Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

Tiểu Luận - Marketing Quốc Tế - Đề Tài - Chiến Lược Chiến Lược Marketing Quốc Tế Marketing Quốc Tế Của Tân Hiệp Phát Của Tân Hiệp Phát Cho Sản Phẩm Trà Xanh Không Độ Tại Singapore ..Docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (556.65 KB, 27 trang )


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................................................5
I. TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP.................................................................................6
1. Giới thiệu về Tân Hiệp Phát..............................................................................................6
1.1. Giới thiệu chung về tập đồn Tân Hiệp Phát..............................................................6
1.2. Lịch sử hình thành và phát triển..................................................................................6
1.3. Tầm nhìn và sứ mệnh...................................................................................................7
1.4. Mơ hình tổ chức...........................................................................................................7
1.5. Giới thiệu sản phẩm trà xanh không độ......................................................................7
2. Phương thức thâm nhập thị trường nước giải khát Singapore của Tân Hiệp Phát......8
II. NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG SINGAPORE.................................................................8
1. Nghiên cứu khái quát thị trường Singapore....................................................................8
1.1. Pháp luật.....................................................................................................................8
1.2. Dung lượng thị trường.................................................................................................8
1.3. Giá cả..........................................................................................................................9
1.4. Rào cản kỹ thuật..........................................................................................................9
1.5. Cạnh tranh...................................................................................................................9
2. Nghiên cứu chi tiết thị trường nước giải khát Singapore................................................9
2.1. Khách hàng..................................................................................................................9
2.2. Sản phẩm.....................................................................................................................9
2.3. Quy mô và đặc điểm của thị trường..........................................................................10
2.4. Hệ thống phân phối hàng hóa trên thị trường...........................................................10
2.5. Cạnh tranh.................................................................................................................11
2.6. Hệ thống cơ sở hạ tầng..............................................................................................12
2.7. Dự đoán xu hướng biến động thị trường cung cầu và giá cả....................................12


3. Phân tích SWOT..............................................................................................................13
III. CHIẾN LƯỢC MARKETING MIX (4Ps)....................................................................14
1. Chiến lược sản phẩm (Product)......................................................................................14


1.1. Thơng tin sản phẩm...................................................................................................14
1.2. Bao bì và nhãn hiệu...................................................................................................15
2. Chiến lược giá (Price).....................................................................................................18
2.1. Mục tiêu.....................................................................................................................18
2.2. Cơ sở lựa chọn giá....................................................................................................18
2.3. Phương pháp định giá:..............................................................................................19
3. Chiến lược phân phối (Place).........................................................................................20
3.1. Phương thức phân phối.............................................................................................20
3.2. Cấu trúc kênh phân phối...........................................................................................21
3.3. Quản lý kênh phân phối.............................................................................................22
4. Chiến lược xúc tiến (Promotion)....................................................................................22
4.1. Quảng cáo.................................................................................................................23
4.2. Khuyến mại................................................................................................................24
4.3. Quan hệ công chúng..................................................................................................24
KẾT LUẬN..............................................................................................................................26
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................................27

3


4


LỜI MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh tồn cầu hóa hiện nay, hoạt động giao thương quốc tế trở thành một phần
không thể thiếu trong nền kinh tế thế giới. Mỗi quốc gia, doanh nghiệp phải không ngừng thay
đổi, chủ động tham gia vào q trình hội nhập quốc tế để có thể “giành thắng lợi” tại sân chơi đó,
đưa quốc gia và doanh nghiệp phát triển và tăng trưởng mạnh mẽ. Khơng nằm ngồi xu thế đó,
Việt Nam đã và đang nỗ lực đẩy mạnh q trình tồn cầu hóa, hội nhập sâu rộng với khu vực và
trên thế giới. Trong khi hàng hóa sản phẩm và dịch vụ chính là trọng tâm của hoạt động thương

mại, hàng Việt hiện giờ không chỉ khẳng định được chất lượng, vị thế trong lòng người tiêu dùng
trong nước, mà ngày càng trở nên tự tin tiếp cận thị trường quốc tế.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã và đang vượt khỏi tầm quốc gia để vươn ra thế giới, đưa các
sản phẩm dịch vụ thương hiệu Việt đến người tiêu dùng toàn cầu. Tân Hiệp Phát cũng là một
trường hợp như vậy. Sau khi phục vụ tốt người dùng ở Việt Nam, tìm thấy cho mình cơ hội kinh
doanh mới tại thị trường Singapore với sản phẩm Trà xanh Không Độ. Trong bài tiểu luận, nhóm
đã lựa chọn đề tài: “Chiến lược Marketing quốc tế của công ty TNHH TM-DV Tân Hiệp phát
cho sản phẩm Trà xanh Không Độ tại thị trường Singapore” để nghiên cứu, phân tích từ tổng
quan tới chi tiết chiến lược Marketing quốc tế mà doanh nghiệp sử dụng để đạt được thành công
tại thị trường Singapore.
Bài tiểu luận bao gồm 3 phần:
Phần I - Tổng quan về công ty TNHH TM-DV Tân Hiệp phát, sản phẩm Trà xanh Không Độ và
phương thức thâm nhập thị trường Singapore Phần II - Nghiên cứu thị trường tại Singapore
Phần III - Chiến lược Marketing quốc tế của công ty TNHH TM-DV Tân Hiệp phát cho sản
phẩm
Trà xanh không độ tại thị trường Singapore

I. TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP
1. Giới thiệu về Tân Hiệp Phát
1.1. Giới thiệu chung về tập đoàn Tân Hiệp Phát

Tên công ty: Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại - Dịch vụ Tân Hiệp Phát
Website: />5


Lĩnh vực kinh doanh: Thực phẩm & Đồ uống – Nước giải khát

Tân Hiệp Phát là tập đoàn nước giải khát hàng đầu Việt Nam và cạnh tranh ngang tầm với các
tập đoàn nước giải khát Quốc tế tại Việt Nam. Tân Hiệp Phát đã không ngừng nỗ lực, đầu tư phát
triển để tạo ra những sản phẩm tốt nhất cho khách hàng.

