Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Tiểu luận cao học phân tích quy trình khai thác và xử lý thông tin báo chí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (469.72 KB, 16 trang )

MỞ ĐẦU
Hoạt động báo chí là một hoạt động truyền thơng đại chúng. Sản phẩm,
tác phẩm báo chí được tạo ra là để chuyển tải tới công chúng những thông tin
thời sự về các sự kiện, vấn đề, sự vật, hiện tượng, con người xảy ra hàng
ngày, hàng giờ trong đời sống xã hội. Đích hướng đến của một tác phẩm báo
chí là đem lại giá trị thơng tin cho cơng chúng xã hội, do đó, đảm bảo tính
thơng tin là chức năng quan trọng đầu tiên của một tác phẩm báo chí. Để đạt
được hiệu quả thơng tin, vấn đề khai thác và xử lý thông tin của nhà báo là
một yếu tố quan trọng, có tính quyết định trong quy trình sáng tạo một tác
phẩm báo chí.
Trong thực tiễn hoạt động báo chí ở nước ta hiện nay, vẫn cịn những
phóng viên, cộng tác viên thể hiện sự yếu kém trong kỹ năng khai thác và xử
lý thông tin, dữ liệu sáng tạo tác phẩm báo chí. Các nhà báo không chuyên
hoặc mới vào nghề thường lúng túng về vấn đề này. Ngay cả những nhà báo
có tuổi nghề cao, nếu khơng nắm vững quy trình khai thác và xử lý thông tin,
dữ liệu cũng dễ bị lúng túng. Hệ quả là các tác phẩm của họ sẽ hời hợt, nơng
cạn, thậm chí là sai lệch, bịa đặt, vi phạm đạo đức nghề nghiệp. Đặc biệt, trên
báo chí của chúng ta hiện nay đã và đang xuất hiện những bài viết mang tính
chủ quan, võ đốn dẫn đến sai sự thật, nhầm lẫn thông tin, nhà báo bị kiện.
Đó là thể hiện sự non yếu của nhà báo trong sử dụng quy trình khai thác
thơng tin và xử lý dữ liệu. Các nhà báo mắc lỗi này thường mới chỉ quan sát
bằng cảm tính chứ chưa quan sát bằng lý tính. Khi phát hiện, tiếp cận các
nguồn tin, nhà báo đã chưa tìm hiểu kỹ lưỡng bản chất và xử lý thơng tin một
cách khách quan và chính xác nhất, nên chưa có được những chi tiết, dữ kiện
phù hợp thể hiện trong tác phẩm báo chí của mình. Do vậy, nghiên cứu về
quy trình thu thập và xử lý thông tin với nhà báo là một việc làm cần thiết.
Nhất là với hoàn cảnh hiện nay, khi báo chí ngày càng phải thể hiện vai trị

1



thơng tin và định hướng của mình trong xã hội hiện đại. Chính vì những lý do
đó mà tơi đã chọn vấn đề “Phân tích quy trình khai thác và xử lý thơng tin
báo chí” để làm đề tài cho bài thu hoạch cuối khóa của mình.

