Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

1323 nghiên cứu kiến thức thái độ thực hành của phụ nữ mang thai trong dự phòng lây truyền hiv từ mẹ sang con tại thị xã tân châu an giang năm 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.76 MB, 87 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ

LÊ ANH DANH

NGHIÊN CỨU KIẾN THỨC - THÁI ĐỘ
THỰC HÀNH CỦA PHỤ NỮ MANG THAI TRONG
DỰ PHÒNG LÂY TRUYỀN HIV TỪ MẸ SANG CON
TẠI THỊ XÃ TÂN CHÂU, AN GIANG NĂM 2013

LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP I

CẦN THƠ - 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ

LÊ ANH DANH

NGHIÊN CỨU KIẾN THỨC - THÁI ĐỘ
THỰC HÀNH CỦA PHỤ NỮ MANG THAI TRONG
DỰ PHÒNG LÂY TRUYỀN HIV TỪ MẸ SANG CON
TẠI THỊ XÃ TÂN CHÂU, AN GIANG NĂM 2013


Chuyên ngành: Y TẾ CÔNG CỘNG
Mã số: 60720301.CK
LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP I

Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. LÊ THÀNH TÀI

CẦN THƠ - 2013


LỜI CẢM ƠN

Trong q trình thực hiện đề tài tơi đã nhận được sự giúp đỡ và hợp tác từ
nhiều phía. Tơi xin gởi lời cám ơn đến:
- Ban Giám Hiệu trường Đại học Y Dược Cần Thơ
- Quý Thầy Cô Khoa Y Tế Công Cộng đã chỉ dẫn tôi về phương pháp
nghiên cứu khoa học
- Đặc biệt tôi xin gửi lời biết ơn chân thành và sâu sắc nhất đến PGS.TS.
Lê Thành Tài, người đã tận tình hướng dẫn tơi hồn thành đề tài.
- Tơi cũng xin gửi lời cám ơn đến Trung tâm y tế Tân Châu và 15 Trạm
Y tế ở các xã, phường thuộc Thị xã Tân Châu, Tỉnh An Giang đã giúp
đỡ tôi thu thập số liệu đề tài.

Ngày 09 tháng 09 năm 2013

Lê Anh Danh


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan kết quả nghiên cứu này là của riêng tôi và không trùng
lặp với kết quả của bất kỳ một nghiên cứu nào khác.

Ngày 09 tháng 09 năm 2013

Lê Anh Danh


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

AIDS

: Acquired Immunedeficiency Syndrome

BYT

: Bộ Y tế

CTHĐQG

: Chương trình hành động quốc gia

HIV

: Human immunodeficiency virus

PLTMC

: Phòng lây truyền mẹ con


PNMT

: Phụ nữ mang thai

UNAIDS

: The Joint United Nations Programme on HIV and AIDS

WHO

: World Health Organization


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các biểu đồ
Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ ………………………………………………………….. 1
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ….…………………………........ 3
1.1 Tình hình nhiễm HIV nói chung….... .......................................................... 3
1.2 Tình hình nhiễm HIV ở PNMT .................................................................... 8
1.3 Lây truyền HIV từ mẹ sang con.................................................................... 10
1.4 Các chiến lược dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con ........................... 13
1.5 Một số nghiên cứu liên quan........................................................................ 17
Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU …..... 19

2.1 Đối tượng nghiên cứu ................................................................................ 19
2.2 Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 19
2.3 Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu ............................................................. 29
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .......................................................... 30
3.1 Đặc điểm thông tin chung của đối tượng nghiên cứu................................ 30
3.2 Kiến thức thai phụ trong PLTMC.............................................................. 31


3.3 Thái độ của thai phụ trong PLTMC........................................................... 34
3.4 Thực hành của thai phụ trong PLTMC...................................................... 35
3.5 Các yếu tố liên quan tới kiến thức, thái độ và thực hành của thai phụ
trong PLTMC ............................................................................................ 37
Chương 4 BÀN LUẬN................................................................................... 48
4.1 Đặc điểm thông tin chung của đối tượng nghiên cứu................................ 48
4.2 Kiến thức thai phụ trong PLTMC.............................................................. 49
4.3 Thái độ của thai phụ trong PLTMC ............................................................. 54
4.4 Thực hành của thai phụ trong PLTMC........................................................ 56
4.5 Các yếu tố liên quan tới kiến thức, thái độ và thực hành của thai phụ
trong PLTMC………………………………………………………….. 57
KẾT LUẬN..................................................................................................... 65
KIẾN NGHỊ ................................................................................................... 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 3.1 Thông tin chung về tuổi, dân tộc, trình độ học vấn và nghề
nghiệp của đối tượng nghiên cứu ………………………………… 30
Bảng 3.2 Thơng tin chung về tình trạng hơn nhân, tình trạng con cái và

