Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

TRÌNH BÀY NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG TÁC PHẨM “CỦA CẢI CỦA CÁC DÂN TỘC” CỦA ADAM SMITH. TẠI SAO A. SMITH ĐƯỢC COI LÀ CHA ĐẺ CỦA KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (345.64 KB, 21 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
BÀI THUYẾT TRÌNH
ĐỀ TÀI :
TRÌNH BÀY NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG TÁC PHẨM
“CỦA CẢI CỦA CÁC DÂN TỘC” CỦA ADAM SMITH.
TẠI SAO A. SMITH ĐƯỢC COI LÀ CHA ĐẺ CỦA
KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

Môn học : Lịch sử các học thuyết KT
Giảng viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Minh Tuấn
Lớp Cao học K18 và K19: Kinh tế Chính trị học
Nhóm 8 : 3 Thành viên
1. Ngô Công Bình
2. Mai Thành Trung
3. Phan Thị Xuân Lợi



Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Minh Tuấn Nhóm 8
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 2 tháng 4 năm 2010
Mục lục
Trang
A. Lời mở đầu………………………………………………………………….3
B. Nội dung…………………………………………………………………… 5
I. Giới thiệu khái quát về A. Smith là Ông tổ của Kinh tế học …… 5
1. Sơ lược về tác giả………………………………………………….5
2. Phương pháp luận và Thế giới quan………………………………6
3. Tác phẩm lớn nhất của A.Smith “Của cải của các dân tộc”………6
II. A. Smith được coi là Cha đẻ của Kinh tế Thị trường…………… 9
1. Tính chất hệ thống Kinh tế của A.Smith………………………… 9


2. Luật tự nhiên và quyền sở hữu tài sản…………………………… 9
3. Nhân tính………………………………………………………….10
4. Thuyết Lịch sử……………………………………………………11
4.1. Tư lợi và tăng trưởng kinh tế……………………………………11
4.2. Lịch sử văn minh……………………………………………… 14
5. Cơ sở Kinh tế vi mô trong tác phẩm Của cải của các dân tộc 15
6. Kinh tế vi mô của A.Smith 16
C. Kết
luận 18
D. Tài liệu tham khảo
Đề tài: Trình bày nội dung cơ bản trong tác phẩm “ của cải của các Dân tộc” của
Adam Smith. Tại sao Adam Smith được coi là Cha đẻ cuar Kinh tế thị trường
2
Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Minh Tuấn Nhóm 8
LỜI MỞ ĐẦU
  
Kinh tế học phát triển như một môn khoa học độc lập và được giảng dạy ở
các trường chuyên nghiệp trong thời kỳ công nghiệp hóa đầu tiên ở các nền kinh
tế Tây Âu vào thế kỷ thứ 18. Tài liệu mà các nhà kinh tế trên thế giới đã công
nhận như là một tác phẩm kinh điển đầu tiên của khoa học kinh tế là: “ Bản chất
và nguồn gốc của cải của các dân tộc” xuất bản năm 1776 của nhà kinh tế người
Anh Adam Smith (ông được các nhà kinh tế thế giới gọi là “cha đẻ của kinh tế
học”).
Adam Smith được ghi nhận rộng rãi là người sáng tạo ra lĩnh vực kinh tế,
tuy nhiên ông lại bị ảnh hưởng bởi những tác giả người Pháp, những người có
cùng quan điểm chống lại Chủ nghĩa trọng thương. Nghiên cứu phương pháp luận
đầu tiên về phương thức hoạt động của các nền kinh tế được đảm nhận bởi những
người theo trường phái Trọng nông ở Pháp, A.Smith đã sử dụng rất nhiều quan
điểm của họ và mở rộng thành một luận điểm nói về phương thức hoạt động mà
các nền kinh tế nên áp dụng. Ông tin rằng cạnh tranh là cơ chế tự điều hòa và

Chính phủ không nên can thiệp vào kinh doanh bằng biện pháp thuế quan, hay bất
cứ công cụ nào khác, trừ khi nó được sử dụng để bảo vệ thị trường tự do cạnh
tranh.
Rất nhiều các học thuyết kinh tế ngày nay (hoặc ít nhất là một phần) được
phát triển từ các nghiên cứu chủ chốt của A.Smith, chính quan điểm và thành
công ấy đã sáng ngời về A.Smith là Ông tổ của kinh tế học.
Đề tài: Trình bày nội dung cơ bản trong tác phẩm “ của cải của các Dân tộc” của
Adam Smith. Tại sao Adam Smith được coi là Cha đẻ cuar Kinh tế thị trường
3
Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Minh Tuấn Nhóm 8
Đồng thời, trong tác phẩm nổi tiếng “Nghiên cứu về bản chất và nguồn gốc
của cải của các dân tộc”, Adam Smith đã viết về động cơ của nhà tư bản vào một
ngành nào đó là lợi nhuận, tăng chuyên môn hoá bằng nhân công đòi hỏi phát
triển thương mại, là nguyên nhân cơ bản của sự tăng trưởng kinh tế.
Như vậy, chúng ta đã thấy rất rõ "bàn tay vô hình" của thị trường mà Adam
Smith đã đề cập trong tác phẩm "Của cải của các dân tộc" mà bất kỳ một người
học kinh tế nào cũng được nghe hoặc đọc. Nội dung cơ bản tác phẩm lớn nhất của
Adam Smith trong cuốn The Wealth of Nations (Của cải của các dân tộc) mà tôi
đã được đọc ghi nhận ý nghĩa về 5 quyển hết sức to lớn như sau:
• Quyển 1: Nguyên nhân tăng năng suất lao động và phương pháp phân
phối tự nhiên các sản phẩm cho các tầng lớp nhân dân (từ tr. 51);
• Quyển 2: Tính chất của vốn, tích lũy và sử dụng vốn (từ tr.394);
• Quyển 3: Mức độ giàu tăng trưởng khác nhau ở các Dân tộc (từ tr.542);
• Quyển 4: Các hệ thống Kinh tế Chính trị (từ tr.606);
•Quyển 5: Thu nhập Quốc gia hay cộng đồng.
Xuất phát từ quan niệm trên nhận định về Adam Smith, vận dụng những lý
luận được học tập và nghiên cứu tại trường kết hợp với thực tế, nhóm chúng tôi
đã đi sâu nghiên cứu và chọn đề tài: Trình bày nội dung cơ bản trong tác phẩm “
Của cải của các dân tộc” của Adam Smith. Tại sao A. Smith, được coi là cha đẻ của
kinh tế thị trường.

