Tải bản đầy đủ (.doc) (208 trang)

Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học phổ thông các tỉnh đông nam bộ trong bối cảnh đổi mới giáo dục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 208 trang )

B GIO DC V O TO
TRNG I HC S PHM H NI
PHM NGC HI
PHáT TRIểN ĐộI NGũ CáN Bộ QUảN Lý TRƯờNG
TRUNG HọC PHổ THÔNG CáC TỉNH ĐÔNG NAM Bộ
TRONG BốI CảNH ĐổI MớI GIáO DụC
LUN N TIN S GIO DC HC
H NI - 2014
B GIO DC V O TO
TRNG I HC S PHM H NI
PHM NGC HI
PHáT TRIểN ĐộI NGũ CáN Bộ QUảN Lý TRƯờNG
TRUNG HọC PHổ THÔNG CáC TỉNH ĐÔNG NAM Bộ
TRONG BốI CảNH ĐổI MớI GIáO DụC
Chuyờn ngnh : Qun lý giỏo dc
Mó s : 62.14.01.14
LUN N TIN S GIO DC HC
Ngi hng dn khoa hc: 1. PGS. TS PHM KHC CHNG
2. PGS. TS PHAN MINH TIN
i
HÀ NỘI - 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận án
là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ một
công trình nào khác.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
Phạm Ngọc Hải
ii
LỜI CẢM ƠN
Với những tình cảm chân thành và tấm lòng biết ơn sâu sắc nhất, tôi xin trân


trọng cảm ơn:
PGS.TS. Phạm Khắc Chương và PGS.TS. Phan Minh Tiến, người thầy, người
hướng dẫn khoa học đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo, hướng dẫn tôi trong suốt quá
trình nghiên cứu và hoàn thành luận án.
Ban Giám hiệu; Phòng Đào tạo Sau Đại học trường Đại học sư phạm Hà
Nội.
Khoa Quản lý Giáo dục trường Đại học sư phạm Hà Nội.
Quí Thầy giáo, Cô giáo đã giảng dạy, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và
nghiên cứu.
Sở Giáo dục và Đào tạo, Ban Giám hiệu, quý Thầy giáo, Cô giáo các trường
Cao đẳng, Đại học, Trung học phổ thông trên địa bàn các tỉnh Tây Ninh, Bình
Dương, Bình Phước đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ, hỗ trợ, cung cấp các số
liệu trong quá trình tôi thực hiện luận án.
Gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã quan tâm, động viên, giúp đỡ, tạo điều kiện
thuận lợi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án.
Hà Nội, tháng năm 2014
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
Phạm Ngọc Hải
iii
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa i
L I CAM OANỜ Đ ii
L I C M NỜ Ả Ơ iii
M C L CỤ Ụ iv
DANH M C CÁC CH VI T T T TRONG LU N ÁN Ụ Ữ Ế Ắ Ậ x
DANH M C CÁC B NG TRONG LU N ÁNỤ Ả Ậ xi
DANH M C CÁC BI U TRONG LU N ÁNỤ Ể ĐỒ Ậ xiii
M UỞ ĐẦ 1
Ch ng 1ươ

C S LÝ LU N V PHÁT TRI NƠ Ở Ậ Ề Ể
I NG CÁN B QU N LÝ TR NG TRUNG H C PHĐỘ Ũ Ộ Ả ƯỜ Ọ Ổ
THÔNG 8
1.1. T ng quan nghiên c u v n ổ ứ ấ đề 8
1.1.1. Tình hình nghiên c u v phát tri n i ng cán b qu n l nhà ứ ề ể độ ũ ộ ả ý
tr ng trên th gi i ườ ế ớ 8
1.1.2. Tình hình nghiên c u v phát tri n i ng cán b qu n l nhà ứ ề ể độ ũ ộ ả ý
tr ng Vi t Nam ườ ở ệ 10
1.2. Các khái ni m c b n ệ ơ ả 15
1.2.1. i ng cán b qu n l , i ng cán b qu n l tr ng trung h c Độ ũ ộ ả ý độ ũ ộ ả ý ườ ọ
ph thông ổ 15
1.2.2. Phát tri n i ng cán b qu n lể độ ũ ộ ả ý 17
1.2.3. Phát tri n i ng cán b qu n l tr ng trung h c ph thông ể độ ũ ộ ả ý ườ ọ ổ 20
1.3. i ng cán b qu n l tr ng trung h c ph thông trong b i c nh i Độ ũ ộ ả ý ườ ọ ổ ố ả đổ
m i giáo d cớ ụ 21
1.3.1. V trí, vai trò i ng cán b qu n l tr ng trung h c ph thông ị độ ũ ộ ả ý ườ ọ ổ
trong b i c nh i m i giáo d c ố ả đổ ớ ụ 21
iv
1.3.2. Các quan i m và yêu c u phát tri n i ng cán b qu n l đ ể ầ ể độ ũ ộ ả ý
tr ng trung h c ph thôngườ ọ ổ 27
1.3.3. Nh ng yêu c u i v i cán b qu n l tr ng trung h c ph thông ữ ầ đố ớ ộ ả ý ườ ọ ổ
trong b i c nh i m i giáo d c ố ả đổ ớ ụ 30
1.4. Phát tri n i ng cán b qu n l tr ng trung h c ph thông ể độ ũ ộ ả ý ườ ọ ổ 36
1.4.1. M c tiêu phát tri n i ng cán b qu n l tr ng trung h c ph ụ ể độ ũ ộ ả ý ườ ọ ổ
thông 36
1.4.2. N i dung phát tri n i ng cán b qu n l tr ng trung h c ph ộ ể độ ũ ộ ả ý ườ ọ ổ
thông 36
1.4.3. Các y u t nh h ng n công tác phát tri n i ng cán b qu n ế ố ả ưở đế ể độ ũ ộ ả
l tr ng trung h c ph thôngý ườ ọ ổ 41
1.5. Các ch th qu n l phát tri n i ng cán b qu n l tr ng trung h c ủ ể ả ý ể độ ũ ộ ả ý ườ ọ

