Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (77.76 KB, 3 trang )
I. MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA HÀNH CHÍNH HỌC VỚI CÁC KHOA HỌC
1. Mối tương quan với chính trị học
Chính trị học là khoa học nghiên cứu về:
+ Tổ chức và đời sống chính trị của xã hội;
+ Đường lối, chính sách đối nội, quan hệ đối ngoại;
+ Đấu tranh dân tộc, đấu tranh giai cấp, đấu tranh giữa các tầng lớp trong xã hội có
quyền lợi khác nhau;
+ Quyền chính trị trong xã hội ở giai cấp.
Hành chính học là khoa học về những quy luật tổ chức và vận hành bộ máy
nhà nước, về hoạt động quản lý bộ máy nhà nước.
Giữa chính trị học và hành chính học đều có mối quan tâm:
+ Thái độ của dân chúng đối với chính quyền;
+ Các nhóm áp lực và tương quan giữa các nhóm áp lực – chính quyền;
+ Các đảng phái.
Hành chính học vận dụng những lý luận cơ bản của chính trị học trong
những nghiên cứu về tổ chức hành chính và quản lý hành chính. Nếu chính trị học
là một khoa học mang nặng đặc điểm lý luận thì hành chính học là một khoa học
liên ngành mang nặng đặc điểm ứng dụng.
2. Mối tương quan với luật học
Luật học là một môn khoa học xã hội lấy quy tắc pháp lý trong các hiện
tượng xã hội làm đối tượng nghiên cứu. Quy luật quan trọng của hành chính học là
hành chính dựa vào luật pháp.
Quản lý hành chính vừa phải chịu sự chỉ đạo và chế ước của luật pháp, vừa
vận dụng luật pháp để định ra những pháp quy của nền hành chính trong việc quản
lý nhà nước đối với toàn xã hội. Mặt khác, hành chính học lại càng làm sinh động
và phong phú thêm những nội dung của luật học.
Vì vậy, giữa luật học và hành chính học tồn tại một mối quan hệ thẩm thấu
lẫn nhau và giao thoa với nhau.
+ Nếu luật học thông qua phương pháp chuẩn mực và suy diễn chặt chẽ, đôi khi
cứng nhắc, không linh hoạt để chi phối các mặt tổ chức và quản lý hành chính như:
cơ cấu tổ chức bộ máy hành chính nhà nước, những quy tắc hoạt động của hành