Tải bản đầy đủ (.doc) (101 trang)

Tổng hợp môn Nguyên lý và thực hành Bảo hiểm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (724.79 KB, 101 trang )

Chương 1
TỔNG QUAN VỀ BẢO HIỂM
1.1. RỦI RO - NGUỒN GỐC CỦA BẢO HIỂM
1.1.1. Định nghĩa và các nguyên nhân gây ra rủi ro
Từ “rủi ro” rất thường được sử dụng trong giao tiếp hàng ngày, nhưng ít người ngồi
lại để tìm ra một định nghĩa cho nó. Điều đặc biệt là với một số ít người (các nhà kinh tế,
những người nghiên cứu bảo hiểm…), định nghĩa về rủi ro được đưa ra rất nhiều dưới
nhiều góc độ khác nhau thậm chí là rất khác nhau. Có thể ghi nhận một vài định nghĩa
sau:
- Theo nhiều tác giả trong cuốn Dictionnaire d'assurance (Francias – Vietnamien),
Ha Noi 1994 định nghĩa: “Rủi ro là một sự cố không chắc chắn xảy ra hoặc ngày giờ xảy
ra không chắc chắn. Để chống lại điều đó, người ta có thể yêu cầu bảo hiểm” Ví dụ: Cái
chết là chắc chắn nhưng ngày giờ xảy ra là không chắc chắn
- Theo tác giả Allan Willett trong sách “The Economic theory of risk and
insurance”- Philadelphia University of Pensylvania press, USA 1951: “Rủi ro là sự bất
trắc cụ thể liên quan đến việc xuất hiện một biến cố không mong đợi”
Các định nghĩa trên dù ít nhiều khác nhau song đều đề cập đến cùng hai vấn đề:
- Sự không chắc chắn, yếu tố bất trắc
- Một khả năng xấu: một biến cố không mong đợi
Như vậy, có thể kết luận: Rủi ro là khả năng xảy ra biến cố bất thường có hậu quả
thiệt hại hoặc mang lại kết quả không mong đợi.
Trong cuộc sống sinh hoạt cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày, dù
đã luôn chú ý để ngăn ngừa và đề phòng nhưng con người vẫn có nguy cơ gặp phải những
rủi ro bất ngờ xảy ra. Các rủi ro do nhiều nguyên nhân:
* Nguyên nhân khách quan
- Rủi ro do thiên nhiên gây ra như lũ lụt, hạn hán, động đất, dịch bệnh…
- Rủi ro do sự phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ. Khoa học kỹ thuật và
công nghệ một mặt làm tăng năng suất lao động, thúc đẩy nền kinh tế phát triển và tạo cho
cuộc sống con người phát triển thuận lợi nhưng mặt khác nó luôn tồn tại mặt trái của nó,
đó là làm tăng nguy cơ thất nghiệp, tai nạn lao động, tai nạn giao thông…bất ngờ xảy ra.
- Rủi ro do môi trường kinh tế, chính trị, xã hội gây nên. Rủi ro loại này có thế gây nên


thiệt hại ở phạm vi rất rộng và thường ảnh hưởng tới mọi thành viên trong xã hội chẳng hạn
như: ốm đau, dịch bệnh do môi trường ô nhiễm, nền kinh tế khủng hoảng dẫn đến người lao
động mất việc, khủng bố, chiến tranh làm nhà cửa đổ nát, người dân bị chết chóc…
* Nguyên nhân chủ quan:
- Do lỗi bất cẩn của con người
- Do lỗi của người thứ ba
Bất kể nguyên nhân gì, khi rủi ro xảy ra thường đem lại cho con người những khó
khăn trong cuộc sống như mất hoặc giảm thu nhập, phá hoại nhiều tài sản, làm ngưng trệ
quá trình sản xuất kinh doanh của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân….làm ảnh hưởng
đời sống kinh tế xã hội nói chung.
1
1.1.2. Phân loại rủi ro
Tùy theo mục đích của việc đánh giá và quản lý rủi ro, rủi ro được phân loại cụ thể
theo nhiều tiêu thức khác nhau. Liên quan đến kỹ thuật bảo hiểm, rủi ro thường được xếp
thành những cặp sau:
a. Rủi ro tài chính và rủi ro phi tài chính
Xét về tính chất hậu quả của biến cố có thể chia rủi ro thành hai loại: Loại thứ nhất
có thể tính toán và xác định được hậu quả bằng tiền - rủi ro tài chính. Loại thứ hai không
thể tính toán và xác định hậu quả bằng tiền - rủi ro phi tài chính. Hỏa hoạn xảy ra đối với
các tòa nhà hoàn toàn có thể xác định giá trị thiệt hại của tài sản bị cháy còn những cung
bậc trạng thái tâm lý: khó chịu , chán chường, buồn bã mà những sự biến trong đời sống
con người gây ra lại không phải là thước đo tài chính của việc đánh giá hậu quả.
b. Rủi ro động và rủi ro tĩnh
Rủi ro động là những rủi ro vừa có thể dẫn đến khả năng xảy ra tổn thất vừa có khả
năng kiếm lời. Cũng vì khả năng kiếm lời đó mà người ta còn gọi những rủi ro này là rủi
ro suy tính hay rủi ro đầu cơ
Rủi ro tĩnh là những rủi ro chỉ có khả năng dẫn đến tổn thất hoặc không tổn thất chứ
không có khả năng kiếm lời. Do nó luôn luôn và chỉ gắn liền với một khả năng xấu, khả
năng tổn thất nên người ta gọi là rủi ro thuần tuý (hay rủi ro thuần). Rủi ro tĩnh phát sinh
có thể làm tổn thất xảy ra đối với cả ba đối tượng:

- Tài sản;
- Con người;
- Trách nhiệm.
Ba điểm khác nhau cơ bản giữa rủi ro động và rủi ro tĩnh là:
- Rủi ro tĩnh thường liên quan đến sự huỷ hoại vật chất, còn rủi ro động liên quan
đến sự thay đổi giá cả, giá trị;
- Rủi ro tĩnh tồn tại với cả tổng thể nhưng chỉ phát động ảnh hưởng tới một vài phần tử,
ngược lại, rủi ro động khi phát động sẽ ảnh hưởng đến tất cả các phần tử trong tổng thể đó;
- Xét về mặt thời gian, rủi ro tĩnh phổ biến hơn rủi ro động.
c. Rủi ro cơ bản và rủi ro riêng biệt
Rủi ro cơ bản là những rủi ro xuất phát từ sự tác động hỗ tương thuộc về mặt kinh tế,
chính trị, xã hội và đôi lúc thuần tuý về mặt vật chất. Những tổn thất hậu quả do rủi ro cơ
bản gây ra không chỉ do từng cá nhân và ảnh hưởng đến từng nhóm người nào đó trong
xã hội.
Rủi ro riêng biệt là các rủi ro xuất phát từ từng cá nhân con người. Tác động của các
rủi ro không ảnh hưởng tới toàn bộ xã hội mà chỉ có tác động đến một số ít con người
Phân loại theo các tiêu thức trên là những cơ sở cho việc xác định rủi ro có thể được
bảo hiểm và rủi ro không thể bảo hiểm được. Thực tế, với các loại rủi ro phi tài chính và
rủi ro tài chính, rủi ro động và rủi ro tĩnh, rủi ro cơ bản và rủi ro riêng biệt, vẫn xảy ra với
con người nói chung cũng như hàng loạt các sự cố, tai nạn, bất trắc có thể tác động xấu tới
một đối tượng cụ thể (một con tàu, một lô hàng, một công trình xây dựng hoặc sinh mạng
của một người chẳng hạn), người bảo hiểm chỉ bảo hiểm được một số trường hợp. Rủi ro
có thể được bảo hiểm được xác định dựa trên cơ sở đánh giá rủi ro và theo một số tiêu chí
nhất định. Xác định rủi ro có thể được bảo hiểm hoặc không thể bảo hiểm được liên quan
2
tới rất nhiều vấn đề như là: hoạch định chiến lược phát triển sản phẩm bảo hiểm, soạn thảo
hợp đồng bảo hiểm mẫu, chấp nhận yêu cầu bảo hiểm…Vì thế, cách phân loại này có ý
nghĩa đặc biệt quan trọng trong kinh doanh bảo hiểm.
1.1.3. Một số phương thức xử lý rủi ro.
Rủi ro thường để lại những hậu quả thiệt hại hay những kết quả không mong đợi. Ví

dụ: tàu bị nạn đắm ngoài khơi, hay lạm phát làm thu nhập thực tế giảm…Để đối phó với
các rủi ro con người đã có nhiều biện pháp khác nhau nhằm phòng tránh, kiểm soát và
khắc phục hậu quả của chúng. Hiện nay, theo quan điểm của các nhà quản lý rủi ro, có hai
biện pháp đối phó với rủi ro và hậu quả của rủi ro gây ra, đó là nhóm biện pháp kiểm soát
rủi ro và nhóm biện pháp tài trợ rủi ro.
1.1.3.1. Nhóm biện pháp kiểm soát rủi ro
Nhóm biện pháp kiểm soát rủi ro bao gồm các biện pháp tránh né rủi ro, ngăn ngừa
và giảm thiểu tổn thất. Các biện pháp này thường dùng để ngăn chặn hay giảm thiểu khả
năng xảy ra rủi ro.
a. Tránh né rủi ro
- Tránh né rủi ro: Đây là biện pháp được sử dụng thường xuyên trong cuộc sống.
Mỗi người, mỗi đơn vị sản xuất kinh doanh đều lựa chọn những biện pháp thích hợp để né
tránh rủi ro có thể xảy ra, để loại trừ những nguy cơ dẫn đến tổn thất. Theo các nhà nghiên
cứu, tránh né rủi ro là việc thực hiện những lựa chọn tốt, lấy các quyết định thích nghi
trong cuộc sống hàng ngày. Ví dụ: sau vụ 11/09/2001 tại Mỹ, một số người không đi máy
bay để né tránh rủi ro khủng bố; một số người muốn tránh rủi ro nhiễm bệnh đường hô
hấp do môi trường bị ô nhiễm bụi khói công nghiệp thì có thể chuyển về vùng nông thôn
hay vùng đồi núi để sinh sống…
Tuy nhiên, trên thực tế có rất nhiều rủi ro bất ngờ mà con người không thể né tránh
được. Ví dụ: ốm đau, bệnh tật, chết chóc…
Như vậy con người không thể lợi dụng phương pháp này vì bản thân cuộc sống của
con người đã hàm chứa sự chấp nhận và đương đầu với rủi ro.
b. Ngăn ngừa và giảm thiểu tổn thất
- Ngăn ngừa tổn thất: là hành động của con người đưa ra để làm giảm mức thiệt hại nếu
tổn thất gây ra. Ví dụ: để ngăn ngừa xảy ra tai nạn lao động người ta tổ chức các khoá tập
huấn nâng cao trình độ người lao động hay nâng cao chất lượng đảm bảo an toàn lao động; để
phòng ốm đau bệnh tật người ta thực hiện khám chữa bệnh định kỳ…Biện pháp này người ta
còn gọi là biện pháp giảm thiểu nguy cơ gây ra tổn thất.
- Giảm thiểu tổn thất: khi tổn thất xảy ra người ta có thể giảm thiểu tổn thất thông
qua các biện pháp làm giảm giá trị thiệt hại. Ví dụ: khi bị hoả hoạn người ta cố gắng cứu

những tài sản còn dùng được…
Ngăn ngừa và giảm thiểu tổn thất là hai biện pháp hai biện pháp có liên quan chặt
chẽ với nhau. Các cuộc khám bệnh không ngăn ngừa được bệnh mà chỉ phát hiện và chữa
trị kịp thời cho người mắc bệnh, nhưng việc khám sức khỏe định kỳ đó lại có tác dụng
nhắc nhở mọi người tuân thủ đúng nguyên tắc phòng bệnh dẫn đến số người mắc bệnh vì
vậy sẽ ít đi.
Mặc dù biện pháp kiểm soát rủi ro rất có hiệu quả trong việc ngăn chặn hoặc giảm thiểu
rủi ro nhưng khi rủi ro đã xảy ra người ta không thể lường trước được hậu quả.
3
1.1.3.2. Nhóm biện pháp tài trợ rủi ro
Nhóm biện pháp tài trợ rủi ro bao gồm chấp nhận rủi ro và hoán chuyển rủi ro (trong
đó có bảo hiểm)
a) Chấp nhận rủi ro (Chấp nhận tự gánh chịu):
Đây là hình thức mà các cá nhân hoặc tổ chức tự gánh chịu trách nhiệm về hậu quả
thiệt hại vật chất, tài chính mà rủi ro gây ra cho họ, có nhiều nguyên nhân dẫn đến quyết
định lựa chọn phương pháp này như:
+ Có đủ khả năng tài chính để bù đắp các thiệt hại về vật chất mà rủi ro gây ra. Ví
dụ: trong sản xuất kinh doanh người ta lập quỹ dự phòng để tự bù đắp các tổn thất…
+ Không còn phương pháp nào khác tốt hơn để giải quyết. Ví dụ: chúng ta chấp nhận
rủi ro cháy nổ, rơi phương tiện khi di chuyển từ nơi này sang nơi khác mà không thể tránh
né nó bằng cách đi bộ.…
+ Thiếu hiểu biết về quản lý rủi ro. Ví dụ: một người có thể tránh rủi ro bị bệnh
đường hô hấp đi về vùng đồi núi sinh sống, có thể lúc nào đó họ sẽ là nạn nhân của của
một vụ lở đất do vô tình xây cất nhà trên vùng địa chất phức tạp, không ổn định…
+ Chấp nhận gánh chịu một rủi ro suy tính, một rủi ro đầu cơ. Điều này dễ thấy trong
kinh doanh. Mức độ rủi ro càng cao, khoản lời có thể mang lại càng lớn. Ví dụ: một cascadeur
chấp nhận đóng thế vai trong các pha nguy hiểm để được nhận tiền công hậu hĩnh…
Có rất nhiều cách thức khác nhau trong biện pháp chấp nhận rủi ro, tuy nhiên có
thể phân làm hai nhóm: chấp nhận rủi ro thụ động và chấp nhận rủi ro chủ động. Trong
chấp nhận rủi ro thụ động, người gặp tổn thất không có sự chuẩn bị trước và họ có thể

