Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

TIẾP CẬN VỌNG SÀI GÒN TỪ LÝ THUYẾT PHONG CÁCH HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (172.59 KB, 7 trang )

“VỌNG SÀI GÒN” - VÀI NÉT PHONG CÁCH VĂN CHƯƠNG
CỔ KÍNH VÀ UYÊN BÁC CỦA TRÁC THÚY MIÊU
Viết về Sài Gịn đã có hàng trăm những bài viết, những vần thơ viết về nơi đây.
Ta có thể bắt gặp một Sài Gòn “sống chậm” đầy thú vị, nhẹ nhàng qua những câu
chuyện nho nhỏ ở tản văn “Sài Gòn, chữ vội trên vai” (Minh Đức) hay một Sài Gòn
với những dáng hình cô đơn cùng những bất an không giấu diếm trong “Sài Gịn, thị
thành hoang dại” (Khải Đơn). Thì ở Vọng Sài Gòn của Trác Thúy Miêu là một luồng
khí mới lạ ….
Trác Thúy Miêu là một cái tên nổi tiếng với vai trò là MC, nhà báo, một người
có cá tính mạnh mẽ, với phong cách viết sắc sảo, lập luận chặt chẽ khiến cho các khán
thính giả vô cùng ấn tượng. Đặc biệt, bà là một người có “tình u nồng nàn đến dữ
dội với vùng đất Sài Gịn” điều đó được thể hiện rất rõ qua lời ăn, tiếng nói hàng ngày.
Cuốn sách Vọng Sài Gịn là tập hợp hàng loạt tản văn về một Sài Gịn xưa với ngơn từ
hoa mỹ, những liên tưởng thú vị đầy hay ho để người đọc từ từ cảm nhận, “để biết
mình đang yêu một thành phố như thế nào.”
I. Hồi niệm về một Sài Gịn qua từng trang sách của Miêu dưới góc nhìn tu
từ từ vựng
Vọng Sài Gịn, có lẽ đã thu hút người đọc ngay từ chính nhan đề của nó, có thể
là một sự nhớ nhung, hồi niệm về mảnh đất Sài Gịn xưa với rất nhiều giá trị, một sự
ngóng trơng, quan sát, chiêm nghiệm về nơi đây qua bao nhiêu thăng trầm, biến thiên
của lịch sử. Ngay từ chính cách đặt nhan đề, đã cho thấy được sự nâng niu, trân trọng,
tâng tiu của Miêu dành cho hịn ngọc viễn đơng. Tại sao khơng phải là “nhớ Sài Gịn”
mà phải là “vọng Sài Gịn” vì ở “vọng” trong Vọng Sài Gịn là hy vọng của Miêu về
những nét văn hóa của Sài Gịn đừng phai nhạt dần, những nét đẹp ấy cần phải đươc
gìn giữ trong tâm thức của thị dân thành thị và của người Việt.
Tiếp cận với tập tản văn này, độc giả sẽ chìm đắm trong thế giới ngơn từ sắc
sảo, kiêu kỳ của một người yêu Sài Gòn bất chấp. Bên cạnh đó, cịn là cả một nền văn
hóa của một Sài Gòn Chợ Lớn từ lịch sử, trang phục, mùi hương, ẩm thực và cả con
người ở đây trong 27 câu chuyện trong tập tản văn này.
Người đọc có thể bắt gặp một Ciao’s cà phê: “Thời ấy, tơi từng tin rằng người
ta có thể bắt gặp cả thế giới trong cái cửa tiệm nhỏ xíu đậm đặc mùi phơ mai bỏ lị


đó... Trong cái thứ ánh sáng từng rất chan hịa đậm đặc ở Ciao’s đó, dân Sài Gòn mọi
thế hệ ngồi sát bên nhau như trong một phòng sinh hoạt cộng đồng của cư dân ngoại
hạng,...”, bắt gặp hình ảnh của chiếc áo dài Sài Gịn “chiếc áo dài ngày xưa đã dạy