2


NỘI DUNG
1. Một số vấn đề liên quan đến việc khai thác và xử lý thông tin
Liên hệ thực tiễn trong hoạt động tác nghiệp của phóng viên, việc khai
thác và xử lý thơng tin của phóng viên là một quy trình sáng tạo ra tác phẩm
báo chí (từ đầu vào đến đầu ra).
1.1. Khai thác tin
Theo cuốn “Thể loại tin báo chí” của tác giả Đinh Thị Thu Hằng, nhà
xuất bản Thông tin và Truyền thông, hoạt động khai thác tin là hoạt động thu
thập tin từ các nguồn khác nhau, từ đó, biên tập và sử dụng trong các chương
trình phát thanh, truyền hình. Nguồn nhân lực thực hiện tin tức của các đài
phát thanh truyền hình chủ yếu là đội ngũ phóng viên. Hoạt động khai thác
thơng tin của phóng viên hiện nay được thực hiện từ nhiều nguồn khác nhau:
Từ các cuộc hội nghị, từ báo chí, Internet…v..v Tuy nhiên, hoạt động khai
thác thơng tin đang được các Đài Phát thanh truyền hình khuyến khích phóng
viên thực hiện đó là khai thác thơng tin từ thực tiễn cuộc sống, từ cơ sở trong q
trình đi cơng tác. Đây là hoạt động có thể sử dụng thuật ngữ nước ngồi để thể
hiện đó là hoạt động “săn tin” của phóng viên. Thuật ngữ này trước đây được sử
dụng nhiều trong nghiệp vụ làm tin của nhà báo. Từ này được dùng với ý nghĩa
là nhà báo sử dụng các thủ thuật, kỹ năng nghiệp vụ của chính mình để tìm ra sự
kiện có ý nghĩa đối với đời sống, được người dân quan tâm và thực hiện tin. Đây
là một hoạt động nghiệp vụ quan trọng đối với phóng viên nói riêng, các cơ quan
báo chí nói chung vì thơng qua hoạt động này, mang lại những tin tức độc đáo,
mang tính phát hiện, khám phá, mang dấu ấn của riêng, qua đó khẳng định vai

trị, năng lực đưa tin của mỗi phóng viên, của mỗi cơ quan báo đài trong hệ
thống các cơ quan báo chí. Dĩ nhiên, việc khai thác, sử dụng tin trên các loại
hình phương tiện thơng tin đại chúng là một nhu cầu và cũng là yêu cầu tất
yếu đối với mỗi cơ quan báo chí để có được tin tức đầy đủ và nhanh chóng.

3


Theo cuốn Cơ sở lý luận báo chí của tác giả Nguyễn Văn Dững, q
trình khai thác thơng tin của phóng viên là một trong những nội dung của quy
trình lao động của nhà báo. Để khai thác tốt nguồn tin, người phóng viên
trước hết phải nắm bắt tình hình thực tiễn đang vận động. Đây là công việc
hằng ngày, thường xuyên của nhà báo. Làm tốt việc này, có thể giúp nhà báo
nhanh chóng phát hiện đề tài, chủ đề cho bài viết cũng như phán đoán được
năng lực và mối quan hệ tác động của sự kiện, vấn đề thơng tin. Nhìn tổng
thể, việc nghiên cứu và nắm bắt tình hình thực tiễn, giúp nhà báo có thể hiểu
được những yêu cầu từ “ bên trên ” ( yêu cầu của quyền lực chính trị), và nhu
cầu từ “ bên dưới ” (nhu cầu của công chúng và dư luận xã hội), từ đó có thể
thiết lập mơ hình thơng tin hiệu quả nhất. Việc nắm bắt tình hình, nắm được
mạch đi nhịp thở của cuộc sống, sẽ giúp nhà báo sớm nắm bắt được những gì
đang, sắp diễn ra, để khai thác và xử lý.
Thông thường nhà báo sử dụng các phương pháp khai thác, thu thập
thông tin như: Nghiên cứu văn bản, quan sát, phỏng vấn. Để hiểu rỏ những
phương pháp thu thập thông tin của phóng viên, tác giả nghiên cứu thêm
những vấn đề liên quan đến các phương pháp thu thập thông tin trong q
trình khai thác và xử lý thơng tin của phóng viên.
* Về văn bản:
Theo tác giả Lê Thị Nhã, cuốn Lao động nhà báo – lý thuyết và kỹ
năng cơ bản, Văn bản có 2 nghĩa, thứ nhất là bản chép tay hoặc in ấn với một
nội dung nhất định, thường để lưu lại lâu dài. Thứ hai là văn bản là những

chuổi ký hiệu nào đó, tạo nên một chỉnh thể với ý nghĩa trọn vẹn.
Đối với phóng viên, phương pháp nghiên cứu văn bản là việc thu thập,
phân tích, xem xét các thơng tin trong văn bản để rút ra những thông tin, tư
liệu cần thiết cho họat động sáng tạo tác phẩm. Phương pháp này không đơn
thuần là việc sao chép, trích dẫn, mà là một thao tác trí tuệ.

