Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Tiềm năng phát triển kinh tế tỉnh hà nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.06 KB, 11 trang )

Tiềm năng phát triển kinh tế
Tỉnh Hà Nam
Hà Nam là vùng đất giàu tiềm năng để phát triển một nền kinh tế đa dạng. Từ
sau khi tái lập tỉnh đến nay, kinh tế xã hội của Hà Nam đã có những bước tiến
vượt bậc và đạt được nhiều thành tựu quan trọng, tạo tiền đề cho việc đẩy mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh.
Nền kinh tế của tỉnh phát triển với tốc độ tương đối cao và khá bền vững. Tổng
sản phẩm kinh tế (GDP) của tỉnh trong ba năm 2001-2003 tăng bình quân
8,4%/năm, cao hơn so với tốc độ tăng trưởng của cả nước và của một số tỉnh
trong vùng. Trong đó giá trị sản xuất nông nghiệp tăng bình quân 3,72%/năm
(tăng 13,5% so với thời kỳ 1997-2000), giá trị sản xuất công nghiệp và xây
dựng tăng 18,8%/năm (tăng gấp 2,4 lần so với thời kỳ 1997-2000) và doanh số
thương mại và dịch vụ tăng 12,3%/năm (tăng 40,3% so với 1997-2000).
Tuy vẫn là một tỉnh nông nghiệp nhưng cơ cấu giữa các ngành kinh tế đã và
đang được chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm
tỷ trọng của ngành nông nghiệp. Tỷ trọng của ngành công nghiệp, xây dựng đã
tăng từ 19,11% năm 1997 lên 34,6% năm 2003, tỷ trọng của ngành nông nghiệp
giảm từ 48,29% năm 1997 xuống còn 33,6% năm 2003, còn tỷ trọng của dịch
vụ chiếm 31,8%. Giá trị hàng xuất khẩu của tỉnh đã đạt 30,5 triệu USD.
Công nghiệp
Lĩnh vực công nghiệp chủ đạo của tỉnh là sản xuất xi măng, vật liệu xây dựng
và công nghiệp dệt may.
Hà Nam có nguồn tài nguyên đá vôi có trữ lượng lớn (hơn 7,4 tỷ m
3
) làm
nguyên liệu cho sản xuất xi măng, vôi, sản xuất bột nhẹ, vật liệu xây dựng; các
loại đá quý phục vụ trang trí nội thất; các mỏ sét làm gạch ngói, gốm sứ, xi
măng và một số mỏ than bùn, đôlômit. Phần lớn tài nguyên khoáng sản này
phân bố gần đường giao thông, thuận lợi cho việc khai thác, chế biến và vận
chuyển. Đá vôi ở Hà Nam có chất lượng tốt và ổn định, đủ tiêu chuẩn nguyên
liệu cho sản xuất xi măng mác cao.


Hiện tại Hà Nam có 6 nhà máy xi măng sản xuất ổn định với tổng công suất
1,77 triệu tấn/năm. Điển hình là nhà máy xi măng Bút Sơn có công suất đạt 1,4
triệu tấn/năm. Nhà máy nằm ở vị trí rất thuận lợi về giao thông, cách cảng sông
Phủ Lý 3 km, cách ga đường sắt Phủ Lý 7 km. Sản phẩm của nhà máy đáp ứng
tiêu chuẩn cho việc xây dựng các công trình chất lượng cao.
Nhà máy xi măng Bút Sơn đang có chủ trương nâng công suất lên gấp đôi (2,8
triệu tấn/năm). Nhu cầu về vốn đầu tư lên tới 160 triệu USD. Ngành xi măng
tỉnh Hà Nam sẵn sàng mời đối tác vào đầu tư dưới mọi hình thức.
Trong lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng, hiện tại Hà Nam có 3 nhà máy sản
xuất gạch, trong đó có 2 nhà máy sản xuất gạch tuynel với tổng công suất mỗi
năm đạt gần 50 triệu viên, đạt tiêu chuẩn 22.10,5.6. Số lượng sản phẩm này đã
cung cấp được khoảng 70% nhu cầu thị trường trong tỉnh. Để phục vụ đủ cho
địa phương và một phần thị trường của các vùng lân cận, tỉnh có nhu cầu xây
dựng thêm 2 nhà máy với công suất mỗi nhà máy là 20 triệu viên gạch/năm.
