Tải bản đầy đủ (.doc) (150 trang)

LUẬN VĂN HIỆN TRẠNG SẢN SUẤT LÚA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.9 MB, 150 trang )

1
Mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nhiều kết quả nghiên cứu về nguồn gốc của cây lúa và nghề trồng lúa
đều cho rằng: Việt Nam là một trong những trung tâm phát sinh của cây lúa và
cũng là một trong những địa danh có nguồn tài nguyên di truyền lúa phong phú
và đa dạng (Bùi Huy Đáp, 1980; De Candoll, 1982; Roschevicz, 1931, [18],
[72], [117]. Đồng thời Việt Nam cũng là nớc có lịch sử trồng lúa theo chế độ
canh tác hữu cơ lâu đời nhất và lúa là cây lơng thực chính của ngời Việt Nam,
ngời nông dân Việt Nam qua bao đời đã tích luỹ đợc rất nhiều kiến thức cổ
truyền về cây lúa và kỹ thuật trồng lúa.
Lúa có thể trồng ở tất cả các vùng sinh thái trong cả nớc. Các giống lúa
gieo trồng trong sản xuất trớc đây chủ yếu là giống bản địa với đặc điểm cao
cây, dài ngày, dễ bị lốp đổ, năng suất thấp chỉ 2,0 - 2,5 tấn/ha; chính vì vậy,
Việt Nam là nớc thờng xuyên thiếu lơng thực. Từ khi tiếp cận đợc những thành
tựu của cuộc Cách mạng Xanh trong những năm 60 - 70 của thế kỷ trớc, nhất là
từ khi có quan hệ hợp tác khoa học với Viện Nghiên cứu Lúa Quốc tế (IRRI),
Việt Nam đã nhận đợc nhiều giống lúa thấp cây, ngắn ngày, không phản ứng
với ánh sáng, chịu phân nhiều, thích ứng rộng và năng suất cao thì sản xuất lúa
ở nớc ta đã có sự thay đổi về cơ bản. Trên 70% diện tích trồng lúa ở nớc ta là
giống của IRRI hoặc có nguồn gốc từ IRRI (Ngô Thế Dân, 2006, Bùi huy Đáp,
1999) [12], [20].
Việc phổ biến các giống mới ngắn ngày, năng suất cao, cùng với việc sử
dụng nhiều phân bón hóa học, nhất là phân đạm, năng suất và sản lợng lúa của
Việt Nam đã tăng lên nhanh chóng. Từ nớc phải nhập khẩu lơng thực, Việt
Nam đã trở thành nớc đủ lơng thực và có lợng gạo xuất khẩu đứng thứ 2 - 3 thế
giới. Cũng do mục tiêu tăng sản lợng lơng thực, chủ yếu là lúa gạo, mà sản xuất
lúa đang phải đối mặt với những thách thức mới:
- Sự đa dạng tài nguyên di truyền thực vật đang bị xói mòn. Số lợng các
giống lúa bản địa đã có lịch sử tồn tại hàng ngàn năm đang mất dần, đáng kể là
tập đoàn lúa nh lúa Tám ở miền Bắc Việt Nam.


- Sâu bệnh phát triển mạnh, đặc biệt các loại sâu bệnh lạ xuất hiện ngày
càng nhiều (bọ rày, bệnh lùn xoắn lá ), dễ phát triển thành dịch ở các giống
mới nhập nội, và cũng từ đó phải sử dụng nhiều thuốc bảo về thực vật. Thực tế
2
là càng sử dụng nhiều thuốc hóa học bảo vệ thực vật, sâu bệnh càng trầm trọng,
tính bền vững của hệ thống sản xuất lúa suy giảm.
- Cân bằng sinh học trên các đồng ruộng bị phá vỡ, môi trờng trồng lúa ô
nhiễm do lợng sử dụng phân hóa học và thuốc hóa học bảo vệ thực vật trên đơn
vị diện tích gia tăng.
Để góp phần khắc phục những thách thức trong sản xuất nông nghiệp,
đánh giá tài nguyên di truyền lúa Tám và tổng kết hệ thống kiến thức canh tác
cổ truyền các giống đó; làm cơ sở cho việc chọn lọc, phục tráng, duy trì và phát
triển mở rộng các giống lúa Tám nh một hình thức bảo tồn in-situ thông qua sử
dụng nguồn tài nguyên lúa trên đồng ruộng của ngời nông dân, chúng tôi tiến
hành nghiên cứu đề tài: Nghiên cứu hiện trạng sản xuất và một số biện pháp kỹ
thuật nhằm duy trì và mở rộng sản xuất lúa Tám Thơm ở miền Bắc Việt Nam.
2. Mục đích của đề tài
- Điều tra, nghiên cứu quy trình sản xuất lúa Tám trớc đây và hiện nay
đang áp dụng ở Nam Định.
- Nghiên cứu ảnh hởng của một số biện pháp kỹ thuật canh tác đến năng
suất và chất lợng lúa Tám; trên cơ sở đó đề xuất cải tiến một số khâu kỹ thuật
trong quy trình sản xuất nhằm giữ đợc chất lợng, hơng vị vốn có của lúa Tám.
- Thử nghiệm khả năng mở rộng sản xuất lúa Tám ra một số vùng có
điều kiện tự nhiên tơng tự.
3. ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1. ý nghĩa khoa học
- Kết quả điều tra nghiên cứu kinh nghiệm trồng lúa Tám của nông dân
đã tích lũy qua hàng ngàn năm lịch sử sẽ góp phần làm giầu thêm ngân hàng
kiến thức về cây lúa và sản xuất lúa của Việt Nam; đồng thời chọn lọc, tiếp thu
và thừa kế những kinh nghiệm có giá trị để đa vào sản xuất.

- Kết quả nghiên cứu làm cơ sở khoa học cho việc khôi phục lại những
kinh nghiệm truyền thống có giá trị, cải tiến một số khâu trong kỹ thuật canh
tác nhằm nâng cao năng suất và chất lợng lúa Tám.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần xây dựng cơ sở khoa học
cho việc bảo tồn thông qua sử dụng tài nguyên di truyền lúa Tám ở miền Bắc
Việt Nam.
3.2. ý nghĩa thực tiễn
3
- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần khắc phục tình trạng xuống
cấp về chất lợng và năng suất lúa Tám hiện nay ở Nam Định.
- Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, đề xuất cải tiến quy trình sản xuất lúa
Tám với các nội dung nh: điều chỉnh mức bón đạm hợp lý, xác định thời
điểm thu hoạch thích hợp để nâng cao năng suất, chất lợng và hiệu quả kinh
tế của lúa Tám.
- Bớc đầu đánh giá khả năng phát triển và hiệu quả kinh tế của lúa Tám
trên đất 2 vụ lúa/năm ở Thanh Hóa.
4. Đối tợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tợng nghiên cứu:
+ Trong quá trình nghiên cứu, có sử dụng các t liệu về tập đoàn lúa
Tám đang lu giữ tại Ngân hàng gen Cây trồng Quốc gia.
+ Các giống lúa Tám đang sử dụng trong sản xuất ở Nam Định.
- Phạm vi nghiên cứu: đề tài nghiên cứu thuộc phạm vi trồng trọt và bảo tồn
in-situ tài nguyên giống cây trồng có sự tham gia của nông dân.
CHƯƠNG 1
tổng quan tài liệu và Cơ sở khoa học của đề tài
1.1. Nguồn gốc và phân loại lúa
1.1.1. Nguồn gốc
Hiện nay, cây lúa (Oryza sativa L.) đợc trồng trong những điều kiện sinh
thái và khí hậu rất khác nhau ở cả châu á, châu Âu, châu Mỹ, châu Phi và châu
Đại Dơng; từ 50

o
vĩ bắc (Tiệp Khắc cũ) đến 35
0
vĩ nam (vùng Newsouth Wales,
úc). Cây lúa đợc trồng từ vùng đất thấp ven biển đến các vùng có độ cao
3.000m thuộc dãy Himalaya; từ những vùng có độ ngập nớc sâu tới 3 - 4m ở
Banladesh đến những vùng nơng đồi cao không có lớp nớc phủ; từ vùng nhiệt
đới ma nhiều đến những vùng khô hạn chỉ ma từ 9 - 13mm trong vụ lúa (Bùi
Huy Đáp, 1980) [18].
Vavilov N.I., 1928 [132] trong các công trình nghiên cứu về các Trung
tâm khởi nguyên cây trồng cho rằng lúa đợc hình thành ở ấn Độ, bán đảo
Trung ấn.
Sampath và Rao, 1995 [118] căn cứ vào các dạng lúa dại ở ấn Độ và
Đông Nam á cho rằng lúa trồng có thể bắt nguồn từ ấn Độ, Myanmar hay bán
đảo Trung ấn rồi mới lan truyền đi nơi khác.
Li, 1970 [106]

cho rằng, việc thuần hoá cây lúa diễn ra ở bán đảo Trung
ấn. Việc thuần hoá cây trồng đợc bắt đầu trớc đây khoảng 10.000 - 15.000
4
năm, còn cây lúa trồng đã xuất hiện ở châu á cách đây khoảng 8.000 năm
(Chang, 1976; Lu, 1995) [73], [108].
Theo Bùi Huy Đáp, 1980 [18] Chi Oryza Kuth mà tổ tiên đã tồn tại từ
đầu kỷ Phấn Trắng bao gồm nhiều loài lúa dại và lúa trồng.
Các tác giả De Candoll, 1982; Roschevicz, 1931 [72], [117] cho rằng,
lúa trồng châu á O. sativa có nguồn gốc từ Trung Quốc. Lúa trồng xuất hiện
đầu tiên ở lu vực sông Ganga dới chân núi Hymalaya qua Myanmar, bắc Thái
Lan, Lào, Việt Nam và nam Trung Quốc.
Theo Chang, 1976 [73] O. sativa đợc thuần hoá 10.000 - 12.000 năm
ở nam Himalaya, vùng núi Đông Nam á và đông nam Trung Quốc. Một số

tác giả của Nhật Bản cho rằng, lúa trồng không phải là loài bản địa của
Trung Quốc mà nó đợc di thực từ Đông Dơng, đặc biệt là từ bắc Việt Nam.
Sasato, 1966; Loresto và cs., 1996 [46], [107] cho rằng, lúa trồng đợc di thực
vào lục địa Trung Quốc theo hai hớng: một là từ Nepal qua Myanmar, Vân
Nam đến miền đông Trung Quốc; và hớng khác từ Việt Nam đến đồng bằng
sông Dơng Tử.
Ngày nay, lúa đã đợc trồng rộng rãi ở hơn 100 quốc gia trên thế giới với
rất nhiều điều kiện khí hậu, địa lý khác nhau. Chi Oryza phổ biến nhất là hai
loài lúa trồng là O. sativa thờng đợc gọi là lúa trồng châu á và O. glaberrima
gọi là lúa trồng châu Phi. Lúa trồng châu á có hai loài phụ là lúa Indica và lúa
Japonica.
Hình 1.1. Quá trình hình thành lúa trồng (Tanaka Arika, 1971) [50]
Tổ tiên trực tiếp của cây lúa trồng châu á cũng cha có kết luận cuối
cùng. Nhiều tác giả nh Sampath và Rao, 1995; Oka, 1974 [118], [115] cho
rằng, O. sativa có nguồn gốc từ cây lúa dại lâu năm O. rufipogon. Theo
Chatterjee, 1951 [76] và Chang, 1976 [73], O. sativa đợc tiến hoá từ cây lúa dại
hàng năm O. nivara. Quan điểm chung hiện nay (Sasato, 1966; Oka, 1958;
Tổ
tiên
chun
g
Asian
perennis
O.spontanea
O.sativa
Indica
Japonica
O.glaberrima
African perennis
American perennis