Tân Hiệp Phát là đơn vị tiên phong giới thiệu ra thị trường ngành hàng nước giải khát có lợi
cho sức khỏe với các nhãn hiệu nổi tiếng được người tiêu dùng yêu thích như: Nước tăng lực
Number 1, Trà xanh Không Độ, Trà thanh nhiệt Dr Thanh, nước ép trái cây Number 1 Juicie, sữa
đậu nành Number 1 Soya, nước uống vận động Number 1 Active, Trà Bí đao collagen, …
1.2. Lịch sử hình thành và phát triển
Năm 1994, tiền thân của công ty là Phân xưởng nước giải khát Bến Thành chuyên sản xuất
nước ngọt, nước giải khát có ga, hương vị bia.
Năm 1995, cơng ty mở rộng thêm xưởng sản xuất sữa đậu nành dạng chai 220ml. Năm 1996,
công ty mở rộng dây chuyền và tung ra thị trường sản phẩm bia tươi Flash.
Năm 1999, Xưởng nước giải khát Bến Thành đổi tên thành Nhà máy nước giải khát Bến
Thành, sản xuất các mặt hàng sữa đậu nành, bia chai, bia hơi, bia tươi Flash.
Năm 2000: Bia Bến Thành là đơn vị ngành bia đầu tiên của Việt Nam đạt chứng nhận ISO
9001- 2000.
Năm 2001, công ty cho xây dựng Nhà máy sản xuất và Văn phịng tại xã Vĩnh Phú, huyện
Thuận An, tỉnh Bình Dương.
Những năm sau đó, cơng ty tung ra các sản phẩm Nước tăng lực Number 1, Bia tươi đóng chai
Laser, Sữa đậu nành Number 1, Nước tinh khiết Number 1, Trà xanh Không Độ,…
Tháng 9/2015, Tân Hiệp Phát đổi tên thành Number1. Một năm sau công ty đổi về tên cũ.
Tân Hiệp Phát được khách hàng tin cậy, đánh giá cao chất lượng sản phẩm và phong cách
phục vụ. Trải qua 28 năm hoạt động, Tân Hiệp Phát đã đạt được nhiều thành tựu lớn: Huân
chương lao động hạng 3, Thương hiệu quốc gia, Giải Vàng Chất lượng Quốc gia,... Hiện nay,
Tân Hiệp Phát là đơn vị đứng đầu trên thị trường về phân khúc sản phẩm nước uống không có
gas và đứng thứ hai trên thị trường nước giải khát Việt Nam.
1.3. Tầm nhìn và sứ mệnh
Tầm nhìn: Trở thành tập đoàn hàng đầu ở Châu Á trong lĩnh vực thức uống và thực phẩm.

6


Sứ mệnh: Sản xuất, kinh doanh các sản phẩm tốt cho sức khỏe người tiêu dùng Châu Á với

mùi vị thích hợp và chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế, đồng thời thỏa mãn nhu cầu
hiện có và tiềm ẩn của khách hàng để trở thành đối tác được ưa chuộng hơn trong kinh doanh.
Giá trị cốt lõi: Thỏa mãn khách hàng; Chất lượng chuẩn quốc tế; Có trách nhiệm với cộng
đồng và xã hội; Khơng gì là không thể; Làm chủ trong công việc; Hôm nay phải hơn hơm qua
nhưng khơng bằng ngày mai; Chính trực.
1.4. Mơ hình tổ chức

Sơ đồ mơ hình tổ chức của Tân Hiệp Phát

1.5. Giới thiệu sản phẩm trà xanh không độ
Trà xanh Khơng Độ được Tập đồn Tân Hiệp Phát tung ra thị trường vào đầu năm 2006.
Trà xanh Không Độ được chiết xuất từ lá trà xanh nguyên chất 100%, kết
hợp cùng cơng nghệ sản xuất khép kín vơ trùng Aseptic giúp giữ nguyên mùi
vị tự nhiên của sản phẩm và bảo toàn được chất dinh dưỡng.
Sản phẩm Trà xanh Không Độ đã được các nhà nghiên cứu chứng minh là
loại đồ uống có lợi cho sức khỏe. Trà xanh Khơng Độ chứa hàm lượng EGCG
cao có trong lá trà xanh giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi, và giúp tỉnh táo. Sản
phẩm mang đến cho người sử dụng sự sảng khối, tươi mát và giải nhiệt cuộc
sống. Trà xanh Khơng Độ đã đem đến cho người tiêu dùng một cách nhìn
nhận mới về các sản phẩm đóng chai, khơng chỉ ngon mà cịn bổ dưỡng cho
sức khỏe.
Trà xanh Khơng Độ được đóng chai 500ml, chai 240ml, hộp giấy 250ml,
lon 330ml và phiên bản ăn kiêng được đóng chai 500ml đem đến nhiều lựa chọn cho người tiêu
dùng.
Trà xanh Không Độ không chỉ được ưa chuộng bởi rất nhiều người tiêu dùng trong nước mà
còn cả quốc tế. Sản phẩm nhận được sự tin tưởng và ủng hộ từ mọi lứa tuổi, đặc biệt là giới trẻ.
7


2. Phương thức thâm nhập thị trường nước giải khát Singapore của Tân Hiệp Phát

Tân Hiệp Phát thâm nhập vào thị trường Singapore bằng con đường xuất khẩu. Doanh nghiệp
sản xuất tại Việt Nam và xuất khẩu sang Singapore. Về mặt phân phối, doanh nghiệp chủ yếu tập
trung vào hệ thống bán hàng qua máy bán hàng tự động đặt tại sân vận động, cửa hàng tiện lợi
hay căng tin trường học giúp cho người mua tiện lợi hơn. Khi sản phẩm trở nên gần gũi hơn với
người tiêu dùng thì hệ thống siêu thị bán lẻ cũng là một kênh phân phối không thể bỏ qua.
Đây là một chiến lược vô cùng thông minh khi bắt đầu mở rộng sang thị trường nước ngoài.
Chiến lược sẽ giúp doanh nghiệp tận dụng được lợi thế về chi phí sản xuất thấp và tận dụng công
suất của các cơ sở sản xuất tại Việt Nam. Đặc biệt là khi doanh nghiệp sở hữu một trong những
chuỗi nhà máy hiện đại nhất cả nước khi lắp đặt dây chuyền vô trùng tuyệt đối Aseptic của GEA
(Đức). Tân Hiệp Phát lựa chọn phương thức xuất khẩu trà xanh không độ tới Singapore cũng sẽ
giúp công ty trực tiếp tiếp xúc với thị trường, qua đó có thể nắm được diễn biến thị trường, từ đó
có những chiến lược linh hoạt để đưa sản phẩm trà xanh tới gần với nhu cầu của người dùng,
đồng thời, cơng ty có thể chủ động đưa ra các phương án thích hợp để tránh rủi ro, nâng cao hiệu
quả kinh doanh.
II. NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG SINGAPORE
1. Nghiên cứu khái quát thị trường Singapore
1.1. Pháp luật
Năm 2021 vừa qua, Singapore tiếp tục được vinh danh thành phố thông minh nhất thế giới
(theo SCI) với nhiều thành tích nổi bật về khả năng phòng chống dịch bệnh và hàng loạt các
thành tựu trên nhiều lĩnh vực, thể hiện tiềm năng và triển vọng lớn cũng như lợi thế cạnh tranh
trong các hoạt động thương mại, ...
Cụ thể hơn, về pháp luật, các điều kiện kinh doanh đều được Chính phủ Singapore công khai
trên các trang thông tin điện tử chính thức, các doanh nghiệp có thể sử dụng dịch vụ cấp phép
EnterpriseOne kinh doanh trực tuyến (OBLS) để thực hiện việc xin những giấy phép cần thiết
trong thành lập và hoạt động. Điều này rất hữu ích, các doanh nghiệp không phải mất thời gian
để đến trực tiếp gặp các cơ quan có thẩm quyền.
1.2. Dung lượng thị trường
Về dung lượng thị trường, Singapore là một thị trường tiêu dùng tương đối nhỏ nhưng lại tập
trung nhiều công ty đa quốc gia và là một trung tâm thông tin, thương mại, tài chính, trung tâm
8