đàn bà nước Nam thẳng lưng, vươn ngực, kiêu hãnh, khoe vẻ sang quý mà mực
thước, khiêm nhu. Chiếc áo dài tà rộng không sấp ngửa hấp tấp quáng quàng trên
cặp gót chênh vênh, dạy người đàn ơng phải biết lịch duyệt dìu đỡ để hai tà lụa được
thảnh thơi bay mát dịu điểm trang phố thị.”. Hay tới những món ăn trở nên huyền
thoại của người dân nơi đây: “Nếu món mì Ramen ăn liền của người Nhật có sợi to, vị
mù tạt hăng, mì udon của đại hàn sợi tươi, dẻo, mập mạp như sợi bánh canh...thì mì
tơm của dân Sài Gòn mùi mẫn như vọng cổ, như nước mắm, tơm khơ, vừa hợp khẩu vị
món ăn Nam Bộ, vừa hơi hướm mì Tàu Chợ Lớn”. Ta cịn bắt gặp những tiếng đàn
trong chuyện “tiếng Vô Thường” đầy quyến rũ “tiếng đàn vô ngôn, như một giọng ca
vô nhân ảnh đã bình dị khép vừa một khung đại cảnh Sài Gòn từ lúc nào, nghiễm
nhiên như tiếng quen hình thân, như máu thịt”.
Phần lớn trong Vọng Sài Gịn, Miêu dành tình cảm cho giới văn nghệ sĩ ở đây,
đủ các loại hình nghệ thuật đã được nhắc đến: từ đờn ca tài tử qua đến cải lương “là
món ăn tinh thần khối khẩu của thị dân Sài Gịn, thú thưởng ngoạn cho mọi giới từ
mặc khách tới bình dân” cho đến bản bolero “...xập xình disco nội hóa, hay cóc cheng
tình tứ boleoro với giá rẻ bèo, san sát miếng hài miếng sến bên nhau, đủ cho một hỗn
hợp sinh tố có cả tiếng cười dễ dãi bình dân bên những lâm ly diễm sầu sang trọng”.
Sài Gòn được miêu tả bằng những rạp hát luôn đông người “người ta vô rạp mê mẩn
coi đào kép sắm vai, hả hê cười khóc những khóc cười mà bên cạnh đó những bi hài
của cuộc mưu sinh thường nhật trở nên q trần tục, tầm thường.”, “thế hệ tụi mình
khơng phải là thời cuộc ra đời của những bản ca đó, nhưng chính những gánh nhạc
rong đã làm nên một thời cuộc...” nhưng điều đó chẳng thể cịn mãi. Có đoạn Miêu
viết bằng giọng văn buồn nhưng đầy tha thiết nhưng cũng chính cái buồn, cái lệ, cái
diễm tình ấy mới làm nên hoa mộng của cuộc sống về đêm ở Sài Gòn. “Hoa ở Sài
Gòn được tưới bằng lệ, vinh quang ở Sài Gòn được tưới bằng những lòng khánh tận

đến tận cùng...”, “Những rạp hát cuối cùng của Sài Gòn đã hấp hối và diễn những
xuất hát cuối cùng ra sao, ngay cả người Sài Gịn cũng khơng biết, mà cũng không
được các sử gia bận rộn lưu tâm ghi nhận.” Trong Vọng Sài Gòn còn là những câu
chuyện của những người nghệ sĩ nổi tiếng như cô Diệu Hiền, nghệ sĩ Út Trà Ôn,...
Khi đọc sẽ thấy, Trác Thúy Miêu viết về văn nghệ Sài Gòn bằng tấm chân tình,
sự q trọng, tụng ca như một tín đồ nghệ thuật. Nhưng sâu bên trong Miêu là một sự
đau đáu, mất mát, thấy hiu hiu buồn vì các giá trị của những nét văn hóa văn nghệ mất
đi dần trong một cơn bão thị thành. Đạo diễn Ái Như khi nói chuyện với Miêu đã nói
“chúng tơi là những đứa con của tổ, có cha có mẹ nhưng khơng có nhà”, khi đọc đến
đấy sẽ thấy được sự xót xa, vì thời cuộc đã khiến họ phải rời bỏ nghề.