ph thôngổ 44
1.5.1. y ban nhân dân t nhỦ ỉ 44
1.5.2. S Giáo d c - ào t o ở ụ Đ ạ 45
1.6. Kinh nghi m qu c t v phát tri n i ng cán b qu n l tr ng trung ệ ố ế ề ể độ ũ ộ ả ý ườ
h c ph thôngọ ổ 46
1.6.1. Kinh nghi m c a Hoa Kệ ủ ỳ 46
1.6.2. Kinh nghi m c a Canadaệ ủ 48
1.6.3. Kinh nghi m c a New Zealandệ ủ 48
1.6.4. Kinh nghi m c a m t s n c Châu Áệ ủ ộ ố ướ 51
1.6.5. Bài h c và kinh nghi m ọ ệ 52
Ti u k t ch ng 1ể ế ươ 53
Ch ng 2ươ
TH C TR NG I NG CÁN B QU N LÝỰ Ạ ĐỘ Ũ Ộ Ả
VÀ CÔNG TÁC PHÁT TRI N I NG CÁN B QU N LÝỂ ĐỘ Ũ Ộ Ả
TR NG TRUNG H C PH THÔNG CÁC T NH ÔNG NAM B ƯỜ Ọ Ổ Ỉ Đ Ộ 55
2.1. Khái quát v i u ki n t nhiên, kinh t - xã h i các t nh ông Nam B ề đ ề ệ ự ế ộ ỉ Đ ộ .55
v
2.1.1. i u ki n t nhiên các t nh ông Nam B Đ ề ệ ự ỉ Đ ộ 55
2.1.2. Tình hình kinh t - xã h i các t nh ông Nam B ế ộ ỉ Đ ộ 56
2.2. Khái quát v giáo d c và ào t o các t nh ông Nam B ề ụ đ ạ ỉ Đ ộ 58
2.2.1. Tình hình phát tri n giáo d c và ào t o các t nh ông Nam B ể ụ đ ạ ỉ Đ ộ 58
2.2.2. Tình hình phát tri n giáo d c trung h c ph thông các t nh ông Nam ể ụ ọ ổ ỉ Đ
B ộ 63
2.3. Khái quát v quá trình t ch c kh o sát th c tr ngề ổ ứ ả ự ạ 69
2.3.1. M c ích kh o sátụ đ ả 69
2.3.2. N i dung kh o sátộ ả 70
2.3.3. Ph ng pháp kh o sát ươ ả 70
2.3.4. i t ng, a bàn và khách th kh o sát Đố ượ đị ể ả 70
2.4. Th c tr ng i ng cán b qu n l tr ng trung h c ph thông các t nh ự ạ độ ũ ộ ả ý ườ ọ ổ ỉ
ông Nam B (nghiên c u trên các t nh: Tây Ninh, Bình D ng, Bình Đ ộ ứ ỉ ươ

Ph c)ướ 70
2.4.1. Th c tr ng v s l ng, trình ào t o c a i ng cán b qu nự ạ ề ố ượ độ đ ạ ủ độ ũ ộ ả
l tr ng trung h c ph thông ý ườ ọ ổ 71
2.4.2. Th c tr ng v c c u i ng cán b qu n l tr ng trung h c ự ạ ề ơ ấ độ ũ ộ ả ý ườ ọ
ph thông ổ 73
2.4.3. Th c tr ng v ph m ch t chính tr , o c ngh nghi p c a i ự ạ ề ẩ ấ ị đạ đứ ề ệ ủ độ
ng cán b qu n l tr ng trung h c ph thông ũ ộ ả ý ườ ọ ổ 75
2.4.4. Th c tr ng v n ng l c chuyên môn và nghi p v s ph m c a iự ạ ề ă ự ệ ụ ư ạ ủ độ
ng cán b qu n l tr ng trung h c ph thông ũ ộ ả ý ườ ọ ổ 77
2.4.5. Th c tr ng v n ng l c qu n l nhà tr ng c a i ng cán b ự ạ ề ă ự ả ý ườ ủ độ ũ ộ
qu n l tr ng trung h c ph thôngả ý ườ ọ ổ 78
2.4.6. ánh giá chung v i ng cán b qu n l tr ng trung h c ph Đ ề độ ũ ộ ả ý ườ ọ ổ
thông 80
2.5. Th c tr ng công tác phát tri n i ng cán b qu n l tr ng trung h c ự ạ ể độ ũ ộ ả ý ườ ọ
ph thông các t nh ông Nam B ổ ỉ Đ ộ 84
vi
2.5.1. Th c tr ng v vi c th c hi n các n i dung phát tri n i ng cán ự ạ ề ệ ự ệ ộ ể độ ũ
b qu n l tr ng trung h c ph thôngộ ả ý ườ ọ ổ 84
2.5.2. Thu n l i, khó kh n trong công tác phát tri n i ng cán b qu n lậ ợ ă ể độ ũ ộ ả ý
tr ng trung h c ph thông ườ ọ ổ 90
2.5.3. Nh n nh ánh giá chung v th c tr ng công tác phát tri n i ngậ đị đ ề ự ạ ể độ ũ
cán b qu n l tr ng trung h c ph thông các t nh ông Nam B ộ ả ý ườ ọ ổ ỉ Đ ộ 95
Ti u k t ch ng 2ể ế ươ 96
Ch ng 3ươ
GI I PHÁP PHÁT TRI N I NG CÁN B QU N LÝẢ Ể ĐỘ Ũ Ộ Ả
TR NG TRUNG H C PH THÔNG CÁC T NH ÔNG NAM BƯỜ Ọ Ổ Ỉ Đ Ộ
TRONG B I C NH I M I GIÁO D C Ố Ả ĐỔ Ớ Ụ 99
3.1. Các c n c có tính ch t nh h ng cho vi c xác l p các gi i phápă ứ ấ đị ướ ệ ậ ả 99
3.1.1. Yêu c u i m i giáo d c và v n phát tri n i ng cán b ầ đổ ớ ụ ấ đề ể độ ũ ộ
qu n l nhà tr ng ả ý ườ 99

3.1.2. Quan i m c a ng và Nhà n c v giáo d c - ào t o và công đ ể ủ Đả ướ ề ụ đ ạ
tác cán b trong th i k công nghi p hóa, hi n i hóaộ ờ ỳ ệ ệ đạ 101
3.1.3. Yêu c u phát tri n kinh t - xã h i và v n ào t o ngu n nhân ầ ể ế ộ ấ đề đ ạ ồ
l c khu v c ông Nam B ự ự Đ ộ 104
3.1.4. Quan i m phát tri n i ng cán b qu n l các tr ng trung đ ể ể độ ũ ộ ả ý ườ
h c ph thông ọ ổ 108
3.1.5. Các nguyên t c phát tri n i ng cán b qu n l tr ng trung h cắ ể độ ũ ộ ả ý ườ ọ
ph thông ổ 110
3.2. Các gi i pháp phát tri n i ng cán b qu n l tr ng trung h c ph ả ể độ ũ ộ ả ý ườ ọ ổ
thông 112
3.2.1. T ng c ng s lãnh o c a ng, qu n l c a Nhà n c, nâng ă ườ ự đạ ủ Đả ả ý ủ ướ
cao nh n th c và s ph i h p gi a S Giáo d c và ào t o v i c pậ ứ ự ố ợ ữ ở ụ Đ ạ ớ ấ
y a ph ng v công tác phát tri n cán b qu n l tr ng trung ủ đị ươ ề ể ộ ả ý ườ
h c ph thôngọ ổ 113
vii
3.2.2. Xây d ng quy ho ch, k ho ch phát tri n i ng cán b qu n l ự ạ ế ạ ể độ ũ ộ ả ý
tr ng trung h c ph thông các t nh ông Nam B áp ng yêu c u ườ ọ ổ ỉ Đ ộ đ ứ ầ
v s l ng, phù h p v c c uề ố ượ ợ ề ơ ấ 117
3.2.3. T ch c ào t o, b i d ng cán b qu n l tr ng trung h c ph ổ ứ đ ạ ồ ưỡ ộ ả ý ườ ọ ổ
thông theo h ng nâng cao ph m ch t và n ng l c c a i ng cán ướ ẩ ấ ă ự ủ độ ũ
b qu n l , áp ng yêu c u i m i giáo d c hi n nay ộ ả ý đ ứ ầ đổ ớ ụ ệ 122
3.2.4. Nâng cao hi u qu công tác tuy n ch n, b nhi m, mi n nhi m, ệ ả ể ọ ổ ệ ễ ệ
phân công, b trí và s d ng có hi u qu i ng cán b qu n l ố ử ụ ệ ả độ ũ ộ ả ý
tr ng trung h c ph thông ườ ọ ổ 125
3.2.5. T ng c ng công tác ki m tra, ánh giá i ng cán b qu n l ă ườ ể đ độ ũ ộ ả ý
tr ng trung h c ph thông ườ ọ ổ 128
3.2.6. Th c hi n t t ch chính sách, t o i u ki n và ng l c ho t ự ệ ố ế độ ạ đ ề ệ độ ự ạ
ng cho i ng cán b qu n l tr ng trung h c ph thông độ độ ũ ộ ả ý ườ ọ ổ 131
3.3. M i quan h gi a các gi i pháp ố ệ ữ ả 136
3.4. Kh o nghi m, th nghi m gi i phápả ệ ử ệ ả 137