logistics lớn của khu vực và toàn cầu. Hiện nay, có đến 21 trong số 25 nhà cung cấp dịch vụ
logistics hàng đầu thế giới có trụ sở tại Singapore, đồng thời Singapore là một trung tâm trung
chuyển hàng không quốc tế lớn, là cửa ngõ rất quan trọng của châu Á nói chung và Đơng Nam Á
nói riêng.
1.3. Giá cả
Hiện nay, hơn 99% hàng nhập khẩu vào Singapore đều được miễn thuế, trừ một số mặt hàng
như ô tô, xăng dầu, rượu và thuốc lá. Tuy vậy, do đặc thù thị trường Singapore sức cạnh tranh
cao nên yêu cầu đặt ra cho giá sản phẩm của các doanh nghiệp nước ngoài cũng khắt khe hơn.
1.4. Rào cản kỹ thuật
Đối với thị trường Singapore, các doanh nghiệp nên lưu ý đến vấn đề thời hạn sản phẩm. Để
đưa vào hệ thống bán lẻ, thời hạn của các sản phẩm chế biến phải đủ dài, tốt nhất trên 12 tháng
để đảm bảo đủ vịng quay kinh doanh. Các sản phẩm có thời hạn ngắn, chưa kịp tiếp cận khách
hàng, thương mại hóa đã phải giảm giá thanh lý (mọi sản phẩm còn hạn dưới 6 tháng) sẽ khiến
các nhà nhập khẩu ngần ngại. Đối với thực phẩm chế biến, đồ uống… cần chú ý đến bao bì, chỉ
dẫn bằng tiếng Anh, thời hạn sản phẩm và các chứng chỉ như HACCP, Halal…
1.5. Cạnh tranh
Theo bảng xếp hạng thường niên các nền kinh tế cạnh tranh nhất thế giới năm 2020 do Viện
Quản lý phát triển (IMD) tại Thuỵ Sĩ công bố năm 2020, Singapore hai năm liên tiếp dẫn đầu thế
giới với tư cách là thị trường có khả năng cạnh tranh nhất. Các nhà nhập khẩu Singapore có
mạng lưới đối tác phong phú từ 220 đối tác trên thế giới, vì vậy, họ ln lưu ý để tìm kiếm
những sản phẩm tốt nhất có giá thành hạ nhất cho người tiêu dùng Singapore. Do đó, các doanh
nghiệp nếu muốn sản phẩm của mình có chỗ đứng vững chắc tại thị trường này cần đảm bảo
nguồn cung ổn định và giá cả đủ sức cạnh tranh với các đối thủ đến từ cả trong và ngoài nước.
2. Nghiên cứu chi tiết thị trường nước giải khát Singapore
2.1. Khách hàng
Với 70% dân số là người gốc hoa, trà là một trong những thức uống được ưa chuộng nhất tại
Singapore. Tuy nhiên chính vì việc có truyền thống dùng trà từ lâu đời, tiêu chuẩn dành cho sản
phẩm trà xanh của người tiêu dùng của Singapore cũng khá cao. Khi pha trà ở Singapore cũng

bắt buộc phải tuân thủ 3 điều: nhiệt độ nước, số lá trà trong ấm và khoảng thời gian lá trà được
ngâm. Vì vậy, việc đáp ứng được yêu cầu đối với người Singapore không phải là một điều dễ
9


dàng, đặc biệt khi đây là mặt hàng đóng chai sẵn. Khi xuất khẩu trà xanh sang thị trường
Singapore cũng phải chú trọng về mùi vị theo sở thích của người tiêu dùng.
2.2. Sản phẩm
Cơng dụng, thói quen, tập qn tiêu dùng
Người Singapore đang hình thành một xu hướng uống trà mới là uống ở nhà hàng, khách sạn
thay vì tự pha tại nhà hay tại công ty. Nước uống đóng chai chính là để đáp ứng nhu cầu này với
những ưu điểm là sự tiện lợi. Tuy nhiên một thói quen sử dụng khác của người Singapore khác là
họ thường lực chọn loại thức uống nóng. Đặc biệt, đối với sản phẩm là trà, khi giữ ở nhiệt độ
nóng sẽ giúp nó giữ được một hương vị hồn hảo hơn khi đã để nguội.
Tiêu chuẩn chất lượng
Singapore đã áp dụng hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn HACCP
(Hazard Analysis and Critical Control Points), hệ thống giúp nhận diện, đánh giá, và kiểm soát
các mối nguy hiểm ảnh hưởng đến an tồn thực phẩm thơng qua việc phân tích và kiểm sốt các
mối nguy sinh học, hóa học, vật lý và các tác nhân dị ứng từ ngun liệu thơ, q trình mua và
xử lý nguyên liệu, đến quá trình sản xuất, phân phối và tiêu thụ thành phẩm. Singapore xem hệ
thống này như khung phân tích và quản lý rủi ro an tồn thực phẩm đối với công nghiệp chế biến
thực phẩm và công nghiệp bán lẻ tại Singapore và tất cả các đơn vị sản xuất và dịch vụ thực
phẩm cần phải áp dụng hệ thống này. Bên cạnh đó, việc áp dụng các chương trình tiên quyết như
Thực hành sản xuất tốt (Good Manufacturing Practice/GMP), chương trình vệ sinh và khử trùng,
kiểm sốt dịch bệnh đóng vai trị quan trọng trong đảm bảo thực hiện thành công hệ thống
HACCP.
2.3. Quy mô và đặc điểm của thị trường
Singapore là một thị trường tiêu thụ trà tương đối lớn với ước tính 736,7 triệu USD năm 2022.
Thị trường này có thể phát triển hàng năm 3,16% (giai đoạn 2022 - 2025). Trung bình mỗi người
dân Singapore tiêu thụ 1,3 kg trà năm 2022.