4


Theo tác giả Nguyễn Văn Dững, phương pháp nghiên cứu tài liệu
(đọc), đây là phương pháp có tính chất cơ bản và kinh điển, tích lũy kiến thức.
Thu thập thơng tin – dữ liệu bằng phương pháp này sẽ giúp nhà báo có được
nền kiến thức đủ rộng và có chiều sâu trong q trình hình thành nhân cách
văn hóa. [ 7, tr 288]
* Về quan sát
Theo tác giả Lê Thị Nhã, quan sát là khả năng cảm thụ hiện thực của con
người nhờ vào các cơ quan cảm giác chủ yếu như thị giác, thính giác, thơng qua
sự tiếp xúc nghe nhìn. Với phóng viên, quan sát khơng có nghĩa chỉ là nhìn,
trơng mà là thấy được sự vật, hiện tượng. Quan sát khác với hoạt động nhìn,
trơng, vì quan sát có sự tham gia của hoạt động tư duy như : phân tích, tổng hợp,
suy luận, phán đốn. Theo các nhà nghiên cứu, người có năng lực quan sát là
người có khả năng tri giác nhanh chóng và chính xác những điểm quan trọng,
chủ yếu và đặc sắc của sự vật, hiện tượng, cho dù những điểm đó khó nhận thấy
hoặc có vẽ là thứ yếu. Quan sát phải trở thành thói quen nghề nghiệp của mỗi
phóng viên. Người ta thường dùng khái niệm nhà quan sát để chỉ nhà báo và cho
rằng, nghệ thuật làm báo trước hết là nghệ thuật nhìn thế giới.
Cịn theo tác giả Nguyễn Văn Dững trong cuốn Cơ sở lý luận báo chí,
quan sát, có thể coi là phương pháp khai thác dữ liệu đặc trưng và tinh tế của
nhà báo. Đối với việc sáng tạo một tác phẩm báo chí, thu thâp dữ liệu qua
quan sát là điều bắt buộc.

* Về phỏng vấn
Nhìn dưới góc độ phương pháp, phỏng vấn là cuộc gặp gỡ, trao đổi, hỏi
chuyện giữa nhà báo với một hoặc một nhóm đối tượng nhằm thu thập, khai
thác thông tin, phục vụ hoạt động sáng tạo tác phẩm báo chí tủy theo mục
đích của nhà báo. Phỏng vấn là một hoạt động chủ lực trong hoạt động thu
thập tư liệu sáng tạo tác phẩm báo chí của phóng viên. Một số nhà nghiên cứu
báo chí phương tây cho biết : 3/4 tư liệu có trong tác phẩm của các nhà báo là

5


từ phỏng vấn. Phương pháp phỏng vấn là phương pháp thường xuyên, sống
động, giúp nhà báo thu thập thông tin – dữ liệu và kiểm chứng nguồn tin.
Tuy nhiên, trong báo chí truyền thơng hiện đại, ngồi các phương pháp
nêu trên, phương pháp phân tích sản phẩm truyền thơng, điều tra xã hội học
và sử dụng kết quả điều tra xã hội học ngày càng trở nên quan trọng. Bởi
thông tin – dữ liệu thu thập được qua phương pháp này, có thể giúp nhà báo
nhìn rộng hơn, sâu hơn các sự kiện và vấn đề kinh tế- xã hội. Phương pháp
này cịn giúp nhà báo tổng hợp tình hình và nắm bắt dư luận. Ngồi ra, trong
q trình thu thập và xử lý thơng tin, nhà báo cịn có thể áp dụng nhiều biện
pháp khác như : điều tra trên mạng Internet, điều tra bằng bảng hỏi anket,
phỏng vấn sâu, phỏng vấn nhanh, thảo luận nhóm, ..v...v.
Trong thực tế hoạt động nghề nghiệp, nhà báo có thể sử dụng nhiều
phương pháp khác nhau để có thể khai thác và thu thập được nhiều dữ liệu,
thơng tin, để có thể hiểu sâu bản chất sự thật, tìm kiếm những thơng tin dữ
liệu bổ ích, đặc trưng và thú vị nhất, góp phần làm cho sản phẩm báo chí thêm
phong phú và hấp dẫn đối với công chúng xã hội.
1.2. Xử lý thông tin
Như đã nêu ở phần trên, nhà báo là người tham gia thực hiện một trong
các loại hình lao động báo chí của q trình thu thập, xử lý và chuyển tải