Brevitigulata
5
Loresto và cs, 1996; Morinaga, 1954) [46], [114], [107], [110] là lúa trồng châu
á có thể có một trong ba nguồn gốc xuất xứ sau đây:
- Từ lúa dại hàng năm O. rufipogon.
- Từ lúa dại hàng năm O. nivara.
- Từ dạng tạp giao tự nhiên giữa 2 loài lúa dại hàng năm nói trên là
O.rufipogon và O. nivara.
Vaughan, 1994 [131] còn cho rằng, O. rufipogon là tổ tiên chung của
cả lúa trồng châu á O. sativa và lúa trồng châu Phi O. glaberrima.
Hình 1.2. Quá trình hình thành lúa trồng O. sativa (Loresto, 1996) [107]
1.1.2. Phân loại
Theo Roschevicz, 1931 [117]: lúa trồng châu á O. sativa thuộc chi oryza,
họ Gramineae, bộ Poaceae và chi này có bốn nhóm (Sativa, Granulata, Coarctala,
Rhynchoryza) và gồm có 19 loài. Chatterjee, 1951 [76] chia chi oryza ra 23 loài;
còn Tateoka, 1963 [123] lại chia ra 21 loài.
Hội nghị Di truyền Lúa Quốc tế họp ở Viện Nghiên cứu Lúa Quốc tế
(IRRI) năm 1963 chia chi oryra thành 19 loài (Nguyễn Văn Hiển, Trần Thị
Nhàn, 1982) [22]. Căn cứ trên các phát kiến mới về tế bào học và di truyền
cây lúa, Hội nghị Di truyền Lúa Quốc tế tiếp tục họp ở IRRI năm 1967 xác
định: chi O. sativa có 22 loài, trong đó có 20 loài lúa dại và hai loài lúa trồng.
Sau này, đến năm 1991 Vaughan phát hiện thêm một loài lúa dại mới ở Papua
New Ginea là O. rhizomatis, đa số loài của chi O. sativa lên 23 (Vaughan,
1994) [131].
Từ xa xa, ngời Trung Quốc và ngời Việt Nam đã phân biệt 2 nhóm lúa
trồng là lúa Tiên và lúa Cánh (Bùi Huy Đáp, 1980) [18]. Đặc điểm chủ yếu
của lúa Tiên là hạt thóc thon dài, cơm khô, phản ứng quang chu kỳ, đẻ nhánh
nhiều, lá xanh nhạt, cây yếu dễ đổ, kém chịu phân. Đặc tính chủ yếu của lúa
O. sativa
O. rufipogon

Dạng trung gian
Lúa trồng và các
loài hoang dại
O. nivara
6
Cánh là hạt thóc bầu, cơm dẻo, không phản ứng quang chu kỳ, cứng cây, lá
xanh đậm, chịu phân, ít lốp đổ. Kato, 1928 [103] là ngời đầu tiên xây dựng
các luận cứ khoa học về phân loại lúa trồng châu á O. Sativa L. thành hai loài
phụ: indica (lúa Tiên) và japonica (lúa Cánh).
Chang, 1976 [73] đề nghị chia lúa trồng châu á thành 3 loài phụ: Indica,
Japonica và Javanica. Lúa Indica đợc trồng phổ biến ở vùng nhiệt đới. Lúa
Japonica thờng đợc trồng ở những vùng ôn đới và cận nhiệt đới, năng suất cao
hơn lúa Indica. Lúa Javanica (lúa Bulu) hay lúa Japonica nhiệt đới, chủ yếu là
lúa nơng, đợc trồng nhiều ở vùng đồi núi nhiệt đới ở đảo Java thuộc Indonesia
và các các nớc Đông Nam á khác.
Lúa trồng châu Phi Oryza glaberrima đợc trồng ở miền tây châu Phi từ
cách đây 3.500 năm. Nguồn gốc có thể ở lu vực sông Niger ở Mali, có thân cao
nh Indica, gié lúa thẳng, có ít hoặc không có nhánh phụ, hạt lúa không có lông
trên vỏ trấu và gạo đỏ (Chang, 1989) [75]. Loại lúa này kháng nhiều sâu bệnh và
chịu đợc hạn, nhng năng suất kém hơn lúa trồng châu á Oryza sativa.
Glaszmann đã sử dụng phơng pháp đẳng men (Isozyme) để nghiên cứu
cấu trúc di truyền lúa trồng châu á đã chia loài O. sativa thành 6 nhóm có bản
chất di truyền khác nhau, trong đó lúa Indica (nhóm I) và lúa Japonica (nhóm
VI) là hai nhóm đối cực. Glaszmann, 1987 [91] nhận thấy hai nhóm lúa
Japonica và Javanica (theo phân loại của Chang, 1976 [73]) tuy khác nhau về
mặt hình thái và phân bố địa lý nhng bản chất di truyền không khác xa nhau
nhiều lắm, đều thuộc nhóm lúa Japonica. Glaszmann gọi lúa Japonica (theo
phân loại của Chang) là Japonica truyền thống hoặc Japonica ôn đới và lúa
Javanica là lúa Japonica nhiệt đới.
Phân loại thực vật là chìa khoá để nghiên cứu cây trồng trên nhiều lĩnh

vực, từ các luận cứ khoa học đợc Kato, 1928 [103] xây dựng, việc phân loại dới
loài lúa trồng trở thành vấn đề đợc nghiên cứu rộng rãi của nhiều tác giả (Oka,
1988; Chang, 1976; Jacson, 1999) [116], [73], [95]. Phơng pháp đẳng men đợc
áp dụng để phân loại lúa từ cuối những năm 1980. Glarzmann, 1987 [91] đã
hoàn chỉnh phơng pháp phân loại dới loài lúa trồng châu á.
Lu Ngọc Trình, 1995 [125] đã tiến hành phân tích điện di 16 loci đẳng
men của 1.022 giống lúa cổ truyền đại diện cho các vùng trồng lúa của nớc ta
và của nam Trung Quốc, bắc Lào, bắc Thái Lan và đông Campuchia. Khi dùng
khoá phân loại Glaszmann, tác giả thấy rằng, quỹ gen lúa Việt Nam có 87,1%
7
là lúa Indica, 12,1% là lúa Japonica và 0,8% thuộc các thành phần khác. Kết
quả cũng cho thấy, lúa trồng miền Bắc Việt Nam có thành phần di truyền đa
dạng hơn lúa các vùng lân cận. Khi phân loại 37 giống lúa Tám ở miền Bắc, kết
quả có 30 giống (81,1%) là Indica, 5 giống (13,5%) là Japonica và 2 giống
(5,4%) thuộc các thành phần khác.
1.2. Tài nguyên di truyền lúa Việt Nam
1.2.1. Những nét chung
Nhiều tài liệu khoa học đều chứng minh Việt Nam là một trong những
trung tâm khởi nguyên của cây lúa trong vùng Đông Nam á và ấn Độ.
Vavilov N.T., 1928 [132] cho rằng: cây lúa xuất xứ ở các vùng ấn Độ,
nam Trung Quốc và Đông Nam á. Ngày nay, nhiều tác giả thừa nhận Việt Nam
nằm trong vùng xuất xứ của cây lúa và cây lúa đợc du nhập từ bắc Việt Nam vào
nam Trung Quốc, sau đó vào lu vực sông Dơng Tử và Hàn Quốc, Nhật Bản (Dao
The Tuan, (1985); Sasato, 1966; Loresto, 1996; Del Rosario et al., 1968) [127],
[46], [107, [79].
Theo Chang, T. T., 1976 [73], trung tâm đa dạng di truyền tối đa của cây
lúa nằm trong vùng xuyên châu á từ Nepal đến bắc Việt Nam.
Tất cả các ý kiến, tài liệu trên đều đi đến nhận định: Việt Nam là một trong
những nơi nằm trong trung tâm phát sinh của cây lúa và Việt Nam là một trong
những nơi có nghề trồng lúa xuất hiện đầu tiên trên trái đất, cây lúa Việt Nam -

cây bản địa (Bùi Huy Đáp, 1985) [19].
1.2.2. Tài nguyên lúa dại
Theo các tác giả (Bùi Huy Đáp, 1980; Lu Ngọc Trình, 1996; Dao The
Tuan et al., 1996; Vaughan, 1989) [18], [58], [128], [130], ở Việt Nam hiện có
bốn loài lúa dại còn tồn tại khá phổ biến.
- O. rufipogon: hiện có ở vùng Điện Biên Phủ tỉnh Điện Biên, duyên hải
Thừa Thiên - Huế, một số vùng ở Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long.
Tại vùng hồ Lak tỉnh Đak Lak còn tìm thấy một diện tích rộng loài O.
rufipogon, O. nivara và các dạng tạp giao giữa hai loài này. Số liệu đánh giá
của Viện Nghiên cứu Lúa Quốc tế cho thấy các mẫu O. rufipogon thu thập tại
Điện Biên Phủ có sức đề kháng bệnh virus và các mẫu O. rufipogon thu thập ở
Đồng Tháp Mời có sức chịu chua phèn cao nhất thế giới hiện nay.
- O. nivara: đã có thời gian ngời ta tin chắc rằng O. nivara không còn ở
Việt Nam nữa. Đến giữa thập kỷ 90, O. nivara lại đợc Trung tâm Tài nguyên
8
Thực vật tìm thấy ở hồ Lak tỉnh Đak Lak và dọc theo biên giới Việt Nam -
Campuchia. O. nivara có các nguồn gen kháng rầy nâu và rầy lng trắng.
- O. officinalis: còn tồn tại khá phổ biến dọc các bờ kênh rạch và vờn
cây ăn quả ở đồng bằng sông Cửu Long. Theo một số tác giả ngời Pháp (Bùi
Huy Đáp, 1980) [18] O. officinalis có phân bố ở các vùng miền núi phía Bắc n-
ớc ta nhng hiện nay cha tìm thấy.
- O. granulata: hiện còn tồn tại phổ biến ở các tỉnh vùng Tây Bắc và một
số nơi ở Tây Nguyên. Tại huyện Yên Châu tỉnh Sơn La có thể gặp những bãi
lúa hoang O. granulata rộng hàng hecta. O. granulata đang đợc khoa học khai
thác về tiềm năng các nguồn gen chịu hạn và quang hợp trong điều kiện ánh
sáng tán xạ. Một số tác giả ngời Pháp và Liên Xô (cũ) phát hiện một số tỉnh
miền núi phía Bắc nớc ta có loài O. meyeriana (Bùi Huy Đáp, 1980) [18]. Tuy
nhiên theo Vaughan, 1989, 1994 [130], [131] loài O. meyeriana chỉ phân bố ở
vùng quần đảo Indonesia và Philippines.
1.2.3. Tài nguyên lúa trồng

