Tải bản đầy đủ (.docx) (83 trang)

1261 Pháp Luật Về Điều Chỉnh Quan Hệ Lao Động Đối Với Công Việc Không Tiêu Chuẩn 2023.Docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (459.46 KB, 83 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRẦN PHƯƠNG HIÊN MY

PHÁP LUẬT VỀ ĐIỀU CHỈNH QUAN HỆ LAO ĐỘNG ĐỐI
VỚI CÔNG VIỆC KHÔNG TIÊU CHUẨN

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2022


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRẦN PHƯƠNG HIÊN MY

PHÁP LUẬT VỀ ĐIỀU CHỈNH QUAN HỆ LAO ĐỘNG ĐỐI
VỚI CÔNG VIỆC KHÔNG TIÊU CHUẨN

Chuyên ngành: Luật Kinh Tế
Mã số: 8380107

LUẬN VĂN THẠC SĨ


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TIẾN SĨ BÙI KIM HIẾU

Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2022


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và số liệu nghiên cứu trong luận văn này là trung thực
và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Những phần sử dụng tài liệu tham
khảo trong luận văn đã được nêu rõ trong phần tài liệu tham khảo. Các số liệu, kết quả
trình bày trong luận văn là hồn tồn trung thực, nếu sai tơi xin chịu hoàn toàn trách
nhiệm và chịu mọi kỷ luật của bộ môn và nhà trường đề ra.

TP. HCM, ngày 15 tháng 4 năm 2022.
Tác giả đề tài
Trần Phương Hiên My


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình nghiên cứu đề tài: "Pháp luật về điều chỉnh quan hệ lao động đối với
công việc không tiêu chuẩn", tôi đã gặp phải rất nhiều khó khăn, xong nhờ có sự giúp
đỡ của các thầy, cô giáo, ban lãnh đạo và nhà trường. Tôi đã hoàn thành được đề tài
theo đúng kế hoạch đặt ra.
Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến giáo viên hướng dẫn – TS.
Bùi Kim Hiếu đã tận tình hướng dẫn, chỉ dạy, trao đổi và giải đáp những vướng mắc
trong quá trình nghiên cứu đề tài.
Đồng thời, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô bộ môn khoa Luật Kinh Tế và
khoa Sau Đại Học của trường Đại học Ngân Hàng Hồ Chí Minh đã giúp đỡ, tạo điều
kiện cho tơi trong quá trình viết luận văn thạc sĩ.

Trong bài luận, chắc hẳn không thể tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Tơi mong
muốn sẽ nhận được nhiều đóng góp quý báu đến từ các quý thầy cô, ban cố vấn và nhà
trường để đề tài được hoàn thiện hơn nữa và có ý nghĩa thiết thực áp dụng trong thực
tiễn cuộc sống. Chân thành cảm ơn.

TP. HCM, ngày 15 tháng 4 năm 2022.
Tác giả đề tài
Trần Phương Hiên My


PHẦN TÓM TẮT
1.
1.1
1.2

Phần tiếng Việt
Tiêu đề: Pháp luật về điều chỉnh quan hệ lao động đối với công việc không tiêu
chuẩn.
Tóm tắt:

Lý do chọn đề tài: Việc bổ sung và hồn thiện các quy định về cơng việc khơng tiêu
chuẩn là vấn đề quan trọng đối với hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung và pháp luật
lao động nói riêng. Tuy nhiên hiện nay, các nghiên cứu về các quy định của pháp luật
điều chỉnh quan hệ lao động đối với các CVKTC là một vấn đề mới mẻ, khoa học pháp
lý nước ta chưa có một cơng trình nghiên cứu một cách đầy đủ và toàn diện về vấn đề
này, đây đang là nội dung còn nhiều bỏ ngỏ. Vì vậy, tác giả chọn đề tài: “Pháp luật về
điều chỉnh quan hệ lao động đối với công việc không tiêu chuẩn” làm nội dung nghiên
cứu cho đề tài luận văn thạc sĩ luật học của mình.
Mục tiêu nghiên cứu: 1) Phân tích đánh giá một số quan điểm về công việc không tiêu
chuẩn, và đưa ra những đặc điểm nổi bật của loại hình cơng việc mới này. Qua đó,

