Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Hoàn thiện công tác thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn công thương chi nhánh hoàn kiếm 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (262.51 KB, 17 trang )

i

LỜI MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Tín dụng là hoạt động quan trọng nhất của các ngân hàng nói riêng và của
các trung gian tài chính nói chung, chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng tài sản của
các Ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay, tạo thu nhập từ lãi lớn nhất và cũng
là hoạt động mang lại rủi ro cao nhất. Để hạn chế được p
hần nào rủi ro đó, việc phân tích, kiểm tra và nghiên cứu kỹ lưỡng về khách
hàng vay vốn và phương án vay trước khi ra quyết định cuối cùng là rất quan trọng.
Trong thời gian tới, cùng với việc mở rộng cho vay, nếu khơng nâng cao chất
lượng thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay thì nguy cơ tổn thất của Ngân
hàng sẽ khơng nhỏ. Nhằm góp phần đáp ứng địi hỏi bức xúc của thực tiễn, tơi chọn
đề tài “Hồn thiện cơng tác thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay tại Ngân
hàng thương mại cổ phần Sài Gịn cơng thương - Chi nhánh Hồn Kiếm” làm đề
tài luận văn thạc sỹ
2. Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về công tác thẩm định tín dụng
trong hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại.
- Phân tích cơng tác thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay tại Ngân
hàng TMCP Sài Gịn cơng thương - CN Hồn Kiếm trong thời gian qua.
- Đề xuất những giải pháp hồn thiện cơng tác thẩm định tín dụng trong hoạt
động cho vay tại Ngân hàng TMCP Sài Gịn cơng thương - CN Hồn Kiếm.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu cơng tác thẩm định tín dụng trong hoạt
động cho vay của Ngân hàng thương mại.
- Phạm vi nghiên cứu: Công tác thẩm định TD trong hoạt động cho vay tại
NH TMCP Sài Gịn cơng thương - CN Hoàn Kiếm, trong giai đoạn 2007 - 2011.
4. Phương pháp nghiên cứu
Dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, trong quá
trình nghiên cứu luận văn, tác giả sử dụng phương pháp so sánh, phương pháp phân


tích, tổng hợp và nghiên cứu tình huống.
5. Nội dung kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm có 3 chương:
Chương 1: Thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay của Ngân hàng
thương mại.
Chương 2: Thực trạng cơng tác thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay
của Ngân hàng TMCP Sài Gòn cơng thương - CN Hồn Kiếm.
Chương 3: Giải pháp hồn thiện cơng tác thẩm định tín dụng trong hoạt
động cho vay tại Ngân hàng TMCP Sài Gịn cơng thương - CN Hoàn Kiếm.


ii

Chương 1. THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG TRONG HOẠT
ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1.

Hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại

1.1.1 Khái quát về tín dụng ngân hàng
- Định nghĩa ngân hàng thương mại: Theo luật các tổ chức tín dụng do
quốc hội khóa XII thơng qua vào ngày 16 tháng 06 năm 2010 định nghĩa: Ngân
hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân
hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu
lợi nhuận.
- Tín dụng ngân hàng: là một giao dịch về tài sản giữa bên cho vay và bên
đi vay, trong đó bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một
thời hạn nhất định theo thỏa thuận, bên đi vay có trách nhiệm hồn trả vô điều kiện
vốn gốc và lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh tốn.
1.1.2 Phân loại tín dụng ngân hàng

Tín dụng ngân hàng là quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ ngân
hàng cho khách hàng trong một thời hạn nhất định với một khoản chi phí nhất định.
Cũng như quan hệ tín dụng khác, tín dụng ngân hàng chứa đựng ba nội dung:
+ Có sự chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ người sở hữu sang người sử
dụng.
+ Sự chuyển nhượng này có thời hạn hay mạng tính tạm thời.
+ Sự chuyển nhượng này có kèm theo chi phí.
1.2.

Thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay

1.2.1 Tầm quan trọng và sự cần thiết của thẩm định tín dụng
Thẩm định tín dụng là một khâu rất quan trọng trong tồn bộ quy trình tín
dụng. Tầm quan trọng của nó thể hiện ở những điểm sau:
+ Giúp đánh giá được mức độ tin cậy của phương án sản xuất hoặc dự án đầu
tư mà khách hàng đã lập và nộp cho ngân hàng khi làm thủ tục vay vốn.
+ Phân tích và đánh giá được mức độ rủi ro của dự án khi quyết định cho
vay.