Theo Đào Thế Tuấn, 1985 [127] giống lúa địa phơng ở nớc ta có ba kiểu:
kiểu giống lúa Thái - Việt, chủ yếu là các giống lúa cạn ở vùng núi phía Bắc;
kiểu giống lúa Việt, chủ yếu là các giống lúa nớc mang đặc tính thâm canh ở
đồng bằng sông Hồng; kiểu giống lúa Khme - Việt, chủ yếu là các giống lúa
nớc mang đặc tính quảng canh ở đồng bằng sông Cửu Long.
Tập đoàn giống lúa địa phơng của Việt Nam rất lớn cả về số lợng và mức
độ đa dạng, đây là nguồn vật liệu quý cho công tác chọn tạo giống. Tính chất nổi
bật của các giống địa phơng ở mọi nơi là thích hợp với điều kiện của từng vùng
trồng trọt, có sức chống chịu khá đối với những điều kiện bất thuận, sâu bệnh
nhng năng suất lại thấp (Bùi Huy Đáp, 1978) [17].
1.2.3.1. Sự hình thành và phát triển các giống lúa trồng ở Việt Nam
Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, trong điều kiện địa hình thổ nhỡng, khí
hậu nhiệt đới gió mùa, bằng sự lao động cần cù và sáng tạo của mình, ngời
nông dân Việt Nam đã biến cả đất nớc ta thành một đồng lúa lớn. Đã chọn lọc
ra đợc hàng ngàn giống lúa thích hợp với những vụ trồng, chân ruộng, những
điều kiện sản xuất và kinh tế khác nhau.
Từ thế kỷ thứ 18, Lê Quý Đôn trong Vân đài loại ngữ có nói đến 70
giống lúa của nớc ta hồi đó gồm: 27 giống lúa Mùa, 14 giống lúa Chiêm và 29
giống lúa Nếp; bao gồm cả lúa nơng, lúa đồi và lúa nớc. Cho đến đầu thập kỷ
9
80 của thế kỷ trớc, nhiều địa phơng vẫn còn trồng một số giống mà Lê Quý
Đôn đã ghi lại nh: Tám Xoan ở Nam Định, Thái Bình, Bắc Ninh Tám Vân ở
Hải Phòng, Bắc Ninh; lúa Thông ở Nình Bình, Thanh Hoá; chiêm Bầu ở Vĩnh
Phú, Thái Bình ; Nếp Vải ở Thái Bình, Hải Dơng ; Nếp Hoa Vàng ở Bắc
Ninh, Nam Định, Hà Tây . (Bùi Huy Đáp, 1985) [19].
Với những mùa vụ sản xuất nối tiếp và xen kẽ nhau, dễ hiểu là nhiều
khi cùng một giống đã đợc gọi bằng nhiều tên khác nhau ở các địa phơng,
hay ngợc lại các giống khác nhau lại đợc gọi cùng một tên. Điều kiện khí
hậu nhiệt đới cho phép cây lúa sinh trởng quanh năm ở nhiều vùng và đã tạo
nên nhiều vụ lúa khác nhau. Trong khuôn khổ của mỗi vụ lúa, với những

điều kiện sinh thái, kinh tế và tập quán canh tác khác nhau của từng vùng
cũng sinh ra nhiều các loại hình giống lúa khác nhau.
Điều kiện cung cấp nớc quy định khả năng trồng đợc lúa hay không trên
những chân ruộng khác nhau, quy định chế độ canh tác lúa nớc hay lúa cạn và
cả loại giống lúa cần trồng.
Điều kiện nông hoá thổ nhỡng cũng quy định những giống lúa cần trồng
cho mỗi chân ruộng. Tuỳ theo ruộng tốt hay xấu, khả năng cung cấp đợc nhiều
hay ít phân bón cho đồng ruộng, ngời ta dùng những loại giống lúa khác nhau.
Tập quán canh tác, chế độ luân canh ở ruộng lúa ảnh hởng lớn đến cơ cấu
giống lúa gieo cấy trong mỗi vụ, mỗi chân ruộng và mỗi vùng. ở nơi sau khi thu
hoạch lúa Mùa thờng trồng thêm một vụ Đông thì tính chất, đặc điểm của cây
trồng vụ Đông có ảnh hởng đến các giống lúa cần trồng trong vụ trớc và vụ sau.
Nhiều vùng trồng lúa trớc đây lại có tập quán thay đổi giống lúa trồng ở mỗi loại
chân ruộng sau mấy vụ. ít khi trồng liên tục một giống lúa trên một chân ruộng
trong nhiều năm, việc thực hiện thay đổi giống nh vậy thờng đợc thực hiện với lúa
Nếp hoặc cũng có thể cả lúa Tẻ (Bùi Huy Đáp, 1985) [19].
Lại có nhiều vùng trớc đây việc lựa chọn một giống lúa lại căn cứ vào
phụ phẩm của nó nh những giống lúa có rạ dài và cứng cây thích hợp để lợp
nhà cho những vùng có tập quán lợp nhà bằng rạ. Về năng suất hay phẩm chất
cũng tuỳ theo sự đánh giá, nhu cầu của từng vùng, từng giai đoạn xã hội mà
quyết định việc dùng giống cho năng suất hay chỉ chú ý đến phẩm chất; cũng
có những giống lại thích hợp cho việc sản xuất sản phẩm trung gian nh làm
cốm (Katherine Warner, 1996) [25].
10
Tóm lại, từ những điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và phơng thức canh
tác, kỹ thuật sản xuất khác nhau về nhiều mặt đã hình thành nên nhiều vùng
trồng lúa với nhiều thời vụ và giống lúa khác nhau. Các giống lúa này đã đợc
nguời nông dân ở từng vùng chọn lọc một cách tự nhiên theo những chỉ tiêu phù
hợp với nhu cầu sử dụng và điều kiện tự nhiên, sản xuất của từng vùng.
1.2.3.2. Giống lúa trong sản xuất ở Việt Nam

Các giống cây trồng địa phơng thờng là những giống nhiều dòng. Chính
bản chất nhiều dòng của giống địa phơng tạo nên cho giống có sức đề kháng
cao với nhiều loại sâu bệnh, có sức chống chịu tốt với các điều kiện sinh thái
bất lợi. Do đó giống sinh trởng và phát triển ổn định, cho năng suất bền vững
trớc những diễn biến phức tạp của môi trờng. Việc nghiên cứu giống địa ph-
ơng nhiều dòng đợc gắn liền với vấn đề bảo tồn nguồn gen trên đồng ruộng
của nông dân, bảo tồn thông qua sử dụng. Trên cơ sở đó, môn khoa học về
chọn giống cộng đồng (Participatory Plant Breeding, PPB) đã đợc hình thành
và hiện rất đợc coi trọng (IPGRI, 1998, Singh D. N., et al, 2006) [98], [120].
Lý luận của phơng pháp chọn giống cộng đồng dựa trên cơ sở chính là sự
chọn lọc nhân tạo của ngời nông dân kết hợp với chọn lọc tự nhiên đã hình
thành nên toàn bộ quỹ gen cây trồng gồm hàng triệu giống của hàng ngàn loài
cây trồng khác nhau. Trớc khi có Cách mạng Xanh, hầu hết các giống cây
trồng là giống địa phơng, nông dân từ đời này qua đời khác vẫn tự chọn lọc,
sử dụng và bảo quản hạt giống cho chính mình (IPGRI & FAO, 1995; Grain,
1992; Wijeratne M., et al, 2004) [97], [93], [133].
Hiện nay, việc tác động mạnh mẽ của yếu tố giống tạo nhiều yếu tố mới
phức tạp cho sản xuất lúa ở Việt Nam. Mới và phức tạp là do tính hài hoà của
quần thể sinh vật vùng lúa đã bị xoá bỏ đột ngột mà lại cha đợc thay thế bằng
một sự hài hoà mới ở trình độ cao hơn với những giống lúa có năng suất cao
hơn. Chỉ có thể tiếp cận và nghiên cứu giải quyết vấn đề một cách toàn diện
trên cơ sở xuất phát từ điều kiện cụ thể của từng địa phơng, từng vùng thì mới
có thể có những giải pháp phù hợp, mới xây dựng đợc những hệ sinh thái mới
và ổn định ở các vùng lúa, tạo tiền đề cho việc năng suất cao và ổn định của
việc trồng lúa (Bùi Huy Đáp, 1999, Bell, M., 2005) [20], [69].
Gần đây, do sức ép dân số, diện tích trồng lúa lại có hạn và bị thu hẹp do
yêu cầu phát triển các ngành kinh tế khác, yêu cầu tăng năng suất lúa để đảm bảo
an toàn lơng thực trở nên rất cấp bách. Đa số các vùng chuyên canh lúa đã loại bỏ
nhiều giống lúa địa phơng năng suất thấp, dài ngày để thay thế vào đó là những
11

