Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

Diễn văn khai giảng cao đẳng khóa 6 và phát động thi đua năm học 2012-2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.48 MB, 56 trang )

BẢN TIN KHOA HỌC
Số 19/Quý III/Năm 2012


TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI
| 45 Dũng Sĩ Thanh Khê - TP. Đà Nẵng
1

DIỄN VĂN KHAI GIẢNG CAO ĐẲNG KHÓA VI
VÀ PHÁT ĐỘNG THI ĐUA NĂM HỌC 2012 - 2013

Kính thƣa: - Quý vị đại biểu
- Quý thầy cô giáo, cán bộ viên chức
- Các em sinh viên thân mến!

rong không khí hân hoan chào mừng năm học mới 2012-2013 và chào đón tân
sinh viên Cao đẳng khóa VI tựu trường.
Hôm nay, ngày 23 tháng 9 năm 2012, nhà trường long trọng tổ chức lễ khai
giảng cho các lớp cao đẳng khóa VI và phát động phong trào thi đua năm học mới trong
toàn trường. Thay mặt lãnh đạo nhà trường, tôi xin nhiệt liệt chào mừng quý vị đại biểu
khách mời, các cơ quan thông tấn báo chí, các nhà tài trợ đã dành thời gian về dự và động
viên thầy và trò Trường Cao đẳng Thương mại trong buổi lễ trang trọng này. Đặc biệt, xin
nhiệt liệt chào mừng đại diện hơn 1.800 tân sinh viên cao đẳng khóa VI và đại diện sinh viên
các lớp về dự khai giảng sáng hôm nay. Kể từ giờ phút này, các em vinh dự trở thành sinh
viên của Trường Cao đẳng Thương mại, một ngôi trường có bề dày kinh nghiệm với truyền
thống 40 năm đào tạo cán bộ cho ngành và cho xã hội.
Kính thưa quý vị đại biểu, các thầy cô giáo và các em sinh viên thân mến!
Năm học vừa qua, trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu, đất nước ta đã trải qua
thời kỳ khó khăn nhất về tăng trưởng và phát triển, chính phủ đã phải ban hành Nghị quyết
số 11 về các biện pháp chống lạm phát và suy giảm kinh tế, cắt giảm đầu tư công, điều đó có
ảnh hưởng không nhỏ đến công tác đầu tư xây dựng cơ bản và mua sắm trang thiết bị cũng


như đời sống vật chất và tinh thần của trường ta. Tuy nhiên, với truyền thống đoàn kết một
lòng, lập công tập thể, thầy và trò chúng ta đã khắc phục mọi khó khăn thử thách hoàn
thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, tiếp tục giữ vững danh hiệu trường tiên tiến xuất sắc của
ngành Công Thương Việt Nam, đang được Bộ Công Thương đề nghị Thủ tướng Chính phủ
tặng Cờ thi đua xuất sắc và được uỷ ban nhân dân thành phố tặng bằng khen. Một số kết quả
hoạt động nổi bật trong năm học vừa qua đã được Hội nghị viên chức đánh giá và khẳng
định như sau:
Một là, chúng ta đã hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu Bộ Công Thương và Bộ Giáo dục
- Đào tạo giao từ đầu năm học như tuyển sinh cao đẳng tăng 9,8%, tuyển sinh trung cấp
chuyên nghiệp tăng 17,5%, cao đẳng liên thông tăng 9,6%, bồi dưỡng đào tạo lại tăng trên
200%. Tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm trên 80%.
Hai là, các chỉ tiêu lao động và thu nhập tăng đáng kể. Chất lượng đội ngũ cán bộ quản
lý và giảng viên đã từng bước được chuẩn hóa, trên 70% cán bộ giảng viên có trình độ thạc
sĩ và NCS, trong đó 14 nghiên cứu sinh (NCS) trong và ngoài nước, đang nộp hồ sơ dự thi
T
BẢN TIN KHOA HỌC
Số 19/Quý III/Năm 2012


TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI
| 45 Dũng Sĩ Thanh Khê - TP. Đà Nẵng
2

NCS 11 người, đưa tổng số NCS lên 25 người. Dự kiến đến năm học 2014-2015 toàn trường
có ít nhất 25 tiến sỹ đủ điều kiện nâng lên trường đại học vào năm 2015.
Ba là, công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học (NCKH) và biên soạn đạt được kết quả
năm sau cao hơn năm trước, cụ thể là:
- Về giảng dạy: thực hiện khối lượng giờ giảng hệ chính quy tại trường là 56.324 tiết lý
thuyết, tăng so cùng kỳ năm trước 16,9%.
- Công tác NCKH và biên soạn: trong năm đã biên soạn và thẩm định 69 đề cương chi

tiết học phần, nghiệm thu 10 đề tài NCKH, 5 giáo trình bậc cao đẳng, 60 bộ đề thi bổ sung
vào ngân hàng đề thi kết thúc học phần. Tổ chức thành công hội thảo quốc gia về đào tạo
theo học chế tín chỉ và đang tích cực chuẩn bị tổ chức hội thảo quốc tế với chủ đề: Hội nhập:
Cơ hội và thách thức, sẽ diễn ra vào tháng 12 năm nay.
Bốn là, công tác đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật được quan tâm đúng mức, đảm bảo đủ
điều kiện cho công tác giảng dạy, học tập và quản lý phục vụ, góp phần từng bước chuẩn
hóa, hiện đại hóa, làm cho bộ mặt nhà trường ngày càng khang trang.
Năm là, phong trào thi đua được duy trì thường xuyên, có nề nếp, tích cực hưởng ứng
các cuộc vận động lớn do các cấp phát động, qua phong trào thi đua đã xuất hiện nhiều tập
thể, cá nhân tiêu biểu cho phong trào, các chỉ tiêu thi đua đạt và vượt so với kế hoạch đề ra
từ đầu năm như:
+ Tập thể lao động xuất sắc đạt 8/15 đơn vị, tăng 14,9% so với năm học trước.
+ Danh hiệu chiến sĩ thi đua cơ sở đạt 16 người, tăng 4,5% so với năm học trước.
+ Danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp toàn quốc: 01 giải nhì.
+ Danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp thành phố: 01 giải nhất, 2 giải nhì.
+ Nhiều giáo viên chủ nhiệm, cố vấn học tập và chiến sĩ tự vệ giỏi đã mang về cho mùa
thi đua nhiều màu sắc đã được tôn vinh.
Kính thưa quý vị đại biểu, quý thầy cô giáo và các em sinh viên thân mến!
Phát huy thành tích đã đạt được năm học vừa qua, năm học 2012-2013 có nhiều ý
nghĩa đối với trường ta, năm diễn ra Hội thảo quốc tế lần đầu tiên do trường ta đăng cai tổ
chức, là năm chúng ta tổ chức trọng thể lễ kỷ niệm 40 năm thành lập trường và đón Huân
chương độc lập do chủ tịch nước trao tặng nhằm tôn vinh giá trị truyền thống và vinh danh
những thế hệ thầy cô giáo, cán bộ viên chức (CBVC), học sinh sinh viên (HSSV) đã và đang
học tập, công tác tại trường, có nhiều công lao đóng góp, xây dựng nhà trường tiên tiến, hiện
đại như ngày hôm nay. Vinh dự, tự hào và gánh vác trách nhiệm lớn lao khi thế hệ thầy và
trò chúng ta ngày hôm nay được sống, cống hiến và trưởng thành trong thời khắc lịch sử
này, được thay mặt các thế hệ đi trước tiếp bước cha anh, tiếp tục viết nên những trang
truyền thống cho các thế hệ mai sau.
Để làm được việc đó, trong năm học này, chúng ta tập trung thực hiện tốt những
nhiệm vụ và giải pháp sau đây:

1. Tiếp tục thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Nhà nước và nhiệm vụ trọng tâm
của ngành, chiến lược phát triển trường đến năm 2015 và tầm nhìn 2020, tiếp tục đẩy mạnh
việc Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, “Đảng là đạo đức, là văn minh”,
BẢN TIN KHOA HỌC
Số 19/Quý III/Năm 2012


TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI
| 45 Dũng Sĩ Thanh Khê - TP. Đà Nẵng
3

“Mỗi thầy cô giáo là tấm gương về đạo đức, tự học và sáng tạo”, xây dựng môi trường giáo
dục lành mạnh, thân thiện, HSSV tích cực.
2. Quyết tâm hoàn thành khối lượng trên 67.000 tiết giảng trên lớp, số tuần thực hành
thực tập theo kế hoạch đã được phê duyệt, tổ chức triển khai kế hoạch đào tạo chất lượng
cao. Hoàn thành kế hoạch biên soạn, phát triển chương trình đào tạo chuyên ngành mới
trình Bộ thẩm định và phê duyệt. Tiếp tục biên soạn giáo trình, đề cương chi tiết học phần,
tích cực triển khai công tác NCKH trong CBGV và HSSV, tổ chức thành công hội thảo khoa
học vào cuối năm nay.
3. Tổ chức quản lý chặt chẽ quá trình đào tạo, đặc biệt tăng cường công tác quản lý
giảng dạy, quản lý học tập, tăng cường công tác dự giờ, xây dựng ngân hàng đề thi, thực
hiện nghiêm quy chế thi, kiểm tra và đánh giá, làm tốt công tác khảo thí và đảm bảo chất
lượng, bảo đảm chuẩn đầu ra như đã công bố, nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh
thành tích trong giáo dục.
4. Triển khai kế hoạch xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý giáo
dục ngang tầm nhiệm vụ mới, tích cực tuyển dụng bổ sung đội ngũ, đảm bảo hoàn thành
nhiệm vụ, tiếp tục công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo các cấp trong nhà trường, đặc biệt
quan tâm công tác học tập nâng cao trình độ, nhất là trình độ thạc sỹ, tiến sỹ, phấn đấu đến
năm 2015 đạt trên 90% giảng viên có trình độ thạc sỹ, trong đó trên 10% có trình độ tiến sỹ.
5. Tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước gắn với việc thực hiện các nhiệm vụ

chuyên môn của từng cá nhân, đơn vị, lớp học, các phong trào thi đua dạy tốt, học tốt, quản
lý và phục vụ tốt, lập thành tích chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước, của nhà trường
hướng về ngày lễ kỷ niệm 40 năm thành lập trường vào năm 2013.
Các em sinh viên thân mến!
Trong những ngày qua, nhà trường đã tổ chức đón tiếp hơn 1.800 sinh viên cao đẳng
khóa VI nhập học và trải qua 1 tuần học chính trị đầu khóa, các em đã hiểu về truyền thống
nhà trường, các chuyên ngành đào tạo trong nhà trường, nội quy quy chế đào tạo theo học
chế tín chỉ, mục tiêu cần đạt được cho từng học kỳ năm học...Tất cả những điều đó sẽ mở ra
cho các em cơ hội để xác định động cơ, thái độ học tập, con đường để thực hiện ước mơ, hoài
bão của mình, để xứng đáng với niềm tin yêu của gia đình, nhà trường và xã hội. Nhà trường
với sự mệnh cao cả của mình sẽ cam kết với các em ra sức thi đua dạy tốt, quản lý tốt, phục
vụ tốt, tất cả vì sinh viên thân yên mà phục vụ, vì sự tiến bộ của các em. Vì ngày mai tươi
sáng của các em. Mỗi thầy cô giáo, CBVC sẽ trở thành tấm gương sáng cho các em noi theo.
Trong không khí tưng bừng và trọng thể của buổi lễ khai giảng năm học mới, thay mặt
Đảng ủy, Ban giám hiệu nhà trường tôi kêu gọi toàn thể CBVC, HSSV toàn trường hãy đoàn
kết một lòng, ra sức thi đua hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong năm học 2012-2013.
Với ý nghĩa đó, tôi xin long trọng tuyên bố khai giảng các lớp cao đẳng khóa VI và phát
động thi đua năm học 2012-2013 trong toàn trường.
Xin chúc quý vị đại biểu, quý thầy cô giáo, CBVC và HSSV toàn trường lời chúc sức khỏe
nhân dịp đầu năm học mới. Xin trân trọng cảm ơn./.
HIỆU TRƢỞNG
ThS. Nguyễn Bá Hiền
BẢN TIN KHOA HỌC
Số 19/Quý III/Năm 2012


TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI
| 45 Dũng Sĩ Thanh Khê - TP. Đà Nẵng
4




TƢ TƢỞNG DÂN CHỦ TƢ SẢN CỦA
PHAN CHÂU TRINH,
THỰC CHẤT VÀ GIÁ TRỊ LỊCH SỬ

Trần Mai Ước
1

(09/09/1872-24/03/1926)

1. Độc lập dân tộc và phát triển đất nước theo hướng “dân giàu, nước mạnh, dân
chủ, công bằng, văn minh”
2
luôn luôn là khát vọng của con người Việt Nam. Chính mục
đích và lý tưởng ấy đã thôi thúc các thế hệ người Việt Nam chiến đấu quên mình, vượt qua
mọi khó khăn thử thách để vươn lên tìm con đường cứu nước đúng đắn. Lịch sử Việt Nam,
giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX là một giai đoạn đặc biệt, đó là giai đoạn nước ta
bị thực dân Pháp xâm lược, biến một nước phong kiến thành một nước thuộc địa, nửa
phong kiến. Chế độ phong kiến đi vào con đường suy tàn, thực dân Pháp đặt ách đô hộ trên
phạm vi nước ta kể từ Hiệp ước Patơnốt (1884). Từ một nước phong kiến, nền kinh tế nông
nghiệp chủ yếu, nước ta bắt đầu chuyển sang nền kinh tế phát triển theo tư bản chủ nghĩa.
Sự chuyển biến này do tác động từ bên ngoài vào chứ không phải là do mâu thuẫn nội tại
giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất của nước ta qui định. Trên thế giới, chủ nghĩa
thực dân đang bành trướng, mở ra các cuộc xâm lược, từ đó tạo nên những ảnh hưởng lớn
đến các dân tộc. Mặt khác, phong trào cách mạng vô sản đang ngày càng phát triển nhanh
chóng, cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga (1917) mở ra một thời đại mới. Trong bối cảnh
ấy, lịch sử dân tộc đặt ra các câu hỏi lớn: Dân tộc ta lựa chọn con đường nào và phải làm gì
để vừa tiếp thu cái mới, vừa loại bỏ các lạc hậu, bảo thủ mà vẫn giữ vững độc lập dân tộc?
Trước yêu cầu cấp thiết của lịch sử, các nhà tư tưởng chính trị tiêu biểu trong đó có Phan