thông tin cho công chúng xã hội. Chính vì vậy, hoạt động tác nghiệp của
người phóng viên, nhà báo là quá trình khai thác, thu thập và xử lý thơng tin.
Từ đó, có được tác phẩm báo chí hồn chỉnh để cung cấp thơng tin cho cơng
chúng xã hội. Vậy tiếp theo hoạt động khai thác thông tin thì một phần việc
hết sức quan trọng của phóng viên là xử lý thông tin. Trong xử lý thông tin,
có hai nội dung mà phóng viên cần lưu ý trong quy trình thực hiện đó là xử lý
nguồn tin và xử lý trong tác phẩm báo chí của phóng viên.
Trong quá trình xử lý nguồn tin, trước hết, người phóng viên phải thẩm
định nguồn tin khai thác được có đảm bảo tính xác thực, đủ độ tin cậy hay

6


khơng. Vì trong thực tế, có rất nhiều nguồn tin mà phóng viên thu thập được,
khai thác được khơng đảm bảo tính chân thật, chậm chí là những con số liệu
báo cáo láo, chạy theo thành tích, hay chỉ là những sự việc, sự kiện khơng có
thật, chỉ mang tính bịa đặt trong đời sống xã hội.
Chính vì vậy, trong q trình khai thác và xử lý thơng tin, việc tiếp cận
và kiểm chứng nguồn tin là việc làm hết sức cần thiết của phòng viên. Việc
này chủ yếu là do phóng viên thực hiện với đầy đủ trách nhiệm xã hội và
nghĩa vụ nghề nghiệp của mình. Đó là một trong những khía cạnh trách nhiệm
xã hội cao cả của nhà báo để luôn luôn bảo đảm rằng nguồn tin mà phóng
viên, nhà báo cung cấp cho cơng chúng bảo đảm độ tin cậy cao.
Tiếp sau việc thẩm định nguồn tin, trong xử lý thơng tin, phóng viên
phải thực hiện phần việc quan trọng đó là phân tích dữ liệu, kết nối nguồn tin,
kết nối hiện trường để hình thành tác phẩm báo chí vừa đảm bảo chất lượng
nội dung thông tin, đồng thời tạo sự hấp dẫn đối với cơng chúng. Ở cơng đoạn
phân tích dữ liệu, theo tác giả Nguyễn Văn Dững, công đoạn này trên thực tế
là rất khó phân tách và tùy theo phong cách sáng tạo của mỗi người. Tuy
nhiên, đối với những vấn đề phức tạp, địi hỏi nhà báo khơng chỉ thẩm định

tính pháp lý của tư liệu, mà cịn phải phân tích, phân loại tư liệu. Trên cơ sở
đó, thiết lập chủ đề và các mối quan hệ của hệ thống dữ liệu với chủ đề tác
phẩm, xác định công bố loại nào và chưa công bố loại nào, hoặc thiết lập hệ
thống các luận điểm, luận cứ, luận chứng cho bài viết.
Việc nhận diện và xác định thể loại cho tác phẩm báo chí trong q
trình xử lý thơng tin của phóng viên cũng là một vấn đề quan trọng đặt ra.
Ví dụ: Đối với phóng viên thời sự truyền hình, thể loại thường được thể
hiện trong các chương trình thời sự là tin, phóng sự ngắn, ghi nhanh, phỏng
vấn,..v...v. Trên thực tế, dù tác phẩm báo chí ở thể loại nào, thì vẫn phải trả
lời các câu hỏi cơ bản trong giao thiếp truyền thơng qua báo chí đó là 5W+H.
( What, Who, Where, When, Why, How ). Nghĩa là chuyện gì, cái gì xảy ra ?