giống mới có nhiều u thế về năng suất và phù hợp với trình độ thâm canh lúa ngày
càng cao của ngời nông dân (Nguyễn Văn Hoan, 2006) [23].
Diện tích giống mới đợc mở rộng đến đâu thì số lợng giống đợc gieo trên
mỗi vùng, mỗi vụ giảm đến đó. Những giống địa phơng với nhợc điểm lớn nhất là
năng suất thấp dần dần bị thu hẹp về diện tích, chỉ tồn tại ở những vùng có trình
độ thâm canh thấp, có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt mà các giống lúa mới không
phù hợp, hoặc tồn tại những giống có phẩm chất đặc biệt cao.
Trên thực tế của điều kiện ngoại cảnh, phơng thức trồng trọt, kinh tế - xã hội,
loại sâu bệnh hại và ý thích, nhu cầu về phẩm chất gạo của con ngời ở các vùng
khác nhau. Một giống dù có nhiều đặc điểm tốt đến đâu cũng khó phù hợp và đợc
dùng chung cho một vùng quá rộng lớn của lãnh thổ. Cho nên, trong một vùng có
thể có một số giống đợc coi là giống tốt, trong số đó có cả những giống đợc lựa
chọn không phải vì năng suất (Katherine Warrner, 1996) [25].
Tanaka Akira, 1971; Suichi Yosida, 1981, [50], [48] nghiên cứu về tơng quan
giữa quá trình sinh trởng sinh dỡng và sinh trởng sinh thực với thời gian sinh trởng
của cây lúa cho thấy: các giống ngắn ngày, thấp cây tuy có nhiều u điểm hơn các
giống địa phơng dài ngày; nhng các giống có thời gian sinh trởng quá ngắn cũng
khó tạo ra đợc năng suất cao vì thời gian sinh trởng sinh dỡng bị hạn chế. Các giống
có thời gian sinh trởng quá dài cũng không thể cho năng suất cao vì thời gian sinh
trởng sinh dỡng quá thừa dễ gây ra mất cân đối, lốp đổ. Thời gian sinh trởng vào
khoảng 120 ngày từ gieo đến chín thờng thích hợp cho năng suất đạt cực đại ở mức
bón đạm cao trong vùng nhiệt đới. Tuy vậy, thời gian sinh trởng dài hơn, cũng có
thể tạo ra năng suất cao hơn khi độ phì của đất và lợng phân bón thấp (Sasato, 1966;
Togari, Matsuo, 1977) [46], [55].
Một giống lúa tốt chỉ có thể đợc phổ biến rộng rãi khi đợc ngời trồng lúa
kiểm nghiệm và chấp nhận. Ngời nông dân bằng kinh nghiệm và thực tế trồng
trọt đã tự lựa chọn ra những giống thích hợp với tình hình đồng ruộng, điều kiện
kinh tế - xã hội và kỹ thuật trồng trọt của địa phơng mình. Do vậy, chỉ có thể tiếp
cận và giải quyết vấn đề trên cơ sở điều kiện cụ thể của từng địa phơng mới xác
định đợc một cơ cấu mùa vụ, giống hợp lý, xây dựng đợc những hệ sinh thái ổn

định và bền vững ở các vùng lúa (Katherine Warrner, 1996; Byerlee, 1998; FAO,
1996) [25], [71], [86].
1.2.3.3. Một số giống lúa đặc sản ở đồng bằng Bắc Bộ
12
Sự đa dạng và đặc sắc của nguồn tài nguyên di truyền lúa đặc sản cổ
truyền Việt Nam đợc thể hiện khá đầy đủ ở các tỉnh phía Bắc. Tại vùng sinh
thái này, lúa đặc sản mà trong đó lúa thơm đóng vai trò quan trọng có thể bao
gồm cả ba loại: lúa Tám, lúa Nếp, lúa nơng và là nhóm lúa bao gồm cả hai loại
hình Indica và Japonica (Nguyen Huu Nghia et al., 2001) [112].
Tại Trung tâm Tài nguyên Di truyền Thực vật đang bảo quản hơn 5.000
mẫu giống lúa địa phơng của Việt Nam, trong đó có khoảng 1.200 mẫu giống
lúa Nếp cổ truyền. Trong 711 giống lúa địa phơng phía Bắc Việt Nam đã xác
định có 68 giống lúa thơm, chiếm 9,6%. Trong 577 giống lúa Japonica phía
Bắc Việt Nam có 363 giống lúa Nơng, chiếm 62,9% (Nguyễn Thị Quỳnh,
2004, Lu Ngọc Trình và cs., 1994) [45], [57]).
Trong số các giống lúa đợc coi là đặc sản vì phẩm chất đặc biệt của
chúng có các giống lúa Tám: Tám Xoan, Tám Sớm, Tám ấp Bẹ, Tám Đỏ, Tám
Nghệ, Tám Cổ Ngỗng ; các giống lúa dự: Dự Thơm, Dự Lùn, Dự Đen, Di H-
ơng, Gié Thơm và một số giống lúa Nếp: Nếp Hoa Vàng, Nếp Thái Bình, Nếp
Rồng, Nếp 3 tháng (Nguyễn Văn Hiển, Trần Thị Nhàn, 1982) [22].
Kết quả điều tra tình hình sử dụng các giống lúa năm 2000 - 2001 (Phạm
Đồng Quảng và cs., 2004) [41] cho thấy: mặc dù nhiều nơi đang tập trung gieo
trồng các giống lúa thâm canh, năng suất cao, nhng tỷ lệ các giống lúa đặc sản
vẫn còn lớn, chiếm 18,90% tổng số các loại giống lúa đang sử dụng trong sản
xuất hiện nay. Điều n y cho thấy nguồn gen lúa đặc sản đang sử dụng ở các
vùng sinh thái còn rất phong phú v đa dạng .
Trong nhóm giống lúa đặc sản, đáng kể nhất về số lợng và chất lợng là
các giống lúa Tám. Lúa Tám ở miền Bắc Việt Nam thuộc nhóm Mùa trung và
Mùa muộn, phản ứng với ánh sáng ngày ngắn, cao cây, dễ đổ ngã, năng suất
cao nhất đạt 3,5 - 4,0 tấn/ha, có mùi thơm đậm, chịu rét trung bình ở giai đoạn

trỗ. Lúa Tám trớc đây chiếm diện tích khá lớn ở đồng bằng Bắc Bộ và một số
vùng trung du. Gần đây, lúa Tám bị giảm diện tích nhiều do việc phát triển
những giống lúa cải tiến ngắn ngày, năng suất cao và do việc phát triển mạnh
vụ Đông ở các vùng chủ động nớc (Trần Danh Sửu và cs., 2004) [49].
Trong các giống lúa Tám, quý nhất Tám Xoan. Tám Xoan là giống lúa
Mùa muộn, có thời gian sinh trởng 155 - 160 ngày, hạt màu vàng sẫm và dài.
Gạo Tám và Tám Xoan có phẩm chất cao nhất ở đồng bằng Bắc Bộ: hạt nhỏ,
trong, đều hạt, cơm dẻo, mềm và có mùi thơm đặc biệt. Ngoài ra, nhóm các
13
giống lúa Dự, lúa Di, lúa Gié, lúa Dâu cũng đợc coi là những giống lúa đặc
sản, tuy chất lợng không bằng các giống lúa Tám, nhng thời gian sinh trởng lại
ngắn hơn và năng suất cao hơn (Bùi Huy Đáp, 1980) [18].
Tóm lại, do điều kiện tự nhiên khí hậu, kinh tế - văn hoá - xã hội, đồng thời
Việt Nam lại là quê hơng của cây lúa và nghề trồng lúa nên đã tạo ra một tập đoàn
giống lúa địa phơng đa dạng, nhất là tập đoàn các giống lúa Mùa. Hiện nay, do
việc phát triển các giống cải tiến, lúa lai có năng suất cao, nên các giống lúa địa
phơng ngày càng bị thu hẹp cả về số lợng và diện tích, nhiều giống không còn
nữa. Các giống địa phơng có tính bền vững cao, đợc hình thành và tồn tại qua
chọn lọc tự nhiên của ngời trồng lúa; đây là nguồn vật liệu quý cần kịp thời thu
thập, phân tích và sử dụng có hiệu quả để phục vụ cho công tác lai tạo giống.
Trong các chơng trình cải tiến các giống lúa nói chung và nhất là cải tiến
các giống lúa chất lợng cao, lúa đặc sản đợc các nhà khoa học lu ý một cách đặc
biệt vì chúng cung cấp các gen quí cho việc tạo giống mới có phẩm chất tốt nh
gen mùi thơm, gen có hàm lợng amylose thấp, gen có nhiệt độ hóa hồ thấp, gen
kháng đạo ôn, gen kháng chua phèn, v.v (Lu Ngọc Trình,1997; Trần Duy Quý,
2005) [59], [43].
1.3. Nghề trồng lúa ở Việt Nam
1.3.1. Kỹ thuật canh tác lúa nớc Việt Nam
Theo Bùi Huy Đáp, 1999; Đào Thế Tuấn, 1970; Nguyễn Văn Luật, 2001
[20], [62], [27]: nền văn minh nông nghiệp sông Hồng đã ra đời và phát triển từ

thời các vua Hùng. Văn hoá Đông Sơn gắn liền với việc khai thác các vùng châu
thổ sông Hồng, sông Mã, sông Lam để trồng lúa. Lúa nớc là cơ sở của nền văn
minh châu thổ sông Hồng và có ảnh hởng cho đến tận ngày nay. Sau khi lan toả
đi khắp các châu thổ lớn nhỏ của nớc ta, đến tận đồng bằng sông Cửu Long, văn
minh nông nghiệp sông Hồng đã trở thành nền văn minh nông nghiệp chung cho
cả nớc trên cơ sở một nền văn minh thực vật, văn minh cây lúa.
Mặc dù ở nớc ta từ trớc đến nay vẫn tồn tại nhiều hình thức trồng lúa,
nhng cây lúa nớc và ruộng nớc giữ một vị trí đặc biệt quan trọng về diện tích,
năng suất và sản lợng; chỉ có cây lúa nớc và kỹ thuật trồng lúa nớc mới đại diện
đợc cho nghề trồng lúa Việt Nam.
Ngời nông dân trồng lúa ở các vùng, do điều kiện khác nhau về địa lý,
khí hậu, kinh tế - xã hội đã sáng tạo ra một hệ thống kỹ thuật trồng lúa nớc phù
hợp với địa phơng mình. Nhng nhìn chung, phơng thức canh tác lúa nớc trên cả
14
nớc vẫn mang nhiều đặc điểm chung của phơng thức canh tác lúa nớc vùng
đồng bằng sông Hồng. Ruộng nớc và sự tập trung dân c ở vùng trồng lúa nớc là
cơ sở của nghề trồng lúa nớc Việt Nam.
Ruộng lúa nớc ở Việt Nam rất phong phú và đa dạng, cây lúa nớc ở Việt
Nam đợc gieo trồng trong những điều kiện rất khác nhau về điều kiện khí hậu, địa
hình, thổ nhỡng, thuỷ văn và kinh tế - xã hội. Thích ứng với các điều kiện khác
nhau đó, ngời nông dân Việt Nam trong hàng ngàn năm lịch sử đã sáng tạo ra một
phơng thức canh tác lúa nớc vừa đa dạng vừa thống nhất.
Mặc dù phơng thức canh tác lúa nớc ở Việt Nam rất đa dạng và phong
phú, nhng chính trong những cái đa dạng đó vẫn thể hiện một tính thống nhất.
Lúa nớc ở hầu khắp các vùng đều đợc gieo cấy với lao động thủ công là chính.
Lúa nớc là một yếu tố làm tăng dân số ở những vùng trồng lúa, mật độ dân số
tăng lên lại làm tăng lao động thủ công phục vụ cho việc trồng lúa. Từ Bắc vào
Nam mức độ đầu t công lao động trên một đơn vị diện tích trồng lúa có giảm dần
và giảm rõ nhất ở đồng bằng sông Cửu Long (đất rộng, ngời tha, thiên nhiên u
đãi ). Nhng gần đây, vùng đồng bằng sông Cửu Long cũng có tốc độ tăng dân

