Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Thảo luận luật hình sự (tội phạm) buổi 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.86 KB, 13 trang )

BUỔI THẢO LUẬN THỨ 9
NHẬN ĐỊNH
Câu 1: Hành vi điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trong công
trường thi cơng gây tai nạn chết người thì cấu thành Tội vi phạm quy định
về tham gia giao thông đường bộ (Điều 260 BLHS)
Nhận định sai.
CSPL: Điều 260 BLHS 2015.
Hành vi điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trong công trường thi
cơng gây tai nạn chết người thì khơng thể cấu thành Tội vi phạm quy định về
tham gia giao thơng đường bộ (Điều 260 BLHS). Vì đặc thù của Điều 260
BLHS phải là hành vi tham gia giao thông đường bộ, mà giao thông đường bộ
tức là phải trên các cơng trình giao thơng đường bộ, cịn cơng trình thi cơng
khơng phải là cơng trình giao thơng đường bộ, do đó khơng thỏa điều kiện pháp
lý của Điều 260 BLHS. Vì vậy, nếu điều khiển phương tiện giao thơng đường
bộ trong công trường thi công gây tai nạn chết người có thể cấu thành các tội
phạm khác, nếu thỏa mãn các trường hợp liên quan đến Tội vi phạm quy định
về an toàn lao động, về an toàn ở nơi đông người (Điều 295 BLHS), Tội vô ý
làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính (Điều
129 BLHS) hay Tội vơ ý làm chết người (Điều 128 BLHS).
Nếu không phải Điều 260 phải nghĩ tới Điều 295, Điều 129 vì Điều 128 là quy
tắc chung.
Điều 295: khách thể là quy tắc an toàn lao động, an tồn nơi đơng người.
Điều 129: khách thể là quy tắc an toàn nghề nghiệp/trong lĩnh vực hành chính.
Điều 128:khách thể là quy tắc an tồn nói chung.

Câu 4: Người đua xe trái phép gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản
của người khác thì chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đua xe trái
phép (Điều 266 BLHS).
Nhận định sai



CSPL: Điều 266 BLHS 2015, điểm b khoản 5 Điều 7 Thông tư liên tịch
09/2013/TTLT-BCA-BQP-BTP-VKSNDTC-TANDTC.
Trong trường hợp người đua xe trái phép có lỗi vơ ý gây ra thiệt hại cho tính
mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác thì
cấu thành Tội đua xe trái phép theo Điều 266 BLHS. Tuy nhiên, nếu một người
có hành vi đua xe trái phép gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản của
người khác nhưng với lỗi cố ý thì ngồi việc bị truy cứu trách nhiệm hình sự về
tội đua xe trái phép tại Điều 266 BLHS thì cịn phải bị truy cứu trách nhiệm
hình sự theo các điều luật tương ứng với hậu quả xảy ra như Tội giết người,
hoặc Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác,
hoặc Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản theo BLHS. (nên chia từng
trường hợp cụ thể: ví dụ Giết người xử 123,...)
Nếu lỗi vơ ý thì câu nhận định đúng
Điều 266 lỗi cắt xén, khơng có hỗn hợp lỗi

Câu 9: Tàng trữ trái phép vũ khí qn dụng và bán vũ khí đó thì cấu thành
hai tội: Tội tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng (Điều 304 BLHS) và Tội
mua bán trái phép vũ khí quân dụng (Điều 304 BLHS).
Nhận định sai.
Nghị quyết 03/2022
Tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng và bán trái phép vũ khí qn dụng sẽ có hai
trường hợp như sau: nếu hai hành vi này là mật thiết với nhau, hành vi trước là
tiền đề để thực hiện hành vi sau thì trường hợp này chỉ cấu thành một tội với tên
tội danh đầy đủ về hai hành vi đã thực hiện, còn trong trường hợp tàng trữ vũ
khí quân dụng này nhưng lại bán vũ khí quân dụng khác, tức là đối tượng tác
động khác, thì trong trường hợp này, hai hành vi tàng trữ và mua bán trái phép
vũ khí quân dụng là độc lập, do đó phải cấu thành cả hai tội là Tàng trữ trái
phép vũ khí quân dụng (Điều 304 BLHS) và Tội mua bán trái phép vũ khí quân
dụng (Điều 304). Đối với nhận định này, thì hành vi tàng trữ trái phép vũ khí
qn dụng và bán vũ khí đó có cùng đối tượng tác động, tức là hai hành vi này



