Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

các vấn đề trong quản trị chiến lược cho doanh nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.23 KB, 5 trang )

Xác định các mục tiêu ngắn hạn:
- Phát triển các mục tiêu ngắn hạn là yếu tố cốt lõi xác định sự thành bại của một chiến lược.
- các mục tiêu được xác định tốt thường có đặc tính sau:
 Cụ thể
 Đo lường được
 Có thể giao cho người khác
 Thách thức nhưng có khả năng thực hiện được
 Có thời hạn cụ thể
- Các mục tiêu ngắn hạn phải tạo điều kiện cho công ty dể dàng thích ứng vơi sự thay đổi của môi
trường. Khi có sự thay đổi từ môi trường bên trong hay môi trường bên ngoài doanh nghiệp
phải thay đổi những chiến lược ngắn hạn và dài hạn của mình.
- Mặc dù các mục tiêu ngắn hạn được đề ra cẩn thận nhưng ko thể dự đoán được tất cả những gì
xảy ra, vì vậy các nhà quản trị cần phân bổ thời gian phù hợp để nhận dạng các vấn đề tiềm ẩn
và phản ứng kịp thời.
- Các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn phải thống nhất với nhau và nằm trong bối cảnh và mục tiêu
chung của tổ chức. Những yếu tố quan trọng trong việc thống nhất các mục tiêu trên là:
+ Sự nhất quán logic:
+ Sự hợp lý của tổ chức và hợp lý của các nhân: các cá nhân có xu hướng tối đa hóa lợi ích của mình
trong tổ chức, mà tổng hòa tất cả những hành vi này có thể mang lại một sự không mong đợi cho cả
tổ chức.
Tương tự, việc theo đuổi các mục tiêu ngắn hạn của các bộ phận trong công ty có thể làm tổn hại
đến mục tiêu chung của tổ chức vì nếu bộ phận nào cũng mong đạt được hiệu suất cao nhất thì
nguồn lực phân bổ không hiệu quả và tốn kém.
Xây dựng các chính sách:
- Các vấn đề diễn ra lặp đi lặp lại hằng ngày đòi hỏi nhà quản trị phải đề ra các chính sách để giải
quyết.
- Chính sách là những chỉ dẫn chung, những giới hạn hay là những cách thức để đạt được mục
tiêu.
- Chính sách góp phần cũng cố các mục tiêu dài hạn. Chính sách phải cụ thể và ổn định vì để làm
giảm sự bất trắc trong công việc. Chính sách sẽ tạo ra một sự kiểm soát gián tiếp đối với hoạt
động quản trị.


- Các chính sách được sử dụng theo nhiều cách khác nhau.
 Cụ thể hóa các các luật lệ, quy định của các xí nghiệp riêng lẻ.
 Thiết lập các chỉ dẫn vận hành hằng ngày
 Cũng cố và đảm bảo việc tuân thủ pháp luật
- Một chính sách hiệu quả góp phần thiết thực trong việc đạt mục tiêu và chiến lược chung của tổ
chức. Nhưng bên cạnh đó, các chính sách không phù hợp sẽ làm thui chột sự sáng tạo và dẫn tới
những hành vi tuân thủ mù quán. Cuối cùng thời gian và nổ lực nhằm giải quyết những hoạt
động tầm thường hơn là giải quyết công việc và đạt tới mục tiêu.
- Hình thành và tôn trọng chính sách là không chỉ một việc cần thiết để thực hiện chiến lược mà
còn nhằm đảm bảo tổ chức tôn trọng các tiêu chí đạo đức xã hội. Điều khó khăn là các chuẩn
mực đạo đức xã hội là các điều luật bất thành văn, vì vậy ngoài các chính sách thì xây dựng một
văn hóa tổ chức với đội ngũ nhân viên có ý thức sẽ là việc làm có ý nghĩa to lớn.
Phân bổ các nguồn lưc:
• Nguồn lực là điều kiện cần có để đảm bảo duy trì và phát triển doanh nghiệp theo các mục tiêu
đã định. Các nguồn lực cụ thể bao gồm nhân lực, các nguồn lực tài chính, kỹ thuật – công nghệ
và các nguồn lực vật chất khác.
• Phân bổ nguồn lực là một trong những nội dung quan trọng của quá trình thực hiện chiến lược.
bởi lẽ phân bổ nguồn lực hợp lý là một trong các điều kiện để thực hiện các mục tiêu chiến lược
một cách có hiệu quả nhất.
Các căn cứ cơ bản để phân bổ nguồn lực:
• Các mục tiêu chiến lược: đây được coi là căn cứ quan trọng nhất làm cơ sở cho sự phân bổ các
nguồn lực vì giá trị thực tế của bất kì chương trình phân bổ nguồn lực nào cũng nằm ở kết quả
đạt được các mục tiêu dài hạn và ngắn hạn của doanh nghiệp. Các nguồn lực được phân bổ theo
các mục tiêu ưu tiên được thiết lập từ chiến lược và các mục tiêu của các chương trình hoặc các
kế hoạch ngắn hạn hơn.
• Các chương trình sản xuất/ các kế hoạch ngắn hạn hơn: thông qua việc xác định các mục tiêu và
giải pháp ngắn hạn, các kế hoạch ngắn hạn phản ánh quy mô và tiến độ thực hiện các mục tiêu
chiến lược và sách lược. Đây là một trong những cơ sở để phân bổ và cân đối ngắn hạn các
nguồn lực sản xuất theo tầm nhìn chiến lược.
Phân bổ nguồn lực bao gồm các bước:

• Đánh giá nguồn lực:
- Số lượng và chất lượng nguồn lực cần thiết mỗi chiến lươc đã chọn
- Có đủ nguồn lực để thực hiện chiến lược đề ra môt cách hiêu quả hay không
- Điều chỉnh các nguồn lưc còn thiếu
Có 2 vấn đề lớn nhất để sử dụng nguồn lực có hiệu quả:
- Sư cam kết và đội ngũ nhân viên:
Việc này có thể huy động tối đa nguồn lực thực hiên chiến lược và đảm bảo nguồn lực chất
lương cao. Nhiêm vụ lớn đối với lãnh đạo là làm thế nào để nhân viên hiểu được cách tốt nhất
để đạt mục tiêu đề ra.
- Tinh thần thực hiện:
Ban lãnh đạo doanh nghiệp phải tạo ra đội ngủ nhân viên và quản trị viên một tinh thần hăng hái
thực hiện, phấn đấu vì mục đích cá nhân cũng như mục đích của tổ chức. Việc này đòi hỏi ban
lãnh đạo phải khuyến khích nhân viên tự đánh giá trách nhiệm công việc của chính mình về việc
thực hiện chiến lược và đề xuất các biện pháp để thực hiện tốt hơn chứ không phải làm theo
răm rắp mệnh lệnh cấp trên.
• Điều chỉnh nguồn lực:
- Đảm bảo đủ số lượng và chất lương nguồn lực
- Phân bố nguồn vốn và chuẩn bị ngân sách
• Phân bổ nguồn lực:
Vấn đề quan trọng trong tổ chức thực hiện phân bổ nguồn lực hợp lý để phục vụ cho viêc thực
hiện các chiến lược của doanh nghiệp. Cần nhấn manh rằng việc thực hiện chiến lược không
phải đơn giản bằng cách phân bổ các nguồn lực hợp lý cho các đơn vị hoặc phòng ban mà phải
đảm bảo việc sử dung có hiêu quả nguồn lực này.
Các tình huống thường xảy ra tác động lớn đến việc phân bổ nguồn lực có hiệu quả như:
- Bảo vệ quá đáng các nguồn lực
- Quá nhấn mạnh đến các mục tiêu tài chính ngắn hạn
- Mục tiêu chiến lược và quan điểm của lãnh đạo đưa ra không rõ ràng, sợ rủi ro và thiếu kiến
thức.
Phân bổ nguồn vốn cần đảm bảo những vấn đề sau:
- Xem xét lại định hướng tổng quát của tổ chức , xem xét các khoản chi đã hợp lý chưa, có thể