khẳng định vai trị, ý nghĩa của cơng việc khơng tiêu chuẩn trong thời đại hiện nay, để
có những quy định riêng điều chỉnh nhằm mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
cho NLĐ. 2) Kiến nghị hoàn thiện các quy định của pháp luật trong việc điều chỉnh
công việc không tiêu chuẩn.
Phương pháp nghiên cứu: phân tích, so sánh, tổng hợp.
Kết quả nghiên cứu: 1) Đáp ứng nguồn nhân lực cần thiết cho sự phát triển đa dạng
của nền kinh tế xã hội, giúp NLĐ được hưởng lợi. 2) Cân bằng lại nhân lực trong mối
quan hệ của NLĐ với NSDLĐ về sự phân bổ nhân sự và công việc tương ứng, đáp ứng
nhu cầu công việc mà xã hội đặt ra. 3) Phân tích được thực tiễn áp dụng các quy định
vào việc bảo vệ quyền lợi người lao động làm công việc không chuẩn trong các mơ
hình kinh tế chia sẻ tại Việt Nam hiện nay.
Kết luận và hàm ý: Tạo cơ sở về mặt pháp lý cũng như thực tiễn để đầu tư phát triển
các ngành nghề sử dụng lao động không tiêu chuẩn một cách ổn định, nhằm đảm bảo
sự phát triển sự bền vững và linh hoạt cho nền kinh tế nước ta và quyền lợi hợp pháp
cho người lao động khơng theo tiêu chuẩn.
1.3 Từ khóa: cơng việc khơng tiêu chuẩn; bảo vệ quyền lợi NLĐ; kiến nghị hoàn
thiện pháp lý.
2.
English


2.1
2.2

Title: Laws & regulations adjustment of labour relationship in non-standard
employment
Abstract:

Reason for writing: The addition and completion of regulations of non-standard
employment is an important issue for the Vietnamese legal system in general and the

labor law in particular. However, the research on the provisions of this topic is a new
issue, our country's legal science has not had a complete research work on this matter.
Therefore, the author chooses the topic: "Regulations adjustment of labour relationship
in non-standard employment" as the research content for her master's thesis.
Purpose: 1) To analyze and evaluate some views on non-stand employment; explain
the causes of the increase and give highlighed features of this new type of work.
Thereby, we affirm the role and meaning of non-standard employment in the modern
life and adjust regulations to protect the legitimate rights of the employees. 2) To
propose the improvement and adjusment in the regulation of relationship in nonstandard employment.
Methods: analyze, compare, synthesize
Results: 1) Meet the necessary human resources for the diverse development of the
socio-economic then help workers to get more beneííts. 2) Rebalance human resources
in the relationship of employers and meet the job needs set by the society. 3) Analyze
the practical application of regulations to protect the rights of non-standard workers in
the sharing economy models in Vietnam.
Conclusion: Create a legal basis and practice to develop industries using non-standard
labor in a stable way, in order to ensure the sustainable and flexible development for
the economy and legal rights for non-standard workers.
2.3

Keywords: non-standard employment; protect worker’s legal rights; labour laws
adjustment.


