Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trang trại nguyễn văn hiệp xóm trạng đài, xã tân kim, huyện phú bình, tỉnh t

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.71 MB, 57 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

DIỆP VĂN TÂM
Tên đề tài:
“THỰC HIỆN QUY TRÌNH CHĂM SĨC NI DƯỠNG VÀ PHÒNG
TRỊ BỆNH CHO LỢN NÁI SINH SẢN VÀ LỢN CON THEO MẸ TẠI
TRANG TRẠI NGUYỄN VĂN HIỆP XÓM TRẠNG ĐÀI XÃ TÂN KIM
HUYỆN PHÚ BÌNH TỈNH THÁI NGUN”

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo:

Chính quy

Chun ngành: Chăn ni Thú y
Khoa:

Chăn ni Thú y

Khóa học:

2018 - 2022

Thái Ngun - 2022


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

DIỆP VĂN TÂM


Tên đề tài:
“THỰC HIỆN QUY TRÌNH CHĂM SĨC NI DƯỠNG VÀ PHÒNG
TRỊ BỆNH CHO LỢN NÁI SINH SẢN VÀ LỢN CON THEO MẸ TẠI
TRANG TRẠI NGUYỄN VĂN HIỆP XÓM TRẠNG ĐÀI XÃ TÂN KIM
HUYỆN PHÚ BÌNH TỈNH THÁI NGUN”

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo:

Chính quy

Chun ngành:

Chăn ni Thú y

Lớp:

K50 - CNTY

Khoa:

Chăn ni Thú y

Khóa học:

2018 - 2022

Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS. Từ Trung Kiên

Thái Nguyên - 2022



i

LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành khóa luận tốt nghiệp 6 tháng thực tập cũng như hơn 4
năm học tập em đã nỗ lực hết mình để hồn thành tốt nhiệm vụ được giao và
tích lũy nhiều kinh nghiệm. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới toàn thể các
thầy cô giáo trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, đặc biệt là các thầy cô
của khoa Chăn Nuôi Thú Y đã tạo điều kiện cho chúng em đi thực tập thực tế,
để cho chúng em có rất nhiều kinh nghiệm, kiến thức quý báu.
Nhân dịp này, em cũng xin cảm ơn Thầy giáo hướng dẫn PGS.TS. Từ
Trung Kiên đã tận tình giúp đỡ và trực tiếp hướng dẫn em trong suốt quá
trình thực tập tốt nghiệp.
Cháu xin chân thành cảm ơn chú Nguyễn Văn Hiệp và các kỹ thuật,
công nhân viên của trang trại đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và nhiệt tình giúp
đỡ cháu trong thời gian thực tập và rèn luyện tại cơ sở.
Để có động lực học tập cũng như trong thời gian thực tập em cũng đã
được, gia đình, bạn bè động viên rất nhiều, nhân dịp này em cũng xin cảm ơn,
gia đình bạn bè.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 1 tháng 6 năm 2022
Sinh Viên
Diệp Văn Tâm


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Lịch tiêm phòng của trang trại ....................................................................6

Bảng 1.2. Lịch vệ sinh sát trùng hàng tuần thực hiện tại trại lợn nái .........................7
Bảng 2.1. Quy định khối lượng thức ăn cho nái mang thai ......................................13
Bảng 2.2. Cơng tác phịng bệnh bằng vaccine cho lợn nái chửa ..............................15
Bảng 2.3. Khẩu phần ăn của lợn chuồng đẻ ..............................................................16
Bảng 4.1. Cơ cấu đàn lợn của trang trại qua 3 năm (2020-6/2022) ..........................35
Bảng 4.2: Số lượng lợn nái, lợn con trực tiếp chăm sóc ni dưỡng........................36
Bảng 4.3: Tình hình sinh sản của lợn nái nuôi tại trại ..............................................36
Bảng 4.4. Kết quả công tác vệ sinh, sát trùng tại trại................................................37
Bảng 4.5. Kết quả tiêm vaccine phòng bệnh cho lợn nái sinh sản, lợn con tại trang
trại ..............................................................................................................38
Bảng 4.6. Kết quả chẩn đoán bệnh cho đàn lợn nái và lợn con theo mẹ của trại .....40
Bảng 4.7: Kết quả điều trị bệnh cho đàn lợn nái và lợn con tại trại .........................42


iii

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
Phần 1. MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu và yêu cầu ................................................................................... 2
1.2.1. Mục tiêu của chuyên đề........................................................................... 2
1.2.2. Yêu cầu của chuyên đề............................................................................ 2
Phần 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ......................................................... 3
2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập ...................................................................... 3
2.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................... 3
2.1.2. Tình hình kinh tế xã hội .......................................................................... 4
2.1.3. Cơ cấu tổ chức......................................................................................... 5

2.1.4. Công tác thú y ......................................................................................... 6
2.1.5. Nhận định chung ..................................................................................... 7
2.2. Cơ sở khoa học của đề tài .......................................................................... 8
2.2.1. Những hiểu biết về quy trình ni dưỡng và chăm sóc lợn nái đẻ và lợn
nái nuôi con ....................................................................................................... 8
2.2.2. Kỹ thuật nuôi dưỡng, chăm sóc lợn nái đang mang thai ...................... 11
2.3. Tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước ...................................... 27
2.3.1. Tổng quan các nghiên cứu trong nước .................................................. 27
2.3.2. Tổng quan các nghiên cứu ở nước ngoài .............................................. 29
Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH .....31
3.1. Đối tượng ................................................................................................. 31
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ............................................................... 31