có mối liên hệ mật thiết với nhau, vì vậy trường hợp này chỉ cấu thành một tội
là Tội tàng trữ, mua bán trái phép vũ khí quân dụng (Điều 304 BLHS).

Câu 11: Huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng cơng trình phương tiện quan
trọng về an ninh quốc gia là hành vi chỉ cấu thành Tội phá hủy cơng trình,
cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia (Điều 303 BLHS).
Nhận định sai.
CSPL: Điều 114 và Điều 303 BLHS.
Vì hành vi huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng cơng trình, phương tiện quan trọng
về an ninh quốc gia chỉ cấu thành Tội phá huỷ công trình, cơ sở, phương tiện
quan trọng về an ninh quốc gia (Điều 303 BLHS) khi hành vi này không nhằm
mục đích chống phá chính quyền nhân dân. Cịn nếu hành vi này thực hiện
nhằm mục đích chống phá chính quyền nhân dân thì sẽ cấu thành Tội phá hoại
cơ sở vật chất - kỹ thuật của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Điều
114 BLHS). Do đó, nhận định trên là sai.

Câu 12: Mọi hành vi gây rối trật tự ở nơi công cộng gây hậu quả nghiêm
trọng chỉ cấu thành Tội gây rối trật tự công cộng (Điều 318 BLHS)
Nhận định sai.
CSPL: Điều 318 BLHS; Điều 391 BLHS.
Không phải mọi hành vi gây rối trật tự ở nơi công cộng gây hậu quả nghiêm
trọng chỉ cấu thành Tội gây rối trật tự công cộng tại Điều 318 BLHS 2015, mà
cịn có trường hợp gây rối trật tự phiên tòa, phiên họp được thể hiện qua các
hành vi thóa mạ, xúc phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của Thẩm phán,
Hội thẩm, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng khác hoặc người tham gia
phiên tòa, phiên họp hoặc có hành vi đập phá tài sản theo Điều 391 BLHS 2015,
mặc dù bản chất vẫn là hành vi gây rối trật tự ở nơi cơng cộng (phiên tịa, phiên
họp là nơi công cộng) nhưng ở đây lại cấu thành Tội gây rối trật tự phiên tòa,

phiên họp tại Điều 391 BLHS 2015 chứ không cấu thành Tội gây rối trật tự
công cộng.


Cách khác: Luật không quy định hậu quả nghiêm trọng mà quy định là ảnh
hưởng xấu, hậu quả nghiêm trọng rộng hơn so với hậu quả xấu => hậu quả
nghiêm trọng có thể là ảnh hưởng xấu (xử 318 BLHS) hoặc không phải là ảnh
hưởng xấu (không xử 318 BLHS).

