Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Lý luận chung về tội phạm tham nhũng trong bộ luật hình sự việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (182.9 KB, 21 trang )

1. Khái niệm và đặc điểm của các tội phạm tham nhũng
1.1. Khái niệm các tội phạm tham nhũng
Tội phạm tham nhũng là một hiện tượng tiêu cực của xã hội, mang tính
lịch sử. Sự hình thành, phát triển của tội phạm về tham nhũng nói riêng và tệ
nạn tham nhũng nói chung gắn liền với sự hình thành giai cấp và sự ra đời,
phát triển của bộ máy nhà nước. Tội phạm tham nhũng diễn ra ở tất cả các
quốc gia trên thế giới, không phân biệt chế độ chính trị, điều kiện và trình độ
phát triển kinh tế – xã hội. Tội phạm tham nhũng diễn ra thường xuyên và
luôn tồn tại ở mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, gây ra những hậu quả hết sức
nguy hại về mặt kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, cản trở sự phát triển đi lên
của xã hội, thậm chí có thể dẫn đến sự sụp đổ của cả một thể chế [4, tr 02].
Tội phạm tham nhũng xuất hiện khi một người được giao một quyền
lực nhất định và người đó đã sử dụng quyền lực được giao để thực hiện hành
vi nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, của xã hội và
của công dân nhằm mục đích vụ lợi.
Tội phạm tham nhũng luôn luôn gắn liền với yếu tố quyền lực, không
có quyền lực thì không thể có tội phạm tham nhũng. Đối với một người có
quyền lực phạm tội tham nhũng, thì quyền lực đó được thể hiện ở việc người
đó được giao một chức vụ, quyền hạn nhất định. Người được giao chức vụ,
quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để thực hiện hành vi trái
với các quy định của pháp luật, xâm phạm đến uy tín và hoạt động đúng đắn
của các cơ quan, tổ chức, xâm hại đến lợi ích của Nhà nước, của xã hội và
của công dân nhằm mục đích vụ lợi. Tuy nhiên, không phải lúc nào người có
chức vụ, quyền hạn cũng có thể lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao để
thực hiện hành vi xâm hại các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ, mà


phải trong những điều kiện, hoàn cảnh và lý do nhất định như: do hạn chế
của pháp luật, chế độ quản lý cán bộ, công chức lỏng lẻo, yếu kém hoặc do
thờ ơ, thiếu trách nhiệm với nhiệm vụ được giao v.v… Đồng thời, hành vi lợi
dụng chức vụ, quyền hạn phải gắn liền với việc thi hành công vụ của người


có chức vụ, quyền hạn. Người có chức vụ, quyền hạn lợi dụng chức vụ,
quyền hạn thực hiện hành vi trái pháp luật trên cơ sở công vụ được giao và
người đó có quyền hạn nhất định đối với công vụ đó [4, tr2].
Để tìm hiểu khái niệm tội phạm tham nhũng cần phải đi từ khái niêm
người cóchức vu ..̣ Trong Bộ luật Hình sự, các tội phạm do người có chức vụ,
quyền hạn thực hiện không chỉ bao gồm các tội phạm tham nhũng mà còn
bao gồm các tội phạm được quy định ở các chương khác. Mặt khác, công tác
đấu tranh phòng chống tội phạm do người có chức vụ, quyền hạn thực hiện
cho thấy còn gặp những khó khăn vướng mắc nhất định, một số quy định của
pháp luật về vấn đề này còn trừu tượng, chung chung, khó giải thích, khó áp
dụng nhất là trong tình hình xã hội hiện nay đã có nhiều sự chuyển biến, thay
đổi trên các phương diện khác nhau, nhiều lĩnh vực đã được xã hội hóa
(những công việc trước đây chỉ có nhà nước đảm trách giờ đã được giao cho
nhân dân cùng làm)… Vì vậy, về mặt nhận thức cần có sự thống nhất trong
việc xác định như thế nào là người có tham nhũng, và thế nào là lợi dụng
chức vụ để phạm tội? Đó chính là nội dung chúng tôi muốn trao đổi trong bài
viết này.
Trước hết, khái niệm người có chức vụ được quy định tại Điều 277 Bộ
luật Hình sự 1999 như sau: “Người có chức vụ là người do bổ nhiệm, do bầu
cử, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không
hưởng lương, được giao thực hiện một công vụ nhất định và có quyền hạn
nhất định trong khi thực hiện công vụ”.
Theo khái niệm này, có rất nhiều căn cứ khác nhau để xác định một
người có chức vụ như do được bổ nhiệm, do bầu cử, do hợp đồng hoặc do
một hình thức khác…Hình thức khác ở đây có thể hiểu là bất cứ hình thức
nào mà gắn những quyền năng nhất định của chủ thể với chức vụ mà họ có.
Như vậy, trong khái niệm này theo chúng tôi người có chức vụ có thể được
hiểu một cách ngắn gọn là “người được giao thực hiện công vụ (mang tính
chất hợp pháp) và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện công vụ đó”.
Chẳng hạn: Bác sĩ được giao nhiệm vụ khám sức khoẻ để tuyển dụng cán bộ,

viên chức; thủ kho được giao nhiệm vụ quản lý kho hàng của công ty, dân


phòng đang đuổi bắt tội phạm… Tất cả những người này đều được coi là
người có chức vụ bởi vì họ được giao thực hiện công vụ vì lợi ích chung của
toàn xã hội và có những quyền năng nhất định trong khi thi hành công vụ.
Trong Bô .̣luâṭ hình sư .̣năm 2015 cũng đưa ra khái niệm người có chức
vụ như sau: Người có chức vụ là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do hợp đồng
hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được
giao thực hiện một nhiệm vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi
thực hiện công vụ, nhiệm vụ [45, tr 03].
Theo quy đinḥ của Điều 352 BLHS năm 2015 các tội phạm tham
nhũng trong pháp luật hình sự là những hành vi xâm phạm hoạt động đúng
đắn của cơ quan, tổ chức do người có chức vụ (là người do bổ nhiệm, do bầu
cử, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác có hưởng lương hoặc không
hưởng lương được giao thực hiện một công vụ nhất định và có quyền hạn
nhất định trong khi thực hiện công vụ) thực hiện trong khi thi hành công vụ,
xâm phạm hoạt động đúng đắn của các cơ quan, tổ chức. Các tội phạm tham
nhũng trực tiếp xâm hại sự hoạt động đúng đắn của các cơ quan Nhà nước, tổ
chức xã hội. Xâm hại đến quan hệ sở hữu Nhà nước và xâm hại đến quyền
và lợi ích hợp pháp cơ bản của công dân. Trong đó, hoạt động đúng đắn của
cơ quan, tổ chức là những hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ do pháp luật
hoặc điều lệ quy định, những hoạt động này nhằm thực hiện chức năng và
mục đích đã đề ra.
Ví dụ: Theo quy định của pháp luật thì cán bộ, công chức phải chí
công, vô tư, không được lợi dụng chức vụ để trục lợi, nhưng trong cơ quan,
tổ chức nào đó có cán bộ đã tham ô, nhận hối lộ, hoặc lấy tiền của cơ quan,
tổ chức mà mình là thành viên để đưa hối lộ… là đã xâm phạm đến hoạt
động đúng đắn của cơ quan, tổ chức đó. Có thể nói, những hoạt động đúng
đắn của cơ quan, tổ chức bị xâm phạm do các tội phạm về tham nhũng gây

ra, chính là những quy định của pháp luật hoặc của điều lệ buộc phải làm mà
không làm, cấm không được làm thì lại làm. Những quy định cụ thể này
được thể hiện trong từng hành vi phạm tội cụ thể trong từng tội phạm về
tham nhũng trong chương này. Hành vi khách quan của các tội phạm tham
nhũng là đa số các tội phạm về tham nhũng được thể hiện bằng hành động.
Đa số các tội phạm tham nhũng có cấu thành tội phạm (CTTP) hình thức –
tức là trong mặt khách quan chỉ có dấu hiệu hành vi khách quan mà không có
dấu hiệu hậu quả [7,tr 14].