iv

3.3. Nội dung thực hiện ................................................................................... 31
3.4. Các chỉ tiêu và phương pháp nghiên cứu ................................................. 31
3.4.1. Các chỉ tiêu theo dõi .............................................................................. 31
3.4.2. Phương pháp theo dõi ........................................................................... 32
3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu..................................................................... 34
Phần 4. DỰ KIẾN KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ...................................... 35
4.1. Kết quả đánh giá tình hình chăn ni tại trại ........................................... 35
4.2. Thực hiện biện pháp chăm sóc ni dưỡng đàn lợn nái sinh sản ............ 36
4.2.1. Số lượng lợn nái trực tiếp chăm sóc ni dưỡng tại trại....................... 36
4.3. Tình hình sinh sản của lợn nái nuôi tại trại .............................................. 36
4.4. Thực hiện các biện pháp phòng bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ ..... 37
4.4.1. Phòng bệnh bằng biện pháp vệ sinh phòng bệnh .................................. 37
4.5. Phòng bệnh bằng tiêm vaccine phòng bệnh ............................................. 38
4.5. Kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh cho đàn lợn nái của trại ................... 40

4.5. Kết quả chẩn đoán bệnh cho đàn lợn nái của trại .................................... 40
4.6. Kết quả điều trị bệnh cho đàn lợn nái của trại ......................................... 42
4.7. Kết quả thực hiện một số công việc khác tại trại ..................................... 43
Phần 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................. 45
5.1. Kết luận .................................................................................................... 45
5.2. Đề nghị ..................................................................................................... 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 47


1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của đất nước, ngành chăn
nuôi đã có sự phát triển vượt bậc cả về số lượng và chất lượng các lồi gia súc,
gia cầm, góp một phần đáng kể vào cơng cuộc xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời
sống nhân dân và thúc đẩy sự phát triển kinh tế chung của đất nước.
Chăn nuôi ở Việt Nam chiếm 80% tổng lượng thịt gia súc cung cấp cho
nhu cầu tiêu dùng trong nước và là một mặt hàng xuất khẩu quan trọng. Để
đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng, ngành chăn nuôi lợn
không những phải đáp ứng về số lượng mà phải khơng ngừng nâng cao chất
lượng sản phẩm. Do vậy, ngồi việc nâng cao chất lượng con giống, thức ăn
chăn nuôi, cải thiện chế độ ni dưỡng, chăm sóc và quản lý thì cơng tác thú
y cần được đặc biệt chú trọng nhằm hạn chế thiệt hại do dịch bệnh gây nên,
nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh tế.
Để ngành chăn nuôi lợn tiếp tục phát triển và góp phần vào phát triển
kinh tế thì việc nâng cao năng suất và chất lượng đóng vai trị quan trọng. Một
trong những biện pháp quan trọng để nâng cao năng suất chăn nuôi lợn là cải
thiện năng suất sinh sản của lợn nái. Hiện nay, các giống lợn nái nội thích

nghi rất tốt với điều kiện chăn ni ở Việt Nam nhưng năng suất thấp, tỉ lệ
mỡ cao không đáp ứng được thị hiếu người tiêu dùng, việc sử dụng lợn nái
ngoại để tăng năng suất là điều tất yếu. Tuy nhiên lợn nái ngoại thuần chủng
lại có nhược điểm là thích nghi kém với thời tiết khí hậu tại Việt Nam (miền
Bắc 4 mùa thời tiết thay đổi) hơn nữa các tính trạng sinh sản lại có hệ số di
truyền thấp bị ảnh hưởng nhiều bởi môi trường vì thế trong cơng tác giống
người ta sẽ tiến hành chọn lọc các giống lợn ngoại có khả năng sinh sản tốt,
thích nghi với mơi trường.


2

Xuất phát từ những cơ sở khoa học và thực tiễn trên, được sự đồng ý của
Ban chủ nhiệm khoa Chăn nuôi Thú Y - trường Đại Học Nông Lâm Thái
Nguyên cùng với sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo hướng dẫn và cơ sở thực tập,
tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Thực hiện quy trình chăm sóc ni dưỡng và
phịng trị bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại Trang trại Nguyễn
Văn Hiệp xóm Trạng Đài xã Tân Kim huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên”.
1.2. Mục tiêu và yêu cầu
1.2.1. Mục tiêu của chuyên đề
- Đánh giá được tình hình sản xuất của trang trại trong 6 tháng thực tập,
nắm rõ và thực hiện quy trình ni dưỡng lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ
tại trang trại Nguyễn Văn Hiệp.
- Xác định tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy của lợn con theo mẹ nuôi tại trại và
các yếu tố ảnh hưởng. Phát hiện sớm những con lợn có biểu hiện bệnh, để
sớm đưa ra phương pháp điều trị khác nhau
- Nâng cao tay nghề bản thân trong việc chuẩn đoán, và điều trị bệnh
trên lợn.
1.2.2. Yêu cầu của chuyên đề
- Đánh giá đúng tình hình chăn ni lợn tại trang trại.