Đề tài: Trình bày nội dung cơ bản trong tác phẩm “ của cải của các Dân tộc” của
Adam Smith. Tại sao Adam Smith được coi là Cha đẻ cuar Kinh tế thị trường
4
Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Minh Tuấn Nhóm 8
NỘI DUNG

I. Giới thiệu khái quát về A.Smith là ông tổ của kinh tế học
1. Sơ lược tác giả:
Sinh năm 1723 tại TP. Kirkcaldy (rửa tội ngày 5/6) khi cha ông, làm nghề
thuế quan, mất trước đó 4 tháng. Mẹ là Margaret Douglas (bà mất năm 1784 ở
tuổi 89)
Sau khi theo học phổ thông ở Kirkcaldy, ông học ở trường ĐH Glasgow,
chịu ảnh hưởng nhiều của Francis Hutcheson – GS luân lý học, nhưng cũng chú
trọng không ít về luật học và kinh tế học.
Năm 17 tuổi, ông nhận được học bổng tại trường ĐH Oxford nghiên cứu
văn học và triết học. “Nhiệm vụ duy nhất của chúng tôi ở đây là đi cầu kinh 2 lần
và đi nghe giảng mỗi tuần 2 lần”
Sau 6 năm miệt mài học tập, ông thành thạo nhiều ngoại ngữ: Pháp, Ý, Hy
lạp và Latinh và trở thành một triết gia nổi tiếng.
Năm 1751: giáo sư về Logic học
Năm 1753: giáo sư về Triết học đạo đức
Ông chịu ảnh hưởng của Hume (1711-1776) về triết học tự nhiên.
Đề tài: Trình bày nội dung cơ bản trong tác phẩm “ của cải của các Dân tộc” của
Adam Smith. Tại sao Adam Smith được coi là Cha đẻ cuar Kinh tế thị trường
5
Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Minh Tuấn Nhóm 8
Năm 1759, ông xuất bản “Lý luận về những tình cảm đạo đức”đề cao tính
vị kỷ, lợi ích cá nhân…
Sự nổi tiếng của ông đã giúp ông đi sang châu Âu trong 4 năm, gặp gỡ
những đại biểu nổi tiếng F. Quesnay và Turgot.

Ông chia xẻ quan điểm của Chủ nghĩa Trọng nông về chủ trương tự do hóa
thương mại. Đó là một khía cạnh của “tự do thiên nhiên”.
Ông cũng chịu ơn của Chủ nghĩa Trọng nông về lý luận “Tái sản xuất”,
phân phối thu nhập từ sản xuất và việc tìm ra hệ thống liên kết trong các hiện
tượng kinh tế.
Cuối năm 1766, ông trở về Pháp và bắt đầu viết “Của cải của các dân tộc”,
được xuất bản ngày 9/3/1776.
Nhà sử học Edward Gibbon: “một ngành khoa học mênh mông trong một
cuốn sách duy nhất, và những ý tưởng sâu sắc nhất được thể hiện bằng một ngôn
ngữ dễ hiểu nhất”.
2. Phương pháp luận và thế giới quan
Chịu ảnh hưởng thế giới quan chủ nghĩa duy vật siêu hình, thần học tự
nhiên theo triết học kinh viện – Hy lạp.
Trước khi trở thành nhà kinh tế, ông giảng về Triết học đạo đức, bao gồm:
Thần học tự nhiên, Đạo đức học, Pháp luật và kinh tế chính trị.
* Phương pháp luận có tính hai mặt:
+ Trừu tượng hóa khoa học
+ Tầm thường hóa
3. Nội dung cơ bản trong Tác phẩm lớn nhất của A. Smith “Của cải
của các dân tộc” (The Wealth of Nations) – 1776:
Đề tài: Trình bày nội dung cơ bản trong tác phẩm “ của cải của các Dân tộc” của
Adam Smith. Tại sao Adam Smith được coi là Cha đẻ cuar Kinh tế thị trường
6
Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Minh Tuấn Nhóm 8
3.1. Quyển 1: Nguyên nhân tăng năng suất lao động và phương pháp
phân phối tự nhiên các sản phẩm cho các tầng lớp nhân dân:
Nghiên cứu về phân công lao động, nguồn gốc và việc sử dụng tiền tệ, xác
định giá cả, tiền lương, lợi nhuận và tiền thuê đất, những biến đổi trong giá trị của
tiền.
Bất kể trình độ tài năng, tài khéo léo và cách thức nhận định và quyết đóan