tình hình kinh tế trong gia đình ...................................................... 31
Bảng 3.3 Kiến thức chung của thai phụ .......................................................... 31
Bảng 3.4 Phân bố kiến thức đúng của thai phụ về HIV/AIDS ....................... 32
Bảng 3.5 Phân bố kiến thức đúng của thai phụ về dự phòng lây truyền
HIV từ mẹ sang con ........................................................................ . 32
Bảng 3.6 Thái độ trong dự phòng lây truyền từ mẹ sang con ......................... 33
Bảng 3.7 Phân bố thái độ của thai phụ trong dự phòng lây truyền HIV
từ mẹ sang con................................................................................. 33
Bảng 3.8 Thực hành của thai phụ trong dự phòng lây truyền HIV ................. . 34
Bảng 3.9 Phân bố thực hành của đối tượng trong phòng lây truyền HIV
từ mẹ sang con ............................................................................... 34
Bảng 3.10 Liên quan giữa tuổi, dân tộc, trình độ học vấn với kiến thức .…… 35
Bảng 3.11 Liên quan giữa nghề nghiệp, tình hình kinh tế với kiến thức ....... 36
Bảng 3.12 Liên quan giữa tình trạng hơn nhân, tình trạng con cái trong
gia đình với kiến thức của thai phụ ............................................... . 36
Bảng 3.13 Liên quan giữa tuổi, dân tộc, trình độ học vấn với thái độ ........... . 37
Bảng 3.14 Liên quan giữa nghề nghiệp, tình hình kinh tế với thái độ …... .... . 38
Bảng 3.15 Liên quan giữa tình trạng hơn nhân, tình trạng con cái trong
gia đình với thái độ của thai phụ ................................................... . 38
Bảng 3.16 Liên quan giữa tuổi, dân tộc, trình độ học vấn với thực hành .. 39
Bảng 3.17 Liên quan giữa nghề nghiệp, tình hình kinh tế với thực hành ....... . 40


Bảng 3.18 Liên quan giữa tình trạng hơn nhân, tình trạng con cái trong
gia đình với thực hành của thai phụ …………………………. 40
Bảng 3.19 Các nguồn thông tin về PLTMC mà thai phụ tiếp cận được … 41
Bảng 3.20 Mức độ tiếp cận nguồn thông tin truyền thông ………………. .... . 41
Bảng 3.21 Liên quan giữa kiến thức với nguồn thông tin tiếp cận được … 42
Bảng 3.22 Liên quan giữa thái độ với số nguồn thông tin tiếp cận được ........ . 43
Bảng 3.23 Liên quan giữa thực hành với số nguồn thông tin tiếp cận được ... .. 44

Bảng 3.24 Liên quan giữa kiến thức và thái độ của đối tượng ....................... .. 45
Bảng 3.25 Liên quan giữa kiến thức và thực hành của đối tượng .................. .. 45
Bảng 3.26 Liên quan giữa thái độ và thực hành chung của đối tượng ............ .. 46


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 1.1 Các trường hợp nhiễm HIV từ 1993-2012 tại Tỉnh An Giang ..... …. 6
Biểu đồ 1.2 Các trường hợp nhiễm HIV chuyển sang AIDS từ 1993 – 2012
tại Tỉnh An Giang .......................................................................... …. 6
Biểu đồ 1.3 Các trường hợp nhiễm HIV theo đối tượng từ 1993 – 2012 tại
Tỉnh An Giang ............................................................................... …. 7
Biểu đồ 1.4 Kết quả giám sát trọng điểm tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm phụ nữ
mang thai từ năm 1994 – 2011 tại Việt Nam ................................ …. 9


1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Ngày nay, HIV/AIDS đã trở thành một trong 4 vấn đề tồn cầu ( hồ
bình, dân số, mơi trường, HIV/AIDS) ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế,
văn hoá, xã hội của nhiều quốc gia và sự phát triển bền vững của thế giới.
Những năm gần đây tốc độ lây nhiễm HIV ở Châu Á và Đông Nam Á vào loại
cao nhất thế giới, hiện nay có trên 10 triệu người bị nhiễm HIV tại khu vực
này [10], [11].
Tại Việt Nam tính đến 30/11/2012, số trường hợp nhiễm HIV hiện còn
sống là 208.866, số bệnh nhân AIDS hiện còn sống là 59.839 và 62.184
trường hợp tử vong do AIDS [18]. Tuy nhiên, trên thực tế số mắc còn cao hơn
nhiều so với số ca phát hiện được. Rất nhiều phụ nữ nhiễm HIV/AIDS là do

lây nhiễm từ chồng và 95% trẻ em sinh ra bị nhiễm HIV do lây truyền từ mẹ
[10], [19].
Mỗi năm nước ta có trên hai triệu phụ nữ mang thai, theo Bộ Y tế tỷ lệ
nhiễm HIV trong nhóm này hiện là 0,35%. Như vậy, có hơn 7.000 phụ nữ
mang thai bị nhiễm HIV. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, tỷ lệ lây truyền từ mẹ
sang con là 30%, suy ra số lượng trẻ sơ sinh bị nhiễm HIV do mẹ truyền sang
ước tính hơn 2.000 trẻ/năm.
An Giang hiện có khoảng 8.430 người nhiễm HIV/AIDS [20], là một
trong mười tỉnh thành có số người nhiễm HIV còn sống cao nhất nước [12].
Thị xã Tân Châu được coi là một trong những điểm nóng về HIV/AIDS của
Tỉnh An Giang, vì có đường biên giới chung với Campuchia, giao thơng
thủy, bộ thuận lợi, mỗi ngày có hàng ngàn lượt người qua lại để sản xuất,
buôn bán, du lịch … hoạt động mại dâm ở tuyến biên giới rất phức tạp và


