Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Thảo luận luật hình sự (tội phạm) buổi 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.96 KB, 8 trang )

BUỔI THẢO LUẬN 3
NHẬN ĐỊNH
30. Hậu quả nạn nhân chết là dấu hiệu định tội của Tội vứt bỏ con mới đẻ
(Điều 124 BLHS)
Nhận định đúng.
Cơ sở pháp lý: khoản 2 Điều 124 BLHS 2015.
Căn cứ theo khoản 2 Điều 124 BLHS quy định về hành vi vứt bỏ con mới đẻ, cụ
thể, người mẹ phạm tội vứt bỏ con mới đẻ khơng có hành vi tác động vật lý trực
tiếp làm đứa trẻ chết ngay mà người mẹ sẽ bỏ mặc con ở một nơi nào đó rồi bỏ
đi, trốn tránh dẫn tới đứa trẻ không đủ dinh dưỡng hoặc bị điều kiện ngoại cảnh
tác động như gió lạnh, nắng nóng, bị các con thú cắn xé… dẫn tới tử vong.
Khoản 2 Điều 124 BLHS quy định về tội vứt bỏ con mới đẻ thuộc CTTP vật
chất rơi vào mơ hình 2 (dấu hiệu hậu quả có ý nghĩa bắt buộc trong định tội),
như vậy việc nạn nhân (đứa trẻ mới sinh ra trong 7 ngày tuổi) chết do hành vi
vứt bỏ của người mẹ chính là dấu hiệu định tội trong CTTP vứt bỏ con mới đẻ.
Do đó, đây là nhận định đúng.
Tội giết con mới đẻ (khoản 1 Điều 124) thì khơng cần hậu quả đứa bé chết vì
đây là CTTP vật chất rơi vào mơ hình 1: hậu quả có ý nghĩa trong việc xác định
giai đoạn.
31. Hành vi chiếm đoạt bộ phận cơ thể của người khác chỉ được quy định là
tình tiết định khung của Tội giết người tại điểm h khoản 1 Điều 123 BLHS.
Đây là nhận định sai.
Cơ sở pháp lý : Điều 123, 154 BLHS.
Hành vi chiếm đoạt bộ phận cơ thể của người khác còn là hành vi được quy
định tại Điều 154 BLHS về Tội mua bán, chiếm đoạt mơ hoặc bộ phận cơ thể
người. Do đó hành vi này khơng chỉ là tình tiết định khung của Tội giết người
tại điểm h khoản 1 Điều 123 BLHS mà cịn là tình tiết định tội của Điều 154
BLHS về Tội chiếm đoạt bộ phận cơ thể người. Do đó, nhận định trên là sai.
Cẩn thận khi viện dẫn Điều 150, 151 vì mục đích của hai Điều này: để chiếm
đoạt nhưng chưa chiếm đoạt được là tình tiết định tội quy định tại cấu thành cơ
bản (điểm b khoản 1 Điều 150-Điều 151, tuy nhiên muốn chiếm đoạt và đã


chiếm đoạt được rồi thì đây là tình tiết định khung quy định tại cấu thành tăng
nặng (điểm b khoản 3 Điều 150, điểm d khoản 3 Điều 151).


Về bản chất, Tội giết người dù để lấy hay đã lấy đều xử vào cấu thành tăng
nặng tại điểm h. Trong câu nhận định trên, hành vi chiếm đoạt là đã lấy được rồi
nên nếu giải thích theo Điều 150, Điều 151 thì phải lấy CSPL là cấu thành tăng
nặng.
Quy định: có sẵn trong luật
Cấu thành: phạm vào tội nào
=> khơng chắc chắn phạm tội này thì ghi là quy định.
Câu 33: Chủ thể của Tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật (Điều 157
BLHS) chỉ là người khơng có thẩm quyền mà thực hiện việc bắt, giữ hoặc
giam người
Nhận định sai.
CSPL: điểm b khoản 2 Điều 157 BLHS.
Người có chức vụ, quyền hạn trong việc tạm giữ người theo thủ tục hành chính
mà thực hiện việc bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật thì vẫn áp dụng tình
tiết định khung tăng nặng tại điểm b khoản 2 Điều 157 BLHS: “Lợi dụng chức
vụ, quyền hạn”. Do đó, người có thẩm quyền trong lĩnh vực hành chính mà thực
hiện việc bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật vẫn là chủ thể của Tội bắt, giữ
hoặc giam người trái pháp luật (Điều 157 BLHS).
Bắt giữ giam có hai mức độ:
+ Hình sự: Điều 377.
+ Hành chính: Điều 157.
Câu 36: Đối tượng tác động của Tội buộc công chức, viên chức thôi việc
hoặc sa thải người lao động trái pháp luật (Điều 162 BLHS) chỉ là công
chức, viên chức hoặc người lao động của các cơ quan Nhà nước
Đây là nhận định sai
CSPL: điểm b khoản 1 Điều 162 BLHS.