Tổng mức vốn đầu tư cần thiết khoảng 1 triệu USD/nhà máy.
Ngoài xi măng và gạch tuynel, tỉnh còn có 6 cơ sở khai thác và chế biến đá xây
dựng của tỉnh và các ngành trung ương cùng với hơn 80 cơ sở khai thác, chế
biến đá ngoài quốc doanh (mỗi cơ sở có công suất từ vài trăm nghìn đến 2-3
triệu m
3
/năm) tạo thành vùng sản xuất vật liệu xây dựng tập trung. Tổng khối
lượng đá khai thác và chế biến hàng năm khoảng 1,8-2 triệu m
3
. Công nghệ sản
xuất và tuyển chọn đá vôi, đá xây dựng, đá bột nhẹ sẽ được cải tiến và ổn định
vào năm 2010 để đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước.
Trong lĩnh vực công nghiệp dệt, Công ty Dệt Hà Nam đã có các dây chuyền kéo
sợi, dệt vải hiện đại với công nghệ dệt nhập của Đức và Nhật Bản. Cho đến nay,
công ty đã đầu tư vào Khu công nghiệp Đồng Văn 2 triệu USD với sản phẩm
đạt 10 triệu m

2
vải mỗi năm.
Thiết bị dây chuyền, kéo sợi, đánh ống đầu tư tại thị xã Phủ Lý khá hiện đại.
Quy mô dây chuyền máy sợi lên tới 40.000 cọc sợi với sản phẩm đạt 8.000 tấn
sợi/năm. Công ty đang chuẩn bị hạ tầng cơ sở và địa điểm sản xuất để mời các
đối tác đầu tư.
Hà Nam có 6 nhà máy may và một nhà máy dệt len do 4 công ty quản lý với số
lượng máy may khoảng 4.500 máy. Số lượng hàng xuất khẩu tăng nhanh từ 1
triệu USD năm 1997 lên 16 triệu USD năm 2002 và 18 triệu USD năm 2003.
Nguồn lao đông kỹ thuật cho ngành may còn rất dồi dào. Định hướng của tỉnh
là phát triển tiếp tục ngành may để thu hút lao động địa phương và tăng kim
ngạch xuất khẩu bằng cách nâng công suất đã có của các doanh nghiệp lên gấp
đôi và xây dựng thêm hai nhà máy nữa, vốn đầu tư cho mỗi nhà máy khoảng 2-
3 triệu USD.
Tiểu, thủ công nghiệp và làng nghề
Hà Nam là địa phương có nhiều tiềm năng về phát triển tiểu, thủ công nghiệp và
các làng nghề truyền thống.
Làng nghề dệt lụa Nha Xá, xã Mộc Nam, Duy Tiên chuyên dệt lụa tơ tằm, đũi
với quy mô hiện tại khoảng 500 khung dệt, công suất đạt khoảng 1 triệu mét
lụa/năm và tạo việc làm cho 1.700 lao động. Nếu nâng diện tích dâu tằm lên
1.500 ha thì sản lượng tơ mỗi năm có thể đạt tới 100 tấn. Vì vậy tỉnh đang có
nhu cầu đầu tư khung kéo tơ máy để đưa ngành dâu tằm phát triển. Hướng đầu
tư là máy kéo tơ công nghệ cao theo hộ gia đình với công suất 10 tấn/máy/năm
kết hợp với thu mua kén từ vùng lân cận. Mỗi năm Hà Nam có thể sản xuất từ
100 tấn đến 250 tấn tơ tằm hoặc vải lụa có chất lượng cao bằng nguyên liệu tơ
nõn.
Làng nghề dệt xã Hòa Hậu, Lý Nhân chuyên sản xuất vải, khăn tắm và khăn ăn
các loại. Quy mô làng dệt hiện có khoảng 2.500 khung dệt với công suất 20
triệu mét vải/năm và 4 triệu khăn mặt/năm và thu hút khoảng 7.000 lao động.