iii

+ Giúp cho cán bộ tín dụng và lãnh đạo ngân hàng có thể mạnh dạn quyết
định cho vay và giảm được xác suất hai loại sản phẩm trong quyết định cho vay:
cho vay một dự án tồi và từ chối cho vay một dự án tốt.
Hoạt động cho vay là hoạt động chiếm tỷ trọng lớn trong hoạt động tín dụng
của Ngân hàng Thương mại, là nguồn mang lại thu nhập lớn nhất cho Ngân hàng
nhưng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Do đó cơng tác thẩm định tín dụng trước khi cấp vốn
cho khách hàng là thực sự cần thiết. Quá trình thẩm định sẽ giúp Ngân hàng tính
tốn và dự báo được hiệu quả của phương án và dự án. Từ đó Ngân hàng sẽ có

quyết định cho vay, đầu tư đúng đắn, mang lại hiệu quả cao.
1.2.2 Quy trình thẩm định tín dụng
Quy trình thẩm định tín dụng là bản chỉ dẫn các bước tiến hành từ xem xét,
thu thập thông tin cần thiết cho đến khi rút ra được kết luận sau cùng về khả năng
thu hồi nợ khi cho vay, làm căn cứ quyết định cho vay hay khơng cho vay. Tồn bộ
quy trình thẩm định tín dụng có thể được thực hiện qua các bước sau đây.
* Bước 1: Tiếp nhận và xem xét hồ sơ vay của khách hàng.
* Bước 2: Thu thập thông tin cần thiết bổ sung.
* Bước 3: Thẩm định khả năng thu hồi nợ thông qua thông tin có được.
* Bước 4: Ước lượng kiểm sốt rủi ro tín dụng.
* Bước 5: Kết luận sau cùng về khả năng thu hồi nợ vay.
1.2.3 Những nội dung chủ yếu của thẩm định tín dụng
1.2.3.1.

Thẩm định khách hàng vay vốn

Mục tiêu của thẩm định tư cách của khách hàng vay vốn là đánh giá tư cách
pháp nhân, tính chất hợp pháp và mức độ tin cậy đối với những thủ tục vay mà
khách hàng phải tuân thủ. Chẳng hạn như thẩm định xem khách hàng có thỏa mãn
các điều kiện vay vốn hoặc thẩm định xem hồ sơ vay vốn của khách hàng có đầy đủ
và hợp pháp khơng.
Thẩm định điều kiện vay vốn: Xem xét kỹ lại nhằm phát hiện xem xét khách hàng
có thỏa mãn những điều kiện vay vốn như được chỉ ra trong quy chế tín dụng hay không.
Trong các điều kiện vay vốn trên đây, thẩm định mục đích sử dụng vốn vay, thẩm định khả
năng tài chính đảm bảo nợ vay và thẩm định tính chất khả thi của phương án sản xuất kinh
doanh hoặc dự án đầu tư là quan trọng nhất.


iv


Thẩm định mức độ tin cậy của hồ sơ vay: Khi có nhu cầu vay vốn, khách
hàng gửi cho tổ chức tín dụng giấy đề nghị vay vốn và các tài liệu cần thiết chứng
minh đủ điều kiện vay vốn. Khách hàng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về
tính chính xác và hợp pháp của các tài liệu gửi cho tổ chức tín dụng. Tổ chức tín
dụng hướng dẫn các loại tài liệu khách hàng cần gửi cho tổ chức tín dụng phù hợp
với đặc điểm cụ thể của từng loại khách hàng, loại cho vay và khoản vay.
1.2.3.2.

Thẩm định khả năng tài chính

Các chỉ tiêu tài chính sử dụng để phân tích, đánh giá: Khi tiến hành phân
tích cần nghiên cứu, tham khảo, lựa chọn các chỉ tiêu sao cho phù hợp với điều kiện
thực tế của từng khách hàng, từng lĩnh vực kinh doanh và từng địa bàn cụ thể. Các
chỉ tiêu sau đây được tính tốn trên cơ sở thông tin số liệu các khoản mục trên
Bảng cân đối kế toán (Mẫu số B01-DN) và Kết quả hoạt động kinh doanh (mẫu
số B02-DN) ban hành theo QĐ 167/2000/QĐ-BTC ngày 25/10/2000 của Bộ trưởng
Bộ Tài chính.
a. Nhóm các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán:
- Hệ số thanh toán ngắn hạn:
Knh =

Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn
(lần)
Nợ ngắn hạn
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh

nghiệp trong kỳ báo cáo. Knh > = 1 là đảm bảo khả năng thanh toán ngắn hạn.
- Hệ số thanh toán hiện hành:
Khh =


Tài sản lưu động và ĐTNH - Hàng tồn kho
Nợ ngắn hạn
Thông thường, Khh = 1 là tương đối lý tưởng.

(lần)

- Hệ số thanh toán nhanh:
Kn =

Tiền và các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
Nợ ngắn hạn

(lần)

- Hệ số thanh toán lãi vay:
Kl =

Lợi nhuận trước thuế + Lãi vay phải trả
(lần)
Lãi vay phải trả
Kl càng lớn càng tốt, nó tỷ lệ thuận với hiệu quả sử dụng vốn vay.
b. Nhóm chỉ tiêu về cơ cấu vốn:


v

Nhóm chỉ tiêu này phản ánh mức độ ổn định và tự chủ tài chính cũng như
khả năng sử dụng vốn vay của doanh nghiệp.
- Hệ số nợ:
Nợ phải trả

Tổng nguồn vốn

x 100%

Nguồn vốn chủ sở hữu
Tổng nguồn vốn

x 100%

Hn =
- Tỷ suất tự tài trợ:
Htt =
- Tỷ suất đầu tư:

Tài sản cố định và đầu tư dài hạn
x 100%
Tổng tài sản
c. Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh:

Hđt =

- Vòng quay vốn lưu động:
Doanh thu thuần
Tài sản lưu động bình qn

Vvlđ =

(Vịng)

- Vịng quay hàng tồn kho


Giá vốn hàng bán
Hàng tồn kho bình quân

Vtk =

(vòng)

- Vòng quay các khoản phải thu:
Doanh thu thuần
Các khoản phải thu bình qn

Vpt =

(vịng)

- Vịng quay các khoản phải trả:
Giá vốn hàng bán
Các khoản phải trả bình quân
d. Nhóm chỉ tiêu sinh lời:

Vptr =

(Vịng)

- Doanh lợi tổng tài sản (ROA):
Lợi nhuận sau thuế
Tổng tài sản
- Doanh lợi doanh thu (ROS):


ROA =

x 100 %

Lợi nhuận sau thuế
x 100 %
Doanh thu thuần
e. Nhóm chỉ tiêu đánh giá sự tăng trưởng, phát triển:
ROS =

- Tốc độ tăng trưởng tài sản:
- Tốc độ tăng trưởng doanh thu:
- Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận ròng (lợi nhuận sau thuế):
Các chỉ tiêu này càng cao càng tốt.
1.2.3.3.

Thẩm định dự án vay vốn, phương án sản xuất kinh doanh


vi

a. Thẩm định tính khả thi của phương án sản xuất kinh doanh:
Thẩm định tính khả thi của phương án sản xuất kinh doanh được nhân viên
tín dụng khi xem xét quyết định cho khách hàng vay ngắn hạn để bổ sung vốn lưu
động trong quá trình sản xuất kinh doanh. Mục tiêu của thẩm định phương án sản
xuất kinh doanh là đánh giá một cách chính xác và trung thực tính khả thi của
phương án sản xuất kinh doanh.
b. Thẩm định tính khả thi của dự án đầu tư:
Thẩm định tính khả thi của dự án đầu tư được nhân viên tín dụng thực hiện
khi xem xét khi quyết định cho khách hàng vay trung và dài hạn để tài trợ cho việc

đầu tư vào dự án đầu tư. Mục tiêu của thẩm định dự án đầu tư là đánh giá một cách
trung thực và chính xác tính khả thi của dự án, qua đó, kết luận được khả năng thu
hồi vốn khi cho vay để thực hiện dự án đầu tư đó.
1.2.3.4. Thẩm định tài sản đảm bảo nợ vay
Nói chung bất kỳ các tài sản hoặc các quyền phát sinh từ tài sản có thể tạo ra
ngân lưu đều có thể dùng làm bảo đảm tiền vay. Tuy nhiên để bảo đảm tiền vay
thực sự có hiệu quả đòi hỏi:
* Giá trị bảo đảm phải lớn hơn nghĩa vụ được bảo đảm.
* Tài sản đảm bảo nợ vay phải có giá trị và thị trường tiêu thụ.
* Có đầy đủ cơ sở pháp lý để người cho vay có quyền xử lý tài sản dùng để
đảm bảo tiền vay.
1.2.4 Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng thẩm định tài chính dự án
Trên cơ sở mục tiêu và yêu cầu của thẩm định tín dụng trong hoạt động cho
vay, có thể xây dựng chỉ tiêu đánh giá chất lượng thẩm định dựa trên những căn cứ
nội dung thẩm định tín dụng trong báo cáo thẩm định.
- Thứ nhất, mức độ chính xác, tồn diện của nội dung và kết luận thẩm định
- Thứ hai, Thời gian thẩm định
- Thứ ba, Chi phí thẩm định tín dụng.


vii

1.3.

Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác thẩm định tín dụng trong hoạt động

cho vay của Ngân hàng thương mại.
1.3.1 Nhóm nhân tố chủ quan
- Đội ngũ cán bộ thẩm định: Cán bộ quản lý và cán bộ thẩm định là nhân tố
quyết định trực tiếp đến chất lượng thẩm định tín dụng.

