Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Giáo trình môn tổ chức và quy hoạch mạng viễn thông 3 ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (292.75 KB, 5 trang )

12


Hình 1.10. Dịch vụ truyền hình hội nghị
13

Chương 2, Mạng Lưới Truyền Thông Công Cộng
2.1. Khái niện, phân loại và điều kiện kết cấu
2.1.1, Khái niệm
Mạng lưới truyền thông công cộng là tập hợp các thiết bị viễn thông, chúng được
nối ghép với nhau thành một hệ thống dùng để truyền thông tin giữa các người sử
dụng và thực hiện các dịch vụ viễn thông tương ứng.
2.1.2, Phân loại mạng lưới truyền thông và điều kiện kết cấu
Mạng lưới truyền thông có thể được định nghĩa là một hệ thống chuyển thông tin.
Các mạng lưới truyền thông điện hiện nay đang được sử dụng để xử lý các loại thông
tin khác nhau bao gồm mạng lưới điện thoại, mạng lưới điện tín, và mạng lưới truyền
số liệu. Ngoài ra, ISDN là một mạng lưới có khả năng xử lý tích hợp các loại thông tin
trên. Về khía cạnh loại cuộc gọi và các dịch vụ, các mạng lưới truyền thông có thể
được phân chia thành mạng truyền thông công cộng, mạng truyền thông chuyên dụng
và mạng truyền thông di động. Dựa vào phạm vi các dịch vụ truyền thông được đưa
vào hoạt động, các mạng truyền thông có thể được phân loại tiếp thành mạng truyền
thông nội bộ, mạng truyền thông nội hạt, mạng truyền thông liên tỉnh, mạng truyền
thông quốc tế. Nếu chúng ta phân loại chúng về xử lý chuyển mạch, ta có thể có mạng
truyền thông tức thời và mạng truyền thông nhanh. Như đã nói trên, các mạng truyền
thông có thể được phân ra nhiều hơn nữa tùy theo nhu cầu và đòi hỏi của người sử
dụng. Về căn bản, mạng truyền thông bao gồm một hệ thống chuyển mạch để định rõ
đường nối cuộc gọi theo yêu cầu của thuê bao và một hệ thống truyền dẫn để truyền
thông tin gọi đến người nhận. Về căn bản, nó phải đáp ứng những điều kiện sau:
1, Có khả năng kết nối các cuộc gọi được gọi từ tất cả các thuê bao chủ gọi có
đăng ký trong hệ thống đến thuê bao bị gọi vào bất cứ lúc nào hoặc vào thời gian đã
định trước.


2, Có khả năng đáp ứng các yêu cầu và những đặc tính của truyền dẫn.
3, Số của thuê bao bị gọi phải được tiêu chuẩn hóa.
4, Có khả năng thực hiện việc truyền tin một cách cẩn thận và độ tin cậy cao.
5, Cần có một hệ thống ghi hóa đơn hợp lý.
6, Hoạt động của nó cần phải vừa tiết kiệm vừa linh hoạt.
Để thực hiện được những điều trên, mạng tổng đài phải được thiết kế, sau đó đưa
vào hoạt động một cách đúng đắn bằng cách xem xét chất lượng cuộc gọi, khả năng xử
lý cuộc gọi, chi phí lắp đặt và chi phí vận hành, mối liên hệ giữa hệ thống truyền dẫn
và hệ thống chuyển mạch. Các mục được nêu ra trên đây có thể được tổng hợp thành
sự kết nối cuộc gọi và tiêu chuẩn truyền dẫn, kế hoặc đánh số, độ tin cậy và hệ thống
ghi hóa đơn.
14