Hiện tại tỉnh có nhu cầu đầu tư cho công nghệ đánh sợi và kéo sợi chất lượng

cao, sản phẩm đủ tiêu chuẩn xuất khẩu.
Làng nghề thêu ren thủ công (thêu tay) bao gồm thêu màu, thêu trắng các loại.
Sản phẩm rất đa dạng và phong phú về đề tài, mẫu mã, kích thước, phù hợp với
yêu cầu thị trường nước ngoài. Nghề thêu ren phát triển tại nhiều xã trong toàn
tỉnh và đây cũng là vùng thêu trọng điểm của cả nước. Sản phẩm thêu ren được
xuất khẩu vào các thị trường khu vực châu Mỹ, châu Âu và một số nước châu
Á.
Điển hình của làng nghề thêu ren là xã Thanh Hà, huyện Thanh Liêm. Tại đây
có 11.000 nhân khẩu thì có hơn 8.000 người tham gia lao động, riêng thêu ren
đã thu hút hơn 6.500 lao động. Sản phẩm thêu ren tại đây chủ yếu xuất khẩu đi
châu Âu và Bắc Á. Doanh thu về nghề thêu ren của toàn xã đạt tới 2 triệu
USD/năm.
Nghề đan mây, tre, giang bằng tay là nghề truyền thống của tỉnh Hà Nam. Làng
nghề đan mây, tre, giang xã Hoàng Đông, huyện Duy Tiên có tới gần 1.700 hộ
làm nghề thủ công thu hút khoảng 8.000 lao động tham gia. Sản phẩm mây, tre,
giang đan thủ công chủ yếu được tiêu thụ tại thị trường châu Âu, châu Mỹ và
bắc châu Á.
Nghề làm sừng thủ công mỹ nghệ là một nghề truyền thống của xã An Lão,
huyện Bình Lục. Tại đây tổng số hộ làm nghề tới 236 hộ. Sản phẩm chủ yếu
được làm từ sừng động vật, từ đó chế tác ra các vật dụng trang trí và đồ dùng
sinh hoạt. Thị trường của sản phẩm sừng mỹ nghệ chủ yếu là Đông Âu và Đông
Bắc Á.
Nông nghiệp
Trong ngành nông nghiệp, tốc độ tăng trưởng của trồng trọt tăng 3,5%/năm,
chăn nuôi tăng 7-9%/năm, sản lượng lương thực bình quân đầu người ổn định ở
mức 520kg/năm (tăng 5,6% so với thời kỳ 1997-2000).
Tại Hà Nam đã hình thành các vùng cây lương thực chuyên canh, thâm canh có
năng suất cao ở các huyện Duy Tiên, Lý Nhân và Bình Lục. Tại đây có những
vùng sản xuất lúa đặc sản có năng suất cao dành cho xuất khẩu.
Trong những năm qua tỉnh đã thực hiện thành công việc chuyển dịch cơ cấu sản

phẩm trong nông nghiệp, trong đó chăn nuôi và thủy sản đang trở thành mũi đột
phá. Đàn gia súc, gai cầm phát triển nhanh cả về quy mô và chất lượng. Gần
2.000 ha diện tích trũng ở vùng độc canh, hoang hóa đã được chuyển đổi sang
sản xuất đa canh để nuôi thủy sản, một phần đất màu được chuyển sang trồng
rau sạch chuyên canh và trồng hoa tươi, từ đó tạo nguyên liệu cho nhà máy chế
biến cà chua, khoai tây. Theo quy hoạch, đến năm 2010 diện tích trồng rau sạch
sẽ đạt 100 ha và diện tích trồng hoa sẽ là 200 ha.
Hà Nam cũng đã thực hiện thành công các dự án nhập bò sữa cung cấp cho
nhân dân chăn nuôi. Đến nay đã phát triển được đàn bò sữa 355 con và dự tính
đến năm 2010 đàn bò sữa sẽ đạt 4000 con, sản phẩm sữa tiêu chuẩn đạt 50.000
– 60.000 lít/ngày. Như vậy đến năm 2005-2007 sẽ có nhu cầu đầu tư xây dựng
một dây chuyền chế biến sữa.