phương thức lao động của một nước là như thế nào, sự dồi dào hay khan hiếm các
sản phẩm làm ra tùy thuộc vào tỷ lệ giữa số người hàng năm được sử dụng vào
lao động và số người phi sản xuất.
3.2. Quyển 2: Tính chất của vốn, tích lũy và sử dụng vốn
Bàn về bản chất của vốn cổ phần, về phưong pháp tích lũy vốn và các số
lượng lao động được sử dụng tùy thuộc các cách thức sử dụng vốn khác nhau.
Các quốc gia có chính sách khuyến khích sản xuất, nhưng thường không
đồng đều và thỏa đáng đối với mọi ngành sản xuất. Tuy nhiên từ khi đế quốc La
Mã sụp đổ, châu Âu thực thi một chính sách thuận lợi đối với nghệ thuật, công
nghiệp, thương mại… Đây cũng là một trong những lý do ông tiếp tục phân tích ở
Quyển .
3.3. Quyển 3: Mức độ giàu tăng trưởng khác nhau ở các Dân tộc
Về lịch sử kinh tế, trong đó có mối quan hệ giữa thành thị và nông thôn và
những đóng góp từ hai khu vực này cho sự tiến bộ kinh tế.
Mặc dù, những cuộc thảo luận về sản xuất và phân phối đã trải qua một quá
trình lịch sử lâu dài, kinh tế học được xem là một khoa học độc lập chỉ được xác
định chính thức vào thời điểm xuất bản cuốn sách "Của cải của các dân tộc" viết
bởi Adam Smith năm 1776. A.Smith dùng thuật ngữ "kinh tế chính trị" để gọi tên
môn khoa học này, nhưng dần dần, thuật ngữ này đã được thay thế bằng thuật
Đề tài: Trình bày nội dung cơ bản trong tác phẩm “ của cải của các Dân tộc” của
Adam Smith. Tại sao Adam Smith được coi là Cha đẻ cuar Kinh tế thị trường
7
Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Minh Tuấn Nhóm 8
ngữ "kinh tế học" từ sau năm 1870. Ông cho rằng "sự giàu có" chỉ xuất hiện khi
con người có thể sản xuất nhiều hơn với nguồn lực lao động và tài nguyên sẵn có.
Như vậy, theo A.Smith, định nghĩa kinh tế cũng là định nghĩa về sự giàu có.
3.4. Quyển 4: Các hệ thống Kinh tế Chính trị
Ông xem xét mặt ưu, khuyết của hai hệ thống loại trừ nhau trong kinh tế
học chính trị. Đó là hệ thống “trọng thương” ũng hộ thành thị (giới công thương
nghiệp) và coi nhẹ nông thôn; và hệ thống “trọng nông” coi nặng nông thôn và

coi nhẹ thành thị. Mục đích thực sự của chương này là chống lại Chủ nghĩa Trọng
thương.
Chương cuối cùng phê phán một cách có lý luận việc nhấn mạnh quá đáng
đối với nông nghiệp, trong khi vẫn bày tỏ sự tán đồng với những người theo chủ
nghĩa trọng nông khi chống lại sự can thiệp của chính phủ.
3.5. Quyển 5: Thu nhập Quốc gia hay cộng đồng
Ông xem xét thu nhập, các biện pháp trả công cho việc thực hiện các chức
năng của nhà nước
Phần lớn cuốn này ông trình bày về thuế, đưa ra những nguyên tắc chung
hòan toàn hợp lý về việc đánh thuế
A.Smith cũng trình bày những phần chi tiêu cần thiết của một quốc gia hoặc
cộng đồng.
Đã có một thời gian dài, nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa được vận
hành theo cơ chế hoàn toàn tự do dựa trên học thuyết kinh tế của nhà kinh tế học
cổ điển A. Xmit (Adam Smith). Trong tác phẩm "Của cải của các dân tộc" (năm
1776), A. Xmit đã đưa ra quan điểm có tính triết lý là: Hãy để cho thị trường vận
hành dưới sự dẫn dắt của "bàn tay vô hình", cơ chế thị trường tự do sẽ đưa tới kết
quả cuối cùng là "sự hài hòa xã hội". Tuy nhiên, cuộc đại khủng hoảng 1929 –
Đề tài: Trình bày nội dung cơ bản trong tác phẩm “ của cải của các Dân tộc” của
Adam Smith. Tại sao Adam Smith được coi là Cha đẻ cuar Kinh tế thị trường
8
Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Minh Tuấn Nhóm 8
1933 đã làm cho tất cả các nước tư bản chủ nghĩa phát triển buộc phải từ bỏ lý
luận về "bàn tay vô hình" của cơ chế thị trường để chuyển sang thực hiện thuyết
kinh tế của M. Kên (J.M. Keynes) với lý lẽ ngược lại rằng: Để thoát khỏi khủng
hoảng, thất nghiệp và nguy cơ bùng nổ xã hội, nhà nước phải điều tiết kinh tế. Lý
thuyết kinh tế của M. Kên đã chiếm địa vị chi phối ở các nước phương Tây trong
những năm 1945 – 1973.
II. A. Smith được coi là Cha đẻ của Kinh tế Thị trường
1. Tính chất hệ thống Kinh tế của A. Smith