Từ những phân tích trên có thể rút ra khái niệm các tội phạm tham
nhũng như sau: Tội phạm tham nhũng là những hành vi nguy hiểm cho xã
hội được quy định trong luật hình sự do người có chức vụ thực hiện trong
khi thực hiện công vụ bằng lôĩ cố ý trực tiếp xâm phạm hoạt động đúng đắn
của cơ quan, tổ chức.
1.2. Các đặc điểm cơ bản của các tội phạm tham nhũng
Thứ nhất, các tội phạm tham nhũng xâm phạm trực tiếp đến hoạt động
đúng đắn của các cơ quan, tổ chức, lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp
pháp của công dân:
Người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình
để thực hiện hành vi trái với công vụ được giao nhằm mục đích vụ lợi nhưng
không xâm hại đến uy tín và hoạt động đúng đắn của các cơ quan, tổ chức,
lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, thì không được
coi là tội phạm về tham nhũng mà chỉ là những vi phạm pháp luật khác của
người có chức vụ, quyền hạn. Thông thường, một người có chức vụ, quyền
hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình thực hiện hành vi trái với công
vụ được giao, thì sẽ xâm hại đến uy tín và hoạt động đúng đắn của các cơ
quan, tổ chức, lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân.
Đây là những quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ.
Hay nói cách khác, sự xâm hại đến các quan hệ xã hội nói trên là hậu

quả tất yếu của hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái với công vụ của
người có chức vụ, quyền hạn. Trên thực tế, người có chức vụ, quyền hạn mặc
dù đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình thực hiện hành vi trái với công
vụ được giao nhằm mục đích vụ lợi nhưng không xâm phạm đến những quan
hệ xã hội nói trên hoặc mức độ xâm hại đến những quan hệ xã hội đó chưa
đến mức độ nguy hiểm cho xã hội, thì hành vi đó không được coi là phạm tội
tham nhũng [9, tr 22].
Tùy thuộc vào điều kiện kinh tế – xã hội, ở mỗi giai đoạn khác nhau,
pháp luật hình sự quy định mức độ xâm hại đến các quan hệ xã hội của hành
vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn của người có chức vụ, quyền hạn cũng khác
nhau. Tuy nhiên, cần khẳng định rằng, không thể quy kết bất kỳ một hành vi
lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái công vụ của người có chức vụ, quyền
hạn là phạm tội tham nhũng khi hành vi đó không xâm hại đến uy tín và hoạt
động đúng đắn của các cơ quan, tổ chức, lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích
hợp pháp của công dân.


Thứ hai, trong các tội phạm tham nhũng, người có chức vụ lợi dụng
chức vụ, quyền hạn được giao để thực hiện hành vi trái với công vu..̣
Trên cơ sở quyền hạn được giao, trong khi thi hành công vụ, người có
chức vụ, quyền hạn đã thực hiện hành vi (hành động hoặc không hành động)
trái với công vụ được giao, trái với các quy định của pháp luật. Tội phạm về
tham nhũng bao giờ cũng được thực hiện trong mối liên hệ chặt chẽ với chức
năng, quyền hạn của người có chức vụ, quyền hạn. Hay nói một cách cụ thể
hơn, trong tất cả các tội phạm về tham nhũng nhất thiết phải có dấu hiệu lợi
dụng chức vụ, quyền hạn của người có chức vụ, quyền hạn để thực hiện hành
vi trái công vụ được giao. Trường hợp không chứng minh được dấu hiệu lợi
dụng chức vụ, quyền hạn để thực hiện hành vi trái công vụ được giao, thì
không thể coi bất kỳ hành vi vi phạm pháp luật nào của người có chức vụ,
quyền hạn là tội phạm về tham nhũng. Đối với các tội phạm khác, dấu hiệu

lợi dụng chức vụ, quyền hạn chỉ là tình tiết tăng nặng định khung trong
BLHS. Thứ ba, chủ thể của các tội phạm tham nhũng là người có chức vụ,
quyền hạn.
Chức vụ và quyền hạn là hai dấu hiệu quan hệ chặt chẽ với nhau nhưng
không đồng nhất. Một người có chức vụ thì đương nhiên người đó có một số
quyền hạn nhất định. Tuy nhiên, một người có quyền hạn thì không nhất thiết
người đó phải là người có chức vụ. Tùy theo từng cách tiếp cận, có nhiều
quan điểm về các dấu hiệu, điều kiện của người có chức vụ, theo các phạm
vi rộng, hẹp khác nhau. Tuy nhiên, phần lớn các quan điểm đều thống nhất
rằng, người có chức vụ phải là người thỏa mãn các điều kiện sau:
– Do bổ nhiệm, do dân cử, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác;
– Đang làm việc trong một cơ quan hoặc tổ chức;
– Có hưởng lương hoặc không hưởng lương;
– Được cơ quan, tổ chức, giao cho thực.̣ hiện một công vu .̣nhất định
– Theo nhiệm vu .̣ được giao , khi thực hiện công vu .̣ , người đó có
quyền hạn nhất định [9, tr 35].
Thứ tư, các tội phạm tham nhũng được thực hiện bằng lỗi cố ý trực tiếp
và mục đích vụ lợi. Tội phạm về tham nhũng là các hành vi cố ý trực tiếp,
có mục đích. Mục đích của các tội phạm về tham nhũng phải là mục đích vụ
lợi.


Trường hợp một người có chức vụ, quyền hạn thực hiện hành vi không
cố ý hoặc không có mục đích vụ lợi thì hành vi đó không được coi là hành vi
lơị dụng chức vụ quyền hạn . Việc chứng minh dấu hiệu mục đích vụ lợi để
từ đó truy cứu trách nhiệm của người phạm tội luôn là vấn đề khó khăn,
phức tạp nhất trong các vụ việc có dấu hiệu tham nhũng. Trước khi Luật
Phòng, chống tham nhũng năm 2005 được ban hành, trong các văn bản pháp
luật về phòng, chống tham nhũng của Việt Nam quy định về dấu hiệu vụ lợi
chỉ dừng lại ở các lợi ích vật chất có thể định lượng được một cách cụ thể.