2.2, Mạng chuyển mạch và điện thoại
Vì các thuê bao đã đăng ký trong hệ thống ở rải rác, nên về căn bản mà nói thì hệ
thống này phải có khả năng xử lý tất cả cuộc gọi của họ một cách tiết kiệm, tin cậy và
nhanh chóng. Để đạt được mục đích này, các đặc tính và những yêu cầu đòi hỏi của
thuê bao phải được xem xét để đảm bảo các dịch vụ thoại chất lượng cao. Một mạng
nội hạt với một hoặc hai hệ thống chuyển mạch có thể được thiết lập nếu cần thiết. Đối
với các thuê bao sống trong một vùng riêng biệt có thể chỉ cần một hệ thống tổng đài.
Nhưng nếu số thuê bao trong một vùng riêng biệt vượt quá một giới hạn nào đó, có thể
lắp đặt nhiều tổng đài. Nói chung, các mạng lưới đường dây có thể được lập ra như
minh họa hình 2.1. Mạng lưới mắc nối tiếp trong hình (a) được lập ra bằng cách nối tất
cả các mạng lưới dây của tất cả các vùng theo kiểu nối tiếp. Trái lại, mạng lưới vòng
trong hình (b) được thiết lập theo kiểu tròn. Như được nô tả trong hình (c), mạng hình
sao được tập trung vào một điểm chuyển mạch. Trong hình (d) trường hợp mạng được
mắc theo kiểu lưới các đường nối các phía với nhau được thực hiện. Cũng vậy, nếu
được yêu cầu, mạng lưới ghép có thể được lắp đặt như hình (e).

Hình 2.1, Các kiểu mạng lưới đường dây

15


Hình 2.2, Thiết lập tổng đài
Bất cứ mạng lưới nào được đề cập trước đây có thể được lắp đặt để đáp ứng những
nhu cầu và yêu cầu của thuê bao. Trong trường hợp có một vùng rộng lớn cần nhiều hệ
thống chuyển mạch, thông thường thì mạng mắc theo hình lưới được thiết lập. Đối với
những vùng nông thôn hoặc những vùng xa xôi như nông trại hoặc các làng chài có
mật độ gọi thấp, người ta sử dụng mạng hình sao. Các phương pháp nối mạng có thể
dung cho các mạng lưới đường dây có phần nào phức tạp hơn. Thông thường việc nối
mạng được thực hiện theo 4 mức như minh họa trong hình 2.2; trung tâm nội hạt,
trung tâm liên tỉnh, trung tâm khu vực, trung tâm vùng. Trong mạng lưới phân cấp có
các mức như trên, việc tạo hướng thay thế bao gồm các hướng có mức sử dụng cao và
các hướng thay thế được sử dụng. Nếu một cuộc gọi được phát sinh, hướng có mức sử
dụng cao sẽ được tìm đầu tiên. Cuộc gọi này được nối với bên bị gọi thông qua hướng
thay thế của tổng đài ở mức cao kế tiếp.
Mạng điện thoại
 Khái niệm:
- Mạng điện thoại là tập hợp các thiết bị, tổng đài, hệ thống truyền dẫn, hệ
thống thuê bao và các thiết bị phụ trợ khác, chúng được kết nối chặt chẽ với
nhau để đảm bảo thông tin thoại giữa các thuê bao và các dịch vụ thoại
- PSTN (Public Switching Telephone Network): mạng chuyển mạch thoại
công cộng: Là mạng có quy mô quốc gia được tổ chức, quản lý, phân định rõ
ràng từ trên xuống dưới. Là một bộ phận cơ sở hạ tầng quốc gia đáp ứng nhu
cầu trao đổi thông tin thường xuyên của người dân, phục vụ phát triển kinh tế
và an ninh quốc phòng
- PA(B)X (Private Automatic (Branch) Exchange: mạng điện thoại riêng
16

Sử dụng tổng đài riêng để lắp đặt một mạng điện thoại cho nội bộ một cơ

quan, hoặc một khu vực nào đó. Có các đường trung kế để kết nối với mạng điện
thoại công cộng.
 Hệ thống truyền dẫn trong mạng điện thoại
Là môi trường truyền dẫn tín hiệu trong mạng điện thoại đảm bảo độ suy
hao cho phép và thoả mãn các yêu cầu về:
 Dung lượng thuê bao và tốc độ phát triển thuê bao
- Điều kiện địa lý, khí hậu thời tiết
- Các yếu tố về quy hoạch đô thị
- Thuận tiện cho bảo dưỡng, sửa chữa
- Tiết kiệm chi phí
 Tuỳ theo số lượng thuê bao hay tốc độ phát triển thuê bao chia thành:
- Mạng điện thoại không phân vùng
- Mạng điện thoại phân vùng

×