3.4.1. Kh o nghi m nh n th c v tính c n thi t và tính kh thi c a các ả ệ ậ ứ ề ầ ế ả ủ
gi i pháp xu tả đề ấ 137
3.4.2. Th nghi m gi i pháp ử ệ ả 143
Ti u k t ch ng 3ể ế ươ 146
K T LU N VÀ KHUY N NGHẾ Ậ Ế Ị 149
1. K t lu nế ậ 149
2. Khuy n ngh ế ị 151
DANH M C CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN C U C A TÁC GI Ụ Ứ Ủ Ả
LIÊN QUAN N TÀI LU N ÁNĐẾ ĐỀ Ậ 155
DANH M C TÀI LI U THAM KH O Ụ Ệ Ả 156
PH L CỤ Ụ 166
viii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
BGH : Ban Giám hiệu
CBQL : Cán bộ quản lý
CBQLGD : Cán bộ quản lý giáo dục
CNTT : Công nghệ thông tin
CNH-HĐH : Công nghiệp hóa - hiện đại hóa
CSVN : Cộng sản Việt Nam
ĐTB : Điểm trung bình
GD : Giáo dục
GD-ĐT : Giáo dục và Đào tạo
GDPT : Giáo dục phổ thông
GV : Giáo viên
HS : Học sinh
HT : Hiệu trưởng
KH-CN : Khoa học công nghệ
KT-XH : Kinh tế - xã hội
PHT : Phó Hiệu trưởng
QLGD : Quản lý giáo dục

THCS : Trung học cơ sở
THPT : Trung học phổ thông
TTCM : Tổ trưởng chuyên môn
UBND : Ủy ban nhân dân
XHCN : Xã hội chủ nghĩa
ix
DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN ÁN
Ký hiệu Nội dung các bảng Trang
B ng 1.1. Trình và các i u ki n c n có c a HT tr ng THPTả độ đ ề ệ ầ ủ ườ 51
B ng 2.1. Quy mô HS tr ng THPT (Tây Ninh, Bình D ng, Bìnhả ườ ươ
Ph c) ướ
giai o n 2008 -2013đ ạ 63
B ng 2.2. S l ng và trình ào t o c a CBQL tr ng THPT ả ố ượ độ đ ạ ủ ườ 71
B ng 2.3. C c u i ng CBQL tr ng trung h c ph thôngả ơ ấ độ ũ ườ ọ ổ 73
B ng 2.4. M c ánh giá v ph m ch t chính tr và o c nghả ứ độ đ ề ẩ ấ ị đạ đứ ề
nghi pệ 75
B ng 2.5. M c ánh giá v n ng l c chuyên môn, nghi p v sả ứ độ đ ề ă ự ệ ụ ư
ph mạ 77
B ng 2.6. M c ánh giá v n ng l c qu n l nhà tr ng ả ứ độ đ ề ă ự ả ý ườ
c a i ng CBQL tr ng THPT ủ độ ũ ườ 78
B ng 2.7. ánh giá chung v ph m ch t và n ng l c c a i ngả Đ ề ẩ ấ ă ự ủ độ ũ
CBQL tr ng THPT ườ 80
B ng 2.8. ánh giá chung v m c áp ng c a i ng CBQLả Đ ề ứ độ đ ứ ủ độ ũ
tr ng THPT i v i yêu c u i m i QLGD ườ đố ớ ầ đổ ớ 82
B ng 2.9. ánh giá các n i dung ang th c hi n phát tri n ả Đ ộ đ ự ệ để ể
i ng CBQL tr ng THPTđộ ũ ườ 84
B ng 2.10. Ý ki n ánh giá y u t thu n l i nh h ng nả ế đ ế ố ậ ợ ả ưở đế
phát tri n i ng CBQL tr ng THPTể độ ũ ườ 90
B ng 2.11. Ý ki n ánh giá y u t khó kh n nh h ng n ả ế đ ế ố ă ả ưở đế
phát tri n i ng CBQL tr ng THPTể độ ũ ườ 92

B ng 2.12. Y u t khách quan nh h ng n sả ế ố ả ưở đế ự
phát tri n i ng CBQL tr ng THPT ể độ ũ ườ 93
B ng 2.13. Y u t ch quan nh h ng n s ả ế ố ủ ả ưở đế ự
phát tri n i ng CBQL tr ng THPT ể độ ũ ườ 94
x
B ng 3.1. K t qu kh o nghi m nh n th c v tính c n thi t ả ế ả ả ệ ậ ứ ề ầ ế
c a các gi i pháp phát tri n i ng CBQL tr ng THPT ủ ả ể độ ũ ườ 138
B ng 3.2. K t qu kh o nghi m nh n th c v tính kh thiả ế ả ả ệ ậ ứ ề ả
c a các gi i pháp phát tri n i ng CBQL tr ng THPT ủ ả ể độ ũ ườ 139
B ng 3.3. T ng quan gi a tính c n thi t và tính kh thi c a các gi iả ươ ữ ầ ế ả ủ ả
pháp 141
B ng 3.4. K t qu ánh giá ki n th c v qu n l nhà tr ng ả ế ả đ ế ứ ề ả ý ườ
c a i ng CBQL tr c và sau khi d khóa b i d ng ủ độ ũ ướ ự ồ ưỡ 145
xi
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ TRONG LUẬN ÁN
Ký hiệu Nội dung các biểu đồ Trang
Bi u 2.1. So sánh TB m c ánh giá ph m chât và n ng l cể đồ Đ ứ độ đ ẩ ă ự
c a CBQL tr ng THPT ủ ườ 81
Bi u 2.2. So sánh TB m c ánh giá và m c áp ng ể đồ Đ ứ độ đ ứ độ đ ứ
c a các ph m ch t, n ng l c c a CBQL tr ng THPT ủ ẩ ấ ă ự ủ ườ 84
Bi u 2.3. So sánh TB ánh giá c a các n i dung ể đồ Đ đ ủ ộ
phát tri n CBQL tr ng THPTể ườ 85
Bi u 3.1. T ng quan gi a tính c n thi t và tính kh thi ể đồ ươ ữ ầ ế ả
c a các gi i pháp m i xu tủ ả ớ đề ấ 143
xii
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sự hội nhập và giao lưu quốc tế khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của GD-
ĐT trong thời kỳ mới; GD-ĐT là nhân tố quyết định sự thành công quá trình CNH-
HĐH đất nước. Nghị quyết hội nghị Ban chấp hành Trung ương khóa VIII lần II của