Theo ước tính, trà được sử dụng ở bên ngồi sẽ chiếm đến 84% số lần tiêu thụ và 19% khối
lượng tiêu thụ trà vào 2025 thay vì trà tự pha tại nhà. Việc này tạo điều kiện lớn cho việc thâm
nhập thị trường trà đóng chai tại Singapore.
Tuy tiêu thụ trà bên ngồi nhiều như vậy, nhưng sở thích của người Singapore lại ưa chuộng
đồ uống nóng (hot-drink) hơn. Điều đó cũng kiến cho thị phần dành cho trà xanh đóng chai
chiếm tỷ trọng thấp hơn.

10


Đồng thời tại Singapore, một cơ hội dành cho trà xanh đóng chai chính là xu hướng tiêu dùng
hạn chế thức uống có cồn, thức uống có ga. Trà xanh đóng chai có thể sẽ trở thành một sự lựa
chọn tốt cho những cuộc tụ họp hay ăn uống tại nhà hãng, quán cà phê.
2.4. Hệ thống phân phối hàng hóa trên thị trường
Kênh quan trọng nhất để tiếp cận với các sinh viên là khu vực căn tin trường học. Công ty sẽ
phân phối sản phẩm ở đây với mức chiết khấu cao hơn nước giải khát cùng loại một chút để kích
thích tâm lý của người bán lẻ. Ngoài ra, sản phẩm trong căn tin trường đại học thường được trợ
giá bởi chính phủ Singapore.
Máy bán hàng tự động là kênh thứ hai mà công ty quan tâm. Kênh này vừa đóng vai trị
quảng cáo vừa đóng vai trò phân phối. Để sản phẩm đến tay người tiêu dùng dễ dàng, công ty sẽ
đặt một số lượng máy bán hàng tự động ở những khu vực người tiêu dùng thường có cảm giác
khát nước như sân vận động, công viên tập thể dục, cửa siêu thị, vv…
Khi sản phẩm đã bắt đầu được người tiêu dùng biết đến, kênh phân phối mà không thể không
dùng đến là hệ thống siêu thị bán lẻ tại thị trường Singapore. Đây là nơi sản phẩm được bán từng
để người tiêu dùng có thể mua với giá sỉ, rẻ hơn so với căn tin và họ có thể cất giữ tại nhà.
2.5. Cạnh tranh
Thông qua khảo sát thị trường, chúng tôi nhận thấy bốn đối thủ cạnh tranh chính khi xâm nhập
vào thị trường nước giải khát trà xanh tại Singapore như sau: - Cocacola Singapore:
+ Trụ sở công ty mẹ: Hoa Kỳ
+ Sản phẩm: Heaven and Earth Ice Lemon Tea

+ Phương thức đóng gói:
Lon 300ml: ~0.64 SGD/ lon – 10.700VNĐ
Chai 1.5l: 1.65 SGD/ Chai - 27.700VNĐ
-

Pokka Corporation Singapore Limited

+ Trụ sở công ty mẹ: Nhật Bản + Sản
phẩm: Pokka Jasmine Green Tea
+ Phương thức đóng gói & giá cả:
Lon 300ml: ~0.6 SGD - 10.200VNĐ
Chai 500ml: ~ 1.2 SGD - 20.200 VNĐ
Chai 1,5l: 2.15 SGD - 36.100 VNĐ
Bịch 250 ml: 0.46 SGD - 7.700 VNĐ
-

YEO HIAP SENG Group
11


+ Trụ sở công ty mẹ: Malaysia
+ Sản phẩm: Yeo's Chrysanthemum green tea +
Đóng gói và giá:
Lon 300ml: 0.66 SGD – 11.000 VNĐ
Bịch 250ml: 0.54 SGD – 9.000 VNĐ
-

Suntory Pepsico

+ Trụ sở công ty mẹ: Việt Nam

+ Sản phẩm: Suntory Tea+ Plus Oolong Tea
+ Đóng gói và giá: 455ml/chai 1.5SGD - 25.200VNĐ
2.6. Hệ thống cơ sở hạ tầng
-

Hệ thống giao thông công chánh ở Singapore rất phát triển. Chất lượng đường bộ của đảo

quốc này được đánh giá là vào loại tốt nhất thế giới.
-

Hệ thống cơ sở vật chất đường biển cũng rất phát triển. Singapore là trung tâm chính của

các hoạt động vận chuyển hàng hóa bằng đường biển, với 200 tuyến vận chuyển hàng hóa tới
600 cảng biển ở 120 quốc gia trên thế giới. Hệ thống hải cảng của Singapore được xếp vào hàng
tốt nhất Đông Nam Á.
-

Hiện nay, Singapore đã áp dụng thành công công nghệ thông tin vào lĩnh vực khai thác

cảng biển giúp giảm thiểu chi phí, thời gian vận chuyển, bốc xếp hàng hóa. Do vậy, khi đầu tư
vào Singapore, các nhà đầu tư có thể tận dụng thế mạnh về vận tải đường thuỷ của Singapore để
rút ngắn thời gian vận chuyển nguyên liệu cũng như cung ứng hàng hoá.
-

Mạng lưới thông tin liên lạc phát triển, tạo nhiều thuận lợi cho các hoạt động kinh tế.
2.7. Dự đoán xu hướng biến động thị trường cung cầu và giá cả

-

Thị trường Singapore có mức cầu cao về các loại nước giải khát:

+ Người dân ngày càng quan tâm đến sức khỏe
+ Mức độ trung thành thương hiệu của người Singapore đối với các mặt hàng nước giải khát
là tương đối thấp
+

Lượng người tiên phong tiêu dùng là du học sinh Việt Nam tại Singapore

+ Ý thức lựa chọn đồ uống có lợi cho sức khỏe vẫn chưa được giới trẻ quan tâm đúng mức
-

