Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

Mạng máy tính +BTL( Văn Hóa Mạng)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (498.14 KB, 25 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ – ĐỊA CHẤT
==

==

MẠNG MÁY TÍNH
Tên đề tài: Văn hóa mạng

Nhóm:
Họ tên:
Mã sinh viên:
Chun nghành: Cơng nghệ thông tin Địa học

HÀ NỘI-2023
0
GVHD: Ths. Đặng Quốc Trung


Mục Lục
LỜI NÓI ĐẦU........................................................................................................3
I.GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ - KHÁI NIỆM..............................................................5
1.Khái niệm..........................................................................................................5
2.Văn hóa và văn hóa ứng xử trên khơng gian mạng..........................................5
II. THỰC TRẠNG.................................................................................................7
* Đối tượng sử dụng Internet và tham gia mạng xã hội........................................9
* Động cơ và mục đích truy cập Internet và sử dụng mạng xã hội........................9
* Phương tiện, thời gian truy cập và các trang mạng phổ biến...........................10
* Ngôn ngữ sử dụng trên mạng xã hội.................................................................10
III. Nguyên nhân..................................................................................................11
IV. Hậu Quả Và Lợi Ích......................................................................................11
1.



Lợi ích của mạng xã hội.............................................................................11
1.1 Cập nhật tin tức về đời sống, xã hội...................................................................11
1.2 Kết nối các mối quan hệ.....................................................................................12
1.3 Nâng cao sự hiểu biết, kỹ năng sống..................................................................12
1.4 Giới thiệu bản thân đến với mọi người...............................................................12
1.5 Kinh doanh, quảng cáo miễn phí trên mạng xã hội............................................12
1.6 Giải trí.................................................................................................................12
1.7 Tiết kiệm chi phí, thời gian và sức lao động.......................................................13
1.8 Phát huy tài năng, điểm mạnh của bản thân......................................................13
1.10 Bày tỏ quan điểm cá nhân.................................................................................13

2. Mặt tiêu cực của mạng xã hội..........................................................................14
2.1. Giảm tương tác giữa người với người...............................................................14
2.2. Tăng mong muốn gây chú ý...............................................................................14
2.3. Xao lãng với mục tiêu cá nhân..........................................................................14
2.4. Giết chết sự sáng tạo.........................................................................................15
2.5. Có nguy cơ bị trầm cảm....................................................................................15
2.6. Thiếu sự riêng tư..............................................................................................15
2.7. Thông tin bị xuyên tạc........................................................................................15
2.8. Bị lấy cắp thông tin............................................................................................15

1
GVHD: Ths. Đặng Quốc Trung


2.9. Một số vấn nạn mạng xã hội hiện nay...............................................................15
a. Vấn nạn hàng giả, hàng kém chất lượng trên không gian mạng..........................15
b. Lừa tiền qua mạng................................................................................................16
c. Các em học sinh đánh nhau, bóc hốt, lột đồ, tung clip lên mạng xã hội..............17


V. Giải pháp.........................................................................................................18
*. Một số kiến nghị.............................................................................................20
IV. Kết luận..........................................................................................................22
Bài học rút ra để ứng xử trên mạng xã hội một cách có văn hóa...................24

2
GVHD: Ths. Đặng Quốc Trung


LỜI NÓI ĐẦU
Những năm gần đây, cùng với sự phát triển của xã hội, cơng nghệ thơng tin nói
chung, internet và các trang mạng xã hội (MXH) nói riêng đã và đang ảnh hưởng rất
lớn đến mọi mặt đời sống xã hội và sinh hoạt của con người.. Khi mà con người đã
coi mạng xã hội là “môi trường xã hội”, thì văn hóa ứng xử ở đó lại là một vấn đề
cần được quan tâm.
Mạng xã hội là một thành tựu khoa học kỹ thuật của con người. Nó đem con người
đến gần với nhau hơn. Nó giúp người ta nói lên suy nghĩ của mình được nhiều hơn.
Và đặc biệt, nó giúp cho người truyền tải cảm hứng, giúp cho cộng đồng gần gũi
nhau hơn. Tới đây, với cuộc cách mạng 4.0, các nhà khoa học còn mong muốn xây
dựng sự tương tác mạnh mẽ hơn giữa thế giới ảo và thế giới thật. Dễ thấy, sự tác
động của hai thế giới, “ảo” và “thật” đã gần nhau lắm. Tuy nhiên, thời gian gần đây,
nhiều câu chuyện không hay đã diễn ra trên mạng xã hội cho thấy, việc cộng đồng
trong xã hội kêu gọi xây dựng văn hóa ứng xử trên mạng xã hội đang trở nên cấp
thiết. Có ý kiến cho rằng, việc xây dựng văn hóa phải xuất phát từ hai phía, từ cơ
quan quản lý nhà nước và từ mỗi người dân.
Thực tế thời gian qua cho thấy sự vào cuộc quyết liệt của các cơ quan quản lý nhà
nước, nhất là Bộ Thông tin và Truyền thông nên đã hạn chế được nhiều tài liệu xấu
độc từng được lưu truyền trên mạng xã hội. Các doanh nghiệp cung cấp mạng xã
hội như Facebook, Google, Twitter hay YouTube cũng đã thể hiện thái độ đồng

tình, ủng hộ khi chấp hành đầy đủ việc gỡ bỏ những thông tin bịa đặt, xấu độc.
Cách đây khoảng chục năm, sự bùng nổ với nhiều hệ lụy của game online, các nhà
chức trách ở nhiều nước đã quản lý tài khoản game qua số công dân. Việc này được
cho là đã giảm tải, hạn chế rất nhiều tác động tiêu cực do game online gây ra. Tuy
nhiên, mạng xã hội khác game online ở chỗ, người ta biết rõ con người sử dụng tài
khoản nhưng lại không thể kiểm sốt được những điều họ bình luận, tương tác với
cộng đồng mạng. Do đó rất cần sự vào cuộc của cư dân mạng để xây dựng một nền
văn hóa mạng trong sạch, lành mạnh. Cũng như văn hóa sinh ra từ trong lịng đời
sống xã hội, văn hóa mạng cũng sinh ra từ trong lòng những chuyển biến của mạng
Internet - một phát sinh tinh thần từ mạng vật chất. bên cạnh những mặt tốt của
mạng Internet như: tìm kiếm thơng tin kết nối bè bạn,.. thì mạng xã hội cũng gây ra
nhiều hệ lụy cho đời sống văn hóa, xã hội khi cộng đồng mạng sử dụng trang cá
nhân như một thế giới tự do phát ngôn, tự do cung cấp thơng tin, hình ảnh cá nhân
khơng được kiểm sốt, cả những phát ngơn bốc đồng nơng nổi bất chấp hậu
quả,...Để hiểu hơn về vấn nạn này thì hơm nay nhóm chúng em xin trình bày về văn
hóa ứng xử trên mạng xã hội để chúng ta hiểu rõ hơn.
3
GVHD: Ths. Đặng Quốc Trung