Căn cứ theo điểm b khoản 1 Điều 162 BLHS, đối tượng tác động của Tội buộc
công chức, viên chức thôi việc hoặc sa thải người lao động trái pháp luật là
người lao động bị sa thải trái pháp luật. Tuy nhiên, BLHS không giới hạn đối
tượng là người lao động bị sa thải trái pháp luật phải làm việc trong cơ quan
Nhà nước, do đó, đối tượng tác động của Điều 162 cịn có thể là người lao động
làm việc ở các tổ chức xã hội, doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác
nhau. Như vậy, nhận định trên là sai.


Câu 40: Mọi trường hợp đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác
đều cấu thành Tội vi phạm chế độ một vợ một chồng ( Điều 182 BLHS)
Đây là nhận định sai
CSPL: điểm a, b khoản 1 Điều 182 BLHS.
Căn cứ theo khoản 1 Điều 182 BLHS, để cấu thành Tội vi phạm chế độ một vợ
một chồng, ngồi việc người đang có vợ, có chồng mà có hành vi kết hơn với
người khác thì hành vi này còn phải dẫn đến một trong hai hệ quả: thứ nhất là
làm cho quan hệ hôn nhân một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn được quy định tại
điểm a khoản 1 Điều 182 BLHS, và thứ hai là đã bị xử phạt vi phạm hành chính
về hành vi này mà còn vi phạm theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 182
BLHS. Như vậy, trong trường hợp người đang có vợ, có chồng mà kết hơn với
người khác tuy nhiên việc kết hôn này không dẫn đến một trong hai hệ quả
được quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản 1 Điều 182 BLHS thì khơng cấu
thành Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng.
Câu 42: Giao cấu thuận tình với người có cùng dịng máu về trực hệ là
hành vi chỉ quy định trong cấu thành Tội loạn luân được quy định tại Điều
184 BLHS.
Đây là nhận định sai
CSPL: Điều 142, 145, 184 BLHS.
Giao cấu thuận tình với người có cùng dịng máu về trực hệ là hành vi không
chỉ quy định trong cấu thành Tội loạn luân (Điều 184 BLHS). Trong trường hợp

giao cấu thuận tình với người có cùng dịng máu về trực hệ mà nạn nhân là
người dưới 13 tuổi thì không cấu thành Tội loạn luân (Điều 184 BLHS) mà cấu
thành Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi với tình tiết định khung tăng nặng tại
điểm a khoản 2 Điều 142 BLHS: “Có tính chất loạn ln”. Cịn trong trường
hợp giao cấu thuận tình với người có cùng dịng máu về trực hệ mà nạn nhân là
người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi và chủ thể đủ 18 tuổi trở lên thì cũng
khơng cấu thành Tội loạn ln (Điều 184 BLHS) mà cấu thành Tội giao cấu với
người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi với tình tiết định khung tăng nặng “Có tính
chất loạn ln” được quy định tại điểm c khoản 2 Điều 145 BLHS. Do đó, nhận
định trên là sai.
Bài tập 15: A và B cùng đi săn. A nhìn thấy một con gà rừng liền giơ súng
lên ngắm bắn. B thấy gần đó có một người đang bẻ măng nên ngăn đừng
bắn và nói rằng: “Thơi đừng bắn nữa, nhỡ trúng người ta thì chết”. A tiếp
tục rê súng theo con gà rừng và đáp lại: “Mày chưa biết tài bắn của tao à!