Khảo sát cho thấy khách hàng mục tiêu chủ yếu chấp nhận chi trả ở mức dưới 1 đơ la

Singapore (13.800 VND). Người tiêu dùng nhìn chung có tâm lý “tiền nào của nấy”. nếu một sản
phẩm có bao hàm thuộc tính tốt cho sức khỏe mà lại có giá q rẻ thì sẽ khó tạo cảm giác yên
tâm cho người tiêu dùng.
12


3. Phân tích SWOT
Điểm mạnh (Strength)

Điểm yếu (Weakness)

S1: Dây chuyền công nghệ, cơ sở sản xuất hiện đại
S2: Nguồn nhân lực có chun mơn, nghiệp vụ
cao
S3: Ban quản trị có năng lực, tham vọng và tầm
nhìn

W1: Mới chỉ phát triển mạnh ở thị trường trong

nước, chưa đủ khả năng cạnh tranh với các hãng
lớn trên thế giới.
W2: Giá cả còn cao hơn so với các sản phẩm cùng

S4: Hệ thống phân phối rộng
S5: Đầu tư nhiều cho nghiên cứu phát triển sản
phẩm

ngành
W3: Một số nguyên vật liệu còn phải nhập ở nước
ngoài

S6: Thương hiệu mạnh
S7: Chiếm thị phần lớn đối với thị trường nước
giải khát không gas.

W4: Hệ thống đảm bảo chất lượng còn chưa thật
sự tốt, vẫn còn sản phẩm lỗi được đưa ra thị
trường

S8: Nguồn tài chính dồi dào

Cơ hội (Opportunity)

Đe dọa (Threat)
T1: Nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn

O1: Đà phục hồi của nền kinh tế, gói kích thích
kinh tế của chính phủ.


khó khăn
T2: Tiêu chuẩn cao về chất lượng, vệ sinh, an toàn

O2: Hội nhập WTO

thực phẩm

O3: Thị hiếu, xu hướng tiêu dùng hiện đại
O4: Thị trường rộng lớn

T3: Đòi hỏi cao của khách hàng về chất lượng,
mẫu mã

O5: Công nghệ phát triển nhanh, dễ tiếp cận

T4: Độ nhạy cảm về giá

O6: Vị trí giao thương thuận lợi

T5: Áp lực từ đối thủ cạnh tranh về sản phẩm thay

O7: Khí hậu đặc trưng của VN O8:
Rất nhiều nhà cung ứng

thế
T6: Cạnh tranh không lành mạnh

Kết quả phân tích SWOT:
SWOT


O

T

S

S303

S5T5

W

W2O3 W2T6
13


S3O3: Ban quản trị có năng lực tham vọng và tầm nhìn sâu rộng sẽ vạch ra kế hoạch chiến lược
mang tầm vĩ mô phù hợp với xu hướng tiêu dùng hiện ại. Qua đó sẽ đáp ứng được lượng nhu cầu
lớn của khách hàng. Ngày càng ưa thương hiệu Trà xanh không độ phát triển mạnh mẽ hơn
chiếm được thị phần lớn trên thị trường.
S5T6: Tân Hiệp Phát đầu tư nhiều cho việc nghiên cứu phát triển sản phẩm tạo nên sự khác biệt
hóa so với các đối thủ, tăng tính cạnh tranh, tạo dựng được vị thế về sản phẩm của doanh nghiệp
trên thị trường trong nước cũng như quốc tế.
W2O3: Tuy giá cả của sản phẩm trà xanh khơng độ cịn cao hơn các sản phẩm nước giải khát
cùng loại nhưng vẫn đáp ứng được nhu cầu thị trường phù hợp với thị hiếu tiêu dùng hiện tại, trà
xanh khơng độ có thể thâm nhập vào những đoạn thị trường có nhu cầu cao vì người tiêu dùng
có thu nhập cao, họ sẽ bỏ ra thêm một ít tiền nữa để có được sản phẩm chất lượng, đồng thời việc
sử dụng sản phẩm cũng thể hiện được phong cách tiêu dùng của họ
W2T6: Hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp khác nhái lại các sản phẩm với chất lượng thấp, giá
cả rẻ. Bên cạnh đó thì giá cả của doanh nghiệp luôn cao nên nên áp lực cạnh tranh là rất lớn

III. CHIẾN LƯỢC MARKETING MIX (4Ps)
1. Chiến lược sản phẩm (Product)
1.1. Thông tin sản phẩm


Nhãn hiệu sản phẩm: Trà xanh không độ ● Định vị sản phẩm:

“Trà xanh không độ” được định vị là sản phẩm nước giải khát đóng chai tiện lợi, bổ dưỡng cho
sức khỏe với hương vị hấp dẫn, mới mẻ mà gần gũi. Sản phẩm có lợi cho sức khỏe với 100% lá
trà thiên nhiên, không màu nhân tạo, không chất bảo quản, với hàm lượng chất EGCG cao,
chống lão hoá, tăng cường miễn dịch, giảm căng thẳng mệt mỏi và có lợi cho sức khỏe.
Hướng tiếp cận thị trường: Xuất khẩu nguyên mẫu. Năm thứ nhất bán sản phẩm Trà xanh
không độ; Năm thứ hai bán sản phẩm Trà xanh không độ và trà thảo mộc Dr.Thanh Vòng đời
sản phẩm: Giai đoạn 1
Sản phẩm trà xanh không độ là thức uống phổ biến hàng đầu của tập đoàn Tân Hiệp Phát, đóng
góp khơng nhỏ vào 48,1% thị phần mà tập đồn này nắm giữ trên thị trường trà đóng chai tại
Việt Nam. Sản phẩm cũng được đổi mới phong phú về cả hương vị lẫn bao bì sản phẩm. Tức là
sản phẩm đã kết thúc giai đoạn 0 trong vòng đời sản phẩm quốc tế (giai đoạn đổi mới trong
nước) để tiến tới giai đoạn 1 - đổi mới ở nước ngoài. Danh mục sản phẩm

14




Trà Xanh Không Độ vị chanh: hương chanh thơm mát kết hợp với hương vị của trà đem
lại một trải nghiệm mới mẻ và tươi mát.




Trà Xanh Không Độ mật ong: có thêm hương liệu mật ong tự nhiên, thơm ngậy phù hợp
với khẩu vị đa dạng của người tiêu dùng.