Câu 15: Tiền dùng để đánh bạc chỉ là tiền được thu giữ trực tiếp tại chiếu
bạc
Nhận định sai.
CSPL: khoản 3 Điều 1 Nghị quyết 01/2010/NQ-HĐTP
Tiền dùng để đánh bạc không chỉ là tiền được thu giữ trực tiếp tại chiếu bạc.
Căn cứ vào quy định tại khoản 3 Điều 1 Nghị quyết 01/2010/NQ-HĐTP thì tiền
hoặc hiện vật dùng đánh bạc bao gồm:
- Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc thu giữ được trực tiếp tại chiếu bạc;
- Tiền hoặc hiện vật thu giữ được trong người các con bạc mà có căn cứ
xác định đã được hoặc sẽ được dùng đánh bạc;
- Tiền hoặc hiện vật thu giữ ở những nơi khác mà có đủ căn cứ xác định đã
được hoặc sẽ được dùng đánh bạc.
Như vậy, tiền dùng để đánh bạc không chỉ là tiền được trực tiếp thu ngay tại
chiếu bạc.
17. Mọi hành vi không hứa hẹn trước mà cố ý chứa chấp tài sản do người
khác phạm tội mà có đều cấu thành Tội chứa chấp tài sản do người khác
phạm tội mà có (Điều 323 BLHS).
Nhận định sai.
Hành vi không hứa hẹn trước mà cố ý chứa chấp tài sản do người khác phạm tội
mà có, để cấu thành Điều 323 thì tài sản đó phải là tài sản có tính năng thơng
thường. Cịn trong trường hợp một người không hứa hẹn trước mà cố ý chứa

chấp tài sản do người khác phạm tội mà có nhưng đó lại là tài sản có tính năng
đặc biệt như ma túy, pháo nổ, thuốc pháo, vũ khí, phương tiện kỹ thuật quân sự,
vật liệu nổ, chất phóng xạ, chất cháy, chất độc, hàng cấm hàng giả,... thì cấu
thành các tội danh tương ứng với đối tượng tác động dó.


Nếu lấy ví dụ thì nên lấy ví dụ về vũ khí quân dụng.

20. Mọi trường hợp mua dâm người dưới 18 tuổi đều cấu thành Tội mua
dâm người dưới 18 tuổi (Điều 329 BLHS).
Nhận định sai.
Hành vi mua dâm người dưới 18 tuổi sẽ cấu thành tội mua dâm người dưới 18
tuổi theo Điều 329 BLHS khi người mua dâm là người từ đủ 18 tuổi trở lên và
người bán dâm là người đủ 13 tuổi đến dưới 18 tuổi, còn nếu mua dâm người
dưới 18 tuổi mà người bán dâm là người dưới 13 tuổi thì người mua dâm phạm
Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi theo Điều 142 BLHS.
Người bán dâm đủ 13 đến dưới 18, người mua chưa đủ 18 thì khơng cấu thành
tội phạm, tuy nhiên nếu người bán dâm <13 vẫn có thể cấu thành Điều 142.

BÀI TẬP
Bài tập 1: Sau khi đội tuyển bóng đá Việt Nam thắng trận trong một trận
bóng quốc tế. A đã tụ tập một số thanh niên có xe gắn máy và tuyên bố treo
giải đua xe với giải thưởng một xe Dream “đập thùng” cho người thắng
trong cuộc đua. Điều kiện của cuộc đua là các tay đua phải dùng xe không
thắng. Nhiều thanh niên đã hướng ứng và tham gia vào cuộc đua ngay trên
đường phố.
Hãy xác định tội danh đối với các hành vi được nêu trong các tình huống
sau:
a. Đám đua xe bị bắt giữ trong đó có cả A và họ khơng gây tai nạn gì.
* Tội danh của A là Tội tổ chức đua xe trái phép theo Điều 265 BLHS. Hành vi

của A đã thỏa mãn các yếu tố cấu thành tội phạm. Cụ thể:
- Về khách thể:
+ Khách thể: xâm phạm an tồn trong lĩnh vực giao thơng đường bộ.
+ Đối tượng tác động: những người tham gia đua xe


- Mặt khách quan: A có hành vi trái pháp luật là tổ chức đua xe trái phép. A
tụ tập một số thanh niên có xe gắn máy tham gia vào cuộc đua xe, treo giải
thưởng cho cuộc đua. Phương tiện dùng để đua xe ở đây là xe gắn máy, vốn
là phương tiện giao thơng có động cơ
- Chủ thể: Chủ thể thường - A là người có năng lực trách nhiệm hình sự và
đạt độ tuổi do luật định.
- Mặt chủ quan: Lỗi cố ý trực tiếp. A có thể nhận thấy hành vi của mình là
nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả xảy ra nhưng vẫn mong muốn hậu
quả xảy ra.