- Áp dụng thực hiện quy trình vệ sinh, phịng bệnh, chuẩn đoán và điều
trị bệnh ở lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ.
- Hoàn thành tốt những việc khác mà trại giao phó


3

Phần 2
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1.1. Vị trí địa lý
Trang trại lợn nái Nguyễn Văn Hiệp là trại tư nhân, thuộc xóm Trạng
Đài xã Tân Kim Huyện Phú Bình tỉnh Thái nguyên. Trại cách xa khu trung
tâm 7km, cách thành phố Thái Nguyên 15km, cách khu vực dân cư khoảng
1km, nằm trên đồi của xóm Trạng Đài.
Với vị trí địa lý như trên, trại có điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất,
kinh doanh, thuận tiện trong việc vận chuyển thức ăn, tiêu thụ sản phẩm.
2.1.1.2. Đặc điểm khí hậu
Trang trại lợn nái Nguyễn Văn Hiệp nằm trong vùng khí hậu mang tính
chất nhiệt đới gió mùa, hàng năm chia làm 2 mùa nóng, lạnh rõ rệt:
Mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 10, mưa nhiều; mùa lạnh từ tháng 11 đến
tháng 3 năm sau, mưa ít, độ ẩm trung bình các tháng từ 79 - 98,3%.
Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng từ 2.200 - 2.500mm, cao nhất
vào tháng 8 và thấp nhất vào tháng 1. Nhiệt độ trung bình là 220C. Số giờ
nắng trong năm từ 1.200 - 1.400 giờ, lượng bức xạ khoảng 115 Kcal/cm2.
Hướng gió chủ yếu là đông bắc (các tháng 1, 2, 3, 10, 11, 12) và đơng nam
(các tháng cịn lại).
Nhìn chung, điều kiện khí hậu ở đây khá thuận lợi cho phát triển sản
xuất nông nghiệp, cả về trồng trọt và chăn ni. Tuy nhiên, cũng có những

thời kỳ khí hậu thay đổi bất thường. Những đợt rét đậm rét hại trong mùa
đông làm nhiệt độ xuống rất thấp. Về mùa Hè nhiệt độ tăng lên rất cao (37 390C), mùa Đơng nhiệt độ hạ xuống rất thấp (có thể xuống dưới 100C). Mùa


4

Xuân có ẩm độ cao ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là
chăn nuôi. Thế nên trại đã khắc phục bằng cách là làm dàn mát khi mùa Hè
đến và đầu tư bóng úm bạt che gió khi vào mùa Đơng.
2.1.1.3. Điều kiện đất đai
Trang trại Nguyễn Văn Hiệp nằm ở khu vực Trung du, Miền núi, tuy
nhiên trại lại có địa hình khá bằng phẳng, thuận lợi về giao thơng, điện nước.
Tổng diện tích của trại là 5000m2, trong đó:
Đất xây dựng trang trại: 2000 m2
Đất trồng trọt:

2500 m2

Đất nuôi trồng thuỷ sản: 500 m2
2.1.2. Tình hình kinh tế xã hội
2.1.2.1. Điều kiện xã hội
Trang trại Nguyễn Văn Hiệp nằm trên địa bàn xóm Trạng Đài xã Tân
Kim huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyễn. Dân cư ở đây thưa thớt chủ yếu làm
nghề nông.
Người dân ở đây sống đồn kết khơng có tệ nạn xã hội, an ninh ổn định
2.1.2.2. Điều kiện cơ sở vật chất
* Hệ thống chuồng trại
Chuồng nuôi lợn được chia làm 3 khu vực:
- Khu nuôi lợn nái bầu.
- Khu nuôi lợn nái đẻ.

- Khu nuôi lợn nái cai sữa.
- Khu nuôi lợn cách ly.
Hệ thống chuồng trại ở đây khá hồn chỉnh, phù hợp với từng loại lợn.
Khu ni lợn nái gồm:


5

+ Chuồng bầu:
- Có 500 ơ với kích thước 2,2m x 0,65m/ô. Khu chuồng này sử dụng nền
sàn bê tông.
+ Chuồng đẻ:
- Gồm 3 dãy, mỗi dãy có 60 ơ với kích thước 2,4m x 1,6m/ơ.
+ Khu ni lợn con sau cai sữa:
- Gồm 4 ô, thiết kế hiện đại, máng ăn,
Chuồng cách ly:
- Chuồng gồm gồm 4 ngăn, được bố trí cách xa khu chăn ni, để ni
dưỡng, cách ly lợn loại, ốm, lợn con còi cọc, gù lưng...
* Các cơng trình phụ
Phía ngồi là khu nhà nghỉ và khu sinh hoạt chung cho công nhân và nhà
sát trùng ozon mỗi khi xuống là phải vào phòng sát trùng 30p.
Để phục vụ sản xuất, trại đã xây dựng 4 giếng khoan, trang bị 4 bể chứa nước
(20m3/bể), 4 máy bơm và các cơng trình phục vụ cho sinh hoạt của công nhân.
2.1.3. Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức của trại gồm có 17 người, trong đó có:
+ 02 chủ trang trại Nguyễn Văn Hiệp và Nguyễn Thị Thịnh
+ 01 Quản lý
+ 01 kỹ thuật chuồng bầu
+ 01 kỹ thuật chuồng đẻ
+ 01 Kỹ sư của công ty CP.GROUP, đến hỗ trợ trại về kỹ thuật

+ 01 Công nhân nấu cơm
+ 02 Công nhân trực đêm
+ 06 Công nhân
+ 02 Sinh viên


6

2.1.4. Cơng tác thú y
2.1.1. Cơng tác phịng bệnh
Cơng tác phòng bệnh cho con vật là việc hết sức quan trọng, phòng bệnh
còn hơn chữa bệnh là phương châm hàng đầu trong chăn nuôi.
Nhận thức rõ vấn đề này, trang trại Nguyễn Văn Hiệp ln ln thực
hiện quy trình tiêm phòng vaccine định kỳ, nghiêm túc, nhằm ngăn chặn dịch
bệnh, tăng sức đề kháng.
Thời gian tiêm phòng thường vào buổi sáng hoặc buổi chiều khi thời tiết
mát mẻ. Công tác chuẩn bị và tiêm phòng được thực hiện một cách nghiêm
túc, cẩn thận và người tiêm vaccine phải có kinh nghiệm để tránh lãng phí
vaccine bảo đảm an tồn. Trong thời gian thực tập, tôi đã cùng kỹ thuật của
trại tiến hành tiêm phòng cho đàn lợn theo đúng lịch quy định (bảng 1.1).
Bảng 1.1. Lịch tiêm phòng của trang trại
Ngày tuổi