số nhanh, bình quân diện tích đất trồng lúa trên đầu ngời giảm dần nên việc đầu
t lao động trên một diện tích trồng lúa nớc cũng có xu hớng tăng lên theo
(Nguyễn Văn Luật, 2006) [30].
Tính thống nhất còn thể hiện trong một số khâu kỹ thuật trồng lúa. Miền
Bắc có gieo mạ dợc thì ở miền Nam cũng làm mạ rải ở chân ruộng nớc đã làm
kỹ; miền Bắc có mạ gieo khô, mạ nơng thì miền Nam cũng có mạ tỉa gieo khô;
miền Bắc có làm ruộng triều ngoài đê, gặp năm nớc to phải nhổ mạ giâm ở
ruộng trong đê, giâm dày và đến khi nớc rút thì nhổ lúa ở ruộng giâm để cấy ở
ruộng triều; miền Nam cũng có ruộng lúa cấy 2 lần. Phơng thức chọc lỗ rồi cấy
bằng nọc (cấy nọc) ở miền Nam cũng giống nh cấy mói ở vùng đồng bằng sông
Hồng ngập nớc sâu khi cha chủ động đợc thuỷ lợi.
1.3.2. Nghề trồng lúa Việt Nam trong thời kỳ Cách mạng Xanh
Tuy Việt Nam và Đông Nam á là trung tâm phát sinh của cây lúa và
nghề trồng lúa, không ở đâu trên thế giới cây lúa lại đợc phổ biến nh vùng này.
Nhng năng suất lúa ở vùng Đông Nam á trong đó có Việt Nam lại rất thấp với
nhiều lý do khác nhau (Tanaka, 1971) [50]:
- Do trình độ và điều kiện canh tác: Đông Nam á là khu vực kinh tế đang
phát triển, kỹ thuật trồng trọt còn dựa vào kiến thức cổ truyền và lao động thủ
15
công. Điều kiện đầu t thâm canh giống, phân bón, nớc tới, bảo vệ thực vật còn
thấp hơn so với các vùng trồng lúa thâm canh ở các nớc phát triển.
- Do điều kiện sinh thái của các vùng trồng lúa Nam và Đông Nam á đã
sản sinh ra những giống lúa mà phần lớn thuộc loại hình Indica có năng suất
thấp, khác hẳn loại hình Japonica năng suất cao ở các nớc ôn đới. Năng suất
lúa nhiệt đới thấp là kết quả tổng hợp của nhiều yếu tố: nhiệt độ của ngày và
đêm cao, ngày ngắn, cờng độ ánh sáng yếu và cả yếu tố tiềm năng của giống
(Ota và cs., 1972) [38].
Năm 1966, Viện Nghiên cứu Lúa Quốc tế cho ra đời giống lúa lùn cao
sản đầu tiên IR8, là kết quả lai tạo giữa giống lúa thấp cây Deo Geo Wogen
của Đài Loan và giống lúa cao cây Peta của Indonesia. Ban đầu IR8 đã đợc

coi là giống lúa thần kỳ, mở đầu cho cuộc Cách mạng Xanh về giống lúa với
các đặc điểm: thấp cây, dáng khoẻ, chịu phân, không phản ứng ánh sáng và
kháng bệnh cao hơn các giống thấp cây của Đài Loan và nhất là cho năng suất
cao ở vùng nhiệt dới (5 - 6 tấn/ha trong mùa ma và 7 - 9 tấn/ha trong mùa
khô). Giống IR8 và tiếp theo là các giống đợc tạo ra có sử dụng nguồn gen
giống lúa của IRRI đã đợc nhanh chóng phổ biến ở các vùng trồng lúa Việt
Nam, Đông Nam á, ấn Độ IR8 và các giống IR khác cùng các giống tạo ra
từ lai IR với một số giống địa phơng đã tạo ra một loạt các giống lúa thấp cây
thay thế dần các giống lúa cao cây ở Nam và Đông Nam á (Nguyễn Văn Luật
và cs., 2002; FAO, 1995; Ito, 1999) [28], [85], [102].
Cuộc Cách mạng Xanh đợc thực hiện không chỉ với giống lúa, mà với nhiều
biện pháp kỹ thuật trồng lúa mới nh phân hoá học, thuốc bảo vệ thực vật nghĩa là
thay đổi phơng thức canh tác lúa quảng canh xa kia bằng một chế độ thâm canh cao
hơn với việc đầu t cao cho cây lúa. Cách mạng Xanh đã làm cho sản lợng lơng thực
tăng lên nhanh chóng, đáp ứng đợc nhu cầu của việc tăng dân số. Bên cạnh những
thành tựu nổi bật, việc gieo trồng với diện tích quá lớn các giống mới có năng suất
cao cũng thể hiện nhiều mặt hạn chế là giá thành sản phẩm tăng, diễn biến sâu bệnh
hại phức tạp, tính ổn định của sản xuất giảm, nguy cơ ô nhiễm môi trờng tăng (Bùi
Huy Đáp, 1999; Fischer, 2003) [20], [90].
Cách mạng Xanh đã đợc thực hiện với việc mở thêm diện tích lúa đợc tới;
sử dụng nhiều giống lúa mới thấp cây với nhiều phân hoá học và thuốc hoá học
bảo vệ thực vật, trừ cỏ, làm tăng mức đầu t cho cây lúa so với hệ thống trồng lúa
cổ truyền; đa dạng sinh học, đa dạng nguồn gen ở đồng lúa bị phá vỡ và thay
16
đổi, gây nhiều tác động xấu đến môi trờng sinh thái và xã hội. ở những khu vực
trồng nhiều giống lúa cải tiến, năng suất cao (Hight Yielding Variety - HYV), tỷ
lệ nhiễm sâu bệnh rất cao, cỏ dại cũng phát triển mạnh hơn so với các giống lúa
địa phơng cao cây. Một số loại sâu bệnh tơng đối dễ diệt trừ ở giống địa phơng
cao cây (rầy nâu, đạo ôn ) thì với giống HYV lại có khả năng phát triển thành
dịch cao (IRRI, 1972; Yujiro Hayami et al, 2000) [99], [134].

ảnh hởng và quan hệ lẫn nhau giữa đất, nớc, giống lúa và các sinh vật
khác cùng tồn tại trên đồng ruộng tạo nên cân bằng sinh thái ruộng lúa. Ví dụ
nh mối quan hệ cộng sinh giữa đất, nớc, cây trồng và gia súc. Cách mạng Xanh
đã thay thế sự tổng hợp ở trang trại bằng sự tổng hợp đầu vào gồm giống mới và
chất hoá học, đất và nớc ít đợc chú trọng đến việc tăng năng suất (Dowling et al,
1998) [84].
Hệ thống trồng trọt truyền thống dựa trên sự hỗn hợp và luân canh của
nhiều hệ thống cây trồng, còn Cách mạng Xanh chỉ chủ yếu dựa vào sự độc
canh các giống lúa năng suất cao. Tính phức tạp và đa dạng của các hệ thống
trồng trọt dựa trên các loại giống cây trồng bản xứ khó có thể so sánh đợc với
hệ thống trồng trọt đơn giản của các giống mới . Với hệ thống trồng trọt truyền
thống, sản xuất bao gồm cả việc duy trì các điều kiện để đạt sản lợng cao. Còn
với Cách mạng Xanh thì không thấy rõ mối liên hệ giữa đầu ra cao và khả năng
duy trì sản xuất bền vững. Có thể nói: Cách mạng Xanh đã đợc xây dựng trên
cơ sở phá vỡ sự đa dạng di truyền, chỉ trồng một số giống mới (Daniel et al.,
1998; Mew et al., 2003; Neef A., 2005) [78], [109], [113].
Hệ thống trồng trọt bản xứ chủ yếu dựa vào các yếu tố đầu vào bên trong
nông trại: hạt giống, độ phì của đất, phân hữu cơ, phòng trừ sâu bệnh với hệ
thống các loại cây trồng và dựa trên mối quan hệ tơng tác giữa các sinh vật.
Đối với Cách mạng Xanh, cần phải mua giống tốt, phân bón hoá học, thuốc bảo
vệ thực vật, v.v Năng suất cao của các giống mới không chỉ hoàn toàn do yếu
tố giống mới quyết định, mà còn cần tính đến sự thay đổi của các yếu tố đầu
vào khác và cả việc dễ dẫn đến huỷ hoại, tác động xấu đến môi trờng sinh thái
(Dirk Van Dusseldorp, 1993; Sthapit B. R., 1998) [81], [122].
Đầu thập kỷ 80, những mặt trái của Cách mạng Xanh đã bộc lộ rõ trên
quan điểm phát triển nông nghiệp bền vững. Năng suất của các giống năng suất
cao giảm dần do sự suy giảm của các điều kiện môi trờng sinh sống sau nhiều
năm thâm canh (Khush, 2005) [105]. Việc sử dụng nhiều phân hoá học và hoá
chất phòng trừ sâu bệnh, trừ cỏ có tác động xấu đến hệ sinh vật bình thờng của
17