7


Ai liên quan, ai là người trong cuộc ? Xảy ra ở đâu ? Xảy ra khi nào ? Tại sao
xảy ra ? Xảy ra như thế nào ?. Tùy theo chất liệu và phương thức trả lời các
câu hỏi này mà tác phẩm báo chí của phóng viên hướng theo mơ thức tác
phẩm thể loại tin, phỏng vấn, phóng sự hay điều tra.
Tuy nhiên, dù là thể loại nào, một tác phẩm báo chí hay, hấp dẫn, đều
phải thỏa mãn ít nhất các tiêu chí sau đây :
- Thứ nhất là sự kiện, vấn đề được phản ánh trong tác phẩm phải nóng
hỏi, bức xúc, liên quan đến nhiều người và được dư luận xã hội quan tâm.
- Thứ hai là tác phẩm báo chí phải được cấu thành bởi những chi tiết,
tình tiết, số liệu xác thực, sinh động đầy sức thuyết phục. Hay nói một cách
khác đó là những chi tiết, những số liệu biết nói, đang cựa quậy trước mắt
người nghe, người xem.
- Thứ ba là cách trình bày diễn đạt, kết cấu chặt chẽ, logic, với ngôn
ngữ giọng điệu trong sáng, gần gủi, phù hợp và có sức cuốn hút đối với cơng
chúng- nhóm đối tượng.

Cùng với việc đảm bảo các tiêu chí trên, trong xử lý thơng tin, để có
một tác phẩm hay, thu hút sự quan tâm của khán giả truyền hình, phóng viên
phải thực hiện tốt việc kết nối nguồn tin, kết nối hiện trường. Đó là việc xử lý
nguồn tin phải đảm bảo tính logic, hợp lý, dễ hiểu. Sắp xếp các số liệu, dữ
liệu một cách khoa học nhằm làm nổi bật chủ đề của tác phẩm. Đồng thời,
việc kết nối hiện trường cần được phóng viên quan tâm. Đây là yếu tố khơng
chỉ làm tăng tính xác thực của thơng tin, mà cịn làm tăng tính hấp dẫn thơng
tin đối với cơng chúng. Đặc biệt đối với phóng viên thời sự truyền hình, việc
kết nối hiện trường của phóng viên trong q trình xử lý thơng tin, sẽ góp
phần tăng thêm tính xác thực của sự kiện, vấn đề được phản ánh. Đưa công
chúng đến gần hơn với sự kiện, sự việc mà phóng viên muốn thơng tin, giúp
cơng chúng xem truyền hình như đang tận mắt chứng kiến sự kiện, sự việc
hay vấn đề thời sự đang diễn ra. Việc kết nối hiện trường đối với phóng viên

8


thời sự truyền hình thường được thể hiện qua hình ảnh sinh động, qua khả
năng dẫn hiện trường của phóng viên để kết nối sự kiện với cơng chúng
truyền hình. Qua đó, góp phần làm tăng tính xác thực của thông tin, tạo sức
hấp dẫn lớn đối với công chúng.
2. Liên hệ trong quá trình tác nghiệp
Ngày 24/5/2019 trong quá trình tác nghiệp tại hiện trường vụ tai nạn
giao thơng làm chết hai người trên quốc lộ 21B. Tôi được một người dân cung
cấp một bức ảnh chụp lại được người và số xe máy gây tai nạn đã bỏ chạy.
Khi lực lượng chức năng đến làm việc, biết tôi là nhà báo và có mặt ở hiện
trường từ sớm nên có đề nghị tơi cung cấp thơng tin để phục vụ điều tra. Tuy
nhiên do thông tin về bức ảnh được người dân cung cấp chưa được kiểm
chứng, nên tôi chỉ cung cấp cho cơ quan chức năng bức ảnh để tham khảo
trong quá trình điều tra và từ chối cung cấp thơng tin về nguồn tin đó. Bởi