- Chất lượng của những thơng tin thu được: Thiết lập được một hệ thống
thông tin tốt sẽ trợ giúp cho Ngân hàng trong việc hoàn thiện cơng tác thẩm định tín
dụng trong hoạt động cho vay.
- Trang thiết bị, công nghệ, cơ sở vật chất: Đây là nhân tố ảnh hưởng tới thời
gian và độ chính xác của kết quả thẩm định tài chính dự án. Với trang thiết bị hiện
đại, việc thu thập và xử lý các thông tin sẽ được tiến hành một cách nhanh chóng và
chính xác, các cơ hội đầu tư sẽ được nắm bắt kịp thời.
- Quy trình và phương pháp thẩm định: Quy trình và phương pháp thẩm định
hợp lý, khoa học sẽ giúp cán bộ tín dụng phân tích, đánh giá hồ sơ vay vốn một
cách nhanh chóng, tin cậy, chính xác, tiết kiệm thời gian và chi phí, giúp cho việc ra
quyết định cho vay đúng đắn.
- Tổ chức cơng tác thẩm định tín dụng: Cơng tác này được tổ chức một cách
khoa học, hợp lý trên cơ sở phân công trách nhiệm cụ thể cho từng cá nhân, có kiểm
tra, giám sát chặt chẽ thì kết quả thẩm định tín dụng sẽ cao.
1.3.2 Nhóm nhân tố khách quan
- Môi trường kinh tế - xã hội: Môi trường kinh tế - xã hội có ảnh hưởng rất
lớn tới chất lượng của cơng tác thẩm định tín dụng.
- Mơi trường pháp lý: Các chính sách, cơ chế quản lý đóng vai trị điều
chỉnh, định hướng hoạt động của các chủ thể trong nền kinh tế.
- Từ phía khách hàng: Các nhân tố từ phía khách hàng cũng tác động khơng
nhỏ tới thẩm định tín dụng. Mức độ chính xác của thơng tin ảnh hưởng trực tiếp đến
việc tính tốn các chỉ tiêu hiệu quả tài chính và quyết định cho vay của Ngân hàng.


viii

Chương 2. THỰC TRẠNG CƠNG TÁC THẨM ĐỊNH TÍN
DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GỊN CƠNG
THƯƠNG - CHI NHÁNH HỒN KIẾM

2.1.

Tổng quan về Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gịn cơng thương -

Chi nhánh Hồn Kiếm
2.1.1 Q trình hình thành và phát triển
Ngân hàng thương mại Cổ phần Sài Gịn cơng thương là Ngân hàng thương
mại cổ phần đầu tiên ở Việt Nam trong thời gian chuyển đổi nền kinh tế và đã góp
phần khơng nhỏ vào sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Sài Gịn
cơng thương Ngân hàng được cho phép thành lập và chính thức đi vào hoạt động
ngày 16/10/1987 với 20 tỷ đồng vốn điều lệ. Trụ sở chính tại số 2C Phó Đức Chính,
Quận 1, Thành phố Hồ Chính Minh. Sau gần 25 năm hoạt động kinh doanh, ngân
hàng đã nâng vốn tự có của mình lên hơn 3.000 tỷ đồng. Ngân hàng thương mại Cổ
phần Sài Gịn cơng thương hiện có 32 chinh nhánh, 49 phòng giao dịch cùng 5 quỹ
tiết kiệm hoạt động tại các khu vực trên toàn quốc.
2.1.2 Một số hoạt động chủ yếu
- Hoạt động huy động vốn.
Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn của Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài gịn Cơng
Thương - Chi nhánh Hồn Kiếm
Đơn vị: triệu đồng

Các chỉ tiêu
2007
2008
2009
2010
2011
1. Tiền gửi TCKT và cá nhân
17.100
18.000

42.800
29.900
23.950
Khơng kỳ hạn
15.400
15.700
33.400
10.400
5.430
Có kỳ hạn
1.700
2.300
9.400
19.500
18.520
2. Tiền gửi tiết kiệm
50.000
64.700 107.500 111.700 132.550
Khơng kỳ hạn
4.200
5.300
5.600
4.800
2.050
Có kỳ hạn
45.800
59.400 101.900 106.900 130.500
Tổng cộng
67.100
82.700 150.300 141.600 156.500

Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của SGB Chi nhánh Hoàn Kiếm

- Hoạt động cho vay vốn.
Bảng 2.2: Tình hình sử dụng vốn
Đơn vị: triệu đồng


ix

Các chỉ tiêu

2007

2008

2009

2010

2011

1. Cho vay TCKT & Cá nhân
131.250 128.380 133.623 170.127 257.455
2.Tiền gửi ở NHNN
0
0
0
0
0
3. Tiền gửi ở TCTD khác

0
0
0
0
0
4. Tiền mặt, ngoại tệ, giấy tờ
1.654
2.955
2.184
2.035
1.985
có giá
1.205
2.354
5. Các khoản phải thu
2.440
1.576
2.540
1.478
1.452
6. Khác
1.144
1.654
3.560
135.587 134.148 140.384 175.392 265.540

Tổng

Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của SGB Chi nhánh Hoàn Kiếm


- Nghiệp vụ thanh toán:
- Các dịch vụ khác mà Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gịn cơng
thương cung cấp.
2.2.