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

STT

Ký hiệu chữ viết tắt


Chữ viết đầy đủ

1

BLLĐ

Bộ luật lao động

2
3
4

CVKTC
HĐLĐ
KTCS

Công việc không tiêu chuẩn
Hợp đồng lao động
Kinh tế chia sẻ

5

NLĐ

Người lao động

6

NSDLĐ


Người sử dụng lao động

7

QHLĐ

Quan hệ lao động

8

QHPLLĐ

Quan hệ pháp luật lao động


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÔNG VIỆC KHÔNG TIÊU
CHUẨN VÀ SỰ ĐIỀU CHỈNH CỦA PHÁP LUẬT.................................................10
1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG VIỆC KHƠNG TIÊU CHUẨN ....................................................10
1.1.1 Khái niệm cơng việc khơng tiêu chuẩn ............................................ 10
1.1.2 Đặc điểm của công việc không tiêu chuẩn ...................................... 19
1.1.3 Vai trị của cơng việc khơng tiêu chuẩn .......................................... 22
1.1.4 Nhu cầu của xã hội đối với công việc không theo tiêu chuẩn ..........25
1.1.5 . Sự cần thiết của việc điều chỉnh pháp luật đối với cơng việc khơng
tiêu
chuẩn ................................................................................................................... 29
1.2
CƠNG VIỆC KHƠNG TIÊU CHUẨN THEO QUY ĐỊNH CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC
CHO


VIỆT NAM

30

1.2.1 Nhận định về công việc không tiêu chuẩn của một số quốc gia ..... 30
1.2.2 Công việc không tiêu chuẩn theo quy định pháp luật của một số quốc
gia..................................................................................................................... 33
1 .............................................................................................38
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ CÔNG VIỆC KHÔNG TIÊU
CHUẨN VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HỒN THIỆN ................................................39
KẾT LUẬN CHƯƠNG

2.1

. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG NGƯỜI LAO ĐỘNG LÀM CÔNG VIỆC KHÔNG TIÊU CHUẨN..........................39

2.2

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ CÔNG VIỆC KHÔNG TIÊU CHUẨN

...................................42

2.2.1 Thực trạng pháp luật về bảo vệ quyền lợi người lao động làm cơng
việc khơng chuẩn trong các mơ hình kinh tế chia sẻ tại Việt Nam hiện nay .........42
2.2.2

Thực trạng pháp luật về việc xác định đối tượng áp dụng Bộ luật Lao

động, và một số quan điểm khác nhau khi áp dụng quy định pháp luật Việt Nam

điều chỉnh quan hệ vềlái xe công nghệ ........................................................... 50
2.2.3

Thựctrạngpháp luật về thời giờ làm việc, thời giờnghỉ ngơi ........ 55

2.2.4

Thựctrạngpháp luật về hợp đồng theo quy định Bộ Luật Lao Động .

52
2.2.5 Thực trạngpháp luật về chế độ bảo hiểm xã hội ............................ 56
2.3

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG ĐIỀU
CHỈNH QUAN HỆ LAO ĐỘNG KHÔNG TIÊU CHUẨN ..............................................................................58

2.3.1 Một số kiến nghị bảo vệ quyền lợi người lao động đối với công việc
không tiêu chuẩn ................................................................................................58


2.3.2 Một số kiến nghị khác ..................................................................... 62
2 ..................................................................................................... 70
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................... VIII