giúp họ hoàn thành công việc mà chiến lược kinh doanh đặt ra chưa, ấn định các lĩnh vực chung
cần hoặc không cần đầu tư vào.
- Phân tích nhu cầu về vốn, nơi nào cần rót vốn vào.
- Phân tích cơ cấu tài chính của doanh nghiệp trong việc thực hiện chiến lược kinh doanh. Cơ cấu
tài chính có ảnh hưởng đến mức độ hấp dẫn và mức chi phí huy động các nguồn vốn cho thực
hiện chiến lược và sẽ ảnh hưởng đến việc thực hiện mục tiêu lợi nhuận. Ngoài ra ,việc phân bổ
các nguồn vốn phải căn cứ vào mục tiêu và chiến lược cụ thể.
Quản trị các mâu thuẫn
Các mâu thuẫn có thể xảy ra giữa các nhóm, nguyên nhân thông thường nhất là xung đột giữa
các nhóm trong doanh nghiệp mà nguồn lực khan hiếm. Ngoài ra còn nhiều nguyên nhân khác
ví dụ như mục tiêu không thống nhất, vấn đề cá nhân…
Một số phương pháp quản trị xung đột:
- Cạnh tranh: thiên về hướng quyền lực. đây là phương pháp tốt khi giải quyết các tình huống đòi
hỏi quyết định nhanh, khẩn cấp.
- Nhượng bộ: Phương pháp này có thể phát huy hiệu quả tốt nhất khi vấn đề cần giải quyết trở
nên đặc biệt quan trọng đối với người khác hơn là bản thân bạn, hoặc khi tiêu chí duy trì sự hòa
đồng và hợp tác trong tổ chức lên hàng đầu.
- Lảng tránh:. Cách này được dung cho những trường hợp ít quan trọng, thông thường.
- Cộng tác: Được áp dụng trong các trường hợp hai bên đều có những quyền lợi quan trọng cần
thỏa hiệp.
- Thỏa hiệp: đây là cách giải quyết trung gian. do đó cách này được áp dụng khi mục đích người
đặt ra ở mức độ vừa phải, điều cốt yếu là nhanh chóng giải quyết.
Gắn cơ cấu với chiến lược
Hiện nay một điều được chấp nhận chung là chiến lược và cơ cấu tổ chức là hai mặt không thể tách
rời trong hoạt động quản trị doanh nghiệp. Chiến lược được thực hiện thành công hay không tùy
thuộc vào các hoạt dộng của tổ chức được phân chia, sắp xếp và phối hợp như thế nào, tức là tùy
thuộc vào cơ cấu tổ chức cụ thể.
Giữa chiến lược và cơ cấu tổ chức có quan hệ nhân quả theo tính chu kì .Khi chiến lược mới được
thiết lập tất yếu sẽ xuất hiện những vấn đề quản trị mới, nếu không chú ý đến vấn đề này thành tích
của doanh nghiệp sẽ bị sụt giảm.khi mà thành tích suy giảm thì đó là dấu hiệu đòi hỏi phải thay đổi

cơ cấu tổ chưc nhằm cải thiện thành tích của doanh nghiệp, từ đây lại chuyển sang chu kì hoạch
định và tổ chức chiến lược mới.
Mối quan hệ giữa cơ cấu tổ chức và chiến lược được thể hiện:
• Cơ cấu tổ chức phải phù hợp với chiến lược:
Cơ cấu của doanh nghiệp được thiết kế hoặc điều chỉnh là để tạo điều kiện cho việc thực hiện
các mục tiêu chiến lược của từng thời kì xác định.
Những điều chỉnh trong chiến lược thường đòi hỏi có những cách thay đổi trong cách thức cơ
cấu của công ty vì hai lý do chính:
- Lý do thứ nhất, Cơ cấu tổ chức ràng buộc cách thiết lập các mục tiêu và chính sách. Ví dụ các
mục tiêu và chính sách thường được công bố dựa trên nhóm sản phẩm trong một tổ chức có cơ
cấu dựa trên nhóm sản phẩm
- Ngược lại,lý do thứ 2 là thay đổi chiến lược đòi hỏi những thay đổi cơ cấu là do cơ cấu ràng buộc
cách phân bổ nguồn lực. ví dụ, Nếu một công ty có cơ cấu dựa trên các nhóm khách hàng thì các
nguồn lực sẽ được phân phối theo cách đó. Tương tự, nếu cơ cấu của một công ty được thiết lập
theo các bộ phận kinh doanh chức năng thì các nguồn lực sẽ được phân theo các lĩnh vực chức
năng.
Cơ cấu tổ chức càng phù hợp với chiến lược bao nhiêu, càng tạo ra cơ may để thực hiện chiến lược
thành công bấy nhiêu. Tuy nhiên, những thay đổi trong cơ cấu chỉ có thể tạo điều kiện dễ dàng cho
các nỗ lực thực thi chiến lược chứ hoàn toàn không thể biến một chiến lược tồi trở thành tốt hơn,
hay không biến những nhà quản trị tồi thành giỏi hơn. Cơ cấu doanh nghiệp chỉ với tư cách một
trong các công cụ cần thiết để thực hiện chiến lược.
• Cơ cấu ảnh hưởng đến chiến lược.
Một điều không thể chối cãi là cơ cấu có thể và sẽ ảnh hưởng đến chiến lược. Các chiến lược vạch ra
phải phát huy tác dụng được, vì vậy nếu một chiến lược mới nào cần có những thay đổi cơ cấu quá
nhiều thì việc đó sẽ khiến chiến lược ít hấp dẫn đi. Theo cách này thì cơ cấu có thể định hình sự lựa
chọn các chiến lược. Nhưng một mối quan tâm quan trọng hơn là xác định những loại hình thay đổi
cơ cấu nào cần thiết để thực hiện các chiến lược mới và những thay đổi này có thể được tiến hành
như thế nào.

×