Điều này đã làm hạn chế không nhỏ đến hiệu quả của công tác phòng, chống
tham nhũng nói chung và tội phạm về tham nhũng nói riêng. Để thống nhất
về mặt nhận thức và tạo cơ sở cho việc áp dụng pháp luật, tại khoản 5, Điều
2 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2005 quy định: “Vụ lợi là lợi ích vật
chất, tinh thần mà người có chức vụ, quyền hạn đạt được hoặc có thể đạt
được thông qua hành vi tham nhũng” [42, tr 11].
Như vậy, dấu hiệu vụ lợi đối với các hành vi tham nhũng được xác
định, không chỉ riêng trường hợp người có chức vụ, quyền hạn đã đạt được
lợi ích mà còn bao gồm cả trường hợp người đó sẽ đạt được lợi ích trong
tương lai. Đồng thời, lợi ích bao gồm cả lợi ích vật chất và lợi ích tinh thần .
Theo quy đinḥ của BLHS năm 2015 thì ngoài các lợi ích vật chất thì các lợi
ích phi vật chất.
2. Khái quát lịch sử Luật hình sự Việt Nam quy định về các tội
phạm tham nhũng
Các tội phạm về tham nhũng là một hiện tượng mang tính lịch sử xã
hội, nó ra đời, tồn tại gắn với sự tồn tại của Nhà nước. Đó không chỉ là sự
băng hoại đạo đức, bất công xã hội mà còn có thể làm suy vong những quốc
gia hùng mạnh nhất, sụp đổ cả thể chế chính trị. Đặc biệt, các tội về tham
nhũng chức vụ làm xói mòn nền pháp quyền và gây tổn hại đến uy tín của
Nhà nước, cũng như làm giảm niềm tin của người dân vào hệ thống chính trị,
nhất là các cơ quan Nhà nước. Lịch sử loài người đã chứng minh rằng tham
nhũng là mặt trái của quyền lực nhưng song hành với quyền lực. Xã hội
nguyên thủy không có tư hữu, của cải dùng chung hoặc chia đều; không có
giai cấp với đặc quyền, đặc lợi, không áp bức, bóc lột nên không có các tội
về tham nhũng, tham nhũng. Chế độ tư hữu, giai cấp và Nhà nước đã tạo ra
quyền lực với các loại chức tước, đẳng cấp, đặc quyền, đặc lợi…


Quyền lực đó không được giám sát chặt chẽ sẽ xảy ra hiện tượng độc
quyền, cửa quyền, lạm quyền…là nguồn gốc của tham nhũng và các tội

phạm tham nhũng. Tham nhũng là một căn bệnh của Nhà nước. Do đó,
nghiên cứu tham nhũng, phòng, chống tham nhũng chủ yếu là nghiên cứu
Nhà nước, phương thức tổ chức và thực thi quyền lực Nhà nước. Vậy nên
việc kiểm soát và tiêu trừ các tội phạm liên quan đến tham nhũng là mục tiêu
của hầu hết các chính quyền, nhà nước. Nhưng đến nay, có thể khẳng định
chưa có Nhà nước nào trên thế giới dám tuyên bố đã có thể kiểm soát và tiêu
trừ được hoàn toàn các tội phạm tham nhũng [19, tr21]. Do đó, đối mặt và
tuyên chiến với các tội phạm tham nhũng, tham nhũng là vấn đề của mọi
quốc gia, dân tộc. Bởi lẽ tham nhũng luôn gắn liền với quyền lực, gắn liền
với Nhà nước nên khi còn quyền lực, còn Nhà nước thì còn tham nhũng, còn
tội phạm về tham nhũng. Ngay cả những quốc gia tiên tiến nhất thế giới cũng
cần thường xuyên phòng, chống tham nhũng. Việt Nam cũng không nằm
ngoài quy luật đó và đã có một lịch sử lập pháp lâu dài ghi dấu những nỗ lực
đấu tranh chống tham nhũng và các tội phạm về tham nhũng khác như được
ghi nhận dưới đây.
2.1. Giai đoạn trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945
Ở nước ta, ngay từ trong xã hội phong kiến, việc đấu tranh phòng,
chống các hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội đã được đặt ra
như một yêu cầu tất yếu để bảo vệ chế độ và bộ máy nhà nước phong kiến
đương thời. Các đạo luật quan trọng trong lịch sử như: Bộ luật Hình thư
(Nhà Lý), Bộ Quốc triều Thông lễ (Nhà Trần), Bộ Quốc triều Hình luật (Nhà
Lê), Bộ luật Gia Long (Nhà Nguyễn) đều có ghi nhận và trừng trị những
hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội của những người có chức
vụ, quyền hạn trong xã hội thời bấy giờ. Nổi bật trong đó là Bộ Quốc triều
Hình luật đã đặt ra các quy định trừng trị nhiều hành vi phạm tội tham
nhũng, tội phạm liên quan đến tham nhũng như: nhận hối lộ, đưa hối lộ, làm
trung gian hối lộ, lợi dụng chức vụ để chiếm đoạt tài sản; v.v…
Hành vi nhận hối lộ được Quốc triều Hình luật quy định chung tại Điều
138 – quan lại ăn hối lộ với khung hình phạt nghiêm khắc: “Quan ty làm trái
pháp luật mà ăn hối lộ từ 1 quan đến 9 quan thì xử tội biếm hay bãi chức; từ

10 đến 19 quan thì xử tội đồ hay lưu, từ 20 quan trở lên thì xử tội chém.
Những bậc công thần, quý thần cùng những người có tài dự vào hạng bát
nghị mà ăn hối lộ từ 1 quan đến 9 quan thì phạt tiền 50 quan; từ 10 đến 19


quan thì phạt tiền 60 quan đến 100 quan, từ 20 quan trở lên thì xử tội đồ,
những tiền ăn hối lộ xử phạt gấp đôi nộp vào kho” [11, tr 12]. Bên cạnh quy
định chung này, Bộ luật còn có quy định về các hành vi nhận hối lộ trong
lĩnh vực cụ thể như: Điều 170 về nhận hối lộ trong việc tuyển đinh, tráng vào
quân đội; Điều 197 về nhận hối lộ trong khi mật tra của quan Liêm phóng;
Điều 229 về nhận hối lộ để không tâu với quan trên về hành vi khinh nhờn;
…. Như vậy, có thể khẳng định rằng, những quy định này khá chặt chẽ về kỹ
thuật lập pháp, xác định ra các mức khung hình phạt rạch ròi, từ thấp đến
cao, tương ứng với mức độ nghiêm trọng của hành vi nhận hối lộ. Tuy
nhiên, đằng sau đó vẫn ẩn chứa tính bất bình đẳng khi ít nhiều nương nhẹ
cho tầng lớp quý tộc, hoàng thân, quốc thích phạm tội bằng việc đặc cách
cho áp dụng hình phạt tiền hoặc hình phạt nhẹ hơn quy định. Đồng thời với
trừng phạt hành vi nhận hối lộ, Quốc triều Hình luật cũng có những quy định
tiến bộ về xử lý cả hành vi đưa hối lộ, trung gian, môi giới hối lộ.
Điều 137 quy định: “Những kẻ đến cầu cạnh với quan chủ ty việc
trái pháp luật và kẻ vì người khác mà đến cầu cạnh thay, đều xử tội biếm hay
phạt; quan chủ ty nghe theo thì phải ghép vào tội làm trái pháp luật, việc
chưa thi hành thì xử tội biếm hay phạt. Việc làm trái pháp luật ấy thuộc về
tội nặng thì quan chủ ty phải ghép tội ăn tiền mà xóa tội hay gán tội cho
người ta trái sự thực; kẻ vì người mà đến cầu cạnh thì xử tội nhẹ hơn quan
chủ ty ba bậc; tự mình có tội mà đến cầu cạnh thì xử tội nhẹ hơn quan chủ ty
hai bậc”. Ngoài ra, Điều 140 quy định: “Những người đưa hối lộ mà xét ra
việc của họ có trái lẽ thì theo việc của họ mà định tội. Còn người nào thật
oan khổ, vì muốn cho khỏi tội mà hối lộ thì được giảm tội. Người nào không
phải việc mình mà đi hối lộ thay người khác thì xử tội nhẹ hơn người

