Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Sự kế thừa và phát triển các quyền về văn hoá, giáo dục của công dân trong lịch sử lập hiến Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129 KB, 10 trang )

Lời mở đầu
Lịch sử lập hiến Việt nam được đánh dấu bằng bốn bản hiến pháp : hiến
pháp năm 1946, hiến pháp 1959, hiến pháp 1980 và hiến pháp 1992 mà thời điểm
ra đời của mỗi hiến pháp gắn liền với thời điểm có tính chất đổi mới của cả dân
tộc. Tuy tuổi đời chưa nhiều nhưng nền lập hiến Việt Nam đã phản ánh được một
thời kỳ pháp triển sôi động khẩn trương của xã hội Việt Nam, đã đạt đến độ trưởng
thành. Có thể từ đó rút ra điểm chung, tính phổ biến của các nền lập hiến nói chung
vừa có thể rút ra những nét đặc thù, những nét đặc trưng ít trùng lặp trong quá trình
phát triển và kế thừa của các hiến pháp Việt Nam về chế độ chính trị, kinh tế, văn
hóa, giáo dục, tư tưởng, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân… “ Sự kế thừa và
phát triển các quyền về văn hoá, giáo dục của công dân trong lịch sử lập hiến Việt
Nam” cũng là một trong những nét đặc thù như vậy.
Nội dung
I.Sự ra đời và phát triển của nền lập hiến Việt Nam
Trước cách mạng tháng Tám năm 1945, nước ta là một nước thuộc địa nửa
phong kiến với chính thể quân chủ chuyên chế và không có hiến pháp. Sau khi đọc
bản tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ngày
2/9/1945, trong phiên họp đầu tiên của chính phủ ngày 3/9/1945 , chủ tịch Hồ Chí
Minh đã đề ra sáu nhiệm vụ cấp bách của chính phủ, một trong số đó là xây dụng
hiến pháp. Vào ngày 9/11/1945, tại kỳ họp thứ II quốc hội khoá I, bản hiến pháp
đầu tiên của nước ta đã được quốc hội thông qua. Nhưng ngay sau đó thực dân
Pháp lại gây chiến tranh xâm lược nước ta một lần nữa. Với chiến thắng Điện Biên
Phủ và hiệp đinh Giơvevơ thắng lợi, miền Bắc nước ta được hoàn toàn giải phóng
nhưng đất nước còn tạm thời chia làm hai miền. Hiến pháp 1946 đã hoàn thành sứ
mệnh của nó nhưng so với nhiệm vụ và tình hình cách mạng mới nó cần được thay
đổi và bổ sung. Vì vậy vào ngày 31/12/1959, tại kì họp thứ XI, quốc hội khoá I,
1
hiến pháp mới đã được thông qua. Và thắng lợi vĩ đại của chiến dịch Hồ Chí Minh
lịch sử mùa xuân năm 1975, lịch sử dân tộc ra đã được mở ra một giai đoạn mới :
đất nước hoàn toàn độc lập, tự do. Hoàn cảnh này đòi hỏi phải có một bản hiến
pháp mới thay thế hiến pháp năm 1959. Tại kì họp thứ VII quốc hội khoá VI, ngày


18/12/1980, sau một thời gian thảo luận, hiến pháp mới đã được thông qua. Sau khi
phát huy hiệu lực, nhiều quy đinh của hiến pháp 1980 tỏ ra không phù hợp với điều
kiện kinh tế - xã hội của đất nước. Tình hình này đòi hỏi phải có một bản hiến pháp
mới thay thế và nó đã được quốc hội thông qua vào ngày 15/4/1992 tại kì họp thứ
XI quốc hội khoá VIII. Ngày 25/11/2001 hiến pháp năm 1992 tiếp tục được nhất trí
sửa đổi bổ sung một số điều tại kì họp thứ X quốc hội khoá X sau khoảng 10 năm
có hiệu lực.
II.Sự kế thừa và phát triển các quyền về văn hoá, giáo dục của công dân
trong lịch sử lập hiến Việt Nam
1)Khái niệm
Công dân là sự xác định một thể nhân về mặt pháp lí thuộc về một nhà nước
nhất định. Nhờ sự xác định này mà con người được hưởng chủ quyền nhà nước và
được nhà nước bảo hộ quyền lợi khi ở trong nước cũng như ở nước ngoài, đồng
thời cũng phải thực hiện một số nghĩa vụ nhất định đối với nhà nước. Vì vậy quyền
và nghĩa vụ cơ bản của công dân bao giờ cũng là một chế định quan trọng trong
hiến pháp nước ta.
Quyền của công dân được quy định trong hiến pháp được hiểu là những khả
năng mà luật cơ bản trao cho công dân được hưởng gì, được làm gì và được yêu
cầu, đòi hỏi gì ở nhà nước và xã hội để thoả mãn nhu cầu. lợi ích chính đáng của
mình và các quyền về văn hoá, giáo dục là một trong những quyền cơ bản của công
dân.
2)Sự kế thừa và phát triển các quyền về văn hoá - giáo dục của công dân
trong lịch sử lập hiến Việt Nam
2
2.1 Sự kế thừa và phát triển các quyền về văn hoá - giáo dục của công dân
trong hiến pháp 1959 so với hiến pháp 1946:
Hiến pháp 1946 là bản hiến pháp đầu tiên của Việt Nam. Xét về các quyền
văn hoá, giáo dục, hiến pháp 1946 chỉ định về một quyền của công dan trong lĩnh
vực này, đó là quyền học tập : “ Nền sơ học cưỡng bách và không học phí. Ở các
trường sơ học địa phương, quốc dân thiểu số có quyền học bằng tiếng của mình.