Trong bối cảnh hiện nay, Internet và mạng xã hội đã khơng cịn xa lạ đối với cuộc
sống. Internet và mạng xã hội giúp chúng ta có thể dễ dàng nắm bắt được các thông tin
từ rất nhiều nguồn khác nhau với tốc độ lan truyền nhanh chóng, vượt ra ngoài những
giới hạn về địa lý và thời gian. Với rất nhiều tính năng được tích hợp bên trong,mạng
xã hội đang trở thành nơi chia sẻ thông tin của người sử dụng một cách dễ dàng và
nhanh chóng nhờ một số tính năngnhư chat, email, phim ảnh, livestream, chia sẻ file,
blog, xã luận… Không gian mạng thực sự đã mở ra một thế giới vô cùng hấp dẫn với
người dùng, nơi mà tất cả các giác quan của họ đều được thỏa mãn một cách tốt nhất.
Tuy nhiên, không phải ai cũng có ý thức khi chia sẻ thơng tin trên mạng xã hội.Bên
cạnh những thơng tin tích cực, thúc đẩy sự phát triển xã hội, cũng tồn tại việc một số

cá nhân, tổ chức “lợi dụng” quyền tự do ngôn luận cung cấp những thông tin sai trái,
độc hại, khơng phù hợp về chuẩn mực đạo đức, văn hóa, thuần phong mỹ tục. Thậm
chí, có những thơng tin xun tạc, gây hại đến an ninh quốc gia, trật tự an tồn xã hội,
gây mâu thuẫn trong xã hội.
Do đó, việc nhận định những biểu hiện lệch lạc về văn hóa ứng xử trên khơng gian
mạng trong giai đoạn hiện nay và đưa ra những biện pháp điều chỉnh kịp thời là vấn đề
vô cùng cấp thiết.

4
GVHD: Ths. Đặng Quốc Trung


I.GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ - KHÁI NIỆM
1.Khái niệm
Văn hóa mạng là một khái niệm có nội hàm rộng, khái quát lại là tất cả những biểu
hiện của con người tham gia vào cộng đồng mạng Internet và văn hóa được thể hiện
trên mạng Internet. Cụ thể, văn hóa mạng là thái độ, hành vi ứng xử đúng mực đối
với Internet, biết khai thác, sử dụng mạng trên cơ sở có kiến thức, hiểu biết, tận
dụng và khai thác tối đa những yếu tố tích cực, lành mạnh trên mạng để góp phần
nâng cao tri thức và xây dựng, hồn thiện nhân cách bản thân, đồng thời biết tự
phòng ngừa, tiết chế, đề kháng với những mặt trái, tiêu cực từ Internet. Văn hóa
mạng là hệ thống những sự thể hiện, tương tác và cách thức ứng xử của con người
trong không gian của Internet, mà biểu hiện cụ thể nhất là ở mạng xã hội.
2.Văn hóa và văn hóa ứng xử trên không gian mạng
Cho tới nay, các nhà khoa học đã thống kê có hơn 400 định nghĩa về văn hóa. Nghĩa là
sự xác định khái niệm văn hóa không đơn giản bởi mỗi học giả đều xuất phát từ những
cứ liệu riêng, góc độ riêng, mục đích riêng phù hợp với vấn đề mình cần nghiên cứu.
Văn hóa được UNESCO định nghĩa thông qua bản Tuyên bố về những chính sách văn
hóa tại Hội nghị quốc tế do UNESCO chủ trì từ ngày 26 tháng 7 đến ngày 6 tháng 8
năm 1982 tại Mêhico như sau:

“Văn hóa là tổng thể những nét riêng biệt tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm
quyết định tính cách của một xã hội hay của một nhóm người trong xã hội. Văn hóa
bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản của con
người, những hệ thống các giá trị, những tập tục và những tín ngưỡng. Văn hóa đem
lại cho con người khả năng suy xét về bản thân. Chính văn hóa đã làm cho chúng ta
trở thành những sinh vật đặc biệt nhân bản, có lý tính, có óc phê phán và dấn thân một
cách có đạo lý. Chính nhờ văn hóa mà con người tự thể hiện, tự ý thức được bản thân,
tự biết mình là một phương án chưa hồn thành đặt ra để xem xét những thành tựu của
bản thân, tìm tịi khơng biết mệt những ý nghĩa mới mẻ và sáng tạo nên những cơng
trình mới mẻ, những cơng trình vượt trội bản thân” (4).
Như vậy, có thể nói, thơng qua các chức năng của mình, văn hóa đã chứng tỏ đây là
một lĩnh vực có một đời sống riêng, quy luật hoạt động riêng nhưng lại khơng nằm
ngồi kinh tế và chính trị, vì sự phát triển và hồn thiện con người và xã hội là mục
tiêu cao cả của văn hóa. Chức năng giáo dục, chức năng nhận thức, chức năng thẩm
mỹ và chức năng giải trí. Đứng từ góc độ bản chất của văn hóa xem văn hóa là một
tổng thể của rất nhiều hoạt động phong phú và đa dạng sản xuất, sáng tạo ra các sản
phẩm văn hóa hữu thể và vơ thể nhằm tác động tới con người và xã hội với mục đích

5
GVHD: Ths. Đặng Quốc Trung


cao cả nhất là vì sự phát triển và hồn thiện con người và xã hội thì văn hóa có các
chức năng:
Văn hóa ứng xử là một thành tố cơ bản của văn hóa, đó là một biểu hiện của giao tiếp,
là sự phản ứng của con người trước sự tác động của người khác với mình trong một
tình huống nhất định được thể hiện qua thái độ, hành vi, cử chỉ, cách nói năng của con
người nhằm đạt kết quả tốt trong mối quan hệ giữa con người với nhau. Văn hóa ứng
xử chính là những đặc điểm tính cách của cá nhân được thể hiện qua thái độ, hành vi,
cử chỉ, lời nói của từng cá nhân trong giao tiếp xã hội (3).