ruộng lúa. Cũng có thể do sự lão hoá tất yếu, sự giảm sức sống và tiềm năng của
giống lúa tạp giao thờng có năng suất không bền bằng các loại giống lúa thuần
chủng (IRRI, 1972; IRRI, 1999) [99], [101]. ở Việt Nam, trong những thập kỷ
qua đã nhiều lần phải thay thế các giống lúa IR (Bùi Huy Đáp, 1999) [20].
Tại Việt Nam, việc tiếp thu và áp dụng những thành tựu của Cách mạng
Xanh có phần thuận lợi hơn một số nớc trong khu vực (Philippines, Indonesia,
ấn Độ). Có thể do điều kiện khí hậu thời tiết Việt Nam có phần khác với các n-
ớc trong khu vực, nhất là miền Bắc Việt Nam với điều kiện khí hậu nhiệt đới
gió mùa có mùa Đông lạnh và mùa khô kéo dài. Ngoài việc luân canh các
giống lúa mới, các giống lúa bản địa nh: lúa Tám, Dự, Di, Nếp và một số
giống lúa Mùa tốt ở nhiều vùng trong cả nớc vẫn đợc gieo trồng với một diện
tích đáng kể. Cùng với những kinh nghiệm lâu đời và phong phú của nông dân
trong những vùng trồng lúa, Cách mạng Xanh dễ dàng phát huy hiệu quả và
giảm bớt những hạn chế trong điều kiện Việt Nam.
1.3.3. Một số vấn đề về sản xuất lúa Tám ở Nam Định
1.3.3.1. Tình hình sản xuất
Vùng lúa nào cũng có những giống đặc sản riêng, nhng nổi tiếng lâu đời
hơn cả là tập đoàn các giống lúa Tám ở Nam Định. Là một tỉnh trọng điểm lúa
của đồng bằng sông Hồng, Nam Định có 82,1 ngàn ha đất lúa vụ Mùa, trong
đó có 25 - 30 ngàn ha đất thích hợp để trồng lúa tám, tập trung ở 5 huyện phía
nam của tỉnh: Nghĩa Hng, Hải Hậu, Giao Thuỷ, Xuân Trờng và Trực Ninh.
Hiện nay, nông dân trong tỉnh và nhất là ở khu vực năm huyện phía nam còn lu
giữ và phát triển một số giống lúa Tám cổ truyền nh: Tám Xoan, Tám ấp Bẹ,
Tám Nghệ, Tám Xuân Đài, Tám Tiêu (Lê Vĩnh Thảo và cs., 2004; Nguyễn
Hữu Nghĩa, 2007) [51], [37]. Nam Định cũng là tỉnh có năng suất lúa khá cao:
cả năm 58 tạ/ha, vụ Xuân 68,8 tạ/ha, vụ Mùa 47,5 tạ/ha và sản lợng lơng thực
đạt 946 ngàn tấn (Tổng cục Thống kê, 2007) [56].
Ngoài việc cung cấp đủ lơng thực tại chỗ, mỗi năm Nam Định d thừa từ
30-35 vạn tấn lúa hàng hoá. Từ năm 1995, nhu cầu về chất lợng gạo cho tiêu
dùng và xuất khẩu ngày một cao. Lúa gạo đặc sản chất lợng cao nhất là gạo

Tám không chỉ tiêu dùng ở những đô thị mà dần dần đã có cả thị trờng ở vùng
nông thôn rộng lớn. Một số hộ nông dân ở các vùng có truyền thống trồng lúa
đặc sản đã tăng thêm diện tích lúa tám trong vụ Mùa và lúa Tám đã trở thành
hàng hoá chính của một số hộ và vùng trong tỉnh.
18
Diện tích lúa Tám của tỉnh từ năm 1990 đến 2006 tuy vẫn tăng nhng
không đều chủ yếu do thị trờng tiêu thụ không ổn định và giữ ổn định ở mức 14
- 15 ngàn ha. Năng suất lúa Tám trung bình đạt 30 - 32 tạ/ha (phụ lục 2, Sở
Nông nghiệp & PTNT Nam Định, 2000 - 2006) [47].
Giá lúa Tám lại rất biến động, năm cao giá lúa Tám gấp 2,2 - 2,5 lần lúa
thờng, những năm diện tích tăng nh năm 1997 lại đợc mùa (năng suất trung
bình 35,1tạ/ha) thì giá lúa Tám lại rất thấp chỉ bằng 1,4 - 1,5 lần so với lúa Tẻ
thờng và ngời trồng lúa Tám bị thua thiệt, chính vì vậy diện tích lúa Tám năm
sau đó lại giảm đáng kể.
Các huyện phía nam tỉnh Nam Định nh: Nghĩa Hng, Hải Hậu, Giao
Thuỷ, Xuân Trờng là những vùng có nhiều tiềm năng phát triển sản xuất lúa
gạo hàng hoá, nhất là lúa gạo đặc sản, cây lúa Tám ở đây đợc nhanh chóng đa
thành hàng hoá. Nhiều các hộ có điều kiện đều đầu t mạnh cho sản xuất lúa
theo mô hình: vụ Xuân cấy 100% giống cải tiến năng suất cao, đảm bảo đủ ăn
cả năm; trong vụ Mùa, các hộ có nhiều ruộng đất cấy 90 - 100% diện tích lúa
Tám và Nếp để làm hàng hoá, lợng tiêu thụ trong gia đình chỉ 5 - 10% (Lê
Quang Khôi, 2000 [26].
Khi nhu cầu tiêu thụ lúa Tám trong nớc đợc tăng lên, giá lúa Tám khá ổn
định ở mức 1,8 - 2,2 lần lúa Tẻ thờng. Với mức giá nh vậy, ngời trồng lúa Tám
sẽ có hiệu quả kinh tế cao hơn những loại lúa khác. Tuy vậy, gạo Tám trên thị
trờng gần đây lại có nhiều vấn đề về chất lợng. Ngoài việc chất lợng lúa Tám bị
giảm do những nguyên nhân nội tại của sản xuất sản xuất nh: suy thoái giống,
bón nhiều phân hóa học, thu hoạch quá muộn, bảo quản sơ sài. Còn một
nguyên nhân ảnh hởng đến thơng hiệu gạo Tám là do gạo Tám đợc bán trên thị
trờng hiện nay không có tiêu chuẩn, bị pha trộn nhiều. Vì vậy, khá nhiều ngời

tiêu dùng không còn mặn mà với thơng hiệu lúa Tám đã từng nổi tiếng của
Nam Định nh Tám Hải Hậu, Tám Xuân Đài đây cũng là nguyên nhân làm thu
hẹp dần thị phần của lúa Tám trong thị trờng lúa chất lợng cao cả ở trong nớc
và nớc ngoài.
Trong khi đó, các giống lúa chất lợng cao nh các giống lúa thơm của
Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan, ấn Độ đều đã đợc trồng khá phổ biến ở Việt
Nam. Chất lợng gạo của các giống lúa thơm nớc ngoài trồng tại Việt Nam tuy
không cao hơn lúa Tám, nhng ngoài u thế về năng suất, nhiều giống không phản
ứng với ánh sáng, ngắn ngày và trồng đợc cả hai vụ nên mức độ phổ biến khá
19
nhanh. Một số loại gạo thơm của Thái Lan đợc nhập khẩu về Việt Nam với giá
bán cao hơn gạo Tám 1,5 - 1,8 lần, thì gạo Tám của Nam Định mới chỉ dừng ở
nội tiêu là chính, lợng xuất khẩu không đáng kể. Lý do chính làm cho gạo Tám
khó xuất khẩu là nguồn cung cấp không ổn định và tập trung, chất lợng gạo Tám
lại không đợc quản lý theo một tiêu chuẩn thống nhất nào.
Gần đây, một số đơn vị nh Viện Khoa học và Kỹ thuật Nông nghiệp Việt
Nam, Viện Bảo vệ Thực vật, Viện Di Truyền, Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Nam
Định đã có chơng trình kết hợp với những địa phơng nhằm xây dựng Thơng
hiệu lúa Tám từ năm 2003 - 2004. Trên cơ sở kết hợp việc chọn lọc, bồi dỡng
một số giống lúa Tám có năng suất và chất lợng tốt, xây dựng lại quy trình sản
xuất theo hớng hữu cơ hóa, giảm thiểu lợng đạm bón cho lúa Tám, khuyến cáo
về quy trình bảo quản và xay xát lúa Tám đã đợc đông đảo các hộ nông dân h-
ởng ứng và bớc đầu đã đem lại kết quả. Việc quy hoạch và xây dựng vùng thơng
hiệu lúa Tám mới chỉ triển khai đợc trong phạm vi hẹp, cần có sự tổng kết, đánh
giá để nhân rộng mô hình ra các vùng trồng lúa Tám khác (Lê Quốc Doanh và
cs., 2004; Nguyễn Hữu Nghĩa, 2007) [13], [37].
1.3.3.2. Kỹ thuật sản xuất
Vùng trồng lúa Tám của Nam Định chủ yếu nằm ở 5 huyện phía nam
của tỉnh. Đây là vùng đất phù sa trẻ của châu thổ sông Hồng, giàu dinh dỡng,
tỷ lệ sét cao; tầng đất canh tác sâu, ảnh hởng mặn thích hợp với sự sinh trởng