Hệ thống của ông kết hợp thuyết nhân tính và thuyết lịch sử với hình thức
đặc biệt của thần học tự nhiên và những quan sát khách quan các hiện tượng kinh
tế.
Trong lĩnh vực kinh tế, tính hệ thống thể hiện thể hiện ở mức độ phân
tích,trong mô tả các hoạt động trong nông nghiệp, công nghiệp và thương mại;
nhìn nhận Chủ nghĩa Tư bản như một hệ thống kinh tế làm cho mọi người đều
giàu có lên.
Sự trao đổi hệ thống trong nền kinh tế được kết nối thông qua việc sử dụng
tiền tệ. Đồng thời, 3 lĩnh vực mà ông quan tâm: Phân công lao động, giá cả và
phân phối, tính chất tăng trưởng kinh tế.
2. Luật tự nhiên và quyền sở hữu tài sản
Tiếp tục phát triển lý luận của Chủ nghĩa Trọng nông về Luật tự nhiên.
Trong ý tưởng của A. Smith, đó là việc hạn chế chức năng hoạt động của chính
phủ
“Mỗi cá nhân nhất thiết phải lao động để mang lại lợi tức hàng năm của xã
hội càng nhiều càng tốt. Nói chung, anh ta không dự định làm tăng quyền lợi
chung, cũng như không hề biết mình đang làm tăng bao nhiêu…Anh ta chỉ dự
Đề tài: Trình bày nội dung cơ bản trong tác phẩm “ của cải của các Dân tộc” của
Adam Smith. Tại sao Adam Smith được coi là Cha đẻ cuar Kinh tế thị trường
9
Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Minh Tuấn Nhóm 8
định kiếm riêng cho riêng mình, và trong trường hợp này cũng như trong nhiều
trường hợp khác, anh ta được dẫn dắt bằng bàn tay vô hình để thúc đẩy mục đích
vốn không phải là bộ phận trong dự định của anh ta… Bằng cách theo đuổi
quyền lợi riêng của mình, anh ta thường thúc đẩy những gì của xã hội có hiệu
quả hơn là khi anh ta thực sự có dự định thúc đẩy xã hội”.
3. Nhân tính
• Thứ nhất:
Trong tư cách con người: Chủ yếu quan tâm đến những vấn đề gần mình
nhất, tất cả chúng ta đều có ý nghĩa quan trọng đến bản thân.

• Thứ hai:
Mong muốn cải thiện điều kiện của mình
 Con người là tư lợi
 Sự cạnh tranh đảm bảo rằng theo đuổi tư lợi sẽ cải thiện phúc lợi
kinh tế của xã hội
A.Smith quan niệm độc quyền tượng trưng cho tư lợi không bị kiềm chế và
sự phá hoại phúc lợi kinh tế:
- Độc quyền làm cho xã hội bị thiệt hại;
- Giảm tính cạnh tranh của thị trường;
- Các Công ty độc quyền tạo áp lực với Chính phủ;
- Độc quyền làm phân bổ sai nguồn lực.
“Con người trong cùng ngành nghề hiếm khi gặp nhau, thậm chí để vui
chơi hay tiêu khiển, nhưng cuộc chuyện trò chấm dứt trong âm mưu chống lại
công chúng hay trong một số thủ đọan nâng giá”
Đề tài: Trình bày nội dung cơ bản trong tác phẩm “ của cải của các Dân tộc” của
Adam Smith. Tại sao Adam Smith được coi là Cha đẻ cuar Kinh tế thị trường
10
Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Minh Tuấn Nhóm 8
“Sự độc quyền… là kẻ thù lớn đối với việc quản lý hiệu quả, vốn không bao
giờ được xây dựng rộng khắp mà trong kết quả của sự cạnh tranh đều khắp và tự
do buộc mọi người phải cầu viện nó vì lợi ích của sự tự vệ”
4. Thuyết lịch sử:
4.1. Tư lợi và tăng trưởng kinh tế:
Theo A. Smith, con người ai cũng vì lợi ích cá nhân, đó là tư lợi, ham giàu
có nên mọi hoạt động của họ đều vì mục đích vị kỷ và ông tin rằng chính lòng vị
kỷ của cá nhân sẽ đưa tới sự trù phú của xã hội. ông nói:“Quốc gia sẽ trở nên
phồn thịnh nếu mọi cá nhân không ngừng nỗ lực để cải thiện sinh hoạt của riêng
mình…người bán thịt, người nấu rượu, người làm bánh mang đồ ăn đến cho
chúng ta chính là vì lợi ích riêng của họ, chúng ta kêu gọi không phải bằng lòng
nhân từ của họ, mà kêu gọi sự ích kỷ của họ, chúng ta không bao giờ nói với họ