vay mượn để khắc phục hậu quả tổn thất. Trong chấp nhận rủi ro chủ động người ta lập
quỹ dự phòng, dự trữ tiết kiệm và quỹ này chỉ sử dụng để bù đắp tổn thất do rủi ro gây
ra. Tuy nhiên việc lập quỹ dự phòng chưa đủ để chống đỡ với những rủi ro nguy hiểm
với khả năng xảy ra tổn thất lớn vì rủi ro hoàn toàn có thể xảy ra với một cá nhân, một
gia đình trước khi họ tiết kiệm đủ lượng vốn cần thiết để khắc phục hậu quả. Quy mô
của dự phòng rủi ro không thể quá lớn và một doanh nghiệp không thể trông đợi vào quỹ
đó để khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh khi xảy ra tai hoạ thiêu huỷ toàn bộ hoặc
phần lớn tài sản hiện có của doanh nghiệp. Mặt khác, việc lập quỹ dự phòng dẫn đến
nguồn vốn không được sử dụng một cách tối ưu hay nếu đi vay thì sẽ thụ động về vốn và
còn gặp phải vấn đề gia tăng về lãi suất…
b) Hoán chuyển rủi ro
Sử dụng phương pháp này, hậu quả tài chính của rủi ro xảy ra cho cá nhân hay tổ
chức được chuyển giao cho các cá nhân hoặc tổ chức khác cùng gánh chịu. Một số hình
thức hoán chuyển rủi ro có thể kể đến như sau:
+ Hoán chuyển rủi ro một chiều. Ví dụ: trong việc mua bán sản phẩm nông nghiệp
còn non với điều kiện giao hàng trong tương lai, trong trường hợp này rủi ro tăng và giảm
giá được chuyển từ người sản xuất (người bán nông sản non) sang người mua non hàng
hoá…
+ Hoán chuyển rủi ro theo nguyên tắc tương hỗ, số lớn bù số ít. Với phương pháp
này, rủi ro xảy ra cho một số ít thành viên trong một cộng đồng thì hậu quả tài chính sẽ
được chia nhỏ và chuyển cho số lớn thành viên cộng đồng cùng gánh chịu. Chuyển giao
rủi ro trên cơ sở phân tán, tương hỗ số lớn bù số ít đã được vận dụng trong nhiều hoạt
động, tổ chức mà điển hình là cứu trợ và bảo hiểm.
4
* Cứu trợ bao gồm các biện pháp liên quan đến khắc phục hậu quả rủi ro có cơ sở
cho việc thực thi là lòng từ thiện nhân đạo của con người, các hình thức quyên góp ủng
hộ, cứu tế…vẫn được tiến hành thường xuyên và mang ý nghĩa xã hội rất lớn.
* Bảo hiểm là hình thức chuyển giao rủi ro được thực hiện bởi các tổ chức chuyên
nghiệp hoá việc chuyển giao rủi ro. Ở Việt Nam hiện nay, các tổ chức đó chính là hệ
thống Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam và các tổ chức kinh

doanh bảo hiểm.
1.2. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA BẢO HIỂM
1.2.1. Khái niệm
Theo các nhà kinh tế bảo hiểm, một định nghĩa đầy đủ và thích hợp cho bảo hiểm
phải bao gồm việc hình thành một quỹ tiền tệ (quỹ bảo hiểm), sự hoán chuyển rủi ro và
phải bao gồm cả sự kết hợp số đông các đơn vị đối tượng riêng lẻ và độc lập, chịu cùng
một rủi ro như nhau thành một nhóm tương tác.
Tuy nhiên, bảo hiểm do đáp ứng nhu cầu an toàn của con người vốn rất phong phú
và biến động nên các định nghĩa về bảo hiểm cũng rất đa dạng và phong phú. Các nhà
nghiên cứu kinh tế, xã hội, các học giả bảo hiểm đã lần lượt đưa ra những định nghĩa khác
nhau. Có thể ghi nhận một vài định nghĩa sau:
- Theo Dennis Kessler, Risque No 17, Jan-Mars 1994: “Bảo hiểm là sự đóng góp của
số đông vào sự bất hạnh của số ít”
- Theo Nguyễn Phong, Bài giảng bảo hiểm tại Đại học Tài chính, Tổng công ty bảo
hiểm Việt Nam – BAOVIET/HCM-1988, p.14: “Bảo hiểm có thể định nghĩa là một
phương sách hạ giảm rủi ro bằng cách kết hợp một số lượng đầy đủ các đơn vị đối tượng
để biến tổn thất cá thể thành tổn thất cộng đồng và có thể dự đoán được”
- Luật kinh doanh bảo hiểm CHXHCN Việt Nam, điều 3, chương I: “Kinh doanh bảo
hiểm là hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm mục đích sinh lợi, theo đó doanh
nghiệp bảo hiểm chấp nhận rủi ro của người được bảo hiểm, trên cơ sở bên mua bảo hiểm
đóng phí bảo hiểm để doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc
bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm”
Qua ba định nghĩa vừa nêu chúng ta thấy rằng các định nghĩa khác nhau xuất phát
từ việc nhìn nhận bảo hiểm ở các góc độ và cách thức tiếp cận khác nhau. Xong ta thấy
các định nghĩa đều đề cập đến hai vấn đề:
- Sự đóng góp của nhiều người
- Các khoản đóng góp của nhiều người cho phép bù đắp cho rủi ro của một số ít
người theo luật thống kê số lớn.
Như vậy có thể kết luận: Bảo hiểm là một hoạt động được tổ chức hợp lý bởi tập hợp
những người có chung rủi ro có thể xảy ra hay sự kiện bảo hiểm. Các khoản đóng góp tài

chính của họ cho phép bồi thường hay chi trả theo luật thống kê số lớn những thiệt hại mà
một số ít người trong cộng đồng người tham gia hay người thứ ba phải gánh chịu khi tổn
thất hay sự kiện bảo hiểm xảy ra.
Trên phương diện lý thuyết cơ bản, bảo hiểm là phương pháp chuyển giao rủi ro
được thực hiện qua hợp đồng bảo hiểm, trong đó bên mua bảo hiểm chấp nhận trả phí bảo
hiểm và tổ chức bảo hiểm hay doanh nghiệp bảo hiểm cam kết bồi thường hoặc trả tiền
bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.
5
1.2.2. Đặc điểm của bảo hiểm
Từ các định nghĩa trên ta có thể rút ra một số đặc điểm của hình thức chuyển giao rủi
ro bằng bảo hiểm như sau:
- Phải thông qua hợp đồng bảo hiểm: việc chuyển giao rủi ro được thực hiện giữa hai
bên, bên mua bảo hiểm và bên bảo hiểm. Việc bồi thường khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra
và các quyền lợi và trách nhiệm của hai bên được ghi trong hợp đồng. (là sự thoả thuận
bằng văn bản chứ không phải bằng miệng kể cả giao dịch bằng điện tử doanh nghiệp bảo
hiểm vẫn buộc phải soạn thảo, theo dõi và lưu trữ một khối lượng lớn các tài liệu liên
quan đến hợp đồng bảo hiểm)
- Dựa trên nguyên tắc tương hỗ số lớn bù số ít
- Quy trình chuyển giao rủi ro không phải là một chiều
- Phạm vi chuyển giao rủi ro qua bảo hiểm rất rộng và phức tạp
- Lợi thế hay tác dụng đặc biệt của phương pháp chuyển giao rủi ro bằng bảo hiểm
so với các loại khác là có khả năng chống đỡ được những tổn thất lớn
- Hạn chế của phương pháp chuyển giao rủi ro này là kỹ thuật bảo hiểm truyền thống
chưa bảo hiểm được cho mọi rủi ro. Ví dụ: tử hình, chán nản….
1.3. TÁC DỤNG VÀ PHÂN LOẠI BẢO HIỂM
1.3.1. Tác dụng của bảo hiểm
Bảo hiểm ra đời có tác dụng rất lớn.
- Nhanh chóng góp phần ổn định cuộc sống, khôi phục sản xuất và làm cho sản xuất
kinh doanh của người tham gia bảo hiểm phát triển bình thường nếu đối tượng bảo hiểm
của họ gặp rủi ro sự cố tổn thất. Bởi vì thông qua quỹ bảo hiểm được lập từ trước một

cách chủ động, có ý thức từ phí của những người tham gia bảo hiểm, tổn thất của một hay
một số người sẽ được phân tán, dàn mỏng theo quy luật số lớn bù số ít và họ sẽ được trợ
cấp, bồi thường những thiệt hại thực tế do rủi ro gây ra thuộc phạm vi bảo hiểm.
- Bảo hiểm cùng với những người tham gia bảo hiểm phối hợp thực hiện các biện
pháp để phòng ngừa tai nạn rủi ro xảy ra nhằm giảm và hạn chế hậu quả thiệt hại. Vấn đề
này không chỉ có ý nghĩa đối với người tham gia bảo hiểm mà còn có ý nghĩa rất lớn đối
với xã hội và thực chất là góp phần đảm bảo an toàn xã hội.
- Do đặc điểm của bảo hiểm là cần phải có các quỹ dự trữ, dự phòng, quỹ bồi thường
chi trả….Khi các quỹ này chưa sử dụng đến, chúng sẽ là nguồn đầu tư đáng kể góp phần
phát triển và tăng trưởng kinh tế. Cả bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thương mại đều thực
hiện theo “nguyên tắc ứng trước”, vì vậy các tổ chức bảo hiểm xã hội và các công ty bảo
hiểm thương mại thường nắm giữ một quỹ tiền tệ rất lớn, nguồn quỹ nhàn rỗi này thực sự
làm cho họ trở thành những nhà đầu tư lớn, là trung gian tài chính quan trọng trong nền
kinh tế. Mặt khác, bảo hiểm còn làm giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước và nhất là
bảo hiểm thương mại còn góp phần tăng tích luỹ cho ngân sách nhà nước.
- Về phương diện tâm lý, bảo hiểm là chỗ dựa tinh thần cho mọi người, mọi tổ chức,
giúp họ yên tâm trong cuộc sống, trong sinh hoạt sản xuất kinh doanh, bảo hiểm thể hiện
tính cộng đồng, tương trợ và nhân văn sâu sắc.
- Các tổ chức, các doanh nghiệp bảo hiểm còn thu hút một lượng lớn lao động và tạo
thêm công ăn việc làm cho họ. Điều này làm giảm bớt tình trạng lao động bị thất nghiệp
cho xã hội.
6
Như vậy bảo hiểm có tác dụng rất lớn về cả kinh tế lẫn xã hội. Vì vậy, ông Wiston
Churchill - một chính khách đã nói: “Nếu có thể tôi sẽ viết từ “Bảo hiểm” trong mỗi nhà
và lên trán mỗi người – càng ngày tôi càng tin chắc rằng, với một giá khiêm tốn, bảo hiểm
có thể giải phóng các gia đình ra khỏi thảm hoạ không lường trước được”. Một nhân vật
nổi tiếng trong giới kỹ nghệ - Henry Ford đã quả quyết : " không phải các kiến trúc sư
mà là các nhà bảo hiểm đã xây dựng nên New York, chính là vì không một nhà đầu tư nào
dám mạo hiểm bỏ ra hàng tỷ đô la cần thiết để xây dựng những toà nhà chọc trời ở
Manhattan mà không có bảo đảm được bồi thường nếu hỏa hoạn hoặc sai phạm về xây