Chưa bao giờ tao bắn trượt cả”. Nói xong, A bóp cị, khơng ngờ đạn trúng
vào người bẻ măng.
Hãy xác định A phạm tội gì nếu:
a) Nạn nhân chết;
b) Nạn nhân bị thương nặng;
c) Nạn nhân bị thương với tỷ lệ tổn thương cơ thể 21%.
a) Tội danh mà A đã phạm tội là Tội vô ý làm chết người theo Điều 128 BLHS.
Hành vi của A đã thỏa mãn các dấu hiệu pháp lý đặc trưng của Tội vô ý làm
chết người theo Điều 128 BLHS.
Về chủ thể: A - chủ thể thường.
Về khách thể:
+ Khách thể: tính mạng, quyền được sống của người khác
+ Đối tượng tác động: Người bẻ măng - con người đang sống
Về mặt chủ quan: lỗi vơ ý vì q tự tin, do A nhận thức được hành vi bắn của

mình là nguy hiểm, thấy trước được hậu quả nguy hiểm của hành vi bắn súng có
thể làm chết người, nhưng vì A q tự tin vào khả năng bắn súng của mình nên
đã nghĩ rằng hậu quả đó sẽ khơng xảy ra.
Về mặt khách quan:
+ Hành vi: A bóp cị, làm đạn trúng vào người bẻ măng, gây chết người
+ Hậu quả: người bẻ măng bị đạn bắn trúng làm chết người
+ Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả: Hành vi bóp cị bắn súng
làm trúng người bẻ măng của A là nguyên nhân trực tiếp khiến người bẻ
măng chết
b) Nạn nhân bị thương nặng, có hai trường hợp như sau:
● Nạn nhân bị thương với tỷ lệ tổn thương cơ thể chưa đạt 31% thì hành vi
của A không cấu thành tội phạm.
● Nạn nhân bị thương với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% trở lên thì hành vi
của A cấu thành Tội vơ ý gây thương tích cho người khác theo Điều
138 BLHS.
Hành vi của A đã thỏa mãn các dấu hiệu pháp lý đặc trưng của Tội vơ ý gây
thương tích cho người khác theo Điều 138 BLHS.
Về chủ thể: A - chủ thể thường.
Về khách thể:
+
Khách thể: Quyền được bảo vệ sức khỏe của người khác.
+
Đối tượng tác động: Người bẻ măng.


Về mặt chủ quan: Hành vi phạm tội của A là lỗi vơ ý vì q tự tin, do A
nhận thức được hành vi bắn súng của mình là nguy hiểm, thấy trước được
hậu quả nguy hiểm của hành vi bắn súng có thể làm ảnh hưởng đến người
khác, nhưng vì A quá tự tin vào khả năng bắn súng của mình nên đã nghĩ
rằng hậu quả đó sẽ khơng xảy ra.

Về mặt khách quan:
+
Hành vi: A bóp cị, bắn súng làm người bẻ măng bị thương nặng.
+
Hậu quả: Người bẻ măng bị thương với tỷ lệ tổn thương cơ thể trên
31%.
+
Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả: Hành vi bóp cị
bắn súng làm trúng người bẻ măng của A là nguyên nhân trực tiếp khiến
người bẻ măng bị thương nặng.
c) Nạn nhân bị thương với tỷ lệ tổn thương cơ thể 21%.
Nếu trong trường hợp này thì A khơng phạm tội, căn cứ vào Điều 138 BLHS
2015 (sửa đổi, bổ sung 2017). Vì nạn nhân bị thương với tỷ lệ tổn thương cơ thể
21% - mức tổn hại đó thấp hơn so với hậu quả của việc phạm tội vơ ý gây
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác được quy định tại
Điều 138 BLHS là 31%. Do đó, hành vi của A chưa thỏa mãn hậu quả trong cấu
thành tội phạm tại Điều 138 BLHS. Ngồi ra, khơng có quy định nào khác trong
BLHS quy định về hành vi trái pháp luật với lỗi vô ý gây tỷ lệ thương tật 21%
cho người khác là cấu thành tội phạm, do đó trong trường hợp này A khơng
phạm tội
Bài tập 16: Ông M và bà H lấy nhau đã được 30 năm nhưng khơng có con
chung. Ơng M thường xun vắng nhà, có khi nhiều ngày khơng hề về nhà.
Quan hệ của M và H cứ như thế đã nhiều năm. Cuộc sống tẻ nhạt của bà H
thật sự trở thành địa ngục khi bà biết ông M lừa dối bà: ông M đang có vợ
bé và đang có một con chung với người vợ này. Đúng vào ngày sinh nhật
thứ 53 của bà H, ơng M trở về nhà chìa vào mặt bà H tờ đơn xin ly hôn. Bà
H buồn rầu nói qua hai hàng nước mắt: “Ơng thật tàn ác, hôm nay là sinh
nhật tôi cơ mà! Tôi hận ông đã lừa dối tôi suốt bấy nhiêu năm. Không cần
đơn chi hết. Tôi sẽ chết cho ông rảnh nợ mà đi lấy người ta. Ơng đừng có
cản tơi, tơi đã quyết vậy rồi”. Ơng M bng lời lạnh lùng: "Bà làm gì mặc