* Những người tham gia đua xe không gây tai nạn nên hành vi của họ cấu thành
Tội gây rối trật tự công cộng theo Điều 318 BLHS (trường hợp cơ quan chức
năng đã xác định đây là hành vi gây rối trật tự công cộng ảnh hưởng xấu đến an
ninh, trật tự xã hội, an toàn xã hội)
- Về khách thể:
+ Khách thể: xâm phạm trật tự công cộng.
+ Đối tượng tác động các quy tắc sinh hoạt, đi lại, làm việc, vui chơi... ở
những nơi công cộng
- Mặt khách quan: những người này có hành vi gây rối trật tự cơng cộng. Cụ
thể là có hành vi tụ tập, đua xe ngay trên đường phố, gây rối trật tự công
cộng ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự xã hội
- Chủ thể: Những người tham gia đua xe thỏa mãn điều kiện về chủ thể của
tội phạm này - chủ thể thường
- Mặt chủ quan: Lỗi cố ý


b. Trong quá trình đua xe do không làm chủ được tốc độ B và C đã tông
phải một chị phụ nữ đang đi xe đạp cùng chiều làm chị này chết vì chấn
thương sọ não.


* Tội danh của A là Tội tổ chức đua xe trái phép theo Điều 265 BLHS. Hành vi
của A đã thỏa mãn các yếu tố cấu thành tội phạm. Cụ thể:
- Về khách thể:
+ Khách thể: xâm phạm an tồn trong lĩnh vực giao thơng đường bộ
+ Đối tượng tác động: những người tham gia đua xe
- Mặt khách quan: A có hành vi trái pháp luật là tổ chức đua xe trái phép. A
tụ tập một số thanh niên có xe gắn máy tham gia vào cuộc đua xe, treo giải
thưởng cho cuộc đua. Phương tiện dùng để đua xe ở đây là xe gắn máy, vốn
là phương tiện giao thơng có động cơ
- Chủ thể: Chủ thể thường - A là người có năng lực trách nhiệm hình sự và
đạt độ tuổi do luật định.
- Mặt chủ quan: Lỗi cố ý trực tiếp. A có thể nhận thấy hành vi của mình là
nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả xảy ra nhưng vẫn mong muốn hậu
quả xảy ra.

* Những người tham gia đua xe không gây tai nạn nên hành vi của họ cấu thành
Tội gây rối trật tự công cộng theo Điều 318 BLHS (trường hợp cơ quan chức
năng đã xác định đây là hành vi gây rối trật tự công cộng ảnh hưởng xấu đến an
ninh, trật tự xã hội, an toàn xã hội)
- Về khách thể:
+ Khách thể: xâm phạm trật tự công cộng.
+ Đối tượng tác động các quy tắc sinh hoạt, đi lại, làm việc, vui chơi... ở
những nơi công cộng
- Mặt khách quan: những người này có hành vi gây rối trật tự cơng cộng. Cụ

thể là có hành vi tụ tập, đua xe ngay trên đường phố, gây rối trật tự công
cộng ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự xã hội
- Chủ thể: Những người tham gia đua xe thỏa mãn điều kiện về chủ thể của
tội phạm này - chủ thể thường
- Mặt chủ quan: Lỗi cố ý