dựng xảy ra".
Do đòi hỏi về sự tự chủ và an toàn về tài chính cũng như các nhu cầu của con người,
hoạt động bảo hiểm ngày càng phát triển và không thể thiếu đối với cá nhân, doanh
nghiệp và mỗi quốc gia. Ngày nay, sự giao lưu kinh tế, văn hoá giữa các quốc gia ngày
càng phát triển thì bảo hiểm cũng ngày càng phát triển và mở rộng. Vì vậy khái niệm bảo
hiểm trở nên gần gũi gắn bó với con người, các đơn vị sản xuất kinh doanh. Có được quan
hệ đó là vì bảo hiểm đã mang lại lợi ích kinh tế xã hội thiếu hụt cho mọi thành viên, mọi
đơn vị có tham gia bảo hiểm.
Tuy nhiên, không phải tất cả các loại rủi ro đều được chấp nhận bảo hiểm. Nhà bảo
hiểm hiện nay chỉ bảo hiểm cho những rủi ro thuần tuý và rủi ro tài chính. Ví dụ một
người cảm thấy chán nản thất vọng vì chiếc xe mình mua thì không thể bảo hiểm trong
trường hợp này.
1.3.2. Phân loại bảo hiểm
Trong hệ thống tài chính nói riêng, hệ thống kinh tế xã hội nói chung, bảo hiểm tồn
tại như là một bộ phận cấu thành với hai hình thức chính: bảo hiểm thương mại và các
loại bảo hiểm phi lợi nhuận.
Bảo hiểm thương mại được thực hiện bởi các doanh nghiệp bảo hiểm nhằm mục
đích cung cấp cho xã hội một loại hàng hoá, dịch vụ “an toàn”, trên cơ sở đó nhà bảo
hiểm tìm kiếm một khoản lợi nhuận kinh doanh bảo hiểm. Bảo hiểm thương mại không
chỉ đảm bảo cho các rủi ro về con người hay những khoản tiền gửi tại ngân hàng, các tổ
chức tín dụng mà còn đảm bảo cả và rủi ro về tài sản (nhà cửa, hàng hoá, phương tiện
sản xuất kinh doanh…) và trách nhiệm (trách nhiệm chủ tàu biển, trách nhiệm nghề
nghiệp, trách nhiệm công cộng, trách nhiệm sản phẩm…). Bảo hiểm thương mại có mức
phí, mức bồi thường chi trả phụ thuộc vào thoả thuận theo nhu cầu và khả năng của bên
mua bảo hiểm (trừ một số loại bảo hiểm bắt buộc theo luật kinh doanh bảo hiểm quy
định).
Các loại bảo hiểm phi lợi nhuận gồm ba loại: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo
hiểm tiền gửi. Bảo hiểm phi lợi nhuận được thực hiện bởi các cơ quan nhà nước như cơ
quan bảo hiểm xã hội, quỹ bảo hiểm y tế quốc gia trực thuộc cơ quan bảo hiểm xã hội,
tổ chức bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, không nhằm mục đích kinh doanh thu lợi nhuận mà

là chính sách của nhà nước nhằm đảm bảo các chế độ phúc lợi xã hội và đảm bảo ổn
định tình hình kinh tế chính trị của quốc gia. Bảo hiểm phi lợi nhuận đảm bảo rủi ro về
con người và các khoản tiền gửi tại các ngân hàng, các tổ chức tín dụng. Bảo hiểm phi
lợi nhuận có mức phí và mức bồi thường chi trả theo luật định không phải trên sự thoả
thuận của người bảo hiểm và người được bảo hiểm như đối với bảo hiểm thương mại.
7
Chương 2
BẢO HIỂM THƯƠNG MẠI
2.1. TỔNG QUAN VỀ BẢO HIỂM THƯƠNG MẠI
2.1.1. Khái niệm về bảo hiểm thương mại
Bảo hiểm thương mại còn được gọi là bảo hiểm kinh doanh
Theo điều 3, chương 1, luật kinh doanh bảo hiểm Việt Nam định nghĩa về kinh doanh
bảo hiểm như sau:
“Kinh doanh bảo hiểm là hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm mục đích sinh
lợi, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận rủi ro của người được bảo hiểm, trên cơ sở
bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm để doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm cho
người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm”
Ta có thể phân biệt điểm khác nhau giữa hoạt động kinh doanh bảo hiểm và hoạt
động của các loại bảo hiểm phi lợi nhuận như sau:
Kinh doanh bảo hiểm Hoạt động của các loại bảo
hiểm phi lợi nhuận
- Cơ quan thực hiện
Các doanh nghiệp bảo
hiểm: doanh nghiệp nhà
nước, công ty cổ phần,
doanh nghiệp tư nhân…
Cơ quan quản lý nhà nước như
cơ quan bảo hiểm xã hội, quỹ
bảo hiểm y tế, tổ chức bảo hiểm
tiền gửi Việt Nam

- Mục đích Lợi nhuận
Phi lợi nhuận (quản lý nhà
nước, ổn định cuộc sống của
nhân dân, an toàn xã hội)
Như vậy, bảo hiểm thương mại là loại hình bảo hiểm được thực hiện, triển khai bởi
các doanh nghiệp bảo hiểm trên thị trường bảo hiểm nhằm mục đích sinh lời. Theo đó
doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận rủi ro trên cơ sở người mua bảo hiểm đóng phí để doanh
nghiệp cam kết trả tiền cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi
xảy ra rủi ro hoặc sự kiện bảo hiểm đã thoả thuận trên hợp đồng bảo hiểm.
Hoạt động bảo hiểm thương mại ở Việt Nam tuân theo các quy định của luật kinh
doanh bảo hiểm CHXHCN Việt Nam.
2.1.2. Lịch sử ra đời và phát triển của bảo hiểm thương mại
Nhu cầu an toàn của cá nhân và tổ chức trong xã hội là vĩnh cửu, lúc nào con người
cũng tìm cách để bảo vệ chính bản thân và tài sản của mình trước những bất hạnh của số
phận và những biến cố bất ngờ xảy ra trong sản xuất kinh doanh. Ngay từ thời cổ đại đã
xuất hiện những tổ chức gần giống với bảo hiểm, chẳng hạn, Khoảng năm 4500 trước
Công nguyên, những người thợ đẽo đá ở Ai Cập đã lập ra các quỹ tương hỗ để giúp đỡ,
chia sẻ rủi ro cho những người gặp hoạn nạn. Những người Trung Hoa cổ đại, thời nhà
Chu vào khoảng những năm 500 trước Công nguyên cũng đã sử dụng kỹ thuật phân chia
rủi ro đơn giản bằng cách tổ chức các đoàn thuyền vận chuyển hàng hóa và súc vật trên
dòng sông Dương Tử, trong đó hàng hóa của mỗi chủ hàng được chia nhỏ cho mỗi thuyền
chuyên chở và nếu chiếc nào bị chìm thì các thương gia cùng nhau gánh chịu.
Ở Babylone, vào khoảng năm 1700 trước Công nguyên và ở Athens (Hy Lạp) khoảng
năm 500 trước Công nguyên đã xuất hiện quan hệ tín dụng với lãi suất rất cao trong lĩnh
8
vực buôn bán, vận chuyển hàng hóa trên biển và qua sa mạc. Điều đặc biệt trong quan hệ tín
dụng này là nếu hàng hóa bị tổn thất thì người cho vay phải chịu rủi ro mất vốn và lãi. Tại
Rôme - Italia, hệ thống cho vay với điều kiện tương tự cũng đã ra đời, lãi suất có thể lên đến
50%. Thực chất đó đã là một sự kết hợp giữa hoạt động tín dụng với ý đồ bảo hiểm và do
đặc trưng bằng cơ chế lãi suất cao đi đôi với chấp nhận rủi ro nên được mệnh danh là "cho

vay mạo hiểm lớn". Lãi suất cao có thể hiểu như tiền thân của phí bảo hiểm.
Hoạt động cho vay mạo hiểm lớn tồn tại khá lâu và phố biến trên nhiều khu vực trên
thế giới. Tại Rôme - Italia, kéo dài đến tận thời kỳ Trung Cổ - thời kỳ thống trị của Nhà
thờ Thiên chúa giáo. “Cho vay mạo hiểm lớn” đã bị lạm dụng và vào năm 1234, Giáo
hoàng Grégoire IX đã ra sắc lệnh nghiêm cấm hoạt động cho vay nặng lãi. Vấn đề đặt ra
là cần phải tìm ra một phương thức bảo đảm cho các khoản tín dụng mà chủ nhà băng đã
cấp cho nhà buôn (con nợ có rủi ro cao) khi không còn sự bảo đảm bằng lãi suất "cắt cổ”.
Trước sự đòi hỏi đó, đã hình thành một hệ thống bảo đảm mới - bảo hiểm hàng hải: các
nhà buôn chấp nhận một khoản tiền ấn định trước, để nhận được đảm bảo giá trị tàu
thuyền và hàng hóa chuyên chở trong trường hợp tổn thất. Những thỏa thuận bảo hiểm
đầu tiên được gắn liền với hoạt động thương mại và vận chuyển hàng hóa bằng đường
biển đã ra đời vào khoảng giữa thế kỷ 14. Bút tích của bản hợp đồng bảo hiểm cổ xưa nhất
mà người ta tìm thấy được ký kết tại Genoa, Italia năm 1347, và cũng chính tại Genoa,
Italia năm 1424, công ty bảo hiểm hàng hải đầu tiên ra đời, đánh dấu sự phát triến của
ngành bảo hiểm và sự ra đời của hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Có thể đã có những bản
hợp đồng cổ hơn mà người ta không tìm thấy do chúng đã bị hủy ngay sau khi con tàu cập
bến - đồng nghĩa với việc thực hiện xong bảo đảm.
Sau bảo hiểm hàng hải, tiếp đến là sự ra đời của các loại bảo hiểm khác. Tại London,
ngày 2 tháng 9 năm 1666 hoả hoạn đã xảy ra và kéo dài trong nhiều ngày, thiêu cháy
khoảng 13.200 nóc nhà, trong đó 87 nhà thờ. Mức độ nghiêm trọng của thảm họa đó đã
khiến các nhà chức trách thành phố London mở văn phòng cháy đầu tiên vào năm 1667.
Năm 1684, công ty bảo hiểm cháy đầu tiên ra đời, lấy tên là Friendly Society Fire Office.
Công ty hoạt động trên nguyên tắc tương hỗ với hệ thống phí bảo hiểm cố định, người
được bảo hiểm phải chịu một phần thiệt hại xảy ra. Sau đó, nhiều công ty bảo hiểm cháy
khác tiếp tục ra đời ở nước Anh, như là: Amicable (1696); Sun (1710); Union (1714);
London (1714); Westminister (1717). Tại Pháp, Văn phòng bảo hiểm hỏa hoạn mang tên
"La Royal Incendie" do CLAVER thành lập năm 1786 tại Paris. Hợp đồng bảo hiểm nhân
thọ cổ xưa nhất được lưu giữ đến ngày nay đã được ký năm 1583 tại London và vào năm
1762, công ty bảo hiểm nhân thọ đầu tiên có tên là Equitable được thành lập tại nước Anh.
Hoạt động kinh doanh bảo hiểm phát triển mạnh mẽ nhất từ cuối thế kỷ XVII và đến

nay nó đã trở thành lĩnh vực kinh doanh đặc biệt và phổ biến ở tất cả các nền kinh tế trên
thế giới.
2.1.3. Phân loại bảo hiểm thương mại
Có nhiều tiêu thức khác nhau để phân loại bảo hiểm thương mại, tuỳ theo mục đích
và ý nghĩa nghiên cứu. Hiện nay, một số tiêu thức thường được sử dụng là: tính chất pháp
lý, kỹ thuật bảo hiểm, đối tượng bảo hiểm, luật kinh doanh bảo hiểm và lịch sử ra đời của
các nghiệp vụ bảo hiểm
2.1.3.1. Căn cứ vào tính chất pháp lý
Căn cứ vào tiêu thức này bảo hiểm thương mại được chia làm hai loại: bảo hiểm bắt
buộc và bảo hiểm tự nguyện.
Bảo hiểm tự nguyện
9
Là những loại bảo hiểm mà hợp đồng được giao kết dựa hoàn toàn trên sự cân nhắc
và nhận thức của bên mua bảo hiểm. Đây chính là tính chất vốn có của bảo hiểm thương
mại khi nó có vai trò như là một hoạt động dịch vụ cho sản xuất và sinh hoạt của con
người. Đại bộ phận các nghiệp vụ bảo hiểm thuộc loại bảo hiểm tự nguyện.
Bảo hiểm bắt buộc
Loại bảo hiểm này được pháp luật áp dụng khi đối tượng cần mua bảo hiểm không
chỉ cần thiết cho một số ít người mà là yêu cầu của toàn xã hội với mục đích bảo vệ lợi ích
cho cộng đồng và an toàn xã hội. Ví dụ: bảo hiểm hành khách, bảo hiểm trách nhiệm dân
sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba….Điểm đáng lưu ý là bắt buộc nhưng không
làm mất đi tính tự nguyện và bình đẳng trong quan hệ hợp đồng khi các bên được tự
nguyện lựa chọn đối tác và thoả thuận những vấn đề không phải tuân theo quy định thống
nhất của pháp luật. Ở Việt Nam hiện nay có các loại bảo hiểm bắt buộc sau:
Theo quy định tại khoản 2, điều 8, chương I, luật kinh doanh bảo hiểm CHXHCN
Việt Nam, bảo hiểm bắt buộc bao gồm:
a) Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, bảo hiểm trách nhiệm dân sự của
người vận chuyển hàng không đối với hành khách;
b) Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với hoạt động tư vấn pháp luật;
c) Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm;