ăn hối lộ hai bậc. Những người thuộc hạ mà xúc xiểm quan trên thì cũng xử
tội như thế. Của hối lộ phải nộp vào kho” [22, tr 32]… Những quy định này
đã đặt ra những giả định rất cụ thể, sát với tình huống trong đời sống thực tế
(hối lộ, giúp hối lộ, nhận hối lộ, đưa hối lộ vì muốn giải oan, nhận hối lộ
nhưng chưa thực hiện việc được yêu cầu…); cũng như phân hóa trách nhiệm
hình sự sâu sắc tương ứng với từng loại chủ thể và tính chất của hành vi
(người đưa hối lộ, người trung gian, người nhận hối lộ); thể hiện tinh thần
nhân đạo với những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự hợp lý, hợp tình.
Ngoài hành vi nhận, đưa, trung gian đưa hối lộ, Quốc triều Hình luật còn quy
định một số hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn khác để trục lợi như: quan
giám quản tự tiện dùng dân đinh làm việc riêng cho mình (Điều 166); quan


thu thuế giấu bớt thuế đã thu hoặc thu thêm thuế để làm của riêng (Điều
206); … Như vậy, có thể nói rằng những quy định của Quốc triều Hình luật
về các tội phạm về tham nhũng, tham nhũng là một điểm sáng trong lịch sử
lập pháp Việt Nam.
Sau đó, Hoàng Việt luật lệ của triều Nguyễn mặc dù chịu ảnh hưởng
sâu sắc từ pháp luật phong kiến Trung Hoa nhưng cũng vẫn tiếp thu được
một phần những tiến bộ đó trong quy định các tội phạm về tham nhũng, tham
nhũng. Luật này quy định về các hành vi nhận hối lộ hoặc lợi dụng chức vụ
nhũng nhiễu nhân dân và đều bị xử lý nghiêm khắc. Chẳng hạn, Chương IX
– Nhận hối lộ, Quyển XVII quy định chín điều luật để xử lý như: Điều 1 –
Quan lại nhận tiền của; Điều 2 – Tọa tang chí tội; Điều 3 – Sau công việc
mới nhận tiền; Điều 4 – Quan lại hứa nhận tiền của; Điều 5 – Có công việc
dùng tiền của cầu cạnh; Điều 6 – Làm quan lại sách nhiễu vay mượn tiền của
của dân; Điều 7 – Cho người nhà sách nhiễu tiền của; Điều 8 – Nhận việc
công bắt dân đóng góp và Điều 9 – Lưu giữ tang vật ăn trộm. Điều 1 quy
định quan lại nhận tiền của nêu rõ: “Phàm quan lại mà nhận của thì tính hết
tang vật mà định tội. Quan thì bị truy thu bằng sắc và bị cấm không được

dùng các danh hiệu quan chức hoặc phẩm hàm, lại thì bị bãi chức dịch, đều
không được tiếp tục sử dụng… Theo lệ thì các quan viên phạm tội từ phạt
100 trượng đều bị bãi chức, không được tiếp tục sử dụng, riêng phạm tội
nhận hối lộ chỉ từ 1 lạng trở xuống, nếu uổng pháp phạt 70 trượng, nếu bất
uổng pháp phạt 60 trượng, đều bị bãi chức…” [22, tr 23]; Điều 4 quy định về
quan lại hứa nhận tiền của nêu: “Phàm quan lại đồng ý cho đem tiền của tới,
tuy chưa tiếp nhận, nhưng nếu là trường hợp việc bị xử sai, chuẩn theo điều
uổng pháp mà luận tội…”;
Điều 6 quy định về làm quan lại sách nhiễu, vay mượn tiền của dân
nghiêm trị “phạm quan lại cấu kết với đồng bọn cường hào sách nhiễu, vay
mượn tiền của của dân sở tại thuộc mình cai quản, thì tính toàn bộ tang vật,
chuẩn theo điều bất uổng pháp mà luận tội. Nếu là cưỡng mức thì chuẩn theo
điều uổng pháp mà luận tội, tiền của trả lại cho chủ…”; Điều 9 quy định
trường hợp “phàm quan tuần bố đã bắt được bọn trộm cướp kèm theo tang
vật mà lưu giữ tang vật không đưa lên quan thì phạt 40 roi. Nếu bỏ túi tính
tang thì lấy bất uổng pháp luận tội…”. Thậm chí, ngay cả các quan lợi dụng
chức vụ, quyền hạn sử dụng dân đinh, phu thợ làm việc riêng cũng bị xử lý.
Điều 9 (Chương I – Hộ dịch, Quyển VI) quy định: “Phàm các quan ty sai
khiến dân sở tại làm việc riêng cho mình và quan giám công sai dân thợ làm


việc riêng cho mình ở nơi xa ngoài 100 dặm hoặc sai khiến lâu ngày ở nhà
mình, thì đối với quan ti cứ sai khiến 1 tên dân là bị xử đánh 40 roi, cứ 5 tên
lại tăng thêm một mức, tội nặng nhất cũng chỉ đánh 80 trượng…”.
Tiếp đến, cả việc gây khó dễ ở cửa quan, bến đò cũng bị xử lý nghiêm
khắc. Điều 3 (Chương III – Quan ải, Quyển XI) quy định: “Người và thuyền
bè qua lại nơi cửa quan, bến đò mà thủ bá không lập tức xét hỏi, kiểm tra rồi
quan đi qua mà vô cớ gây cản trở, thì cứ chậm một ngày bị xử phạt 20 roi,
thêm một ngày thì xử tăng một mức, tội chỉ tới mức 50 roi. Nếu nhận hối lộ
thì chiếu theo lệ quan lại làm việc nhận hối lộ thì người hữu sự, luận tội uổng