Trong giai đoạn hiện nay, nhất là trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ
tư đang có ảnh hưởng ngày càng sâu rộng trên phạm vi toàn cầu, sự bùng nổ của mạng
xã hội khiến vấn đề văn hóa ứng xử trên khơng gian mạng càng được chú trọng quan
tâm. Vấn đề văn hóa ứng xử trên không gian mạng được thể hiện thông qua các hành
vi ứng xử, giao tiếp hằng ngày trên nhiều ứng dụng và trang web như: facebook, zalo,
email, mocha, youtube, các web chat…

Facebook (2004)

Twitter (2006)

Youtube (2005)

Các trang mạng xã hội nổi

tiếng
6
GVHD: Ths. Đặng Quốc Trung


II. THỰC TRẠNG
Mạng xã hội là một thành tựu khoa học kỹ thuật của con người, mạng xã hội giúp
mang con người đến gần với nhau hơn,đồng thời, giúp người ta nói lên suy nghĩ của
mình được nhiều hơn. Và đặc biệt, nó giúp cho mọi người truyền tải cảm hứng cho
nhau, giúp cho cộng đồng gần gũi nhau hơn.Hiện nay, tại Việt Nam, Bộ TT-TT đã cấp
giấy phép hoạt động cho 436 MXH như: Facebook, YouTube, Facebook Messenger,
Zalo, Google+, Mocha... Facebook hiện có khoảng 55 triệu thành viên, chiếm 57%
dân số và Việt Nam xếp thứ 7/10 quốc gia có số người sử dụng Facebook nhiều nhất
thế giới (1).
Việc ứng xử trên khơng gian mạng khơng khác gì với việc ứng xử trực tiếp hằng ngày,

thậm chí khơng gian và thời gian của việc ứng xử trên không gian mạng còn được xác
định một cách chi tiết và cực kỳ cụ thể, đồng thời, việc ứng xử trên không gian mạng
còn được lưu lại dưới dạng các tin nhắn, chat, video… Chính vì vậy, vấn đề ứng xử
trên khơng gian mạng sao cho có văn hóa là điều rất quan trọng mà mỗi cá nhân sử
dụng mạng phải chú ý.
Có thể thấy những nét văn hóa ứng xử là nơi để mỗi người cho mọi người được thấy
về con người. Và chính cá tính nhân cách của chính bản thân mình, và nói rộng ra hơn
nữa, thì những hành xử hay giao tiếp đó giúp ta như cũng đã thể hiện được tinh thần, ý
chí con người của một dân tộc, một cộng đồng khác biệt không thể trộn lẫn với bất cứ
dân tộc hay cộng đồng khác. Dường như mà đã gọi là văn hóa ứng xử thì đó phải là
những ứng xử đẹp, đó chính là sự lịch sự, văn minh. Hiện nay, trên không gian mạng,
những nghĩa cử cao đẹp, lối sống văn minh và ứng xử một cách có văn hóa là điều có
thể dễ thấy, nhất lên trên mạng xã hội facebook, zalo. Những tấm gương điển hình cho
lối sống đẹp được các tổ chức, cá nhân thông qua trang fanpage hoặc trang cá nhân
của mình, đã chia sẻ rộng rãi để lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng.
Tuy nhiên, xét về khía cạnh mặt trái của mạng xã hội thì trên thực tế hiện nay, mạng
xã hội cũng có thể trở thành cơng cụ phá hoại, lan truyền các thông tin xấu độc, sai sự
thật, thậm chí mù qng đến khó kiểm sốt. Với đặc thù là công cụ kết nối, chia sẻ
nhanh và dễ dàng bất kỳ nội dung nào, vào bất kỳ lúc nào, những mặt trái đó có thể
gây tác động tiêu cực đến ứng xử của con người, gây hại cho cộng đồng hoặc ảnh
hưởng nguy hiểm đến cuộc sống riêng tư của mỗi người.
Có một tâm lý chung của những người dùng mạng xã hội là thích hướng về những
thơng tin nóng, mới hơn là xem nguồn gốc chúng đến từ đâu, có chính xác hay khơng.
Sự thật là có rất nhiều các tin đồn nhảm xuất hiện từ các trang web không đáng tin cậy
nhưng chẳng làm cho cư dân mạng để ý. Các mạng xã hội dường như cũng không
7
GVHD: Ths. Đặng Quốc Trung


quan tâm đến điều này. Vì vậy, nhiều người lo lắng rằng những giá trị cốt lõi của