KẾT LUẬN CHƯƠNG


1

MỞ ĐẦU

1. Đặt vấn đề
Quan hệ lao động là mối quan hệ có tầm ảnh hưởng trực tiếp đến xã hội. Với
những đặc thù riêng trong quan hệ lao động đối với các công việc không tiêu chuẩn,
không thể áp dụng các quy định chung của pháp luật lao động vốn dành cho những
NLĐ thơng thường. Do đó, việc tạo ra các quy định riêng để điều chỉnh quan hệ lao
động mới này là vô cùng cần thiết. Điều này nhằm đảm bảo hài hồ lợi ích của các bên
trong quan hệ lao động, cũng chính là đảm bảo sự phát triển của xã hội. Trong lịch sử
và ngay cả ở thời điểm hiện tại, NLĐ đã và đang gặp nhiều bất lợi khi tham gia vào
quan hệ lao động, quyền lợi nói chung cịn gặp nhiều hạn chế. Từ đó, khiến cho
NSDLĐ gặp khó khăn trong việc làm thế nào để vừa thực hiện được quyền quản lý hợp
pháp của mình, vừa đảm bảo được quyền lợi của NLĐ. Đây quả thực là một bài tốn
khó mà để giải được địi hỏi phải có các quy định pháp lý cụ thể, bảo vệ hiệu quả quyền
và lợi ích hợp pháp của NLĐ. Có như vậy, NLĐ và NSDLĐ mới có thể duy trì được
một mối quan hệ lao động bền vững.
Cùng với sự tác động của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 và yêu cầu tham gia
nhiều hiệp định song phương và đa phương đã tạo ra nhiều việc làm mới, điều này đặt
ra yêu cầu hoàn thiện pháp luật lao động nước ta để phù hợp với xu thế chung. Sự xuất
hiện và ngày càng phát triển của các công việc không tiêu chuẩn trong những dịch vụ
tiện ích được xem là một hệ quả tích cực của xu hướng trên. Hiệp định Đối tác toàn
diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và hiệp định EU-Việt Nam (FTA) sẽ
tạo thuận lợi thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo thêm nhiều việc làm mới, giảm đói
nghèo và nâng cao chất lượng sống của người dân tại các quốc gia thành viên. Do vậy,
nước ta Bộ luật Lao động năm 2019 sửa đổi, bổ sung theo hướng những u cầu đặt ra
trong hiệp định nói trên.
2. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng với chính
sách kinh tế nhiều thành phần, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất ngày càng phát triển,
góp phần cho nền kinh tế của nước ta ngày càng phát triển, tốc độ tăng trưởng ngày
càng cao, sản phẩm hàng hóa ngày càng đa dạng, thu hút đông đảo lực lượng lao



2

động vào làm việc tại các doanh nghiệp. Để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người tiêu
dùng, các ngành nghề như vận chuyển, bán lẻ, đại lý phân phối, sản xuất, gia công xuất
khẩu sản phẩm là hàng dệt, may, da, giày, chế biến nông, lâm, thủy sản ngày càng phát
triển. Khi kinh tế phát triển, đời sống của người dân ngày càng được nâng cao thì nhu
cầu của người tiêu dùng ngày càng đa dạng. Điều này không chỉ thể hiện ở việc “đáp
ứng nhu cầu tối thiểu” mà còn dần chuyển sang xu thế “hài lòng” về chất lượng sản
phẩm cũng như thời gian vận chuyển, giao hàng phải nhanh chóng. Do đó, để đáp ứng
các điều kiện ngày càng “khó tính” của thị trường tiêu thụ, địi hỏi các chủ doanh
nghiệp cần có một đội ngũ NLĐ tiến hành các khâu trong quá trình sản xuất, gia cơng
và phân phổi sản phẩm đó. Trong xu thế đó, sự bùng nổ những tiến bộ cơng nghệ và
“nền kinh tế chia sẻ” - với tất cả sự sắp xếp công việc linh hoạt và các dịch vụ khách
hàng sáng tạo, tiện lợi và chi phí thấp đã thúc đẩy các ngành nghề cần nhiều lao động
không tiêu chuẩn phát triển mạnh mẽ. Người sử dụng lao động (NSDLĐ) ngày càng có
xu hướng mở rộng phạm vi, trình độ, lứa tuổi, thành phần NLĐ khác nhau nhằm đảm
bảo cho các khâu trong quá trình sản xuất diễn ra một cách thuận lợi. Đặc biệt, NLĐ là
lực lượng chính tạo ra của cải vật chất nuôi sống xã hội, giúp cho xã hội phát triển và
tiến bộ. NLĐ là trung tâm của mọi hoạt động lao động, là sự bắt đầu cũng như kết thúc
mọi hoạt động lao động. NLĐ ngừng hoạt động, ngừng sản xuất đồng nghĩa với việc xã
hội ngừng phát triển. Vì vậy, làm thế nào để tạo ra điều kiện lao động phù hợp, tốt nhất
với mọi NLĐ là một điều quan trọng, là động lực thúc đẩy xã hội phát triển không
ngừng. Nhất là NLĐ làm các công việc không theo tiêu chuẩn. Bởi lẽ khi xã hội ngày
càng phát triển, NLĐ càng nhận ra được sự cần thiết về điều kiện lao động và vấn đề
này đang là mối quan tâm lớn trong tất cả các ngành nghề, các quốc gia trên thế giới.
Hiện nay pháp luật lao động Việt Nam cũng có một số quy định về điều kiện lao động.
Tuy nhiên, các công việc không theo tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật lao động
đang là nội dung còn nhiều bỏ ngỏ và về cơ bản chỉ căn cứ vào quy định điều kiện lao
động mà pháp luật lao động quy định để xác định một số ngành nghề đặc trưng không

