Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Chế độ bản vị vàng, bản chất và ưu điểm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (72.52 KB, 3 trang )

CHẾ ĐỘ BẢN VỊ VÀNG
Bản vị vàng có nguồn gốc từ khi đồng xu vàng được sử dụng như một
phương tiện trao đổi, đơn vị hạch toán và tích trữ giá trị. Thực tế này diễn ra từ
thời cổ xưa. Khi trao đổi thương mại quốc tế còn hạn chế, thanh toán hàng mua
bán giữa các nước chủ yếu bằng vàng hay bạc. Từ khi dung lượng thương mại
quốc tế mở rộng nhờ cuộc cách mạng công nghiệp, cần nhiều phương tiện tiện lợi
thanh toán thương mại. Vận chuyển số lượng lớn vàng bạc vòng quanh thế giới để
tài trợ thương mại quốc tế có vẻ không thực tế. Giải pháp thích hợp là thanh toán
tiền giấy, đối với các nhà nước là thỏa thuận tỷ giá cố định để chuyển đổi tiền giấy
ra vàng.
1. Bản chất của Bản vị vàng.
Gắn các đồng tiền với vàng và khả năng chuyển đổi có đảm bảo được xem
là bản vị vàng. Vào năm 1880, đa số các quốc gia thương mại trên thế giới, bao
gồm Anh, Đức, Nhật và Mỹ, đã chấp thuận bản vị vàng. Với bản vị vàng chung,
giá trị của bất kỳ đồng tiền nào so với đồng tiền khác rất dễ xác định.
Ví dụ, theo bảng vị vàng 1$ Mỹ được xác định tương đương với 23,22
gram vàng nguyên chất. Vì thế, về mặt lý thuyết, mợi người có thể yêu cầu chính
phủ Mỹ chuyển 1$ thành 23,22 gram vàng, 480 gram bằng 1 ao xơ (ounce), 1 ao
xơ trị giá 20,68$. Số lượng tiền cần thiết để mua 1 ao xơ vàng được xác định theo
giá trị bề mặt vàng. Một bảng Anh chứa 113 gram vàng nguyên chất. Nói cách
khác 1 ao xơ vàng trị giá 4,25 bảng Anh. Từ những giá trị trên, chúng ta có thể
tính được tỷ giá hối đoái chuyển đổi một bảng bàng 4,87$.
2. Ưu điểm của bảng vị vàng.
Ưu điểm của bản vị vàng là nắm giữ một cơ chế mạnh mẽ cho các nước
thiết lập cán cân thương mại cân bằng. Một nước được coi là đạt trạng thái cân
bằng thương mại khi thu nhập mà công dân của nước đó kiếm được từ xuất khẩu
tương đương với số tiền mà công dân nước này trả cho nước khác vì khoản nhập
khẩu (tức là tài khoản vãng lai của cán cân thanh toán cân bằng).
Giả sử chỉ có 2 nước trên thế giới là Mỹ và Nhật. Tưởng tượng cán cân
thương mại của Nhật đang dư thừa vì xuất khẩu sang Mỹ nhiều hơn nhập khẩu
sang Mỹ. Các nhà xuất khẩu Nhật được trả bằng đô la Mỹ, rồi đổi lấy yên Nhật


trong ngân hàng của Nhật. Ngân hàng này chuyển đô la sang chính phủ Mỹ đổi lấy
vàng.
Dưới chế độ bản vị vàn, khi Nhật có thặng dư thương mại, thì sẽ có lượng
vàng chảy từ Mỹ sang Nhật. Những dòng vàng này sẽ tự động giảm cung tiền của
Mỹ và tăng cung tiền của Nhật. Giữa tăng cung tiền và lạm phát giá cả có mối
quan hệ gần gũi. Tăng cung tiền sẽ tăng giá ở Nhật, ngược lại giảm cung tiền ở
Mỹ sẽ đẩy giá ở Mỹ giảm xuống. Tăng giá hàng hóa ở Nhật, sẽ giảm cầu ở về
hàng, trong khi giảm giá hàng hóa ở Mỹ sẽ tăng cầu hàng hóa. Vì vậy, Nhật sẽ bắt
đầu mua nhiều hơn từ Mỹ và Mỹ sẽ mua ít hơn từ Nhật chho đến khi cán cân
thương mại đạt điểm cân bằng. Cơ chế điều chỉnh này dường như giản đơn và thu
hút chú ý cho tới ngày nay. Hơn một nửa thế kỷ sau sự sụp đổ của chế độ bản vị
vàng, còn một số người vẫn tin rằng thế giới luôn trở lại bản vị vàng.
3.Giai đoạn giữa 2 thế chiến 1918-1939.
Bản vị vàng hoạt động tương đối hợp lý từ những năm 1879 tới đầu cuộc
chiến tranh thế giới thứ nhất vào 1914, chế độ này bị phá bỏ. Trong thời kì chiến
tranh, một số quốc gia tài trợ những chi phí quân sự khổng lồ bằng cách in tiền.
Điều này dẫn tới lạm phát. Vào cuối chiến tranh, 1918, mức giá tăng lên khắp mọi
nơi. Mỹ trở lại bản vị vàng năm 1919. Anh năm 1925 và Pháp năm 1928. Anh trở
lại bảng vị vàng bằng cách gắn đồng bảng với mức giá vàng tương úng chiến tranh
4,25 bảng /ao xơ, mặc cho mức lạm phát lớn giữa 1914 – 1925. Việc này làm cho
giá cả hàng hóa ở Anh rời xa thị trường quốc tế, đẩy nền kinh tế sâu vào tiêu điều.
Khi những người nước ngoài có tiền bảng mất lòng tin vào cam kết của Anh về
duy trì giá trị đồng tiền, họ bắt đầu chuyển đổi đồng bảng sang vàng. Chính phủ
Anh nhận ra điều đó và không đủ sức đáp ứng vàng nếu không huy động nguồ dự
trữ. Vì thế chính phủ đã phải bãi bỏ chế độ chuyển dổi vào năm 1931.
Mỹ từ bỏ bảng vị vàng vào năm 1933, nhưng lại trở lại vào năm 1934, nâng
giá đô la theo vàng từ 20,67$/ao xơ lên 35$/ao xơ. Do cần nhiều đô la để mua 1 ao
xơ vàng hơn trước kia, đồng đô la giảm mất giá trị. Điều này dẫn tới phá giá đồng
đô la so với các đồng tiền khác. Trước khi phá giá, tỷ giá hối đoái bảng /đô la là 1
bảng = 4,87$, nhưng sau khi phá giá 1 bảng = 8,24$. Bằng cách giảm giá hàng

xuất khẩu của Mỹ và tăng giá hàng nhập khẩu, chính phủ muốn tạo công ăn việc
làm ở Mỹ. Nhưng nếu nhiều nước khác cũng áp dựng chiến thuật tương tự, thì chu
kỳ phá giá cạnh tranh sẽ xuất hiện và tạo thành vòng tròn phá giá.

×