về những nhu cầu của chúng ta, mà chỉ nói với họ về mối tư lợi của họ”.
Chính vì quan niệm khác thường này mà một nhà phê bình người Anh,
Ruskin đã gọi A. Smith là “một người Scotland kém trí, ít học, chuyên khuyên
người ta làm điều phi nghĩa: Phải ghét Chúa, ghét Thượng đế, phải từ bỏ luật lệ
của Ngài và thèm muốn tài sản của láng giềng.” .
Lợi ích của sự phân công lao động xã hội thông qua quá trình sản xuất đinh
ghim là sự liên kết của 18 công việc khác nhau, chia cho nhiều người làm trong
xưởng máy.
Ông thấy rằng: “Một xưởng máy chỉ sử dụng 10 công nhân mà có thể làm
ra 78.000 đinh ghim một ngày”. Nếu để cho từng người làm từ A đến Z, thì
không thể nào làm được 20 đinh một ngày. Đó là kết quả tuyệt vời của phân công
lao động xã hội hợp lý và phối hợp những động tác khó khăn. Theo A. Smith sự
phân công lao động đã có từ thời công xã nguyên thuỷ. ông viết:“Trong một bộ
lạc săn bắn hay chăn nuôi, thí dụ có một người giỏi làm cung tên và thường đổi
Đề tài: Trình bày nội dung cơ bản trong tác phẩm “ của cải của các Dân tộc” của
Adam Smith. Tại sao Adam Smith được coi là Cha đẻ cuar Kinh tế thị trường
11
Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Minh Tuấn Nhóm 8
cung tên lấy súc vật. Anh ta thấy rằng trao đổi như vậy anh ta thấy có lợi hơn là
vừa làm cung tên vừa săn bắn. Vì lẽ đó anh ta lấy việc chuyên sản xuất cung tên
làm nghề chính của mình…và chính điều đó đã khuyến khích mọi người chuyên
làm một việc và trau dồi tài nghệ đên độ hoàn hảo”.
Tuy có sự nhầm lẫn giữa phân công lao động xã hội với phân công trong
công trường thủ công, nhung dù sao A. Smith cũng rất có lý khi cho rằng vì tư lợi
mới nẩy sinh phân công lao đông, đến lượt nó phân công lao đông xã hội lại làm
cho tư lợi gia tăng. Điều này có một ý nghĩa rất to lớn và đúng như nhận xét của
ông: “Phân công lao động là cuộc cách mạng vĩ đại nhất trong sức sản xuất”.
Về cải cách điền địa, theo A. Smith, để đem lại ích lợi cho mọi người và
cho toàn xã hội ông đề nghị ruộng đất nên được mua bán tự do. Vì vậy mọi luật lệ
cấm đoán việc mua bán tự do đất đất đai đều phải bị xoá bỏ, kể cả luật thừa tự của

con trưởng. Để minh chứng cho ý tưởng này, ông viết:“Thật không có gì đi ngược
lại quyền lợi thực của gia đình đông đúc bằng luật lệ, để làm giàu cho một người,
đã phải đẩy những người con khác vào tình cảnh ăn mày. Nước Anh thế kỷ thứ 18
đa số điền địa là do thừa kế. Một người địa chủ có thể đặt định ruộng đất của họ
chia hay bán và sau bao thế kỷ những đặt định ấy còn ràng buộc những kẻ thừa
kế”.
Sự bất tương xứng về quyền lợi gay gắt nhất, là lợi ích giữa chủ và thợ. Về
vấn đề này ông phản đối quan niệm của phái trong thương khi phái này cho rằng
“tiền lương thấp buộc công nhân phải làm việc nhiều và do đó nước Anh càng
giàu có hơn”.
Về vấn đề này A. Smith kịch liệt phê phán: “Công nhân muốn hưởng lương
càng cao càng hay, chủ nhân muốn trả lương càng hạ càng tốt. Công nhân sẵn
sàng vận động để đòi tăng lương chủ nhân sẵn sàng vận động để hạ lương. Trong
các cuộc tranh chấp về lương rất dễ nhận biết bên nào thắng bên nào thua. Giới
Đề tài: Trình bày nội dung cơ bản trong tác phẩm “ của cải của các Dân tộc” của
Adam Smith. Tại sao Adam Smith được coi là Cha đẻ cuar Kinh tế thị trường
12
Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Minh Tuấn Nhóm 8
chủ có ít người nên dễ vận động. Luật pháp nếu không cho phép cũng không ngăn
cấm họ vận động. Nhưng luật pháp lại luôn cấm sự vận động của công nhân”.
Việc nâng cao lợi ích của người lao động đối với sự tồn vong của quốc gia,
theo A. Smith: “Xã hội chính trị lớn nào cũng gồm có đại đa số nông dân, công
nhân mọi giới. Việc cải thiện đời sống của họ không thể coi là một trở ngại cho
sự thịnh vượng của toàn xã hội. Không một xã hội nào có thể thịnh vượng và
hạnh phúc, nếu tầng lớp đông đảo nhất là những người lao động phải sống trong
bần cùng và khổ sở.
Hơn nữa, để cho người tạo ra cái ăn, cái mặc, cái ở cho toàn xã hội được
hưởng một phần cái mà họ tạo ra, như: đủ ăn đủ mặc, đủ ở… chỉ là điều công
bằng mà thôi”. “Trả lương đầy đủ, làm tăng tiến sở đắc của người lao động”. “Ở
những nơi trả lương cao chúng ta thường thấy người công nhân cần mẫn, lanh lợi