Châu Trinh (1872 - 1926) đã mạnh dạn tìm tòi, khám phá, thử nghiệm đi tìm con đường
cứu nước cho dân tộc theo khuynh hướng mới - khuynh hướng dân chủ tư sản.
Phan Châu Trinh, với tấm lòng yêu nước thương nòi, cùng với cuộc đời hoạt động
và tư tưởng về vấn đề dân chủ, dân quyền, dân sinh, khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân
sinh… sâu sắc của ông đã có ý nghĩa lịch sử to lớn không chỉ trong giai đoạn đầu thế kỷ
XX, mà còn có ý nghĩa với gian đoạn hiện nay, khi mà đất nước ta đang trong tiến trình đổi
mới, hội nhập và mở cửa, phấn đấu “đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công
nghiệp theo hướng hiện đại”
3
.
2. Quan niệm về dân chủ và chủ nghĩa dân chủ được Phan Châu Trinh trình bày
trong bài diễn thuyết Quân trị chủ nghĩa (tức nhân trị chủ nghĩa) và dân trị chủ nghĩa (tức

1
ThS, Phó Trưởng khoa Lý luận chính trị, Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM
2
Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. Sự thật, Hà Nội, trang. 70
3
Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. Sự thật, Hà Nội, trang. 103.
BẢN TIN KHOA HỌC
Số 19/Quý III/Năm 2012


TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI
| 45 Dũng Sĩ Thanh Khê - TP. Đà Nẵng
5

là pháp trị chủ nghĩa), một trong hai bài viết cuối cùng của ông, đồng thời cũng là một
trong hai bài viết được ông phát biểu chính thức với quốc dân đồng bào sau mười bốn năm
lăn lộn trên đất Pháp. Qua bài diễn thuyết, Phan Châu Trinh muốn giải thích cho mọi người

hiểu rõ thế nào là chủ nghĩa quân chủ, chủ nghĩa dân chủ, cũng như lợi hại của mỗi chủ
nghĩa.
2.1. Trong phần nói về dân chủ, Phan Châu Trinh trình bày ba nội dung: tình hình
dân trí nước ta đối với vấn đề quân chủ, dân chủ; lược sử chế độ dân chủ; và thế nào là
chính thể dân chủ. Ở nội dung thứ nhất, đánh giá tình hình dân trí nước ta đối với vấn đề
quân chủ, dân chủ, Phan Châu Trinh đã so sánh trong khi các nước bên Âu châu, nước nào
cũng có đảng dân chủ ở trong thượng, hạ nghị viện cả, duy nước ta, ngay những người có
ăn học thì cái chữ “republique” (cộng hòa) luôn ở trên miệng, nhưng không hiểu nghĩa lý
ra thế nào huống chi người dân quê, đã không biết dân chủ là gì đối với vua thì thờ ơ như
thần thánh. Từ đó ông phân tích rằng, vì cái độc quân chủ dân chỉ biết vua mà không biết
nước nên phải “đem cái tụi bù nhìn ở Huế đó vứt hết cả đi”. Trong phần lược sử chế độ
dân chủ, Phan Châu Trinh đã nêu lên một cách khái quát hai hình thức dân chủ trong lịch
sử, đó là nền dân chủ chủ nô thời Hy Lạp cổ đại và dân chủ tư sản Anh quốc. Ở đây, ông
chưa phân tích bản chất, đặc tính và những nguyên tắc của từng hình thức dân chủ đó, mà
chỉ mới giới thiệu về sự tồn tại những “cái hội” mà “phàm những luật vua quí tộc đã đặt ra
thì phải giao hội ấy xem xét, có bằng lòng thì mới được làm”.
Trong hệ thống tư tưởng chính trị của mình, Phan Châu Trinh đã hình thành quan
niệm về mô hình chỉnh thể Việt Nam trong tương lai. Do những điều kiện khách quan và
chủ quan, tư tưởng của Cụ Phan về mô hình chính thể có nhiều sự khác biệt, cũng như có
sự chuyển biến qua các thời kỳ hoạt động Duy tân , cách mạng. Nhìn chung Cụ Phan đã
nhận thấy ưu việt của chủ nghĩa dân trị so với quân trị, ra sức kêu gọi đồng bào hiểu thấu
mọi lẽ, đồng lòng góp sức lo toan việc nước.
Sau thất bại của phong trào Đông du, quan điểm chung khá phổ biến trong tư tưởng
Nho sĩ Duy tân nói chung, trong đó có Phan Châu Trinh là xóa bỏ chính thể quân chủ, xây
dựng chính thể Dân chủ cộng hòa gồm có ba Viện, do nhân dân làm chủ, quyền lực ở nơi
dân và được thực hiện thông qua các đại biểu, mọi việc đều do dân định đoạt. Phan Châu
Trinh nhất trí đề cao mô hình xã hội được quản lý bằng pháp luật. Ông đề cao hiến pháp,
coi hiến pháp là công cụ pháp lý để hạn chế quân quyền độc tôn và hà lạm của chế độ quân
chủ chuyên chế phương Đông. Phan Châu Trinh cho rằng “"lấy theo ý riêng một người hay
một triều đình mà trị một nước, thì cái nước ấy không khác gì một đoàn chiên, được ấm no

vui vẻ hay là phải đói lạnh khổ sở, là tuỳ theo lòng rộng hay hẹp của người chăn chiên.
Còn như theo cái chủ nghĩa dân trị, thì tự quốc dân lập ra hiến pháp, luật lệ, đặt ra các cơ
quan để lo chung cho mọi người”
4
. Hiến pháp phải gắn liền với chủ quyền của quốc gia,
với độc lập dân tộc. Sau hiến pháp là các đạo luật văn minh, pháp luật do nhân dân quyết
định, phản ánh nguyện vọng của nhân dân. Lấy mẫu mực là nền dân chủ ở nước Pháp lúc
bấy giờ, ông phân tích quan hệ giữa Tổng thống và Nghị viện đặt trên cơ sở Hiến pháp.
Chính Hiến pháp xây dựng và bảo vệ sự ổn định của chế độ dân chủ pháp trị: "Khi Tổng

4
Nguyễn Văn Dương (1995), Tuyển tập Phan Châu Trinh, Nxb. Đà Nẵng, trang. 783.
BẢN TIN KHOA HỌC
Số 19/Quý III/Năm 2012


TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI
| 45 Dũng Sĩ Thanh Khê - TP. Đà Nẵng
6

thống đã được bầu cử rồi, thì phải thề trước hai viện ấy: "Cứ giữ theo hiến pháp dân chủ,
không phản bạn, không theo đảng này chống đảng kia, cứ giữ công bình, nếu có làm bậy,
thì dân nó truất ngay. Trước thì có Macmahon, sau thì có Mil1erand bị cách chức cũng vì
vi phạm hiến pháp"
5
.
Tuy được gọi là người đề xướng tư tưởng dân quyền sớm nhất nước ta, nhưng đối
với vấn đề này, thật ra Phan Châu Trinh chưa có dịp để trình bày một cách thấu đáo, sâu
sắc. Chính tác giả cũng đã nói đến chỗ hạn chế trong ấy trong phần đầu bài diễn thuyết của
mình: “cái đề mục đó thật là lớn lao quá, không phải sức tôi có thể giải thuyết ra cho minh

bạch được. Muốn giải thuyết ra cho minh bạch, thì phải tính về Âu Á lịch sử chính trị học
và chính trị triết học mới có thể nói ra cho tinh tường được. Các anh em cô bác có lạ gì tôi,
cái học về đường lịch sử Tàu thì tôi cũng hiểu được chút đỉnh, còn về đường Tây học thì
thực là kém lắm”
6
.
2.2. Về chủ quyền quốc gia và độc lập dân tộc, Phan Châu Trinh là một nhà yêu
nước lớn, đồng thời với Phan Bội Châu nhưng biện pháp cứu nước của hai ông không
giống nhau, nhất là con đường thực hiện giành lại chủ quyền cho quốc gia, giải phóng dân
tộc... Nếu Phan Bội Châu yêu nước bằng chủ trương bạo động để giành độc lập, thì Phan
Chu Trinh trái lại, ông phản đối chủ trương bạo động cách mạng và đi cầu viện nước ngoài
để giành độc lập. ông muốn nhờ vào chính quyền thực dân Pháp mà làm chính trị công
khai để “Khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh", để từ đó giành lại chủ quyền cho đất
nước, tự do, hạnh phúc cho nhân dân. Chủ trương cơ bản của Phan Chu Trinh là: "ỷ Pháp
cầu tiến bộ" tức là dựa vào thực dân Pháp mà cầu tiến bộ để từ đó tranh đấu với Pháp về
các mặt kinh tế, văn hoá, chính trị. Chủ trương ấy gọi là "Pháp - Việt đề huề". Nhận xét về
tư tưởng của Phan Chu Trinh, trong Phan Bội Châu niêu biểu, Phan Bội Châu đã viết: "Cụ
thì muốn đánh đổ quân chủ, mà cốt vun trồng lấy nền tảng dân quyền, dựa vàn Pháp mà
đánh đổ quân chủ. Còn ý tôi thì trước muốn đánh đổ người Pháp, chờ nước mình độc lập
rồi, mới bàn đến việc khác. Vì thế mà đương lúc đánh với Pháp, phải lợi dụng quân chủ
(...) Cụ thì muốn đi theo lối dựa Pháp đánh đổ vua, tôi ưng đi theo lối bài Pháp phục Việt,
sở dĩ mâu thuẫn với nhau là vì thế”
7
. Phan Chu Trinh đề xướng và lãnh đạo phong trào
Duy tân . Ông có ý định thiết lập ở Việt Nam một chế độ dân chủ tự trị. Tự trị nghĩa là tách
khỏi sự cai trị của thực dân Pháp. Trong Pháp - Việt liên hiệp hậu chi tân Việt Nam, Phan
Chu Trinh viết: 'Tôi đã chủ trương tự trị, tin cậy Pháp. Đã muôn cậy Pháp ắt không lợi
dung lòng dân oán Pháp (…). Tôi đã chủ trương cậy Pháp thì thủ đoạn không thể do tự trị
mà ra. Tự trị cũng chẳng là việc dễ lắm đâu, việc hỏng ắt cũng chết”
8

.
Như vậy, chủ trương của Phan Chu Trinh là dựa vào Pháp để tự trị, còn Phan Bội
Châu thì bài Pháp để độc lập. Mặc dù Phan Chu Trinh chưa có lần nào giải thích rõ ý nghĩa
của chế độ "tự trị" ấy, nhưng qua con đường tranh đấu của ông cũng cho phép xác định
được nội dung "tự trị" ấy là tự cai trị mình, tách khỏi sự thống trị của thực dân Pháp, tự trị
cũng nguy hiểm như độc lập. Cho nên một tài liệu của Phủ Toàn quyền Đông Dương đã

5
Nguyễn Văn Dương (1995), Tuyển tập Phan Châu Trinh, Nxb. Đà Nẵng, trang. 815 - 816.
6
Nguyễn Văn Dương (1995), Tuyển tập Phan Châu Trinh, Nxb. Đà Nẵng, trang. 795.
7
Nguyễn Văn Dương (1995), Tuyển tập Phan Châu Trinh, Nxb. Đà Nẵng, trang. 116.
8
Nguyễn Văn Dương (1995), Tuyển tập Phan Châu Trinh, Nxb. Đà Nẵng, trang. 541 - 543.
BẢN TIN KHOA HỌC
Số 19/Quý III/Năm 2012


TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI
| 45 Dũng Sĩ Thanh Khê - TP. Đà Nẵng
7

viết: "Mặc dầu khuynh hướng có vẻ khác nhau ở bên ngoài như thế, người ta vẫn phải công
nhận rằng các hoạt động kia khớp với nhau chặt chẽ và đều nhằm mục đích cuối cùng là
đánh đuổi người nước ngoài đi"
9
.
2.3. Về vị trí và vai trò của nhân dân, Phan Châu Trinh cho rằng, trong một nước thì
dân đứng vị trí quan trọng nhất. Tư tưởng dân là chủ nước, nước là chủ của dân chống lại

tư tưởng “tôn quân quyền”, đối lập hoàn toàn với quan điểm Nho giáo, là một bước chuyển
tư tưởng căn bản từ quân chủ sang dân chủ. Đây là điều mới mẻ trong tư tưởng chính trị
của Phan Châu Trinh so với đương thời, là một bước tiến vượt bậc so với tư tưởng chính trị
thời kỳ phong kiến hàng ngàn năm. Xuất phát từ chủ nghĩa yêu nước, lòng thương xót nỗi
cơ cực của dân, dựa trên tư tưởng nhân văn sâu sắc. Phan Châu Trinh cho rằng, mục đích
của chế độ tự trị là nhân dân được làm chủ về mặt chính trị, được thực hiện các quyền công
dân một cách tự do, ví dụ như các quyền cơ bản: tự do hội hè, tự do ngôn luận, tự do suy
nghĩ… Nền dân chủ mà Phan Châu Trinh muốn xây dựng là nền dân chủ từ bên dưới đi lên
nghĩa là dân có vị trí, vai trò quan trọng nhất. Dân trí có nâng lên, dân khí được chấn hưng,
dân sinh được phồn thịnh, dân tộc được tự cường, xã hội văn minh theo Phan Châu Trinh,
là điều kiện đảm bảo cho một nền dân chủ thực chất, thay thế quân chủ. Như vậy, dân chủ
gắn liền với tự do, tự do được bảo đảm bởi dân chủ. Ông viết: “Một nòi dân cùng một giọt
máu xẻ ra, cùng một thứ tiếng nói, ở trong miếng đất mà ông cha ta nó đã đổ máu, đổ mồ
hôi, đổ nước mắt, để vỡ vạc ra, thành ra một nước lưu truyền bốn ngàn năm đến giờ, thì
được phép hưởng quyền lợi trong miếng đất ấy, được sống ở đó, chết chôn đó, giàu nhờ đó,
nghèo nương đó, làm gì thì không ai cấm đoán được”
10
.
Nhằm làm cho nhân dân hiểu được quyền làm chủ của mình, Phan Châu Trinh đã tích
cực truyền bá nội dung về quyền và nghĩa vụ của nhân dân. Mục đích là làm cho mọi người
nhận thức được cái mà ông gọi là đạo đức luân lý, hay là những quan hệ về quyền lợi và
nghĩa vụ của người dân trong gia đình, quốc gia và xã hội. Theo ông đạo đức luân lý có sự
phát triển từ thấp lên cao: luân lý gia đình, luân lý quốc gia, luân lý xã hội. Dân tộc ta bị
hèn yếu chỉ vì hiểu biết hạn hẹp trong quan hệ vua – tôi, không hề biết được quan hệ nước
với dân, cho nên, nhân dân không hiểu được quyền lợi và nghĩa vụ của mình. Ông viết: “…
cho nên dân trong nước không biết quyền dân là gì, thương nước là gì, nghĩa vụ là gì?”
11
.
Hạn chế trong luân lý xã hội là nhân dân không hề biết đoàn thể là gì, tổ chức là gì, nguyên
nhân này là từ chế độ phong kiến. Ông viết: “Dân không biết đoàn thể, không trọng công

ích là bởi ba bốn trăm năm trở về đây, bọn học trò trong nước mắc ham quyền tước, ham
bã vinh hoa của các triều vua mà sinh ra giả dối nịnh hót, chỉ biết vua mà chẳng biết có
dân”
12
. Cho nên, phải khơi dậy tinh thần dân tộc, vì trước đây, dân tộc ta rất hào hùng và
đoàn kết, biết bênh vực nhau. Ông nói: “… dân tộc Việt Nam này hồi cổ sơ cũng biết đoàn
thể, biết công ích, cũng góp gió làm bão, giụm cây làm rừng, không đến nỗi trơ trọi, lơ láo,
ù lỳ như ngày nay”
13
. Từ việc nhận thức đúng thực trạng rệu rã của dân tộc trong mấy trăm

9
Nguyễn Văn Dương (1995), Tuyển tập Phan Châu Trinh, Nxb. Đà Nẵng, trang 44.
10
Nguyễn Văn Dương (1995), Tuyển tập Phan Châu Trinh, Nxb. Đà Nẵng, trang 74.
11
Nguyễn Văn Dương (1995), Tuyển tập Phan Châu Trinh, Nxb. Đà Nẵng, trang 772.
12
Nguyễn Văn Dương (1995), Tuyển tập Phan Châu Trinh, Nxb. Đà Nẵng, trang 777.
13
Nguyễn Văn Dương (1995), Tuyển tập Phan Châu Trinh, Nxb. Đà Nẵng, trang 777.
BẢN TIN KHOA HỌC
Số 19/Quý III/Năm 2012


TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI
| 45 Dũng Sĩ Thanh Khê - TP. Đà Nẵng
8

năm chế độ phong kiến, Phan Châu Trinh cho rằng phải truyền bá những đạo đức luân lý

xã hội vào nhân dân, thức tỉnh nhân dân làm cho dân hiểu, dân biết quyền lợi và nghĩa vụ
của mình với nước, với dân tộc. Ông viết: “Nay muốn một ngày kia nước Việt Nam được
độc lập tự do thì trước hết dân Việt Nam phải có đoàn thể đã. Mà muốn có đoàn thể thì có
chi hay hơn là truyền bá xã hội chủ nghĩa trong dân Việt Nam này”
14
. Do đó, tư tưởng dân
chủ Phan Châu Trinh có giá trị nổi bật chính là làm cho nhân dân nhận thức được vai trò
dân chủ. Ông cũng như Phan Bội Châu, đều có quan niệm về mối quan hệ dân với nước,
quốc quyền với dân quyền, ông viết: “Gọi là nước, thì phải có đất đai, có nhân dân”
15
. Đó
là mối quan hệ biện chứng nổi bật nhất trong tư tưởng dân chủ tư sản đầu thế kỷ XX ở
nước ta. Vậy để nhân dân hiểu được quyền lợi và nghĩa vụ của mình thì cách mạng Việt
Nam phải làm gì?
Trước hết phải xây dựng một luân lý quốc gia mới, không thể dựa vào tư tưởng
truyền thống quân chủ chuyên chế, Phan Châu Trinh cho rằng, phải kết hợp truyền thống
với hiện đại, dân tộc với thế giới. Ông viết: “Nếu ta giữ một ít đạo đức của ta, thâu thái một
ít đạo đức của Âu đem điều hòa lại, rồi khuyếch trương luân lý, nghĩa là khiến dân Việt
Nam ai ai cũng đều biết nghĩa vụ đối với nước Việt Nam. Được như thế thì chẳng những
nước Việt Nam sau này được giàu mạnh, mà trong thế giới này bất kỳ dân tộc nào muốn
đến ăn chung ở đậu trên miếng đất này cũng không giám đem lòng khinh dễ ta như ngày
nay nữa”
16
. Từ đó, chúng ta thấy tư tưởng dân chủ của Phan Châu Trinh có bước phát triển
cao hơn so với trước đó. Nếu trước đây, tư tưởng dân chủ chỉ dừng lại ở việc đối lập dân
chủ với quân chủ một cách chung chung thì đến đây, tư tưởng dân chủ gắn liền với độc lập
dân tộc, gắn liền với những quyền cụ thể của người dân Việt Nam, gắn liền với phạm trù
xã hội mang tính phổ biến, chứ không hạn hẹp trong phạm trù quốc gia, phạm trù dân chủ
tư sản. Điều này, thể hiện sự phát triển, chuyển biến tư tưởng của Phan Châu Trinh và cũng
là tiền đề căn bản để ông đến gần chủ nghĩa Mác – Lênin.

Điểm mâu thuẫn trong tư tưởng chính trị của Phan Châu Trinh là một mặt ông đề
cao vai trò của dân chủ, dân quyền xuất phát từ nguyện vọng của dân, nhưng mặt khác ông
lại kiên định với chủ trương dựa vào Pháp với tư cách đang là đế quốc xâm lược, nô dịch
Việt Nam để thực hiện dân chủ. Phan Châu Trinh đã hết lời ca ngợi nền dân chủ của Pháp:
“Pháp luật dựa Lang sa làm chủ”, nền dân chủ theo Phan Châu Trinh hiểu là dành cho tất
cả mọi người. Vì mâu thuẫn như vậy nên tính hiện thực của tư tưởng đó là rất thấp và trên
thực tế, chính quyền Pháp chưa bao giờ coi ông là đồng minh trong cuộc “khai hóa văn
minh” ở Đông Dương nói chung và Việt Nam nói riêng.
3. Có thể nói, ở nước ta vào đầu thế kỷ XX, Phan Châu Trinh là người sớm nhận
thức được giá trị tư tưởng canh tân và sớm đến với tư tưởng dân chủ tư sản. So với Phan
Bội Châu thì sự bứt phá của ông đối với hệ tư tưởng phong kiến là khá mạnh mẽ và dứt
khoát. Từ khi tiếp thu tư tưởng dân chủ tư sản, Phan Châu Trinh tích cực chủ xướng học
thuyết này và thu hút lực lượng tham gia, gồm những nhà Nho học tiến bộ như Huỳnh
Thúc Kháng, Trần Quý Cáp. Cho nên, nước ta những năm đầu thế kỷ XX bắt đầu xuất hiện

14
Nguyễn Văn Dương (1995), Tuyển tập Phan Châu Trinh, Nxb. Đà Nẵng, trang 797
15
Nguyễn Văn Dương (1995), Tuyển tập Phan Châu Trinh, Nxb. Đà Nẵng, trang 553.
16
Nguyễn Văn Dương (1995), Tuyển tập Phan Châu Trinh, Nxb. Đà Nẵng, trang 791.
BẢN TIN KHOA HỌC
Số 19/Quý III/Năm 2012


TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI
| 45 Dũng Sĩ Thanh Khê - TP. Đà Nẵng
9

phong trào dân chủ tư sản do các nhà Nho được tư sản hóa. Khi sang Pháp (1911), Phan

Châu Trinh tiếp tục nghiên cứu tư tưởng dân chủ tư sản và ông càng thấy rằng việc thay
đổi chế độ phong kiến đưa dân tộc đi theo con đường dân chủ tư sản là cần thiết. Ông viết:
“Năm 1910, được khỏi tù, năm 1911 tôi được qua Tây, để xem xét cái học thuật văn minh
Âu châu. Đã mười hai năm, tôi ăn nằm trên cái mảnh đất dân chủ, hớp cái hơi không khí tự
do, nhờ vậy mà tôi hiểu được lẽ chánh đáng trong thế giới, phần nghĩa vụ của quốc dân, và
cũng biết được chắc cái mục đích của nước nhà nên thay đổi lại thế nào. Chúng ta bây giờ
cần phải đánh thức nhau dậy, … làm cho tiệt hẳn cả cái sức ma quỷ chuyên chế nó đã ám
ảnh chúng ta mấy ngàn năm nay; …Ấy là cái chủ ý và mục đích của tôi đấy”
17
.
Tư tưởng dân chủ tư sản của Phan Châu Trinh được rất nhiều người ủng hộ và đi
theo, như một luồng gió mới trong lịch sử tư tưởng Việt Nam lúc bấy giờ. Phan Châu Trinh
được coi là người chính thức khởi xướng và xây dựng phong trào dân chủ tư sản ở nước ta
dựa trên sự kế thừa những giá trị của tư tưởng canh tân và tiếp thu tư tưởng dân chủ
phương Tây. Sự kiện đó thể hiện quá trình phủ định biện chứng hệ tư tưởng phong kiến
18
,
tiếp thu tư tưởng tiến bộ của thời đại, đánh dấu một bước chuyển rất lớn trên bình diện ý
thức hệ của dân tộc Việt Nam trong bối cảnh lịch sử hết sức tăm tối. Cho nên, Phan Châu
Trinh có công rất lớn đưa dân tộc chuyển mình theo sự phát triển của thời đại, tư duy chính
trị của ông góp phần tạo nên sự nổi bật của tư tưởng Việt Nam đầu thế kỷ XX.
4. Trong điều kiện lịch sử xã hội hiện nay, dưới sự lãnh đạo sáng suốt và đúng đắn
của Đảng cộng sản Việt Nam, trên nền tảng của chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí
Minh, chúng ta có thể nhận thấy rằng, tư tưởng chính trị của Phan Châu Trinh không chỉ có
giá trị tạo nên bước chuyển trong tư duy của dân tộc Việt Nam giai đoạn đầu thế kỷ XX,
mà còn để lại cho chúng ta ngày hôm nay nhiều bài học kinh nghiệm lịch sử quý báu. Đó là
những bài học về đón nhận thời cơ và chớp lấy cơ hội, bài học về giữ vững mục tiêu độc
lập dân tộc, bản sắc văn hóa dân tộc trong quá trình đổi mới, bài học về phát huy nội lực
của dân tộc, đồng thời phải biết tranh thủ những sự hợp tác từ bên ngoài, bài học về xây
dựng nền chính trị phù hợp với nguyện vọng của nhân dân.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. Sự thật,
Hà Nội.
[2] Nguyễn Văn Dương (1995), Tuyển tập Phan Châu Trinh, Nxb. Đà Nẵng.
[3] Trần Mai Ước (2012), Tư tưởng “Chấn dân khí” của Phan Châu Trinh - thực chất và những
bài học lịch sử, Tạp chí Giáo dục Lý luận, Số 7+8.
[4] Trần Mai Ước (2012), Tư tưởng phát triển giáo dục của Huỳnh Thúc Kháng và Phan Châu
Trinh và ý nghĩa lịch sử , Tạp chí khoa học và công nghệ, Sở khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng
Nam, Số 110, 111.