* Tội danh của B và C là Tội đua xe trái phép theo Điều 266 BLHS 2015. Hành
vi của B và C đã thỏa mãn các yếu tố cấu thành tội phạm. Cụ thể:
- Về khách thể:
+ Khách thể: xâm phạm an tồn và trật tự cơng cộng.
+ Đối tượng tác động: phương tiện đua (xe gắn máy)
- Mặt khách quan:
+ B và C có hành vi điều khiển xe gắn máy để đua. Trong quá trình đua xe
do không làm chủ được tốc độ nên đã tông phải người phụ nữ đi xe đạp
cùng chiều.
+ Hậu quả: Người phụ nữ đi xe đạp chết vì chấn thương sọ não.
+ Mối quan hệ nhân quả: Hành vi của B và C là nguyên nhân trực tiếp
khiến người phụ nữ tử vong
- Chủ thể: B và C thỏa mãn điều kiện chủ thể của tội này - chủ thể thường
- Mặt chủ quan: Lỗi vô ý
lỗi vô ý nên ko có đồng phạm nha

c. Đám đua xe bị các chiến sỹ công an dùng biện pháp bắt giữ đã chạy thoát
một số theo nhiều ngõ ngách khác nhau. Trong quá trình bỏ chạy do xe
khơng thắng nên đã gây tai nạn ở một đường phố khác làm một người bị
thương với tỷ lệ tổn thương cơ thể là 65%.
* Tội danh của A là Tội tổ chức đua xe trái phép theo Điều 265 BLHS. Hành vi
của A đã thỏa mãn các yếu tố cấu thành tội phạm. Cụ thể:
- Về khách thể:

+ Khách thể: xâm phạm an toàn trong lĩnh vực giao thông đường bộ
+ Đối tượng tác động: những người tham gia đua xe
- Mặt khách quan: A có hành vi trái pháp luật là tổ chức đua xe trái phép. A
tụ tập một số thanh niên có xe gắn máy tham gia vào cuộc đua xe, treo giải
thưởng cho cuộc đua. Phương tiện dùng để đua xe ở đây là xe gắn máy, vốn
là phương tiện giao thơng có động cơ


- Chủ thể: Chủ thể thường - A là người có năng lực trách nhiệm hình sự và
đạt độ tuổi do luật định.
- Mặt chủ quan: Lỗi cố ý trực tiếp. A có thể nhận thấy hành vi của mình là
nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả xảy ra nhưng vẫn mong muốn hậu
quả xảy ra.

* Những người tham gia đua xe không gây tai nạn nên hành vi của họ cấu thành
Tội gây rối trật tự công cộng theo Điều 318 BLHS (trường hợp cơ quan chức
năng đã xác định đây là hành vi gây rối trật tự công cộng ảnh hưởng xấu đến an
ninh, trật tự xã hội, an toàn xã hội)
- Về khách thể:
+ Khách thể: xâm phạm trật tự công cộng.
+ Đối tượng tác động các quy tắc sinh hoạt, đi lại, làm việc, vui chơi... ở
những nơi công cộng
- Mặt khách quan: những người này có hành vi gây rối trật tự cơng cộng. Cụ
thể là có hành vi tụ tập, đua xe ngay trên đường phố, gây rối trật tự công
cộng ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự xã hội
- Chủ thể: Những người tham gia đua xe thỏa mãn điều kiện về chủ thể của
tội phạm này - chủ thể thường
- Mặt chủ quan: Lỗi cố ý

* Hành vi gây tai nạn ở một đường phố khác làm một người bị thương với tỷ lệ

tổn thương cơ thể là 65% cấu thành Tội vi phạm quy định về tham gia giao
thơng đường bộ theo Điều 260 BLHS 2015 vì lúc này người tham gia đua xe
trái phép đã bỏ chạy theo nhiều ngã ngách khác nhau nên khơng cịn trong cuộc
đua xe nữa. Các yếu tố cấu thành tội phạm:
- Khách thể:
+ Khách thể: xâm phạm đến trật tự an tồn trong hoạt động giao thơng
đường bộ, đồng thời xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe của người
khác.


