CẢM NHẬN SAU KHI THAM QUAN
BẢO TÀNG CHỨNG TÍCH CHIẾN
TRANH
Môn: Đường Lối Cách Mạng Của Đảng Cộng
Sản Việt Nam
Họ Tên Sinh Viên: Nguyễn Duy Thương.
Mã số Sinh Viên: 91202227.
Nhóm: 13.
Ắt hẳn, bất cứ ai trong chúng ta, khi đi tham quan “Bảo Tàng Chứng Tích Chiến
Tranh” đều có một cảm giác như tôi. Thương tâm, đau xót…và bức xúc khi thấy những
bức ảnh, những tư liệu, số liệu về cuộc chiến tranh mà dân tộc đã trải hoa hơn hàng thập
kỷ qua. Tội ác của chủ nghĩa đế quốc đã gây ra thật là ghê sợ. Họ - Nước Mỹ tiến bộ,
luôn cho mình là đi đầu trong các vần đề dân quyền và nhân quyền, họ luôn ca ngợi dân
chủ, tự do nhưng chính họ đã chà đạp lên tất cả những gì mà họ đã nói. Họ sẵn sàng tàn
sát, giết chóc hàng vạn đồng loại của họ để tranh giành nhau những chiếc huân chương
chiến tích vô nghĩa. Đến khi hòa bình Việt Nam thiết lập, họ chỉ phủi tay nói rằng “I was
wrong, I am sorry” như vậy là kết thúc hay sao? Mất mác quá lớn, nỗi đau quá lớn chỉ
một lời xin lỗi là kết thúc hay sao???
Từ những năm cấp II, cấp III, tôi đã được học về lịch sử chống đế quốc giành độc lập dân
tộc, được tìm hiểu về những trận đánh hào hùng của dân tộc, nhưng đây là lần đầu tiên
chúng tôi tiếp xúc với lịch sử không phải bằng nhưng con số vô tri vô giác trong sách
giáo khoa, lần đầu tiên tôi thấy được chiến tranh tàn khốc đến vậy, lần đầu tiên tôi thấy
mình ở gần cuộc chiến đến vậy, và cũng là lân đầu tiên tôi biết cảm giác phẫn uất, căm
ghét chiến tranh – điều mà tôi không tài nào tìm được ở những quyển sách giáo khoa khô
khan kia. Đặt chân đến “Bảo Tàng Chứng Tích Chiến Tranh” đã làm sống dậy trong tôi
những cảm xúc chân thật nhất về “Nỗi đau của chiến tranh”. Khi tham quan nơi đây tôi
có cảm giác như thời gian trôi ngược trở lại để đưa tôi vào thời kỳ đấu tranh hào hùng,
gan góc của người Việt Nam với bao nhiêu năm nằm gai nếm mật mong giành lại độc lập
tự do cho quê hương đất nước. Từng bức ảnh, từng hiện vật nơi đây đã nói lên chiến
tranh ác liệt thế nào và người dân Việt Nam kiên cường, bất khuất, yêu chuộng hòa bình
đến dường nào.
Lần lượt tham quan các gian phòng trưng bày của Bảo Tàng, tôi không khỏi chạnh lòng
trước những mất mát mà nhân dân ta đã trải qua và phải chụi đựng. Đó là những cuộc
thảm sát dã man sát hại hàng trăm đồng bào vô tội ở Sơn Mỹ. Đó là những mất mát
không gì có thể bù đắp khi hàng ngàn gia đình, mảnh ruộng, vườn cây tiêu điều dưới làn
mưa bom bão đạn của bọn Đế Quốc. Và hơn hết là nỗi đau sâu thẳm trong tinh thân khi
chiến tranh đã qua đi hơn 35 năm mà nhiều thế hệ vẫn phải gánh chịu những di chứng sót
lại của nó” Chất độc màu da cam”, “Bom mìn sót lại”. Đi khắp các giang phòng trưng
bày chứng tích, tôi dừng lại thật lâu tai gian phòng trưng bày Sự Thật Lịch Sử. Rất đông
người, như tôi, đứng lặng trong xúc động. Không ai bước vội qua những tấm ảnh đã ngả
màu theo năm tháng. Tôi thực sự sốc khi nhìn thấy cảnh người dân vô tội bị giết hại, cảnh
máy bay rải chất độc màu da cam, cảnh người Mỹ tra tấn tù nhân…qua những bức ảnh
trưng bày. Ấn tượng nhất với tôi là bức tranh lính Mỹ Sư Đoàn 25 Bộ Binh xách trên tay
một mảnh xác người. Thật cam phẫn, xót xa biết bao.