Vaccin phòng bệnh
1. Lợn con

14-15 ngày

Suyễn 1
2. Lợn nái sinh sản


7 tuần trước đẻ

Dịch tả

5 tuần trước đẻ

Lở mồm long móng

Định kỳ tháng 3, 7, 11

Giả dại

Định kỳ tháng 4, 8, 12

Tai xanh
3. Lợn đực

Định kỳ 6 tháng/lần

Dịch tả

Định kỳ 6 tháng/lần

Lở mồm long móng

Định kỳ tháng 3, 7, 11

Giả dại


Định kỳ tháng 4, 8, 12

Tai xanh
(Nguồn: Trại Nguyễn Văn Hiệp)


7

2.1.2. Cơng tác vệ sinh
Việc phịng bệnh cịn hơn chữa bệnh, thế nên tại trại Nguyễn Văn Hiệp,
việc vệ sinh là ưu tiên hàng đầu nhằm đạt được an toàn sinh học cao nhất để
tránh rủi ro dịch bệnh phức tạp hiện nay. Trong quá trình thực tập tại cơ sở
em đã tìm hiểu quy trình thực hiện tại cơ sở. Kết quả tìm hiểu được em trình
bày tại bảng 1.2
Bảng 1.2. Lịch vệ sinh sát trùng hàng tuần thực hiện tại trại lợn nái
Trong chuồng
Thứ

Chuồng
nái chửa

Chủ
Phun sát trùng
Nhật
2

xịt gầm + đổ
vôi

xịt gầm + đổ

vôi

7

Rắc vôi
đường đi

Phun sát trùng

Phun sát trùng
+ rắc vơi

Phun vơi nước
đường đi hành

đường đi

lang bên ngồi

Phun sát trùng
+ rắc vôi
đường đi

xịt gầm + đổ
vôi

nuôi

Phun sát
trùng


Phun vôi nước
đường đi hành
lang bên ngoài

đường đi

lang bên ngoài

Phun sát trùng
+ rắc vơi
đường đi

Phun vơi nước
đường đi hành
lang bên ngồi

xịt gầm + đổ
vơi + rắc vơi Phun sát trùng
đường đi

Ngồi khu
vực chăn
Phun sát
trùng

xịt gầm + đổ
Phun vôi nước
vôi + rắc vôi Phun sát trùng đường đi hành


5

6

Chuồng
cách ly

xịt gầm + đổ
Phun vôi nước
vôi + rắc vôi Phun sát trùng đường đi hành
đường đi
lang bên ngoài

3

4

Chuồng đẻ

Ngoài
chuồng

Phun sát
trùng

Phun sát
trùng


8


2.1.5. Nhận định chung
2.1.5.1. Thuận lợi
- Xóm Trạng Đài thưa thớt ít dân cư, là nơi thuận lợi cho trang trại phát
triển không làm ảnh hưởng tới người dân xung quanh và an toàn sinh học.
- Đội ngũ quản lý, kỹ thuật trại dày dặn kinh nghiệm, phân bổ công
việc hợp lý, có trách nhiệm cao trong cơng việc, đồn kết.
2.1.5.2.Tồn tại Khó khăn
- Mỗi năm dịch bệnh lại phức tạp, điển hình như dịch tả châu phi đã
làm ảnh hưởng nghiêm trọng cho người chăn ni.
- Do tình hình dịch COVID – 19 hết sức phức tạp làm cho kinh tế trong
và ngồi nước gặp khó khăn, đầu ra cho sản phẩm không ổn định. Giá thức ăn
chăn nuôi, thuốc thú y ln có chiều hướng tăng cao do chủ yếu nước ta nhập
khẩu nhiên liệu là chủ yếu nên do dịch bệnh phức tạp các nước đóng cửa khẩu
làm cho giá thành tăng cao.
2.2. Cơ sở khoa học của đề tài
2.2.1. Những hiểu biết về quy trình ni dưỡng và chăm sóc lợn nái đẻ và
lợn nái ni con
Chuẩn bị chuồng
NGÀY

CÁC BƯỚC THỰC HIỆN
Gom hết thức ăn thừa của lợn nái. Gom hết tất cả những vật
dụng ra ngoài. Xịt rửa lớp phân bề mặt đan và khung chuồng.
Tháo đan nhựa và chuyển ra bể để ngâm sút. Vệ sinh trần. Chà
rửa khung chuồng bằng xà phòng. Lật đan bê tông và xịt rửa đan

1-2

cho sạch. Xịt nước và chà rửa máng ăn. Cào gầm, thơng đường

mương thốt nước. Xịt rửa vệ sinh sạch dưới nền và gầm
chuồng. Kiểm tra và bảo trì tồn bộ hệ thống chuồng trại. Xịt
rửa toàn bộ chuồng bằng nước sạch. Xịt sát trùng lần 1, khóa


9

NGÀY

CÁC BƯỚC THỰC HIỆN
cửa nghỉ chuồng 1 ngày. Chà rửa khung đan nhựa. Sơn chống rỉ
cho khung chuồng. Đưa khung, đan nhựa tiến hành ráp đan.