Đảng CSVN chỉ rõ: “Khâu then chốt để thực hiện chiến lược phát triển GD là phải
đặc biệt chăm lo đào tạo và tiêu chuẩn hóa đội ngũ GV cũng như CBQLGD cả về
chính trị, tư tưởng đạo đức và chuyên môn nghiệp vụ”, “Đổi mới cơ chế quản lý, bồi
dưỡng cán bộ, sắp xếp, chấn chỉnh và nâng cao năng lực của bộ máy quản lý GD-ĐT”
[30].
Chỉ thị số 40/CT-TW ngày 15 tháng 6 năm 2004 của Ban Bí thư Trung ương
Đảng CSVN (khóa IX) khẳng định: “Phát triển GD-ĐT là quốc sách hàng đầu, là một
trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp CNH-HĐH đất nước, là điều
kiện để phát huy nguồn lực con người. Đây là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân,
trong đó nhà giáo và CBQLGD là lực lượng nòng cốt, có vai trò quan trọng” [36].
Nghị quyết 40/2000/QH10 ngày 09/12/2000 của Quốc hội nước Cộng hòa
XHCN Việt Nam đã nêu rõ: “Mục tiêu của đổi mới chương trình GDPT là xây dựng
nội dung chương trình, phương pháp GD, sách giáo khoa phổ thông mới nhằm nâng
cao chất lượng GD toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực
phục vụ CNH-HĐH đất nước, phù hợp với thực tiễn và truyền thống Việt Nam, tiếp
cận trình độ GDPT ở các nước phát triển trong khu vực và thế giới.
Đổi mới nội dung chương trình, sách giáo khoa, phương pháp dạy và học
phải được thực hiện đồng bộ với việc nâng cấp và đổi mới trang thiết bị dạy học, tổ
chức đánh giá, thi cử, chuẩn hóa trường sở, đào tạo, bồi dưỡng GV và công tác
QLGD ” [79].
Mục tiêu phát triển GD đã xác định: “Ưu tiên nâng cao chất lượng đào tạo
nhân lực, CBQL, đẩy nhanh tiến độ thực hiện phổ cập THCS, đổi mới mục tiêu, nội
dung, chương trình, phương pháp GD các cấp học, bậc học. Phát triển đội ngũ nhà
giáo đáp ứng yêu cầu vừa tăng qui mô vừa nâng cao chất lượng hiệu quả, đổi mới
QLGD tạo cơ sở pháp lý và phát huy nội lực phát triển GD” [79].
Quan điểm, mục tiêu chiến lược phát triển KT-XH giai đoạn 2011-2020 và
Phương hướng nhiệm vụ phát triển đất nước 5 năm 2011-2015 trong Nghị quyết Đại
hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng CSVN nêu rõ: “Phát triển, nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những yếu
1

tố quyết định sự phát triển nhanh, bền vững đất nước. Đổi mới căn bản, toàn diện nền
GD theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa; đổi mới chương trình, nội dung;
phương pháp dạy và học; đổi mới cơ chế QLGD, phát triển đội ngũ GV và CBQLGD,
đào tạo Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt là đội ngũ cán bộ lãnh
đạo, quản lý giỏi…” [37].
Chiến lược phát triển GD 2011-2020 ban hành theo Quyết định số 711 ngày 13-
6-2012 của Thủ tướng Chính phủ đã đánh giá tình hình GD Việt Nam giai đoạn 2001-
2010 về đội ngũ nhà giáo và đội ngũ CBQLGD: “Một bộ phận nhà giáo và CBQL
chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ GD trong thời kỳ mới. Đội ngũ nhà giáo vừa
thừa, vừa thiếu cục bộ, vừa không đồng bộ về cơ cấu chuyên môn. Tỷ lệ nhà giáo có
trình độ sau đại học trong GD đại học còn thấp; tỷ lệ sinh viên trên giảng viên chưa đạt
mức chỉ tiêu đề ra trong Chiến lược phát triển GD 2001-2010. Vẫn còn một bộ phận
nhỏ nhà giáo và CBQLGD có biểu hiện thiếu trách nhiệm và tâm huyết với nghề, vi
phạm đạo đức và lối sống, ảnh hưởng không tốt tới uy tín nhà giáo trong xã hội. Năng
lực của một bộ phận nhà giáo và CBQLGD còn thấp. Các chế độ chính sách đối với
nhà giáo và CBQLGD, đặc biệt là chính sách lương và phụ cấp theo lương, chưa thỏa
đáng, chưa thu hút được người giỏi vào ngành GD, chưa tạo được động lực phấn đấu
vươn lên trong hoạt động nghề nghiệp. Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo
chưa đáp ứng được các yêu cầu đổi mới GD” [23].
Để thực hiện đổi mới GDPT, ngoài việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa,
trang thiết bị dạy học, tổ chức thi cử, đánh giá, chuẩn hóa trường sở Trong đó, vấn đề
nâng cao chất lượng đội ngũ GV và CBQLGD có vai trò quyết định. Trước những yêu
cầu của xã hội đòi hỏi ngày càng cao, cần phải nâng cao năng lực cho CBQL để giúp
họ có thể thực hiện tốt các nhiệm vụ quản lý được giao ở nhà trường.
Thực hiện Quyết định số 09/2005/TTg ngày 11/01/2005 của Thủ tướng Chính
phủ về việc phê duyệt Đề án “Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và
CBQLGD giai đoạn 2005-2010”, theo tinh thần Chỉ thị số 40/CT/TW ngày 15/06/2004
của Ban Bí thư Trung ương Đảng; từ đó đến nay, ngành GD-ĐT đề ra nhiều biện pháp
thực hiện và bước đầu đạt được những kết quả nhất định.
THPT là một cấp học của hệ thống GD quốc dân, là cấp học rất quan trọng góp

phần vào việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài. Luật Giáo dục
năm 2005 đã xác định mục tiêu của cấp học này: “GD THPT nhằm giúp HS củng cố
và phát triển những kết quả của GD THCS, hoàn thiện học vấn phổ thông và những
2
hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp, có điều kiện phát huy năng lực cá
nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung học chuyên
nghiệp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động”.
Để các trường THPT hoàn thành được nhiệm vụ chính trị của mình trước yêu
cầu, nhiệm vụ cách mạng của Đảng, trong bối cảnh đất nước tích cực đẩy nhanh quá
trình hội nhập, toàn cầu hóa với thời đại kinh tế tri thức, đòi hỏi thanh niên trong độ
tuổi phải có trình độ cao, nguồn lực lao động dồi dào, đáp ứng nhu cầu phát triển của
đất nước, hiện nay, nhiều địa phương các tỉnh Đông Nam Bộ đã, đang thực hiện nhiệm
vụ phổ cập GD THPT cho người dân trong độ tuổi; ngành GD đang thực hiện đổi mới
GDPT về: nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy, phương pháp đánh giá…
Thực hiện có hiệu quả các yêu cầu trên, rất cần sự chuẩn bị để có được đội ngũ CBQL
các trường THPT đủ về số lượng, có phẩm chất và năng lực tốt để thực thi nhiệm vụ
đào tạo của nhà trường.
Trong tình hình hiện nay, chất lượng đội ngũ CBQL ở các trường THPT các
tỉnh Đông Nam Bộ vẫn chưa đáp ứng tốt yêu cầu nâng cao chất lượng do ngành GD
đặt ra, chưa đáp ứng yêu cầu trong tình hình KT-XH trong thời kỳ mới. Một số địa
phương chưa quan tâm, chưa thấy được vị trí, vai trò của đội ngũ này. Do đó, từ
việc đề bạt, xây dựng đến việc phát triển đội ngũ CBQL vẫn còn tùy tiện, theo kinh
nghiệm, chưa có cơ sở khoa học. Vì vậy, chưa phát huy được vai trò của đội ngũ
CBQL trong việc thực hiện nhiệm vụ quản lý nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy
và GD.
Do đó, việc nghiên cứu đề xuất giải pháp nhằm xây dựng, phát triển đội ngũ
CBQL trường THPT đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đảm bảo chất lượng, có khả
năng hoàn thành tốt nhiệm vụ của Đảng, Nhà nước giao phó và đáp ứng yêu cầu của
chiến lược phát triển KT-XH đến năm 2020 của các tỉnh miền Đông Nam Bộ là vấn đề
mang tính cấp thiết.