pháp, tính theo số tang vật mà xử tội…”. Đặc biệt, để phòng ngừa tham
nhũng, tiêu cực, tham ô, Bộ luật còn quy định tại Ðiều 5 – Tậu ruộng đất,
nhà cửa ở khu vực mình cai quản (Chương II – Ruộng đất, Quyển VI) nêu
rõ: “Phàm quan lại đương chức không được mua tậu ruộng đất, nhà cửa ở
khu vực mình cai quản. Nếu vi phạm, xử phạt 50 roi, bãi nhiệm, ruộng đất
nhà cửa đem sung công”; Điều 7 – Vay mượn riêng tiền lương của công
(Chương IV – Kho tàng, Quyển VIII) quy định: “Phàm giám thủ, chủ thủ
đem các loại tiền lương của Nhà nước mượn riêng hoặc chuyển cho người
khác vay mượn, tuy có văn tự, đều bị tính theo tang vật mà xử vào tội giám
thủ tự lấy trộm… Nếu đem đồ vật của mình thay thế đổi lấy đồ vật của Nhà
nước thì cũng xử tội như thế. Đồ vật của riêng đó đem sung công…” [22,
tr41]…
Tóm lại, trong xã hội phong kiến Việt Nam, việc đấu tranh phòng,
chống tội phạm chức vụ và các tội phạm về tham nhũng đã được các triều
đình quan tâm sâu sắc. Mặc dù pháp luật phong kiến quy định về các tội
phạm mà đối tượng là quan lại hoặc những người có chức sắc nhất định có
thể còn chứa đựng sự bất công, phân biệt đẳng cấp (về sau đặc biệt là trong
thời kỳ thực dân Pháp xâm lược) hoặc chịu ảnh hưởng chi phối của pháp luật
Trung Hoa nhưng cơ bản đã đạt được các thành tựu nhất định trong đấu tranh
phòng , chống tham nhũng , lãng phí , tiêu cực mà những điểm tiến bộ của
chúng có thể kế thừa để hoàn thiện pháp luật (hình sự ) Việt Nam hiện đại.
2.2. Giai đoạn từ sau 1945 đến trước khi ban hành Bộ luật hình sự
Việt Nam năm 1985
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, Nhà nước Việt Nam Dân
chủ Cộng hòa ra đời. Nhận thức rõ muốn xây dựng được chính quyền trong
sạch, vững mạnh và củng cố nền độc lập vừa giành được thì phải chú trọng


việc ngăn chặn tệ nạn tham nhũng và các tội phạm về tham nhũng, bảo vệ tài
sản xã hội chủ nghĩa, tài sản của nhân dân, Đảng và Nhà nước ta đã sớm ban

hành nhiều văn bản pháp luật quy định và trừng phạt các hành vi tham
nhũng. Trước khi có một Bộ luật hình sự năm 1985, phải kể đến một số các
văn bản tiêu biểu có quy định trực tiếp hoặc gián tiếp các tội phạm về tham
nhũng như: Sắc lệnh 267/SL ngày 15/6/1946 quy định trừng trị những âm
mưu và hoạt động phá hoại tài sản của Nhà nước, của hợp tác xã và của nhân
dân làm cản trở việc thực hiện chính sách, kế hoạch của Nhà nước; Sắc lệnh
số 223/SL ngày 27/11/1946 về trừng trị các tội hối lộ, phù lạm, biển thủ công
quỹ;
Pháp lệnh trừng trị các tội phạm xâm phạm tài sản xã hội chủ nghĩa và
Pháp lệnh trừng trị các tội phạm xâm phạm tài sản riêng của công dân được
ban hành ngày 21/10/1970; Sắc luật 267/SL ngày 15/5/1956 về tội cố ý làm
trái công tác phụ trách gây hậu quả nghiêm trọng; Sắc luật số 001/SL ngày
19/4/1957 về cấm mọi hành vi đầu cơ kinh tế; Quyết định số 550/QĐ-TTg
ngày 16/02/1971 của Thủ tướng Chính phủ về việc nghiêm cấm lập quỹ trái
phép trong các xí nghiệp và các cơ quan Nhà nước; Pháp lệnh trừng trị các
tội hối lộ được ban hành ngày 20/5/1981…Trong đó, Sắc lệnh số 223/SL
ngày 27/11/1946 về trừng trị các tội hối lộ, phù lạm, biển thủ công quỹ là
văn bản pháp luật đầu tiên tập trung quy định riêng về tội phạm tham nhũng
của Nhà nước ta. Mặc dù được ban hành khi Nhà nước non trẻ mới ra đời
một năm nhưng Sắc lệnh này đã có nhiều điểm tiến bộ đáng ghi nhận
như: Một là, Sắc lệnh quy định và trừng phạt hai dạng hành vi cơ bản liên
quan đến tham nhũng: hối lộ (đưa, nhận hối lộ) và tham ô (phù lạm, biển
thủ).
Điều 1 Sắc lệnh quy định: “Tội đưa hối lộ cho công chức, tội công
chức nhận hối lộ hoặc phù lạm, biển thủ công quỹ hay của công dân đều bị
phạt khổ sai từ năm đến hai mươi năm và phạt bạc gấp đôi tang vật hối lộ,
phù lạm hay biển thủ; tang vật hối lộ bị tịch thu sung công; người phạm tội
có thể bị xử tịch thu nhiều nhất là đến ba phần tư gia sản; các đồng phạm và
tòng phạm cũng bị phạt như trên” [24, tr 45]. Hai là, Sắc lệnh đã xác định
một cách rõ ràng về chủ thể của các tội phạm về tham nhũng. Điều 3 Sắc

lệnh này quy định: “Đối với tội trên, công chức còn gồm nhân viên Chính
phủ, trong Ủy ban hành chính các cấp, các cơ quan do nhân dân bầu lên,
trong bộ đội và tất cả những người phụ trách một công vụ”. Như vậy, chủ thể
của tội phạm về tham nhũng khá rộng, là cán bộ, công chức và có thể là bất


kỳ ai có chức vụ, quyền hạn. Ba là, các hình phạt được quy định hợp lý và
hiệu quả. Hình phạt ở đây vừa thể hiện tính nghiêm khắc vừa có tinh thần
nhân đạo, lại phù hợp với đặc thù của tội phạm về tham nhũng.
Hình phạt cao nhất đối với các tội phạm này có thể lên đến 20 năm tù
khổ sai, thể hiện thái độ đấu tranh kiên quyết và không khoan nhượng của
Nhà nước. Các hình phạt mang nặng tính kinh tế rất phù hợp để thu hồi tài
sản thất thoát do tham nhũng. Tuy nhiên, quy định “tịch thu nhiều nhất là đến
ba phần tư gia sản” của người phạm tội lại thể hiện tính nhân văn sâu sắc của
chế độ dân chủ mới (để lại một phần tư gia sản có thể bảo đảm cuộc sống
cho những người phụ thuộc). Bốn là, Sắc lệnh đã thể hiện sự phân hóa trách
nhiệm hình sự sâu sắc trong đường lối xử lý – phân biệt người đưa hối lộ chủ
động hay bị bắt ép; khoan hồng đối với những người tự thú, tố giác đồng
bọn. Theo đó, Điều 2 Sắc lệnh này quy định: “Người phạm tội đưa hối lộ cho
một công chức mà tự ý cáo giác cho nhà chức trách việc hối lộ ấy và chứng
minh rằng đưa hối lộ là vì bị công chức cưỡng bách ước hứa hay là dùng
cách trá ngụy thì người ấy được miễn hết các tội. Trong trường hợp này, tang
vật hối lộ được hoàn lại”. Do đó, với những ưu điểm đã nêu, có thể khẳng
định “đạo luật” đầu tiên về các tội tham nhũng với vẻn vẹn 300 từ của Nhà
nước ta cho đến nay vẫn còn nguyên những giá trị xứng đáng để kế thừa 24
[48].
Sau Sắc lệnh số 223/SL ngày 27/11/1946, các văn bản pháp luật khác
cũng tiếp tục đề cập đến một số hành vi phạm tội liên quan đến chức vụ. Tuy
nhiên, chỉ đến Pháp lệnh trừng trị các tội hối lộ ngày 20/5/1981 thì các tội
phạm về tham nhũng mới được tập trung điều chỉnh một cách hệ thống.