truyền thông đang đứng trước nguy cơ mất dần. Cả thế giới giờ đây đã bắt đầu cảm
nhận được những sự nguy hiểm từ sự quá tự do trên mạng xã hội và đang cùng nhau
tìm cách khắc phục.Đặc biệt, với một lượng lớn những người trẻ tuổi tham gia tương
tác trên mạng xã hội khi tâm sinh lý vẫn chưa ổn định, chưa đủ kiến thức xã hội và
bản lĩnh vững vàng thì việc khơng có chính kiến, thậm chí là bị ảnh hưởng tiêu cực
bởi những gì xảy ra trên mạng xã hội đặt ra yêu cầu phải giáo dục kỹ năng ứng xử trên
mạng xã hội cho thanh thiếu niên.
Theo khảo sát của chương trình Nghiên cứu internet và xã hội (VPIS), các trường hợp
phát ngôn gây thù ghét dẫn đến có những lối ứng xử vơ văn hóa của người sử dụng
mạng xã hội tại Việt Nam, thể hiện tập trung ở những hành vi: nói xấu, phỉ báng
(61,7%); vu khống, bịa đặt thông tin (46,6%); kỳ thị dân tộc (37,01%); kỳ thị giới tính
(29,03%); kỳ thị khuyết tật (21,76%); kỳ thị tôn giáo (15,09%). "Những nguồn năng
lượng xấu này đang dần che mờ những mặt tích cực do internet và mạng xã hội mang
lại" - báo cáo nghiên cứu đánh giá[1].Bên cạnh đó, nhiều tài khoản cá nhân, tổ chức
phản động không chỉ gây hoang mang dư luận bằng việc chia sẻ các thông tin không
đúng sự thật trên mạng xã hội, nhiều tài khoản mạng xã hội cịn núp bóng là cá nhân,
tun truyền, tung tin xấu, tin giả,…Những tài khoản cá nhân đăng các thông tin vi
phạm trên Facebook thường không để lại chứng cứ, nên cơ quan quản lý, thậm chí cả
Facebook cũng khó có thể xử lý vi phạm.
Nói đến văn hóa là nói đến phẩm chất, đến giá trị, đồng thời cũng là nói đến trình độ
của con người. Ni dưỡng các phẩm chất, xây đắp các giá trị tinh thần, tư tưởng, tình
cảm và nâng cao trình độ dân trí là những chức năng khơng thể tách rời của văn hóa.
Tuy nhiên, khi ứng xử trên không gian mạng, một bộ phận lớn người sử dụng đã
khơng thể kiểm sốt hành vi của mình, biểu hiện ra sự xuống cấp về đạo đức, về trình
độ dân trí thơng qua những phát ngơn xuyên tạc, ảnh hưởng xấu đến cộng đồng dân cư
và xã hội. Việc cân bằng giữa quyền tự do ngôn luận và sự tôn trọng cá nhân là điều
vô cùng khó kiểm sốt đối với những thơng tin được đưa ra trên mạng xã hội. Đồng
thời, cũng từ các nền tảng truyền thông xã hội bộc lộ những tác động tiêu cực, ẩn chứa
những nguy cơ phức tạp, khó lường, thậm chí có khả năng gây chia rẽ sâu sắc, kích
động hận thù trong các cộng đồng xã hội, nhất là ở các quốc gia đa sắc tộc, tôn giáo.

Đặc biệt, vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trên khơng gian mạng là
vấn đề bức thiết mà các tổ chức, cá nhân từ Trung ương đến địa phương cần đặc biệt
quan tâm trong bối cảnh hiện nay. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa, nói giữ
gìn và phát huy bản sắc dân tộc khơng đồng nghĩa với dân tộc hẹp hịi, đóng cửa, khép
kín và cũng hồn tồn xa lạ với kiểu bắt chước, học đòi, lai căng để đánh mất đi cái
độc đáo, cái đặc trưng của dân tộc mình. Phải biết kế thừa, phát huy có chọn lọc
những truyền thống văn hóa tốt đẹp phù hợp với những điều kiện lịch sử mới, kiên
8
GVHD: Ths. Đặng Quốc Trung


quyết phê phán và loại bỏ những tập tục lạc hậu, cổ hủ, đủ bản lĩnh để mở rộng giao
lưu với thế giới, tiếp thu có chọn lọc những cái hay, cái tốt đẹp, tiến bộ của văn hóa
nhân loại, tỉnh táo chống lại sự xâm nhập của mọi thứ văn hóa độc hại… “Tây phương
hay Đơng phương có cái gì tốt, ta học lấy để tạo ra một nền văn hóa Việt Nam. Nghĩa
là lấy kinh nghiệm tốt của văn hóa xưa và văn hóa nay, trao đổi cho văn hóa Việt Nam
thật có tinh thần thuần túy Việt Nam”
* Đối tượng sử dụng Internet và tham gia mạng xã hội

*Đối tượng sử dụng mạng Internet thường xuyên nhất là nhóm lứa tuổi 15 tuổi đến
40 tuổi. Nhóm đối tượng này lại gồm 2 thành phần chủ yếu là học sinh, sinh viên và
người đang đi làm.
- Nhóm người đang đi làm sử dụng mạng vào mục đích khác nhau do tính chất của
cơng việc khác nhau.
- Những người lao động chân tay có tiếp cận Internet và tham gia mạng xã hội
nhưng hạn chế về mặt thời gian cũng như mục đích sử dụng.
- Nhóm những người lao động trí óc tiếp cận và sử dụng Internet với mức độ nhiều
hơn do tính chất cơng việc địi hỏi thơng tin, tài liệu với số lượng lớn.
- Nhóm đối tượng khơng sử dụng mạng thường xun.Nhóm này chủ yếu là người
già và người có hồn cảnh khó khăn nên nhu cầu tiếp cận và điều kiện tiếp cận

thông tin hạn chế.
- Nhóm đối tượng người có hồn cảnh khó khăn như đồng bào các dân tộc thiểu số
ở vùng núi khó khăn, hay biên giới hải đảo... ít có điều kiện tiếp cận và sử dụng

9
GVHD: Ths. Đặng Quốc Trung


* Động cơ và mục đích truy cập Internet và sử dụng mạng xã hội
Có nhiều mục đích khác nhau đối với mỗi người sử dụng Internet, nhưng khái quát
lại có thể kể đến những mục đích cơ bản nhất là:
Thơng tin.
Liên lạc, giao tiếp.
Giải trí.
Thương mại/trao đổi.
Ở những người dùng Internet, tuy mục đích truy cập có thể giống nhau nhưng cách
thức lại có thể khác nhau và vơ cùng đa dạng. Có người đọc, nắm bắt thơng tin trên
các cổng thông tin hay trang web tin tức, báo mạng điện tử; có người lại truy cập,
chủ động sử dụng các cơng cụ tìm kiếm để tiếp cận các chủ đề thơng tin mà bản
thân có nhu cầu. Hay với mục đích là giải trí, có người chơi game online, xem
phim, xem truyền hình hay nghe nhạc, đọc truyện...
* Phương tiện, thời gian truy cập và các trang mạng phổ biến
Khoa học công nghệ là một cuộc chạy đua khơng ngừng nghỉ. Giá thành truyền dẫn
ngày càng có xu hướng giảm. . Để truy cập Internet, người ta có thể sử dụng nhiều
phương tiện khác nhau như máy tính bàn, laptop, tivi có kết nối Internet hay điện
thoại thơng minh. Với các loại phương tiện truy cập phong phú như vậy thì vấn đề
thời lượng truy cập của các nhóm đối tượng có xu hướng tăng là điều dễ hiểu. Theo
kết quả điều tra của Viện Nghiên cứu báo chí, Viện Hàn lâm Khoa học - Xã hội
Việt Nam thì thời gian truy cập mạng trung bình của các nhóm đối tượng trong một
ngày là khoảng 3,7 giờ. Đây là một con số khá cao.