d) Bảo hiểm cháy, nổ.
Theo luật hàng hải CHXHCN Việt nam (chương XVI, điều 23 ), bắt buộc về bảo
hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu biển đối với tàu biển chuyên dùng để vận chuyển
dầu mỏ, chế phẩm từ dầu mỏ hoặc hàng hoá nguy hiểm khác đối với ô nhiễm môi trường
khi hoạt động tại vùng nước các cảng biển và khu vực hàng hải khác của Việt Nam.
Trên thế giới, các loại bảo hiểm bắt buộc khá đa dạng tại một số nước, ví dụ: ở Pháp
có đến gần 100 loại bảo hiểm bắt buộc. Quan hệ thị trường bảo hiểm càng phát triển thì
các loại bảo hiểm bắt buộc dường như càng phong phú hơn. Điều đó tồn tại trong một lĩnh
vực kinh doanh có vẻ giống như một nghịch lý, song nghịch lý đó vẫn được chấp nhận vì
nhiều lý do. Lý do cơ bản nhất liên quan tới chức năng bảo vệ trật tự xã hội của các Nhà
nước. Nhằm bảo vệ lợi ích công cộng, an toàn chung, Nhà nước buộc phải sử dụng công
cụ luật pháp để can thiệp vào việc bảo hiểm cho một số đối tượng nếu như vấn đề đối
tượng đó có được bảo hiểm hay không sẽ can hệ đến lợi ích của nhiều thành viên xã hội,
ví dụ: trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba.
Thực tế ở nhiều nước, sự bắt buộc được áp dụng nhiều đối với loại bảo hiểm trách
nhiệm dân sự. Những nghề nghiệp như là: tư vấn pháp luật, kiểm toán, môi giới chứng
khoán, cung cấp dịch vụ y tế, thiết kế xây dựng ,với yêu cầu chuyên môn cao và kỹ năng
phức tạp nên vẫn tiềm ẩn khả năng xảy ra sai sót, gây tổn hại lớn cho người sử dụng dịch
vụ. Trong trường hợp này, bảo hiểm bắt buộc là xuất phát từ mục đích bảo đảm nguồn tài
chính để người cung cấp dịch vụ thực hiện nghĩa vụ bồi thường đối với khách hàng nếu
chẳng may rủi ro phát sinh
Trên cơ sở quy định phân loại bảo hiểm bắt buộc hoặc tự nguyện, mỗi doanh nghiệp
bảo hiểm có những biện pháp thích hợp để tổ chức hệ thống phân phối sản phẩm, khai
thác dịch vụ bảo hiểm. Tuyệt nhiên, các doanh nghiệp bảo hiểm không được lợi dụng
bằng cách giải thích sai lệch tính chất bắt buộc trong giao kết hợp đồng bảo hiểm. Cần
nhấn mạnh rằng bảo hiểm bắt buộc không trao bất kỳ đặc quyền nào cho doanh nghiệp
bảo hiểm. Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm chỉ có thể có được bằng việc
10
hoàn thiện sản phẩm bảo hiểm, cung cấp dịch vụ có chất lượng cho khách hàng ngay cả
khi đó là loại bảo hiểm bắt buộc.

2.1.3.2. Căn cứ vào kỹ thuật bảo hiểm
Theo cách phân loại này các loại hình bảo hiểm được chia làm hai loại: loại dựa trên
kỹ thuật phân bổ và loại dựa trên kỹ thuật dồn tích vốn.
Các loại bảo hiểm dựa trên kỹ thuật phân bổ
Là các loại bảo hiểm đảm bảo cho các rủi ro có tính chất ổn định theo thời gian và
thường độc lập với tuổi thọ con người. Hợp đồng loại này thường là ngắn hạn (nhỏ hơn
hoặc bằng một năm). Như vậy, thời hạn của các hợp đồng bảo hiểm có thể sẽ nằm gọn
trong 1 năm tài chính hoặc kéo dài qua 2 năm tài chính liên tiếp của doanh nghiệp bảo
hiểm. Phí bảo hiểm được nộp một lần toàn bộ khi giao kết hợp đồng bảo hiểm hoặc được
chia ra nộp trong vài ba kỳ.
Kỹ thuật phân bổ đòi hỏi việc xác định kết quả kinh doanh của từng năm tài chính vào
thời điểm khoá sổ niên độ kế toán (31/12) phải tính đến các dự phòng nghiệp vụ đặc trưng
của kỹ thuật phân chia, đó là: dự phòng phí và dự phòng bồi thường.
- Việc trích lập dự phòng phí xuất phát từ sự so lệch giữa thời hạn của các hợp đồng
bảo hiểm và năm tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm. Hợp đồng bảo hiểm vẫn được ký
kết liên tục trong nhiều thời điểm trong năm. Không ít hợp đồng bảo hiểm có thời hạn kéo
dài sang năm tài chính tiếp theo. Vì thế khi khoá sổ niên độ kế toán, phải trích một phần
phí bảo hiểm đã thu để lại, nhằm thực hiện cam kết bồi thường (hoặc trả tiền bảo hiểm)
cho trường hợp sự kiện bảo hiểm xảy ra trong thời hạn hiệu lực còn lại của hợp đồng bảo
hiểm. Việc trích lập dự phòng phí được minh hoạ trong sơ đồ 2.1
Thời hạn bảo hiểm
Sơ đồ 2.1: minh hoạ việc trích lập dự phòng phí bảo hiểm
Phí đã thu của các hợp đồng bảo hiểm có thời hạn không trùng với năm tài chính của
doanh nghiệp bảo hiểm ( kéo dài từ 1/1 đến 31/12 ) sẽ được dành lại một phần theo cho
năm sau. Trường hợp trong sơ đồ trên, khoản phí bảo hiểm thu được trong năm n phải để lại
cho năm sau (năm n +1) là 1/2 phí bảo hiểm (đã trừ đi chi phí ký kết hợp đồng bảo hiểm)
Dự phòng bồi thường. Thực tế, vì nhiều lý do nên vẫn có những sự kiện bảo hiểm đã
xảy ra trong năm nhưng cho đến 31/12 (thời điểm khoá sổ niên độ kế toán năm tài chính
của doanh nghiệp bảo hiểm) vẫn chưa được giải quyết thanh toán bồi thường (hoặc trả
tiền bảo hiểm). Có những nghiệp vụ bảo hiểm mà trách nhiệm thanh toán bồi thường vẫn

còn đeo đẳng doanh nghiệp bảo hiểm nhiều năm sau thời điểm kết thúc thời hạn bảo hiểm,
như là bảo hiểm trách nhiệm dân sự, bảo hiểm cho rủi ro bệnh tật Dự phòng bồi thường
được trích lập từ phí bảo hiểm nhằm thanh toán cho những vụ tổn thất, khiếu nại còn tồn
đọng, cụ thể là các dạng: tổn thất xảy ra chưa được thông báo; tổn thất đã được khai báo
nhưng chưa xác định được trách nhiệm bồi thường.
Dự phòng nghiệp vụ được tính cho từng nghiệp vụ bảo hiểm và như vậy, phần phí
bảo hiểm phân bổ cho một năm tài chính sẽ bằng phí bảo hiểm thu được trong năm của
nghiệp vụ xác định cộng hoàn nhập dự phòng nghiệp vụ đầu kỳ (số trích lập dự phòng
cuối kỳ của năm tài chính trước) trừ đi số trích lập dự phòng cuối kỳ của năm.
11
1/7/n
31/12/n
1/7/n+1
Phí bảo hiểm
Các loại bảo hiểm dựa trên kỹ thuật dồn tích vốn
Là các loại bảo hiểm đảm bảo cho các rủi ro có tính chất thay đổi theo thời gian và
đối tượng, thường gắn liền với tuổi thọ của con người (nên gọi là bảo hiểm nhân thọ). Các
hợp đồng loại này thường là trung và dài hạn (5năm, 10 năm, 20 năm, trọn đời…)
Cũng dựa trên kỹ thuật, có thể phân loại bảo hiểm theo cách thức trả tiền, theo đó
các loại hình bảo hiểm được chia làm hai loại
- Các loại bảo hiểm có tiền trả theo nguyên tắc bồi thường: theo nguyên tắc này, số
tiền mà người bảo hiểm trả cho người được bảo hiểm hoặc người được hưởng quyền lợi
bảo hiểm không bao giờ lớn hơn giá trị thiệt hại thực tế mà họ phải gánh chịu. Các loại
bảo hiểm này gồm có: bảo hiểm tài sản và bảo hiểm trách nhiệm dân sự (gọi chung là bảo
hiểm thiệt hại)
- Các loại bảo hiểm có tiền bảo hiểm trả theo nguyên tắc khoán: người được bảo
hiểm hoặc người được hưởng quyền lợi bảo hiểm sẽ được nhận số tiền khoán theo đúng
mức mà họ đã thoả thuận trước trên hợp đồng bảo hiểm với người bảo hiểm tuỳ thuộc và
phù hợp với nhu cầu cũng như khả năng đóng phí. Đây chính là các loại bảo hiểm nhân
thọ và một số trường hợp của bảo hiểm tai nạn, bệnh tật.

2.1.3.3. Căn cứ vào đối tượng bảo hiểm
Theo tiêu thức này, các loại bảo hiểm được xếp vào 3 nhóm: bảo hiểm tài sản, bảo
hiểm trách nhiệm dân sự và bảo hiểm con người.
Bảo hiểm tài sản
Bao gồm những nghiệp vụ bảo hiểm có đối tượng bảo hiểm là các tài sản và những
lợi ích liên quan. Sau đây là những loại bảo hiểm tài sản thông dụng nhất:
. Bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu; bảo hiểm hàng hoá vận chuyển trong nước
. Bảo hiểm thân tàu biển; bảo hiểm thân tàu, thuyền khác
. Bảo hiểm thân máy bay và bảo hiểm tổn thất hệ quả
. Bảo hiểm thiệt hại vật chất xe cơ giới
. Bảo hiểm công trình xây dựng, lắp đặt
. Bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt
. Bảo hiểm máy móc thiết bị; bảo hiểm máy móc thiết bị điện tử
. Bảo hiểm gián đoạn kinh doanh
. Bảo hiểm vật nuôi, cây trồng
. Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu
. Bảo hiểm tiền; bảo hiểm trộm cắp
. Bảo hiểm công trình ngoài khơi, giàn khoan, đường ống trong thăm dò và khai
thác dầu khí
Bảo hiểm trách nhiệm dân sự
Bao gồm những nghiệp vụ bảo hiểm có đối tượng bảo hiểm là trách nhiệm bồi
thường của người được bảo hiểm phát sinh theo quy định về trách nhiệm dân sự của pháp
luật. Phổ biến nhất là những loại bảo hiểm trách nhiệm dân sự sau:
. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu biển; bảo hiểm trách nhiệm dân sự của
chủ tàu, thuyền khác
12
. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của người vận chuyển hàng không; bảo hiểm trách
nhiệm dân sự của người khai thác máy bay
. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới
. Bảo hiểm trách nhiệm của chủ sử dụng lao động