theo khoản 4 điều 38 Luật Báo chí năm 2016. Cơ quan báo chí và nhà báo có
quyền và nghĩa vụ không tiết lộ người cung cấp thông tin, trừ trường hợp có
yêu cầu bằng văn bản của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân, Chánh án Tòa
án nhân dân cấp tỉnh và tương đương trở lên cần thiết cho việc Điều tra, truy
tố, xét xử tội phạm rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng. Trong quá trình
sáng tạo bản tin gửi cho báo tôi cũng không cung cấp bức ảnh đó, cho đến
khi báo chuẩn bị lên khn tơi mới được cơ quan chức năng chính thức xác
nhận: nhờ bức ảnh đó mà đã nhanh chóng tìm ra người gây tai nạn, lập tức
tôi xin đặt lịch phỏng vấn để xác nhận nguồn tin. Khi đã chính thức được
xác nhận người trong bức ảnh và người gây tai nạn đã nhận tội là một, tôi
mới thay tiêu đề của bản tin và gửi bức ảnh đó cho tịa soạn với dịng chú
thích «Ảnh do người dân cung cấp ».

9


3. Anh chị hãy tìm kiếm một đề tài và sáng tạo
một tác phẩm báo chí
ẤM ÁP TÌNH NGƯỜI TẠI QUẬN THANH XUÂN
Sáng ngày 11/1/2021, Ông Nguyễn Vinh Hiển - Phó Chủ tịch Câu lạc
bộ Tình Người, Trưởng đồn cùng với các hội viên, cộng tác viên và học viên
Câu lạc bộ Tình Người đã đã phối hợp với Ủy ban nhân dân (UBND) quận
Thanh Xuân, Hà Nội tổ chức chương trình “Tết ấm Tình Người” những
người có cơng, hộ nghèo, hộ chính sách trên địa bàn nhân dịp Tết đến Xn
về cho các hộ gia đình có hồn cảnh khó khăn trên địa bàn quận. 110 suất
quà có giá trị 66 triệu đồng đã được thành viên Câu lạc bộ trao tận tay bà
con.
Khắc sâu đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc, nhằm lan tỏa
những nét văn hóa trí tuệ như “Văn hóa báo ơn, báo hiếu, trả nợ, tạo phúc”;
“Văn hóa cống hiến” để tri ân những người con đã hy sinh xương máu cho Tổ

quốc; chia sẻ tình người bằng tư tưởng tinh thần, trí tuệ và vật chất để mang
đến mùa xuân ấm áp tràn ngập yêu thương đến mọi nhà, đúng 7 giờ sáng,
đồn Tình Người đã có mặt đơng đủ tại Hội trường UBND quận Thanh Xuân
thành phố Hà Nội để chuẩn bị chương trình trao q và đón chào ơng bà cô
bác đến tham gia. Sau một giờ chuẩn bị, 110 suất quà bao gồm: bánh, kẹo,
mứt, nhu yếu phẩm, thuốc bổ, thuốc đánh răng… đã được xếp trang trọng,
ngay ngắn trên nhiều dãy bàn.
Bà Nguyễn Thị Tân, 70 tuổi háo hức dậy từ rất sớm để đi bộ từ nhà
thuộc khu vực chợ Khương Đình đến trụ sở UBND quận Thanh Xn. Tủi
thân vì gia cảnh khó khăn, sống độc thân nuôi người chị gái bị biến chứng não
nên vừa tới nơi bà đã bật khóc ịa. Được các thành viên Câu lạc bộ (CLB)
Tình Người động viên, bà tươi tắn trở lại và cho biết: “Khi đến đây tôi thấy

10


thật ấm áp, như đã nhìn thấy mùa xuân, thấy Tết trong tiếng cười, tiếng hát,
trong những gói quà chan chứa tình người”.