Trại lợn nái ngoại thuần chủng ở huyện Duy Tiên có quy mô 4 ha, chuyên cung
cấp các giống lợn có chất lượng cao, tỷ lệ thịt nạc đạt 50-60% trọng lượng thịt
xẻ. Hiện tại trại cung cấp 1000-1500 con lợn giống nuôi thịt mỗi năm và cung
cấp bổ sung đàn lợn nái hậu bị khoảng 250-400 con/năm. Đến năm 2010, công
suất thịt lợn của tỉnh sẽ đạt 25-30 ngàn tấn/năm. Như vậy tỉnh sẽ có nhu cầu đầu
tư xây dựng một xí nghiệp chế biến đông lạnh để xuất khẩu thịt lợn nạc với
công suất khoảng 10.000 tấn/năm.
Ngành nuôi trồng thủy sản của Hà Nam cũng phát triển mạnh trong những năm
gần đây với việc sử dụng rộng rãi các loại giống nuôi và kỹ thuật nuôi trồng mới
cho năng suất và hiệu quả cao hơn. Toàn tỉnh có khoảng gần 2.000 ha nuôi
trồng thủy sản và đã đưa vào sản xuất một số loại thủy đặc sản có giá trị kinh tế
cao như ba ba, cá chim trắng, cá rô phi đơn tính và tôm càng xanh. Sản lượng
tôm năm 2002 đạt 700 tấn. Dự tính đến năm 2010 sản lượng tôm có thể đạt
10.000-15.000 tấn. Vì thế tỉnh cũng đang cần đầu tư xây dựng một dây chuyền
chế biến tôm đông lạnh, tôm nõn và các sản phẩm chế biến từ tôm để đưa sản
lượng tôm nõn xuất khẩu đạt 3000 tấn/năm.
Phục vụ cho sản xuất nông nghiệp là hệ thống nông giang đã được xây dựng
khá hoàn chỉnh bao gồm cả tưới và tiêu. Công suất cả hệ thống đảm bảo tưới

tiêu tới 95% diện tích gieo trồng toàn tỉnh.
Bên cạnh những lợi thế và tiềm năng phát triển sản xuất, Hà Nam cũng là nơi có
nhiều tiềm năng du lịch với nhiều điểm du lịch sinh thái hấp dẫn và các lễ hội
văn hóa truyền thống đặc trưng. Với sự đầu tư mạnh trong thời gian tới, Hà
Nam sẽ trở thành vùng du lịch phát triển với những nét văn hóa đặc trưng riêng
của vùng đồng bằng Bắc bộ và ngành du lịch của tỉnh sẽ đóng góp nhiều vào sự
phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
Hà Nam coi hợp tác đầu tư là nhiệm vụ rất quan trọng để thúc đẩy sự phát triển
kinh tế - xã hội của tỉnh. Tỉnh đã và đang khẩn trương tạo môi trường đầu tư
thuận lợi, cải cách các thủ tục hành chính, xây dựng và ban hành các chính sách
khuyến khích, ưu đãi đầu tư trên địa bàn tỉnh, giải quyết nhanh chóng, kịp thời
các thủ tục trong quá trình thực hiện dự án. Hà Nam cũng đang chú trọng xây
dựng và nâng cấp kết cấu hạ tầng, phát triển dịch vụ, hình thành các khu công
nghiệp tập trung theo quy hoạch, đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, cán
bộ quản lý và lực lượng lao động lành nghề để đáp ứng yêu cầu làm việc trong
các liên doanh có hiệu quả.
Với những tiềm năng trên, cùng với sự hợp tác đầu tư mạnh mẽ, trong thời gian
tới kinh tế Hà Nam chắc chắn sẽ đạt được những thành tựu to lớn.