Facebook là trang mạng xã hội có số người sử dụng nhiều nhất. Giải thích cho điều
này nhiều người cho rằng đây là mạng toàn cầu và có độ phủ sóng rộng khắp nên
hấp dẫn phần đông các bạn trẻ.
* Ngôn ngữ sử dụng trên mạng xã hội
Biểu hiện rõ ràng nhất của văn hóa mạng chính là “ngơn ngữ mạng xã hội”.Ngơn
ngữ mạng có khởi đầu giống như “tiếng lóng” hay “từ chun mơn”, chỉ phục vụ
một nhóm nhỏ người dùng, nhưng sau đó, do sự kết nối không giới hạn của các
mạng xã hội mà nó nhanh chóng trở thành một “tài sản chung” của một cộng đồng
rộng lớn người dùng thông qua sự tương tác vượt trội của mạng xã hội. Chính vì
thế ngơn ngữ mạng xã hội phản ánh văn hóa của người dùng trên mạng xã hội.
Một vấn đề đáng lo ngại là việc sử dụng ngôn ngữ mạng xã hội là một sự hỗn tạp,
lai căng làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt, đặc biệt là giới trẻ. Việc dùng tiếng
Việt kết hợp với ngôn ngữ khác (phổ biến nhất là kết hợp với tiếng Anh) có xu
hướng tăng lên đáng báo động. Tiếng Việt được dùng theo cách riêng với sự kết
10
GVHD: Ths. Đặng Quốc Trung


hợp “lạ hóa” và khó hiểu. Các biểu hiện lệch chuẩn về đạo đức, văn hóa trên mạng
xã hội hiện nay đã đến mức đáng báo động. Nếu khơng có các thiết chế hoặc chế tài
phù hợp để ngăn chặn thì rất có thể những hiện tượng đó sẽ tiếp tục lan rộng và phát
triển thành những hành vi nguy hiểm cho xã hội.

III. Nguyên nhân
 Nhiều người chọn cách nổi tiếng bằng việc quay các video, clip, tung hình ảnh
phản cảm để thu hút sự chú ý.
 Thích thể hiện bản thân, mong muốn được thể hiện cái tôi
 Báo chí, truyền thơng cũng vơ tình cổ xúy các hành vi này.
 Lối sống cộng đồng, có xu hướng sao chép lẫn nhau của đại bộ phận các bạn trẻ.
 Nhưng nguyên nhân quan trọng nhất vẫn là nằm ở bản thân ý thức của mỗi người.


IV. Hậu Quả Và Lợi Ích
1. Lợi ích của mạng xã hội

Trước hết chúng ta khơng thể khơng nói đến mặt tích cực của mạng xã hội
đối với người, qua thực trạng sử dụng nhóm em tìm hiểu được 10 lợi ích tiêu
biểu của mạng xã hội đối với nguời dùng :
11
GVHD: Ths. Đặng Quốc Trung


1.1 Cập nhật tin tức về đời sống, xã hội
Trong thời đại hiện nay, chỉ cần không online mạng xã hội một ngày là đủ để bản
thân cảm thấy tuột hậu so với thời đại. Bởi các tin tức về đời sống xã hội luôn được
cập nhật trên mạng xã hội mọi lúc mọi nơi.
Tính chất thời gian thực cũng như khả năng tiếp cận đại chúng là một trong những
ưu điểm đưa thông tin về đời sống đến được nhiều người.
1.2 Kết nối các mối quan hệ
Một trong những ưu điểm vượt bật giúp mạng xã hội tồn tại được đến thời điểm
hiện tại là tính kết nối cộng đồng.
Điều này đơi khi giúp những gia đình tìm được người thân thất lạc mấy chục năm
hoặc những người bạn cũ kết nối với nhau. Nếu như khơng có mạng xã hội thì
những điều này gần như là khơng tưởng.
1.3 Nâng cao sự hiểu biết, kỹ năng sống
Mạng xã hội là nơi để mọi người chia sẻ kiến thức, kỹ năng và bản thân trong một
cộng đồng.
Nhờ sự phát triển của các hội nhóm mà người dùng có thể học hỏi thêm nhiều kiến
thức, kỹ năng mà không cần phải đến lớp học, tốn nhiều chi phí như trước đây.
Mọi người có thể tự học thêm một kỹ năng như đan, móc len ngay trên Youtube mà
khơng cần “tiền bối” cầm tay chỉ việc.

1.4 Giới thiệu bản thân đến với mọi người
Trong thời đại hiện nay, mạng xã hội còn là một công cụ đắc lực để bạn giới thiệu
bản thân của mình. Trong các CV hiện nay, trang cá nhân trên mạng xã hội là một
bằng chứng cụ thể về trình độ, tính cách cũng như một phần khả năng của bạn.
Bên cạnh đó, những người có ảnh hưởng đến một cộng đồng nhỏ trên mạng xã hội
cũng sẽ kiếm được nhiều công việc liên quan đến khả năng bản thân như chụp hình
lookbook, quảng cáo sản phẩm,…
1.5 Kinh doanh, quảng cáo miễn phí trên mạng xã hội
Hiện nay, chỉ cần một số vốn nhỏ chúng ta đã có thể mở một gian hàng nhỏ ngay tại
trang cá nhân của mình hoặc quảng cáo, sản phẩm thương hiệu với số chi phí rất
nhỏ so với kinh doanh truyền thống.