3

Phun vơi và khóa cửa nghỉ chuồng

4

Khóa cửa nghỉ chuồng

5

Khóa cửa nghỉ chuồng

6-7

Khóa cửa nghỉ chuồng

Trước 3

ngày
đuổi lợn
bầu lên

Phun hantox, diệt rán, ruồi, muỗi, phòng bọ chét, rận, ve, với
tỷ lệ pha 100ml với 5 lít nước phun 90m2 bề mặt

đẻ
Chuẩn bị dụng cụ đỡ đẻ
Chuẩn bị lồng úm và tấm thảm lót, máng tập ăn, (ngâm lồng úm và thảm
lót, máng tập ăn 1h trong nước, sau đó chà rửa bằng xà phịng, xịt lại bằng
nước sạch, xếp gọn gàng và phơi khô, phun sát trùng với tỉ lệ 1/400.
Chuyển lợn lên chuồng đẻ
Các bước chuyển lợn lên chuồng đẻ:
- Bước 1: Đánh số thứ tự theo ngày đẻ dự kiến trên lưng lợn.
- Bước 2: Tắm lợn sạch sẽ trước khi lên chuồng đẻ.
- Bước 3: Xịt sát trùng trước khi đưa nái và chuồng đẻ (tỷ lệ 1/3200).
- Khi lùa lợn lên chuồng đẻ phải lùa theo thứ tự đánh số, lùa hết số nhỏ
đến số lớn hơn. Đưa lợn lên chuồng đẻ trước ngày đẻ dự kiến 5-7 ngày.


10

Khẩu phần ăn cho lợn nái sinh sản
Đối tượng

Giai đoạn

Chế độ ăn/ngày (kg)


Chửa kỳ 2 (từ 85-112 ngày)

2,5 - 3,0

Ngày 113

2,5

Ngày 114

2,0

Ngày 115

1,5

Ngày đẻ

0,5 - 1,0

Ngày đầu tiên đẻ

0,5

Ngày thứ 2 sau đẻ

2

Ngày thứ 3 sau đẻ


3

Ngày thứ 4 sau đẻ

4

Ngày thứ 5 trở đi

5-6

Trước ngày cai sữa

4

Lợn nái mang thai

Lợn nái ni con

Chăm sóc lợn chờ đẻ
Chuẩn bị lồng úm trước 3 ngày: ổ úm phải kín gió, bóng đèn hồng ngoại,
thảm lót, đảm bảo nhiệt độ 33-350C. Kiểm tra nhiệt độ chuồng ít nhất 2
lần/ngày, tạo nhiệt độ chuồng thích hợp 24-280C, tốc độ gió trong chuồng 0,82,2m3/nái/phút. Chất lượng nước sạch không nhiễm bẩn, đáp ứng đủ nhu cầu
cho lợn (nái chờ đẻ 12 – 15 lít/nái/ngày, nái ni con trên 40 lít/nái/ngày).
Theo Trần Văn Phùng và cs… (2004) [10]: nên giám sát liên tục tình
trạng sức khỏe lợn mẹ, theo dõi bầu vú, kiểm tra thân nhiệt lợn mẹ thường
xuyên trong 3 ngày đầu sau khi đẻ để kịp thời phát hiện ra những triệu chứng
không bình thường từ đó đưa ra các cách xử lý nhanh chóng. Trước khi lợn đẻ
10 - 15 ngày nên sẵn sàng đầy đủ ô cho lợn đẻ. Cọ rửa sạch sẽ, sát trùng tất cả
các ô chuồng, dưới sàn chuồng, nên chuồng để sử dụng cho lợn con và lợn
mẹ. Chuồng cần phải có được sự thống mát, khơ ráo, sạch sẽ, có đầy đủ ánh

sáng. Khi cơng tác phun sát trùng, tiêu độc xong nên tránh không chuyển lợn


11

vào ngày mà phải đợi từ 3 - 5 ngày trước khi lợn nái vào đẻ.
Quá trình đỡ đẻ
Khi thấy lợn nái có biểu hiện gần đẻ: vỡ ối, ra phân sau…. Thì phải tiến
hành vệ sinh phần mơng của lợn nái trước khi đẻ, lót bao để hứng sản dịch và
nhau khi nái đẻ, chuẩn bị dụng cụ đỡ đẻ (ổ úm, bóng đèn úm, thuốc sát trùng,
cồn iodine, khăn lau lợn con, chỉ buộc rốn, kéo cắt rốn, gel bôi trơn, nước rửa
tay, dụng cụ cân lợn, lồng úm).
Lợn nái sinh con, cần vuốt nước ối, màng ối ở miệng và mũi và cơ thể để
lợn con dễ thở, dùng khăn lau khơ mình lợn con tránh lợn không bị lạnh.
Buộc dây rốn lợn con để cho rốn nhanh khô và chống viêm nhiễm cho lợn
con. Cắt đuôi lợn con bằng kìm điện để hạn chế thiệt hại do lợn con cắn đuôi
lẫn nhau. Sát trùng rốn và đuôi lợn con bằng cồn iodine để chống viêm nhiễm
và chảy máu cho lợn con. Lau khô lợn con và cho bú sữa đầu luôn, tập cho
lợn con bú sữa đầu.
Nếu lợn có những biểu hiện khó đẻ (rặn lâu, bụng căng do rặn mạnh,
chân co lên, đuôi cong run run ...) thì cần phải can thiệp, tiêm oxytocine
2ml/con, massage bầu vú để kích thích lợn mẹ rặn đẻ, trường hợp lợn vẫn khó
đẻ thì phải móc lợn.
Q trình chăm sóc lợn nái sau khi đẻ
Vệ sinh cho lợn nái sau khi đẻ xong (pha nước sát trùng 1/3200 lau sàn,
vú lợn), làm báo cáo đẻ (ngày đẻ thực tế, số con chết khi sinh, số con sống,
trọng lượng), sau khi đẻ xong tiêm 3 mũi oxytocine trong 3 ngày liên tiếp + 2
mũi kháng sinh (1 mũi ngày đẻ, 1 mũi sau khi đẻ 1 ngày). Kiểm tra âm hộ của
lợn nái sau khi đẻ thật kỹ để xem có xót nhau hay con hay khơng. Chú ý ln
theo dõi để ý lợn đè phân, đè con.