Xuất phát từ những lý do trên đây, chúng tôi nghiên cứu đề tài: “Phát triển đội
ngũ cán bộ quản lý trường Trung học Phổ thông các tỉnh Đông Nam Bộ trong bối
cảnh đổi mới giáo dục”.
2. Mục đích nghiên cứu
3
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát, đánh giá thực trạng, đề xuất các giải
pháp phát triển đội ngũ CBQL trường THPT các tỉnh Đông Nam Bộ, đáp ứng yêu cầu
đổi mới GD.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Công tác quản lý đội ngũ CBQL trường THPT.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Giải pháp phát triển đội ngũ CBQL trường THPT các tỉnh Đông Nam Bộ.
4. Giả thuyết khoa học
Đội ngũ CBQL trường THPT các tỉnh Đông Nam Bộ vẫn còn thiếu và yếu,
chưa đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp GD của khu vực và đất nước. Nếu xác lập và thực
hiện đồng bộ các giải pháp phát triển đội ngũ CBQL mang tính khoa học, phù hợp với
thực tiễn địa phương, thực hiện GD-ĐT đội ngũ CBQL đạt đến sự chuẩn hóa, trên
chuẩn, hiện đại hóa; thực hiện các chính sách, chế độ để đảm bảo sức khỏe (thể lực, trí
lực, tâm lực) cho CBQL; tạo ra môi trường làm việc tốt nhất để đội ngũ CBQL nâng
cao hiệu quả làm việc; bố trí công việc một cách hợp lý, đồng bộ giữa các yếu tố chất
lượng, số lượng và cơ cấu đội ngũ CBQL; thực hiện dân chủ hóa, giúp CBQL phát huy
mọi tiềm năng cá nhân và phát triển bản thân thì có thể xây dựng được đội ngũ CBQL
đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đảm bảo về chất lượng, có tâm, có tài, có bản lĩnh,
góp phần giúp các trường THPT và ngành GD các tỉnh Đông Nam Bộ thực hiện thắng
lợi chủ trương đổi mới sự nghiệp GDPT, đáp ứng yêu cầu nâng cao dân trí, đào tạo
nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, thực hiện thành công sự nghiệp CNH-HĐH đất nước,
thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Xây dựng cơ sở lý luận về vấn đề phát triển đội ngũ CBQL trường THPT.

5.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng đội ngũ CBQL và việc phát triển đội ngũ
CBQL trường THPT các tỉnh Đông Nam Bộ.
5.3. Đề xuất các giải pháp phát triển đội ngũ CBQL trường THPT các tỉnh
Đông Nam Bộ, đáp ứng yêu cầu đổi mới GD.
6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
6.1. Nguyên tắc tiếp cận
* Nguyên tắc tiếp cận hệ thống
4
Các trường THPT là một bộ phận trong phân hệ GDPT của hệ thống GD quốc
dân. Những vấn đề về GD THPT được nghiên cứu, xem xét trong mối quan hệ tác
động qua lại giữa GD THPT với các bộ phận GD Tiểu học và GD THCS cũng như với
hệ thống lớn là hệ thống GD quốc dân.
Đội ngũ CBQL trường THPT là chủ thể của quá trình quản lý trường THPT, vì
vậy, phát triển đội ngũ CBQL trường THPT phải gắn liền với việc thực hiện mục tiêu
GD THPT, yêu cầu đổi mới quản lý, đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy
học ở trường THPT hiện nay.
Mặt khác, công tác phát triển đội ngũ CBQL trường THPT cũng là một hệ thống
bao gồm nhiều khâu, nhiều nội dung, nhiều thành tố có quan hệ biện chứng với nhau và
với việc phát triển các hoạt động khác của GD THPT nói riêng và GD-ĐT nói chung.
* Nguyên tắc tiếp cận phức hợp
Việc nghiên cứu phát triển đội ngũ CBQL trường THPT dựa trên nhiều lý
thuyết khác nhau như khoa học QLGD, lý thuyết phát triển nhân sự, GD học, tâm lý
học… trong sự tác động phức hợp giữa chúng để nghiên cứu thực tiễn, đề xuất các giải
pháp phát triển đội ngũ này một cách có hiệu quả.
* Nguyên tắc tiếp cận phát triển
Việc chuẩn hóa đội ngũ CBQL trường THPT cần được đặt trong bối cảnh phát
triển chung của nền KT-XH và của hệ thống GD cũng như trong quá trình phấn đấu đạt
chuẩn và phát triển trên chuẩn HT trường THPT trong bối cảnh đổi mới GD.
6.2. Phương pháp nghiên cứu
* Phương pháp nghiên cứu lý luận

Thực hiện hồi cứu, phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa trong quá
trình nghiên cứu các nguồn tài liệu lý luận và thực tiễn có liên quan đến công tác phát
triển đội ngũ CBQL trường THPT, bao gồm:
- Các tài liệu, văn kiện của Đảng (Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chấp hành
Trung ương) và Nhà nước (Quốc hội, Chính phủ, các Bộ - Ngành) về phát triển GD,
xây dựng đội ngũ CBQLGD các cấp.
- Các kết quả nghiên cứu, tài liệu trong nước và ngoài nước (nước ngoài, các tổ
chức quốc tế) về phát triển GD, xây dựng và phát triển đội ngũ CBQL trường THPT.
* Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp điều tra: Xây dựng các bảng điều tra phù hợp với nội dung đề tài
luận án; tổ chức điều tra; thống kê, phân tích các dữ liệu để có những nhận xét, đánh
giá chính xác về đội ngũ CBQL trường THPT thuộc khu vực Đông Nam Bộ.
5
- Phương pháp chuyên gia: Thông qua hội thảo khoa học, thông qua hỏi ý kiến
của các nhà khoa học, của CBQLGD các cấp có nhiều kinh nghiệm (bằng văn bản và
phỏng vấn) để đánh giá tình hình đội ngũ CBQL trường THPT các tỉnh Đông Nam Bộ
và các giải pháp đề xuất.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Tổng kết những kinh nghiệm của GD
THPT, của việc phát triển đội ngũ CBQL các trường THPT ở địa bàn nghiên cứu và
các địa phương để rút ra kinh nghiệm bổ ích cho việc phát triển đội ngũ CBQL trường
THPT các tỉnh Đông Nam Bộ.
- Phương pháp khảo nghiệm, thử nghiệm:
+ Xin ý kiến đánh giá của chuyên gia thông qua phiếu hỏi, phỏng vấn về các kết
quả nghiên cứu, các giải pháp đã được luận án đề xuất.
+ Áp dụng thử vào thực tiễn một giải pháp quản lý phát triển đội ngũ CBQL
trường THPT đã được đề xuất trong luận án để đánh giá hiệu quả của giải pháp trên
thực tế.
* Nhóm các phương pháp xử lý thông tin
Sử dụng thống kê toán học để xử lý các kết quả nghiên cứu; sử dụng phần mềm
tin học và sử dụng các bảng biểu, mô hình, sơ đồ và đồ thị để phục vụ nghiên cứu và