2

khó kiểm sốt, là ngun nhân làm cho số lượng người nhiễm HIV tại Thị xã
Tân Châu ở mức cao.
Thị xã Tân Châu có khoảng 3.000 - 3.500 thai phụ mỗi năm [7]. Theo
kết quả giám sát trọng điểm nhiễm HIV trên 150 đối tượng phụ nữ mang thai
ở Tân Châu năm 2007 lên đến 2,67 % [32]. Cho thấy tình hình nhiễm HIV ở
đối tượng phụ nữ mang thai là rất đáng quan tâm. Nếu cơng tác phịng lây
truyền mẹ con thực hiện tốt, thì mỗi năm Tân Châu sẽ bớt đi 4 - 5 trẻ và toàn
Tỉnh An Giang sẽ giảm được hàng chục trẻ bị nhiễm HIV do mẹ truyền sang.
Cơng tác phịng lây truyền mẹ con lấy dự phịng lây nhiễm là chính,
cung cấp thơng tin, giáo dục truyền thông thay đồi hành vi là biện pháp chủ
yếu.
Chính vì vậy, chúng tơi tiến hành đề tài nghiên cứu “Nghiên cứu kiến
thức - thái độ - thực hành của phụ nữ mang thai trong dự phòng lây truyền

HIV từ mẹ sang con tại Thị xã Tân Châu, An Giang năm 2013” để tìm hiểu
kiến thức, thái độ và hành vi của phụ nữ mang thai trên địa bàn trong việc dự
phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con cho bản thân và gia đình.
Với mục tiêu sau:
1. Xác định tỷ lệ phụ nữ mang thai có kiến thức, thái độ và thực hành
đúng trong dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con.
2. Xác định các yếu tố liên quan tới kiến thức, thái độ và thực hành
của phụ nữ mang thai trong dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con.


3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 Tình hình nhiễm HIV nói chung
1.1.1Tình hình nhiễm HIV của thế giới
Mỗi ngày trơi qua thế giới lại có thêm 14.000 người nhiễm mới mà 1.600
trường hợp là trẻ sơ sinh [23]. Đến cuối năm 2001, khoảng hơn 40 triệu người
đang sống với HIV/AIDS trong đó 5,1 triệu là trẻ em. AIDS đã và đang lây lan
nhanh chóng và có khả năng giết người hành loạt [14], [17]. Tính đến cuối năm
2010, số người nhiễm HIV/AIDS đang sống trên thế giới tiếp tục gia tăng và
đạt con số 34 triệu người tăng 17% so với năm 2001. Theo ước tính của
UNAIDS số phụ nữ chiếm 50% tổng số người nhiễm HIV đang sống trên thế
giới. Đặc biệt riêng khu vực Châu Phi cận Sahara tỷ lệ nhiễm của nữ cao hơn
nam gấp 1,4 lần [43], [50].
Thế giới đã nhận định: “ Nhiễm virus gây ra hội chứng suy giảm miễn
dịch mắc phải ở người (gọi tắt là HIV/AIDS) đang là một đại dịch nguy hiểm,
một hiểm hoạ cho sức khoẻ, tính mạng con người và kinh tế trên thế giới vào
những năm cuối thế kỷ 20, đầu thế kỷ 21 [24], [27]. Vì vậy, hội nghị thượng

đỉnh về AIDS tại Paris, Pháp vào ngày 1 tháng 12 năm 1994 đã tun bố: “Đưa
cơng cuộc phịng chống AIDS lên vị trí ưu tiên, huy động tồn xã hội, các
ngành của nhà nước, tư nhân, các hội, kể cả những người nhiễm HIV/AIDS
tham gia vào các hoạt động đa ngành, liên Chính Phủ, phi Chính Phủ, các
phong trào liên kết nhằm phòng chống đại dịch…, xây dựng một thế giới khơng
có AIDS” [42], [45].
Với ý nghiã quan trọng của hội nghị, ngày 1/12 hàng năm đã được chọn
là ngày thế giới phòng chống AIDS” [30], [41].


4

Trong số các trường hợp nhiễm HIV trên toàn cầu thì phụ nữ chiếm tỷ lệ
vào khoảng 25% năm 1992 lên đến 48% năm 2001; trong đó, châu Phi là 55%,
châu Á 25 – 45%. Hầu hết phụ nữ bị nhiễm HIV nằm trong lứa tuổi sinh đẻ,
khoảng 35% từ 15 – 25 tuổi và 90% trẻ bị nhiễm HIV là do từ mẹ bị nhiễm
truyền sang [46], [47].
1.1.2 Tình hình nhiễm HIV tại Châu Á
Trong mấy năm gần đây tốc độ lây nhiễm HIV ở Châu Á và Đông Nam
Á vào loại cao nhất thế giới, hiện nay có trên 10 triệu người bị nhiễm HIV tại
khu vực này. Các nước châu Á, trong đó có nhiều nước khơng có hệ thống
mạng lưới y tế phù hợp nhằm kiểm soát sự lây lan của bệnh, khiến cho các số
liệu thống kê thường dựa vào ước đốn và ít chính xác nhất so với các khu vực
khác. Việc thiếu các nghiên cứu, thiếu thông tin và sự phức tạp trong hoạt động
ma tuý, mại dâm càng làm cho tình hình dịch HIV càng khó ước đốn trước. Có
khoảng một nửa dân số thế giới sống tại châu Á, do vậy dù với một tỷ lệ nhiễm
HIV nhỏ tại châu lục này cũng làm cho con số tuyệt đối của đại dịch thay đổi
rất lớn [42], [51].
1.1.3 Tình hình nhiễm HIV tại Việt Nam
Đại dịch tại Việt Nam phát triển nhanh chóng lúc đầu tập trung chủ yếu