2.2.2. Kỹ thuật ni dưỡng, chăm sóc lợn nái đang mang thai
Theo Trần Văn Phùng và cs., (2004) [10], trong giai đoạn nuôi con, khẩu
phần ăn của lợn nái:


12

Đối với lợn nái ngoại:
+ Ngày gần đẻ (phá chuồng): sử dụng ít thức ăn tinh (0,5 kg) hay cũng
có thể không cần cho, nhưng thoải mái uống nước.
+ Sau khi đẻ cho ăn tăng dần lượng thức ăn từ 1-3 ngày tăng lần lượt từ
1-3kg.
+ Sau 3 ngày đến hết tuần đẻ đầu tiên: sử dụng khẩu phần ăn 4kg thức
ăn/nái/ngày.
+ Sau tuần đầu đến khi lợn con cai sữa cho ăn theo công thức: lượng
thức ăn/nái/ngày = 2kg + (số con x 0,35kg/con).
+ Quan sát kỹ tình trạng lợn gầy hay mập để có kế hoạch khẩu phần ăn
tăng hoặc giảm hợp lí.
+ Ngồi ra sử dụng hỗn hợp thức ăn tinh thì có thể bổ sung thêm rau
xanh vào các bữa phụ hằng ngày cho lợn.
+ 2 ngày trước khi cai sữa thì cho lợn mẹ giảm khẩu phần ăn dần dần từ
25-35%.
+ Vào ngày cai sữa thì khơng cho lợn mẹ ăn và uống ít nước.
* Quy trình chăm sóc.
Theo Lê Hồng Mận (2002) [8], duy trì nền chuồng khơ ráo, đêm giữ
ấm cho nái mẹ và lợn con khi sinh ra cũng được sưởi, không được để lợn con
bị lạnh tránh bệnh đường ruột.
Mục tiêu nuôi dưỡng nái mang thai là: Lợn nái đẻ sai con, con được sinh
ra to đều đạt khối lượng sơ sinh theo tiêu chuẩn của giống lợn nái phải ăn
khỏe tiết sữa tốt và ít bị giảm trọng lượng trong giai đoạn nuôi con. Để đạt

được mục tiêu trên cần phải làm tốt các vấn đề sau:
Sau khi phối giống 21 ngày khơng thấy lợn động dục trở lại thì có nghĩa
đã phối thành cơng. Nhưng nếu 3 tháng tiếp theo quan sát thấy tuyến vú
không phát triển với các đặc điểm thời kỳ mang thai thì có nghĩa lợn đã bị
hiện tượng chửa giả.


13

Thời gian mang thai kéo dài từ 114 - 115 ngày (3 tháng, 3 tuần, 3 ngày).
Nái có thể sinh sớm hoặc muộn hơn thời gian dự kiến.
Khoảng thời gian mang thai là giai đoạn sản xuất lâu nhất của lợn nái vì
thế mà tiêu thụ một lượng thức ăn rất lớn ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả
nuôi nái sinh sản.
 Dinh dưỡng cho nái mang thai.
Một khẩu phần dinh dưỡng đúng sẽ đáp ứng được nhu cầu tăng trưởng,
duy trì và dưỡng thai của nái.
Nếu khẩu phần ăn của nái thiếu dinh dưỡng sẽ ảnh hưởng xấu đến thai, khô
thai, tiêu phôi, thai sơ sinh nhỏ, yếu, kém sức sống oặc ảnh hưởng tới cả bản thân
con nái như gầy gò dễ bị bại liệt, chân yếu, chậm lên giống sau cai sữa....
Nếu khẩu phần ăn của nái thừa dinh dưỡng sẽ dẫn đến lợn nái quá béo,
quá to xảy ra tình trạng đẻ khó, hạn chế khả năng tiết sữa, kéo dài thời gian
chờ phối, lười rặn thai không ra phải dùng tay kéo làm tổn thương bộ phận
sinh dục gây viêm nhiễm. Nái quá béo còn chịu nóng kém dễ bị say nóng,
ni con khơng khéo dễ đè chết con. Ngồi ra cịn lãng phí lượng thức ăn lớn
ảnh hưởng tới kinh tế, hiệu quả chăn ni.
Vì vậy cần chú ý khẩu phần ăn cho nái mang thai.
Bảng 2.1. Quy định khối lượng thức ăn cho nái mang thai
Loại lợn
Nái hậu bị chờ phối

Nái cai sữa
Nái chửa từ phối
đến 6 tuần
Nái chửa giai đoạn
6 tuần đến 11 tuần
Nái chửa giai đoạn
11 tuần trở đi

Lượng ăn
(kg/con/ngày)
3,2
3,6

Mã số
thức ăn
CP967
CP967

1,8 – 3,3

CP966

1,8 – 2,6

CP966

2,2 – 3,2

CP966


Mục đích
Rụng nhiều trứng
Rụng nhiều trứng
Đưa về thể trạng
mức lý tưởng trước
6 tuần
Kiểm soát thể trạng
ở mức lý tưởng
Phát triển trọng
lượng và miễn dịch