Trà Không Độ mật ong chanh: sự kết hợp giữa vị chanh và mật ong tạo ra vị chua ngọt
thanh mát.



Trà Xanh Không Độ không đường: thành phần không đường giúp giảm nguy cơ mắc
bệnh tiểu đường, đặc biệt là ở người cao tuổi, hương lài tự nhiên tăng mùi vị cho sản
phẩm.



Trà Bí Đao Khơng Độ: bổ sung tinh chất collagen giúp duy trì sự tươi trẻ của làn da.

Quyết định về sản phẩm: Cá biệt hóa sản phẩm
Nắm bắt được nhu cầu về thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên cùng với ý thức về sức khỏe
ngày càng tăng lên của người tiêu dùng, Trà Xanh Không Độ đã gia nhập phân khúc thức uống
có nguồn gốc thiên nhiên. Sản phẩm được tuyển chọn kỹ càng từ khâu nguyên liệu, chế biến
bằng công nghệ chiết lạnh vô trùng Aseptic hiện đại và khép kín, được đánh giá là công nghệ của
thế kỷ 21, một phức hợp các dây chuyền kết nối chặt chẽ với nhau trên nguyên tắc ngăn chặn
tuyệt đối vi khuẩn xâm nhập trong quá trình sản xuất, từ khâu chế biến nguyên liệu đến chiết rót,
đóng nắp sản phẩm. Sản phẩm đã được cấp chứng nhận HACCP về hệ thống quản lý chất lượng
vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2006 và cả chỉ số ISO 9001:2000. Đây là những tiêu chuẩn mà
công ty đã dày cơng xây dựng nhằm đem lại lịng tin cho người tiêu dùng. Sản phẩm cịn có
thành phần chiết xuất từ 100% lá trà tự nhiên tại Thái Nguyên đem lại rất nhiều công dụng cho
sức khỏe.

Việc giữ nguyên những nét đặc trưng của sản phẩm tại thị trường Việt Nam sẽ đem lại cho
người tiêu dùng ở Singapore một trải nghiệm mới, kích thích sự tị mị của họ nhằm dẫn đến
quyết định mua sản phẩm. Với đối tượng du học sinh Việt, người Việt sống tại Singapore sẽ tiếp
tục mua sản phẩm khơng chỉ bởi thói quen uống trà đóng sẵn mà cịn bởi cảm giác gần gũi, gắn
bó với quê hương.
Trong bối cảnh dịch bệnh COVID vẫn còn diễn ra mạnh mẽ tại khu vực Châu Á - Thái Bình
Dương, người tiêu dùng Singapore ngày càng chú ý nhiều hơn đến sức khỏe. Các báo cáo điều
tra của Euromonitor đã chỉ ra tiềm năng phát triển lâu dài của các thức uống trà đóng chai mang
tới lợi ích cho sức khỏe tại Singapore. Ở thời điểm hiện tại, tuy thị trường trà đóng chai tại
Singapore khơng lớn nhưng đã có các thương hiệu có chỗ đứng nhất định trên thị trường như

15


POKKA hay Suntory. Chính vì vậy, để có thể đạt được thành cơng tại thị trường này thì cá biệt
hóa sản phẩm là quyết định đúng đắn và cần thiết.
1.2. Bao bì và nhãn hiệu
Bao bì của Trà xanh khơng độ tại thị trường Singapore
-

Màu sắc

Bao bì sản phẩm thức uống Trà xanh không độ gồm màu xanh và vàng. Tân Hiệp Phát sẽ
tiếp tục sử dụng bao bì này khi xuất khẩu sản phẩm sang Singapore bởi màu sắc này không chỉ
gợi về thiên nhiên, về lá trà mà cịn đem lại cho khách hàng cảm giác vơ cùng tươi mát. Trong
tâm lý học màu sắc, màu xanh lá là màu lý tưởng nhất để mô tả sức khỏe, thiên nhiên, sự chữa
lành, cảm giác tươi mới và gợi cảm giác an toàn về chất lượng. Sự tương đồng về tâm lý mà màu
xanh đem lại cho người nhìn ở trên thế giới nói chung và thị trường châu Á nói riêng khiến
chúng tơi tin rằng việc tiếp tục sử dụng mẫu mã của mình tại thị trường Việt để truyền tải công
dụng của sản phẩm là một lựa chọn tối ưu.

Sắc xanh tươi sáng cũng khiến Trà xanh không độ nổi bật và thu hút hơn so với bao bì của
các sản phẩm trà xanh đóng chai khác đang được bày bán trên thị trường Singapore với màu sắc
chủ yếu là trầm và tối hơn. Đây sẽ là một điểm mạnh của sản phẩm khi người tiêu dùng trà uống
có sẵn có xu hướng lựa chọn các sản phẩm với bao bì bắt mắt.
Đối với mỗi sản phẩm trong danh mục sản phẩm, tương ứng với hương vị mà sản phẩm đem
lại sẽ có thêm một màu sắc đại diện. Ví dụ như màu trắng (trà xanh khơng độ không đường), màu
cam nâu (trà xanh không độ mật ong/mật ong chanh),...
-

Hình dạng

Bao bì sản phẩm trà xanh khơng độ đa dạng về hình dáng. Cụ thể, với mỗi sản phẩm sẽ có
bao bì dạng chai nhựa PET 500ml, chai thủy tinh 240ml, hộp giấy 250ml và dạng lon 330ml tùy
theo mục đích và nhu cầu của người tiêu dùng. Đặc biệt, theo một nghiên cứu được thực hiện bởi
Euromonitor về bao bì sản phẩm thức uống giải khát tại Singapore, trong năm 2021 việc sử dụng
sản phẩm bao bì chai nhựa PET và dạng lon là xu hướng tiêu dùng tại thị trường này và xu
hướng này sẽ tiếp tục phát triển vào năm 2022.Bên cạnh đó, trải nghiệm về trà uống sẵn hộp giấy
và chai thủy tinh hứa hẹn là một trải nghiệm mới mẻ chưa từng có với những người tiêu dùng tại
Singapore trên thị trường này bởi chưa có sản phẩm nào có bao bì tương tự. Đặc điểm này sẽ đáp
ứng nhu cầu trải nghiệm của khách hàng để thử sản phẩm.
Kích thước của sản phẩm dù ở dạng nào cũng được thiết kế nhỏ gọn, tiện dụng, dễ dàng cầm
nắm, mang theo khi có các hoạt động ngồi trời. Yếu tố tiện lợi được nâng cao bởi người tiêu
16


dùng có xu hướng ưa chuộng sản phẩm đóng gói nhỏ hơn, phù hợp với khẩu phần một người, dễ
dàng mang theo sử dụng trên đường đi - Chức năng:
Bên cạnh chức năng chính là chức năng bảo vệ, bao bì sản phẩm trà xanh khơng độ cịn có
một số chức năng sau:
Chức năng duy trì: Loại nhựa đóng chai được chọn lựa tốt nhất với nhựa kết tinh PET chứa