Thực trạng cơng tác thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay tại

Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gịn cơng thương – Chi nhánh Hồn Kiếm
2.2.1 Tình hình thực hiện quy trình thẩm định tín dụng tại Ngân hàng thương mại
cổ phần Sài Gịn cơng thương - Chi nhánh Hồn Kiếm.
- Tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng về điều kiện tín dụng và hồ sơ vay
vốn. Bước này cán bộ tín dụng của Chi nhánh đã thực hiện đầy đủ như quy trình
nghiệp vụ của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gịn cơng thương.
- Kiểm tra hồ sơ và mục đích vay vốn. Ở bước này thường khi Nhân viên tín
dụng tại Chi nhánh tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của các giấy tờ
văn bản đã xem xét ngay khi tiếp nhận hồ sơ.
- Điều tra, thu thập, tổng hợp thông tin về khách hàng và phương án sản xuất
kinh doanh/dự án đầu tư. Khi lãnh đạo phịng phân cơng hồ sơ cho nhân viên tín
dụng. Nhân viên tín dụng và nhân viên định giá tài sản đảm bảo đi thực tế tại nơi
sản xuất kinh doanh của khách hàng và tài sản đảm bảo.
- Kiểm tra, xác minh thông tin. Chủ yếu được kiểm tra qua các hồ sơ vay vốn
trước đây, qua trung tâm thơng tin tín dụng.


x

- Phân tích ngành: Tùy từng phương án sản xuất kinh doanh/dự án đầu tư cụ
thể, nhân viên tín dụng phân tích một số trong những nội dung trong quy trình thẩm
định để đánh giá tình hình và triển vọng tương lai của khách hàng trong mối quan
hệ với tình hình thị trường hiện tại.

- Phân tích, thẩm định khách hàng vay vốn. Chi nhánh rất chú trọng xem xét
phân tích và thẩm định kỹ các khách hàng vay vốn. Phân tích đánh giá tình hình
hoạt động và phân tích đánh giá tài chính doanh nghiệp được cán bộ tín dụng sử
dụng các công cụ và phương pháp như quy trình thẩm định được Ngân hàng thương
mại cổ phần Sài Gịn cơng thương ban hành.
- Dự kiến lợi ích của ngân hàng nếu khoản vay được phê duyệt. Cán bộ tín
dụng tiến hành tính tốn lãi, phí và các lợi ích khác mà ngân hàng thu được nếu
khoản vay được phê duyệt.
- Phân tích, thẩm định phương án sản xuất kinh doanh/dự án đầu tư. Thông
qua kế hoạch sản xuất kinh doanh dự kiến của phương án sản xuất kinh doanh/dự án
đầu tư để xác định các nguồn vốn có thể dùng để trả nợ và nhận xét tính khả thi của
các nguồn vốn trả nợ cho dự án.
- Biện pháp đảm bảo tiền vay, thẩm định tài sản đảm bảo. Tài sản bảo đảm là
cơ sở để xác lập trách nhiệm người vay; giảm thấp rủi ro tín dụng, mặc dù đây
không phải là điều kiện duy nhất để quyết định cho vay; không xem là phương tiện
duy nhất để đảm bảo an toàn vốn vay. Về cơ bản quá trình thẩm định tài sản bảo
đảm được Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gịn cơng thương - Chi nhánh Hồn
Kiếm thẩm định phù hợp với quy trình và an tồn cho các khoản vay vốn.
- Lập tờ trình thẩm định cho vay. Trên cơ sở kết quả thẩm định theo các nội
dung trên, nhân viên tín dụng tại Chi nhánh đã lập tờ trình thẩm định cho vay. Báo
cáo thẩm định cho vay cụ thể những kết quả của quá trình thẩm định, đánh giá
phương án đầu tư xin vay vốn của khách hàng cũng như các ý kiến đề xuất đối với
các đề nghị của khách hàng. Sau đó trình lê lãnh đạo phịng và Giám đốc Chi nhánh
để ra quyết định cho vay hay không cho vay.


xi

2.2.2 Ví dụ minh họa cho cơng tác thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay tại
Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gịn cơng thương - Chi nhánh Hồn Kiếm.

Trong q trình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, đã có rất nhiều các dự
án cho vay sản xuất kinh doanh, bổ sung vốn lưu động, sửa chữa và nâng cấp nhà ở.
Dự án thực tế mà Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gịn cơng thương - Chi
nhánh Hồn Kiếm đã thẩm định tín dụng được trích dẫn là một dự án vay vốn xây
dựng kinh doanh Nhà hàng fastfood của khách hàng cá nhân.
2.3.

Đánh giá công tác thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay tại Ngân

hàng Thương mại cổ phần Sài Gịn cơng thương - Chi nhánh Hoàn kiếm.
2.3.1 Kết quả đạt được
Kết quả thẩm định nhìn chung tương đối chính xác, giúp cho việc quyết định
cho vay đúng, thể hiện ở số nợ xấu thấp, thu hồi nợ theo đúng dự kiến. Qua những
số liệu thu thập được, đa số nợ xấu của Chi nhánh chủ yếu là các khoản vay ngắn
hạn.
Bảng 2.10: Báo cáo phân loại nhóm nợ
Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu
Nợ nhóm 1
Nợ nhóm 2
Nợ nhóm 3
Nợ nhóm 4
Nợ nhóm 5
Tổng dư nợ