14

Lưu ý: tùy vào thể trạng cơ thể lợn mà điều chỉnh lượng thức ăn và loại
thức ăn cho phù hợp.
- Giai đoạn phối đến 21 ngày chửa ăn thức ăn CP966 với tiêu chuẩn:
Hậu bị 2,0 kg/con/ngày
Lứa từ thứ 2–5 là 2,2 kg/con/ngày,
Lứa từ thứ 6–7 là 2,4 kg/con/ngày.
- Giai đoạn 22 ngày đến 70 ngày chửa ăn thức ăn CP966 với tiêu chuẩn:
Hậu bị 2,0 kg/con/ngày
Lứa từ thứ 2–5 là 2,2 kg/con/ngày
Lứa từ thứ 6-7 là 2,4 kg/con/ngày
- Giai đoạn 71 ngày đến 100 ngày chửa ăn thức ăn CP966 với tiêu chuẩn:
Hậu bị 2,2 kg/con/ngày
Lứa từ thứ 2–3 là 2,4 kg/con/ngày
Lứa từ thứ 4–5 là 2,6 kg/con/ngày
Lứa từ thứ 5–6 là 3,0 kg/con/ngày
- Giai đoạn 101 ngày đến 114 ngày chửa ăn thức ăn CP967 với tiêu chuẩn:

Hậu bị 2,2 kg/con/ngày
Lứa từ thứ 2–3 là 2,4 kg/con/ngày
Lứa từ thứ 4–5 là 2,6 kg/con/ngày
Lứa từ thứ 5–6 là 2,8 kg/con/ngày
Khối lượng thức ăn được điều chỉnh theo thể trạng, mức độ gầy mập của
nái chửa.
Vệ sinh máng hàng ngày để tránh nấm mốc.
 Công tác thú y đối với lợn nái chửa


15

Bảng 2.2. Cơng tác phịng bệnh bằng vaccine cho lợn nái chửa
Số ngày

Áp dụng

Loại vắc-xin

Mục đích

mang thai

cho nái lứa

phịng bệnh

sử dụng

84 ngày


Hậu bị đang

mang thai

mang thai

91 ngày
mang thai

Tất cả các lứa

98 ngày

Hậu bị đang

mang thai

mang thai

2 tuần trước khi
phối
1 tuần trước khi
phối giống

Hậu bị

Phòng bệnh do vi
E.coli lần 1


khuẩn E.coli và giải
độc tố clostridium

FMD

Phịng lở mồm long
móng
Phịng bệnh do vi

E.coli lần 2

khuẩn E.coli và giải
độc tố clostridium

Bivermectin 1

Phòng bệnh nội
ngoại ký sinh trùng

Nái rạ
Tất cả các lứa
Tất cả các lứa
Tất cả các lứa

PRRS (3
tháng/lần)
AD (4
tháng/lần)
PCV2 (6
tháng/lần)


Phòng bệnh tai xanh
Phòng bệnh giả dại
Phịng bệnh cịi cọc

- Chuồng trại:
Chuồng ni được thiết kế thơng thống n tĩnh để lợn được an thai,
ngủ nhiều. Nền chuồng được sử dụng vật liệu chống trơn trượt, có độ bán tốt,
dễ vệ sinh.


16

- Ngoài ra cần chú ý cần cung cấp đủ lượng nước uống sạch cho nái
mang thai, chú ý quan sát tình trạng nước tiểu và âm hộ có biểu hiện gì khác
thường khơng để có biện pháp can thiệp kịp thời.
2.2.1.3. Kỹ thuật ni dưỡng, chăm sóc lợn nái đẻ
 Chuẩn bị chuồng cho lợn đẻ
Chuồng đẻ phải được vệ sinh sát trùng sạch sẽ trước khi chuyển lợn bầu
sang. Lợn bầu được chuyển sang chuồng đẻ trước ngày dự kiến đẻ 7 - 10 ngày.
Chú ý theo dõi đỡ đẻ cho lợn, có biện pháp can thiệp kịp thời khi cần
thiết tránh thiệt hại xảy ra.
Bảng 2.3. Khẩu phần ăn của lợn chuồng đẻ
Nái lứa đầu Thời gian

lứa 4

Nái từ lứa 5 (kg/con/ngày)

(kg/con/ngày)


Mã số
thức ăn

Ngày đẻ

1,0

1,5

CP967

Sau đẻ 1 ngày

2,0

2,5

CP967

Sau đẻ 2 ngày

3,0

3,5

CP967

Sau đẻ 3 ngày


4,0

4,5

CP967

Sau đẻ 4 ngày

5,0

5,5

CP967

Sau đẻ 5 ngày
đến cai sữa

Ăn tự do (tối thiểu phải đạt 6 kg/con/ngày)

CP967

Lưu ý: Bắt đầu 1 ngày sau đẻ nếu nái ăn được cho ăn tự do
Lượng ăn tối thiểu = 1 % khối lượng lợn mẹ + 0,4 × số lượng lợn con
- Lợn nái chửa trước ngày đẻ dự kiến 4 ngày, giảm tiêu chuẩn ăn xuống
0,5 kg/con/ngày.
- Trước cai sữa 1 ngày ăn với tiêu chuẩn 4,0 kg/con/ngày, bỏ bữa đêm để
giữ vệ sinh chuồng sạch khi đuổi sang chuồng bầu.