và phát triển của các giống lúa Tám. Đồng đất Nam Định là yếu tố đầu tiên
quan trọng với chất lợng gạo Tám. Thế nhng ngời nông dân Nam Định còn biết
cách bảo quản, chế biến làm cho gạo Tám thơm hơn, dẻo hơn, tinh khiết hơn.
(Trần Văn Đạt, 2004) [15].
Từ xa xa, ngời nông dân ở các vùng trồng lúa Tám ở Nam Định đã tích
lũy và truyền lại cho các thế hệ sau nhiều kinh nghiệm về chọn tạo giống, canh
tác, bảo quản lúa Tám. Bắt đầu từ khâu chọn giống: trớc đây việc để giống
lúa Tám rất cầu kỳ và công phu, ngời nông dân chọn lọc từ ngoài đồng đến
trong nhà qua rất nhiều lần cẩn thận từ chọn ruộng, chọn bông, chọn hạt và bảo
quản bằng chum vại. Hiện tại, rất nhiều hộ đã bỏ qua các bớc chọn giống theo
truyền thống và sử dụng cả lúa thịt làm giống.
Khâu chọn đất trồng: ở diện tích nhỏ, các hộ đều chọn trồng lúa Tám vào
các chân ruộng vàn, không quá cao hay quá trũng. Gần đây do nhu cầu gieo
20
trồng tăng lên, các hộ có xu hớng trồng lúa Tám ở tất cả những mảnh đất họ
quản lý, kể cả những mảnh ruộng trớc đây theo họ không nên trồng lúa Tám.
Việc gieo cấy: hầu hết các hộ không để ruộng làm dợc mạ riêng nh trớc,
họ thờng tận dụng ruộng lúa Xuân vừa gặt để làm mạ. Nhiều hộ còn cố ý gieo
mạ dày để dễ nhổ dẫn đến mạ yếu, số dảnh/khóm đợc cấy tăng lên, ảnh hởng
xấu đến sinh trởng của cây lúa. Riêng tập quán cấy tha lại đợc đa số các hộ duy
trì (18 - 20 khóm/m
2
). Gần đây, nhiều hộ có xu hớng cấy dày hơn trớc, nhng
cũng chỉ đến 22 khóm/m
2
).
Về phân bón: trớc năm 1975, chủ yếu các hộ bón cho lúa Tám bằng phân
chuồng, phân xanh; nhiều hộ cầu kỳ còn bón cả da trâu và hạt lạc, tỷ lệ phân
hóa học nhất là đạm rất thấp. Kinh nghiệm cho thấy bón nh vậy lúa chắc cây,
tốt đều và đặc biệt gạo rất thơm và dẻo. Gần đây, đa số các hộ đều sử dụng

phân hóa học thay cho phân hữu cơ, lợng bón phân hóa học nhất là đạm cho lúa
Tám đều rất cao.
Về thu hoạch và bảo quản: kinh nghiệm của nông dân cho rằng lúa Tám
gặt khi hạt chín khoảng 80% thì sẽ rất thơm, sau đó lúa đợc phơi khô dần trong
nắng nhẹ và bảo quản trong chum vại sành thì lúa sẽ rất thơm và giữ đợc mùi
thơm lâu gần đến vụ mới (sau gặt 9 - 10 tháng), tuy nhiên họ cũng nhận thấy
gặt non nh vậy sẽ làm giảm năng suất đáng kể. Gần đây, do yêu cầu tăng năng
suất và với diện tích trồng lớn, đa số các hộ thờng để lúa chín đẫy nh các loại
lúa khác mới gặt; đồng thời việc phơi hạt, bảo quản cũng không có điều kiện
thực hiện nh truyền thống.
Mặc dù rất am hiểu các khâu kỹ thuật cổ truyền về canh tác lúa Tám, nh-
ng đa số các hộ nông dân vì hiệu quả kinh tế và lợi nhuận đã thực hiện việc
gieo trồng lúa Tám theo hớng đơn giản hóa về công việc, thay đổi kỹ thuật theo
hớng mà họ cho rằng sẽ đạt năng suất và hiệu quả kinh tế cao hơn, nhng ít quan
tâm đến chất lợng. Thực tế cho thấy cùng với việc đầu t cho lúa Tám tăng lên,
năng suất lúa Tám tuy có tăng so với trớc đây khoảng 10 - 20 kg/sào Bắc Bộ;
nhng chất lợng qua cảm quan và nhất là độ thơm đã giảm dễ nhận thấy, thơng
hiệu ngày càng giảm, hiệu quả của sản xuất cũng không tăng.
Gần đây, lúa Tám đã bị mai một về cả số lợng, chất lợng và cả những
biện pháp canh tác cổ truyền đi theo chúng. Cần có sự quan tâm kịp thời của
các nhà khoa học, quản lý để giúp ngời dân ở đây nhân lại và phục tráng các
giống lúa Tám ngay trên quê hơng của loại lúa này; chỉ có vậy lúa Tám Nam
21
Định mới tìm lại đợc thơng hiệu vốn đã nổi tiếng từ lâu đời, có vị trí trên thị tr-
ờng lúa gạo, đem lại hiệu quả kinh tế trực tiếp cho ngời dân và nguồn gen lúa
Tám sẽ đợc bảo tồn vững chắc (Lê Quốc Doanh và cs., 2004) [13].
1.3.4. Tình hình sử dụng phân bón cho lúa ở Việt Nam
1.3.4.1. Nhu cầu dinh dỡng của cây lúa
Cây lúa sử dụng nhiều nguyên tố dinh dỡng kể cả đa lợng và vi lợng.
Cây lúa hấp thu dinh dỡng trong đất ở các thời kỳ sinh trởng khác nhau là khác

nhau. Qua phân tích thành phần dinh dỡng của các bộ phận trong cây lúa cho
thấy cấy lúa cần nhiều đạm, lân và ka li trong thời kỳ đẻ nhánh và đầu làm
đòng (Nguyễn Văn Luật và cs., 2003; Trần Văn Minh và cs., 2003) [29], [32].
Các nghiên cứu của S. Yoshida, 1981 [48] đã chứng minh: tốc độ đẻ
nhánh có liên quan chặt chẽ với hàm lợng đạm, lân và kali trong lá. Đẻ nhánh
ngừng lại khi hàm lợng đạm là 2%, lân 0,03% và kali 0,5%. Khi hàm lợng
đạm trong lá 5% thì tốc độ đẻ nhánh tăng theo đờng thẳng. Với lân tốc độ đẻ
nhánh tăng cho đến 0,2%, trên số đó lợng lân tăng lên không ảnh hởng đến
tốc độ đẻ nhánh. Với Kali ở 1,5% làm tăng tốc độ đẻ nhánh, trên trị số đó
không ảnh hởng.
- Đồng hóa đạm
Đạm là nguyên tố dinh dỡng quyết định năng suất cây trồng. Đất phù sa
đồng bằng sông Hồng hai vụ lúa có hàm lợng đạm tổng số từ 0,1 - 0,17%,
thuộc loại trung bình. Việc bón đủ đạm, đúng phơng pháp, cân đối và đặc biệt
là bón kết hợp với phân lân sẽ làm tăng hệ số, hiệu quả của việc bón đạm và
tiết kiệm đợc đạm (Bùi Huy Đáp, 1980; Mai Văn Quyền, 1996; Đỗ ánh, 2001;
Dobermann, 2000; Nguyễn Văn Bộ, 2002) [20], [44], [1,2], [82], [6].
Nếu không bổ sung đạm thì đất lúa Việt Nam hầu nh chỗ nào cũng thiếu
đạm. Cây lúa thiếu đạm dẫn tới đẻ nhánh kém, lá nhỏ, vàng, cây thấp và bông
ngắn. Nếu bón đạm quá nhiều thân lá phát triển rậm rạp, non mềm dễ gây sâu
bệnh và lốp đổ (Đỗ ánh, 2001) [1, 2]. Hiệu lực của phân đạm tùy thuộc vào
nền đất và khi có phối hợp với phân chuồng, phân hữu cơ thì hiệu quả của phân
đạm sẽ cao hơn. Mặt khác độ phì sẵn có trong đất làm tăng quá trình tích lũy
chất khô của cây lúa và quá trình này khá đợc ổn định, do đó năng suất hạt
cũng ổn định hơn trên nền đất màu mỡ (Mai Văn Quyền, 1996) [44].
Nhu cầu đạm qua các thời kỳ: một trong những luận điểm chủ yếu về
dinh dỡng của cây lúa là tìm ra đợc giai đoạn sinh trởng đặc biệt mà ở đó nếu ta
22
cung cấp một chất nào đó thì tạo ra đợc năng suất tối đa trên một đơn vị số lợng
chất dinh dỡng cây lấy đợc (hiệu suất cục bộ).

Hiệu suất cục bộ của đạm là số lợng hạt tạo ra trên một đơn vị số lợng
đạm hút vào ở một giai đoạn sinh trởng đặc biệt. Đạm hút giai đoạn đầu tạo ra
rơm rạ nhiều hơn hạt. Đạm hút giai đoạn sau tạo ra hạt nhiều hơn rơm rạ. Có hai
đỉnh hiệu suất cục bộ đối với hạt. Đỉnh đầu tiên khi giai đoạn lúa con gái và đỉnh
thứ 2 khi giai đoạn lúa phân hóa đòng. Nh vậy, thời kỳ bón đạm để tạo ra sản l-
ợng hạt có hiệu quả nhất thay đổi tùy theo mức bón đạm (Ota K. et al., 1972;
Chen Juan et al., 2007) [38], [77].
- Đồng hóa lân
Vai trò sinh lý: lân giữ vai trò quan trọng trong quá trình cung cấp năng
lợng và có tác dụng đối với nhiều chức năng sinh lý nh quang hợp, hô hấp, trao
đổi chất và hình thành các chất trong cây. Thiếu lân lá có màu xanh đậm, nhỏ,
cây thấp, đẻ nhánh kém, trỗ bông và chín chậm. Đủ lân cây đẻ nhánh khỏe,
tăng cờng hấp thu đạm, hạt chắc và sáng vỏ.
Dạng lân cây lúa sử dụng: lúa hấp thụ đợc nguồn lân ở dạng H
2
PO
4
-

HPO
4
2-
. Trong phạm vi pH từ 4 - 9, nếu ở đất chua thì tỷ trọng H
2
PO
4
-

lớn hơn
còn đất kiềm tỷ lệ HPO

4
2-
cao hơn. Bón lân cho lúa nên bón lót, lợng phân lân
bón cho 1ha lúa thờng từ 200 - 300kg super lân. ở đất chua bón lân dạng apatit
tốt hơn vì có tác dụng khử chua (Nguyễn Hạc Thúy và cs., 2003) [53].
- Đồng hóa kali
Vai trò sinh lý: kali tăng cờng quá trình quang hợp, điều hòa thu hút
dinh dỡng, thúc đẩy quá trình tạo tinh bột, xenlulo, licnhin. Kali tham gia
quá trình hoạt hóa các men nhng không phải là thành phần cấu tạo tế bào.