được nước trà 86 độ C nhằm đảm bảo quá trình pha chế tạo ra được chất lượng tốt nhất. Điểm
đặc biệt là tất cả phôi và nắp chai PET của sản phẩm được nhà máy tự sản xuất. Chai và nắp chai
được khử trùng và rửa sạch bằng nước vơ trùng trước khi chiết rót.
Chức năng giới thiệu: Bao bì sản phẩm trà xanh khơng độ cung cấp đầy đủ và chi tiết thông
tin về các thành phần của sản phẩm, ngày sản xuất, hạn sản xuất, mã số sản phẩm, nơi sản xuất
đóng gói, cơng ty chịu trách nhiệm và địa chỉ liên hệ giúp người tiêu dùng an tâm hơn khi chọn
mua sản phẩm của hãng.
Chức năng vận chuyển: Bao bì hướng dẫn cách vận chuyển loại hàng hóa đồng thời bảo vệ
nguyên vẹn hàng hóa về thể tích và chu kỳ trong q trình vận chuyển từ nơi sản xuất tới địa
điểm bán và tiêu thụ.
Chức năng cân đối: Sản phẩm thường khơng có hộp đựng ngồi khi mua lẻ nhằm cân đối
chi phí bỏ ra khi mua một sản phẩm. Khi mua theo dạng lốc 6 hộp hoặc mua dạng thùng sẽ được
cung cấp hộp đựng.
Chức năng sẵn sàng: Bao bì ln được cung cấp số lượng đủ cho đóng gói để sẵn sàng
thương mại hóa sản phẩm
Chức năng xúc tiến: Thiết kế mẫu mã bắt mắt, gắn nhãn hiệu cung cấp thông tin, đặc điểm
về doanh nghiệp để khách hàng có thể tìm kiếm dễ dàng những sản phẩm khác trong danh mục
sản phẩm. Bao bì sẽ được thiết kế đặc biệt vào dịp Tết với đặc trưng của thị trường nhằm cá nhân
hóa trải nghiệm khách hàng tại Singapore
-

Chi phí bao bì

Chi phí sản xuất cho một chai nhựa PET thường dung tích 500ml rơi vào 1.450 VND/chai.
Chi phí sản phẩm đã bao gồm chi phí sản xuất bao bì. Số tiền người tiêu dùng phải bỏ ra để chi
trả bao bì khơng đáng kể so với sản phẩm nhưng cũng có thể coi là tương đối cao bởi tồn bộ
phơi và nắp chai được sản xuất tại nhà máy theo công nghệ hiện đại và tân tiến để đảm bảo chất
lượng. Hạt nhựa nguyên gốc nhập khẩu được làm nóng ở 280 độ C nhằm loại bỏ hoàn toàn nguy
cơ vi sinh vật, sau đó được tạo hình bằng máy tạo phơi, nắp. Chi phí đầu tư cho một dây chuyền
sản xuất là trên 30 triệu USD. Công nghệ này sẽ tiếp tục được áp dụng cho các sản phẩm sang thị


17


trường Singapore để đảm bảo chất lượng sản phẩm, tạo uy tín của hãng trong mắt người tiêu
dùng.
Nhãn hiệu:
-

Logo và slogan:

Logo sản phẩm Trà xanh không độ được thiết kế đơn giản và ấn tượng với biểu tượng “0 độ”
màu vàng chanh nổi bật đi kèm với slogan “Không lo căng thẳng mệt mỏi - Giải nhiệt cuộc
sống”. Có thể thấy, thương hiệu này dùng cách nói quá để người tiêu dùng hiểu điều mà sản
phẩm sẽ đem lại cho mình khi sử dụng là cảm giác mát lạnh như 0 độ C, xua tan đi những bức
bối của cuộc sống bận rộn ngày qua ngày.
Màu sắc chủ đạo là màu vàng chanh và màu xanh của lá trà gắn liền với thiên nhiên, truyền
tải thông điệp một sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên và có lợi cho sức khỏe người tiêu dùng.
-

Văn bản pháp luật:

Doanh nghiệp đăng ký bảo hộ thương hiệu cho sản phẩm tại thị trường Singapore thông qua
các tổ chức đại diện sở hữu cơng nghiệp Việt Nam có thể giúp các doanh nghiệp liên lạc với đại
diện Singapore và tiến hành các thủ tục nộp đơn cho các doanh nghiệp Việt Nam. Điều này nhằm
hạn chế hiện tượng làm giả làm nhái sản phẩm với chất lượng kém hơn gây ảnh hưởng xấu đến
cảm nhận của người tiêu dùng về thương hiệu, thất thoát doanh thu.
Nhãn hiệu sẽ được bảo hộ tổng thể. Phần chữ chỉ bảo hộ “KHƠNG ĐỘ”. Khơng bảo hộ
riêng hình lá chè, hình lát chanh hay hình quả chanh.
2. Chiến lược giá (Price)

2.1. Mục tiêu
Singapore tuy không phải là thị trường lớn nhưng là thị trường chiến lược để nhà xuất khẩu đi
tiếp vào các thị trường khác. Do đó Tân Hiệp Phát bước chân vào thị trường Singapore với mục
tiêu thâm nhập thị trường nước giải khát Singapore và chiếm giữ thị phần trà xanh uống liền tiêu
thụ bởi du học sinh Việt Nam tại quốc gia này.
2.2. Cơ sở lựa chọn giá


Cầu tiêu dùng:

Xuất phát từ tác động của đại dịch Covid-19, người tiêu dùng đang dần hình thành thói quen
sử dụng đồ uống pha sẵn RTD. Theo báo cáo của Euromonitor, thị trường trà RTD tại Singapore
sẽ tiếp tục phát triển khi người tiêu dùng ngày càng ý thức về vấn đề sức khỏe. Tỉ lệ tăng người
bị bệnh béo phì, tiểu đường khiến người dân Singapore ngày càng chuộng các loại nước uống có
nguồn gốc từ thiên nhiên. Trong các loại nước uống có nguồn gốc từ thiên nhiên, trà được ưa
18


chuộng do người dân Singapore chiếm hơn 70% là người Hoa, dân tộc biết nhiều lợi ích của việc
dùng trà và có truyền thống dùng trà. Do đó, trà xanh khơng độ có cơ hội nhận thị phần trong thị
trường trà xanh uống liền của Singapore.