17


- Cần giữ vệ sinh chuồng sạch sẽ, tắm rửa lợn bầu sạch sẽ để loại bỏ ký
sinh trùng ngoài da và tránh nhiễm khuẩn vùng âm hộ nếu can thiệp móc thai.
* Chuẩn bị dụng cụ đỡ đẻ:
- Bột mitcha, khăn, bao đựng nhau, kéo, cồn, bóng úm, tấm lót, khay
đựng dụng cụ và nhau, các loại thuốc cân sử dụng trong thời gian đỡ đẻ.
* Quan sát và các lưu ý khi nái sắp sinh:
- Khi lợn sắp sinh có các biểu hiện như: hay đứng cào cắn chỗ nằm tìm
ổ, ỉa són, bầu vú căng bóp thấy sữa chảy ra, nước ối chảy ra, lợn rặn.
- Khi lợn đẻ tồn thân co bóp, tạo áp lực đẩy con ra ngoài. Mỗi con sinh
ra cách nhau khoảng thời gian khơng cố định có thể ra liên tục có khi cách
nhau 15 – 30 phút. Khi thấy lợn mẹ lâu không rặn không sinh thêm cần can
thiệp ngay tránh ngạt thai. Có trường hợp nhau đã thải ra hết nhưng vẫn sót
con (con này có thể rất to khó ra ngồi, nái mệt khơng rặn đẻ được nữa) gây
chết thai, không phát hiện kịp dẫn đến thai thối vữa nái bị viêm nhiễm, bỏ ăn,
sốt cao, không điều trị kịp thời sẽ không phối được đúng thời điểm nái lên
giống, chậm phối.
2.2.1.4. Những bệnh thường gặp ở lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ trong
và sau khi đẻ
 Bệnh đẻ khó
* Ngun nhân:
- Trong q trình chăm sóc khơng có chế độ ăn hợp lý cho từng giai
đoạn lợn ít được vận động.
- Do xương chậu hẹp bẩm sinh; khi lợn nái có chửa cho lợn ăn không
hợp lý làm thai quá to, lợn bị bệnh điều trị quá dài.
- Tuổi khai thác chưa thích hợp: lợn hậu bị lên giống sớm khi khung
xương chậu chưa hoàn thiện, thể hình, thể vóc chưa đạt tiêu chuẩn. Lợn quá
già nội tiết tố mất cân bằng, sức khoẻ của lợn không ổn định.



18

* Triệu chứng
Sau khi nái có triệu chứng của việc sắp đẻ từ 6-12 giờ mà thai không ra:
- Bắt đầu xuất hiện những cơn rặn đẻ, con vật thường ngối lại nhìn vào bụng.
- Có biểu hiện lấy chân cào bới nền chuồng, con vật đi đái dắt, có cảm
giác bồn chồn.
- Lợn nái bị vỡ ối nhưng sau 5-6 giờ mà khơng thấy thai ra ngồi.
+ Phịng bệnh
- Chọn nái hậu bị đạt chuẩn về khối lượng và tầm vóc.
- Loại bỏ đi những con nái hậu bị khơng đạt u cầu như nái có tầm vóc
nhỏ, những con nái quá già cũng sẽ loại bỏ đi.
- Có một chế độ chăm sóc ni dưỡng hợp lý để cho lợn nái khỏe, không
mắc các bệnh truyền nhiễm.
- Cuối thai kỳ cần giảm đi lượng thức ăn của lợn nái.
- Kỹ thuật đỡ đẻ tốt, không gây ra những tiếng ồn to làm cho con vật
hoảng sợ.
+ Điều trị
- Can thiệp bằng biện pháp vật lý: vệ sinh toàn bộ cánh tay bầng phịng
nhiều lần, sau đó bơi trơn bằng gel bơi trơn chụm 5 ngón tay lại cho từ từ và
nhẹ nhàng vào âm đạo theo nhịp co bóp của tử cung đến khi thấy bào thai thì
từ từ đưa bào thai ra ngồi.
- Kích thích cho con nái tạo ra các cơn rặn bằng cách xoa bóp bầu vú,
kích thích âm đạo cho lợn nái.
- Tiêm Oxytocin kích đẻ cho lợn nái.
 Bệnh sót nhau
+ Ngun nhân
Theo Trịnh Đình Thâu và Nguyễn Văn Thanh (2010) [15], sau khi đẻ
xong tử cung con vật co bóp yếu dần nên con vật có thể bị sót nhau.



19

- Lợn nái thiếu Ca, P.
- Tử cung của lợn nái bị sa liệt, nái quá gầy hoặc quá béo.
- Lợn nái già, số lứa đẻ nhiều , sự co bóp tử cung yếu.
- Do bị viêm niêm mạc tử cung làm cho nhau bị dính vào niêm mạc.
- Do trong q trình đỡ đẻ cho lợn, người chăn ni đã kéo nhau thai làm
cho nhau thai bị đứt.
+ Triệu chứng
- Sau khi đẻ xong khoảng 4-5h mà chưa thấy nhau ra hoặc có thể ra rất ít
- Lợn nái có biểu hiện rặn đẻ, sốt từ 40-410C, con vật bỏ ăn, khơng cho
lợn con bú.
- Có dịch màu đục chảy ra từ âm đạo có lẫn với máu đen.
- Có thể xuất hiện những mảng nhau thai nhỏ mùi hơi và tanh.
+ Phịng bệnh
- Cung cấp dinh dưỡng đầy đủ cho lợn nái.
- Tiêm thuốc kích đẻ oxytocin nếu như thấy lợn nái đẻ rặn đẻ yếu.
- Khi nái đã đẻ xong nhưng chưa ra hết nhau thì có thể tiêm thuốc kích
dục. Lưu ý là khi tiêm cần dùng nước ấm pha với thuốc sát trùng thụt rửa dịch
viêm trong âm đạo.
+ Điều trị
- Tiêm hanpost liều 0,7cc / 10 kg khối lượng kích thích mở cổ tử cung.
- Sau đó sử dụng oxytoxin đẩy nhau thai ra ngoài tiêm bắp cổ 2 ml/ con.
● Bệnh viêm tử cung
Hiện tượng bệnh viêm tử cung ở lợn là một bệnh mà ở trang trại nào
cũng gặp phải và ở bất kể thời điểm nào lợn cũng mắc phải. Tử cung là cơ
quan sinh dục, là nơi làm tổ quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng
sinh sản của lợn.



×