+ Đối tượng tác động: người đi đường
- Mặt khách quan:
+ Hành vi: trong quá trình bỏ chạy do xe khơng có thắng nên đã gây tai
nạn cho người khác.
+ Hậu quả: người đi đường bị tổn thương với tỷ lệ tổn thương cơ thể là
65%.
+

Mối quan hệ nhân quả: Hành vi là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến việc
gây tai nạn cho người đi đường với tỷ lệ tổn thương 65%.

+ Phương tiện phạm tội: phương tiện giao thông có động cơ - xe gắn máy.
- Chủ thể: Những người tham gia đua xe thỏa mãn điều kiện về chủ thể của
tội phạm này - chủ thể thường.
- Mặt chủ quan: Lỗi vô ý.

Bài tập 4: Tối 9/1, A và B trèo tường vào khu vực W9B đường băng sân
bay Tân Sơn Nhất tháo trộm các bộ đèn tim đường băng, bị lực lượng an
ninh phát hiện. Tại công an, A và B khai đã ba lần lẻn vào đường băng
tháo trộm các bộ đèn tim đường để lấy nhôm đem bán. Tổng thiệt hại của 3

lần lấy các bộ đèn tim đường băng của A và B là 506 triệu đồng.
Hãy xác định tội danh đối với hành vi của A và B trong vụ án này và giải
thích.
Tội danh đối với hành vi của A và B là Tội phá hủy cơng trình, cơ sở, phương
tiện quan trọng về an ninh quốc gia tại Điều 303 BLHS. Vì hành vi của A và B
đã thoả mãn các yếu tố để cấu thành tội phạm, mà cụ thể:
- Về khách thể:
+ Khách thể: Hành vi của A và B đã xâm phạm đến sự an toàn của các cơng
trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia. Trong đó, theo Quyết
định số 809/QĐ-TTg tại Điều 1 thì cơng trình Cảng hàng khơng quốc tế
Tân Sơn Nhất được đưa vào danh mục cơng trình liên quan đến an ninh
quốc gia.


+ Đối tượng tác động: là cơng trình điện lực quan trọng của sân bay Tân
Sơn Nhất (mà cụ thể là bộ đèn tim đường băng).
- Về mặt khách quan: A và B đã thực hiện hành vi tháo trộm các bộ đèn tim
đường băng dẫn đến huỷ hoại công trình điện ở sân bay Tân Sơn Nhất.
- Về chủ thể: Chủ thể thường - A và B là người có năng lực trách nhiệm hình
sự và đạt độ tuổi do luật định.
- Về mặt chủ quan: Lỗi của A và B là lỗi cố ý. Vì A và B đã trèo tường vào
khu vực W9B đường băng sân bay Tân Sơn Nhất để thực hiện hành vi lấy
trộm các bộ đèn tim đường băng.

Bài tập 8: Khoảng 10h, A và B ngồi nhậu tại 1 quán vỉa hè gần trường
PTTH X. Đến khoảng 14h45’ thì A lấy xe chở B đến trường X để tìm bạn
gái của A (là P) đang học ở trường này rủ đi chơi. Dù đang trong giờ học
nhưng A vẫn chạy xe thẳng vào khu vực lớp học và gọi P ra rủ đi chơi
nhưng bị P từ chối. Bảo vệ trường đến nhắc nhở A và B thì A liền nẹt pơ,
rú ga chạy xe ra khỏi trường rồi quay lại quán nhậu tiếp. Đến khoảng

15h45’, sau khi đã nhậu say, A chở B quay lại trường X và chạy xe thẳng
vào trước dãy phịng học, tiếp tục nẹt pơ và rú ga cho xe nổ máy thật to.
Bảo vệ trường thấy vậy nên khóa cổng trường lại. Lúc này, A và B đứng la
hét, chửi bới và đe dọa các chú bảo vệ ngay trước dãy phịng học. Sau đó,
cả hai trèo tường ra ngoài. A chạy đến nhà người quen mượn một cái búa
bổ củi và một cái rựa nói là để đi chặt cây. Có rựa và búa trong tay, A quay
lại trường rồi cùng với B dùng rựa và búa phá tường rào lưới B40 của
trường X để chui vào lấy xe ra. Sau khi lấy xe ra, A và B đứng trước cổng
trường la hét, chửi bới, đập phá làm cho cổng trường bị hỏng gây thiệt hại
10 triệu đồng. Sau đó, cả hai tiếp tục cầm rựa và búa chạy vào trường gây
sự với các bảo vệ. Hành vi của A và B đã làm cho các giáo viên, học sinh
hoảng sợ và 2 tiết học cuối chiều hơm đó phải dừng lại.
Hãy xác định tội danh đối với hành vi của A, B và giải thích tại sao?