Tại Chương trình, đại diện chính quyền địa phương, ơng Lê Hồng
Thắng, Phó Chủ tịch UBND quận Thanh Xuân xúc động phát biểu: “Thay
mặt lãnh đạo thành quận, chúng tơi rất cảm ơn và cảm động đón nhận những
tình cảm của Câu lạc bộ Tình người đã về với bà con quận chúng tôi”.
Ngày hôm nay, chỉ qua vài tiết mục văn nghệ về Bác, về Đảng và đất
nước thơi, chúng tơi đã đón nhận được tình cảm, tinh thần, và nguồn năng
lượng bất tận từ các anh chị em trong đồn. Đây là món q vơ giá mà đồn
Câu lạc bộ Tình Người trao tặng cho tất cả mọi người có mặt hơm nay.
“Một mặt người bằng mười mặt của” tấm lịng của 40 người có mặt
hơm nay thay mặt cho hơn 3000 Cộng tác viên khắp ba miền của Tổ quốc đã
làm nóng lên, ấm lại những hồn cảnh khó khăn, trong đó có 110 bà con cô

bác ở quận Thanh Xuân.

11


Qua sự kiện ngày hơm nay, đồn Tình Người đã thổi một luồng gió
mới, thổi sức mạnh vào lãnh đạo quận Thanh Xn, chúng tơi càng ý thức
hơn và có trách nhiệm hơn nữa để giúp cho những gia đình có cơng, gia đình
chính sách, hộ nghèo có cuộc sống tốt đẹp hơn nữa”.
Đáp lại tình cảm nồng ấm của lãnh đạo địa phương, ơng Nguyễn Vinh
Hiển, Trưởng đồn đại diện Câu lạc bộ Tình Người đã phát biểu:“Trong
khơng khí ngày Tết cổ truyền của dân tộc, đón chào mùa Xuân mới đang tràn
về đất nước Việt Nam, thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về giảm
nghèo bền vững và hưởng ứng phong trào cả nước chung tay vì người nghèo,
khơng để ai ở lại phía sau, Câu lạc bộ Tình Người trong nhiều năm qua có
nhiều hoạt động thiết thực giúp đỡ người nghèo cả nước đặc biệt trong
Chương trình tết ấm Tình Người mỗi dịp Xn về.

Ơng Nguyễn Vinh Hiển - Phó Chủ tịch Câu lạc bộ Tình Người Người
phát biểu

12


Đại diện cho 110 ơng bà cơ bác có mặt đón q Tết hơm nay, Bà
Nguyễn Thị Tân, 70 nhà thuộc khu vực chợ Khương Đình xúc động chia sẻ:
“Trong một năm qua, bác đang rất buồn vì phải chăm sóc, lo lắng cho hai
người con trai bị tai nạn. Hôm nay đến đây bác vui quá! Câu lạc bộ Tình
Người rất ân cần, chu đáo, các bác rất cảm động. Túi quà tết này bác rất
trân trọng vì chứa đựng tình cảm sâu nặng, nghĩa tình của các con trong đó.

Bác thực sự rất xúc động”.