Xác người dân làng Sơn Mỹ sau nằm la
liệt sau đợt xả súng
Máy bay C.123 đang phun rải chất độc
màu da cam
Một lính mỹ của sư đoàn bộ binh 25 đang xách
mảnh xác của một chiến sĩ giải phóng
Cùng là con người sao lại đối xử với nhau tàn nhẫn đến thế. Rồi đến bức ảnh chụp
một bà mẹ cùng các con mình vượt sông để tránh bom đạn của Mỹ làm tôi không khỏi
chạnh lòng. Nỗi sợ hãi, kinh hoàng, lo lắng lẫn căm phẫn lộ rõ trên gương mặt người mẹ
và các con của bà. Chiến tranh làm cho con người ta thật sự khủng hoảng về mặt tinh
thần, đau khổ về thể xác…Nhiều người xuýt xoa, chết lặng, làm dấu thánh, cuối đầu…
Quả thật không ai có thể bàng quang trước những tấm ảnh như thế. Không những thế khi
tận mắt nhìn thấy những thông số vể chất độc màu da cam, khối lượng bom đã dùng
trong chiến tranh, rồi những số liệu về thiệt hại sau những đợt càn của quân thù, tôi
không khỏi bàng hoàng. 70 triệu lít chất độc, 7 triệu tấn bom, hàng chục vạn hecta đất
ruộng bị cày xới. Dù chiến tranh đã qua đi rất lâu nhưng những hậu quả của nó luôn sống
mãi cùng năm tháng, nó khiến biết bao người dân phải lao đao, những đứa trẻ sơ sinh di
hình dị dạng ngay từ trong bụng mẹ vì chất độc màu da cam, những người lính cụ Hồ
năm xưa bây giờ mỗi khi trái gió trở trời lại đau nhức, hậu quả của những viên đan, quả
bom, những hình thức tra tấn dã man của lính Mỹ. Những con người họ đã cống hiến hy
sinh một phần máu thịt của mình cho Tồ Quốc vậy mà đến giờ họ cũng không hưởng
được một chút niềm vui trọn vẹn. Những chất độc hóa học đặc biệt là chất độc màu da
cam mà bọn thực dân xâm lược đã dùng để khai hoang cứ ngấm dần vào cơ thể họ theo
từng năm tháng để lại hậu quả là những đứa con dị tật, khác thường mà họ sinh ra. Chiến
tranh đã qua đi tại sao không để nó lại quá khứ mà khi hòa binh lập lại vẫn để cho những
đứa trẻ vô tội gánh chịu. Những đau thương của thế hệ trước chưa đủ hay sao? Nhìn các
em tôi cảm thấy mình được hạnh phúc quá, may mắn quá, còn được lành lặn, được học
tập, được vui chơi…Tại sao? Các em có tội tình gì chứ? Có cô gái Mỹ không dám nhìn
những bình thủy tinh mà trong ấy là thai nhi dị dạng chưa ra đời chịu ảnh hưởng của Chất
Độc Màu Da Cam. Tôi tự hỏi cô sẽ nghĩ gì khi biết rằng có hàng triệu trẻ em Việt Nam
đã và đang chịu ảnh hưởng của thứ Chất Độc khủng khiếp ấy nhưng nước Mỹ vẫn nhìn
chúng bằng ánh mắt phủ định.
Rừng đước Cà Mau bị phá hủy bởi chất độc hóa
học trong chiến tranh Việt Nam
Một bà mẹ Việt Nam cùng với con vượt sông
để tránh bom của máy bay Mỹ
Nơi đây còn trưng bày mô hình nhà tù Côn Đảo mà nói đúng hơn là một “Địa Ngục
Trần Gian” được gọi là “chuồng cọp”, thật rùng rợn, chúng khắc họa lại hình ảnh tra tấn
tù binh thật dã man, không còn tình người , người xem còn cảm nhận được sự ghê rợn
đến buốt xương mặc dù đó chỉ là mô hình được dựng lại. Các hình ảnh những người lính
với nét mặt bình thản trước hiểm nguy đang rình rập, họ bình thản trước những thủ đoạn
hết sức tàn ác của bọn ác ôn, chúng rắc vôi sống lên cơ thể người tù, tạt nước bẩn lên họ.