17
Nguyễn Văn Dương (1995), Tuyển tập Phan Châu Trinh, Nxb. Đà Nẵng, trang. 592.
18
Trần Mai Ước (2012), Phan Châu Trinh – Nhà văn hóa lớn của dân tộc, Tạp chí Sinh hoạt Lý luận, trang 55
BẢN TIN KHOA HỌC
Số 19/Quý III/Năm 2012


TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI
| 45 Dũng Sĩ Thanh Khê - TP. Đà Nẵng
10

SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO
VĂN HOÁ CHÍNH TRỊ
cho đội ngũ cán bộ đảng viên, viên chức trẻ
ở Trƣờng Cao đẳng Thƣơng mại

ThS. Hồ Công Huân

Trưởng Bộ môn LLCT

Đặt vấn đề
“Chính trị là một lĩnh vực hoạt động rộng lớn và hết sức quan trọng, nó quyết định vận
mệnh của đất nước và sự phát triển của xã hội và con người. Trình độ xử lý các tình huống
chính trị một cách khoa học và nghệ thuật không chỉ đem lại sự độc lập và ổn định chính trị
mà còn là điều kiện cho việc phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội, phát triển con người, xây
dựng và phát triển đất nước. Bản chất chính trị, lý tưởng chính trị, trình độ hoạt động chính trị
hướng tới một xã hội nhân đạo, nhân văn, tất cả vì sự phát triển và tiến bộ của xã hội và con
người, nói lên văn hóa chính trị của một nền chính trị”.
1. Văn hóa chính trị đƣợc hiểu thế nào?
Văn hoá chính trị, với tư cách là một loại hình của văn hoá, là khái niệm nói về sự thẩm
thấu của văn hoá vào chính trị
ày, mà
đó là chính trị bao hàm tính văn hoá từ bản chất bên trong của nó. Biểu hiện của văn hoá chính
trị thể hiện ở hai phương diện cơ bản:
Một là, chính trị với ý nghĩa là chính trị dân chủ, tiến bộ phải hướng tới mục đích cao
nhất là vì con người, giải phóng con người, tôn trọng quyền con người, tạo điều kiện cho con
người phát triển tự do, toàn diện, hài hoà. Đây là tính nhân văn sâu sắc của một nền chính trị
có văn hoá.
Hai là, những tư tưởng chính trị tốt đẹp không phải là những ý niệm trừu tượng mà phải
thiết thực, cụ thể, có khả năng đi vào cuộc sống. Nghĩa là nó phải thấu triệt trong hệ tư tưởng
chính trị, thể hiện qua đường lối chính sách của Đảng cầm quyền và nhà nước quản lý, trong
ứng xử và trong việc triển khai các kế hoạch cụ thể nhằm phát triển xã hội và phục vụ cuộc
sống của cá nhân cũng như của cộng đồng xã hội.
Văn hoá chính trị làm cho sự tác động của chính trị đến đời sống xã hội giống như sức
mạnh của văn hoá. Đó là loại sức mạnh không dựa vào quyền lực hay ép buộc mà thông qua
cảm hoá, khơi dậy tinh thần sáng tạo, ý thức tự giác của các tầng lớp xã hội. Việc xây dựng
văn hoá chính trị phải chú trọng đồng thời cả ba phương diện: giá trị xã hội được lựa chọn,
năng lực chính trị và trình độ phát triển về văn hóa chính trị của chủ thể chính trị.

Như vậy, văn hóa chính trị là một phương diện của văn hóa, ở đó kết tinh toàn bộ các giá
trị, phẩm chất, trình độ, năng lực và phương thức hoạt động chính trị, được hình thành trên một
nền chính trị với thể chế, hệ thống và thiết chế đúng đắn, khoa học, thực hiện lợi ích giai cấp,
dân tộc, quốc gia, phù hợp với xu hướng phát triển và tiến bộ của xã hội loài người.
BẢN TIN KHOA HỌC
Số 19/Quý III/Năm 2012


TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI
| 45 Dũng Sĩ Thanh Khê - TP. Đà Nẵng
11

2. Sự cần thiết phải nâng cao văn hóa chính trị cho đội ngũ đảng viên, viên chức trẻ
Sự nghiệp đổi mới do Đảng ta lãnh đạo đã đạt được những thành tựu hết sức quan trọng
trên tất cả mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Đổi mới đã trở thành một đòi hỏi tất yếu khách
quan của cuộc sống xã hội và của mỗi con người Việt Nam. Mới chưa đầy ba thập kỷ, công
cuộc đổi mới ở Việt Nam đã ngang tầm với một c
, sự ổn định tích cực của xã hội, hướng đất nước
vào quỹ đạo phát triển lên chủ nghĩa xã hội. Song, bên cạnh những thành tựu đã đạt được,
trong đổi mới cũng xuất hiện nhiều vấn đề thực tiễn bức xúc cần giải quyết.
Đi đôi với sự thúc đẩy tích cực, năng động, sáng tạo của con người trong hoạt động kinh
tế do chuyển từ nền kinh tế hiện vật, bao cấp sang nền kinh tế hàng hóa-tiền tệ, đã xuất hiện
những biểu hiện tiêu cực như: đề cao một chiều theo xu hướng thực dụng và tuyệt đối hóa lợi
ích kinh tế, coi thường các chuẩn mực đạo đức, các giá trị nhân văn, truyền thống; thờ ở hoặc
có thái độ tiêu cực trước các vấn đề chính trị.
, nó cũng dẫn tới sự phân hóa
giàu nghèo, làm hàng giả, lừa đảo, trốn thuế, lậu thuế, vi phạm pháp luật, gây ảnh hưởng xấu
đến đời sống kinh tế xã hội của đất nước.
Quá trình dân chủ hóa đã tạo ra động lực mạnh mẽ cho sự phát triển của xã hội, giải
phóng tinh thần, phát triển tư tưởng, con người với tư cách là cá nhân, công dân được coi

trọng, được phát huy sáng kiến, độc lập suy nghĩ, sáng tạo trong hành động. Nhưng đồng thời
lại xuất hiện xu hướng tự do vô chính phủ, phân tán, cát cứ, hoặc tái sinh những biểu hiện bảo
thủ, trì trệ cũ. Một trong những nguyên nhân của nhiều mặt tích cực này là sự non yếu và
không đồng bộ của pháp luật, do trình độ văn hóa chính trị còn hạn chế. Bên cạnh những dấu
hiệu tiến bộ trong phát triển, giao lưu văn hóa, nảy sinh khuynh hướng thương mại hóa văn
hóa, dẫn đến những biểu hiện lệch lạc về thị hiếu, nghệ thuật, về cách đánh giá, cách nhìn các
sự kiện chính trị. Đặc biệt là sự khủng hoảng, đổ vỡ của hàng loạt nước xã hội chủ nghĩa ở
Liên Xô và Đông Âu, đã ảnh hưởng xấu tới quá trình phát triển văn hóa chính trị ở nước ta,
nhất là trong lớp người trẻ tuổi, thiếu kinh nghiệm, chưa có sự trưởng thành đầy đủ về ý thức
chính trị, lại chưa được giáo dục thấu đáo về văn hóa chính trị, về khoa học xã hội và nhân
văn.
Trong điều kiện đổi mới toàn diện về kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội thì vấn đề hình
thành một đội ngũ cán bộ đủ trình độ năng lực, phẩm chất đạo đức tốt để đáp ứng yêu cầu của
xã hội là một đòi hỏi tất yếu, khách quan.
Trong các nội dung giáo dục, đào tạo đội ngũ cán bộ nước ta hiện nay, việc hình thành
văn hóa chính trị giữ một vai trò hết sức quan trọng, nó nhằm tạo ra những con người có bản
lĩnh chính trị vững vàng trong mọi hoạt động của xã hội ở giai đoạn phát triển bước ngoặc cho
hôm nay.
Lênin đã nói: "nghiên cứu con người, tìm những cán bộ có bản lĩnh. Hiện nay, đó là then
chốt, nếu không thế thì tất cả mọi mệnh lệnh và quyết định sẽ chỉ là mớ giấy lộn".
Điều đó nói lên rằng: sau khi có đường lối chính trị đúng đắn, cán bộ có vai trò đặc biệt
quan trọng. Bởi vì, đường lối chính trị dù có đúng đắn đến đâu, tự bản thân nó cũng không
thay đổi được hiện thực mà nó cần phải có sự lãnh đạo của cán bộ chính trị với kinh nghiệm,
kỷ năng, kỷ xảo cao...có ý nghĩa quyết định.
BẢN TIN KHOA HỌC
Số 19/Quý III/Năm 2012


TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI
| 45 Dũng Sĩ Thanh Khê - TP. Đà Nẵng

12

Thực tế chứng minh rằng, không thể trở thành nhà chính trị có kinh nghiệm, có bản lĩnh,
thành những người tham gia tích cực, sáng suốt và có trí tuệ trong quá trình lãnh đạo chính trị,
nếu không được trang bị những thành quả quý báu của văn hóa chính trị hiện đại.
Lãnh đạo chính trị là lãnh đạo những con người, những tổ chức chính trị với những tâm
lý, tình cảm, nhu cầu chính trị khác nhau, đôi khi đối lập nhau. Điều đó đòi hỏi cán bộ chính trị
phải có sự tinh tế về chính trị, có năng lực đàm thoại chính trị, có sáng kiến và khả năng tìm tòi
những quyết định chính trị. Văn hóa chính trị góp phần hình thành những con người lãnh đạo
có tư chất như vậy.
Với ý nghĩa đó, văn hóa chính trị có vai trò hết sức quan trọng trong việc điều chỉnh,
nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động chính trị, hiệu quả vận hành của hệ thống chính trị
Cũng với những lý do cơ bản đó, chúng tôi thiết nghĩ, hình thành văn hóa chính trị cho
nhân dân nói chung và cho đội ngũ cán bộ nói riêng là việc làm hết sức cần thiết nhưng để làm
điều đó đòi hỏi chúng ta phải xây dựng được một hệ thống giải pháp đồng bộ và thực hiện có
hiệu quả.
3. Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao văn hóa chính trị cho đội ngũ đảng viên,
viên chức trẻ
Thứ nhất: Nâng cao chất lượng và hiệu quả giảng dạy, giáo dục chủ nghĩa Mác-Lênin và
Tư tưởng Hồ Chí Minh; Hồ Chí Minh nhắc nhở: "Học tập chủ nghĩa Mác-Lênin là học tập cái
tinh thần xử trí công việc, đối với mọi người và đối với bản thân mình";
Thứ hai: Cùng với sự phát triển ồ ạt của thông tin đại chúng, kéo theo sự du nhập và phát
sinh các trào lưu tư tưởng xấu. Cần phải hạn chế sự du nhập của văn hóa phẩm đồi trụy. Đồng
thời, tuyên truyền nhận thức mới về chủ nghĩa xã hội, những thành tựu và triển vọng mới trong
sự phát triển tương lai của đất nước;
Thứ ba: Đẩy mạnh việc hoàn thiện từng bước hệ thống chính trị, bảo đảm vai trò lãnh
đạo chính trị duy nhất của Đảng cộng sản Việt nam trong quá trình hình thành văn hóa chính
trị, nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động định hướng của Đảng;
Thứ tư: Nâng cao nhận thức chính trị của từng cá nhân trong xã hội;
Thứ năm: Đẩy mạnh quá trình dân chủ hóa trong đời sống xã hội.

Như vậy, văn hóa phải gắn liền với chính trị và chính trị phải tìm thấy sức mạnh trong
văn hóa. Hoạt động chính trị càng mang đậm văn hóa bao nhiêu thì càng làm cho chính trị trở
nên nhân đạo và nhân bản bầy nhiêu.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Đào Duy Anh; Việt Nam văn hóa sử cương, Nxb TP Hồ Chí Minh, 1992.
[2] Hồi ký, Bác Hồ với văn nghệ sĩ, Nxb Thành phố mới, Hà Nội, 1985.
[3] Sơ thảo đề cương bài giảng viện Khoa học chính trị, HVCTQGHCM, 1993.
[4] Phạm Văn Đồng, Văn hóa và đổi mới, Nxb CTQG, Hà Nội, 1995.
[5] Trần Văn Giàu, Tư tưởng yêu nước, Nxb VNTP Hồ Chí Minh, 1983.
[6] Tạp chí Khoa học Chính trị, Phân viện TP Hồ Chí Minh, HVCTQGHCM, số 1& 3 (1996).
[7] Phạm Huy Kỳ , Văn hóa chính trị Việt Nam trong thời kỳ đổi mới
[8] Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, "Bước đầu tìm hiểu những giá trị văn hóa chính trị
truyền thống Việt Nam", ngày 28-4-2009.