vào các đối tượng có nguy cơ cao bao gồm những người tiêm chích ma tuý, phụ
nữ hành nghề mại dâm, nam giới có quan hệ đồng tính. Dịch HIV sau đó lan
rộng vào cộng đồng thơng qua các đường lây chính như sử dụng chung bơm
kim tiêm với người mang virus, quan hệ tình dục khơng an tồn với người
nhiễm và lây truyền từ người phụ nữ nhiễm HIV sang con trong quá trình mang
thai hoặc cho con bú [4], [10].
Tính đến năm 2007, tổng số người nhiễm HIV ở Việt Nam đã tăng hơn
hai lần so với năm 2000. Số người nhiễm HIV tăng qua các năm khá cao (năm
2006 tăng thêm 20.000 người so với năm 2005; năm 2007 tăng thêm 13.000


5

người so với năm 2006). Từ năm 2008 đến nay, tình hình kiểm sốt sự gia tăng
dịch HIV ở Việt Nam tốt hơn giai đoạn trước. [16], [48].
Tính đến 30/11/2012, số trường hợp nhiễm HIV hiện còn sống là
208.866 trường hợp, số bệnh nhân AIDS hiện còn sống là 59.839 và 62.184
trường hợp tử vong do AIDS. Riêng 11 tháng đầu năm 2012, cả nước phát hiện
11.102 trường hợp nhiễm HIV, 3.716 bệnh nhân AIDS và 961 người tử vong
do AIDS. So với cùng kỳ năm 2011, số trường hợp nhiễm HIV phát hiện và
báo cáo giảm 26%, số người tử vong giảm 53%, tuy nhiên số liệu tử vong từ
tuyến xã phường thống kê chậm nên con số tử vẫn còn chưa thống kê đầy đủ.
Về địa bàn dịch HIV/AIDS ghi nhận tăng lên 79,1% số xã/phường/thị trấn báo
cáo có người nhiễm HIV ở 98% quận/huyện trong cả nước. Về hình thái dịch
HIV tiếp tục ghi nhận có sự thay đổi, trong số người nhiễm HIV báo cáo năm
2012 có 31,5% người nhiễm là nữ giới cao hơn 0,5% so với năm 2011, đường
lây truyền HIV lần đầu tiên báo cáo ghi nhận số người nhiễm HIV bị lây nhiễm
qua quan hệ tình dục cao hơn lây truyền qua tiêm chích ma túy (45,5% so với
42,1%), trong khi năm 2011 tương ứng là (41,8% so với 46,4%). Tỷ lệ nhiễm
HIV trong nhóm nghiện chích ma túy theo dõi qua giám sát trọng điểm tiếp

giảm, tỷ lệ này năm 2012 là 11% so với 13,4% năm 2011, tỷ lệ nhiễm HIV
trong nhóm phụ nữ bán dâm năm 2012 2,7% so với 2,9% năm 2011, tỷ lệ
nhiễm HIV trong nhóm MSM 2,3% so với 5% năm 2011 [12], [18].
1.1.4 Tình hình nhiễm HIV tại Tỉnh An Giang và Thị xã Tân Châu
Kể từ trường hợp nhiễm HIV phát hiện đầu tiên qua 4 gái mại dâm ở
thành phố Long Xuyên vào năm 1993, đến tháng 11/2012 An Giang đã có
khoảng 8.430 người nhiễm HIV/AIDS, trong đó có 4% là trẻ em, trẻ em dưới 5
tuổi là 3%. Đã có 6.283 trường hợp chuyển sang AIDS và 4.275 trường hợp tử
vong do AIDS, trong đó nữ chiếm 36% [32].


6

Là một trong 10 tỉnh thành có số người nhiễm HIV cịn sống cao nhất
nước [12]. Trong đó số người nhiễm là phụ nữ tăng cao và tập trung nhiều ở
người nghiện chích ma túy, quan hệ tình dục khơng an tồn với gái mại dâm, có
vợ hoặc chồng hoặc bạn tình đã bị nhiễm HIV [39].