Chân họ bị cột vào còng sắt, ăn uống, tắm giặt, tiểu tiện đều trên một phạm vi hết sức nhỏ
bé. Chỉ cần một tiếng thở dài, ho hoặc đập muỗi là đủ để bọn ác ôn trút vôi xuống để
người tù ngạt thở, lở da. Ngoài ra còn có vô vàng những thụ đoạn tra tấn người tù mà bọn
tay sai đã nghĩ ra, chúng nghĩ ra như một trò tiêu khiển trên thân xác đồng loại. Ấn tượng
nhất với tôi là thủ đoạn tra tấn Nhốt “Chuồng Cọp”. “Chuồng” được tạo ra bằng cách đan
chằng chịt dây kẽm gai xung quanh và trên nóc, “chuồng” được đặt ở ngoài trời với nhiều
kích thước khác nhau, có loại nhốt 1 người, có loại nhốt từ 3-5 người. Tùy theo từng loại
“chuồng cọp” người tù phải nằm dưới đất cát, có loại người tù phải nằm trên dây kẽm gai
đâm thủng da thịt, có loại người tù chỉ có thể ngồi hoặc đứng lom khom, không thể ngồi
hoặc đứng thẳng được. Không thể không kể đến hàng loạt hình thức tra tấn dã man sau
đó như: bắt tù nhân lộn vỉ sắt, đánh tù nhân bằng chày vồ, bằng gậy, bằng roi cá đuối, đục
răng người tù, gõ thùng, rút móng tay móng chân tù nhân, chiếu đèn cho mù mắt, biệt
giam, đốt bộ phận sinh dục, đốt miệng tù nhân, đóng đinh người tù, đục lấy xương bánh
chè, dìm người tù vào chảo nước sôi, dùng ván ep lồng ngực tù nhân, nướng tù, chôn
sống tù nhân có cả hình ảnh những người bị tra tấn mà vẫn còn sống tới giờ và họ kể lại.
Thủ đoạn sau dã man và tàn khốc hơn thu đoạn trước nhằm uy hiếp tinh thần những
người tù còn lại. Sức khỏe của họ suy sụp rất nhanh, không chuồng nào không có người
hy sinh vì kiệt sức, bênh tật. Chiếc máy chém từng là nỗi kinh hoàng của người dân cũng
được trưng bày tại đây, nhìn thấy nó trong lòng tôi như có một cái gì đó rờn rợn đến lạnh
người. Tôi đứng rất xa cỗ máy chết người ấy, không cần tưởng tượng vẫn cảm nhận được
có biết bao đồng bào đã đau đớn trên ấy. Hơn ba mươi năm sau vẫn còn cảm thấy tanh
mùi máu…Thật là cảm phục biết bao trước sư kiên cường bất khuất, anh dũng của những
anh hùng Cách Mạng. Cho dù tù bị tra tấn, hành hạ, hủy diệt cả về thể xác lẫn tinh thần
nhưng ý chí Cách Mạng không vì thế mà bị dập tắt, những bài thơ và những lời tố cáo
vẫn hiển hiện trên tường, những người tù bé nhỏ nhưng ý chí kiên cường, vươn cao lên
trong mọi hoàn cảnh.
Chuồng cọp là nơi giam giữ và tra tấn tù nhân
tàn bạo nhất trong hệ thống nhà tù Côn Đảo
Cũng tại nơi đây, chúng tôi đã hiểu sâu hơn về tinh thần đồng đội, sự cưu mang, đùm
bọc lẫn nhau của những đồng chí, đồng bào trước kẻ thù. Tội tự cảm thấy mình quá may
mắn. Quá may mắn vì đã sống trong giai đoạn đẹp nhất của một đất nước hòa bình, quá
may mắn vì không bao giờ phải nghĩ đến cảnh chạy loạn, phải thấy xác người phơi thân
ngoài đồng trống, phải nghẹn ngào nhìn thấy khói bốc ngùn ngụt từ ngọn lữa hung hãn
đang thiêu rụi nhà cửa, xóm làng mình.
Lịch sử đã khẳng định rằng không gì có thể khuất phục được tinh thần yêu nước nồng
nàn của dân tộc Việt Nam. Chúng tôi và thế hệ sau luôn ý thức được nghĩa vụ và bổn
phận phải làm cho đất nước ta lưu danh thiên sử với những thành tựu trong các mặt của
đời sống xã hội, dần dần xóa bỏ đi vết thương của chiến tranh. Chúng ta khép lại quá khứ
để hướng đến tương lai, nhưng chúng ta sẽ không quên những gì đã xảy ra trên đất nước
mến yêu. Nhân dân ta luôn đánh thắng mọi kẻ thù xâm lược dù kẻ thù đó đến từ bất kỳ
đâu và có sức mạnh như thế nào. Dân tộc ta yêu hòa bình và điều đó phần nào thể hiện
thông qua hình ảnh “Chim bồ câu trắng” tại Bảo tàng chứng tích chiến tranh TP Hồ Chí
Minh.
Chuồng cọp kẽm
gai. Một chuồng
được nhốt từ 2 đến
3 người được đặt
sát nhau