Trong Pháp lệnh, lần đầu tiên tội nhận và đưa hối lộ được quy định độc lập
với nhau, hành vi môi giới hối lộ cũng được đề cập tới. Điều 1 Pháp lệnh đã
xác định: “Tội hối lộ bao gồm nhận hối lộ, đưa hối lộ và môi giới hối lộ”.
Sau đó, Điều 2 Pháp lệnh xác định hành vi nhận hối lộ; Điều 3 về hành vi
đưa hối lộ, môi giới hối lộ; Điều 4 về hành vi lợi dụng ảnh hưởng đối với
người có chức, có quyền để phạm tội. Đặc biệt, Pháp lệnh cũng thể hiện
chính sách phân hóa rõ rệt trong xử lý tham nhũng.
Điều 5 Pháp lệnh xác định sáu trường hợp cần xử nặng gồm: phạm tội
hối lộ có tổ chức; phạm tội hối lộ nhiều lần; dùng thủ đoạn xảo quyệt để thực
hành hối lộ; của hối lộ có giá trị lớn; lợi dụng chức vụ cao để nhận hối lộ;
phạm tội hối lộ gây hậu quả nghiêm trọng. Điều 8 quy định ba trường hợp


miễn, giảm trách nhiệm hình sự và miễn hình phạt đối với những trường hợp
phạm tội lần đầu, không nghiêm trọng; trường hợp trước khi bị phát giác đã
chủ động khai báo, giao nộp của hối lộ và trường hợp sau khi bị phát giác tỏ
ra thành thực hối cải, khai rơ sự việc… Đặc biệt, Điều 9 Pháp lệnh quy định:
“Người bị ép buộc đưa hối lộ, nếu chủ động khai báo trước khi bị phát giác
thì được coi là không có tội”. Bên cạnh đó, Pháp lệnh còn có quy định khen
và thưởng giá trị vật chất đối với người tố giác, giúp đỡ cơ quan chức năng
đấu tranh chống lại hành vi hối lộ (Điều 12). Những quy định này có ý nghĩa
rất quan trọng nhằm khuyến khích phát hiện, đấu tranh và xử lý kịp thời các
tội phạm về tham nhũng – loại tội phạm có tỷ lệ ẩn rất cao [22, tr 10].
Bên cạnh những thành tựu nêu trên, quy định của pháp luật hình sự
Việt Nam về các tội phạm tham nhũng trong thời kỳ từ năm 1945 đến trước
năm 1985 còn một số hạn chế như: Các tội phạm về tham nhũng được quy
định một cách giản đơn, gộp nhiều hành vi vào một tội, các dấu hiệu của cấu
thành tội phạm chưa được mô tả cụ thể, rõ ràng. Tuy vậy, đánh giá một cách
tổng thể thì có thể khẳng định rằng, các quy định đó đã phản ánh được tình
hình thực tế khách quan của đất nước, có ý nghĩa chính trị, pháp lý và xã hội

sâu sắc, có vai trò quan trọng trong việc đấu tranh phòng, chống và hạn chế
đáng kể các hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn xâm phạm uy tín, hoạt
động đúng đắn của cơ quan, tổ chức, lợi ích của Nhà nước, tài sản và lợi ích
hợp của công dân, góp phần quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc.
2.3. Giai đoạn từ sau khi ban hành Bộ luật hình sự Việt Nam năm
1985 đến trước năm 1999
Cùng với sự phát triển kinh tế – xã hội, các tội phạm tham nhũng ngày
càng phát triển mạnh và phức tạp, tính chất, mức độ và hậu quả ngày càng
nghiêm trọng hơn. Các văn bản pháp luật ban hành trước năm 1985 ngày
càng trở nên lạc hậu, không còn phù hợp với tình hình đó. Ngày 27/6/1985,
Bộ luật hình sự đầu tiên của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được
ban hành. Kế thừa kinh nghiệm lập pháp hình sự và kinh nghiệm đấu tranh
phòng, chống tội phạm những giai đoạn trước đó, Bộ luật hình sự năm 1985
đã dành một Chương IX quy định về các tội phạm về chức vụ. Khái
niệm tội phạm về chức vụ tại Điều 219 quy định như sau: “Tội phạm về chức
vụ là những hành vi xâm phạm hoạt động đúng đắn của cơ quan Nhà nước
hoặc tổ chức xã hội do người có chức vụ, quyền hạn thực hiện trong khi thi


hành nhiệm vụ”. Điều 219 cũng diễn giải khái niệm “người có chức vụ” là
người “do bổ nhiệm, do dân cử, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có
hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện một công vụ
nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện công vụ” [18, tr24]
Các tội phạm về chức vụ được quy định trong Bộ luật hình sự năm
1985 bao gồm: Điều 220. Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng;
Điều 221. Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lạm quyền trong khi thi
hành công vụ; Điều 222. Tội cố ý làm lộ bí mật công tác, tội chiếm đoạt,
mua bán hoặc tiêu huỷ tài liệu bí mật công tác; Điều 223. Tội vô ý làm lộ bí
mật công tác, tội làm mất tài liệu bí mật công tác; Điều 224. Tội giả mạo

trong công tác; Điều 225. Tội đào nhiệm; Điều 226. Tội nhận hối lộ; Điều
227. Tội đưa hối lộ, tội làm môi giới hối lộ; Điều 228. Tội lợi dụng ảnh
hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi.
Như vậy, ở chương IX Bộ luật hình sự năm 1985, không có quy định
riêng về tội phạm tham nhũng mà quy định chung là tội phạm về chức vụ,
trong đó có những tội có dấu hiệu cấu thành tội phạm của các tội phạm tham
nhũng đã được mô tả tương đối cụ thể. Hình phạt đối với các tội phạm này
được quy định nghiêm khắc và đa dạng, tuy nhiên hình phạt có tính kinh tế
nhằm thu hồi tài sản vốn rất quan trọng để khắc phục hậu quả của tham
nhũng lại bị bỏ qua. Mặc dù vẫn có một số hạn chế nhất định nhưng Bộ luật
hình sự năm 1985 là một văn bản pháp luật có ý nghĩa quan trọng trong việc
đấu tranh phòng, chống các tội phạm nói chung và tội phạm về tham nhũng
nói riêng. Các quy định của Bộ luật đã thể hiện chính sách hình sự của Đảng
và Nhà nước ta là xử lý nghiêm khắc, không khoan nhượng đối với loại tội
phạm này. Bộ luật hình sự năm 1985 đã đánh dấu bước phát triển tiến bộ về
lập pháp hình sự nước ta, là cơ sở nền tảng cho việc hoàn thiện các quy định
đối với các tội phạm về tham nhũng sau này. Bộ luật hình sự sau đó được sửa
đổi, bổ sung vào các năm 1989, 1991, 1992 và 1997 [27, tr 34].
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS năm 1985 được Quốc hội
thông qua ngày 10/5/1997, tại Điều 1 quy định sửa đổi, bổ sung một số điều
của BLHS về các tội phạm tham nhũng, trong đó lần đầu tiên LHS sử dụng
thuật ngữ tội phạm tham nhũng và nêu tên tội danh cụ thể về tham nhũng, đó
là các tội: Tội tham ô tài sản xã hội chủ nghĩa (Điều 133); Tội lợi dụng chức
vụ, quyền hạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa (Điều 134a); Tội
lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản xã hội chủ nghĩa (Điều