Trác Thúy Miêu đã thành công trong việc tái hiện lại khơng gian cổ kính, trang
trọng của hịn ngọc viễn đồng bằng ngôn từ đầy uyên bác, học thuật của mình. Bằng
cách sử dụng các từ ngữ Hán Việt, phương ngữ Nam Bộ và từ láy một cách điêu luyện
và thuần thục. Từng ấy trích dẫn đủ để người đọc cảm nhận được sức mãnh liệt trong
ngòi bút của Miêu khi viết về Sài Gòn là như thế nào? Với một gia tài giàu có về ngơn
ngữ, từng trang sách của Miêu bất tận, trải dài theo dòng cảm xúc. Có thể nói rằng,
việc lựa chọn và sử dụng các từ Hán Việt và phương ngữ Nam Bộ là một dụng ý của
Trác Thúy Miêu vì màu sắc phong cách của từ Hán Việt là cổ kính, hồi niệm và
phương ngữ Nam Bộ để tạo không gian Sài Thành khiến người đọc như được sống lại
với ký ức của Sài Gòn cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI. Tuy nhiên có đơi khi Miêu lại
sử dụng khá nhiều và dày đặc các từ mang màu sắc xưa cũ, khó hiểu khiến đôi lúc
người đọc phải chững lại để suy nghĩ, để cảm nhận rồi mới đọc tiếp được.
Nếu như tinh ý và nhạy cảm về mặt ngôn từ sẽ nhận ra rằng cách Miêu kết hợp
từ thật thú vị các từ láy trong câu thường đi theo từng cặp “nàng quanh năm ong
bướm vào ra tỏ lối, ngược xuôi những nẻo quốc lộ mù khói trực chỉ Sài Gịn hàng
chuyến xe đị hấp tấp chơng chênh, xả ra hàng chục, hàng trăm, hàng vạn gã trai q
cũng ơm lịng khấp khởi chông chênh trước viễn tưởng hào hoa phồn thực của giấc
mơ phố lớn.”“...phơi đủ cái lôi thôi luộm thuộm ba đời dân trôi dạt...”, “...Nàng

buông tuồng suồng sã cái bộ bề của chốn trọ...” hay “...chợt xốn xang nhớ nhung
những tuyệt phẩm bìa sách cũ...”. Các từ láy được sử dụng dày đặc trong tác phẩm
như: “hau háu”, “thất thểu”, “nghêu ngao”, “xoành xoạch”, “quáng quàng” đã tạo
ra được giá trị về mặt ngôn từ không chỉ là tính tượng thanh và tượng hinh. Mà cịn là
giá trị gợi tả, biểu cảm và mang đậm dấu ấn phong cách của tác giả. Khi đọc những
trang sách mà Miêu viết, người đọc sẽ cảm thụ và hình dung được một cách cụ thể về
màu sắc, âm thanh, hình ảnh của một Sài Gịn diễm lệ.
Tóm lại, Vọng Sài Gịn một tản văn đầy quyến rũ về mặt ngôn từ chắc chắn sẽ
không trộn lẫn trong các tác phẩm khi viết về Sài Gịn. “Tơi thực sự khâm phục khả
năng sử dụng ngôn từ của tác giả và chợt nhận ra, khơng ngờ tiếng Việt mình cũng có
vơ số từ ngữ thú vị và đẹp đẽ” đó là lời nhận xét của Mai Trang khi đọc xong Vọng
Sài Gòn. Phải công nhận rằng, một tập tản văn vừa thỏa mãn về giá trị nội dung lẫn
giá trị ngôn từ.
II. Những dáng hình của Sài Gịn được miêu tả dưới góc nhìn tu từ ngữ nghĩa
Đọc Vọng Sài Gịn, người đọc sẽ bắt gặp được rất nhiều những dáng hình của
Sài Gòn. Ngay từ khi mở đầu Miêu đã viết “Đối với người u Sài Gịn, dù đàn ơng
hay đàn bà, thì Sài Gịn khơng chỉ là một cuộc đời, một con người có dung mạo hình
hài, cốt cách tư phong và số phận, mà Sài Gịn có giới tính hẳn hòi: Nàng là một