12
GVHD: Ths. Đặng Quốc Trung


1.6 Giải trí
Khơng thể phủ nhận tính giải trí của mạng xã hội đối với mỗi cá nhân người dùng.
Mạng xã hội đã nghiên cứu rất kỹ về hành vi người dùng để thiết kế giao diện rất
thân thiện với người dùng, khiến người dùng luôn cảm thấy thoải mái khi trải
nghiệm các mạng xã hội.
Đồng thời, số lượng người dùng mạng xã hội đông đảo như hiện nay khiến những
nội dung giải trí cũng đa dạng hơn.
1.7 Tiết kiệm chi phí, thời gian và sức lao động
Social Marketing đã tiết kiệm được rất nhiều chi phí cho các doanh nghiệp mỗi đợt
có chiến dịch Marketing nào trong cơng ty. Thay vì in rất nhiều tờ rơi, poster,... thì
doanh nghiệp chỉ cần một bài đăng trên trang của công ty đã có khả năng tiếp cận
với rất nhiều khách hàng mục tiêu.
1.8 Phát huy tài năng, điểm mạnh của bản thân
Mạng xã hội là nơi bản thân bạn được thể hiện và từ đó là động lực để bạn phát huy

những ưu điểm của mình.
Bạn có thể thể hiện khả năng viết lách, chụp ảnh, thậm chí là may vá, thêu thùa
ngay trên trang các nhân của mình.
Biết đâu bạn sẽ tìm ra được một cộng đồng người có cùng sở thích để phát huy
được ưu điểm của bản thân.
Các thông tin cấp báo về bão lũ, thiên tai làm thế nào có thể lan truyền bằng phương
tiện nào nhanh và mạnh hơn là mạng xã hội.
Có thể thấy trong thời gian vừa qua, mạng xã hội đã làm rất tốt vai trị của mình về
chuyện cấp báo, khuyến cáo về dịch bệnh và thiên tai giúp người dân thoát khỏi
những khó khăn này.
1.10 Bày tỏ quan điểm cá nhân
Trên thực tế, hiện tại cuộc sống đã công bằng hơn khi có mạng xã hội. Lúc chưa có
mạng xã hội, tiếng nói của người dân rất khó để phản ánh về các vấn đề xã hội.
Trong thời điểm hiện tại, mỗi người dân sử dụng mạng xã hội đều có quyền bày tỏ
quan điểm cá nhân về các vấn đề trong cuộc sống.
Từ đó đưa ra những thảo luận, bình luận về vấn đề khiến xã hội tốt đẹp, văn minh
hơn.

13
GVHD: Ths. Đặng Quốc Trung


2. Mặt tiêu cực của mạng xã hội

- Những lợi ích mà mạng xã hội mang lại cho chúng ta là không thể phủ nhận. Đối
với mối quan hệ cá nhân đây là công cụ hữu hiệu giúp ta liên kết với bạn bè, người
thân. Ở khía cạnh phát triển bản thân mạng xã hội giúp chúng ta học tập, trau dồi
kiến thức thường xun, cập nhật thơng tin, tìm kiếm công việc,… Trong công việc
đây cũng là một công cụ hỗ trợ đắc lực cho việc truyền thông, làm việc trực tuyến,
chia sẻ tài liệu,…

Bên cạnh những ảnh hưởng tích cực mạng xã hội cũng có thể gây ra những tác động
tiệu cực khi ta sử dụng mạng xã hội không đúng cách, nhiều cá nhân lợi dụng mạng
xã hội để đăng thơng tin sai sự thật, hoặc có ứng xử thiếu văn hóa. Những tác động
đó khơng chỉ ảnh hưởng đến cá nhân mà cịn có thể ảnh hưởng đến người thân, các
tập thể.
2.1. Giảm tương tác giữa người với người
- Nghiện mạng xã hội không chỉ khiến bạn dành ít thời gian cho người thật việc
thật ở quanh mình, mà cịn khiến họ buồn phiền khi bạn coi trọng bạn bè “ảo” hơn
những gì ở trước mắt.
- Các mối quan hệ sẽ bị rạn nứt và sẽ chẳng ai còn muốn gặp mặt bạn nữa.

2.2. Tăng mong muốn gây chú ý
- Đăng tải những status mơ hồ nhầm câu like và view khơng cịn là chuyện lạ, song
nó thực sự khiến người khác phát bực nếu dùng quá thường xuyên.
- Mạng xã hội cũng góp phần tăng sự ganh đua, sự cạnh tranh khơng ngừng nghỉ để
tìm like và notification sẽ cướp đi đáng kể quỹ thời gian của bạn.
2.3. Xao lãng với mục tiêu cá nhân
- Quá chú tâm vào mạng xã hội dễ dàng làm người ta quên đi mục tiêu thực sự của
cuộc sống.
14
GVHD: Ths. Đặng Quốc Trung


- Thay vì chú tâm tìm kiếm cơng việc trong tương lai bằng cách học hỏi những kĩ
năng cần thiết, các bạn trẻ lại chỉ chăm chú để trở thành “anh hùng bàn phím” và
nổi tiếng trên mạng.
2.4. Giết chết sự sáng tạo
-Mạng xã hội là phương tiện hiệu quả nhất để làm tê liệt và giết chết quá trình sáng
tạo.
-Có tác động suy giảm hoạt động não bộ tương tự như khi xem tivi trong vơ thức.

2.5. Có nguy cơ bị trầm cảm
-Những người thường xuyên sử dụng mạng xã hội thường có cảm xúc tiêu cực
nhiều hơn, bao gồm cả trầm cảm.
-Sử dụng mạng xã hội đặc biệt có hại với những người tiền sử mắc bệnh trầm cảm.
Nếu bạn bắt đầu cảm thấy buồn bã, bi quan, nên ngừng sử dụng mạng xã hội một
thời gian.
2.6. Thiếu sự riêng tư
-Các trang mạng xã hội vẫn đang âm thầm lưu lại (và bán) thông tin cá nhân của
bạn.
-Cả cơ quan tình báo Mỹ cũng đang dính vào vụ lùm xùm liên quan đến việc cho
phép chính phủ truy cập vào những dữ liệu cá nhân bao gồm email, các cuộc gọi
Skype… Điều này rõ ràng cho thấy rằng sự bảo mật và riêng tư trên Internet đang bị
xâm hại
2.7. Thông tin bị xuyên tạc
Mạng xã hội cũng như xã hội thực, có người tốt, có người xấu, do đó chúng ta lúc
nào cũng cần phải cẩn thận vì những thơng tin chúng ta đăng tải có thể bị những
thành phần không tốt lợi dụng để xuyên tạc, làm cho người khác hiểu sai, gây ra
những ảnh hưởng cho những bên liên quan.
2.8. Bị lấy cắp thông tin
Hiện nay việc đánh cắp thông tin tài khoản trên các mạng xã hội diễn ra khá phổ
biến. Đây là một vấn đề vô cùng nguy hiểm, việc bị lấy cắp tài khoản có thể gây ra
những hậu quả nghiệm trọng và ảnh hưởng đến cá nhân và các tổ chức
2.9. Một số vấn nạn mạng xã hội hiện nay
a. Vấn nạn hàng giả, hàng kém chất lượng trên không gian mạng
Mạng xã hội là mảnh đất “màu mỡ” để các nhà đầu tư kiếm lời. Nhiều người sẵn
sàng làm trò hề: đội nón, bơi nhọ nồi vào mặt, dán băng dính, dán nốt ruồi,,…
15
GVHD: Ths. Đặng Quốc Trung