. Bảo hiểm trách nhiệm sản phẩm
. Bảo hiểm trách nhiệm đối với người thứ ba trong xây dựng, lắp dặt
. Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp trong hoạt động tư vấn đầu tư, xây dựng
. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ vật nuôi
. Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với một số nghề nghiệp đặc biệt như là: môi giới
bảo hiểm; môi giới chứng khoán; tư vấn pháp luật; tư vấn tài chính, kiểm toán; nghề y
Bảo hiểm con người
Bao gồm những nghiệp vụ bảo hiểm có đối tượng bảo hiểm là tính mạng, sức khoẻ,
khả năng lao động và tuổi thọ con người. Bảo hiểm con người được chia thành bảo hiểm
nhân thọ và bảo hiểm con người phi nhân thọ.
Bảo hiểm nhân thọ có các loại cơ bản sau:
. Bảo hiểm cho sự kiện tử vong của người được bảo hiểm
. Bảo hiểm cho sư kiện còn sống của người được bảo hiểm
. Bảo hiểm nhân thọ hỗn hợp
. Bảo hiểm nhân thọ liên kết đầu tư
Bảo hiểm con người phi nhân thọ có các dạng chính sau:
. Bảo hiểm tai nạn (tai nạn cá nhân; tai nạn hành khách; tai nạn thuyền viên; tai nạn
lái xe, phụ xe và người ngồi trên xe cơ giới; tai nạn nhân viên tổ bay; tai nạn người đi du
lịch; tai nạn thân thể học sinh )
. Bảo hiểm sức khoẻ ( bảo hiểm cho rủi ro bệnh tật, ốm đau)
. Bảo hiểm sinh mạng
. Bảo hiểm kết hợp (bảo hiểm cho nhiều loại rủi ro: tai nạn, bệnh tật, tử vong trong
một hợp đồng bảo hiểm)
Phân loại theo đối tượng bảo hiểm được sử dụng rộng rãi và rất có ý nghĩa thực tiễn.
Mỗi loại đối tượng bảo hiểm có những đặc tính riêng và vì thế cần có những nguyên tắc,
phương pháp, biện pháp tương thích trong kỹ thuật nghiệp vụ bảo hiểm
2.1.3.4. Căn cứ theo luật kinh doanh bảo hiểm
Theo Điều 7, chương I, luật kinh doanh bảo hiểm CHXHCN Việt Nam, bảo hiểm
thương mại được chia làm hai loại: bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm phi nhân thọ
Bảo hiểm nhân thọ bao gồm:

a) Bảo hiểm trọn đời;
b) Bảo hiểm sinh kỳ;
c) Bảo hiểm tử kỳ;
d) Bảo hiểm hỗn hợp;
13
đ) Bảo hiểm trả tiền định kỳ;
e) Các nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ khác do Chính phủ quy định (bảo hiểm liên kết
đầu tư…).
Bảo hiểm phi nhân thọ bao gồm:
a) Bảo hiểm sức khoẻ và bảo hiểm tai nạn con người;
b) Bảo hiểm tài sản và bảo hiểm thiệt hại;
c) Bảo hiểm hàng hoá vận chuyển đường bộ, đường biển, đường sông, đường sắt và
đường không;
d) Bảo hiểm hàng không;
đ) Bảo hiểm xe cơ giới;
e) Bảo hiểm cháy, nổ;
g) Bảo hiểm thân tầu và trách nhiệm dân sự của chủ tầu;
h) Bảo hiểm trách nhiệm chung;
i) Bảo hiểm tín dụng và rủi ro tài chính;
k) Bảo hiểm thiệt hại kinh doanh;
l) Bảo hiểm nông nghiệp;
m) Các nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ khác do Chính phủ quy định.
Căn cứ vào lịch sử ra đời của các nghiệp vụ bảo hiểm
Trong thực tế, có thể phân loại bảo hiểm thương mại để quản lý theo cơ sở lịch sử ra
đời của các nghiệp vụ bảo hiểm. Ví dụ: bảo hiểm hàng hải được coi là ra đời sớm nhất và
là nghiệp vụ bảo hiểm truyền thống của các công ty bảo hiểm. Vì vậy thời kỳ đầu, các
công ty bảo hiểm thường phân loại bảo hiểm thương mại thành bảo hiểm hàng hải (bảo
hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu, bảo hiểm thân tàu và hội bảo hiểm P&I-hội bảo trợ và bồi
thường) và bảo hiểm phi hàng hải (tất cả các nghiệp vụ còn lại). Sau này, với sự phát triển
của bảo hiểm thương mại, nhiều nghiệp vụ bảo hiểm mới ra đời như bảo hiểm cháy, bảo

hiểm con người, bảo hiểm xây dựng….và đặc biệt là sự ra đời của bảo hiểm nhân thọ với
kỹ thuật bảo hiểm riêng, bảo hiểm thương mại được chia thành hai nhóm lớn: bảo hiểm
nhân thọ và bảo hiểm phi nhân thọ. Hiện nay có những công ty chuyên kinh doanh bảo
hiểm nhân thọ hoặc phi nhân thọ hoặc nếu kinh doanh cả hai loại hình thì phải tổ chức
hạch toán riêng biệt.
2.1.4. Các nguyên tắc hoạt động của bảo hiểm thương mại
2.1.4.1. Nguyên tắc số đông
Về bản chất, hoạt động bảo hiểm thương mại là nhận một khoản tiền mà người ta gọi
là phí bảo hiểm để rồi có khả năng sẽ phải trả cho bên đã đóng góp khoản tiền phí đó một số
tiền (bồi thường, chi trả) lớn hơn gấp nhiều lần. Để làm được điều này hoạt động bảo hiểm
thương mại phải dựa trên nguyên tắc số đông. Đây là nguyên tắc xuyên suốt, không thể
thiếu được trong bất kỳ một nghiệp bảo hiểm thương mại nào, theo đó hậu quả của rủi ro
xảy ra đối với một hoặc một số ít người sẽ được bù đắp bởi số tiền gom được từ rất nhiều
người có cùng khả năng gặp rủi ro như nhau.
Thông qua việc huy động đủ số phí cần thiết để giải quyết chi bồi thường cho các tổn
thất có thể xảy ra trong cộng đồng những người tham gia bảo hiểm, người bảo hiểm đã thực
hiện việc bù trừ rủi ro theo quy luật thống kê số lớn. Nguyên tắc số đông bù số ít cho biết
14
rằng càng nhiều người tham gia bảo hiểm thì quỹ bảo hiểm tích tụ càng lớn và việc chi trả
trở nên dễ dàng hơn, rủi ro được chia sẻ cho nhiều người hơn. Thông thường, một nghiệp
vụ bảo hiểm chỉ có thể triển khai được khi có nhiều nhu cầu về cùng một loại bảo đảm đó.
2.1.4.2. Nguyên tắc lựa chọn rủi ro
Hoạt động bảo hiểm thương mại cung cấp các dịch vụ bảo hiểm cho những cá nhân
và tổ chức có nhu cầu. Tuy nhiên, không phải trong mọi trường hợp, người bảo hiểm đều
chấp nhận các yêu cầu bảo đảm. Hiếm có nhà kinh doanh bảo hiểm nào lại dại dột hứa sẽ
bồi thường cho ông chủ một ngôi nhà trong trường hợp có cháy xảy ra khi ngôi nhà đó
chứa đầy hoá chất, không hề trang bị phòng cháy chữa cháy, và nằm ngay cạnh một
xưởng rèn.
Nguyên tắc lựa chọn rủi ro là một nguyên tắc không thể thiếu được trong kinh doanh
bảo hiểm. Theo nguyên tắc này, các rủi ro đã xảy ra, chắc chắn hoặc gần như chắc chắn sẽ

xảy ra thì sẽ bị từ chối bảo hiểm. Ví dụ: hao mòn tự nhiên của vật chất, xe vi phạm luật
giao thông…Nói cách khác, những rủi ro có thể được bảo hiểm phải là những rủi ro bất
ngờ, không lường trước được
Để bảo đảm cho nguyên tắc này, trong đơn bảo hiểm luôn có các loại rủi ro loại trừ
tuỳ thuộc vào từng nghiệp vụ bảo hiểm khác nhau; còn với các loại rủi ro được bảo hiểm lại
được xem xét để phân loại, xắp xếp theo từng mức độ khác nhau (nếu cần thiết) và áp dụng
các mức phí thích hợp. Đối với rủi ro có xác suất xảy ra lớn hơn thì mức phí phải nộp lớn
hơn. Chẳng hạn, cùng là người ở một độ tuổi tham gia bảo hiểm nhân thọ nhưng những
người bị bệnh tim phải đóng mức phí khác với những người khoẻ mạnh bình thường. Chính
vì vậy, một yêu cầu đối với người tham gia bảo hiểm là phải trung thực tuyệt đối khi khai
báo rủi ro để bên bảo hiểm có thể xác định được chính xác rằng rủi ro đó có thể chấp nhận
bảo hiểm hay không, nếu có thì với mức phí như thế nào
Nguyên tắc lựa chọn rủi ro nhằm tránh cho người bảo hiểm phải bồi thường cho
những tổn thất thấy trước mà nhiều trường hợp như vậy chắc chắn sẽ dẫn đến phá sản,
đồng thời cũng giúp cho các công ty bảo hiểm có thể tính được các mức phí chính xác,
lập nên được một quỹ bảo hiểm đầy đủ để đảm bảo cho công tác bồi thường. Không chỉ
đảm bảo cho quyền lợi của phía người bảo hiểm mà ngay chính những người tham gia
bảo hiểm cũng thấy công bằng hơn trong trường hợp có những rủi ro không thuần nhất
(xác suất không bằng nhau) khi nguyên tắc này được áp dụng.
2.1.4.3. Nguyên tắc trung thực tuyệt đối
Nguyên tắc này được thể hiện ngay từ khi người bảo hiểm nghiên cứu để soạn thảo
một hợp đồng bảo hiểm đến khi phát hành khai thác bảo hiểm và thực hiện giao dịch kinh
doanh với khách hàng (người tham gia bảo hiểm)
Trước hết, nguyên tắc trung thực tuyệt đối đòi hỏi người bảo hiểm phải có trách
nhiệm cân nhắc các điều khoản để soạn thảo hợp đồng bảo đảm cho quyền lợi của hai
bên. Sản phẩm cung cấp của nhà bảo hiểm là sản phẩm dịch vụ nên khi mua người tham
gia bảo hiểm không thể nắm nó trong tay như các sản phẩm vật chất khác để đánh giá
chất lượng và giá cả…mà chỉ có thể được một hợp đồng hứa sẽ đảm bảo. Chất lượng
của sản phẩm bảo hiểm có bảo đảm hay không, giá cả (phí bảo hiểm) có hợp lý hay
không, quyền lợi của người được bảo hiểm có được đảm bảo đầy đủ, công bằng hay

không…đều chủ yếu dựa vào sự trung thực của phía bên bảo hiểm.
Đồng thời, nguyên tắc này cũng đặt ra một yêu cầu với người tham gia bảo hiểm là
phải khai báo rủi ro một cách trung thực khi tham gia bảo hiểm để giúp cho người bảo
hiểm xác định mức phí phù hợp với rủi ro mà họ đảm nhận. Thêm vào đó, các hành vi
15
Rủi ro được bảo hiểm
(Người được bảo hiểm)
Người bảo hiểm A (25%)
Người bảo hiểm B (25%)
Người bảo hiểm C (25%)
Người bảo hiểm D (25%)
gian lận nhằm trục lợi bảo hiểm khi thông báo, khai báo các thiệt hại để đòi bồi thường
(khai báo lớn hơn thiệt hại thực tế, sửa chữa ngày tháng của hợp đồng bảo hiểm…) sẽ bị
xử lý theo pháp luật.
2.1.4.4. Nguyên tắc phân chia, phân tán rủi ro
Phân tán rủi ro
Ví dụ: Người bảo hiểm không thể đảm bảo cho tất cả các nông dân trong cùng một
vùng chống rủi ro lũ lụt, không thể khai thác bảo hiểm cháy cho một số lượng lớn đối
tượng bảo hiểm có vị trí tập trung tại một thành phố đông đúc nào đó…Đó chính là hoạt
động phân tán rủi ro của doanh nghiệp bảo hiểm.
Phân tán rủi ro được thể hiện ở hai mặt: không gian và thời gian, mặt khác, sự phân
tán còn được là phân tán về mặt giá trị. Sự phân tán về không gian cho phép doanh
nghiệp bảo hiểm thực hiện được việc bù trừ rủi ro giữa vùng bị tổn thất với những vùng
khác. Đa dạng hoá sản phẩm bảo hiểm - một giải pháp chiến lược mà doanh nghiệp bảo
hiểm vẫn quan tâm hàng đầu một phần cũng vì mục tiêu phân tán rủi ro.
Phân chia rủi ro
Là người nhận rủi ro được chuyển từ người tham gia bảo hiểm, nhà bảo hiểm lúc này
sẽ là người phải đối mặt với những tổn thất lớn nếu rủi ro xảy ra. Mặc dù quỹ bảo hiểm là
một quỹ tài chính lớn, được lập ra bởi sự đóng góp của nhiều người theo nguyên tắc số
đông và như vậy, với tư cách là người huy động và quản lý quỹ, các công ty bảo hiểm có