Sự
thiếu kali thờng xảy ra trên đất cát, đất than bùn hoặc đất sét.
Thời kỳ bón: lợng kali vừa phải nên chia bón vào 2 thời kỳ. Bón lót
giúp cho lúa đẻ nhánh khỏe, chống rét, bón vào thời kỳ phân hóa đòng giúp
cứng cây, chống đổ và hạt chắc (Nguyễn Hạc Thúy và cs., 2003; Mussgnug,
Frank, 2006) [53], [111].
1.3.4.2. Yêu cầu bón phân hợp lý và cân đối của cây lúa
Bón phân là biện pháp kỹ thuật phổ thông để mang lại hiệu quả tăng
năng suất cây trồng cao. Đặc biệt đối với lúa, thông thờng phân bón chiếm
40 - 45% chi phí cho sản xuất đầu vào. Phân bón chỉ mang lại hiệu quả cao
khi đợc bón hợp lý và cân đối. Việc bón phân cho lúa chỉ đợc gọi là hợp lý
23
và cân đối khi tính toán đợc hết các thành phần lý hóa của đất và sinh lý cây
trồng (Nguyễn Hạc Thúy và cs., 2003) [53].
Bón phân cân đối không có nghĩa là phải cung cấp cho cây trồng các
nguyên tố dinh dỡng bằng nhau về khối lợng. Cơ sở để xác định đợc sự cân
đối dinh dỡng với một loại cây trồng chính là định luật tối thiểu do Liebig
phát hiện năm 1884: tất cả các loại đất đều có chứa một nguyên tố với khối l-
ợng lớn và một hay vài yếu tố với lợng ít hoặc rất ít so với nhu cầu của cây
trồng, và chính các yếu tố tối thiểu này sẽ quyết định năng suất. Bởi vì một

chất dinh dỡng cần cho cây trồng dù chỉ thiếu với lợng nhỏ nhất cũng sẽ hạn
chế sự sinh trởng của cây. Mỗi chất dinh dỡng có những tác dụng riêng biệt
nhất định trong đời sống cây trồng, chúng ảnh hởng đến sinh trởng, phát triển
của cây, quang hợp, mức năng suất và chất lợng nông sản. (Đỗ Khắc Thịnh,
2004; Nguyễn Văn Bộ (2004) [52], [7].
Chính vì vậy, để có cơ sở cho việc bón phân cân đối cần thiết phải biết đ-
ợc khả năng cung cấp dinh dỡng của mỗi loại đất, nhu cầu dinh dỡng của mỗi
loại cây trồng và sự phụ thuộc của mỗi yếu tố vào từng điều kiện thời tiết cũng
nh chế độ canh tác cụ thể. Cuối cùng, bón phân cân đối cần đáp ứng đợc tối
thiểu 3 yêu cầu: bón đúng về các yếu tố dinh dỡng cây trồng cần, đủ về lợng và
phù hợp về tỷ lệ các nguyên tố đó (Cao Liêm và cs., 1995) [31].
Có thể hiểu cụ thể các yêu cầu này nh sau: chúng ta khuyến cáo nông dân
bón phân cho một hecta lúa Xuân trên đất phù sa sông Hồng là 120kg N, 90kg
P
2
O
5
và 30kg K
2
O. Nh vậy tổng liều lợng bón sẽ là 240kg chất dinh dỡng với tỷ
lệ N : P
2
O
5
: K
2
O là 1 : 0,75 : 0,25. Nếu cùng một lúc không đảm bảo 3 yêu cầu
trên thì có thể ngời sử dụng sẽ bón đủ lợng 240kg song lại với tỷ lệ có thể thay
đổi tùy theo điều kiện thực tế. Ngợc lại nếu ta chỉ khuyến cáo bón theo tỷ lệ N :
P

2
O
5
: K
2
O là 1 : 0,75 : 0,25 thì cũng rất có thể nông dân sẽ bón rất thấp hoặc cao
hơn nhiều so với tổng số chất dinh dỡng cây trồng cần. Trong những trờng hợp
này hoặc là lợng bón quá thiếu hoặc lại quá thừa so với nhu cầu của cây trồng
(Nguyễn Văn Bộ và cs., 2002) [6].
Một trong những nội dung quan trọng nhất của bón phân cân đối là hiệu
quả đầu t phân bón. Các nghiên cứu đều chứng minh rằng bón phân cân đối
đủ về lợng, đúng về tỷ lệ bao giờ cũng cho hiệu quả cao nhất. Tuy nhiên, vấn
đề hiệu quả luôn đợc hiểu theo 2 cách: tổng số lãi thu đợc trên một đơn vị
diện tích và hệ số lãi. Hai chỉ số kinh tế này không bao giờ đồng nhất với
24
nhau vì bón ít phân bao giờ hệ số lãi cũng cao hơn song tổng lợi nhuận lại
thấp. Do vậy, bón phân cân đối chính là giải pháp để hài hoà giữa hiệu quả
đầu t phân bón và hệ số lãi. Tổng kết nhiều nghiên cứu về vấn đề này cho thấy
hệ số lãi thờng giảm dần khi liều lợng bón (đầu t) tăng lên, trong khi đó lợi
nhuận trên một đơn vị diện tích lại tăng theo đờng Parabol, nghĩa là sau khi
đạt điểm cực đại lợi nhuận sẽ giảm dần. Thực tế trong sản xuất lại luôn luôn
tồn tại hai điểm cực đại là cực đại về năng suất tại mức đầu t A và cực đại về
lợi nhuận ở mức đầu t B. Nh vậy mức đầu t B tuy không cho năng suất tối đa
song lại cho lợi nhuận tối đa và đây chính là mục tiêu của bón phân cân đối.
Lợng bón phân cho lúa ở đất phù sa sông Hồng theo N : P
2
O
5
: K
2

O tối đa là
160 : 90 : 60; lợng bón tối thích là 120 : 60 : 30 (Nguyễn Văn Bộ 2004) [7].
Bón đúng loại phân: cây trồng yêu cầu phân gì thì bón phân đó. Phân
bón có nhiều loại, nhng có 4 loại chính là N, P, K, S; mỗi loại có chức năng
riêng. Nếu bón không đúng yêu cầu của cây thì không phát huy đợc hiệu quả
mà còn gây hại cho cây. Việc bón đúng loại phân không những đáp ứng đợc
yêu cầu của cây mà còn giữ đợc ổn định môi trờng của đất.
Bón đúng thời điểm yêu cầu của cây: Nhu cầu dinh dỡng của cây
trồng khác nhau tùy theo từng giai đoạn sinh trởng và phát triển, nếu bón
đúng loại phân và thời điểm mà cây trồng yêu cầu cao thì sẽ phát huy đợc
cao hiệu quả của phân. Khi bón phân nên chia ra nhiều lần theo quy trình và
bón vào lúc cây phát triển mạnh, không bón một lúc quá nhiều sẽ gây ra
thừa và lãng phí, ô nhiễm môi trờng, cây sẽ dễ nhiễm bệnh, năng suất không
tăng mà chất lợng nông sản lại giảm.
Bón đúng thời cơ: Giúp cho việc cây trồng đợc cung cấp các chất dinh d-
ỡng cân đối hơn, tăng khả năng chống chịu của cây đối với môi trờng bất thuận
và sâu bệnh hại. Không phải lúc nào bón phân cũng nhằm cung cấp dinh dỡng
thúc đẩy cây trồng phát triển, thậm chí có trờng hợp phải dùng phân để tác
động giảm bớt tốc độ sinh trởng của cây trồng nhằm tăng tính chống chịu của
cây trớc các yếu tố xấu phát sinh.
Bón đúng vụ và thời tiết: Thời tiết cũng rất ảnh hởng đến hiệu quả của
phân bón (nắng, ma, hạn, úng ). Từ xa, ngời nông dân đã tổng kết kinh
nghiệm bón phân cần phải "Trông trời, trông đất, trông cây" để xác định
mức bón, loại phân bón và thời điểm bón cũng là những kinh nghiệm có cơ
25
sở khoa học để bón phân cho các loại cây trồng và chủ yếu là cho cây lúa
(Nguyễn Hạc Thúy và cs., 2005) [54].
1.3.4.3. Tình hình sử dụng phân bón cho lúa ở Việt Nam
Từ những năm 1980, những tác động đến môi trờng và tính bền vững
của sự phát triển đã đợc các quốc gia trên toàn cầu quan tâm. Có nhiều hớng

tác động phù hợp cho ngành trồng trọt đã đợc vạch ra nh: kiểm soát dịch hại
tổng hợp (IPM), nông nghiệp xanh, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sinh
thái, nông nghiệp bền vững đã đợc quan tâm trên toàn thế giới.
Nông nghiệp Việt Nam từ hàng ngàn năm vốn là nền nông nghiệp hữu cơ
bởi sự phát triển tự nhiên của nó. Với phơng thức canh tác truyền thống ngời
nông dân đã sử dụng tập đoàn các giống cây trồng địa phơng năng suất không
cao nhng đòi hỏi phân bón thấp, có khả năng chống chịu sâu bệnh và thích ứng
với điều kiện khí hậu địa phơng.
Từ sau năm 1975, với nhiều giống cây trồng mới đợc áp dụng trong sản
xuất, hệ thống tới tiêu đợc cải tạo, diện tích trồng lúa càng tăng lên, phân
khoáng và thuốc trừ sâu đợc dùng với số lợng lớn. Do vậy, năng suất và sản l-
ợng lúa, các cây trồng khác cũng không ngừng tăng lên qua các năm đi theo
việc sử dụng ngày càng nhiều phân hóa học (Lê Văn Hng, 2004) [24].
Tuy lợng phân bón hóa học ở nớc ta dùng cha phải là cao (bình quân dới
200 kg/ha) so với các nớc phát triển có nền thâm canh cao (Hàn Quốc: 467
kg/ha, Nhật Bản: 403 kg/ha, Trung Quốc 390 kg/ha). Nhng phân bón ở nớc ta
có rất nhiều nguồn gốc với chất lợng khác nhau; đồng thời việc bón phân cho
cây trồng nói chung của ngời nông dân còn khá tùy tiện làm ảnh hởng xấu đến
môi trờng và giảm chất lợng nông sản (Pakash Y. S. và cs., 2002; Nguyễn Văn
Bộ, Trần Văn Hà, 2004) [40], [8].
Khi sử dụng d thừa lợng phân khoáng và các hóa chất nông nghiệp đã
mang lại ảnh hởng xấu đến môi trờng. Theo ớc tính thì 50% lợng phân bón đợc
cây trồng sử dụng, còn 50% lợng d phân hóa học bị bay hơi, rửa trôi là nguyên
nhân gây ô nhiễm không khí, đất, nguồn nớc. Cũng với con đờng đó một số lợng
lớn thuốc bảo vệ thực vật d thừa tồn tại trong đất, nớc và gây ô nhiễm môi trờng,
lợng thuốc này sử dụng không hợp lý đã dẫn tới sự hình thành tính kháng thuốc
ở sâu hại. ảnh hởng của d lợng thuốc là tác động xấu tới sức khỏe con ngời,
động vật, sinh vật khác và môi trờng (Dobermann et al., 2004; Fischer et al.,
2003; Sidhu M. S. et al., 2004) [83], [90], [119].

×