livestream khiến bản thân xấu đi để bán hàng; có người lại “khoe thân” để thu hút
sự chú ý rồi bán hàng; Nhưng đáng lên án hơn là vấn nạn bán hàng cấm, không rõ
nguồn gốc trên mạng. Nhiều cơ sở kinh doanh sẵn sàng trả phí cho sàn thương mại
điện tử, google, facebook, thuê nghệ sĩ để pR cho sản phẩm giả của mình. Các đối
tượng đã lập nhiều tài khoản và chạy quảng cáo, địa chỉ số điện thoại khơng có hoặc
chung chung để qua mặt cơ quan chức năng. Họ tiến hành livestream và có thể chốt
đến hàng trăm đơn mỗi ngày.
Tiền mất, tật mang những người khổ chỉ là những người cả tin vào lời nói có cánh
của người bán. Khi muốn đổi trả hay kiện cáo thì chẳng biết đâu mà lần.
b. Lừa tiền qua mạng

Ý thức của con người, nhân cách của con người, văn hóa ứng xử trên mạng xã hội
đáng báo động hơn khi liên tục ra đời những chiêu trò lừa tiền qua mạng.


Nhận quà từ người nước ngoài khi làm quen qua mạng: Sau một thời gian
quen nhau qua mạng, đối tượng sẽ thông báo muốn gửi tiền, quà từ nước ngồi
về cho bạn, sau đó báo bạn nộp tiền để nhận quà ( tiền này họ sẽ lấy lý do là: phí
thuế, phí chuyển,…) tiền được chuyển vào stk mà họ cung cấp nhằm chiếm đoạt.



Hack Facebook, nhắn tin cho bạn bè mượn tiền: Trị này khơng mới, nhưng
vẫn rất nhiều người bị lừa. Các đối tượng sẽ chiếm đoạt quyền quản trị tài khoản
của bạn, sau đó nhắn tin cho mọi người nhờ chuyển tiền.



Báo trúng thưởng hoặc được tặng tài sản có giá trị: Người lừa đảo sẽ báo cho
bạn biết bạn đang trúng xe máy, xe điện, điện thoại, tiền mặt,… rồi yêu cầu nạn

nhân chuyển tiền hoặc thẻ nạp qua ngân hàng để làm thủ tục nhận thưởng.



Đánh cắp thông tin: Gửi SMS giả mạo ngân hàng nhằm lừa khách truy cập
vào link giả để lấy mã otp, thông tin thẻ để rút tiền.
16

GVHD: Ths. Đặng Quốc Trung




Đầu tư tài chính, tiền ảo: Văn hóa ứng xử trên mạng xã hội có chủ đích xấu
đó là lập ra các website về tài chính để thu hút lơi kéo người tham gia.



Lừa vay vốn: Lợi dụng tâm lý muốn được vay vốn với lãi suất thấp, thủ tục
nhanh gọn, các đối tượng đã đăng tin cho vay vốn lên mạng xã hội. Khi tiếp cận
được mục tiêu họ dùng sim, tài khoản giả mạo để hướng dẫn thủ tục lừa đảo tài
chính online. Tiếp đó, họ u cầu nạn nhân chuyển tiền để hoàn tất hồ sơ vay,
thuế khoản vay, số vay vượt định mức,…



Lừa đặt cọc mua hàng rồi chiếm đoạt tài sản: Các đối tượng xấu đăng tin bán
xe máy, ô tô, đồ công nghệ qua mạng xã hội. Khi nhận được cọc họ sẽ xóa bài
viết, cắt liên lạc,…
c. Các em học sinh đánh nhau, bóc hốt, lột đồ, tung clip lên mạng xã hội


Chỉ cần search lên Google “nữ sinh đánh nhau trên mạng” chưa đến 1S đã
hiện ra vô vàn kết quả. “Tài khoản mạng xã hội của tơi, tơi có quyền tơi đăng”, đó
là lời biện minh cho những video hớ hênh trên mạng xã hội. Không hiếm thấy
những vụ đánh ghen của những ơng chồng bà vợi, có lẽ cũng vì thế, con trẻ mới học
địi bắt chước người lớn.Nào thì clip đánh nhau, dùng dép vả mặt nhau, khóc lóc
van xin thảm thiết chỉ vì trơng rất “ngứa mắt”; Nào thì “mày cướp bồ của tao” nên
đã bị cả nhóm bạn lao vào đánh hội đồng; nào thì nữ sinh lớp 8 bị đưa vào nhà vệ
sinh lột đồ, quay clip,… những sự việc đó sẽ ám ảnh nạn nhân đến suốt cuộc đời.