người đàn bà ắt nhiên phải thế. Dù phong trần hải hồ quảng giao và hào sảng tới đâu,
Sài Gòn, với bản chất phù phiếm nhẹ dạ cả lòng ấy, với lịng phù thịnh nhưng đãi suy
hồn hậu đó, khi như nhân tình, như hồng nhan tri kỷ, có khi lại như những bà thím bà
má Nam Bộ xởi lởi nơi những nếp gia liếp thưa mà lu nước mưa ln đầy mát lịng
người lỡ bộ.” Xun suốt tồn bộ tác phẩm, hình ảnh ẩn dụ Sài Gịn chính là một “ả
đàn bà” hay là “Nàng” để Sài Gòn hiện hữu trong tâm trí người đọc có hình có dạng,
để nhân cách hóa một vùng đất. Miêu đã mượn hình ảnh về một “ả đàn bà” để nói về
Sài Gịn, tại sao không phải là một người phụ nữ, hay một cô thiếu nữ mà phải là một
“ả đàn bà”, “Nàng”. Tất nhiên hắn phải có lý do, vì Sài Gòn đã trải qua bao thăng
trầm, hỉ, nộ, ái, ố của dịng chảy lịch sử “Nàng đầy đủ thói phù hoa của những trị hư

hỏng hay ho bên ngồi của mẹ hay khoanh vườn của cha”, “Nàng hau háu nhai nuốt
người ta tới tận dép”, “Nàng kích thích những tham vọng điên khùng nhất của đám
thanh niên non trẻ miệt vườn bằng cái ồn ào bồng bột của thói nếp xa hoa”. Sài Gòn
– một ả đàn bà dễ bỏ khó quên, điều mà Miêu đã viết trong tập tản văn, Miêu đã so
sánh “đàn bà như Sài Gòn, người ta yêu nhưng không chọn làm vợ” rồi Miêu giải đáp
so sánh trên “bởi với nhiều người, Sài Gòn là nơi đất đến, chứ khơng phải chốn quay
về. Nàng có thể là cơn rù quến liêu trai đầu đời, chứ không giống ả đàn bà sau cuối.
Nàng là loại đàn bà dễ tán tỉnh nhưng khó bề sở hữu...” Đọc những dòng văn này mới
thấy Miêu phải yêu, phải thương Sài Gịn lắm mới có những cảm nhận, những so sánh
tinh tế như thế, đó là một tình u bất chấp, một sự trân trọng cho dành cho nơi đây.
Vọng Sài Gịn khơng chỉ là những hình ảnh thân thuộc, những âm thanh của
vọng cổ, cải lương mà còn là cả mùi hương. Sài Gịn có mùi gì? “Tơi khơng tin người
ta có thể ngay lập tức trả lời câu hỏi này. Bởi Sài Gịn là một đơ thị...nặng mùi.” Mùi
Sài Gịn có thể là mùi của dịng nước hóa Oriental mang phong vị Đông phương, hay
mùi của những hiệu thuốc bắc đường Hải Thượng Lãn Ông, mùi của những bánh xà
bơng trầm màu mật ong gói trong giấy mạ vàng, mùi của tinh dầu lá xá xị. hay còn có
một thứ mùi nhang khói ở khắp mọi con phố có cửa tiệm và một bàn thờ ơng Địa. Cịn
có một thứ mùi đặc biệt hơn cả là mùi của người “ở Sài Gòn, người ta bén mùi nhau,
ghiền mùi nhau rất dễ. Mỗi cá thể ném mình vào đời sống cộng sinh nơi đây đều trở
thành một phân tử mùi hương cực nhỏ làm nên cả một hợp chất nồng nực, khó chịu,
sực nức, giả tạo nhưng gây nghiện và ám ảnh vô cùng.” Quả thật những phát hiện của
Trác Thúy Miêu vô cùng hấp dẫn. Khi đọc tới đoạn nói về sự kết hợp hương hoa với
xạ hương, trộn với những mùi gia vị hương xa nồng gắt đã được Miêu so sánh khiến
người đọc phải gật gù cơng nhận tài năng của mình “...là thứ nhựa sống thật thà tiết rỉ
quanh năm, hong khô dưới nắng và phát tán trong gió, hay đượm quện với những cơn
mưa đồng bóng bất thần, trộn hịa chuếnh chống trong ngăn thang máy, rạp xi nê ...”