CSPL: điểm c khoản 2 Điều 318 BLHS 2015; khoản 1 Điều 178 BLHS 2015
(sửa đổi, bổ sung 2017)


* Đối với Tội gây rối trật tự công cộng (điểm c khoản 2 Điều 318 BLHS
2015) (nếu cơ quan chức năng xác định hành vi gây rối trật tự ở trường PTTH X
của A, B là ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an tồn xã hội thì A, B cấu thành
tội danh này, ngược lại thì khơng phạm tội này)
Khách thể:
- Khách thể: A, B đã xâm phạm đến an tồn cơng cộng, trật tự cơng cộng
tại trường PTTH X
- Đối tượng tác động: hoạt động bình thường của trường PTTH X
Mặt khách quan: CTTP vật chất
- Hành vi: dạng hành động phạm tội (A, B chạy xe thẳng vào trước dãy
phịng học, nẹt pơ và rú ga cho xe nổ máy thật to, đứng la hét, chửi bới và
đe dọa các chú bảo vệ ngay trước dãy phịng học)

- Hậu quả: phi vật chất, gây đình trệ hoạt động giảng dạy của trường (A và
B đã làm cho các giáo viên, học sinh hoảng sợ và 2 tiết học cuối chiều
hơm đó phải dừng lại)
- Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả: hành vi của A, B chạy xe
thẳng vào trước dãy phịng học, nẹt pơ và rú ga cho xe nổ máy thật to,
đứng la hét, chửi bới và đe dọa các chú bảo vệ ngay trước dãy phòng
học…là nguyên nhân trực tiếp gây ra hậu quả là làm cho các giáo viên,
học sinh hoảng sợ, đồng thời phải dừng 2 tiết học cuối của chiều hơm đó
- Dấu hiệu khác: địa điểm ở đây là trường PTTH X - một nơi công cộng
Chủ thể: chủ thể thường (A, B)
Mặt chủ quan:
- Lỗi cố ý
- Động cơ phạm tội: A tức giận vì bị bạn gái là P từ chối đi chơi (P là học
sinh của trường PTTH X và đang trong tiết học), B hùa theo bạn của
mình là A
- Mục đích phạm tội: xả giận
* Đối với Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản tại khoản 1 Điều 178
BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017)
Khách thể:


- Khách thể: A, B đã xâm phạm quan hệ sở hữu cổng trường của trường
PTTH X
- Đối tượng tác động: vật chất (cổng trường)
Mặt khách quan: CTTP vật chất
- Hành vi: dạng hành động phạm tội (A, B đập phá cổng trường)
- Hậu quả: A, B đập phá làm cho cổng trường bị hỏng gây thiệt hại 10 triệu
đồng
- Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả: hành vi của A, B đập phá
cổng trường là nguyên nhân trực tiếp gây ra hậu quả làm cho cổng trường

bị hỏng gây thiệt hại 10 triệu đồng
Chủ thể: chủ thể thường (A, B)
Mặt chủ quan:
- Lỗi cố ý
- Động cơ phạm tội: A, B bị nhốt cùng chiếc xe do bảo vệ khóa cổng
trường
- Mục đích phạm tội: phá cổng để vào lấy xe
Hủy hoại ko có khả năng phục hồi
Cố ý có khả năng phục hồi



×