biểu đạt các kết quả nghiên cứu.
7. Phạm vi nghiên cứu
- Luận án chỉ tập trung nghiên cứu về các yêu cầu của đội ngũ CBQL trường
THPT theo Chuẩn HT trường THPT của Bộ GD - ĐT.
- Khảo sát thực trạng đội ngũ CBQL và giải pháp phát triển đội ngũ CBQL
trường THPT các tỉnh Đông Nam Bộ, bao gồm: tỉnh Tây Ninh, tỉnh Bình Dương và
tỉnh Bình Phước.
- Đối tượng CBQL trường THPT mà đề tài nghiên cứu là HT và PHT.
- Chủ thể quản lý công tác phát triển đội ngũ CBQL trường THPT là UBND
tỉnh và Sở GD-ĐT.
8. Những luận điểm bảo vệ
- CBQL trường THPT (trong đó hiệu trưởng) là người đứng đầu nhà trường phải
thực hiện tốt cả hai vai trò quản lý và lãnh đạo trường học. Mục tiêu là chất lượng giáo
dục toàn diện của nhà trường phụ thuộc rất lớn vào phẩm chất và năng lực của đội ngũ
CBQL (được thể hiện ở phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp; năng lực chuyên
môn, nghiệp vụ sư phạm; năng lực quản lý nhà trường, trình độ ngoại ngữ, tin học ).
- Phát triển đội ngũ CBQL trường THPT đạt chuẩn và trên chuẩn là quan điểm
6
quan trọng trong lý luận phát triển nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH
của các tỉnh Đông Nam Bộ.
- Phát triển đội ngũ CBQL trường THPT các tỉnh Đông Nam Bộ góp phần thực
hiện đổi mới căn bản, toàn diện GD trong bối cảnh hiện nay.
- Phát triển đội ngũ CBQL trường THPT chịu sự tác động của nhiều yếu tố về
quản lý, kinh tế, môi trường xã hội và tâm lý cá nhân. Thông qua các yếu tố này có thể
tác động đến quá trình phấn đấu của đội ngũ CBQL và công tác phát triển đội ngũ
CBQL trường THPT các tỉnh Đông Nam Bộ.
- Công tác phát triển đội ngũ CBQL trường THPT các tỉnh Đông Nam Bộ thực
hiện có hiệu quả nếu có sự tham gia của các cơ quan quản lý, các tổ chức chính trị xã
hội, các trường đại học ở địa phương và của đội ngũ CBQL trường THPT.
9. Những đóng góp mới của luận án

- Luận án đã hệ thống hóa và góp phần hoàn thiện lý luận về phát triển đội
ngũ CBQL nhà trường nói chung, phát triển đội ngũ CBQL trường THPT nói riêng
nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH, phát triển nguồn nhân lực và đổi mới căn
bản, toàn diện GD.
- Đánh giá thực trạng đội ngũ CBQL về công tác phát triển đội ngũ CBQL
trường THPT các tỉnh Đông Nam Bộ, xác định những hạn chế, bất cập của đội ngũ
CBQL trường THPT về năng lực quản lý, lãnh đạo, về số lượng và cơ cấu trước
những yêu cầu của đổi mới GD, những bất cập trong các giải pháp đã thực hiện của
các cơ quan quản lý giáo dục tại địa phương.
- Đề xuất 6 giải pháp nhằm phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường THPT các
tỉnh Đông Nam Bộ, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và của địa phương trong giai
đoạn hiện nay.
- Xây dựng cơ sở khoa học và thực tiễn cho công tác phát triển đội ngũ CBQL
trường THPT các tỉnh Đông Nam Bộ nói riêng và cho các địa phương khác có điều
kiện tương tự.
10. Cấu trúc của luận án
* Phần mở đầu
* Phần nội dung: Có 3 chương
- Chương 1: Cơ sở lý luận về vấn đề phát triển đội ngũ CBQL trường THPT.
- Chương 2: Thực trạng đội ngũ CBQL và công tác phát triển đội ngũ CBQL
trường THPT các tỉnh Đông Nam Bộ.
7
- Chương 3: Giải pháp phát triển đội ngũ CBQL trường THPT các tỉnh Đông
Nam Bộ trong bối cảnh đổi mới GD.
* Phần kết luận và khuyến nghị
* Tài liệu tham khảo
* Phụ lục
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN
ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Tình hình nghiên cứu về phát triển đội ngũ cán bộ quản lý nhà trường
trên thế giới
Ở phương Đông cũng như phương Tây, từ thời kỳ cổ đại, con người đã biết
quan tâm tổ chức, xây dựng những nhóm người làm công việc quản lý xã hội.
Giữa thế kỉ thứ XVIII, ở phương Tây, các nhà khoa học Robert Owen (1771-
1858), Charles Babbage (1792-1871) và Andrew Ure (1778-1875) đã đưa ra ý tưởng:
muốn tăng năng suất lao động, cần tập trung giải quyết một số yếu tố chủ yếu là tạo ra
phúc lợi công cộng tìm giải pháp giám sát công nhân, quan tâm đến mối quan hệ giữa
người quản lý đối với người bị quản lý và nâng cao trình độ quản lý cho các nhà quản
lý. Sau đó, Frederick Winslow Taylor (1856-1915) với tác phẩm “The Principles of
Scientific Management” (Những nguyên tắc quản lý khoa học) xuất bản năm 1911 đã
đưa ra bốn nguyên tắc quản lý khoa học xác định các phương pháp hoàn thành mỗi loại
công việc, tuyển chọn và huấn luyện công nhân, sự hợp tác cần thiết của người quản lý
với người bị quản lý, bổn phận của người quản lý. Tiếp đó, Henri Fayol (1841-1925)
người Pháp, đã có công trình “Adiministration Industrielle et Generale” (Tổng quát về
quản lý hành chính) xuất bản năm 1916, theo ông, nếu người quản lý có đủ phẩm chất
và năng lực kết hợp nhuần nhuyễn các chức năng, các quy tắc và nguyên tắc quản lý thì
chất lượng và hiệu quả hoạt động của tổ chức sẽ được nâng cao.
Phát triển đội ngũ CBQL trong nhà trường từ lâu đã được đề cập trong các
nghiên cứu lý luận và được sử dụng rất sớm trong thực tiễn hoạt động GD ở các nước
trên thế giới. Theo Nguyễn Mạnh Tường thì từ thế kỷ XVI ở Châu Âu, khi đề cập đến
các biện pháp chấn hưng GD, người ta đã nhấn mạnh đến việc xây dựng và phát triển
đội ngũ CBQL. Các nội dung phát triển đội ngũ CBQL, cùng những biện pháp triển
khai chúng dần được bổ sung, ngày càng phong phú thêm, nhưng yếu tố chất lượng đội
ngũ luôn luôn được nhấn mạnh. Đến những năm cuối thập niên 60 của thế kỷ XX, khi
8
mà các khái niệm “vốn con người” (Human capital) và “nguồn lực con người” (Human
resources) xuất hiện ở Hoa Kỳ và sau đó thịnh hành trên thế giới (xuất hiện cuối thập
niên 60 bởi nhà kinh tế học người Mỹ Theodor Schoultz), sau đó thịnh hành vào những