Từng mùi hương mà Miêu viết trong tản văn đều có hình có dạng, có màu sắc, có âm
thanh khiến người đọc tưởng tượng ra được mùi Sài Gòn như thế nào.


III.

Sài Gịn “định danh bằng một chữ tình” dưới góc nhìn tu từ cú pháp

Nếu ai đã quen với phong cách dẫn của Trác Thúy Miêu sẽ thấy Miêu là một
người thích nói và nói liên tục. Khi đọc Vọng Sài Gịn, chắc hẳn khơng ít thì nhiều
những ai đã biết và hâm mộ Miêu thì sẽ tưởng tượng ra cảnh Miêu ngồi bên cạnh và
nói như rót mật vào tai vậy. Từng từ, từng chữ cứ nối tiếp nhau, dày đặc, mạch văn
trào dâng theo cảm xúc của Miêu vậy. Các câu văn trong Vọng Sài Gòn khiến người
đọc cảm thấy như chưa bao giờ dừng lại, từng câu cứ nối tiếp nhau khi thì nhẹ nhàng,
khi thì lên gân, khi thì dừng đột ngột khiến người đọc như trong một chuyến phiêu lưu
vậy. Vì phải dồn nén những xúc cảm của mình lại cho nên khi được “xả” Miêu đã viết
rất dài như không muốn dừng lại, Miêu sợ rằng nếu mình khơng nói hết thì sẽ khơng
bao giờ được nói nữa cả. Miêu viết: “Tơi sợ mất tiêu Sài Gịn, sợ nếu khơng kịp nhắc
nhớ chuyện ký ức, chuyện kỷ niệm, những chuyện Sài Gòn hồi nẳm, người ta sẽ qn,
tệ hơn nữa, chính Sài Gịn sẽ qn.” Cũng chính vì cái sự u, sự thương, sự nhớ này
mà đâm ra Miêu lại phải nói ra nhiều“Một khi đã yêu, ai biết sống chết nay mai, nên
si tình và say sưa dữ lắm, nên vội vàng hối hả nhiều lắm, kẻo không kịp nay mai.”.
Rồi khi đến gần những trang cuối, Miêu lại viết những câu ngắn hơn, đứt đoạn, như
thể sắp chia xa “Yêu như thể sắp mất nhau nay mai. Cái tình đó nó dữ dội và giày vò
dữ lắm.” và kết lại tập tản văn này Miêu đã đặt câu hỏi tu từ “Ai biết được nụ hôn
trong lần hẹn đầu ngày mới yêu, với nụ hôn trước giờ ly biệt, đâu mới là lần thiết tha
nồng nàn nhất?” một sự trăn trở, suy nghĩ về cái tình dành cho Sài Gịn. Từng áng
văn, hồi ký giống như một cuộn phim tua dài, nỗi nhớ và tiếc cho một Sài Gòn hoa lệ
ngày nào. Cuốn phim Vọng Sài Gòn khiến chúng ta hồi tưởng về vẻ đẹp và hạnh phúc
về những điều không cịn hay những điều gì bị nhạt phai.
Giọng điệu uyển chuyển chính là nét đặc trưng trong phong cách của Trác Thúy
Miêu, cái hay của Miêu là đọc phải suy nghĩ, trầm tư thì mới có thể nhận ra được
những gì mà Miêu muốn truyền tải. Giọng điệu xơn xao buồn, xao xuyến nhẹ nhàng

lắng đọng có khi lại trăn trở suy tư đầy tâm trạng. Ngữ điệu trong các chuyện Miêu
viết cũng được thay đổi lúc thì vui tươi “Người ta xênh xáng ngoắc xích lơ đi bát phố,
rủng rỉnh cuối tuần chở bầu đoàn thê tử trên chiếc Honda dame đi ăn tiệm, coi hát,
chở bồ đi nhảy đầm uống rượu Tây, không ai quan tâm ngày anh làm công chức sở
mỏ ở đâu, niên lợi bao nhiêu.” Có lúc thì lại trầm mặc “Đêm đó, cơn bão hiếm hoi tạt
ngang thành thị, gió giật và mưa tầm tã. Giữa cơn mưa xối vần vũ trên những nóc gia
đã say ngủ, tơi vẫn cịn nghe văng vẳng bên tai làn hơi sầu nữ khơng chút tì vết thời


cuộc, nhưng đã nhuốm hơi hướm tủi thân nghiệp mệnh xướng ca.” sự buồn cho một
kiếp xướng ca bị lãng quên, khung cảnh ấy hiện lên tan tác, tàn tạ, thấy xót thương để
phải thốt lên rằng:

“Đêm nay mưa gió ngập trời,
Hỏi ai còn nhớ một người tên Lan...”
IV.