hơn ở những nơi trả lương thấp”. Ông còn thẳng thắn tố cáo chế độ học nghề do
Nữ hoàng Elizabeth qui định buộc người lao động muốn hành nghề phải qua ít
nhất 7 năm học nghề. A. Smith cho rằng đa số các nghề chỉ cần học vài tuần là
làm được. Do vậy qui định học nghề là sự xâm phạm bất chính vào quyền tự do
làm ăn của công dân. Theo ông , người dân muốn làm nghề gì thì tuỳ ý của họ, ở
đâu trả lương cao, họ thấy có lợi thì họ làm. Theo A. Smith, nhà nước và xã hội
không có nhiệm vụ nào quan trọng hơn là tìm mọi cách để cho người lao động có
cuộc sống đầy đủ nhất điều đó chỉ có lợi mà thôi. Vì khi đó mọi người sẽ yên ổn
làm ăn ít có chuyện xung khắc chống đối nhau
Khi bàn về tư lợi, A. Smith còn có tầm nhìn vượt thời gian, mà ít có người
đương thời nào, thậm chí hậu thế nhìn thấy được. Đó là khi ông chủ trương nhà
nước phải gánh vác công tác giáo dục. Để biện hộ cho chủ trương này, ông lập
luận như sau: “Một người không sử dụng thoả đáng những khả năng trí óc của
mình, có thể nói là một người còn đáng khinh hơn cả một người hèn nhát, họ
giống như bị tàn tật, bị méo mó về nhân tính. Giáo dục người dân có thể trước
Đề tài: Trình bày nội dung cơ bản trong tác phẩm “ của cải của các Dân tộc” của
Adam Smith. Tại sao Adam Smith được coi là Cha đẻ cuar Kinh tế thị trường
13
Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Minh Tuấn Nhóm 8
mắt không có lợi cho nhà nước. Nhưng dù sao nhà nước không thể để cho người
dân chịu cảnh thất học. Xét cho cùng thì giáo dục không phải là không có lợi cho
nhà nước. Càng được học hỏi người dân càng không bị lừa bịp, càng ít mê tín dị
đoan. Ở những quốc gia người dân dốt nát thì những tệ nạn ấy làm cho xã hội rơi
vào cảnh rối loạn. Quần chúng thông minh và có học thức bao giờ cũng lịch sự và
nhã nhặn, sống có trật tự hơn những người ít học. Vì vậy quần chúng cần phải
được giáo dục để mỗi cá nhân đều biết tự trọng và để cho người lãnh đạo cũng
phải coi trọng họ, ngược lại họ cũng biết coi trọng lãnh đạo hơn, để họ không
phán xét chính phủ một cách thất thường và bừa bãi.”
4.2. Lịch sử văn minh: 4 giai đọan tiến hóa Văn hóa du cư - tiền phong
kiến

- Săn bắn
- Chăn thả
- Trồng trọt
- Thương mại
Mỗi một giai đoạn đánh dấu bằng một cấu trúc quyền sỡ hữu tài sản khác
nhau. Theo A.Smith:
Nền văn hóa săn bắn không thừa nhận quyền sở hữu tài sản
Trong thời đại của chăn dắt: tài sản cá nhân và tích lũy của cải, bất bình
đẳng về của cải. Thậm chí người nghèo còn nguyện trung thành để đổi lấy sự che
chở của người giàu (theo truyền thống)
Đến khi xuất hiện “hệ thống thương mại”: là kết quả tương tác tư lợi, bổ
sung quyền sở hữu tài sản và thay đổi định chế.
Về lợi ích của thương mại tự do, A. Smith chủ trương xoá bỏ mọi thứ thuế
bảo hộ mậu dịch và mọi thứ độc quyền. Sở dĩ ông chủ trương như vậy là vì những
Đề tài: Trình bày nội dung cơ bản trong tác phẩm “ của cải của các Dân tộc” của
Adam Smith. Tại sao Adam Smith được coi là Cha đẻ cuar Kinh tế thị trường
14
Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Minh Tuấn Nhóm 8
thứ này làm cản trở sự tự do lưu thông của hàng hoá tới người tiêu thụ. ông cũng
phê phán quan niệm của phái Trọng thương trong “Bảng cân đối thương mại” khi
phái này cho rằng tiền tệ là tiêu chuẩn duy nhất của sự giàu có. Ông cũng cho
rằng sự phân công lao động giữa các quốc gia sẽ đem lại cho mỗi quốc gia nguồn
lợi lớn khi mỗi quốc gia chuyên sản xuất ra những mặt hàng mà họ có thể sản
xuất giỏi hơn quốc gia khác. ông lập luận rằng: “Bất kỳ người chủ gia đình khôn
ngoan nào cũng nghĩ rằng nếu làm lấy mà đắt hơn, thì thà đi mua còn tốt hơn
nhiều. Đối với một quốc gia cũng vậy, nếu ngoại quốc có thể cung cấp loại hàng
hoá giá rẻ hơn giá hàng mà chúng ta có thể sản xuất, thì chỉ nên mua thứ hàng đó
mà chúng ta vẫn có lợi”.
Đặc biệt A. Smith nhấn mạnh: “Ngoại thương có hai điều lợi: Một là bán
được những sản phẩm không tiêu thụ hêt ở trong nước, hai là mua được những