khả năng thực hiện các nhiệm vụ chi trả bảo hiểm. Nhưng trên thực tế, không phải lúc nào
công ty bảo hiểm cũng luôn đảm bảo được khả năng này. Điều này có thể thấy rõ nhất với
những trường hợp quỹ bảo hiểm huy động được còn chưa nhiều (công ty bảo hiểm mới
thành lập hoặc công ty bảo hiểm có quy mô nhỏ) trong khi đó giá trị bảo hiểm lại rất lớn
hoặc những trường hợp có rủi ro liên tiếp xảy ra gây tổn thất lớn.
Một kinh nghiệm của các nhà kinh doanh bảo hiểm thương mại là không nhận những
đối tượng bảo hiểm có giá trị quá lớn, vượt quá khả năng tài chính của công ty nếu rủi ro
tổn thất xảy ra. Tuy nhiên, để tránh được điều tối kỵ là phải từ chối hợp bảo hiểm đồng
thời vẫn đảm bảo được hoạt động kinh doanh, các công ty bảo hiểm thực hiện nguyên tắc
phân chia rủi ro. Có hai phương thức phân chia rủi ro là đồng bảo hiểm và tái bảo hiểm.
a) Đồng bảo hiểm
Đồng bảo hiểm là sự phân chia theo tỷ lệ đối với cùng một rủi ro giữa nhiều người
bảo hiểm với nhau theo sơ đồ 2.2.
Sơ đồ 2.2: Mối quan hệ trong đồng bảo hiểm
Như vậy mỗi nhà bảo hiểm chỉ chấp nhận một phần trăm nào đó của rủi ro, đổi lại cũng
chỉ nhận một tỷ lệ tương ứng về phí và cũng phải chi trả một tỷ lệ bồi thường như thế.
16
Tỷ lệ phần trăm rủi ro được chấp nhận bởi mỗi nhà đồng bảo hiểm tuỳ thuộc vào các
đặc điểm được xác định trước. Nó bị chi phối bởi khả năng tài chính của mỗi người đồng
bảo hiểm. Vì thế mỗi người đồng bảo hiểm phải xác định cho mình một “mức chấp nhận”
hay còn gọi là “mức ký kết”. Mức chấp nhận là số tiền tối đa mà một nhà bảo hiểm có thể
chấp nhận đảm bảo đối với một rủi ro nhất định.
Về mặt pháp lý, người tham gia bảo hiểm phải biết tất cả các nhà đồng bảo hiểm.
Khi có tổn thất xảy ra, anh ta phải thực hiện việc khiếu nại đòi bồi thường đối với mỗi
người bảo hiểm nói trên. mỗi người bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm cho phần của mình và
không phải chịu trách nhiệm cho nhau. Như vậy, đồng bảo hiểm có thể coi là một rủi ro
được bảo hiểm bởi nhiều hợp đồng dưới giá trị.
Tuy nhiên, trên thực tế, nếu đồng bảo hiểm được thể hiện bằng hàng loạt hợp đồng
riêng lẻ thì rất bất lợi cho người được bảo hiểm. Do đó, chỉ có một hợp đồng duy nhất
được thiết lập mang tên tất cả các nhà đồng bảo hiểm và các phần rủi ro mà họ chấp nhận

đảm bảo. Bản hợp đồng này sẽ do một trong các nhà đồng bảo hiểm đứng ra đại diện,
quản lý trong mối quan hệ với khách hàng. Người này được gọi là người bảo hiểm chủ trì
hay tổ chức chủ trì.
Ví dụ:
Một công trình xây dựng được bảo hiểm có giá trị 2.000.000 USD. Có 3 tổ chức
tham gia đồng bảo hiểm. Khả năng của các tổ chức như sau:
- Tổ chức A chủ trì có mức nhận tối đa là 1.000.000 USD
- Tổ chức B có mức nhận tối đa là 800.000 USD
- Tổ chức C có mức nhận tối đa là 200.000 USD
Phí bảo hiểm (phí gộp hay phí thương mại) là 8.000 USD.
Yêu cầu: Hãy phân chia phí bảo hiểm và bồi thường tổn thất giữa các tổ chức A, B,
C trong 2 trường hợp sau:
i) Xảy ra sự cố tổn thất bộ phận = 25% giá trị bảo hiểm .
ii) Xảy ra tổn thất toàn bộ 100% giá trị bảo hiểm
b) Tái bảo hiểm
Tái bảo hiểm là một nghiệp vụ qua đó một tổ chức bảo hiểm chuyển cho một tổ chức
bảo hiểm khác một phần rủi ro mà anh ta đã chấp nhận đảm bảo trên cơ sở nhượng lại cho
người đó một phần phí bảo hiểm. Hay nói một cách chung và dễ hiểu nhất là: “tái bảo
hiểm là bảo hiểm lại cho nhà bảo hiểm”
Hợp đồng bảo hiểm giữa người được bảo hiểm với người bảo hiểm trực tiếp được
gọi là hợp đồng bảo hiểm gốc. Hợp đồng bảo hiểm giữa người bảo hiểm chuyển nhượng
dịch vụ bảo hiểm với những người bảo hiểm khác gọi là hợp đồng tái bảo hiểm. Người
bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm gốc trở thành người nhượng tái bảo hiểm, người bảo
hiểm nhận lại một phần rủi ro của người nhượng tái bảo hiểm gọi là người nhận tái bảo
hiểm. Người nhận tái bảo hiểm có thể là một doanh nghiệp bảo hiểm được phép kinh
doanh cả bảo hiểm gốc lẫn tái bảo hiểm hoặc là doanh ngiệp chuyên kinh doanh tái bảo
hiểm. Sau khi nhận tái bảo hiểm, người nhận tái có thể nhượng tái bảo hiểm cho những
người nhận tái bảo hiểm khác, hoạt động nhượng tái có thể tiếp tục nhiều lần
(Retrocession) với sự liên kết của các doanh nghiệp bảo hiểm trên phạm vi quốc tế.
Tổng Công ty Cổ phần Tái bảo hiểm Quốc gia Việt Nam – Vinare là doanh nghiệp

chuyên kinh doanh tái bảo hiểm.
17
Hợp đồng bảo hiểm
Người được bảo hiểm Người bảo hiểm gốc A
(người nhượng tái bảo hiểm)
Hợp đồng tái bảo hiểm
Hợp đồng tái bảo hiểm
Người bảo hiểm B
(Người nhận tái bảo hiểm)
Người bảo hiểm C
(Người nhận chuyển nhượng
tái bảo hiểm)
Mối quan hệ trong tái bảo hiểm thể hiện trong sơ đồ 2.3.
Sơ đồ 2.3: Mối quan hệ trong tái bảo hiểm
Ví dụ: Tổ chức bảo hiểm X trong năm nghiệp vụ đã phát sinh các hợp đồng gốc với
số tiền bảo hiểm, phí bảo hiểm gốc và thiệt hại phải bồi thường như sau:
Hợp đồng gốc
Số tiền bảo hiểm
(USD)
Phí bảo hiểm gốc (USD) Thiệt hại (USD)
1 10.000.000 15.000 8.000.000
2 7.000.000 10.500 -
3 8.000.000 12.000 4.000.000
Phân chia trách nhiệm số tiền bảo hiểm, phân chia phí bảo hiểm và số tiền bồi
thường sẽ tuân theo các tỷ lệ 35% và 65% đã thoả thuận trong hợp đồng tái bảo hiểm.
Yêu cầu: Phân chia trách nhiệm về số tiền bảo hiểm, phí bảo hiểm và số tiền bồi
thường giữa người nhượng tái và người nhận tái trong trường hợp trên.
Về phương diện pháp lý, trong tái bảo hiểm, người được bảo hiểm chỉ cần biết nhà
bảo hiểm gốc ban đầu và là người duy nhất chịu trách nhiệm đảm bảo rủi ro của mình chứ
người được bảo hiểm không cần biết đến người nhận tái bảo hiểm.

Trong thời kỳ đầu, các hợp đồng tái bảo hiểm thường ký kết dưới dạng tạm thời
(facultative) cho từng dịch vụ đơn lẻ. Sau này, bên cạnh hợp đồng tái bảo hiểm tự nguyện
xuất hiện hợp đồng tái bảo hiểm mở (open cover) và rất phổ biến là hợp đồng tái bảo hiểm
cố định (treaty). Với nhiều phương pháp tái bảo hiểm, nhiều dạng hợp đồng tái bảo hiểm,
hoạt động tái bảo hiểm tạo nên sự gắn kết và phụ thuộc lẫn nhau giữa các thị trường bảo
hiểm các quốc gia trên thế giới và phạm vi chuyển giao rủi ro đã trở thành không biên
giới cho mục tiêu phân chia rủi ro của doanh nghiệp bảo hiểm.
Việc sử dụng đồng bảo hiểm hay tái bảo hiểm là tuỳ thuộc phần lớn vào các đặc tính
của rủi ro, đối tượng bảo hiểm và không ít các trường hợp kết hợp cả đồng bảo hiểm , tái
bảo hiểm , đồng- tái bảo hiểm sẽ là phương án tối ưu cho việc chuyển giao rủi ro. Sơ đồ
2.4 minh hoạ khái quát sự kết hợp đó :
Sơ đồ 2.4: sự kết hợp trong đồng – tái bảo hiểm
18
Đồng tái
bảo hiểm
Rủi ro được bảo hiểm
(người được bảo hiểm)
Người bảo hiểm B
Người bảo hiểm C
(Người nhận tái bảo hiểm)
Người bảo hiểm D
(Người nhận tái bảo
hiểm)
Người bảo hiểm E
(Người nhận tái bảo
hiểm)
Người bảo hiểm A
Đồng bảo
hiểm
Tái bảo

hiểm




Có một nghịch lý là: nghề bảo hiểm bán sự an toàn và vì thế lại tiềm ẩn không ít rủi ro
nguy hiểm. Các phương pháp phân chia, phân tán rủi ro là sự cụ thể hóa phương châm
"không để mọi quả trứng vào trong một giỏ" mà người bảo hiểm cần phải sử dụng để giảm
thiểu hậu quả bất lợi của những rủi ro đặc thù trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm.
Ngoài các nguyên tắc cơ bản trên, mỗi loại hình bảo hiểm thương mại sẽ có thêm các
nguyên tắc khác phù hợp với đặc điểm của từng loại. Ví dụ trong bảo hiểm tài sản có
nguyên tắc bồi thường nhưng trong bảo hiểm con người lại có nguyên tắc khoán.
2.2. HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM THƯƠNG MẠI
2.2.1. Khái niệm
Hợp đồng bảo hiểm quốc tế đầu tiên được ghi nhận trong lịch sử ngành bảo hiểm là
hợp đồng bảo hiểm hàng hải vào ngày 23/10/1347 tại Genoa, Italia. Từ thời điểm đó đến
nay, luật thương mại quốc tế và luật bảo hiểm của từng nước đã ban hành những quy định
riêng áp dụng cho hợp đồng bảo hiểm
Chiếu theo khoản 1, điều 12, mục 1, chương II, luật kinh doanh bảo hiểm CHXHCN
Việt Nam: “Hợp đồng bảo hiểm là sự thoả thuận giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp
bảo hiểm, theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm
phải trả tiền bảo hiểm cho người được hưởng quyền lợi bảo hiểm hoặc bồi thường cho
người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm”
Về hình thức, luật pháp các quốc gia đòi hỏi mọi hợp đồng bảo hiểm phải thể hiện
dưới dạng văn bản (không phải bằng miệng) giữa hai bên: bên bảo hiểm và bên mua bảo
hiểm. Ngay cả khi giao dịch bằng thương mại điện tử doanh nghiệp bảo hiểm vẫn phải
soạn thảo, theo dõi và lưu trữ một lượng lớn tài liệu liên quan đến hợp đồng bảo hiểm.
Các hợp đồng bảo hiểm có thể được ký kết một cách trực tiếp giữa người tham gia
bảo hiểm và người bảo hiểm hoặc ký kết gián tiếp thông qua môi giới, đại lý.
2.2.2. Chủ thể và khách thể của hợp đồng bảo hiểm

