
20 năm thu nhập
Phần lớn do ngân sách nhàPhần lớn đều do người bệnh tự
Chi phí thuốc men
nước hoặc BHYT chi trả
chi trả
"Từ năm 1978 đến năm 1995, vẫn cịn 50 % dân số thế giới khơng được chăm sóc sức
khoẻ khi mắc những bệnh thơng thường nhất và khơng có thuốc thiết yếu khi cần. ""Chỉ
cần 1 USD/người/năm thuốc thiết yếu là có thể đảm bảo chữa khỏi 80 % các bệnh thông
thường của người dân tại cộng đồng nhằm thực hiện mục tiêu chăm sốc sức khỏe ban đầu.
" (Tổng giám đốc WHO đọc tại kì họp thứ 48 của WHO tại Geneve ngày 2/5/1995 ).
4. VAI TRỊ CỦA NHÀ NƢỚC TRONG VIỆC ĐẢM BẢO CƠNG BẰNG TRONG
CHĂM SÓC THUỐC MEN CHO NGƢỜI DÂN
Tại Việt Nam, Bộ Y tế thống nhất quản lí mọi lĩnh vực hành nghề dược, do đó nhà nước
đóng vai trị quan trọng nhất trong việc đảm bảo an tồn, hợp lí và hiệu qủa trong sử dụng
thuốc của người bệnh.
4.1. Trong thời kì bao cấp


23


Trong thời kì bao cấp, thuốc men nhìn chung rất thiếu, chỉ còn khoảng 0,3
USD/người/năm (so với hiện nay là 6 USD/người/năm) nhưng giá thuốc do nhà nước qui
định và phần lớn được nhà nước bù lỗ, do đó thuốc khá rẻ và người dân nghèo vẫn có khả
năng mua thuốc. Ngồi ra cịn có khá nhiều bộ phận trong cộng đồng được nhà nước bao
cấp hoàn toàn về tiền thuốc (cán bộ, sinh viên, lực lượng vũ trang …), nhưng nhình chung
trong thời kì này, số lượng và chủng loại thuốc rất hạn chế, ngoài vài trăm thuốc được sản
xuất trong nước thì thuốc ngoại nhập chủ yếu là từ các nước XHCN và Liên Xô .
4.2. Trong thời kì đổi mới
- Sự phát triển nhanh của mạng lưới phân phối thuốc tư nhân như một hiện tượng xã hội
quan trọng nhất của ngành dược, nếu như trước đây nhà nước độc quyền phân phối và bán
lẻ thuốc thông qua các hiệu thuốc quốc doanh thì hiện nay chúng ta đã có hàng chục ngàn
nhà thuốc, đại lí thuốc.
- Giá thuốc cơ bản phản ánh đúng giá trị thực của nó.
- Cơng nghiệp dược phát triển khá nhanh và mạnh, chủng loại thuốc trong nước khá
phong phú (GMP, GSP, GLP).
- Nhà nước cho phép nhập khẩu thuốc từ nhiều nước khác nhau với nhiều phương thức
khác nhau.
- Nhà nước trợ giá thuốc cho một số đối tượng dễ bị tổn thương như trợ cấp thuốc cho
người dân của miền núi, vùng cao, vùng sâu khoảng 1 USD/người/năm (khoảng 5 triệu
người ).
- Nhà nước cấp thuốc miễn phí cho 10 chương trình y tế quốc gia như lao, bướu cổ, ngừa
thai, tiêm chủng mở rộng ..v..v.
- Tuy nhiên để đảm bảo cơng bằng trong chăm sóc thuốc men cho nhân dân, nhà nước
phải tăng cường hoạt động, tuyên truyền sao cho người dân tin tưởng vào vào hệ thống y
tế như Nghị quyết ban chấp hành TW 4 khóa VII của Đảng đã nêu rõ "Thực hiện công
bằng xã hội trong chăm sóc sức khỏe, quan tâm đến những người có cơng với nước, người
nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số."

Nhƣ vậy vấn đề đặt ra để đảm bảo công bằng trong chăm sóc thuốc men là :

Ai là người được hưởng dịch vụ chăm sóc thuốc men.

Ai là người chi trả cho các dịch vụ này.
Nguyên tắc chung là:

Miễn phí cho những người nghèo nhất.

Hỗ trợ một phần cho những người khó khăn.

Những người có thu nhập cao phải trả tiền toàn bộ.
Giải pháp trƣớc mắt là :

Nhà nước phải nhanh chóng ban hành những văn bản qui phạm pháp luật qui định
về các loại hình tổ chức hỗ trợ việc thanh toán tiền thuốc như :
o Bảo hiểm y tế .
o Bảo hiểm y tế miễn phí (Ngân sách nhà nước sẽ chi trả cho những người dân
nghèo khi khơng có tiền đóng bảo hiểm y tế ).
o Đối với miền núi ,vùng sâu ,vùng xa thì nhà nước phải cấp thuốc miễn phí (thiết
yếu nhất ) hoặc hỗ trợ tiền phí vận chuyển đối với thuốc thơng thường.

24



Tăng cường vai trò của các tuyến y tế cơ sở như tủ thuốc ở trạm y tế xã, vườn
thuốc Nam gia đình v v..

25



×