Biểu đồ 1.1 Các trường hợp nhiễm HIV từ 1993 – 2012 tại Tỉnh An Giang

Biểu đồ 1.2 Các trường hợp nhiễm HIV chuyển sang AIDS từ 1993 – 2012
tại Tỉnh An Giang


7

Biểu đồ 1.3 Các trường hợp nhiễm HIV theo đối tượng từ 1993 – 2012 tại
Tỉnh An Giang
Tân Châu là Thị xã biên giới của An Giang giáp Campuchia, có cửa
khẩu Quốc tế Vĩnh Xương thuận tiện cho việc phát triển kinh tế cửa khẩu và

nhu cầu giao thương của nhân dân hai nước. Với hệ thống giao thông thủy bộ
thuận lợi, mỗi ngày có hàng ngàn lượt người qua lại để sản xuất, buôn bán, du
lịch … hoạt động mại dâm ở tuyến biên giới rất phức tạp và khó kiểm sốt, là
ngun nhân làm cho số lượng người nhiễm HIV tại Thị xã Tân Châu ở mức
cao và đường lây HIV chủ yếu qua đường tình dục và ngày càng trẻ hóa ở
nhóm thanh thiếu niên.
Kể từ trường hợp nhiễm HIV đầu tiên được phát hiện tại thị trấn Tân
Châu vào năm 1993 đến nay toàn thị xã đã phát hiện lũy tích 1.280 người
nhiễm HIV, trong đó chuyển sang giai đoạn AIDS là 1.041 và đã tử vong 741
người; số người nhiễm HIV còn sống được quản lý là 303 người (trong đó có
20 trẻ em) [42].


8

Qua các số liệu tổng hợp từ năm 1993 đến 2012, với tổng số người
nhiễm HIV chỉ đứng sau Thành phố Long Xun, cịn số người chuyển AIDS
thì đứng đầu toàn Tỉnh, Thị xã Tân Châu được coi là một trong những điểm
nóng về HIV/AIDS của tỉnh, là nơi có nhiều nguy cơ tiềm tàng có thể gây bùng
phát dịch với sự gia tăng nhanh chóng của các dịch vụ gái mại dâm và các tệ
nạn xã hội khác [39].
1.2 Tình hình nhiễm HIV ở phụ nữ mang thai
Nhiều chương trình phịng chống HIV/AIDS đã được triển khai, cùng với
sự nỗ lực của các cấp, các ngành liên quan, tỷ lệ phụ nữ mang thai có HIV giảm
xuống cịn 0,5% (năm 1999). Tuy nhiên, tỷ lệ này lại tăng lên 3,7% vào năm
2005 [3].
Với tỷ lệ hiện nhiễm HIV là 0,37% trong số phụ nữ có thai, ước tính có
khoảng 5.000 – 7.000 nữ đang sống chung với HIV sinh con hàng năm [13]. Tỷ
lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con, nếu khơng có bất kỳ can thiệp nào sẽ giao
động trong khoảng từ 15% - 25% trong số trẻ không bú mẹ và từ 25% - 40%

trong số trẻ bú mẹ [47]. Vì vậy, ở Việt Nam sẽ có khoảng 1.200 – 3.000 trẻ em
bị nhiễm nếu khơng được can thiệp. Nếu được điều trị dự phòng, tỷ lệ này giảm
xuống chỉ còn xấp xỉ 10%, và như vậy số trẻ em bị nhiễm có thể giảm xuống
chỉ còn 600 trẻ mỗi năm [3].
Theo kết quả đánh giá nhanh mơ hình cung cấp dịch vụ Dự phịng lây
truyền HIV từ mẹ sang con của Nguyễn thị Thúy Hạnh, Tất cả các phụ nữ sinh
tại bệnh viện đều được xét nghiệm HIV. Trong đó có khoảng 50% số ca HIV
dương tính được phát hiện ngay trong lúc chuyển dạ - không phải phát hiện qua
dịch vụ khám thai – do đó họ khơng thể nhận được các dịch vụ điều trị kháng vi
rút kết hợp. Ở một số nơi tỷ lệ này là tương đối cao khoảng 75%. Những phụ
nữ này mất cơ hội để tiếp cận đến thuốc điều trị kháng vi rút kết hợp đang sẵn
có [22].


9

Vĩnh Hưng và cộng sự thực hiện một khảo sát trên 309 bệnh nhân phụ
sản có tuổi từ 21 – 40 (81%), đến khám chữa bệnh tại Bệnh viện ĐKKV Xuân
lộc từ tháng 6 đến tháng 8 năm 2007 thu được kết quả: có 99,68% người biết
HIV là bệnh dịch nguy hiểm. Nhưng chỉ có 19,1% (59/309) có kiến thức và thái
độ hành vi đầy đủ về phòng chống HIV/AIDS. Tỷ lệ nhiễm HIV được phát hiện
là 0,99% (3/302), cho thấy HIV đã lan ra cộng đồng nên cần tăng cường biện
pháp phòng ngừa hữu hiệu, huy động các nguồn lực trong tun truyền phịng
chống HIV/AIDS hơn nữa [26].
Tình hình trên cho thấy, tỷ lệ phụ nữ mang thai nhiễm HIV ở Việt Nam
có xu hướng gia tăng qua các giai đoạn, sự suy giảm chỉ mang tính tạm thời,
ngắn hạn. Điều này cho thấy những khó khăn trong cơng tác phịng chống HIV
trong nhóm đối tượng này. Ngun nhân và yếu tố nguy cơ chủ yếu là do quan
hệ tình dục, “những người trước đó đã bị nhiễm do quan hệ tình dục khơng an
tồn và tiêm chích ma túy”.