Học trò nghèo được chính phủ giúp. Trường tư được mở tự do và phải dạy theo
chương trình nhà nước”. Quy định hiến pháp về quyền học tập hoàn toàn phù hợp
với điều kiện hoàn cảnh ở nước ta lúc bấy giờ : Sau khi giành được độc lập và có
tới 90% số dân Việt Nam mù chữ. Bởi vậy diệt giặc dốt là một trong những nhiệm
vụ cấp bách và vô cùng quan trọng của nhà nước và toàn dân. Hiến pháp 1946 chỉ
có một điều quy định về giáo dục bởi lẽ khi đó nước ta mới giành được độc lập, lại
đang chuẩn bị cho công cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược lần 2.
trình độ khoa học, kĩ thuật, dân trí còn thấp kém nên chưa có đủ khả năng và điều
kiện về vật chất, tinh thần để hiến pháp 1946 quy định các quyền công dân khác về
khoa học kĩ thuật, văn hoá và nghệ thuật.
Nhưng văn hoá, nghệ thuật, giáo dục, khoa học, kĩ thuật lại là các lực lượng
hoạt động xã hội nhằm xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam hiện đại đậm
đà bản sắc dân tộc, góp phần hình thành và nâng cao ý thức công dân, bồi dưỡng
nhân cách và tâm hồn con người Việt Nam, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ người lao
động có phẩm chất và trình độ, xây dựng nền sản xuất tiên tiến. Vì vậy nó có vai
trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và cuộc đấu
tranh giải phóng miền Nam sau khi hiệp định Giơnevơ được kí kết. Với mục tiêu,
nhiệm vụ như vậy, hiến pháp 1959 đã kế thừa, phát triển và mở rộng các quyền văn
hoá giáo dục công dân bằng những quy định được thể hiện ở điều 33 và 34. Ngoài
quy định về quyền học tập (điều 33) đã được ghi nhận từ hiến pháp 1946, hiến
pháp 1959 còn có những quyền mới về văn hoá : quyền tự do nghiên cứu khoa học,
3
quyền sáng tác văn học. nghệ thuật, và tiến hành các hoạt động văn hoá khác (điều
34). Nhằm bảo đảm các quyền này, tại điều 34, hiến pháp 1959 còn quy định nhà
nước khuyến khích và giúp đỡ tính sáng tạo của những công dân theo đuổi sự
nghiệp khoa học, văn học, nghệ thuật và các sự nghiệp văn hoá khác. Ngoài ra ở
điều 33 về quyền học tập của công dân, hiến pháp 1959 còn bổ sung quy định về
nghĩa vụ trách nhiệm của nhà nước trong việc phát triển các hình thức giáo dục,
thực hiện từng bước chế độ giáo dục bắt buộc, phát triển dần các trường học, cơ
quan văn hoá, phát triển các hình thức giáo dục bổ túc văn hoá, kỹ thuật, nghiệp vụ