sản phẩm cần thiết mà trong nước không sản xuất đươc hoặc sản xuất với giá
thành cao hơn …Với sự phát triển của ngoại thương, thị trường trong nước dù
nhỏ hẹp, người ta vẫn có thể tiến xa trong sự phân công và đưa sự sản xuất tới
mức hoàn thiện, mở được những thị trường rộng lớn để tiêu thụ những mặt hàng
dư thừa ở trong nước người ta có thể khuyến khích cac ngành công kỹ nghệ tăng
cường khả năng sản xuất đến mức tối đa, do đó tăng cường lợi tức và sự trù phú
của quốc gia.
Tuy nhiên sự khuyến cáo của A. Smith về tự do thương mại không có tính
giáo điều tuyệt đối. Theo ông, qua một số trường hợp giới hạn và ngoại lệ, để có
lợi cho quốc gia, cần khuyến khích kỹ nghệ trong nước, thì hàng rào thuế quan
cao là cần thiết.
5. Cơ sở kinh tế vi mô trong The Wealth of Nations
- Thuyết giá trị
- Giá cả
Đề tài: Trình bày nội dung cơ bản trong tác phẩm “ của cải của các Dân tộc” của
Adam Smith. Tại sao Adam Smith được coi là Cha đẻ cuar Kinh tế thị trường
15
Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Minh Tuấn Nhóm 8
- Lao động làm thước đo Giá trị
- Giá thị trường so với giá Tự nhiên
- Lợi nhuận và Tiền lãi
- Tiền lương
- Tiền thuê Đất
Trong cuộc tranh chấp về lương, giới chủ có thể cầm cự được lâu dài. Vì
ông chủ không có công nhân vẫn có thể sống được môt hoặc hai năm nhờ vào tư
bản đã tích luỹ được. Trong khi đó đa số công nhân không ai có thể sống được
một tuần, rất ít người có thể sống được một năm. Cuối cùng, dù chủ cần công
nhân, cũng như công nhân cần chủ, nhưng sự cần của đôi bên không cấp bách
như nhau. Sự bất tương xứng về lợi ích này phần thiệt hại bao giờ cũng nghiêng
về phía công nhân. Sự đắc lợi bất công mà giới chủ giành được chỉ là “lợi bất cập

hại” cho xã hội. Vì một xã hội như vậy luôn ở trong tình trạng bất ổn.
6. Kinh tế vĩ mô của A.Smith
• Kế hoạch tăng trưởng kinh tế:
- Phân công lao động
- Của cải, thu nhập, lao động sản xuất và không sản xuất
- Vai trò Tư bản
Về việc sử dụng người lao động làm sao để có lợi nhất? A. Smith cũng có
những khuyến cáo rất đáng giá, khi ông viết: “Kinh nghiệm của mọi thời và mọi
nơi chưng tỏ rằng dùng công nhân nô lệ tuy chỉ tốn rất ít tiền ăn ở nhưng xét cho
cùng đó là loại công nhân đắt nhất. Vì công này không có tư hữu do đó họ càng
ăn nhiều càng làm ít. Làm viêc gì họ cũng chỉ làm cho vừa đủ mà thôi, nếu họ
làm thêm thì chỉ vì do họ bị cưỡng bách, chứ không phải vì tư lợi của họ”.
Đề tài: Trình bày nội dung cơ bản trong tác phẩm “ của cải của các Dân tộc” của
Adam Smith. Tại sao Adam Smith được coi là Cha đẻ cuar Kinh tế thị trường
16
Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Minh Tuấn Nhóm 8
Thuyết tăng trưởng của A. Smith: tiến trình phát triển liên tục theo chiều
kim đồng hồ: Sản lượng cao - Lương cao - Thu nhập theo đầu người cao - Mức
tiêu dùng hàng năm tăng - Của cải một nước nhiều hơn - Tích lũy tư bản tăng -
Phân công lao động - Năng suất tăng.
*Thuyết giá trị
1. Ưu điểm của phân công lao động
2. Tiền tệ khiến cho thương mại thuận tiện hơn
3. Phân biệt sự khác nhau giữa giá trị và giá trị sử dụng
* Lao động làm thước đo giá trị
“Giá trị của bất kỳ hàng hóa nào… đối với người đang sở hữu nó, và người
đó không có ý định sử dụng hay tiêu dùng cho bản thân, mà phải trao đổi để lấy
hàng hóa khác, bằng với số lượng lao động giúp anh ta có thể mua hay điều
khiển. Vì thế, lao động là thước thực sự của giá trị có thể trao đổi mọi lọai hàng
hóa”

Adam Smith đã viết từ cách đây hai thế kỷ là “Không giống như địa tô và
tiền công, tỷ suất lợi nhuận không tăng lên cùng với sự phồn vinh của xã hội và
không hạ xuống cùng với sự suy sụp của xã hội. Ngược lại, tỷ suất đó tự nhiên là
phải thấp ở những nước giàu và cao ở những nước nghèo; và chưa bao giờ tỷ suất
đó lại cao như ở những nước đang lao nhanh nhất đến sự phá sản.”
Đề tài: Trình bày nội dung cơ bản trong tác phẩm “ của cải của các Dân tộc” của
Adam Smith. Tại sao Adam Smith được coi là Cha đẻ cuar Kinh tế thị trường
17
Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Minh Tuấn Nhóm 8
KẾT LUẬN