theo tiêu chuẩn trong quan hệ lao động.
Thực tế, các CVKTC đã xuất hiện từ rất sớm ở các nước trên thế giới, điển hình
là Nhật Bản, Vương quốc Anh và Hoa Kỳ. Ở Việt Nam, CVKTC đã xuất hiện và phát


3

triển trong những năm gần đây với sự đa dạng về các hình thức như các cơng việc làm
theo giờ, bán thời gian hay các dịch vụ vận chuyển hiện đại, tiện ích như Grab và Go
Viet... Về mặt pháp lý, các công việc này ngày càng được thừa nhận rộng rãi trong hệ
thống pháp luật của nhiều quốc gia trên thế giới. Hiện nay, pháp luật nước ta chưa có
một khung pháp lý riêng để điều chỉnh đối với các cơng việc khơng tiêu chuẩn. Do vậy,
hồn thiện các quy định pháp luật lao động về điều chỉnh quan hệ lao động đối với các
công việc không tiêu chuẩn nhằm góp phần hồn thiện tất cả các quan hệ lao động nói
chung là vấn đề mang tính cấp thiết. Quan hệ lao động đối với công việc không theo
tiêu chuẩn chưa thật sự được Bộ luật Lao động năm 2012 quan tâm, ghi nhận. Hiện tại
Bộ luật Lao động năm 2019 đã được ban hành ngày 20/11/2019 có hiệu lực 01/01/2021
cũng chưa thật sự chú trọng đến nội dung này. Các quy định cịn mang tính rải rác ở
một số văn bản quy phạm pháp luật khác nhau, chưa thật sự có tính thống nhất và đồng
bộ trong khi công việc không theo tiêu chuẩn ngày càng được mở rộng phong phú, đa
dạng. Vì vậy, tác giả chọn đề tài: “Pháp luật về điều chỉnh quan hệ lao động đối với
công việc không tiêu chuẩn” làm nội dung nghiên cứu cho đề tài Luận văn thạc sĩ luật
học của mình.
3. Tình hình nghiên cứu
Trong những năm gần đây, khái niệm và những vấn đề về công việc không tiêu
chuẩn đã thu hút khơng ít sự quan tâm của các nhà quản lý, đặc biệt là các nhà nghiên
cứu, trường Đại học... Đã có nhiều văn bản tài liệu được cơng bố trên các sách báo, tạp
chí, nghiên cứu về phương hướng, giải pháp phát triển thị trường lao động có hiệu quả,
bao gồm các ngành nghề khơng theo tiêu chuẩn, phù hợp với chiến lược phát triển kinh
tế – xã hội.

Nghiên cứu về các quy định của pháp luật điều chỉnh quan hệ lao động đối với
các công việc không tiêu chuẩn là một vấn đề hết sức mới mẻ. Do vậy, hiện nay trong
khoa học pháp lý nước ta chưa có một cơng trình nghiên cứu một cách đầy đủ và toàn
diện về vấn đề này. Đa phần là các bài báo, bài bình luận của một số nhà nghiên cứu về
một số khái niệm có nội hàm liên quan như việc làm bán thời gian, việc làm theo giờ,
việc làm theo mùa vụ hay công việc không trọn thời gian, cụ thể như sau:
- Đoàn Thị Phương Diệp, TS. Hồ Đức Hiệp (2019), Mối quan hệ giữa người