Đối với du lịch
Hà Nam với dân số 813.978 người, có hơn 80% diện tích là đồng bằng, còn lại
là đồi núi. Thiên nhiên và lịch sử đã ưu ái ban tặng cho Hà Nam nhiều tài
nguyên du lịch. Cách thủ đô Hà Nội gần 60km về phía nam, Hà Nam nằm trên
trục giao thông Bắc - Nam, có hệ thống đường sắt, đường bộ, đường thuỷ rất
thuận tiện. Tỉnh tiếp giáp với các khu du lịch lân cận như Tam Cốc Bích Động
thuộc Ninh Bình, chùa Hương của Hà Tây, Phủ Giầy, đền Bảo Lộc và khu nghỉ
mát Thịnh Long của Nam Định với bán kính không lớn. Đó là những điều kiện
thuận lợi cho việc phát triển ngành du lịch của tỉnh. Nguồn tài nguyên du lịch
cũng khá đa dạng, phong phú bao gồm:
Tài nguyên du lịch tự nhiên phần lớn đều thuộc 2 huyện Thanh Liêm và Kim
Bảng. Đó là các hang động castơ ở vùng núi đá vôi với những hình thù lạ mắt,

lấp lánh nhiều màu sắc của nhũ đá tự nhiên, như đưa du khách đến nơi tiên
cảnh. Hầu như các dãy núi này nằm bên sông tạo ra khung cảnh nên thơ, sơn
thuỷ hữu tình. Tiêu biểu như Ngũ Động Thi Sơn, hang Luồn, hang Dơi, động
Vồng, khu Bát cảnh tiên, Hồ Tam Chúc…
Tài nguyên du lịch nhân văn: Đó là các di tích lịch sử văn hoá, các làng nghề
truyền thống tiêu biểu như Đền Trần Thương, đình Văn Xá, đình Thọ Chương
(Lý Nhân); Chùa Long Đọi Sơn, đền Lảnh Giang, đình Lũng Xuyên (Duy
Tiên); Chùa bà Đanh, đền Trúc, đền Bà Lê Chân (Kim Bảng); Chùa Châu, Chùa
Tiên, khu di tích Đinh Lê, khu văn hoá Liễu Đôi (Thanh Liêm); Nhà từ đường
Nguyễn Khuyến, đình Cổ Viễn, đình Bồ Đề (Bình Lục)…
Làng nghề của Hà Nam đang được chính quyền quan tâm, đầu tư để phát triển
công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, bên cạnh đó sẽ thu hút được khách du lịch.
Ngành đang chú trọng khôi phục, phát triển các làng nghề nổi tiếng như: Làng
thêu An Hoà (Thanh Liêm), Làng dệt lụa Nha Xá (Duy Tiên), Làng sừng Đô
Hai (Bình Lục), Làng đan mây tre (Hoàng Đông - Duy Tiên) Các làng nghề
được đưa vào các tour du lịch còn tạo điều kiện cho người lao động có công ăn
việc làm, duy trì truyền thống, lôi cuốn lớp trẻ chọn và kế tục nghề nghiệp của
cha ông. Tại đây, du khách cũng sẽ được hướng dẫn để có dịp trực tiếp tham gia
làm sản phẩm, ghi dấu một kỉ niệm đẹp cho chuyến đi của mình.
Trong chiến lược phát triển du lịch Hà Nam thời kỳ 1998 - 2010, ngành đã xác
định Hà Nam là vùng phụ cận của du lịch Hà Nội, điểm du lịch trên tuyến du
lịch xuyên Việt. Với tiềm năng như vậy, nếu được đầu tư thích đáng chắc chắn
du lịch Hà Nam sẽ phát triển và tạo ra nhiều sản phẩm du lịch hấp dẫn như du
lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch tham quan lễ hội tín ngưỡng, văn hoá
thể thao,…
Trước những năm 1997, các hoạt động du lịch ở khu vực Hà Nam hầu như
chưa được phát triển, nguồn tài nguyên chưa được đầu tư khai thác, tất cả còn
nằm ở dạng tiềm năng. Chỉ có 2 cơ sở lưu trú, trong đó Khách sạn Hoà Bình
quy mô khoảng 30 phòng ngủ, chủ yếu là dịch vụ lưu trú để phục vụ các chuyên
gia nước ngoài công tác tại tỉnh.