năm 70, 80 với sự phát triển tiếp nối của nhà kinh tế người Mỹ nhận giải Nobel kinh tế
1992 Gary Backer, thì vấn đề phát triển đội ngũ GV và CBQLGD cũng được giải
quyết với tư cách là phát triển nguồn nhân lực của một ngành, lĩnh vực. Tuy nhiên, nội
dung và cách thức giải quyết vấn đề thì có sự khác nhau ở nhiều mức độ và phụ thuộc
rất lớn vào điều kiện thực tế của mỗi quốc gia và của mỗi giai đoạn lịch sử.
Từ năm 1980, nhà xã hội học người Mỹ Leonard Nadle đã đưa ra sơ đồ quản lý
nguồn nhân lực để diễn tả mối quan hệ và các nhiệm vụ của công tác quản lý nguồn
nhân lực. Theo ông, quản lý nguồn nhân lực gồm 3 nhiệm vụ chính:
- Phát triển nguồn nhân lực (gồm GD, đào tạo, bồi dưỡng, phát triển, nghiên
cứu, phục vụ);
- Sử dụng nguồn nhân lực (gồm tuyển dụng, sàng lọc, bố trí, đánh giá, đãi ngộ,
kế hoạch hóa sức lao động);
- Môi trường nguồn nhân lực (gồm mở rộng chủng loại việc làm, mở rộng quy
mô làm việc, phát triển tổ chức).
Kết quả nghiên cứu của Leonard Nadle đã được nhiều nước trên thế giới sử
dụng. Christian Batal (Pháp) trong bộ sách “Quản lý nguồn nhân lực trong khu vực
nhà nước” cũng đã khai thác theo hướng này và đưa ra một lý thuyết tổng thể về phát
triển nguồn nhân lực. Trong đó, ông đã sử dụng kết quả nghiên cứu của các khoa học
khác (GD học, dự báo, dân số học, toán học…) để đưa ra một bức tranh hoàn chỉnh
của nhiệm vụ phát triển nguồn nhân lực, bao gồm từ khâu kiểm kê, đánh giá đến nâng
cao năng lực, hiệu lực của nguồn nhân lực. Các tác giả Brian E.Becker và Markv
A.Huselid cũng có sự khai thác tương tự, nhưng để phục vụ cho quản trị nhân sự
trong các doanh nghiệp.
Khi đề cập đến phát triển đội ngũ CBQL, ngoài sự thống nhất về nội dung các
nhiệm vụ với phát triển nguồn nhân lực, thời gian gần đây, các nghiên cứu đều đề cao
việc thúc đẩy phát triển bền vững và thích ứng nhanh của mỗi CBQL và của cả đội
ngũ. Trong đó, sự xuất hiện của các công nghệ dạy học mới, sự phát triển nhanh của
thế giới ngày nay… yêu cầu thay đổi vai trò và phương pháp của người thầy càng trở
nên cấp thiết. Daniel R.Beerens chủ trương tạo ra một “nền văn hóa” của sự thúc đẩy
có động lực và luôn học tập (Creatinga Cultureof Motivation and Learning) trong đội

ngũ; coi đó là giá trị mới, chính yếu tạo nhà giáo. Ông cho rằng tính động trong tăng
trưởng, luôn luôn mới là tiêu chí trung tâm của đội CBQLGD. CBQLGD vừa là nhà
chuyên môn, chuyên nghiệp, người lãnh đạo được nhấn mạnh trong chuẩn nhà giáo và
9
CBQLGD của Australia (theo dự thảo khung về tiêu chuẩn nhà giáo và CBQLGD),
Nhật Bản, Hàn Quốc và nhiều nước khác.
Công trình nghiên cứu của 3 tác giả: Harold Koontz, Cyril Odonnell, Heinz
Eeihrich với tác phẩm nổi tiếng: “Những vấn đề cốt yếu của quản lý” (NXB Khoa học
và Kỹ thuật, Hà Nội, 1992) [49]. Công trình này đã đề cập nhiều hơn về các yêu cầu
chất lượng của người quản lý. Gần đây, hai nhà khoa học Trung Quốc là Vương Lạc
Phu và Tưởng Nguyệt Thần đã có công trình “Khoa học lãnh đạo hiện đại” (NXB
Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000) [75]. Trong công trình này, các tác giả đã có một
chương nêu lên vấn đề chất lượng của cán bộ lãnh đạo và quản lý.
Dưới góc độ nghiên cứu lý luận GD, hầu hết các công trình nghiên cứu của các
tác giả Liên Xô (cũ) đã đề cập tới lực lượng GD; trong đó, đã xác định vai trò, vị trí,
chức năng của CBQL nhà trường. Đó là các công trình tiêu biểu như Ilina. T.A. với tác
phẩm “Giáo dục học - Những cơ sở của công tác Giáo dục”; Savin N.V với tác phẩm
“Giáo dục học - Những vấn đề cơ bản của quản lý nhà trường”. Năm 1991, tổ chức
UNESCO đã cho xuất bản cuốn La Gestion administrative et Pesdagogique dé escoles
“Quản lý hành chính và sư phạm trong các nhà trường tiểu học” của Jean Valérien.
Thông qua việc giới thiệu một số modul về vai trò, chức năng và nhiệm vụ của người
HT trường tiểu học; tác giả đã bày tỏ quan điểm về vai trò, trách nhiệm và yêu cầu chất
lượng của người HT trường tiểu học.
Vào thập kỷ 70-80 của thế kỷ XX, một trường phái tiếp cận về quản lý trên cơ
sở xem xét những yếu tố văn hóa giữa con người với con người đã xuất hiện với công
trình của William Ouchi (giáo sư trường đại học California, LosAngeles, Mỹ). Ông đã
khẳng định tầm quan trọng của văn hóa trong quản lý và nêu ra bảy đặc điểm có ảnh
hưởng đến hiệu quả quản lý gồm: Structure (cơ cấu), Strategy (chiến lược), Skills (các
kỹ năng), Style (cách thức), System (hệ thống), Shared value (các giá trị chung) và đặc
biệt là Staff (đội ngũ). Thông qua giới thiệu và phân tích các đặc điểm trên, cho thấy