17
GVHD: Ths. Đặng Quốc Trung


V. Giải pháp
 Thứ nhất, tăng cường quản lý thông tin trên Internet nói chung và mạng xã
hội nói riêng
Cần đẩy mạnh việc quản lý thông tin nhằm phát huy tính tích cực, ngăn chặn và đẩy
lùi những hệ lụy tiêu cực từ sự tương tác giữa các cá nhân, tổ chức thơng qua
Internet tạo ra. Vì vậy, Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông cùng các cơ quan,
tổ chức có liên quan cần nghiên cứu, đánh giá và đưa ra một cơ chế, chính sách phù
hợp trong việc quản lý thông tin trên Internet.
Tham mưu, đề xuất và ban hành các cơ chế chính sách đặc thù nhằm khuyến khích
phát triển một số dịch vụ Internet quan trọng để thu hút người dùng Việt Nam; tập
trung phát triển các dịch vụ quan trọng nhất, như mạng xã hội, cơng cụ tìm kiếm và
các dịch vụ giải trí trực tuyến.
Song trùng với việc quản lý thông tin bằng pháp lý, Nhà nước cần có những biện
pháp trong xây dựng và quản lý văn hóa mạng nói riêng, Internet nói chung từ
Trung ương đến địa phương, trong đó nhân tố quan trọng là các tổ chức, các nhân
cụ thể, tránh tình trạng chung chung, vơ trách nhiệm.

 Thứ hai, tạo dựng nhân cách tốt cho các chủ thể tham gia văn hóa mạng
Đối với Nhóm đối tượng là người dùng trên các trang mạng xã hội, cần tăng cường
trang bị tri thức về việc phát triển năng lực cá nhân để mỗi người tự ý thức về trách
nhiệm, quyền hạn của chính mình khi tham gia mạng xã hội. Nâng cao năng lực cá
nhân cần được áp dụng trong cả mơi trường gia đình, nhà trường. Để tăng cường
phát triển năng lực cá nhân, công tác truyền thông nâng cao nhận thức cho người sử
dụng mạng xã hội cũng cần được chú trọng hơn nữa. Đặc biệt cần phải nâng cao giá
trị thơng tin của báo chí, để báo chí trở thành công cụ định hướng tốt cho công
chúng, tránh bỏ mất độc giả.
Cần nâng cao năng lực xã hội cho các cá nhân, đặc biệt là cho nhóm học sinh, sinh
viên. Đây là nhóm đối tượng chiếm phần lớn và là nhóm cơng chúng chính trên các
trang mạng Internet. Năng lực xã hội giúp cho các cá nhân biết được mình là ai,
mình có mối quan hệ như thế nào với cộng đồng, xã hội, với các tổ chức hay cá
nhân khác trong xã hội. Nâng cao năng lực xã hội cho các cá nhân nên trở thành các
chương trình cụ thể áp dụng trong các trường học, đồng thời thực hiện các chiến
dịch truyền thông xã hội lớn để hỗ trợ thông tin cho các hoạt động trong nhà trường.
Đối với Nhóm đối tượng là các cơng ty cơng nghệ, các nhà mạng. Đối với nhóm đối
tượng này, nhà nước cần đưa ra các tiêu chuẩn kinh doanh tại Việt Nam và khuyến
cáo các công ty công nghệ áp dụng, trong đó có những cảnh báo về các chuẩn mực
đạo đức mà nhà mạng đòi hỏi. Việc ngăn chặn tác động xấu và yêu cầu các sản
phẩm nước ngoài tuân thủ nghiêm ngặt quy định luật pháp Việt Nam trên môi
18
GVHD: Ths. Đặng Quốc Trung


trường Internet cần được tiến hành bằng cả giải pháp quản lý và giải pháp kỹ thuật
một cách nghiêm túc.
Nhóm đối tượng là cơ quan quản lý nhà nước. Đây là nhóm đối tượng đặc biệt, thực
hiện chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực này: Cần sớm rà sốt, bổ sung,
hồn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, bảo đảm môi trường pháp lý rõ

ràng, công khai, minh bạch và bình đẳng cho mọi đơn vị, cá nhân cung cấp và sử
dụng thông tin Internet trên lãnh thổ Việt Nam. Rà soát và sửa đổi, bổ sung nhằm
nâng cao tính hiệu lực, hiệu quả các văn bản hiện có phù hợp với yêu cầu thực tiễn.
Xây dựng các văn bản mới phù hợp với xu thế phát triển và yêu cầu công tác quản
lý nhà nước. Nghiên cứu đề xuất, đàm phán các cơ chế phối hợp giữa các quốc gia
trong việc quản lý các dịch vụ thông tin xuyên biên giới, phù hợp với các cam kết
quốc tế và yêu cầu hội nhập.
 Thứ ba, xây dựng chế tài xử phạt người ứng xử vô văn hóa trên mạng, tiến
tới xây dựng bộ quy tắc ứng xử văn hóa trên mạng Internet
Cần xây dựng bộ quy tắc ứng xử văn hóa trên mạng Internet theo các nguyên tắc
sau:
Bố trí thời gian, địa điểm, mức độ truy cập Internet một cách phù hợp đối với mỗi
cá nhân, tổ chức.
Sử dụng ngôn ngữ trong sáng, rõ ràng, mạch lạc khi tương tác với các chủ thể khác
thông qua Internet nói chung, mạng xã hội nói riêng.
Cần nghiên cứu, thẩm định thông tin kỹ lưỡng trước khi bày tỏ quan điểm cá nhân
trên mạng Internet.
Tích cực chia sẻ những thơng tin có hiệu ứng tích cực trên cộng đồng mạng.
Tuyệt đối khơng tham gia các Website có nội dung xấu, lệch chuẩn, thơng tin khơng
có độ tin cậy.
Tuyệt đối không cổ xúy cho những hành động xấu, không có văn hóa được đăng tải
trên các trang mạng Internet.
Ý thức sâu sắc về trách nhiệm cá nhân, tổ chức với những hành động thơng qua văn
hóa mạng (Internet).
 Thứ tư, đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng
Để mỗi người dân, đặc biệt là thế hệ trẻ, học sinh, sinh viên có ý thức tự bảo vệ
mình và trở thành bộ lọc thơng tin, hướng dẫn những người chung quanh nhận biết,
sàng lọc các thông tin xấu, thơng tin độc hại, địi hỏi phải xây dựng một đề án thông
tin riêng, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý, đời sống, trình độ nhận thức và điều
kiện thực tiễn của Việt Nam, bảo đảm tính đa dạng, hấp dẫn, đáp ứng đúng yêu cầu

thực tiễn đặt ra. Huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến
địa phương, phối hợp trách nhiệm giữa các cơ quan chức năng với các tổ chức, đoàn
19
GVHD: Ths. Đặng Quốc Trung



×