2007
128.520
1.850
880


2008
123.703
2.700
1.673
304

131.250

128.380

2009
133.215
255
90

2010
168.346
1.750

2011
215.450
3.540

63
133.623

31
170.127


218.990

Nguồn: Báo cáo HĐKD Ngân hàng TMCP Sài Gòn cơng thương - Chi nhánh Hồn Kiếm

2.3.2 Hạn chế
- Việc áp dụng các phương pháp tính tốn các chỉ tiêu hiệu quả tài chính dự
án chưa được kết hợp phân tích trong mối tương quan với các chỉ tiêu khác mà mới
chỉ tính tốn đến hai chỉ tiêu cơ bản là NPV và IRR.
- Chất lượng thẩm định dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh của
khách hàng cịn yếu, q trình kiểm tra sử dụng vốn vay chưa thực hiện thường


xii

xuyên và đầy đủ theo quy định dẫn tới khách hàng sử dụng vốn sai mục đích nhưng
khơng kịp thời phát hiện xử lý.
2.3.3 Nguyên nhân
Nguyên nhân chủ quan:
Đội ngũ cán bộ thẩm định: Đội ngũ còn mỏng về lực lượng, chưa đáp ứng đủ
yêu cầu ngày càng cao của các dự án làm ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định tín
dụng.
Tổ chức thẩm định chưa hợp lý:
Trang bị phương tiện, kỹ thuật phục vụ thẩm định chưa đầy đủ:
Chi phí thẩm định chưa được quan tâm đúng mức.
Thơng tin thẩm định còn thiếu và chưa đáng tin cậy.
Nguyên nhân khách quan:
Cơ chế chính sách của Nhà nước thường xuyên thay đổi nên ảnh hưởng trực
tiếp đến công tác thẩm định tín dụng của Ngân hàng.
Về mơi trường pháp lý cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng: Các văn
bản quy định quy chế đang dần được hoàn thiện để tạo môi trường pháp lý đồng bộ

và đảm bảo tốt cho các Ngân hàng hoạt động. Tuy nhiên, để đảm bảo được hiệu quả
của các văn bản thì cần phải có thời gian để thực hiện.
Chế độ thể lệ về hoạt động tín dụng của ngân hàng nhà nước cịn nhiều sở
hở, không phù hợp.


xiii

Chương 3. GIẢI PHÁP HỒN THIỆN CƠNG TÁC THẨM
ĐỊNH TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GỊN CƠNG
THƯƠNG CHI NHÁNH HỒN KIẾM
3.1.

Định hướng cho vay tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gịn cơng

thương - Chi nhánh Hồn Kiếm trong thời gian tới
3.1.1 Định hướng phát triển của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gịn cơng
thương – Chi nhánh Hồn Kiếm.
Trở thành tổ chức tài chính lành mạnh và tin cậy của Chính phủ, một tổ chức
tư vấn tài chính uy tín đối với khách hàng, là đối tác tin tưởng của các tổ chức tín
dụng và là tổ chức tài chính có tính tự chủ cao, có tình hình tài chính lành mạnh.
Mục tiêu của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gịn cơng thương – Chi
nhánh Hồn Kiếm là hồn thiện và nâng cao chất lượng cơng tác thu thập, cung cấp
thơng tin tín dụng, thơng tin phịng ngừa rủi ro, hỗ trợ quá trình quyết định cho vay
và quản lý tín dụng.
3.1.2 Định hướng cho vay
Bảo đảm hiệu quả, an toàn và phát triển bền vững
Tổ chức các lớp đào tạo tín dụng cho cán bộ một cách thường xuyên.
Bảng 3.1: Kế hoạch tăng trưởng tín dụng từ năm 2012-2016

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu
Tổng dư nợ
Tỉ lệ nợ xấu

2012
290.000
2%

2013
370.000
1.75%

2014
470.000
1.5%

2015
600.000
1%

2016
720.000
1%

Nguồn: Báo cáo HĐKD Ngân hàng TMCP Sài Gịn cơng thương - Chi nhánh Hoàn Kiếm

3.1.3 Quan điểm về hoàn thiện cơng tác thẩm định tín dụng
Một trong nhưng quan điểm về hồn thiện cơng tác thẩm định tín dụng trong

hoạt động cho vay là phải làm sao để công tác thẩm định ln chặt chẽ, đúng quy
trình, quy chế.
Trong thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay khơng chỉ đứng trên quan
điểm của Ngân hàng mà còn đứng trên cả quan điểm của các chủ đầu tư để xem xét
tính khả thi của dự án đầu tư.


xiv

3.2.

Giải pháp hồn thiện cơng tác thẩm định trong hoạt động cho vay tại

Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gịn cơng thương – Chi nhánh Hồn Kiếm
3.2.1 Nâng cao nhận thức về thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay.
Cấp quản lý thực sự coi trọng vai trò của thẩm định tín dụng
Giúp cho cán bộ thấy rõ được vai trị của thẩm định tín dụng
3.2.2 Giải pháp về cơng tác tổ chức thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay tại
Chi nhánh.
Cải cách thủ tục hành chính trong giao nhận hồ sơ với khách hàng: Cần công
khai các thủ tục hồ sơ khách hàng phải gửi theo quy định cho khách hàng biết và
hướng dẫn, tư vấn giúp khách hàng bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo đúng quy định.
Cần phân định cụ thể thời gian thẩm định đối với các bộ phận tham gia thẩm
định.
Chi nhánh cần có định hướng tổ chức sắp xếp đội ngũ cán bộ làm thẩm định
chuyên nghiệp. Chi nhánh có thể thành lập tổ chuyên làm công tác thẩm định, cán
bộ thẩm định không kiêm nhiệm thêm nhiều công việc khác như hiện nay.
Chi nhánh cần có thêm một bộ phận kiểm sốt nội bộ.
3.2.3