Bà Nguyễn Thị Tân, 70 nhà thuộc khu vực chợ Khương Đình

13


Trước khi chia tay đoàn ra về, Bác Trịnh Văn Trực, ở phường Khương
Hạ cảm động nói: “Năm nay bác vừa tròn 90 tuổi rồi mà đây là lần đầu tiên
bác được tham dự một chương trình ấm áp nghĩa tình thế này các con ạ. Bác
phấn khởi quá, rất cảm ơn đồn!”.
Niềm vui của ơng bà cơ bác được đón q Tết hơm nay cũng chính là
niềm vui, niềm hạnh phúc của lãnh đạo địa phương cũng như anh chị em
trong đồn Tình Người. Tuy giá trị vật chất trao tặng trong mỗi túi quà không
lớn, nhưng chắc chắn đây là nguồn động viên tinh thần to lớn đối với bà con
nghèo của địa phương trước thềm năm mới.
Xuất phát từ trí tuệ và tình u thương, truyền thống và đạo lý “uống
nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ người trồng cây”, CLB Tình Người đã tích
cực tham gia nhiều hoạt động xã hội. Chương trình “Tết ấm Tình Người”
đã lan tỏa khắp 3 miền Tổ quốc trong nhiều năm nay dành cho các hộ
nghèo, các thương, bệnh binh đang được chăm sóc ở các trung tâm thương
binh nặng và người tàn tật ở nhiều tỉnh, thành phố. Năm 2020, CLB Tình
Người trao tặng 4255 suất quà Tết với giá trị mỗi suất quà từ 600 nghìn
đồng đến 2,6 triệu đồng. Ơng Nguyễn Vinh Hiển, Phó Chủ tịch CLB Tình
Người cho biết: “Mùa xuân là mùa khởi đầu của ước vọng, sum vầy và
hạnh phúc. Với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, các tổ chức xã hội,
người có hồn cảnh khó khăn đang được động viên, khắc phục khó khăn
xây dựng hạnh phúc cho gia đình, đóng góp cơng sức của mình trong sự
phát triển chung của đất nước Việt Nam tươi đẹp”.
Trong năm 2020 vừa qua, các hội viên Câu lạc bộ Tình Người đã lan

tỏa mạnh mẽ các nét văn hóa, đặc biệt nét văn hóa “báo ơn, báo hiếu, trả nợ,
tạo phúc” và qua đó, đã tiến hành xây mới 1.940 mái ấm Tình Người, trao
tặng 168 con bò giống sinh sản, 902 chiếc xe đạp, tặng gần 1.000 suất quà
cho các thương binh, gia đình liệt sỹ, Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, trao tặng
gần 6.000 suất quà cho bệnh nhân nghèo ở Bệnh viện K2 và Bệnh viện E,

14


Hà Nội. Tiến hành hỗ trợ phẫu thuật tim cho 74 bệnh nhân người lớn và trẻ
em từ quỹ Trái tim Tình Người. Đặc biệt trong Chương trình Tết ấm Tình
Người, Câu lạc bộ đã trao tặng gần 7000 suất quà tới bà con nghèo ở Hà Nội
cũng như nhiều tỉnh thành với tổng giá trị hơn 79 tỷ đồng. Với những việc
làm thiết thực như trên, Câu lạc bộ Tình Người đã góp một phần vào cơng
cuộc xây dựng đất nước, chăm lo đời sống của nhân dân ngày càng ấm no,
hạnh phúc hơn.

15


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Văn Dững (chủ biên), Tác phẩm báo chí, tập II, NXB Lý
luận chính trị, H. 2006
2. PGS,TS. Nguyễn Văn Dững, Cơ sở lý luận báo chí, NXB Lao động,
H. 2012
3. Đỗ Q Dỗn, Tăng cường quản lý nhà nước về báo chí, báo Nhân
Dân, 09/01, H. 2007
4. Hà Đăng, Nâng cao năng lực và phẩm chất của phóng viên báo chí
trong thời kỳ cơng nghiệp hố – hiện đại hố, NXB Chính trị quốc gia, H.
2002

5. Hội Nhà báo Việt Nam, Trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ công dân
của nhà báo, H.1998
6. Hà Huy Phượng, Tổ chức nội dung và thiết kế, trình bày báo in,
NXB Lý luận chính trị, H.2006
7. Luật Báo chí 2016 NXB Lao động, H. 2018
8. Trần Thế Phiệt, Tác phẩm báo chí, tập III, NXB Giáo dục, H.1995
9. Tạ Ngọc Tấn (chủ biên), Tác phẩm báo chí, tập I, NXB Giáo dục,
H.1995
10. Tạ Ngọc Tấn, Từ lý luận đến thực tiễn báo chí, NXB Văn hố –
Thơng tin, H.1999
11. TS. Nguyễn Thị Thoa, Tác phẩm báo chí đại cương, NXB Giáo dục

Việt Nam, H.2010

16



×