Từ khi tỉnh được tái lập, công tác quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh
đã được tiến hành xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Hà Nam thời
kỳ 1998 - 2010 và các quy hoạch chi tiết ở các điểm du lịch như: khu du lịch
Ngũ Động Sơn, Hồ Tam Chúc, đền Trần Thương,… Đó là cơ sở định hướng
cho việc quản lý khai thác nguồn tài nguyên du lịch của tỉnh. Các hoạt động
kinh doanh du lịch từng bước đã đi vào nề nếp và phát triển theo đúng các quy
định của nhà nước. Hiện nay Sở Thương mại - Du lịch Hà Nam đang tiến hành
triển khai thực hiện một số dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển du
lịch, đẩy mạnh công tác xúc tiến quảng bá du lịch nhằm thu hút các nhà đầu tư
trong và ngoài nước vào khai thác tài nguyên du lịch của Hà Nam.
Các hoạt động kinh doanh du lịch của Hà Nam từ năm 1997 đến nay không
ngừng được phát triển, đến nay đã có 20 đơn vị, tổ chức cá nhân tham gia hoạt
động kinh doanh du lịch trên địa bàn toàn tỉnh với các dịch vụ như kinh doanh
lưu trú, dịch vụ ăn uống giải khát, dịch vụ lữ hành nội địa, vật lý trị liệu, Về
cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành cũng được tăng nhanh, nhưng chủ yếu tập
trung vào dịch vụ lưu trú, ăn uống. Năm 1997 có 2 cơ sở lưu trú với 42 phòng
ngủ, đến năm 2002 có 16 cơ sở lưu trú, với tổng số 280 phòng ngủ trong đó có
20 phòng đủ tiêu chuẩn đón khách quốc tế. Lực lượng lao động phục vụ cho du
lịch đã được bổ sung. Năm 1997 số lao động trong ngành du lịch có khoảng 150
người, năm 2003 đã có khoảng trên 450 người. Trong thời gian tới, con số này
sẽ tăng kể cả về số lượng lẫn chất lượng, đáp ứng nhu cầu về chất lượng phục
vụ trong các đơn vị kinh doanh du lịch hiện nay.
Các loại hình kinh doanh du lịch Hà Nam trong những năm gần đây đã được mở
rộng với nhiều các loại hình dịch vụ phục vụ khách du lịch bao gồm: du lịch
tham quan nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, du lịch lễ hội, kinh doanh lữ hành, du
lịch làng nghề,… Nhìn chung các hình thức kinh doanh du lịch ở Hà Nam đang
từng bước được đầu tư để nâng cao chất lượng nhằm đáp ứng nhu cầu ngày
càng đa dạng của du khách.
Khách du lịch đến Hà Nam tăng khoảng 12,8%/năm, bao gồm khách nội địa và
khách quốc tế. Nguồn khách nội địa chủ yếu từ Hà Nội và các tỉnh lân cận đến

Hà Nam tham quan, dự lễ hội và kết hợp công tác. Khách quốc tế đến với Hà
Nam từ nhiều quốc gia khác nhau, chủ yếu là khách trên tuyến du lịch xuyên
Việt bằng đường bộ. Theo số liệu thống kê thì số lượng khách năm 1997 là
12.000 lượt, đến năm 2003 đã tăng gấp hơn 2 lần. Trong đó, khách nội địa năm
1997 có 10.800 lượt và đến năm 2003 số lượt khách cũng tăng gấp hơn 2 lần.
Trong những năm tới, tỉnh tập trung chỉ đạo đầu tư xây dựng và kêu gọi các nhà
đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào nhiều dự án du lịch của tỉnh.
Cách thành phố Phủ Lý chừng 12km trên tuyến quốc lộ 21A tiếp giáp với tỉnh
Hòa Bình và Hà Nội, khu du lịch Tam Chúc – Ba Sao (huyện Kim Bảng, Hà
Nam) có tổng diện tích hơn 5.100ha, bao gồm nhiều khu chức năng: Khu du
lịch sinh thái, khu nghỉ dưỡng, khu vui chơi giải trí… Với vẻ đẹp hoang sơ, tự
nhiên, núi non hùng vĩ, phong cảnh hữu tình, Tam Chúc – Ba Sao đang được
xây dựng để trở thành khu du lịch trọng điểm quốc gia.