Hồn thiện nội dung phương pháp thẩm định tín dụng trong hoạt động cho

vay tại Chi nhánh.
Đưa ra quy định hướng dẫn về các phương pháp thẩm định nói chung để áp
dụng trong cơng tác thẩm định tín dụng tại Chi nhánh.
Trong cơng tác thẩm định tín dụng u cầu ngồi phương pháp thẩm định
theo tuần tự và phương pháp so sánh, còn phải kết hợp sử dụng phương pháp phân
tích độ nhạy, phương pháp dự báo để đưa ra dự báo từ đó có cách đánh gía tổng thể
về tài chính của doanh nghiệp.
Ngân hàng cần coi trọng công tác thẩm định nguồn vốn đầu tư để thực hiện
dự án, đây là nội dung rất quan trọng thể hiện cơ sở và khả năng đáp ứng các nguồn
vốn tham gia dự án.
3.2.4 Xây dựng hệ thống cung cấp thơng tin thẩm định tín dụng và thực hiện tốt
cơng tác xếp hạng tín dụng trong hoạt động cho vay
Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu thẩm định của Chi nhánh, trong đó tập hợp
dự liệu của các khách hàng, các nhóm khách hàng, mối quan hệ giữa các khách


xv

hàng, dự án vay vốn tại Chi nhánh theo các tiêu thức của thẩm định tín dụng.
Thu thập thơng tin đầy đủ và kịp thời, thông tin thu thập được tổ chức lưu trữ
một cách khoa học và chính xác bảo đảm tra cứu thuận tiện phục vụ công tác thẩm
định là giải pháp hết sức cần thiết đối với Chi nhánh trong thời gian tới.
Xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ. Đồng thời khi xây dựng hệ
thống chấm điểm tín dụng nội bộ cũng phải tính đến các yếu tố về môi trường kinh
tế xã hội và phải điều chỉnh theo thời gian.
3.2.5 Nâng cao năng lực chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ thẩm định.
Về trình độ chun mơn: Tất cả các cán bộ thẩm định phải có trình độ từ đại
học trở lên, có kiến thức về chun ngành tài chính - ngân hàng một cách vững

vàng nắm bắt đầy đủ các chủ trương chính sách biết vận dụng linh hoạt các chính
sách cũng như những hiểu biết tương đối rộng về thị trường, công nghệ, pháp luật.
Về đạo đức nghề nghiệp: Đạo đức nghề nghiệp thể hiện ở sự tận tâm, tinh
thần trách nhiệm với công việc, phẩm chất đạo đức tốt, trung thực, bản lĩnh vững
vàng và có ý thức tự rèn luyện, bồi dưỡng, góp sức mình vào sự nghiệp chung của
ngành.
3.2.6 Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật cho công tác thẩm định.
Hiện nay Ngân hàng đã triển khai giao dịch trên hệ thống CORE BANKING.
Đây là một bước tiến trong quá trình hội nhập. Tới đây, việc triển khai dự án
INTERNET BANKING sẽ là một bước tiến tốt đối với hoạt động áp dụng trang
thiết bị kỹ thuật vào hoạt động của Ngân hàng TMCP Sài Gịn Cơng Thương, điều
này sẽ có ảnh hưởng tốt tới cung cách làm việc cũng như hiệu quả làm việc của các
nghiệp vụ trong Ngân hàng.
Chi phí đầu tư phương tiện phục vụ cho công tác thẩm định được tốt hơn
Căn cứ tình hình thực tế về điều kiện và năng lực của cán bộ để có sự đầu tư
thích hợp.
3.2.7 Tổ chức đánh giá chất lượng công tác thẩm định tín dụng sau cho vay.
Tổ chức theo dõi phân tích và đánh giá cơng tác thẩm định tín dụng theo
những nội dung và tiêu thức thẩm định tín dụng xuyên xuốt từ khi thẩm định cho
vay đến khi thu nợ.
Cần thường xuyên đánh giá phân loại nợ vay, phân tích nguyên nhân dẫn đến


xvi

nợ quá hạn và nợ xấu và đặc biệt là các khoản nợ khó thu hoặc khơng có khả năng
thu hồi của các khoản cho vay, đánh giá những nguyên nhân xuất phát thừ khâu
thẩm định tín dụng, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm trong việc thẩm định tín
dụng, nhất là thẩm định đánh giá rủi ro khi quyết định cho vay.
Rút kinh nghiệm từ những thất bại trong cơng tác thẩm định tín dụng ở q

khứ thông qua sự hậu kiểm từ thực tế, rút ra bài học hữu ích về thẩm định tín dụng.
3.3.