Biểu đồ 1.4 Kết quả giám sát trọng điểm tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm phụ
nữ mang thai từ năm 1994 – 2011 tại Việt Nam
Kết quả giám sát trọng điểm cho thấy tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm phụ nữ
mang thai vẫn duy trì mức độ thấp dưới 0,3% trong hai năm gần đây.


10

Mỗi năm có khoảng 6.000 – 7.000 PNMT nhiễm HIV. Với tỷ lệ lây truyền
HIV từ mẹ sang con 30 – 35%, nếu khơng có bất cứ can thiệp nào thì sẽ có trên
2.000 trẻ sinh ra bị nhiễm HIV. Tuy nhiên theo chương trình phịng chống lây
nhiễm HIV từ mẹ sang con, việc phát hiện sớm và sử dụng các biện pháp can
thiệp kịp thời, tỷ lệ lây truyền mẹ sang con sẽ giảm xuống còn 5%, giúp khoảng
1.600 trẻ sinh ra không nhiễm bệnh [3].
1.3 Lây truyền HIV từ mẹ sang con
Qua nghiên cứu thuần tập của WHO, cứ trên 100 bà mẹ mang thai nhiễm
HIV (không được can thiệp) cho thấy có khoảng 9 trẻ bị nhiễm HIV từ mẹ sang
con trong giai đoạn mang thai, 17 trẻ bị lây nhiễm HIV trong giai đoạn chuyển
dạ và 10 trẻ bị nhiễm HIV trong giai đoạn bú mẹ. Như vậy, cứ 100 trẻ sinh ra từ
các bà mẹ bị nhiễm HIV thì có 36 trẻ bị lây nhiễm HIV từ mẹ sang con…[29]
1.3.1 Lây truyền trong thời kỳ mang thai
Sự lây truyền HIV qua con đường này có thể xảy ra rất sớm, ngay khi
người mẹ mang thai mới được 8 tuần và có thể kéo dài trong suốt thai kỳ. Tuy
nhiên, người ta nhận thấy có tỷ lệ lây truyền HIV qua rau thai cao vào thời kỳ
tuổi thai được trên 18 tuần [29].
Tuy nhiên, khi bánh rau có vấn đề như bị nhiễm khuẩn (làm tổn hại đến
vách ngăn này) hoặc bề dày của bánh rau (vách ngăn) mỏng đi vào nửa sau thai
kỳ, HIV tự do hay nằm trong các tế bào dễ dàng di chuyển qua bánh rau vào
thai nhi. Khoảng 20 – 30% số trẻ em bị lây truyền HIV từ mẹ được cho là bị lây

truyền qua bánh rau. Tỷ lệ này có thể tăng lên nếu tuổi của mẹ tăng, mẹ bị sơ
nhiễm HIV trong khi đã có thai (khi đó nồng độ HIV trong máu rất cao) hoặc
nếu mẹ đã mang thai rồi mới bị nhiễm HIV thì nguy cơ lây truyền HIV sang
con qua bánh rau tăng lên. Tương tự như vậy, người mẹ bị nhiễm HIV ở giai
đoạn muộn mới mang thai thì nguy cơ này cũng tăng lên [9].


11

1.3.2 Lây truyền trong khi sinh
Sự lây truyền HIV từ mẹ sang con có thể xảy ra muộn quanh thời kỳ
chuyển dạ. Có khoảng 50 – 60% số trẻ em bị lây truyền HIV trong giai đoạn
này [4], [15].
Tuy nhiên nguy cơ lây truyền HIV từ mẹ sang con trong khi sinh sẽ tăng
lên trong trường hợp đẻ khó, chuyển dạ kéo dài, phần mềm của người mẹ bị
dập nát, thai bị xây xước, sang chấn…Thời gian từ khi vỡ ối đến khi sinh càng
dài thì nguy cơ lây truyền HIV từ mẹ sang con càng cao, nhất là khi thời gian
này trên 4 giờ. Các nghiên cứu cho thấy, cứ mỗi giờ sau khi vỡ ối, nguy cơ lây
truyền HIV từ mẹ sang con tăng thêm 2% [2], [6].
Nghiên cứu các trẻ sinh đôi, sinh ba… của các bà mẹ bị nhiễm HIV cho
thấy, đứa trẻ sinh ra trước thường có nguy cơ bị nhiễm HIV cao hơn đứa trẻ
sinh ra sau [5].
1.3.3 Cơ chế lây truyền HIV từ mẹ sang con
HIV có thể truyền từ mẹ sang thai nhi qua nhau thai, qua máu vi lượng,
do nhiễm trùng ngược dịng hoặc do q trình tiếp xúc trực tiếp ở trẻ sơ sinh
trong khi sanh.
Nguồn lây nhiễm: HIV có thể từ máu mẹ, nhau thai, nước ối, dịch tiết cổ
tử cung, âm đạo hoặc từ sữa mẹ thông qua tuần hồn nhau thai, qua da niêm
mạc đường tiêu hóa và hô hấp mà truyền sang bào thai hoặc trẻ sơ sinh.
Thời điểm lây truyền: lây truyền có thể xảy ra trong thời kỳ mang thai