BẢN TIN KHOA HỌC
Số 19/Quý III/Năm 2012


TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI
| 45 Dũng Sĩ Thanh Khê - TP. Đà Nẵng
13

TÌNH YÊU NAM NỮ TRONG QUAN NIỆM
CỦA PHẬT GIÁO
VÀ ĐÔI LỜI NHẮC NHỞ BẠN TRẺ KHI YÊU

Nguyễn Văn Đức
GV. Bộ môn Lý luận chính trị



Tình yêu là một loại tình cảm kì lạ và thiêng
liêng của con người, nó vừa lung linh huyền ảo vừa
khó đoán. Thi sĩ Xuân Diệu đã từng nói: “Làm sao
sống được mà không yêu. Không nhớ không thương
một kẻ nào”. Sống mà không yêu thì sự sống không
còn ý nghĩa, đó là sự chết rồi. Tình yêu nam nữ là
một phép nhiệm màu, nó có thể biến ta thành một
con người khác, có thể nâng bổng con người lên
nhưng cũng lắm lúc nhấn chìm ta xuống địa ngục.
Trong cái mê cung của tình yêu đó, Phật giáo đã dạy chúng ta những điều hay lẽ phải và
thống nhất với văn hóa truyền thống, pháp luật Việt Nam để hướng các bạn trẻ đến một
tình yêu thánh thiện và bền chặt.
1. Tình yêu nam nữ trong quan niệm của Phật giáo
Nói đến tình yêu trong quan niệm của đức Phật thì đó là một tình yêu cao thượng,
không có giới hạn, không phân biệt, không vị kỷ. Tình yêu xuất phát từ lòng Từ Bi và Trí
Tuệ, bao trùm cả vũ trụ và đến với tất cả chúng sanh vạn loại. Ngài Đạt Lai Lạt Ma thứ 14
đã tuyên bố câu nói rất sâu sắc: “Trái tim tôi là ngôi chùa của tôi, tình yêu thương là triết
lý sống của tôi”. Đó là tình "Yêu đời, yêu Đạo lẫn non sông”, tình yêu ấy cao vời vợi và
xuất thế gian, thoát khỏi ràng buộc của tham ái thấp hèn: “Xin vòng dây tham ái/ Rời khỏi
cuộc đời con/ Để cho trái tim con/ Biết yêu thương tất cả"
[1]
.
Trong tình yêu rộng lớn đó, Phật giáo còn nói đến tình yêu nam nữ, khái quát lời chỉ
dạy đó là: muốn yêu thì phải thương, muốn thương thì phải hiểu, muốn thương hiểu thì
phải biết từ, bi, hỷ, xả.
* Muốn “yêu” phải “thương”
“Thương” và “yêu” là những trạng thái tình cảm của con người, “thương” dựa trên sự
đồng cảm về tâm hồn là chủ yếu. Người ta dùng từ “thương” để nói về tình cảm của cha
mẹ đối với con, của anh với em, của bạn bè đối với nhau. “Yêu phải thương” nghĩa là tình

yêu phải bám rễ từ tình thương, từ sự đồng cảm. Khi thương nhau, sẽ tìm thấy điểm tốt của

BẢN TIN KHOA HỌC
Số 19/Quý III/Năm 2012


TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI
| 45 Dũng Sĩ Thanh Khê - TP. Đà Nẵng
14

nhau, lắng nghe tâm tư tình cảm của nhau để cùng sẻ chia những nỗi khổ niềm đau. Thiền
Sư Nhất Hạnh có dạy: “Lắng nghe để hiểu, nhìn lại để thương”.
Tình yêu đích thực phải chứa đựng tình thương. Nếu tình yêu nghiêng về phía hưởng
thụ thì tình thương lại nghiêng về phía trách nhiệm. Trong tình cảm nam nữ, tình yêu lấn át
đi tình thương thì tình cảm ấy giống như lửa rơm “bạo phát bạo tàn”, tình thương lấn át
tình yêu thì tình cảm ấy sẽ như lửa than “mãi âm ỉ cháy”.
* Muốn “thương” phải “hiểu”
Đại thi hào Tago đã viết “Yêu là tên gọi khác của sự hiểu nhau”. Mỗi con người là
một thế giới, với những tâm sự, nỗi khổ không giống nhau. Xúc động biết bao nhiêu khi ta
khổ đau có một bàn tay nắm lấy sẻ chia, có một bờ vai để ta tựa vào đầy tin tưởng. Hạnh
phúc vô bờ nếu niềm vui của ta có được nụ cười đồng điệu. Và cũng thật trớ trêu cho
những tình yêu không “hiểu”, đó là một bi kịch - con người sẽ chết đuối trong biển đêm cô
đơn và hụt hẫng.
Không hiểu, không thể thương yêu sâu sắc. Không hiểu, không thể thương yêu đích
thực. Hiểu chính là nền tảng của tình thương yêu. Vậy nên, "có hiểu mới có thương" là
nguyên tắc chọn người yêu theo quan điểm Phật giáo. Hôn nhân có thể mở ra những con
đường hoa hồng, nhưng cũng có thể mở ra cánh cửa tù ngục nếu “hai nữa” không hiểu
nhau.
* Muốn “thương”, “hiểu” thì phải biết từ, bi, hỷ, xả
Ngoài “thương” và “hiểu”, theo Phật giáo tình yêu nam nữ muốn bền chặt phải hội đủ

bốn yếu tố: từ, bi, hỷ, xả.
"Từ" trong tình yêu nam nữ là “khả năng hiến tặng hạnh phúc cho người mình yêu”
[2]

một cách tự nguyện. Yêu không phải là hưởng thụ mà là hiến tặng. Những người yêu nhau
chân thành họ không làm khổ nhau, mà họ làm cho người mình yêu hạnh phúc mỗi ngày.
"Bi" là “khả năng lấy cái khổ ra khỏi mình”
[3]
. Cuộc đời đầy ắp nổi khổ đau, người yêu làm
cho ta thêm khổ, đó không thể là tình yêu được. Còn gì cho nhau nếu chỉ có khổ đau và
tuyệt vọng. Người yêu mình phải là người biết sẻ chia, làm vơi bớt nỗi khổ của mình trong
cuộc đời.
"Hỷ" là “niềm vui, tình yêu chân thật phải làm cho cả hai đều vui”
[4]
. Vui với cuộc
sống, vui với con người và vui với tương lai. Đó không phải là cái vui gượng gạo mà phải
là niềm lạc quan đích thực. "Xả" là “không phân biệt, kì thị trong tình yêu”
[5]
. Khi yêu, hai
người không phải là hai thực thể riêng biệt nữa, họ quyện vào nhau. Hạnh phúc, nỗi đau
của người mình yêu cũng chính là của mình. Hãy tìm “mẫu số chung” cho những khác biệt
về học vấn, văn hóa; hãy vượt qua những rào cản về hoàn cảnh gia đình, kinh tế. Hãy
chuyển hóa nổi đau, làm lớn thêm hạnh phúc.
* Tình yêu và tình dục
Yêu nhau là giữ gìn cho nhau, tôn trọng nhau cả tâm hồn lẫn thể xác. Nếu ta không
tôn trọng thân thể người yêu thì cũng không tôn trọng tâm hồn người ấy. Có những nỗi
niềm sâu kín trong tâm hồn, chúng ta chỉ chia sẻ với người tri kỉ. Thân thể cũng vậy, có
BẢN TIN KHOA HỌC
Số 19/Quý III/Năm 2012



TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI
| 45 Dũng Sĩ Thanh Khê - TP. Đà Nẵng
15

những vùng thiêng liêng và riêng tư, ta không muốn ai chạm tới, ngoài người ta yêu, ta tin,
ta muốn sống trọn đời, trọn kiếp.
Phật giáo dạy rằng, nếu con người đến với nhau chỉ để lạm dụng thân thể của nhau thì
sớm muộn cũng chia tay. Bởi vì, tất cả các cảm giác do thân thể đem lại rất hạn chế và
những sắc đẹp do thân thể đem lại cũng rất hạn chế. Do hạn chế nên sắc đẹp nào rồi cũng
tàn và cảm giác dục vọng nào rồi cũng đi qua và chỉ để lại cho thân thể một sự trống trải,
một sự khao khát tiếp tục.
2. Sự thống nhất trong quan niệm về tình yêu nam nữ giữa Phật giáo với văn hóa
truyền thống ngƣời Việt và quan điểm của Đảng, Nhà nƣớc ta
Phật giáo du nhập vào Việt Nam và khúc xạ qua lăng kính văn hóa dân tộc, nó hòa
quyện và tạo ra sự gặp gỡ trong các quan niệm về đời sống xã hội. Trong quan niệm về
tình yêu nam nữ cũng vậy, văn hóa truyền thống Việt Nam cũng nhắc nhở những “đôi uyên
ương” khi đến với nhau qua những câu ca dao, tục ngữ rất ý nhị mà sâu sắc. Yêu nhau phải
“thương”, “hiểu” nhau dù cho ai có nói quẩn, nói quanh: “Tay em nắm lấy tay anh/ Dù ai
nói quẩn nói quanh mặc lòng/ Tay ấy đáng vợ, đáng chồng/ Duyên trời đã định tơ hồng đã
xe”; trân trọng nhau và làm cho cả hai đều vui (Hỷ): “Ước gì anh hóa ra hoa/ Để em nâng
lấy rồi mà cài khăn/ Ước gì anh hóa ra chăn/ Để cho em đắp, em lăn, em nằm”; hiến tặng
hạnh phúc cho người mình yêu, không phân biệt kỳ thị (Từ, Xả): “Em về cắt rạ đánh tranh/
Chặt tre chẻ lạt cho anh lợp nhà/ Sớm khuya hòa hợp đôi ta/ Hơn ai gác tía lầu hoa một
mình”; rồi chuyện tình dục cũng rất ý nhị, e ấp: “Còn đêm nay nữa mai đi/ Lạng vàng
không tiếc, tiếc chi ngồi kề”.
Từ “ý thức tôn giáo”, “ý thức đạo đức” đến “ý thức pháp quyền” – những quan niệm
về tình yêu nam nữ của Phật giáo và văn hóa truyền thống Việt Nam được thể hiện trong
Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam. Tại Điều 1, 3, 4 của “Luật hôn nhân và gia đình Việt
Nam sửa đổi, bổ sung năm 2010” đã thể hiện yêu cầu “muốn yêu phải thương, hiểu”:

những người yêu nhau đi đến hôn nhân phải“hoà thuận, thương yêu nhau”, “Con trai và
con gái đến tuổi, được hoàn toàn tự nguyện quyết định việc kết hôn của mình”, “cấm
cưỡng ép kết hôn”
[6]
.
Trong Điều 2 của luật này, quy định việc không phân biệt, kỳ thị (Xả) trong tình yêu
và hôn nhân: “Xoá bỏ những tàn tích còn lại của chế độ hôn nhân phong kiến cưỡng ép,
trọng nam khinh nữ, coi rẻ quyền lợi của con cái”
[7]
. Rõ ràng, dù trực tiếp hay dán tiếp thì
ý chí của Đảng, Nhà nước ta đã “chỉ đạo” và “cổ động” cho một tình yêu đẹp, trong đó hai
người yêu nhau phải “thương”, “hiểu” nhau, trân trọng, bình đẳng và làm cho nhau hạnh
phúc; cấm sự ép buộc, kỳ thị, bất bình đẳng trong tình yêu, hôn nhân.
3. Đôi lời nhắc nhở bạn trẻ khi yêu
Tình yêu là thứ trái ai cũng khát khao và đam mê. Nhưng để tình yêu mãi là trái
ngọt mà không phải là trái đắng, mỗi người cần phải yêu đúng cách, cần xây dựng cho
mình một tình yêu chân chính. Theo văn hóa truyền thống Việt Nam, nghe lời dạy của Phật
giáo và phù hợp với pháp luật Nhà nước, tác giả tổng hợp nhắc nhở các bạn trẻ khi yêu
một đôi lời sau đây:

BẢN TIN KHOA HỌC
Số 19/Quý III/Năm 2012


TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI
| 45 Dũng Sĩ Thanh Khê - TP. Đà Nẵng
16

* Phải biết tự chủ khi yêu
Yêu vốn là bản năng tự nhiên của con người, nhưng vì đối tượng yêu của ta quá hấp

dẫn - có thể đánh động vào cảm xúc, khát khao của ta, làm cho ta đêm nhớ ngày mong, mất
ăn, bỏ ngủ. Khi cảm xúc yêu đương bùng vỡ thì ta không còn tự chủ được nữa, mọi nhận
thức hay phản ứng đều vượt tầm kiểm soát. Ta cứ lầm lũi lao tới phía trước như kẻ mộng
du mà không ý thức được mình đang đi đâu, dù sắp bước vào hầm hố chông gai. Người
Tây phương gọi trạng thái ấy là “fall in love”, tức là đang bị cuốn vào tình yêu, có thể hiểu
là đang bị “té ngã trong tình yêu”. Do đó, yêu nồng nhiệt nhưng phải biết tự chủ - tự chủ
để sống, lao động, học tập và hoạch định cho tương lai.
* Phải biết chăm sóc những yếu tố “tưởng chừng đứng ngoài tình yêu”
Mọi hiện tượng trong thế gian đều phải nương tựa vào nhau để tồn tại, triết học gọi đó
là “mối liên hệ phổ biến”. Tình yêu cũng không ngoại lệ. Tình yêu sẽ không tồn tại nếu
như nó nằm ngoài các yếu tố khác như sự bình an, lòng vị tha bao dung, sự ân cần chăm
sóc. Nếu không có gia đình, bạn bè, xã hội, kinh tế, chính trị thì tình yêu cũng không có
chỗ đứng trong thế giới này. Do đó, bạn trẻ biết quay về chăm sóc những yếu tố tưởng
chừng đứng ngoài tình yêu cũng chính là đang chăm sóc tình yêu vậy.
* Tránh thực dụng trong tình yêu
Con người vốn rất thực dụng, nhiều bạn trẻ khi tìm đến với “nữa kia” của mình họ
xem như tìm đến với sự bảo an cho mình một cuộc sống sung túc. Và họ nghĩ rằng họ chỉ
có hạnh phúc khi có một cuộc sống vật chất đầy đủ.
Nhưng họ đã nhầm, vì nếu nhìn kỷ, ta sẽ thấy những đòi hỏi kia chỉ mang tới những
cảm xúc tạm bợ qua sự tán thưởng của những người sống bằng hình thức. Hơn nữa, trong
khi sự ham thích của ta không dừng lại và ngày càng cao, còn năng lực của người ấy bị ta
vắt đến cạn kiệt, kết cục hai tâm hồn ngày càng xa nhau. Người yêu vì đam mê, cố gắng
chiều chuộng ta thì chính họ đang sống trong cơn mộng tưởng. Cả hai đều không “cắm rễ
vào nền tảng của tình yêu chân thật” thì chỉ cần bất đồng quan điểm, gây tổn thương nhau
là họ dễ dàng bỏ nhau - tình yêu không bền chặt.
Tình yêu muôn đời là có thật và nó sẽ còn ở lại với con người mãi mãi. Điều quan
trọng là con người ta phải biết tự chủ để nhận ra mình, phải biết Từ, Bi, Hỷ, Xả để
“thương” và “hiểu” được người mình thương. Tình yêu không phải là thứ tình ái thoáng
qua “Cơn choáng qua đi tình yêu cũng chết/ Chia tay rồi cũng chẳng hiểu vì sao”
[8]

mà để
có một tình yêu thánh thiện và bền chặt các bạn trẻ phải “Yêu như yêu lần đầu/ Xin nâng
đỡ đời nhau/ Bằng con tim hiểu biết/ Lo sợ gì thương đau”
[9]
.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Hồng Quang, Bộ sách Phật học ứng dụng, Nxb Phương Đông, TP. Hồ Chí Minh, 2011
[2],[3],[4],[5] Hằng Nguyên, Nghe Phật dạy về tình yêu, 2011
[6],[7] Quốc Hội; Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 sửa đổi, bổ sung năm 2010; Nxb Chính trị
Quốc gia, Hà Nội, 2010
[8] Thục Trinh, Câu chuyện nhân duyên, Tạp chí nghiên cứu Phật học số 5, 2008.
BẢN TIN KHOA HỌC
Số 19/Quý III/Năm 2012


TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI
| 45 Dũng Sĩ Thanh Khê - TP. Đà Nẵng
17

Marketing trong Giáo dục đào tạo
và tính thích ứng của Giáo dục đào tạo đối với
bối cảnh kinh tế - xã hội mới

PGS.TS. Đặng Xuân Hải
Trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội


1. Vài nét về Giáo dục đào tạo (GD-ĐT) trong cơ chế kinh tế thị trƣờng
- Mối quan hệ giữa GD-ĐT với kinh tế xã hội (KT-XH) trong quá trình phát triển của
GD và của cả XH loài người được xếp thành hình xoắn ốc, mà nếu ta xét trong một thời điểm

lịch sử nào đó mối quan hệ này sẽ tạo nên một hình tròn, có thể mô tả như sau: GD&ĐT luôn
là công cụ, phương tiện để cải biến XH; Con người được GD-ĐT tốt sẽ là động lực cho sự phát
triển KT-XH. Đến lượt mình, khi KT-XH có sự thay đổi, phát triển lên đến một mức nào đó nó
sẽ một mặt tạo điều kiện mới cho sự phát triển của GD-ĐT nhưng mặt khác nó cũng " đặt hàng
mới " cho GD-ĐT, buộc GD-ĐT nói chung, nhà trường nói riêng phải tự nâng mình lên để một
mặt tận dụng những điều kiện mới, mặt khác đáp ứng yêu cầu mới mà KT-XH đặt ra. Muốn
làm được như vậy hệ thống giáo dục (HTGD) phải là một hệ tự điều khiển và nhà trường, đặc
biệt nhà trường khu vực ĐH và GDCN phải có ý thức "đi trước một bước", điều chỉnh mục
tiêu đào tạo của mình (khi có sức ép của sự thay đổi thị trường lao động ). Mối quan hệ "cân
bằng động" này đã tồn tại trong suốt tiến trình của lịch sử. Nếu có thể coi lịch sử phát triển của
xã hội loài người đã trải qua 4 nền văn minh (Văn minh hái lượm; Văn minh nông nghiệp; Văn
minh công nghiệp; Văn minh trí tuệ) thì cũng có thể thấy tương ứng với mỗi nền văn minh đó
có một nền GD tương ứng (GD tự phát; GD cổ truyền; GD hiện đại; GD tương lai - GD mang
tính công nghệ ). Việc GD chuyển từ tự phát sang quá trình tự giác khi loài người chuyển từ
nền văn minh hái lượm sang nền văn minh cao hơn; Sự thay đổi nội dung, phương thức GD-
ĐT khi loài người chuyển từ nền văn minh nông nghiệp sang nền văn minh công nghiệp;
Những đòi hỏi mới đang và sẽ đặt ra cũng như những điều kiện mới của một xã hội thông tin
trong nền kinh tế trí thức đang buộc GD-ĐT nói chung GD-ĐH nói riêng phải đứng trước
nhiều cơ hội nhưng cũng lắm thách thức đã minh chứng cho tính lịch sử của mối quan hệ cân
bằng động giữa GD-ĐT với KT-XH [3-4]. Xét dưới góc độ tiếp cận hệ thống, có thể lấy một
khuyến cáo của TS Roysingh ở quyển sách: "Nền GD cho thế kỷ 21- Những triển vọng của
châu á-Thái Bình Dương "[1] để nói về mối quan hệ GD-XH: "GD không tồn tại trong chân
không. Nó được quyết định bởi khung cảnh chính trị và văn hoá, kinh tế, trí lực XH và những
nhân sinh quan chiếm ưu thế. Những môi trường này hiện đang thay đổi...". Nhận thức về mối
quan hệ biện chứng này cả dưới góc độ lịch sử, cả trong tiếp cận hệ thống rất quan trọng đối
với những nhà quản lý GD nói riêng và cho mọi nhà GD nói chung trong quá trình xác định và
điều chỉnh mục tiêu GD-ĐT của nhà trường. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để duy trì được "cân
bằng động" này đối với một cơ sở GD-ĐT nói chung và của một trường ĐH nói riêng.
- Cơ chế thị trường (CCTT) sẽ tác động lên GD-ĐT trên các mặt chủ yếu sau:
BẢN TIN KHOA HỌC

Số 19/Quý III/Năm 2012


TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI
| 45 Dũng Sĩ Thanh Khê - TP. Đà Nẵng
18

+ Vai trò của xã hội cho đầu tư phát triển giáo dục đào tạo, nhất là ở những phân khúc
phù hợp với cơ chế thị trường (như giáo dục đào tạo chất lượng cao, nơi có nhu cầu lớn, đào
tạo nghề nghiệp gắn với nhu cầu nhân lực xã hội…).
+ Phát triển và đa dạng hoá các thành phần, các chủ thể tham gia cung ứng hàng hóa
dịch vụ (HHDV) giáo dục đào tạo (cả trong nước và nước ngoài).
+ Hình thành thị trường HHDV giáo dục đào tạo (thị trường không hoàn hảo), thị
trường trong nước và thị trường quốc tế.
+ Tạo sự cạnh tranh trong giáo dục đào tạo (cạnh tranh không hoàn hảo); cạnh tranh
giữa công lập và ngoài công lập, giữa các cơ sở giáo dục đào tạo với nhau về chất lượng -
thương hiệu, về nguồn lực đầu tư, về giáo viên, về người học, về nội dung - chương trình -
phương pháp giáo dục đào tạo; cạnh tranh trong nước với quốc tế, cạnh tranh về thị phần cung
ứng HHDV giáo dục đào tạo…
+ Hình thành sự phân khúc các HHDV giáo dục đào tạo; phân khúc nào giáo dục đào
tạo công chiếm ưu thế, phân khúc nào giáo dục đào tạo tư có hiệu quả cao hơn, sự kết hợp
công - tư thế nào cho có hiệu quả nhất cả về kết quả giáo dục đào tạo, về hiệu quả đầu tư và về
mặt chính sách xã hội.
+ Tạo cơ sở để các cơ sở giáo dục đào tạo thực hiện có hiệu quả cơ chế tự chủ trong
điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế; hình thành đa dạng cơ chế hoạt động không vì
lợi nhuận, cơ chế hoạt động vì lợi nhuận, bán vì lợi nhuận, kết hợp bao cấp của nhà nước với
tài trợ của xã hội và cơ chế thị trường.
+ Thực hiện mục tiêu giáo dục được gắn với hiệu quả kinh tế, hiệu quả đầu tư cho
giáo dục đào tạo.
+ Thúc đẩy hội nhập, hợp tác quốc tế về giáo dục đào tạo theo cơ chế thị trường.

+ Tạo quyền lựa chọn người cung cấp HHDV giáo dục, đào tạo của người học; tạo
điều kiện học tập suốt đời gắn với thay đổi nghề nghiệp và nâng cao kỹ năng lao động, hiểu
biết.
+ Đòi hỏi gắn giáo dục, đào tạo với nhu cầu của xã hội, với nghiên cứu và ứng dụng
khoa học công nghệ (nhất là đối với đào tạo nghề nghiệp, đào tạo Đại học…).
+ Kết hợp lợi ích của xã hội, nhà nước, nhà đầu tư, người quản lý - cung ứng HHDV
giáo dục đào tạo và người học trong phát triển giáo dục đào tạo.
Xét về nội dung cốt lõi nhất, bản chất nhất và về mục tiêu cuối cùng thì giáo dục không
phải là quá trình sản xuất vật chất, mà là quá trình phi vật chất – quá trình sản xuất và truyền
thụ tri thức. Ngày nay được gọi là quá trình cung ứng dịch vụ giáo dục. Tuy nhiên để tạo nên
quá trình giáo dục đã có cả những yếu tố, những quá trình sản xuất vật chất, sản xuất hàng hoá
vật chất, có cả những yếu tố, những quá trình vừa mang tính vật chất vừa mang tính phi vật
chất, có cả những yếu tố, những quá trình phi vật chất. Mỗi yếu tố đó, quá trình đó “đi vào”
kinh tế ở mức độ khác nhau và trong kinh tế thị trường (KTTT) chúng được vận hành thành
quy luật thị trường không hoàn hảo do đặc tính của hoạt động GD tạo nên.
2. Marketing trong GD-ĐT
Với 11 yếu tố nêu trên khi GD&ĐT chuyển sang CCTT buộc các nhà GD phải lưu ý đến
tư tưởng marketing trong GD. Theo định nghĩa của Lynton Gray ở sách Marketing in
Education của nhà xuất bản London 1972 [2] thì Marketing trong GD-ĐT là toàn bộ những
hoạt động của các cơ sở GD-ĐT hướng vào việc thoả mãn tốt hơn nguyện vọng của khách
hàng và đáp ứng tốt hơn nhu cầu về GD-ĐT của cộng đồng xã hội. Từ việc phân tích nhu cầu
học tập của cộng đồng xã hội để xác định và điều chỉnh mục tiêu GD-ĐT cho thích hợp đến
BẢN TIN KHOA HỌC
Số 19/Quý III/Năm 2012


TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI
| 45 Dũng Sĩ Thanh Khê - TP. Đà Nẵng
19


việc thiết kế quy trình GD-ĐT phù hợp. Đa dạng hoá phương thức dạy học nhằm tăng cường
các nguồn lực và phát triển bền vững trong CCTT. Ta thường được nghe cơ chế thị trường làm
cho mọi người năng động, bởi vì ở đó quy luật cạnh tranh tác động lên mọi người, ở đó quy
luật cung-cầu, hàng hoá, tiền tệ... sẽ chi phối các hoạt động của xã hội. Trong SXKD và dịch
vụ, mâu thuẫn giữa cung-cầu gay gắt và với sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường luôn thay
đổi đòi hỏi phải có chiến lược thích ứng để giải quyết những vấn đề đó thì khoa học Marketing
ra đời và Marketing đã có những đóng góp tích cực cho sự phát triển SXKD và dịch vụ. Giáo
dục đào tạo cũng là một hoạt động xã hội và ở nước ta khi chuyển đổi cơ chế cũng xuất hiện
một số vấn đề mới ví dụ như mối quan hệ giữa các chức năng phúc lợi xã hội, dịch vụ xã hội,
phát triển xã hội của GD-ĐT; vấn đề đa dạng hoá nguồn lực; vấn đề phân hoá xã hội ..v..v. Rõ
ràng cơ chế kinh tế thị trường (CC KTTT) đã đặt ra những yêu cầu mới cho GD-ĐT, nó chi
phối các điều kiện phát triển GD-ĐT, đồng thời nó cũng làm biến đổi một số quan niệm truyền
thống. Trong bối cảnh của nền kinh tế nhiều thành phần và mở cửa vấn đề nghiên cứu nhu cầu
GD-ĐT của xã hội; vấn đề uy tín, chất lượng... trở thành vấn đề của mọi người tham gia họat
động giáo dục. Các câu hỏi: Dạy ai? Dạy cái gì? Dạy ở đâu? Dạy như thế nào?..v.v. trở thành
các câu hỏi thường xuyên được đặt ra trong mối quan hệ với vấn đề “chi phí- lợi ích”. Một
vấn đề còn có nhiều ý kiến khác nhau đó là GD-ĐT có phải là một lĩnh vực dịch vụ hay không.
Nếu là có thì có thể dùng chiến lược Marketing để tăng cường lợi nhuận như các hoạt động
dịch vụ khác được không và điều đó có trái với bản chất của khái niệm GD hay không? Nếu là
không thì giải thích thế nào về sự nở rộ các loại hình trường lớp từ GD mầm non (các trường
mầm non tư thục) cho đến GD đại học (đại học dân lập, đại học nước ngoài vào...) trong cơ
chế KTTT khi nhà nước có chính sách đa dạng hoá và mở cửa. Tuy nhiên có một vấn đề được
nhiều người thống nhất đó là trong lĩnh vực đào tạo nhân lực cho xã hội, GD-ĐT phải gắn với
thị trường sức lao động và mục đích của chức năng dịch vụ xã hội phải hướng vào việc phát
triển xã hội. Với nhận thức đó, việc nghiên cứu tư tưởng Marketing trong GD-ĐT có lẽ là một
hướng tiếp cận đáng quan tâm trong quản lí GD-ĐT trong cơ chế KTTT. Từ việc phân tích nhu
cầu học tập của cộng đồng xã hội để xác định và điều chỉnh mục tiêu GD-ĐT cho thích hợp
đến việc thiết kế quy trình GD-ĐT phù hợp. Đa dạng hoá phương thức dạy học nhằm tăng
cường các nguồn lực và phát triển bền vững trong CCKTTT. Như vậy, tư tưởng chủ yếu của
Marketing trong GD-ĐT là cố gắng làm thoả mãn nguyện vọng của khách hàng của GD-ĐT