2.2.2.1. Chủ thể của hợp đồng bảo hiểm
Trước hết là các bên trong hợp đồng bảo hiểm: Bên bảo hiểm (doanh nghiệp bảo
hiểm) và bên được bảo hiểm (gồm có: người mua bảo hiểm (người tham gia bảo hiểm),
người được bảo hiểm và người được hưởng quyền lợi bảo hiểm).
- Doanh nghiệp bảo hiểm (thường được gọi là người bảo hiểm): là người cam kết
trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường khi có các sự kiện bảo hiểm xảy ra. Đổi lại, doanh
19
nghiệp sẽ nhận được khoản phí bảo hiểm. Sự kiện bảo hiểm là sự kiện khách quan do
các bên thoả thuận hoặc pháp luật quy định. Chẳng hạn, trong hợp đồng bảo hiểm nhân
thọ hỗn hợp, khi các sự kiện xảy ra như: người được bảo hiểm bị chết hoặc thương tật
toàn bộ vĩnh viễn, hay hết hạn hợp đồng bảo hiểm người bảo hiểm vẫn còn sống thì
doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ trả tiền cho người thụ hưởng.
- Người mua bảo hiểm: chính là người đứng ra giao kết hợp đồng và có nghĩa vụ
phải trả phí bảo hiểm
- Người được bảo hiểm: là người có tính mạng hoặc tài sản, trách nhiệm dân sự bị đe
doạ bởi rủi ro và được bảo đảm bởi nhà bảo hiểm.
- Người được hưởng quyền lợi bảo hiểm: là người hưởng tiền bảo hiểm trả hay bồi
thường trong trường hợp có sự kiện bảo hiểm xảy ra. Thông thường, người được hưởng
quyền lợi bảo hiểm là người được bảo hiểm nhưng trong một số trường hợp người được
hưởng quyền lợi bảo hiểm lại là người khác. Phức tạp nhất là khi có sự khác nhau giữa
người tham gia bảo hiểm, người được bảo hiểm và người được hưởng quyền lợi bảo hiểm
trong hợp đồng bảo hiểm con người, đặc biệt là bảo hiểm cho sự cố chết của người được
bảo hiểm. Vấn đề ai là người được nhận tiền trả bảo hiểm trước hết được xác định cụ thể
bằng việc chỉ định người được hưởng quyền lợi bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm bởi
người tham gia bảo hiểm; sau đó là theo thoả thuận khác của hợp đồng bảo hiểm (ví dụ:
trong phần quy định chung cho các sản phẩm của AIA Việt Nam có quy định: “ nếu bất
kỳ người được hưởng quyền lợi bảo hiểm nào chết trước người được bảo hiểm, phần
quyền lợi bảo hiểm của người đó sẽ được trả cho chủ hợp đồng hoặc người thừa kế hợp
pháp của chủ hợp đồng” ) hoặc theo quy định chung của pháp luật liên quan.
Cũng cần nói đến trường hợp các nạn nhân (người thứ ba) trong sự kiện bảo hiểm

của hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự. Một vài loại bảo hiểm trách nhiệm dân sự,
luật pháp có quy định yêu cầu người bảo hiểm bồi thường trực tiếp cho người thứ ba. Vì
vậy, cũng có thể coi những người thứ ba đó tham gia vào quan hệ hợp đồng với tư cách
người được hưởng quyền lợi bảo hiểm.
Ví dụ: Xác định người mua bảo hiểm, người được bảo hiểm và người được hưởng
quyền lợi bảo hiểm trong các loại bảo hiểm sau:
. Bảo hiểm học sinh
. Bảo hiểm hàng hoá theo giá CIF
. Bảo hiểm nhân thọ hỗn hợp khi người được bảo hiểm chết?.
Liên quan đến việc giao kết hợp đồng còn có thể có trung gian bảo hiểm: đại lý hoặc
môi giới bảo hiểm (được giới thiệu trong chương IV - luật kinh doanh bảo hiểm
CHXHCN Việt Nam).
- Đại lý bảo hiểm là cá nhân hoặc tổ chức có hoạt động giới thiệu, chào bán sản
phẩm bảo hiểm, thu xếp việc giao kết hợp đồng bảo hiểm và các công việc khác nhằm
thực hiện hợp đồng bảo hiểm theo uỷ quyền của doanh nghiệp bảo hiểm.
Trong quan hệ hợp đồng bảo hiểm, đại lý bảo hiểm là đại diện của doanh nghiệp bảo
hiểm. Sự uỷ quyền của doanh nghiệp bảo hiểm phải được xác định cụ thể về phạm vi công
việc, quyền hạn, thời hạn trong hợp đồng đại lý bảo hiểm. Những sự việc mà đại lý bảo
hiểm đã biết (trong quan hệ hợp đồng bảo hiểm với bên được bảo hiểm) đều coi như
doanh nghiệp bảo hiểm đã biết và doanh nghiệp bảo hiểm phải chịu trách nhiệm về những
hoạt động của đại lý bảo hiểm (theo phạm vi uỷ quyền) trong trường hợp hoạt động đó
làm tổn hại đến lợi ích của người khác. Chẳng hạn: đại lý bảo hiểm thu phí bảo hiểm
20
nhưng không nộp cho doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm vẫn phải đảm bảo
tất cả các quyền lợi theo thoả thuận của hợp đồng bảo hiểm cho bên được bảo hiểm.
- Môi giới bảo hiểm cung cấp thông tin, tư vấn cho bên mua bảo hiểm (hoặc bên
nhượng tái bảo hiểm của hợp đồng tái bảo hiểm) về sản phẩm bảo hiểm, doanh nghiệp bảo
hiểm và thực hiện các công việc liên quan đến việc đàm phán, thu xếp và thực hiện hợp
đồng bảo hiểm (hoặc hợp đồng tái bảo hiểm) theo yêu cầu của bên mua bảo hiểm (hoặc
bên nhượng tái bảo hiểm).

Về nguyên tắc, môi giới bảo hiểm là đại diện của bên mua bảo hiểm hoặc bên
nhượng tái bảo hiểm và hoạt động môi giới phải xuất phát từ lợi ích của bên mua bảo
hiểm (hoặc bên nhượng tái bảo hiểm), tuy nhiên hoa hồng môi giới lại do doanh nghiệp
bảo hiểm (hoặc bên nhận tái bảo hiểm) trả cho môi giới và trong một số trường hợp,
doanh nghiệp bảo hiểm có thể uỷ quyền cho môi giới thu phí bảo hiểm, trả tiền bảo hiểm.
Vì lẽ đó, giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm rất cần sự tôn trọng nguyên tắc trung
thực, tín nhiệm tuyệt đối (utmost good faith) của các chủ thể cũng như đại diện của họ
trong quan hệ hợp đồng bảo hiểm.
2.2.2.2. Khách thể của hợp đồng bảo hiểm
Ví dụ: Hợp đồng bảo hiểm cho chiếc xe thì chiếc xe là đối tượng bảo hiểm chứ
không phải là khách thể của hợp đồng bảo hiểm.
Khách thể của hợp đồng bảo hiểm là lợi ích kinh tế gắn liền với sự an toàn của đối
tượng bảo hiểm mà bên được bảo hiểm được bảo vệ bởi hợp đồng bảo hiểm. Gắn liền với
việc xác định khách thể của hợp đồng bảo hiểm là quy định về quyền lợi có thể được bảo
hiểm.
Ví dụ: có một chiếc xe toyota 1 tỷ VNĐ, ai là người đứng ra ký hợp đồng cho chiếc
xe này? Nếu không có quy định rõ thì người nào đó sẽ tham gia và trả một khoản phí nhỏ
(1,3% đến 1,5%/năm) rồi phá huỷ xe để nhận tiền bảo hiểm 1 tỷ đồng, như vậy dẫn đến
gian lận trong bảo hiểm…
Quy định về quyền lợi bảo hiểm xét về bản chất: quyền lợi được bảo hiểm có thể
được tạo lập cho cá nhân, tổ chức, nếu cá nhân tổ chức đó có lợi ích kinh tế hợp pháp bị
tổn hại khi đối tượng được bảo hiểm chịu ảnh hưởng bất lợi của rủi ro.
Như vậy, người nào có lợi ích kinh tế hợp pháp bị tổn hại khi chiếc xe mất hay cháy
được ký hợp đồng bảo hiểm cho chiếc xe (đó là chủ xe, hay người được giao quyền quản
lý xe đó. Còn tên ăn trộm chạy xe bị tai nạn thì lợi ích kinh tế đó không hợp pháp)
Có nhiều căn cứ hình thành quyền lợi có thể được bảo hiểm như quyền sở hữu,
quyền sử dụng hợp pháp đối với tài sản, quyền về nhân thân, quan hệ huyết thống, nuôi
dưỡng, các quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng.
Ý nghĩa của việc quy định về quyền lợi có thể được bảo hiểm:
- Là điều kiện để hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực

Ví dụ: A là người thuê ngôi nhà có giá trị 2 tỷ đồng của B trong thời gian 2 năm.
Hỏi: Ai là người ký hợp đồng bảo hiểm cho ngôi nhà?
- Ngăn chặn rủi ro đạo đức, lợi dụng tham gia bảo hiểm để kiếm lợi (trục lợi bảo
hiểm) và tránh hiện tượng biến việc tham gia bảo hiểm thành trò cá cược với rủi ro nhất là
khi rủi ro liên quan đến sinh mạng của con người.
21
Người bảo hiểm Bên mua bảo hiểm
Hợp đồng bảo hiểm
Số tiền bồi thường Phí bảo hiểm
(Tiền trả bảo hiểm) (khoản đóng góp)
Rủi ro
(Sự kiện bảo hiểm)
Ví dụ: Ông chủ xe mua bảo hiểm nhận bồi thường (không có vấn đề gì) nhưng một
người khác không có liên quan đến lợi ích của chiếc xe nếu tham gia bảo hiểm sẽ trục lợi
bảo hiểm.
2.2.3. Các yếu tố cấu thành hợp đồng bảo hiểm
Bảo hiểm phải chứa đựng 3 yếu tố cơ bản: rủi ro, phí bảo hiểm, một khoản tiền bồi
thường (hoặc tiền trả bảo hiểm). Và đó cũng chính là 3 yếu tố cấu thành hợp đồng bảo hiểm.
Chúng ta có thể khái quát hoá một hợp đồng bảo hiểm bằng sơ đồ 3.1:
Sơ đồ 3.1: những yếu tố cấu thành hợp đồng bảo hiểm
2.2.3.1. Các yếu tố liên quan đến rủi ro
1. Đối tượng bảo hiểm
Đối tượng bảo hiểm là những đối tượng đặt trong tình trạng chịu hiểm hoạ mà vì nó,
một người (người có quyền lợi có thể được bảo hiểm) phải tham gia vào một loại hình bảo
hiểm nào đó. Đối tượng được bảo hiểm có thể là: con người (tính mạng, thân thể, sức
khỏe, khả năng lao động, tuổi thọ), tài sản và trách nhiệm dân sự phát sinh do quy định
của pháp luật.
Sự tồn tại của đối tượng bảo hiểm cũng chính là sự hiện diện của rủi ro bảo hiểm,
một trong những điều kiện đảm bảo hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm.
Đối tượng bảo hiểm được xác định cụ thể cho từng loại sản phẩm bảo hiểm và trong

từng hợp đồng bảo hiểm bằng điều khoản quy định về đối tượng bảo hiểm
Ví dụ: Chiếc xe ô tô có thể có đối tượng bảo hiểm như: thân xe, trách nhiệm dân sự
của chủ xe đối với hành khách, trách nhiệm dân sự của chủ xe đối với hàng hoá và trách
nhiệm dân sự của chủ xe đối với người đi đường. Và người tham gia bảo hiểm trách
nhiệm dân sự của chủ xe mà không tham gia bảo hiểm thân xe thì khi xe hỏng sẽ không
được bồi thường…
2. Giá trị bảo hiểm và số tiền bảo hiểm
- Giá trị bảo hiểm là giá trị bằng tiền của tài sản được bảo hiểm. Gía trị bảo hiểm tuỳ
thuộc vào đơn bảo hiểm mà có thể được ghi hoặc không được ghi (bắt buộc phải ghi trong
bảo hiểm tài sản).
- Số tiền bảo hiểm là một phần hay toàn bộ giá trị bảo hiểm (trong bảo hiểm tài sản).
Trong mọi trường hợp, số tiền bảo hiểm là giới hạn trách nhiệm bồi thường (hay trả tiền)
tối đa của người bảo hiểm trong một vụ hoặc một năm tổn thất.
Mối quan hệ giữa giá trị bảo hiểm và số tiền bảo hiểm: trên đơn bảo hiểm tài sản
thông thường đều có biểu hiện của số tiền bảo hiểm và giá trị bảo hiểm. Mối quan hệ giữa
chúng có thể có những trường hợp sau:
. Bảo hiểm đúng giá trị: số tiền bảo hiểm = giá trị bảo hiểm: đây là trường hợp lý
tưởng nhất
22
. Bảo hiểm dưới giá trị: số tiền bảo hiểm < giá trị bảo hiểm
. Bảo hiểm trên giá trị: số tiền bảo hiểm > giá trị bảo hiểm
. Bảo hiểm trùng: Khi tài sản được bảo hiểm bởi nhiều hợp đồng bảo hiểm và tổng
số tiền trên các hợp đồng đó lớn hơn nhiều lần so với giá trị bảo hiểm. Nói chính xác hơn
đây là trường hợp bảo hiểm trên giá trị do bảo hiểm trùng. Về nguyên tắc, bên mua bảo
hiểm không được kiếm lời từ hợp đồng bảo hiểm, do đó, bảo hiểm trên giá trị hoặc bảo
hiểm trùng trong trường hợp cố ý đều bị cấm bởi luật pháp của các quốc gia. Tuy nhiên,
nếu do sơ xuất của người tham gia bảo hiểm thì sẽ có cách xử lý theo khoản 2, điều 44,
luật kinh doanh bảo hiểm CHXHCN Việt Nam, sao cho người tham gia không thể kiếm
lợi từ hợp đồng bảo hiểm (chúng ta sẽ học cách tính số tiền bồi thường cho bảo hiểm
trùng ở các phần sau)