xác bà. Tơi cần một chữ ký của bà vơ tờ đơn gửi tịa thơi". Nghe vậy bà H
leo lên thành cửa sổ (đang mở sẵn), ông M vẫn ngồi yên ở ghế salon mà
không nói gì thêm. Khoảng cách giữa chỗ ơng M ngồi và thành cửa sổ là


5m. Bà H nhảy xuống, đầu đập xuống nền xi măng, vỡ hộp sọ và chết. (Nhà
ông M và bà H ở tầng 5 chung cư T). Theo tin báo của nhân dân, công an
đã tạm giữ ông M để làm rõ cái chết của bà H. Hãy xác định ơng M có tội
khơng? Nếu có là tội gì?
Trong bài tập trên có dáng dấp của rất nhiều tội, tuy nhiên qua phân tích cho
thấy hành vi của ơng M khơng thỏa CTTP nào trong BLHS, do đó ơng M khơng
phạm tội.
● Ơng M kết hơn với bà H nhưng vẫn có vợ bé, hành vi của ơng M đã thỏa mãn
hành vi vi phạm chế độ một vợ, một chồng được quy định tại khoản 1 Điều
182 BLHS: người đang có vợ mà chung sống như vợ chồng với người khác,
chung sống như vợ chồng trong tình huống này được chứng minh bằng việc
ơng M có một con chung với người vợ bé. Tuy nhiên, để cấu thành Điều 182
cần phải thỏa mãn thêm một trong hai điều kiện: thứ nhất là làm cho quan hệ
hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn, thứ hai là đã bị xử phạt vi
phạm hành chính về hành vi này mà cịn vi phạm. Trong tình huống này
khơng đề cập đến việc ông M đã bị phạt vi phạm hành chính mà cịn vi phạm
do đó khơng thỏa mãn điều kiện thứ hai. Đối với điều kiện thứ nhất, trong
tình huống trên, tuy ơng M đã đưa cho bà H tờ đơn xin ly hôn nhưng trên
thực tế, ông M và bà H vẫn chưa ly hôn với nhau vì chưa có quyết định ly
hơn có hiệu lực của Tịa án, do đó điều kiện thứ nhất cũng khơng thỏa mãn.
Như vậy, dù ơng M có hành vi vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng
nhưng không có hệ quả làm cho quan hệ hơn nhân của một hoặc hai bên dẫn
đến ly hôn hay đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà cịn vi
phạm, do đó, hành vi của ơng M không cấu thành Tội vi phạm chế độ hôn
nhân một vợ, một chồng theo Điều 182 BLHS.

● Ơng M khơng phạm Tội bức tử theo Điều 130 BLHS vì hành vi của ông M
không thỏa mãn hành vi khách quan của tội phạm này.
● Trong tình huống này, có tình tiết bà H leo lên thành cửa sổ (đang mở sẵn),
ông M vẫn ngồi yên ở ghế salon mà không nói gì thêm. Khoảng cách giữa
chỗ ơng M ngồi và thành cửa sổ là 5m. Bà H nhảy xuống, đầu đập xuống nền
xi măng, vỡ hộp sọ và chết. Xét theo Điều 132, Tội khơng cứu giúp người
đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng cấu thành khi một người thấy
người khác đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện
mà khơng cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết. Trong tình tiết trên, bà H
có hành vi leo lên cửa sổ (đang mở sẵn), tuy nhiên việc leo lên cửa sổ không
làm bà H lâm vào tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, do đó việc ơng M vẫn
ngồi n ở ghế salon không cấu thành Điều 132.