Một số kiến nghị
Thứ nhất: Đề nghị các Bộ ngành có liên quan trước hết yêu cầu báo cáo tài

chính của các doanh nghiệp hàng năm phải được kiểm toán độc lập.
Thứ hai: Chính phủ cần có chế tài quy định xử phạt nghiêm đối với những
người cung cấp số liệu sai sự thật nhằm nâng cao trách nhiệm của người đi vay đối
với tính minh bạch trong hồ sơ gửi cơ quan vay vốn.
Thứ ba: Ngân hàng Nhà nước cần hệ thống hố những kiến thức cơ bản về
thẩm định tín dụng, hỗ trợ cho các Ngân hàng Thương mại và nâng cao nghiệp vụ
thẩm định, đồng thời mở rộng phạm vi, nội dung và tăng tính cập nhật của trung
tâm phịng ngừa rủi ro tín dụng.
Thứ tư: Đề nghị bộ phận thẩm định các Ngân hàng Thương mại Việt Nam
phối hợp với nhau để trao đổi kinh nghiệm và thông tin, Đặc biệt, xu hướng hiện
nay các Ngân hàng cho vay đồng tài trợ những dự án quy mô lớn, việc hợp tác sẽ
tận dụng được các thế mạnh của mỗi Ngân hàng.
Thứ năm: Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước xây dựng hệ thống các chỉ tiêu
trung bình ngành cho toàn bộ ngành Ngân hàng Việt Nam áp dụng, không gây ra sai
lệch giữa các Ngân hàng trong hệ thống hoặc giữa các Chi nhánh trong cùng một
Ngân hàng. Giải pháp có thể là Ngân hàng Nhà nước cùng các cơ quan hữu quan
phối hợp thực hiện để đưa ra các chỉ tiêu trung bình ngành.
Thứ sáu: Nâng cao chất lượng hoạt động của trung tâm thơng tin tín dụng
CIC với nguồn thơng tin đầy đủ và chính xác cho cơng tác thẩm định tín dụng.


xvii

KẾT LUẬN

Trong xu hướng phát triển hiện nay, nhu cầu vốn cho vay để phát triển kinh
tế và kinh doanh ngày càng nhiều, vì vậy cơng tác thẩm định tín dụng trong hoạt
động cho vay ngày càng trở nên quan trọng. Bởi nếu cơng tác thẩm định chính xác,
hiệu quả sẽ mang lại một quyết định đúng đắn cho Ngân hàng, mang lại cho Ngân
hàng và khách hàng nhiều lợi ích, góp phần vào xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội
đất nước. Tuy nhiên, nếu quyết định đầu tư sai thì Ngân hàng là bên bị thiệt hại đầu
tiên. Ngân hàng sẽ mất vốn đầu tư, giảm uy tín, gây tâm lý lo sợ cho những người
đang gửi tiền tại Ngân hàng. Tuy nhiên, đây cũng là một vấn đề phức tạp, liên quan
đến nhiều đối tượng, vì vậy dịi hỏi phải có sự nghiên cứu sâu sắc, tồn diện trước
khi có thể đưa ra những giải pháp đồng bộ phối hợp nỗ lực của các bên liên quan.
Vì vậy hồn thiện cơng tác thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay là thực sự
cần thiết.
Trên cơ sở vận dụng các phương pháp nghiên cứu, trong phạm vi có hạn của
một luận văn thạc sỹ, tác giả đã cố gắng đạt được những nội dung sau:
- Hệ thống hố những vấn đề có tính chất lý luận chung nhất về tín dụng
ngân hàng, cơng tác thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay của Ngân hàng
thương mại.
- Phân tích thực trạng cơng tác thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay
tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gịn Cơng thương - Chi Nhánh Hồn Kiếm.
Trên cơ sở đó đánh giá những kết quả đạt được, hạn chế, rút ra những tồn tại và các
nguyên nhân.
- Từ kết quả phân tích thực trạng cơng tác thẩm định tín dụng trong hoạt
động cho vay tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gịn Cơng thương - Chi Nhánh
Hoàn Kiếm, đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm hồn thiện cơng tác thẩm
định tín dụng trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gịn
Cơng thương - Chi Nhánh Hồn Kiếm trong thời gian tới với mục tiêu: Tăng trưởng
gắn liền với an tồn và hiệu quả..
Với những kiến thức tích lũy được trong quá trình nghiên cứu cùng với sự hướng
dẫn của TS. HOÀNG VIỆT TRUNG và sự chỉ bảo giúp đỡ của tập thể các thầy cô giáo,
giáo sư, tiến sỹ Khoa Ngân hàng - Tài chính trường Đại học Kinh tế quốc dân, tác giả hy

vọng những giải pháp và kiến nghị đưa ra trong luận văn này sẽ được góp phần vào việc
hồn thiện cơng tác thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng thương mại
cổ phần Sài Gịn Cơng thương - Chi Nhánh Hồn Kiếm nói riêng và các Ngân hàng thương
mại nói chung trong thời gian tới.



×