tại các cơ quan, xí nghiệp và các tổ chức khác ở thành thị và nông thôn, để bảo
đảm cho công dân được hưởng quyền lợi đó. Như vậy so với hiến pháp 1946, trong
hiến pháp 1959 các quyền của công dân về văn hoá, giáo dục cũng như bảo đảm
pháp lí cho chúng đã được bổ sung, hoàn thiện thêm một bước đáng kể góp phần
củng cố mối quan hệ qua lại cùng có trách nhiệm giữa nhà nước và nhân dân.
2.2 Sự kế thừa và phát triển các quyền về văn hoá, giáo dục của công dân
trong hiến pháp 1980 so với hiến pháp 1959:
Hiến pháp 1980 là hiến pháp thứ ba trong lịch sử lập hiến Việt Nam. Các
quyền về văn hoá của công dân trong hiến pháp 1980 đã giữ nguyên năm quyền mà
hiến pháp 1959 đã quy định đó là quyền nghiên cứu khoa học, kĩ thuật, sáng tác
văn học. nghệ thuật và tham gia các hoạt động văn hoá khác cùng với đó nhà nước
vẫn khuyến khích và giúp đỡ công dân theo đuổi sự nghiệp khoa học- kinh tế, văn
học- nghệ thuật (điều 72). Nhưng khác với hiến pháp 1959, hiến pháp 1980 không
quy định công dân thực hiện các quyền về văn hoá một cách “tự do”. Việc ghi
nhận này sẽ hạn chế các tư tưởng, loại hình văn hoá, mục đích nghiên cứu khoa
học – kĩ thuật trái pháp luật, chống phá nhà nước Việt Nam, đảm bảo độc lập chủ
quyền của dân tộc và sự phát triển ổn định của xã hội, “nhằm phục vụ đời sống,
phục vụ công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc, bồi dưỡng, phát
huy sở trường và năng khiếu cá nhân” (điều 72). Việc hiến pháp xác định rõ mục
4
đích của các quyền về văn hoá sẽ góp phần định hướng cho công dân theo đuổi sự
nghiệp văn học- nghệ thuật, khoa học- kinh tế tiến bộ, đúng pháp luật và đóng góp
mang lại lợi ích cho Tổ Quốc. Ngoài ra tại điều 72 của hiến pháp 1980 còn bổ sung
một quy định mới : “Quyền lợi của tác giả và người sáng chế, phát minh được đảm
bảo”. Trong bối cảnh đất nước đang xây dựng chủ nghĩa xã hội thì đây là một quy
định hoàn toàn phù hợp giúp bảo vệ quyền lợi của từng cá nhân, khi họ nghiên
cứu, sáng chế để phục vụ công cuộc xây dựng, và bảo vệ Tổ Quốc. Hiến pháp 1980
tiếp tục xác định quyền học tập của công dân thông qua điều 60: “Học tập là quyền
và nghĩa vụ của công dân. Nhà nước thực hiện từng bước chế độ giáo dục phổ
thông bắt buộc, thực hiện chế độ học không phải trả tiền và chính sách cấp học

bổng, tạo điều kiện thuận lợi cho công dân học tập”. Kế thừa các bản hiến pháp
trước, hiến pháp 1980 cũng quy định học tập là quyền của công dân. Tuy nhiên,
không dừng lại ở mức độ là một quyền, hiến pháp 1980 còn nâng học tập lên thành
nghĩa vụ, trách nhiệm của mỗi người. Điều này cho thấy nhà nước đặc biệt quan
tâm, chú trọng tới vấn đề giáo dục, nâng cao dân trí. Để lí giải được sự phát triển
tiến bộ này, chúng ta căn cứ vào hoàn cảnh lịch sử, hiến pháp 1959 ra đời trong
hoàn cảnh đất nước bước vào một giai đoạn cách mạng mới, miền Bắc tiến hành
cách mạng xã hội chủ nghĩa, miền Nam tiến hành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ
nhân dân. Nhiệm vụ cấp bách được đặt ra là phải đánh đổ đế quốc, thống nhất đất
nước đòi hỏi toàn dân phải ra sức thi đua, sản xuất và chiến đấu nên thực hiện
nghĩa vụ học tập rất khó khăn. Đến hiến pháp 1980, bản hiến pháp này ra đời trong
hoàn cảnh đất nước thống nhất và tiến lên chủ nghĩa xã hội, người dân có điều kiện
để học tập, đất nước có nhu cầu phải phát triển nên học tập đã được nâng lên thành
nghĩa vụ. Ngoài ra, nhà nước đã xác lập chế độ bao cấp về học tập bằng việc quy
định “tiến hành tưng bước chế độ giáo dục phổ thông bắt buộc” . và đề ra những
quy định mới để khuyến khích công dân học tập : “tiến hành chế độ học không trả
tiền và chính sách cấp học bổng”. Có thể thấy điều này đã góp phần thể hiện tính
5

×