(17%), trong khi chuyển dạ và khi sanh (50%) và trong thời kỳ bú sữa mẹ
(33%) [8].
1.3.4 Những yếu tố nguy cơ đối với lây truyền HIV từ mẹ sang con
Một số yếu tố làm gia tăng nguy cơ lây nhiễm HIV cho con như:
Đối với mẹ: số lượng virus trong máu cao, lượng CD4 thấp hay mẹ đang
trong giai đoạn tiến triển AIDS. Ngoài ra một số hành vi nguy cơ như nghiện


12

chích ma túy, tình dục khơng bảo vệ, nhiễm bệnh lây qua đường tình dục trong
thời kỳ mang thai hay nhiễm trùng mãn tính như sốt rét … hoặc tình trạng suy
dinh dưỡng là những yếu tố ảnh hưởng đến lây truyền HIV từ mẹ sang con.
Thời gian chuyển dạ và sanh: Ở những bà mẹ mà thời gian chuyển dạ
hay vỡ ối kéo dài, sanh ngã âm đạo hoặc nhiễm trùng ối sẽ làm gia tăng nguy
cơ nhiễm HIV cho con.
Đối với con: những trẻ sinh thiếu tháng hoặc có yếu tố di truyền bẩm
sinh cũng có khả năng có nguy cơ lây nhiễm HIV cao hơn so với những trẻ
khác.
Thời kỳ bú mẹ: thời gian bú mẹ kéo dài, mẹ bị viêm tuyến vú hoặc trẻ ăn
nhiều loại thức ăn không đúng cách cũng là những yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ
lây truyền của HIV [21].
1.3.5 Tỷ lệ lây truyền từ mẹ sang con
Tỷ lệ lây truyền từ mẹ sang con thay đổi từ 13 – 40% tùy thuộc vào từng
nghiên cứu: 30% theo báo cáo của WHO, 14,4% theo báo cáo của nhóm nghiên
cứu tại châu Âu, 39% theo nghiên cứu ở Zambia, 23% ở Thái lan, 27% theo
báo cáo của 51 trung tâm hợp tác nghiên cứu của Pháp và 25,5% theo đề cương
của nhóm PACTG 076.
Tuy nhiên tỷ lệ lây truyền có thể thay đổi do ảnh hưởng của các yếu tố
nguy cơ như tình trạng bệnh của mẹ, trẻ có bú mẹ hay khơng … Hoặc cũng có

thể do cách tính tỷ lệ khác nhau tùy thuộc vào độ nhạy hoặc kỹ thuật xét
nghiệm được sử dụng hoặc do tình trạng loại trừ khỏi nghiên cứu khi trẻ bị tử
vong sau sinh hoặc mất tích trong q trình theo dõi [47].
1.3.6 Chẩn đốn
Ở khu vực cận Sahara châu Phi, khoảng 50% trẻ HIV dương tính sẽ tiến
triển thành AIDS sau 2 năm và 95% số trẻ bị nhiễm sẽ chuyển sang giai đoạn


13

AIDS khi 6 tuổi. Nhiều trẻ nhiễm HIV có thể được chẩn đoán lúc 1- 2 tuổi khi
xuất hiện triệu chứng.
Việc ứng dụng kỹ thuật ni cấy virus có thể phát hiện ở hầu hết trẻ bị
nhiễm HIV lúc 1 tháng tuổi. Xét nghiệm tìm kháng thể HIV trong máu để chẩn
đốn xác định chỉ có giá trị khi trẻ >15 tháng tuổi. Ngoài ra kỹ thuật HIV DNA
– PCR là phương pháp xét nghiệm nhạy nhất và được dùng như chẩn đốn xác
định. Kỹ thuật này có thể phát hiện 38% ở trẻ vào thời điểm 48 giờ sau sinh và
93% khi trẻ được 2 tuần tuổi. Trong khi đó thử nghiệm HIV RNA – PCR trong
huyết tương có thể xác định tình trạng nhiễm HIV của trẻ, tuy nhiên nếu kết
quả âm tính thì khơng loại trừ được tình trạng nhiễm HIV của trẻ [47], [48].
1.3.7 Tử vong
Tại Hoa kỳ, 20% trẻ nhiễm HIV chết lúc 3 tuổi và 80% tử vong khi 10
tuổi. Ở Ý, 49,5% trẻ sống đến 9 tuổi. Trong khi đó tại Zambia 50% trẻ chết
trước 2 tuổi và tỷ lệ này cao hơn ở Uganda, 66% trẻ tử vong trước hai tuổi.
Ngược lại ở người lớn, trung bình khoảng 12 năm sau khi bị nhiễm HIV, sẽ
chuyển sang giai đoạn tử vong; tuy nhiên tại Nairobi, phụ nữ mại dâm bị nhiễm
HIV có thể tử vong sau 4,4 năm [45].
1.4 Các chiến lược dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con
1.4.1 Giảm nồng độ HIV trong dịch và các mô của mẹ
- Sử dụng thuốc kháng Retrovirus: cần lưu ý về dược động học của

thuốc, độ an tồn, tính sẵn có và hiệu quả cũng như chi phí khi chọn lựa thuốc
dùng cho bệnh nhân. Cần sử dụng trong thời kỳ mang thai để làm giảm số
lượng virus trong dịch và mô của mẹ đồng thời ức chế sự lây truyền HIV qua
nhau thai để dự phòng lây nhiễm cho con. Bên cạnh đó phải sử dụng thuốc
trong khi sanh và cho con nhằm dự phòng sau tiếp xúc cho trẻ [17].