Một góc hồ Tam Chúc.
Từ vẻ đẹp tự nhiên của tạo hóa…
Ấn tượng đầu tiên khi đến với Tam Chúc – Ba Sao chính là vẻ đẹp thiên nhiên
hoang sơ và kỳ thú. Từ trên cao nhìn xuống, Tam Chúc đẹp như một bức tranh
thủy mặc khổng lồ với những đường nét hoàn toàn tự nhiên do tạo hóa sắp đặt.
Đến đây vào mỗi buổi sớm mai, ngắm nhìn mặt nước, cành cây, ngọn núi…
bồng bềnh trôi trên mặt sương mù, ta có cảm giác như đặt chân tới chốn bồng
lai tiên cảnh. Khi hoàng hôn đổ bóng, mặt hồ lăn tăn gợn sóng, phản chiếu bóng
núi, mây trời khiến cảnh vật càng trở nên lung linh, huyền ảo trong muôn vàn
tia nắng. Là một trong những hồ nước ngọt tự nhiên có diện tích rộng nhất nước
ta, hồ Tam Chúc còn có thảm thực vật phong phú và những ngọn núi nhỏ. Đến
Tam Chúc, nhiều người không khỏi ngỡ ngàng khi nhìn từ xa, núi này có dáng
tựa như người đàn ông khổng lồ đang quỳ gối, núi kia trông lại như thảm
chuông lớn đang ngân vang giữa núi rừng. Thong thả du thuyền giữa lòng hồ,
du khách vừa được chiêm ngưỡng vẻ đẹp núi non kỳ vĩ, vừa nghe những câu
chuyện đầy màu sắc huyền thoại đã từng gắn bó hằng trăm năm với những địa
danh nơi đây, như: hồ Lục Nhạc, núi Thất Linh, chùa Ba Sao, thung Vạc, hồ

Tay Ngai…
Ba Sao gắn với truyền thuyết “Tiền Lục nhạc – hậu Thất Tinh”. Trên dãy núi 99
ngọn nằm ở phía Tây nam hướng về động Hương Tích (chùa Hương) có 7 ngọn
núi gần làng Tam Chúc. Trước đây, cả 7 ngọn núi này đều xuất hiện một đốm
sáng lớn tựa như 7 ngôi sao, sáng suốt đêm ngày. Ánh sáng lung linh từ trên cao
rọi xuống một vùng rộng lớn. Dân làng gọi đó là núi Thất Tinh, chùa Thất Tinh.
Sau đó, có người đến núi Thất Tinh đục đẽo, hòng lấy đi 7 ngôi sao đặc biệt. Họ
chất củi thành đống lớn và đốt nhiều ngày khiến cho 4 ngôi sao bị mờ dần đi,
cuối cùng chỉ còn lại 3 ngôi sao. Vì thế, chùa Thất Tinh sau này được đổi thành
chùa Ba Sao và thị trấn Ba Sao cũng được lấy tên gọi từ tích ấy.
Khơi nguồn ý tưởng xây dựng Khu du lịch Tam Chúc – Ba Sao thành khu du
lịch sinh thái cũng chính từ cảnh đẹp non nước nơi đây. Tam Chúc – Ba Sao hội
tụ nhiều yếu tố để trở thành khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng nổi tiếng. Hơn
nữa, Tam Chúc có hệ thống giao thông thuận lợi, nằm giáp ranh với Hoà Bình,
Hà Nội và chỉ cách chùa Hương 3km đường leo núi.