137a); Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản của công dân
(Điều 156); Tội lập quỹ trái phép (Điều 175); về tội lợi dụng chức vụ, quyền
hạn hoặc lạm quyền trong khi thi hành công vụ (Điều 221); Tội lạm quyền

trong khi thi hành công vụ (Điều 221a); Tôi giả mạo trong công tác (Điều
224); Tội nhận hối lộ (Điều 226); Tội đưa hối lộ, tội làm môi giới hối lộ
(Điều 227); Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng với người khác
để trục lợi (Điều 228a) [26 tr 115].
Ngoài ra, bổ sung cho Bộ luật hình sự năm 1985, Nhà nước ta còn ban
hành Pháp lệnh Phòng, chống tham nhũng năm 1998 quy định khá cụ thể về
khái niệm tham nhũng, các hành vi tham nhũng và các hành vi phạm tội chức
vụ khác. Bên cạnh đó, hàng loạt các văn bản khác của Nhà nước cũng tiếp
tục ban hành để tạo hệ thống văn bản đồng bộ trong công tác đấu tranh
chống tham nhũng như: Quyết định số 240-HĐBT ngày 26/6/1990 của Chủ
tịch Hội đồng Bộ trưởng về đấu tranh chống tham nhũng; Chỉ thị số 416-CT
ngày 03/12/1990 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về tăng cường công tác
thanh tra, điều tra, xử lý các việc tham nhũng và buôn lậu; Chỉ thị số 08CT/TATC ngày 06/12/1990 của Tòa án nhân dân tối cao về triển khai chống
tham nhũng, chống buôn lậu qua biên giới và một số tội phạm kinh tế khác;
Quyết định số 114-TTg ngày 21/11/1992 của Thủ tướng Chính phủ về những
biện
pháp cấp bách nhằm ngăn chặn và bài trừ tệ nạn tham nhũng và buôn
lậu; Nghị quyết của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
khóa IX, kỳ họp thứ tư ngày 30/12/1993 về thực hành tiết kiệm, chống lãng
phí, chống tham nhũng, chống buôn lậu… Tóm lại, cùng với Bộ luật hình
sự , hệ thống các văn bản trong lĩnh vực phòng, chống tham nhũng có vai trò
, ảnh hưởng mang tính tiền đề và là cơ sở pháp lý để tiếp tục hoàn thiện quy
định về các tội phạm về tham nhũng , chức vụ trong Bộ luật hình sự Việt
Nam năm 1999 hiện hành
3. Danh mục tài liệu tham khảo
Ban Bí thư Trung ương Đảng (1990), Chỉ thị số 64-CT/TW ngày
10-10-1990 về lãnh đạo đấu tranh chống tham nhũng.
4.

Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam

(2011), Quy định số 47-QĐ/TW ngày 01-11-2011 về những điều đảng viên
không được làm.
5.


Ban Chỉ đạo Tổng kết lý luận của Ban chấp hành Trung ương
(2005), Báo cáo tổng kết một số vấn đề lý luận – thực tiến qua 20 năm đổi
mới 1986-2006, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
6.

Ban Nội Chính Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam
(1998), Đấu tranh chống tham nhũng ở nước ta.
7.

Ban Tư tưởng Văn hoá Trung ương (2007), Đẩy mạnh học tập và
làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
8.

Bộ Chính trị (1963), Nghị quyết ngày 24-7-1963 về nâng cao
trách nhiệm, tăng cường quản lý kinh tế, tài chính, cải tiến kỹ thuật, chống
tham ô, lãng phí, quan liêu.
9.

Bộ Chính trị (1996), Nghị quyết số 14-NQ/TW ngày 15-5-1996
về đấu tranh chống tham nhũng.
10.

Chính phủ (2006), Nghị định số 120/2006/NĐ-CP ngày
20/10/2006
11.


Chính phủ (2009), Nghị quyết số 21/NQ-CP ngày 12/5/2009
về ban hành Chiến lược Quốc gia về phòng, chống tham nhũng đến năm
2020.
12.

Chủ tịch Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
(2009), Quyết định số 950/2009/QĐ-CTN về phê chuẩn Công ước của Liên
hợp quốc về chống tham nhũng.
13.

Nguyễn Đăng Dung (1996), Nhà nước và pháp luật đại cương,
Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hồ Chí Minh.
14.

Nguyễn Đăng Dung (2014), Giáo trình Lý luận và pháp luật
về phòng, chống tham nhũng, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
15.

Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn
quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội
16.

Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ X của Đảng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
17.

Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ XI của Đảng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
18.


Nguyễn Minh Đoan (2008), Vai trò của pháp luật trong đời sống
xã hội, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
19.


Đinh Bích Hà (người dịch) (2007), BLHS nước Cộng hòa nhân
dân Trung Hoa, Nxb Tư pháp, Hà Nội
20.

Đào Thanh Hải (2005), Đảng và Nhà nước đối với công tác thực
hành tiết kiệm chống tham ô lãng phí, phát huy dân chủ ở cơ sở trong thời
kỳ đổi mới, Nxb Lao động Xã hội, Hà Nội.
21.

Ngọ Duy Hiểu (2001), Đổi mới tư duy pháp lý về đấu tranh
phòng chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay, Luận văn Thạc sỹ Luật học,
22.

23.

Hồ Chí Minh (1998), Toàn tập, Tập 11, Nxb Chính trị quốc gia,

Hà Nội.
Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (1996), Giáo trình Nhà
nước và pháp luật xã hội chủ nghĩa, t1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
24.

Nguyễn Mạnh Kháng (1997), Bàn thêm về vấn đề đấu tranh
phòng chống tham nhũng, Tạp chí Nhà nước và pháp luật (11), tr.16-22.

25.

Nguyễn Văn Kim (2003), Pháp luật chống tham nhũng của các
nước trên thế giới, Nxb Văn hoá dân tộc, Hà Nội.
26.

Trần Ngọc Liêm (2007), Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu
quả công tác chống tham nhũng của các cơ quan thanh tra Nhà nước theo
Luật Phòng, chống tham nhũng, Đề tài khoa học cấp bộ, Thanh tra Chính
phủ.
27.

Liên hợp quốc (2003), Công ước quốc tế Liên hợp quốc
về chống tham nhũng.
28.

Lê Cảm (2007), Giáo trình LHS Việt Nam (phần các tội
phạm) Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
29.

Lê Văn Long (2003), Quan hệ pháp luật – những vấn đề lý luận
và thực tiễn ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ luật học, Trường Đại học
Luật Hà Nội.
30.

Đinh Văn Minh (2006), Một số vấn đề về tệ nạn tham nhũng và
những nội dung cơ bản của Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2005,
Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
27.


Dương Tuyết Miên (người dịch) (2010), BLHS Thụy Điển, Nxb
Công an nhân dân, Hà Nội
28.


Trần Công Phàn (2004), Tình hình, nguyên nhân và các biện pháp
đấu tranh phòng, chống các tội tham nhũng, Luận án Tiến sỹ Luật học.
29.

Đỗ Ngọc Quang (1997), Bàn về khái niệm tham nhũng, Tạp chí
Khoa học, Đại học Quốc gia Hà Nội (4).
30.

Quốc hội (1985), BLHS nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam, Hà Nội.
31.

32.

Quốc hội (1992), Hiến pháp năm 1992, (sửa đổi, bổ sung ngày 7-

1-2002).
33.