và không ngừng khẳng định uy tín, chất lượng của cơ sở GD-ĐT của mình bằng việc nâng cao
chất lượng sản phẩm GD-ĐT. Chỉ như vậy mới có thể phát triển bền vững trong CCKTTT.
Có hai khái niệm cần phải được nhận thức khi sử dụng vấn đề Marketing trong GD-ĐT, đó là
quan niệm sản phẩm GD-ĐT và khách hàng của GD-ĐT, tuy còn có những ý kiến khác nhau.
Sản phẩm là kết quả của một hoạt động hay một quá trình thì kết quả đem lại sự gia tăng năng
lực, sự hoàn thiện thêm nhân cách trong những con người được GD-ĐT chính là sản phẩm của
GD-ĐT. Đó cũng chính là sự lớn mạnh về nhận thức, sự bổ sung tri thức, kỹ năng, sự tích luỹ
thêm học vấn tạo cho con người đó có thêm khả năng hoà nhập và cập nhật thị trường sức lao
động, góp phần xã hội hoá cá nhân. Chất lượng của sản phẩm GD-ĐT gắn với mức độ đạt
được mục tiêu GD-ĐT của bậc học, ngành học. Nếu quan niệm khách hàng là đối tác nhận,
tiêu thụ hay thụ hưởng lợi ích của GD-ĐT thì chúng ta cũng có thể nêu tên khách hàng của
GD-ĐT là người học (khách hàng trực tiếp), là cha mẹ người học, là những người, tổ chức sử
dụng đầu ra của GD-ĐT hay nói chung là cộng đồng xã hội (stakehoulders).
Chúng ta đều biết quản lý điều hành một cơ sở GD-ĐT chủ yếu xoay quanh 3 vấn đề lớn
đó là quản lý quá trình GD-ĐT; quản lý các điều kiện, môi trường, nguồn lực; quản lý đội ngũ
BẢN TIN KHOA HỌC
Số 19/Quý III/Năm 2012


TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI
| 45 Dũng Sĩ Thanh Khê - TP. Đà Nẵng
20

sư phạm. Vận dụng tư tưởng Marketing trong quản lý GD chính là việc tạo cơ chế, môi trường
cho cả 3 yếu tố đó vận hành theo hướng lấy người học làm trung tâm, góp phần giải bài toán
chi phí - lợi ích một cách có hiệu quả nhất. Marketing trong SXKD có nêu ra 5 tư tưởng cơ
bản, đó là:
- Thị trường là quan trọng, khách hàng là thượng đế.
- Bán cái thị trường cần chứ không phải bán cái mình sẵn có.
- Quyền đánh giá sản phẩm là của khách hàng.

- Hãy cạnh tranh bằng uy tín, chất lượng và sự thuận tiện tối đa cho khách hàng.
- Tăng cường lợi nhuận bằng cách bảo đảm tốt mong muốn của người tiêu dùng.
Tuy nhiên khi vận dụng tư tưởng Marketing vào lĩnh vực GD-ĐT không thể rập khuôn
hoàn toàn những điều nêu trên một cách giáo điều mà phải có sự chuyển đổi cho phù hợp. 5 tư
tưởng trên cần được hiểu như sau:
- Phải quán triệt tư tưởng lấy người học là trung tâm trong mọi hoạt động của nhà
trường, phải bám sát yêu cầu của xã hội trong công tác kế hoạch hoá.
- Dạy những gì xã hội cần và “khách hàng” cần chứ không chỉ dạy cái mình sẵn có
- Quyền đánh giá chất lượng, hiệu quả GD-ĐT là của người học và cộng đồng xã hội
(khách hàng của GD).
- Hãy khẳng định uy tín của mình bằng chất lượng và hiệu quả GD-ĐT.
- Phát triển bền vững cơ sở GD-ĐT của mình bằng việc đa dạng hoá nguồn lực trên cơ
sở bảo đảm nguyên tắc lợi ích của cả 2 phía (của cơ sở và của cộng đồng xã hội ).
Có thể nói 5 tư tưởng nêu trên có mối quan hệ với nhau và nó cũng gợi ý cho chúng ta
cách tiếp cận mới trong quản lý GD-ĐT, quản lý nhà trường trong bối cảnh mới của kinh tế xã
hội. Cho dù lĩnh vực GD-ĐT không giống lĩnh vực kinh doanh, dịch vụ nhưng khi chuyển
sang cơ chế mới muốn phát triển bền vững không thể không quan tâm đến xã hội hoá và tư
tưởng Marketing.
Vấn đề đặt ra là phải xây dựng được một cơ chế phát triển GD-ĐT thích ứng được với cơ
chế thị trường, vận dụng được những yếu tố tích cực và hạn chế những yếu tố tiêu cực của cơ
chế thị trường. Nhưng “mức độ thích ứng” này là rất khác nhau giữa các nước, phụ thuộc vào
thể chế chính trị - xã hội, trình độ phát triển kinh tế - xã hội, vào quan điểm mục tiêu, điều kiện
cụ thể, và truyền thống của mỗi nước.
Vận dụng tốt tư tưởng Marketing trong GD sẽ sáng tạo ra những cách nghĩ, cách làm
năng động, phù hợp với hoàn cảnh cụ thể, điều kiện cụ thể và sẽ đáp ứng tốt hơn nhu cầu của
người học, của địa phương, của cộng đồng xã hội, tăng khả năng hội nhập.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Roysingh (1994): " Nền giáo dục cho thế kỷ 21, Những
triển vọng của châu Á - Thái Bình Dương"; Viện Khoa học

Giáo dục.
[2] Lynton Gray (1972); “Marketing in Education” ; London.
[3] Đặng Xuân Hải; “Cân bằng động Giáo dục và đào tạo với
phát triển kinh tế - xã hội”; Tạp chí Giáo dục; 10/2005.
[4] Đặng Xuân Hải; “Marketing trong Giáo dục”; Báo Giáo
dục và Thời đại, số Chủ nhật, tháng 3 năm 2003.

BẢN TIN KHOA HỌC
Số 19/Quý III/Năm 2012


TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI
| 45 Dũng Sĩ Thanh Khê - TP. Đà Nẵng
21


MỘT SỐ Ý KIẾN VỀ QUẢN LÝ SINH VIÊN
TRONG ĐÀO TẠO THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ


Võ Thị Phương Anh
Phó Trưởng phòng Công tác HSSV


1. Đặt vấn đề
Từ năm 2005, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã
chỉ đạo các trường đại học và cao đẳng trong
cả nước chuyển đổi từ đào tạo theo hình thức
niên chế sang đào tạo theo hình thức tín chỉ.
Đây là chủ trương lớn mang tính cách mạng

nhằm thay đổi công nghệ đào tạo theo hướng
tiên tiến mà các nước Âu Mỹ đã áp dụng từ lâu
và rất thành công.
Nhằm cụ thể hóa học chế nói trên, Bộ
Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã ra Quyết
định số 43/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày
17/8/2007 về việc ban hành “Quy chế đào tạo
đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống
tín chỉ” và một số văn bản khác có liên quan.
Dựa trên các văn của Bộ, Trường Cao đẳng
Thương mại cũng đã ban hành nhiều văn bản
cụ thể hóa áp dụng vào đào tạo tín chỉ cho khóa
tuyển sinh từ năm 2010.
Quá trình triển khai đào tạo theo học chế
tín chỉ, đòi hỏi công tác quản lý sinh viên
(CTQLSV) phải thay đổi cho phù hợp. Đặc
điểm của đào tạo tín chỉ thì sinh viên từ vị trí bị
động chuyển sang vị trí trung tâm, chủ động
trong quá trình học tập. Nhà trường từ vị trí
cung cấp tri thức, tay nghề và giáo dục nhân
cách sang vị trí hướng dẫn, tạo điều kiện để
sinh viên lĩnh hội tri thức, rèn luyện chuyên
môn và hình thành nhân cách một cách tự giác.
Sinh viên cùng tham gia vào quá trình đào tạo
như một “chủ thể” chứ không phải là “khách
thể”. Để có được tấm bằng tốt nghiệp, sinh
viên phải biết mình sẽ học những gì và chủ
động lựa chọn con đường để hoàn thành khóa
học.
CTQLSV vì thế cần phải có những cách

làm mới nâng cao hiệu quả và thích hợp hơn,
chuyển dần từ cơ chế quản lý “cầm tay chỉ
việc” sang cơ chế định hướng, khuyến khích,
động viên…giúp cho sinh viên chủ động và tự
hướng bản thân vào những hoạt động tích cực.
Từ đó việc thực hiện các quy định, quy chế của
nhà trường trở nên dễ dàng, thuận lợi để sinh
viên không phạm vào các lỗi thường gặp và
giảm số lượng sinh viên bị xử lý kỷ luật hàng
năm. Để đạt được điều đó cần có những thay
đổi về nhận thức, phương pháp thực hiện và
quản lý đúng đắn với đối tượng sinh viên, nhất
là trong đào tạo theo tín chỉ như hiện nay.
2. Những bất cập trong CTQLSV đào
tạo theo học chế tín chỉ
Về tư duy quản lý đào tạo phù hợp với
học chế tín chỉ: Theo hình thức đào tạo niên
chế trước đây, Trường Cao đẳng Thương mại
đã làm rất tốt các hoạt động giáo dục và quản
lý sinh viên. Nội quy, quy chế, chương trình,
thời khóa biểu cũng được ban hành và cung
cấp cho sinh viên đầy đủ. Sinh viên phải “tuân
thủ” các quy định của nhà trường; có thể được
làm điều này và không được phép làm điều
kia… Nhà trường cũng rất sâu sát từ việc giảng
dạy trên lớp đến quan tâm hướng dẫn các em
khi về nhà, ở ký túc xá… Hàng tuần, hàng
tháng nhà trường theo dõi chặt chẽ tình hình
học tập và chấp hành kỷ luật của sinh viên;
trường hợp nào sai phạm sẽ bị xử lý ngay, nếu

mức độ nhẹ thì khiển trách, nhắc nhở…Với
BẢN TIN KHOA HỌC
Số 19/Quý III/Năm 2012


TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI
| 45 Dũng Sĩ Thanh Khê - TP. Đà Nẵng
22

cách làm này trong đào tạo theo hình thức niên
chế là yếu tố quan trọng giúp nhà trường được
xã hội thừa nhận là cơ sở giáo dục đào tạo có
chất lượng cao, cho ra trường những sinh viên
có trình độ và phẩm chất đạo đức tốt.
Tuy nhiên, với hình thức đào tạo theo
học chế tín chỉ thì phương pháp làm cần phải
điều chỉnh. Thay vì “cầm tay dắt đi” chúng ta
chỉ cần xây dựng lộ trình thật thông thoáng,
mục tiêu rõ ràng và hệ thống dẫn đường thật
đầy đủ. Thay vì chúng ta chú trọng đến các
hành vi cụ thể thì quan tâm đến nhu cầu của
người học, tạo môi trường văn hóa, hiện đại
trong kiểm tra đánh giá. Nếu thực hiện theo
kiểu giao trách nhiệm cho Phòng Công tác
HSSV như hiện nay là không hiệu quả vì số
lượng sinh viên đông, nhân lực trong phòng ít
và phải đảm nhiệm nhiều nội dung trong công
tác HSSV; thời gian học tín chỉ dài hơn so với
thời gian làm việc của khối hành chính...
Về hoạt động Đoàn, hội các cấp: Đào tạo

theo hệ thống tín chỉ thì hầu hết các đoàn viên
thanh niên bị phân tán ở lớp học phần, cuối
tháng hoặc đầu tháng mới tập trung để sinh
hoạt (theo lớp sinh hoạt). Vì vậy, các hoạt động
triển khai đến chi đoàn chưa được hiệu quả,
nhiều sinh viên thờ ơ, không quan tâm đến hoạt
động đoàn, vai trò của Đoàn thanh niên, Hội
sinh viên còn mờ nhạt, ý thức của Đoàn viên
về việc thực hiện quy định, quy chế nhà trường
còn thấp.
Về vai trò của cố vấn học tập: Cố vấn
học tập (CVHT) phải là người am hiểu nhiều
mặt, nhất là chuyên ngành học của sinh viên; là
chuyên gia tư vấn về học tập, rèn luyện; đồng
hành với sinh viên trong suốt quá trình đào tạo
tại trường từ ngày đầu đến ngày cuối; là cầu
nối của mối quan hệ giữa nhà trường với xã hội
và gia đình. Cố vấn học tập cũng là người tham
mưu cho Hiệu trưởng về các biện pháp quản lý,
đào tạo sinh viên cho phù hợp và nâng cao chất
lượng quản lý. Tuy nhiên hiện nay đa số
CVHT chưa hiểu hết và nắm rõ vai trò, trách
nhiệm của mình trong CTQLSV đào tạo theo
tín chỉ.
Về tinh thần học tập và tự học của sinh
viên: Sinh viên phải đứng ở vị trí trung tâm và
chủ động trong quá trình học tập nhưng bản
thân họ lại không biết điều đó hoặc biết nhưng
không hiểu “đứng” như thế nào và làm ra sao
thì sẽ không có kết quả tốt. Cũng như việc tự