3. Phạm vi bảo hiểm và loại trừ bảo hiểm
- Phạm vi bảo hiểm là phạm vi giới hạn những rủi ro, tổn thất hay chi phí xảy ra đối với
đối tượng bảo hiểm, người bảo hiểm sẽ chịu trách nhiệm bồi thường (hoặc trả tiền bảo hiểm)
- Loại trừ bảo hiểm: chỉ ra các trường hợp được mô tả dưới dạng rủi ro, tổn thất hay
chi phí mà doanh nghiệp bảo hiểm không chịu trách nhiệm bồi thường (hay trả tiền bảo
hiểm) dù cho chúng có tác động xấu đến đối tượng bảo hiểm. Có hai điều khoản loại trừ:
loại trừ tuyệt đối (không bao giờ bảo hiểm) và loại trừ tương đối (có thể được bảo hiểm
nhưng kèm theo những điều kiện nhất định, đó là sự linh hoạt cần thiết nhằm đáp ứng nhu
cầu bảo hiểm đa dạng của xã hội)
Ví dụ: rủi ro của đối tượng bảo hiểm xảy ra do sự cố ý của người tham gia bảo hiểm,
người được bảo hiểm hay người thụ hưởng thì sẽ bị loại trừ tuyệt đối hoặc tai nạn do say
rượu (loại trừ tuyệt đối). Còn loại trừ bảo hiểm hàng hoá do chiến tranh nhưng sẽ chấp
nhận bảo hiểm nếu người tham gia chịu đóng mức phí cao hơn.
Hai loại điều khoản phạm vi bảo hiểm và loại trừ bảo hiểm thường có trong mọi hợp
đồng bảo hiểm: xuất phát từ rủi ro có thể xảy ra cho mọi đối tượng bảo hiểm nhưng người
bảo hiểm chỉ có thể chấp nhận bảo hiểm được một số loại rủi ro do yêu cầu về kỹ thuật bảo
hiểm, về luật pháp và yêu cầu khác trong kinh doanh bảo hiểm
Một số tiêu chí xác định các rủi ro được bảo hiểm như sau:
+ Rủi ro phải xảy ra trong tương lai: có nghĩa là nó chưa xảy ra
+ Là biến cố ngẫu nhiên: xảy ra rủi ro và hậu quả không phụ thuộc vào sự mong
muốn của người tham gia bảo hiểm, người được bảo hiểm và người thụ hưởng, có thể tính
được xác suất xảy ra rủi ro.
Ví dụ: một người tham gia bảo hiểm bị tai nạn nếu là hành vi cố ý của bản thân (tức
là không ngẫu nhiên, doanh nghiệp bảo hiểm không trả tiền), nếu là hành vi cố ý của
người khác (là ngẫu nhiên)
+ Các rủi ro có thể tập hợp được thành nhóm tương hỗ: rủi ro duy nhất hoặc số
lượng rủi ro ít mang tính cá cược sẽ không được bảo hiểm
+ Các rủi ro phải đánh giá và lượng hoá được hậu quả về mặt tài chính. Ví dụ: hạnh
phúc gia đình – không lượng hoá được về mặt tài chính là hao tổn bao nhiêu tiền – không
bảo hiểm được.

+ Các rủi ro không thuộc hành vi cấm của pháp luật và không trái với lợi ích công
cộng: các rủi ro thuộc phạm vi cấm của pháp luật thường liên quan đến mục đích phòng
ngừa tội phạm; quyền tự quyết của các cá nhân như các khoản tiền phạt của toà án tuyên
23
bố; tiền chuộc trong trường hợp bắt cóc; bảo hiểm tử vong cho những người bị quản thúc
hay tâm thần
Sự cấm đoán ở các nước không hẳn là giống nhau, nhưng nhìn chung đều dựa trên
nguyên tắc cơ bản là hợp đồng bảo hiểm không được đi ngược lại luật pháp của nhà nước, lợi
ích chung của xã hội; không thể trái với những chuẩn mực về đạo đức và lẽ phải đã được xã
hội công nhận. Không một quốc gia nào lại cho phép một người tránh được trách nhiệm hình
sự bằng cách mua bảo hiểm hoặc cho phép bảo hiểm sự cố tử vong của người đang mắc bệnh
tâm thần.Tuy nhiên, trong khi bảo hiểm cho số tiền chuộc trong trường hợp bị bắt cóc bị cấm
ở nước Pháp thì người Pháp lại có thể mua loại bảo hiểm này ở Anh Quốc.
Như vậy, quan niệm về rủi ro có thể được bảo hiểm hoặc không thể được bảo hiểm
là không cố định. Nhưng dù sao các tiêu chí nói trên vẫn là những cơ sở kỹ thuật, pháp lý
nền móng cho việc soạn thảo điều khoản phạm vi bảo hiểm và điều khoản loại trừ trong
hợp đồng bảo hiểm.
2.2.3.2. Phí bảo hiểm
Phí bảo hiểm là khoản tiền mà bên mua bảo hiểm phải trả cho người bảo hiểm để
người bảo hiểm đảm bảo rủi ro của mình
Phí bảo hiểm chính là giá cả của dịch vụ bảo hiểm. Tuỳ thuộc vào tính chất của tổ
chức bảo hiểm tham gia vào mà phí được gọi là “phí” hay khoản đóng góp.
Trên thực tế, phí bảo hiểm có thể được ấn định bởi pháp luật (trong trường hợp bảo
hiểm bắt buộc) hoặc bởi sự thoả thuận giữa hai bên: người bảo hiểm và người mua bảo
hiểm mà thông thường là căn cứ vào biểu phí do người bảo hiểm soạn thảo trước.
Thông thường phí bảo hiểm là cố định và được thoả thuận khi giao kết hợp đồng bảo
hiểm. Tuy nhiên, đối với một số tổ chức bảo hiểm đặc biệt - các Hội tương hỗ bảo hiểm, phí
bảo hiểm được điều chỉnh theo tình hình các khoản chi (chi bồi thường, chi quản lý ) thực
tế phát sinh trong năm nghiệp vụ của tổ chức bảo hiểm.
Phí bảo hiểm = tỷ lệ bảo hiểm x số tiền bảo hiểm

2.2.3.3. Bồi thường và trả tiền bảo hiểm
1. Điều khoản xác định giới hạn trách nhiệm của bảo hiểm trong bồi thường và trả
tiền bảo hiểm
Thuật ngữ bồi thường được sử dụng để chỉ việc bên bảo hiểm thực hiện cam kết đền
bù cho người được bảo hiểm những thiệt hại vật chất xảy ra trong sự kiện bảo hiểm - một
phần hoặc toàn bộ. Bồi thường được sử dụng chủ yếu trong bảo hiểm tài sản và bảo hiểm
trách nhiệm dân sự còn trong bảo hiểm con người thường sử dụng thuật ngữ trả tiền bảo
hiểm. Trả tiền bảo hiểm mang ý nghĩa của việc chi trả một khoản tiền nhất định theo thoả
thuận trong hợp đồng bảo hiểm từ phía doanh nghiệp bảo hiểm. Bên cạnh điểm tương
đồng: đều là việc thực hiện cam kết của doanh nghiệp bảo hiểm khi có sự kiện bảo hiểm
xảy ra, bồi thường và trả tiền bảo hiểm hàm chứa những ý nghĩa riêng biệt. Bồi thường có
mục tiêu là khôi phục tình hình tài chính của người được bảo hiểm, tối đa là bằng trạng
thái ngay trước lúc xảy ra sự kiện bảo hiểm. Bồi thường có thể thực hiện theo phương
pháp trả bằng tiền hoặc doanh nghiệp bảo hiểm trực tiếp thay thế, sửa chữa đối tượng bảo
hiểm. Bồi thường không tạo ra cơ hội kiếm lời cho bên được bảo hiểm. Trong khi đó,
khoản tiền trả bảo hiểm trong bảo hiểm nhân thọ hàm chứa cả yếu tố sinh lợi số phí bảo
hiểm nộp trước của bên mua bảo hiểm và được chi trả cả trong nhiều sự kiện bảo hiểm
không hề phát sinh thiệt hại (ví dụ: sự kiện người được bảo hiểm sống đến một thời điểm
nhất định trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ sinh kỳ). Một số sự kiện bảo hiểm trong bảo
24
hiểm con người có phát sinh thiệt hại thì khoản tiền trả bảo hiểm có thể vẫn không mang
tính bồi thường.
Kỹ thuật bảo hiểm đòi hỏi hầu hết các hợp đồng bảo hiểm (trừ một số hợp đồng bảo
hiểm cho đối tượng là các loại trách nhiệm dân sự theo phương thức không giới hạn) phải
xác định rõ giới hạn trách nhiệm của bảo hiểm - số tiền tối đa mà người bảo hiểm có thể
phải trả trong một sự kiện bảo hiểm hoặc trong cả thời hạn bảo hiểm.
Cách thức xác định giới hạn trách nhiệm bảo hiểm phụ thuộc trước hết vào loại đối
tượng bảo hiểm.
Những hợp đồng bảo hiểm có đối tượng bảo hiểm là tài sản, giới hạn trách nhiệm
bảo hiểm được xác định bằng số tiền bảo hiểm hoặc hạn mức bồi thường của bảo hiểm

tính cho mỗi sự cố hoặc cho cả thời hạn bảo hiểm. Việc thoả thuận về số tiền bảo hiểm
phải căn cứ vào nhiều yếu tố mà trước hết là giá trị của đối tượng bảo hiểm. Giá trị của
đối tượng bảo hiểm có thể tính theo giá thị trường của đối tượng bảo hiểm hoặc bằng
những phương pháp ước lượng đối với các loại đối tượng đặc biệt, như là: công trình xây
dựng, vật nuôi, sản lượng thu hoạch cây trồng, lợi nhuận trong gián đoạn kinh doanh
Trường hợp đối tượng bảo hiểm là các loại trách nhiệm dân sự, giới hạn trách nhiệm
của bảo hiểm được xác định bằng các mức trách nhiệm. Người bảo hiểm căn cứ vào việc
đánh giá, ước lượng về mức độ tổn thất, chi phí - hậu quả có thể phát sinh của sự kiện bảo
hiểm, năng lực tài chính của bản thân doanh nghiệp; khả năng trả phí của lượng khách
hàng tiềm năng gắn với từng loại nghiệp vụ bảo hiểm để đưa ra các mức trách nhiệm cho
bên mua bảo hiểm lựa chọn. Giới hạn trách nhiệm thường được phân biệt đối với thiệt hại
về người và thiệt hại về tài sản của người thứ ba (nạn nhân trong sự kiện bảo hiểm).
Đối với thiệt hại về người, mức trách nhiệm được tính cho mỗi người /1 sự cố và có
thể đi kèm tổng mức trách nhiệm /1 sự cố. Đối với thiệt hại về tài sản, mức trách nhiệm
thường được tính cho mỗi cũng như mọi thiệt hại về tài sản của một cũng như nhiều người
thứ ba trong một sự cố.
Trường hợp bảo hiểm cho những loại trách nhiệm dân sự như là trách nhiệm sản phẩm,
bệnh tật, ô nhiễm , trách nhiệm chi trả của người được bảo hiểm cho người thứ ba có thể kéo
dài qua nhiều năm. Việc xác định tổng mức trách nhiệm cho cả thời hạn bảo hiểm là một biện
pháp cần thiết để ổn định trách nhiệm thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm.
Trong thể loại bảo hiểm con người, giới hạn tiền trả bảo hiểm được biểu thị bằng số
tiền bảo hiểm hoặc mức trách nhiệm (tính cho mỗi sự cố hoặc cho cả thời hạn bảo hiểm)
hoặc khoản tiền trả bảo hiểm định kỳ như là niên kim nhân thọ. Bên cạnh những yếu tố
tương tự như trong bảo hiểm trách nhiệm dân sự, doanh nghiệp bảo hiểm còn phải chú ý
đến một số đặc tính khác của bảo hiểm con người như là hợp đồng bảo hiểm có thể ký kết
dưới dạng “nhóm”; thời hạn bảo hiểm có thể rất dài, tính “tiết kiệm” của bảo hiểm nhân
thọ, yêu cầu của việc ngăn ngừa rủi ro đạo đức để đưa ra các mức giới hạn trả tiền bảo
hiểm thích hợp và bên mua bảo hiểm sẽ tuỳ thuộc vào nhu cầu an toàn, khả năng trả phí
của mình để lựa chọn.
Mức giới hạn trách nhiệm bồi thường, trả tiền bảo hiểm - một cam kết cơ bản từ phía

doanh nghiệp bảo hiểm sẽ liên quan trực tiếp tới một cam kết quan trọng của bên mua bảo
hiểm - về phí bảo hiểm.
Ví dụ: Một hợp đồng bảo hiểm tài sản có giá trị bảo hiểm 5 tỷ đồng, thời hạn bảo
hiểm 1 năm (từ 1/4/2007 – 1/4/2008), số tiền bảo hiểm là 5 tỷ đồng. Trong thời hạn bảo
hiểm phát sinh sự cố như sau:
1/9/2007 thiệt hại 200 triệu đồng
25

×