Thay lời kết: “Vọng Sài Gịn” kho tàng lưu trữ ngơn từ tiếng Việt

Vọng Sài Gòn là một sản phẩm đầu tay của Miêu, được đặt trong nó rất nhiều
tình cảm để người đọc cảm thấy lạ lẫm nhưng đầy thích thú khi được nhìn Sài Gịn ở
một góc độ khác. Trác Thúy Miêu đã góp mặt vào quảng trường chữ nghĩa khi viết về
Sài Gịn nhưng Miêu biết cách tách mình ra khơng trộn lẫn vào đám đơng. Vọng Sài
Gịn đã xuất hiện một cách đáng chú ý, quyến rũ người đọc bằng ngơn từ sắc sảo của
mình, phải hồi tưởng, phải đặt mình vào từng trang Miêu viết thì mới thấy được giá trị
của tác phẩm. Người đọc sẽ phải nghiền ngẫm từ trang đầu đến trang cuối, sẽ phải
cười, phải khóc vì xót thương cho những giá trị văn hóa đang nhạt dần đi.
Nếu ai đã và đang sống ở Sài Gòn hay dù chưa đến đây nhưng tò mị thì nên
đọc Vọng Sài Gịn để cảm nhận những giá trị mà Miêu đã truyền tải về thành phố hoa
lệ này. Giọng điệu tràn ngập năng lượng có lúc sẽ khiến người đọc chìm trong men

say của thành phố này, hay có khi lại từ từ chậm rãi chìm trong mùi đắng của trà. Đọc
để thấy buồn về một giá trị đã qua, nói như Nguyễn Tn chỉ cịn là Vang bóng một
thời, đọc để lưu giữ ký ức về thành phố này.
Đặc biệt, cuốn sách này chắc chắn là một sự lựa chọn tuyệt vời dành cho những
người u tiếng Việt, u văn hóa Sài Gịn. Vì ở Vọng Sài Gòn, chúng ta sẽ nhận ra
được tiếng Việt thật giàu có, thật đẹp đẽ và đầy thú vị, Trác Thúy Miêu đã hoàn thành
nhiệm vụ truyền tải nội dung của tác phẩm thông qua ngôn từ. Cách lựa chọn và sử
dụng từ ngữ đã cho thấy Miêu là một người có ngơn ngữ trời phú, sắc sảo và có
nghiên cứu đào luyện, nó bóng bẩy lắm, trau chuốt lắm, mượt mà lắm. Từ ngữ tiếng
Việt trong Vọng Sài Gòn sẽ khiến người đọc được thẩm thấu, được “chăm sóc đám
hạt ngơn ngữ trong tàng thức thêm xanh tốt.” , được “vừa đọc vừa tra từ điển để bám
sát và mở rộng vốn liếng tiếng Việt tuy cũ mà mới đương nhảy múa khiêu khích trước
mắt.” Cũng hai tiếng Sài Gịn gần gũi cũng được Miêu bóc tách thành vạn mỹ từ: ly
loạn, trầm luân, kiêu kỳ, phù phiếm, quảng giao, phồn thực, vấn vít,...


Tóm lại, đây là một cuốn sách đáng đọc, đáng để cho những ai yêu Sài Gòn,
yêu phong cách Sài Gòn, yêu phong cách văn chương của Trác Thúy Miêu để suy
ngẫm và “để biết mình yêu thành phố như thế nào...hiểu cho ả đàn bà phù phiếm và
đầy mê hoặc đấy, để hiểu chính mình, rồi hẵng thương, rồi hẵng giận.”
Thơng tin về tác phẩm để bạn đọc tìm đọc



×