…sẽ trở thành khu du lịch trọng điểm quốc gia
Chủ trương xây dựng khu du lịch Tam Chúc – Ba Sao trở thành khu du lịch
trọng điểm quốc gia, tạo thành điểm nhấn trên bản đồ du lịch Việt Nam đã được
Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch ủng hộ. UBND tỉnh Hà Nam đang hoàn
thành các thủ tục để trình chính phủ phê duyệt. Ông Trần Văn Tiến, PGĐ Sở
Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Nam cho biết: “Vị trí thuận lợi và vẻ đẹp
tự nhiên chính là yếu tố quan trọng để xây dựng Tam Chúc – Ba Sao thành khu
du lịch trọng điểm quốc gia. Hiện nay, khu du lịch hồ Tam Chúc đang được gấp
rút đầu tư xây dựng với quy mô hơn 5.100ha, tổng mức đầu tư dự kiến hơn
10.000 tỷ đồng. Trong đó, riêng vùng lõi của khu du lịch có diện tích hơn
2.000ha, gồm các sản phẩm du lịch chính là: Du lịch hồ, khu du lịch tâm linh,
khu thể thao dưới nước, khu nghỉ dưỡng cuối tuần, dịch vụ đón tiếp, khu văn
hóa thể thao và sân gôn…”.
Để đảm bảo tiến độ xây dựng, UBND tỉnh Hà Nam luôn tích cực chỉ đạo, tiến
hành lập và điều chỉnh quy hoạch; tháo gỡ khó khăn, vướng mắc phát sinh trong

quá trình xây dựng. Hiện nay, phần hạ tầng đang được khẩn trương xây dựng
với tổng nguồn vốn đã đầu tư khoảng 350 tỷ đồng. Nhiều công trình, tuyến
đường đã được xây dựng xong như: cầu Tam Chúc, cầu Ba Sao, đường ven
hồ… Trong đó, chùa Ba Sao, đền Tam Chúc sẽ được xây dựng mới và tôn tạo
để trở thành điểm nhấn cho khu du lịch văn hóa tâm linh. Hiện, pho tượng đồng
Phật tổ Như Lai có chiều cao 15mét, nặng 200 tấn đã được đưa về tọa lạc dưới
chân núi. Theo kế hoạch, trong năm 2013, các tuyến đường giao thông sẽ được
hoàn thành, đồng thời khẩn trương thi công nạo vét, chỉnh trang lòng hồ, đào
sông Ba Sao, khởi công xây dựng khu văn hóa tâm linh với trọng tâm là chùa
Ba Sao.
Ông Tiến cho biết thêm, đến thời điểm này, diện tích đất phải giải phóng mặt
bằng về cơ bản đã hoàn thành. Việc xây dựng, cải tạo khu du lịch luôn tuyệt đối
tôn trọng yếu tố tự nhiên; đảm bảo cân bằng giữa việc bảo tồn và khai thác các
giá trị của hệ thống tài nguyên du lịch. Ngay từ khi khởi công xây dựng, công
tác khảo sát và thiết kế các hạng mục công trình được tiến hành song song. Qua
đó, nhằm đánh giá đúng địa chất của khu vực lòng hồ và những địa điểm lân
cận, không làm ảnh hưởng đến cảnh quan thiên nhiên, nhất là thảm thực vật của
vùng bảo tồn sinh thái.
Dự án khu du lịch Tam Chúc – Ba Sao được đánh dấu là một trong những khu
du lịch đầy tiềm năng phát triển, là cầu nối giữa khu du lịch chùa Hương (Hà
Nội) và quần thể du lịch Tam Cốc – Bích động – Tràng An – Bái Đính (Ninh
Bình), từ đó, tạo thành quần thể các khu du lịch sinh thái vùng ngập nước. Đây
cũng chính là ba điểm trong trục du lịch tâm linh có nhiều điều kiện thuận lợi về
vị trí địa lý, giao thông, đặc biệt là có nhiều danh lam thắng cảnh độc đáo. Hiện
nay, hệ thống giao thông nối Hà Nội và Hà Nam đang trong quá trình hoàn
thiện. Để phát huy tiềm năng liên kết vùng, UBND tỉnh Hà Nam đã quy hoạch
hạ tầng kết nối khu du lịch Tam Chúc – Ba Sao với chùa Bái Đính, chùa
Hương; đầu tư hệ thống giao thông đối ngoại, đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí
của du khách trong và ngoài nước.

×