Bài tập 19: A và B là vợ chồng có một đứa con chung là C (8 tháng tuổi).
Cuộc sống gia đình khó khăn, vợ chồng thường xun mâu thuẫn. A
thường nhậu nhẹt về đánh đập mẹ con chị B. Đêm 29/7, sau khi nhậu về, A
tiếp tục đánh đập, chửi bới chị B rồi vứt quần áo đuổi hai mẹ con ra khỏi
nhà mặc dù trời đang mưa bão. Chị B khóc van xin A mở cửa nhưng A
kiên quyết không chịu. Quá tuyệt vọng, chị B bế con ra bờ sông gần nhà
nhảy xuống sông tự sát. Lúc này, ông X đi ngang qua thấy vậy nhảy xuống
sông cứu hai mẹ con nhưng chỉ cứu được chị B, cháu C chết do ngạt nước.
Trong tình huống trên, ai phạm tội? Nếu có phạm tội gì? Tại sao?
Trong tình huống trên, cả A và B đều là người phạm tội:
● Tội danh mà A đã phạm là Tội bức tử được quy định tại Điều 130 BLHS
2015 (sửa đổi, bổ sung 2017). Hành vi của A đã đủ các dấu hiệu pháp lý đặc
trưng để cấu thành Tội bức tử, trong đó:
- Khách thể:
+ Khách thể: Quyền được bảo vệ sức khỏe, tính mạng của chị B.
+ Đối tượng tác động: chị B.

- Mặt khách quan:
+ Hành vi: A thường nhậu nhẹt về đánh đập mẹ con chị B. Đêm 29/7, sau
khi nhậu về, A tiếp tục đánh đập, chửi bới chị B rồi vứt quần áo đuổi
hai mẹ con ra khỏi nhà mặc dù trời đang mưa bão. Chị B khóc van xin
A mở cửa nhưng A kiên quyết khơng chịu. Ở đây, A đã có hành vi đối
xử tàn ác, thường xuyên ức hiếp, ngược đãi người lệ thuộc mình là chị
B.
+ Hậu quả: chị B tuyệt vọng bế con ra bờ sông gần nhà nhảy xuống sông
tự sát.
+ Mối quan hệ nhân quả giữa hậu quả và hành vi: Hành vi đánh đập,
chửi bới, đuổi mẹ con chị B ra khỏi nhà của A là nguyên nhân trực tiếp
khiến chị B bế con ra sông tự sát.
- Chủ thể: A là chủ thể đặc biệt, giữa A và B có mối quan hệ lệ thuộc do
quan hệ hôn nhân.
- Mặt chủ quan: A thực hiện hành vi với lỗi cố ý trực tiếp. A nhận thức
được hành vi đánh đập, chửi bới, đuổi mẹ con chị B ra khỏi nhà mặc dù
trời đang mưa bão của mình là sẽ gây ra nguy hiểm cho mẹ con chị B và
thấy được hậu quả sẽ xảy ra nhưng vẫn thực hiện.


● Tội danh mà chị B đã phạm là Tội giết người được quy định tại Điều 123
BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017). Lúc này cháu C đã 8 tháng tuổi nên
loại bỏ trường hợp chị B phạm Tội giết con mới đẻ tại Điều 124 BLHS hiện
hành. Hành vi của B đã đủ các dấu hiệu pháp lý đặc trưng để cấu thành Tội
giết người, trong đó:
- Khách thể:
+ Khách thể: Quyền được bảo vệ tính mạng của cháu C.
+ Đối tượng tác động: cháu C – đối tượng là con người đang sống.
- Mặt khách quan: Điều 123 quy định về Tội giết người là cấu thành tội
phạm vật chất, bao gồm hành vi, hậu quả, mối quan hệ nhân quả giữa

hành vi và hậu quả là dấu hiệu bắt buộc. Trong đó:
+ Hành vi: chị B bế con ra bờ sông gần nhà nhảy xuống sông tự sát.
+ Hậu quả: chị B được cứu nhưng bé C đã tử vong.
+ Mối quan hệ nhân quả giữa hậu quả và hành vi: Hành vi của chị B bế
con ra bờ sông gần nhà nhảy xuống sông tự sát là nguyên nhân trực
tiếp khiến cháu C tử vong.
- Chủ thể: Chị B – chủ thể thường.
- Mặt chủ quan: Chị B thực hiện hành vi với lỗi cố ý trực tiếp. Chị B nhận
thức được hành vi của mình là sẽ nguy hiểm cho cháu C và thấy trước
được hậu quả sẽ xảy ra là cháu C sẽ chết nhưng chị B vẫn mong muốn
thực hiện.



×