Quốc hội (1998), Luật Khiếu nại, tố cáo ngày 11-12-1998.

34.

Quốc hội (1998), Pháp lệnh Chống tham nhũng ngày 9-3-1998.


Quốc hội (1998), Pháp lệnh Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
ngày 9-3-1998.
35.

Quốc hội (1999), BLHS nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam, Hà Nội.
36.

Quốc hội (2000), Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của
Pháp lệnh Chống tham nhũng ngày 12-5-2000.
37.

38.

Quốc hội (2004), Luật Thanh tra ngày 15-6-2004.

39.

Quốc hội (2005), Luật Kiểm toán Nhà nước ngày 14-6-2005.

40.

Quốc hội (2005), Luật Luật phòng, chống tham nhũng ngày 29-

11-2005.
Quốc hội (2005), Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí ngày
29-11-2005.
41.

Quốc hội (2007), Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật

phòng, chống tham nhũng ngày 17-8-2007.
42.

Quốc hội (2012), Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
phòng, chống tham nhũng ngày 23-11-2012.
43.

Quốc hội (2015), BLHS nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam, Hà Nội.
44.

45.

Quốc hội (2010), Luật Thanh tra ngày 15-11-2010.

46.

Quốc hội (2011), Luật Khiếu nại ngày 11-11-2011.

47.

Quốc hội (2011), Luật Tố cáo ngày 11-11-2011.


Phan Xuân Sơn, Hoàng Thế lực (2010), Nhận diện tham nhũng và
các giải pháp phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay, Nxb Chính
trị quốc gia, Hà Nội.
48.

Lê Minh Tâm (2003), Xây dựng và hoàn thiện Hệ thống pháp luật

Việt Nam – Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Công an nhân dân, Hà
Nội.
49.

Lê Minh Tâm, Nguyễn Minh Đoan (2010), Giáo trình Lý luận
chung về Nhà nước và pháp luật, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
50.

Thanh tra Chính phủ (2011), Thông tư số 11/2011/TT-TTCP ngày
9-11- 2011 quy định tiêu chí nhận định tình hình tham nhũng và đánh giá
công tác phòng, chống tham nhũng.
52.

53.

Tòa án nhân dân tỉnh Nam Định (2011), Báo cáo công tác năm

54.

Tòa án nhân dân tỉnh Nam Định (2012), Báo cáo công tác năm

55.

Tòa án nhân dân tỉnh Nam Định (2013), Báo cáo công tác

2011.
2012.
năm 2013.
56.


Tòa án nhân dân tỉnh Nam Định (2014), Báo cáo công tác năm

57.

Tòa án nhân dân tỉnh Nam Định (2015), Báo cáo công tác năm

2014.
2015.
Trịnh Quốc Toản (2011) Hình phạt bổ sung trong LHS Việt Nam,
Nxb Chính trị Quốc gia – Sự thật, Hà Nội.
58.

Đặng Huy Trứ (2002), Từ thụ đến quy: Bàn về nạn hối lộ và đức
thanh liêm của người xưa, Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nội.
59.

Trường Đại học Quốc gia Hà Nội (2003), Giáo trình Lý luận
chung về Nhà nước và pháp luật, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
60.

Trần Anh Tuấn (2006), Hoàn thiện pháp luật về phòng, chống
tham nhũng ở Việt Nam hiện nay, Luận văn Thạc sỹ Luật học, Học viện
Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
61.


Đỗ Xuân Tuất, Phạm Quang Hưởng, Nguyễn Ngọc Hân
(2006), Đảng Cộng sản Việt Nam với cuộc đấu tranh chống tham nhũng,
lãng phí, Nxb Lao động, Hà Nội.
62.


Đào Trí Úc (1996), “Tham nhũng nhận diện từ khía cạnh pháp lý
và cơ sở pháp lý mới của đấu tranh chống tham nhũng ở nước ta”, Tạp chí
Nhà nước và Pháp luật, tr.3-10.
63.

Ủy ban Kiểm tra Trung ương (2007), Giáo trình về công tác kiểm
tra, giám sát, kỷ luật của Đảng, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
64.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2006), Nghị quyết số 1039/NQUBTVQH11 ngày 28-8-2006 về tổ chức, nhiệm vụ quyền hạn và quy chế
hoạt động của Ban chỉ đạo Trung ương về PCTN.
65.

Ủy
ban Thường
vụ Quốc hội
(2007), Nghị quyết
số 294A/2007/UBTVQH12 ngày 27 tháng 9 năm 2007 về tổ chức, nhiệm vụ,
quyền hạn và quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo Tỉnh, Thành phố trực thuộc
Trung ương về Phòng, chống tham nhũng
66.

67.

V.I. Lênin (1978), Toàn tập, Nxb Tiến bộ, Hà Nội.

Viện Khoa học Thanh tra (2004), Một số vấn đề cơ bản về phòng
ngừa và chống tham nhũng, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
68.


Viện Khoa học Thanh tra (2004), Việt Nam với Công ước của
Liên hợp quốc về chống tham nhũng, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
69.

Viện Khoa học Thanh tra (2006), Đánh giá thuận lợi và khó khăn
của Việt Nam trong việc thực hiện Công ước của Liên hợp quốc về
chống tham nhũng, Thông tin khoa học thanh tra và chống tham nhũng.
70.

Viện Khoa học Thanh tra (2011), Những nghĩa vụ chủ yếu và vấn
đề đặt ra đối với Việt Nam sau khi phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc
về chống tham nhũng, Thông tin khoa học thanh tra và chống tham nhũng.
72.

Viện Khoa học Thanh tra và Ngân hàng thế giới (2006), Đương
đầu với tham nhũng ở Châu Á – những bài học thực tế và khuôn khổ hành
động, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
73.

VKS Nhân dân Tối cao (2007), TNHS đối với các tội phạm
về tham nhũng trong BLHS Việt Nam, Tạp chí Kiểm sát.
74.


74.

Viện Nghiên cứu khoa học pháp lý (1994), Tài liệu chống tham

nhũng.

Viện Nhà nước và pháp luật, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí
Minh (2006), Giáo trình Lý luận chung về Nhà nước và pháp luật, Nxb Lý
luận Chính trị, Hà Nội.
75.

76.

Viện Sử học Việt Nam (1991), Quốc triều Hình luật, Nxb Pháp lý,

Hà Nội.
77.

Viện Thông tin Khoa học Xã hội (1997), Tham nhũng tệ nạn của

mọi tệ nạn.
Trịnh Tiến Việt (2011), “Nghiên cứu so sánh các quy định về tội
đưa hối lộ, mô giới hối lộ trong LHS Việt Nam và công ước quốc tế của Liên
hợp quốc về chống tham nhũng”, Tạp chí tòa án nhân dân.
78.

Nguyễn Xuân Yêm, Nguyễn Hòa Bình, Bùi Minh Thanh
(2007), Phòng chống tham nhũng ở Việt Nam và thế giới, Nxb Công an nhân
dân, Hà Nội.
79.

Nguyễn Văn Yểu, Lê Hữu Nghĩa (2006), Xây dựng Nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
80.

81.


J.Nai (1989), Political Corruption, Oxford.

Rick Stapenhurst, Niall Johnston, Riccardo Pellizo (2006), The
role of Parliament in curbing corruption, The World Bank, Washington.
82.



×