được tầm quan trọng của chất lượng đội ngũ người quản lý. Khi xã hội công nghiệp có
dấu hiệu của sự bùng nổ thông tin và dần dần chuyển thành xã hội thông tin, các nhà
khoa học nghiên cứu về quản lý đã có các công trình nghiên cứu về quản lý trong môi
trường luôn luôn biến đổi, quản lý theo quan điểm hệ thống, quản lý tình huống, vấn đề
chất lượng của người quản lý thực sự đã được đề cập tới với những yêu cầu và cách
thức nâng cao chất lượng đội ngũ đó.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu về phát triển đội ngũ cán bộ quản lý nhà trường
ở Việt Nam
Ở Việt Nam, trước hết phải nói đến Tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890-
1969) về QLGD. Khi bàn về công tác cán bộ, Người khẳng định: “Cán bộ là cái gốc
10
của mọi công việc”, “Muôn việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”,
“Có cán bộ tốt thì việc gì cũng xong” [71].
Kế thừa các tư tưởng trước đó, ở Việt Nam có một số công trình nghiên cứu
khá chuyên sâu về phát triển con người và phát triển nguồn nhân lực như “Phát triển
nguồn nhân lực giáo dục đại học Việt Nam” (Các tác giả: Đỗ Minh Cương, Nguyễn
Thị Doan), “Giáo dục nhân cách, đào tạo nhân lực” (Phạm Minh Hạc), “Quản trị nhân
sự” (Nguyễn Thanh Hội), “Toàn cầu hóa, cơ hội và thách thức đối với lao động Việt
Nam” (Nguyễn Bá Ngọc, Trần Văn Hoan) “Báo cáo phát triển con người Việt Nam”
(Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn quốc gia), “Từ Chiến lược phát triển giáo dục
đến chính sách phát triển nguồn nhân lực” (Nhiều tác giả)… Mỗi công trình đề cập đến
những khía cạnh khác nhau, nhưng điểm chung có thể rút ra là: Khẳng định vai trò của
nguồn nhân lực trong phát triển KT-XH; Thống nhất cơ bản với các nghiên cứu của thế
giới về nội dung quản lý, phát triển nguồn nhân lực và đề xuất sự vận dụng, với những
giải pháp rất sáng tạo vào hoàn cảnh thực tế của nước ta.
Từ các cuộc cải cách GD 1950, 1956 đến thời kỳ kháng chiến chống Pháp và
chống Mỹ đã để lại những bài học quý báu về phát triển đội ngũ GV và CBQLGD như:
nêu cao tinh thần “dù khó khăn đến đâu cũng phải thi đua dạy tốt, học tốt”, luôn luôn
tìm ra những giải pháp tình thế để thích ứng tình hình; coi trọng đào tạo, bồi dưỡng
thường xuyên và yêu cầu sự tự trau dồi của người GV và CBQLGD; biết dựa vào dân

để phát triển đội ngũ GV và CBQLGD.
Hội thảo khoa học “Chiến lược xây dựng đội ngũ QLGD phục vụ sự nghiệp
CNH-HĐH” năm 1998 đã mở ra bước ngoặt quan trọng trong việc nghiên cứu, quy
hoạch, xây dựng phát triển đào tạo đội ngũ CBQLGD có phẩm chất, có tầm nhìn, có kỹ
năng, có phong cách đáp ứng yêu cầu đổi mới GD-ĐT.
Có thể nói, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm công tác quy hoạch cán bộ. Nghị
quyết TW 3 khóa VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam “Về chiến lược cán bộ thời kỳ
đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước” ghi rõ: “Quy hoạch cán bộ là một nội dung trọng yếu
của công tác cán bộ đảm bảo cho công tác cán bộ đi vào nề nếp, chủ động, có tầm nhìn
xa, đáp ứng cả nhiệm vụ trước mắt và lâu dài” [31].
Thực tế sau khi có Nghị quyết TW3, các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa
phương, trong đó có ngành GD đều đã thực hiện công tác quy hoạch cán bộ, nhưng
trên thực tế vẫn chưa có những giải pháp cụ thể, hiệu quả làm đòn bẩy để phát triển đội
ngũ CBQL trong tình hình mới. Tại Hội nghị Trung ương 6 khóa IX, Bộ Chính trị đã
đánh giá: “Nhiều cấp ủy địa phương, ngành, đơn vị chưa thật sự coi trọng, không chủ
động làm quy hoạch cán bộ, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý, hoặc làm một cách qua
loa, hình thức, chất lượng thấp” [33].
11
Triển khai các quan điểm, tư tưởng chỉ đạo về phát triển GD, trên lĩnh vực
nghiên cứu lý luận về QLGD, công tác xây dựng đội ngũ CBQL đã có nhiều tác giả
nghiên cứu như: Phạm Minh Hạc, Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Ngọc Quang, Nguyễn
Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Trần Kiểm, Bùi Minh Hiền, Nguyễn Gia Quý, Hà Sỹ
Hồ, Nguyễn Minh Đạo, Vũ Ngọc Hải,…
Với xu hướng kế thừa các tác giả nước ngoài, nhiều nhà khoa học Việt Nam đã
thể hiện trong các công trình nghiên cứu của mình vấn đề chất lượng của người quản
lý. Một số tác giả và tác phẩm tiêu biểu như: Mai Hữu Khuê với tác phẩm “Những vấn
đề cơ bản của khoa học quản lý” (NXB Lao động, Hà Nội, 1982); Kiều Nam với tác
phẩm “Tổ chức bộ máy lãnh đạo và quản lý” (NXB Sự thật, Hà Nội, 1983); Nguyễn
Minh Đạo với công trình “Cơ sở của khoa học quản lý” (NXB Chính trị quốc gia, Hà
Nội, 1997); Đỗ Hoàng Toàn với tác phẩm “Lý thuyết quản lý” (Ủy ban quốc gia dân

số, trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội, 1998); Nguyễn Văn Bình (Tổng chủ
biên) với tác phẩm “Khoa học tổ chức và quản lý - một số vấn đề lý luận và thực tiễn”
(Trung tâm nghiên cứu Khoa học tổ chức và quản lý, NXB Thống kê, Hà Nội, 1999);
Phạm Đức Thành (chủ biên) với tác phẩm “Giáo trình quản trị nhân lực” (NXB Giáo
dục, 1995); Nguyễn Phú Trọng, Trần Xuân Sầm (đồng chủ biên) với tác phẩm “Luận
cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” (NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001).
Ở góc độ nghiên cứu quản lý trường học, các công trình đã đề cập tới chất
lượng và phương thức nâng cao chất lượng CBQL trường học như: Phương pháp luận
khoa học giáo dục do tác giả Phạm Minh Hạc (Tổng chủ biên), Viện Khoa học giáo
dục, 1981; Quá trình sư phạm - Bản chất, cấu trúc và tính quy luật của Hà Thế Ngữ,
1986; Giáo dục học (tập 1 và 2) của Hà Thế Ngữ và Đặng Vũ Hoạt, 1987; Giáo dục
học đại cương của Nguyễn Sinh Huy và Nguyễn Văn Lê, 1999; Khoa học tổ chức và
quản lý - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Thống kê, Hà Nội, 1999; Kiểm định
chất lượng giáo dục đại học của Nguyễn Đức Chính (chủ biên), NXB Đại học Quốc
gia, Hà Nội, 2002; Khoa học quản lý nhà trường phổ thông của Trần Kiểm, NXB Giáo
dục, Hà Nội, 2002; Khoa học quản lý giáo dục - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn của
Trần Kiểm, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2004; Khoa học tổ chức và tổ chức giáo dục của
Trần Kiểm, NXB Đại học Sư phạm, 2011…
Những năm gần đây, dưới sự chỉ đạo của Bộ GD-ĐT, nhiều giải pháp để phát
triển đội ngũ CBQL đã được nghiên cứu và áp dụng. Đặc biệt, từ khi thực hiện đổi mới
nội dung, chương trình sách giáo khoa thì nhiều dự án và công trình khoa học liên quan
đến đội ngũ CBQL ở tất cả các cấp, bậc học đã được thực hiện. Có thể kể đến các công
trình và tác giả theo từng chủ đề nghiên cứu như sau:
12

×