Tóm lại “Quốc phú luận” của A. Smith là một cuốn sách đề cao và bảo vệ
lợi ích của người lao động, nói một cách rộng hơn là bảo vệ lợi ích của toàn xã
hội. Có thể không một ai lại không hiểu rõ giá trị những nguyên lý mà A. Smith
luôn bảo vệ là: Hãy để cho mỗi người tự tìm kiếm lợi ích cho chính họ, cộng
đồng xã hội tôn trọng, tạo điều kiện cho họ thực hiện điều đó … thì nền kinh tế sẽ
phát triển rất nhanh chóng. Lịch sử đã chứng minh rằng thực thi những nguyên lý
mà A. Smith đã nêu ra, nền kinh tế ở các nước tư bản chỉ trong một thời gian
ngắn đã tạo ra một lượng hàng hoá nhiều hơn tất cả các chế độ trước đó cộng lại.
Sự kỳ diệu ấy là ở chỗ: A. Smith đã đề cập và giải quyết thấu đáo một vấn đề then
chốt: LỢI ÍCH KINH TẾ .
Ông đã phân biệt được lao động phức tạp và lao động giản đơn
Ông nhận định “Động cơ duy nhất thúc đẩy một người đầu tư một tư bản
vào một ngành nào đó là lợi nhuận. Anh ta không bao giờ có ý nghĩ tính xem mỗi
một phương thức sử dụng tư bản đó sẽ tạo ra bao nhiêu việc làm, hoặc sẽ thêm
bao nhiêu giá trị vào tổng sản phẩm xã hội của nước mình. Những thao tác lao
động quan trọng nhất được điều chỉnh và chỉ đạo theo những kế hoạch và những
tính toán của những người sử dụng tư bản; và mục đích mà họ đặt ra trong tất cả
các kế hoạch và tính toán ấy là lợi nhuận.”
Tác phẩm The Wealth of Nations (Của cải của các dân tộc), Adam Smith

cho rằng tăng trưởng kinh tế xảy ra là kết quả của sự chuyên môn hoá và phân
công lao động. Nếu mỗi hộ gia đình sản xuất mọi hàng hoá mà họ sử dụng, tổng
mức tiêu thụ và sản xuất của xã hội sẽ rất nhỏ. Nếu mỗi cá nhân chuyên môn hoá
Đề tài: Trình bày nội dung cơ bản trong tác phẩm “ của cải của các Dân tộc” của
Adam Smith. Tại sao Adam Smith được coi là Cha đẻ cuar Kinh tế thị trường
18
Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Minh Tuấn Nhóm 8
vào trong mỗi hoạt động sản xuất mà họ "giỏi nhất", tổng sản lượng sẽ lớn hơn.
Chuyên môn hoá mang lại những thành tựu như vậy vì nó: cho phép các cá nhân
chuyên môn hoá trong những hoạt động mà họ có tài năng hơn, các cá nhân trở
nên thành thạo hơn với một nhiệm vụ mà họ thường xuyên thực hiên, ít thời gian
bị mất khi phải chuyển từ nhiệm vụ này sang nhiệm vụ khác.
Mặc dù nhóm rất cố gắng tìm tòi học hỏi nghiên cứu nhưng chắc chắn
không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Rất mong được sự đóng góp ý kiến
của Thầy và tập thể lớp để nhóm chúng tôi hoàn thành đề tài được hiệu quả hơn.
Xin chân thành cảm ơn./.


Đề tài: Trình bày nội dung cơ bản trong tác phẩm “ của cải của các Dân tộc” của
Adam Smith. Tại sao Adam Smith được coi là Cha đẻ cuar Kinh tế thị trường
19
Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Minh Tuấn Nhóm 8
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 ( />2 Kinh tế học, 2 tập; P. Samuelson; Viện Quan hệ kinh tế quốc tế; năm 2004
3 Lịch sử tư tưởng kinh tế 2 tập; Maurice Basle’, Alain Geledan; NXB Khoa
học xã hội 1996.
4 Lịch sử các học thuyết kinh tế; GS. TS Mai Ngọc Cường; NXB Lý luận
chính trị 2005.
5 Giáo trình Lịch sử các học thuyết kinh tế; Trường Đại học kinh tế TP. HCM
năm 2009.

6 “Của cải của các dân tộc” ( the Wealth of Nations); A. Smith; NXB Giáo
dục, năm 1997.
7 “Lý thuyết chung về việc làm, lãi suất và tiền tệ”- J. M. Keynes; NXB Giáo
dục, năm 1998
8 Lịch sử các học thuyết kinh tế; Robert. B. Ekelund and Robert F. Hebert;
NXB Thống kê năm 2005.
9 Các nhà kinh tế vĩ đại; Robert. L. Heilbroner; NXB Khoa học xã hội; năm
2002.
Đề tài: Trình bày nội dung cơ bản trong tác phẩm “ của cải của các Dân tộc” của
Adam Smith. Tại sao Adam Smith được coi là Cha đẻ cuar Kinh tế thị trường
20
Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Minh Tuấn Nhóm 8
Đề tài: Trình bày nội dung cơ bản trong tác phẩm “ của cải của các Dân tộc” của
Adam Smith. Tại sao Adam Smith được coi là Cha đẻ cuar Kinh tế thị trường
21

×