học ở nhà, nhiều sinh viên chưa biết tự hoạch
định nội dung học tập và quản lý thời gian tự
học của mình, sử dụng không đúng mục đích
thời gian tự học theo thiết kế của chương trình
môn học.
3. Một vài ý kiến đóng góp về
CTQLSV theo học chế tín chỉ hiện nay
Những bất cập nêu trên cho thấy vấn đề
của quản lý xuất phát từ nhận thức chưa đúng
của cán bộ, giảng viên, nhà quản lý và sinh
viên về đào tạo tín chỉ. Để khắc phục những trở
ngại này góp phần sớm đạt đến tinh thần cốt lõi
của “tín chỉ”, tác giả xin tham gia một số ý
kiến về CTQLSV như sau:
- Nhà trường nên hợp đồng một cán bộ
chuyên làm công tác kiểm tra việc chấp hành
giờ giấc lên lớp của giảng viên, sinh viên và
việc chấp hành nội quy của sinh viên ở khu
giảng đường (theo giờ học tín chỉ) và báo cáo
kịp thời cho Ban Giám hiệu và các phòng ban
chức năng có liên quan để xử lý kịp thời.
- Việc giáo dục, đào tạo sinh viên phải được
coi là nhiệm vụ của toàn thể cán bộ, giảng
viên, chuyên viên, trong toàn trường; mỗi
người, ở mỗi vị trí có chức năng, nhiệm vụ cụ
thể khác nhau nhưng không thoát khỏi nhiệm
vụ chung của nhà trường là giáo dục và đào tạo
sinh viên. Nếu chúng ta thừa nhận điều này là
hợp lý thì nên quán triệt trong toàn trường để
mọi người đều có chung ý thức, trách nhiệm là

phải làm như vậy. Khi đó, tình trạng đổ lỗi cho
nhau sẽ giảm bớt, các quy định của trường sẽ
được thực thi đầy đủ và toàn diện hơn. Chắc
chắn “mỗi người góp một tay”, sự nghiệp giáo
dục đào tạo của nhà trường sẽ đạt kết quả tốt
hơn. Ví dụ, trước đây cho rằng việc sinh viên
ăn mặc không không đúng quy định nhà trường
khi vào lớp thì Phòng Công tác HSSV là người
phải chịu trách nhiệm kiểm tra và xử lý chứ
BẢN TIN KHOA HỌC
Số 19/Quý III/Năm 2012


TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI
| 45 Dũng Sĩ Thanh Khê - TP. Đà Nẵng
23

không phải làm nhiệm vụ của giảng viên thì
nay cần nhìn nhận thay đổi lại, nếu giảng viên
thấy sinh viên ăn mặc không đúng quy định mà
vẫn cho phép ngồi trong lớp là giảng viên chưa
làm tròn trách nhiệm.
- Cần tăng cường hơn nữa vai trò của các tổ
chức đoàn thể và câu lạc bộ. Đoàn thanh niên và
Hội sinh viên cần phải thay đổi hình thức tổ
chức các hoạt động, nhằm tạo điều kiện cho mọi
đoàn viên thanh niên có điều kiện tham gia một
cách thuận lợi nhất, đông đảo nhất. Đứng trước
thực tế như vậy, Đoàn trường nên chủ động xây
dựng kế hoạch hoạt động đoàn trong từng năm

học, học kỳ; trên cơ sở đó các Liên chi đoàn và
Ban chấp hành chi đoàn chủ động triển khai
trong buổi sinh hoạt lớp hàng tháng. Bên cạnh
đó, vai trò của Liên chi đoàn và Ban chấp hành
chi đoàn rất quan trọng; là đầu mối thu thập các
thông tin, thông báo và triển khai các hoạt động
đến đoàn viên, thanh niên một cách kịp thời,
nhanh chóng, hiệu quả; tạo cho mọi thành viên
có điều kiện tham gia. Ngoài ra, nên khuyến
khích và có sự hỗ trợ thích hợp cho các câu lạc
bộ của sinh viên hoạt động, tạo sân chơi cho các
em và qua đó các em rèn luyện các kỹ năng
mềm, hỗ trợ cho quá trình học tập.
- Nhà trường cần xem trọng công tác
CVHT, có sự quan tâm bồi dưỡng, tập huấn
cho CVHT và có chế độ thù lao, đánh giá đúng
mức cho người làm công tác CVHT. Nếu
chúng ta xem công tác cố vấn tương tự như
công tác giáo viên chủ nhiệm trước đây thì sẽ
không phù hợp với tinh thần của học chế “tín
chỉ” và điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sinh
viên cũng như kết quả, chất lượng đào tạo của
nhà trường.
- Sớm đưa nội dung đào tạo kỹ năng mềm
vào chương trình đào tạo của nhà trường, làm
cho sinh viên phát huy được khả năng chủ
động và sáng tạo của mình, nâng cao tinh thần
tự học, tự sáng tạo; tham gia thường xuyên có
hiệu quả công tác nghiên cứu khoa học.
4. Kết luận

Qua nghiên cứu học hỏi ở một số trường
cao đẳng, đại học trên địa bàn thành phố, công
tác QLSV theo học chế tín chỉ đã được thực
hiện với nhiều mô hình và hiệu quả khác nhau.
Đối với Trường Cao đẳng Thương mại, việc
thực hiện mô hình quản lý một chiều, phân cấp
quản lý như trước đây đã không còn phù hợp.
CTQLSV cần được coi trọng vì nó góp phần
giúp sinh viên định hướng về học tập, rèn
luyện, hoạt động phong trào, giáo dục những
phẩm chất cần thiết của sinh viên trong thời đại
mới. Việc xây dựng môi trường giáo dục thân
thiện, lành mạnh…đòi hỏi phải có sự quan tâm
của các cấp lãnh đạo, toàn thể cán bộ viên
chức, giảng viên của nhà trường.
Hy vọng rằng, thông qua các buổi hội
thảo khoa học, các hình thức sinh hoạt chuyên
môn, học thuật tương tự về học chế tín chỉ sẽ là
diễn đàn để mọi thành viên trong nhà trường
trao đổi, học hỏi lẫn nhau và thống nhất ý chí
để hệ thống đào tạo tiên tiến này không ngừng
được hoàn thiện. Với những ý kiến mang tính
cá nhân, có lẽ còn có điều cần được tiếp tục
trao đổi, nghiên cứu thêm; tác giả rất biết ơn và
trân trọng các ý kiến phản hồi từ các cấp lãnh
đạo, giảng viên, sinh viên và đồng nghiệp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15/8/2007 về Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng
hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ.
[2] Quyết định số 476/QĐ-CĐTM ngày 21/9/2011 của Hiệu trưởng về việc ban hành Quy định

công tác học sinh, sinh viên trong Trường Cao đẳng Thương mại.
[3] Lê Quang Sơn, Những vấn đề của quản lý đào tạo theo học chế tín chỉ ở Trường Đại học Sư
phạm, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Đà Nẵng, Số (41), 2010.
[4] ThS. Lê Nam Thắng, Đổi mới CTQLSV trong ĐT theo học chế tín chỉ tại Học viện Ngân hàng
(
BẢN TIN KHOA HỌC
Số 19/Quý III/Năm 2012


TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI
| 45 Dũng Sĩ Thanh Khê - TP. Đà Nẵng
24

DIGITAL MARKEITNG – CƠ HỘI MARKETING
VỚI CHI PHÍ THẤP CHO CÁC DOANH NGHIỆP
VỪA VÀ NHỎ Ở VIỆT NAM

Ngô Thị Hồng
GV. Khoa Quản trị kinh doanh

Thế giới đang thật sự được thu nhỏ và làm phẳng bởi Internet và các kết nối. Digital
marketing ra đời và bùng nổ mạnh mẽ trong 5 năm vừa qua đã tạo nên một cuộc cách mạng
trong giao tiếp, thay đổi cách doanh nghiệp làm marketing và làm kinh doanh. Sự phát triển như
vũ bão của công nghệ số đã làm cho các công cụ marketing truyền thống dần mất đi vị trí thống
trị và làm thay đổi mạnh mẽ thế giới marketing; mang lại cho các doanh nghiệp nhiều cơ hội
marketing online. Thời gian gần đây với sự phát triển mạnh mẽ của người dùng internet và điện
thoại di động công nghệ cao đã chứng minh cho hình thức marketing online là xu hướng
marketing phù hợp. Digital marketing được xem là một phương thức marketing tuyệt vời để
tương tác trực tiếp với khách hàng đối với các doanh nghiệp có khả năng tài chính hạn chế, qui
mô vừa và nhỏ.

1. Khái niệm digital marketing (hay marketing số)
Theo Jared Reitzin (CEO của MobileStorm Inc.), “Digital marketing là các hoạt động
quảng bá, khuếch trương sản phẩm/dịch vụ bằng cách sử dụng kênh phân phối trực tuyến định
hướng theo cơ sở dữ liệu để tiếp cận khách hàng một cách thích hợp, đúng thời điểm và cá nhân
hóa với chi phí hợp lý”.
Dave Chaffey định nghĩa: “Marketing số là việc quản lý và thực hiện các hoạt động
marketing, trong đó sử dụng các phương tiện điện tử như: website, email, phương tiện kết nối
không dây kết hợp với các dữ liệu số về đặc điểm và hành vi của khách hàng”.
Như vậy, có thể hiểu digital marketing là việc thực hiện các hoạt động marketing thông qua
công nghệ số như website, email, mobile, social network,…để quảng bá, khuếch trương sản
phẩm/dịch vụ và tương tác với khách hàng đúng thời điểm, cá nhân hóa khách hàng với chi phí
hợp lý.
2. Đặc điểm của digital marketing
Nếu Marketing truyền thống là toàn bộ nghệ thuật nhằm để thỏa mãn nhu cầu của khách
hàng, thúc đẩy tiêu thụ ở khâu lưu thông, thì cao hơn thế marketing online không chỉ bao gồm
các biện pháp để bán hàng mà còn từ việc phát hiện ra nhu cầu, sản xuất hàng hóa theo nhu cầu
đó và đưa đến tiêu thụ cuối cùng. Về bản chất, marketing truyền thống hay digital marketing đều
là những phương tiện được sử dụng để thực hiện các hoạt động marketing hướng tới việc thỏa
mãn nhu cầu, kích thích tạo nhu cầu, quảng bá hình ảnh sản phẩm/dịch vụ. Tuy nhiên, xét về mặt
hiệu quả và một số tiêu chí khác như công cụ sử dụng, phương tiện sử dụng để thực hiện các hoạt
động marketing cũng như phạm vi thực hiện cho thấy digital marketing có những điểm khác biệt
và hiệu quả hơn marketing truyền thống.
Ngoài những đặc điểm chung với marketing truyền thống, digital marketing còn có những
đặc điểm sau đây:
- Có khả năng đo lường được (measurable)
BẢN TIN KHOA HỌC
Số 19/Quý III/Năm 2012


TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI

| 45 Dũng Sĩ Thanh Khê - TP. Đà Nẵng
25

- Nhắm đúng khách hàng mục tiêu (Tagetable)
- Xác định được địa điểm, vị trí (Addressable)
- Có thể tương tác với khách hàng (Interactively)
- Có khả năng phát tán thông điệp cao (Viralable)
Tiêu chí
so sánh

Digital marketing (marketing số)

Marketing truyền thống
Phƣơng
tiện thực
hiện
Sử dụng internet (website, blog, social
network, e-mail,..) và các thiết bị số hóa
(mobile), ít phụ thuộc vào các đơn vị
truyền thong.
Chủ yếu sử dụng các phương tiện
truyền thông mang tính chất đại
chúng như tivi, radio, tạp chí, báo,..
phụ thuộc rất nhiều vào các tổ chức
truyền thong.
Không gian
Không bị giới hạn bởi biên giới quốc
gia, vùng, lãnh thổ.
Bị giới hạn bởi biên giới quốc gia,
vùng, lãnh thổ.

Thời gian
Thực hiện được ở mọi lúc, mọi nơi, cập
nhật cơ sở dữ liệu, thông tin nhanh
chóng.
Chỉ thực hiện trong một số khung giờ
nhất định, muốn thay đổi nội dung
phải mất nhiều thời gian.
Phản hồi
Khách hàng tiếp nhận thông tin và có
thể phản hồi ngay lập tức, vì vậy, thông
điệp phát đi mang tính tương tác (hai
chiều).
Mất một khoảng thời gian để khách
hàng tiếp nhận thông tin và phản hồi,
thông điệp truyền đi chỉ mang tính
chất một chiều.
Khách
hàng
Có thể chọn đối tượng cụ thể, tức là cá
nhân hóa khách hàng tốt.
Tiếp cận khách hàng dưới dạng một
nhóm lớn, khó xác định đối tượng
mục tiêu vì vậy khó có thể cá nhân
hóa khách hang.
Chi phí
Chi phí thấp và kiểm soát chi phí hiệu
quả.
Chi phí cao, quảng cáo tivi, tạp chí
khá tốn kém, khó kiểm soát chi phí.
Khả năng

lƣu trữ
thông tin
Lưu trữ thông tin khách hàng tốt và có
tính cập nhật cao.
Khó lưu trữ thông tin của khách
hàng, muốn lưu trữ được cũng mất
nhiều thời gian.
Bảng 1: So sánh đặc điểm giữa digital marketing với marketing truyền thống
Như vậy, qua bảng so sánh trên đây, có thể thấy digital marketing có thể mang lại hiệu quả
hơn marketing truyền thống rất nhiều.
3. Những công cụ của digital marketing
- Online advertising (Quảng cáo trực tuyến): Cũng như các loại hình quảng cáo khác,
quảng cáo trên mạng nhằm cung cấp thông tin, đẩy nhanh tiến độ giao dịch giữa người mua và
người bán. Nhưng quảng cáo trên web khác hẳn quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại

×