Chi phí sản xuất nội địa

Đầu tư công nghệ và dây chuyền sản xuất: Trà Xanh Không độ được sản xuất tại nhà máy ở
Việt Nam với chuỗi dây chuyền công nghệ vô trùng Aseptic, chi phí để đầu tư cho một dây
chuyền Aseptic (của tập đoàn GEA – Đức) là trên 30 triệu USD. Hiện nay Tân Hiệp Phát có tổng
cộng 10 dây chuyền cho 4 nhà máy trên khắp mọi miền đất nước. Đây là sự kết hợp tối ưu giữa 5
yếu tố vô trùng (chai tiệt trùng, nắp tiệt trùng, nước tiệt trùng, sản phẩm tiệt trùng, và môi trường

chiết vô trùng) để tạo ra một thành phẩm với hương vị và chất lượng cao nhất, đảm bảo an toàn
vệ sinh thực phẩm. Ngồi ra, tồn bộ phơi và nắp chai được sản xuất tại nhà máy chứ khơng sử
dụng bao bì bên trung gian nhằm đảm bảo chất lượng, giảm thiểu chi phí.
Chi phí nguyên liệu đầu vào: Tân Hiệp Phát đã chọn nguyên liệu trà từ vùng đất Thái
Nguyên, tương truyền nơi đây là cái nôi của trà Việt, là nơi trồng được loại trà ngon nhất, đặc
biệt nhất để sản xuất ra sản phẩm Trà Xanh Không Độ. Giá chè Thái Nguyên loại chè búp tươi
có giá thu mua dao động từ 25-32 nghìn đồng/kg và lượng trà xanh trong thành phần của Trà
Xanh Khơng Độ là
6g/l.
Chi phí bán hàng: Chi phí cho việc bán hàng và quảng cáo sản phẩm thông qua các kênh
truyền thông. Để ra được một TVC quảng cáo tập đoàn mất khoảng 6 tháng, ngân sách tốn
khoảng
100.000 USD. Chi phí bán hàng trên các sàn thương mại điện tử khá hợp lý, chi phí phải trả cho
các sàn giao dịch thương mại điện tử thường là 7,5% giá trị giao dịch, không kể chi phí vận
chuyển. Chi phí vận chuyển và phân phối: Chi phí vận chuyển chủ yếu nằm ở chi phí logistics
từ Việt Nam sang Singapore. Chi phí đưa hàng vào hệ thống bán lẻ hiện đại ở Singapore đặc biệt
lớn, có thể lên đến 35% - 40% giá trị sản phẩm, phí niêm yết trên các sàn thương mại điện tử của
nước này vào có thể lên đến 30 – 100 SGD (khoảng 504.000 - 1.680.000 VND) đối với một mặt
hàng.
Thuế: 99,9% hàng hóa tại Singapore khơng phải đóng thuế nhập khẩu ngoại trừ rượu cồn, các
sản phẩm thuốc lá, các phương tiện giao thông, các sản phẩm dầu lửa nên đây là cơ hội tốt cho
doanh nghiệp. Ngoài ra, các mặt hàng tiêu thụ ở Singapore phải chịu thuế GST thuế HH và dịch
vụ được áp ở mức 7% giá CIF. (mức giá được tính tại cầu cảng của nước nhập khẩu)
19


Giá của đối thủ cạnh tranh: Các đối thủ cạnh tranh trong thị trường trà xanh uống liền như
trà Pokka Lemon Tea đưa mức giá khoảng 7.700 VND/hộp 250ml, tương ứng với
15.400VND/chai
500ml. Một đối thủ cạnh tranh khác là Heaven & Earth Ice Lemon Tea đưa mức giá khoảng

10.700 VND/lon 300ml, tương đương với 17.800/500ml, Suntory Tea+ Oolong Tea khoảng
25.200VND/chai 455ml tương ứng khoảng 27.700VND/500ml (các mức giá được tham khảo
trên các trang thương mại điện tử Singapore)
2.3. Phương pháp định giá:
Trà Xanh Không Độ được bán với mức giá khoảng 8000đ/chai 500ml (là mức giá đã có lợi
nhuận) tại thị trường Việt Nam và theo thống kê thì biên lợi nhuận gộp của Tân Hiệp Phát lên tới
gần 40% (2017) nên có thể thấy tỷ lệ lợi nhuận của Trà Xanh Không Độ khá cao.
Dưới đây là bảng giá sản phẩm Trà Xanh Không Độ tại thị trường Singapore:
Loại

Giá (VNĐ)

Chai 500ml

12.000

Lốc 6 chai 500ml

65.000

Thùng 24 chai 500ml

255.000

Chai 455ml

11.300

Lốc 6 chai 455ml


59.000

Thùng 24 chai 455ml
235.000
Giai đoạn thâm nhập thị trường: tại giai đoạn đầu, Tân Hiệp Phát sử dụng định giá theo mức
giá hiện hành cụ thể là thấp hơn một chút so với các sản phẩm của đối thủ cạnh tranh. Nguyên do
bởi vì các đối thủ đều là các doanh nghiệp đã có thâm niên tại thị trường Singapore nên việc cạnh
tranh sòng phẳng với các doanh nghiệp đó về chất lượng cũng như uy tín trong tâm lý người tiêu
dùng là khá khó khăn. Do vậy cần một cú hích về mặt giá cả sẽ tăng khả năng đưa sản phẩm phổ
biến hơn trong thị trường, giúp nhiều người biết đến hơn.
Giai đoạn tăng trưởng và chín muồi: ở giai đoạn này, doanh nghiệp sử dụng giá theo giá trị
cảm nhận của người mua. Vì đây là một sản phẩm có bao hàm thuộc tính tốt cho sức khỏe mà lại
có giá q rẻ thì sẽ khó tạo cảm giác yên tâm cho người tiêu dùng. Khách hàng nhìn chung đều
có xu hướng “tiền nào của nấy” nên việc định giá không quá thấp nhưng cũng không quá cao,
phù hợp với khả năng chi trả là vô cùng quan trọng; sẽ giúp cho khách hàng có nhìn nhận tốt và
mua hàng thường xuyên hơn.
20



×