14

- Sử dụng kháng sinh: để dự phòng và điều trị nhiễm trùng ối nếu có,
đồng thời phải diệt khuẩn đường âm đạo trong khi sanh nhằm hạn chế nguy cơ
lây nhiễm cho con.
1.4.2 Giảm tiếp xúc với HIV của thai nhi và trẻ sơ sinh đối với dịch và mô
của mẹ
- Quản lý sản khoa trong suốt thời gian sanh: có thể áp dụng phương
pháp mổ lấy thai để tránh chuyển dạ và vỡ ối hoặc đặt điện cực đầu thai nhi,
chọc ối nhân tạo và cắt tầng sinh môn làm giảm nguy cơ tiếp xúc.
- Quản lý thời kỳ bú mẹ: không bú sữa mẹ sẽ loại trừ được nguy cơ tiếp
xúc sau sanh, cai sữa sớm làm giảm thời gian tiếp xúc và bú bình hồn tồn có
thể làm giảm lây truyền từ mẹ sang con. Trường hợp trẻ bú mẹ nên sử dụng
thuốc kháng retrovirus trong thời gian cho con bú. Tuy nhiên đối với trẻ bú
bình phải tuân thủ chế độ vệ sinh như dùng nước sạch, vệ sinh trước và sau khi
cho trẻ bú nhằm tránh được tiêu chảy. Ngồi ra cịn tăng cường thức ăn bổ sung
để bảo đảm đủ dưỡng chất cho trẻ [29].
1.4.3 Giảm nguy cơ nhiễm HIV đối với những trẻ đã tiếp xúc
Đối với những trẻ đã tiếp xúc với nguy cơ nên dùng thuốc kháng retro
virus cho trẻ để giảm thiểu tỷ lệ mắc. Cũng có thể tiến hành tiêm vaccin phịng
ngừa nếu có sẵn.
Bên cạnh những can thiệp dự phòng trên cũng cần phải bổ sung các vi
chất dinh dưỡng cho mẹ và con như vitamin A. Đối với người mẹ cần tránh

những hành vi làm gia tăng nguy cơ lây nhiễm thêm như tránh quan hệ tình dục
khơng được bảo vệ, tiêm chích ma túy, hút thuốc lá trong suốt thời gian mang
thai.


15

1.4.4 Tham vấn dự phòng lây truyền từ mẹ sang con
Việc tham vấn dự phòng cho mẹ để dự phòng lây nhiễm qua đường tình
dục, giáo dục và hỗ trợ về quyết định xét nghiệm HIV hay không cũng như hỗ
trợ cho chẩn đốn HIV. Ngồi ra cần giáo dục cho các bà mẹ về những biện
pháp can thiệp dự phịng lây truyền HIV cho con và cách ni dưỡng trẻ [3].
1.4.5 Xét nghiệm HIV trong chương trình dự phịng lây truyền từ mẹ sang
con
Xét nghiệm cho phụ nữ mang thai nhằm thơng báo về tình trạng nhiễm
HIV của họ và tiến hành các can thiệp để dự phòng lây truyền từ mẹ sang con,
cho bạn tình cũng như hỗ trợ về mặt y tế xã hội. Nếu kết quả xét nghiệm âm
tính cũng cần tham vấn để phịng tránh lây nhiễm HIV cho bản thân.
Đối với trẻ sơ sinh, việc xét nghiệm nhằm xác định tình trạng nhiễm HIV của
trẻ để lập kế hoạch theo dõi và chăm sóc trẻ trong tương lai đồng thời tiến hành
những can thiệp y tế cho trẻ. Ngoài ra việc xét nghiệm HIV cho trẻ còn dùng để
đánh giá hiệu quả của chương trình dự phịng lây truyền từ mẹ sang con [9].
Các loại xét nghiệm HIV cho trẻ em:
Xét nghiệm tìm kháng thể trong máu: đối với tất cả trẻ em sinh ra từ các
bà mẹ bị nhiễm HIV đều có kết quả xét nghiệm dương tính ngay sau khi đẻ.
Kết quả dương tính này có thể do kháng thể của mẹ truyền sang hoặc có thể do
trẻ đã bị nhiễm HIV trong bào thai. Do vậy xét nghiệm tìm kháng thể chỉ có giá
trị khi trẻ hơn 18 tháng tuổi có nghĩa là nếu kết quả xét nghiệm dương tính
trong thời gian này thì chắc chắn rằng trẻ đã bị nhiễm HIV.
Xét nghiệm phát hiện virus: là xét nghiệm phát hiện trực tiếp virus trong

máu của trẻ, xét nghiệm này có giá thành cao và khơng sẵn có, chỉ tiến hành tại
các trung tâm lớn. Xét nghiệm tìm virus trong máu có thể phát hiện 25 – 50%
số trẻ nhiễm HIV ngay sau khi mới đẻ và >90% trẻ được phát hiện bị nhiễm
HIV sau một tháng tuổi [9].


×