4

lao động và người sử dụng lao động giai đoạn hiện nay, Tạp chí Tài chính số 10, tr. 57
-65. Bài viết phân tích mối quan hệ, khung pháp lý điều chỉnh mối quan hệ giữa người
lao động và người sử dụng lao động trong thời đại Cách mạng công nghiệp 4.0. Kết quả
phân tích cho thấy, cần áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp để Việt Nam có những chuyển
biến tích cực, góp phần đảm bảo quyền và lợi ích của người lao động, giảm thiểu tranh
chấp lao động và đình cơng, cải thiện mơi trường đầu tư, thúc đẩy hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp.
- Nguyễn Hoàng Hà (2019), Đánh giá việc thi hành các quy định pháp luật về
quan hệ lao động ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí Lý luận chính trị số 7, tr. 23 -29. Bài
viết này phân tích sâu về thực trạng thi hành pháp luật về quan hệ lao động (QHLĐ)
theo tinh thần của Hiến pháp 2013, từ đó đề xuất hướng tiếp cận thi hành hiệu quả hơn
pháp luật về quan hệ lao động, đặc biệt chú trọng căn cứ thực tiễn hoàn thiện các quy
định pháp luật nhằm đổi mới tổ chức và nâng cao năng lực hoạt động của tổ chức đại
diện người lao động (NLĐ), tổ chức đại diện người sử dụng lao động (NSDLĐ) và cơ
quan quản lý nhà nước cũng như hoàn thiện các thiết chế tài phán trọng tài lao động và
tòa án lao động thúc đẩy mạnh hơn QHLĐ lành mạnh, tiến bộ, hài hòa và ổn định trong
thời gian tới.
- Bùi Sỹ Lợi (2020), Bảo đảm quyền tự do lựa chọn việc làm của người lao
động ở Việt Nam, Tạp chí Xây dựng Đảng, số 4, tr. 32 -39. Bài viết khẳng định vai trò

của các tổ chức, cá nhân trong việc bảo đảm việc làm, thu nhập cho người lao động thì
pháp luật cũng khẳng định rõ trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của cả người lao động và người sử dụng lao động, xây dựng mối quan hệ
lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định. Người lao động tham gia vào quan hệ lao động, có
quyền làm việc cho bất kỳ người sử dụng lao động nào, làm bất cứ cơng việc gì mà
pháp luật khơng cấm cũng như có quyền lựa chọn nơi làm việc phù hợp với điều kiện
sinh sống. Người lao động có quyền chủ động nắm bắt cơng việc phù hợp với khả
năng, nguyện vọng, trình độ chun mơn nghiệp vụ và sức khỏe của mình. Người cần
tìm việc làm có quyền trực tiếp liên hệ để tìm việc hoặc đăng ký tại các tổ chức dịch vụ
việc làm để tìm
kiếm cơng việc. Theo quy định của pháp luật lao động hiện hành, người lao động có thể
giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động và học nghề phù hợp với


5

yêu cầu về việc làm của mình.
- Nguyễn Thị Mến, (2020), Vấn đề đánh giá của tiêu chuẩn lao động theo quy
dịnh của Bộ Luật lao động về điều kiện lao động, Tạp chí kiểm sát, Đại học Kiểm sát
nhân dân, số 2, tr.43 -49. Bài viết phân tích một số nội dung có liên quan đến tiêu
chuẩn về lao động cho đặc trưng một số công việc và nhận định về tiêu chuẩn lao động
ảnh hưởng đến việc phân loại công việc lao động trong quan hệ pháp luật lao động.
- Nguyễn Tiến Hòa, (2020), Một số vấn đề mơ hình kinh tế chia sẻ và pháp luật
lao động trong mơ hình kinh tế chia sẻ, Hội thảo khoa học cấp quốc gia, Bộ Tư pháp và
Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, tr.79 – tr.971. Bài việc cho rằng với sự phát triển
nhanh chóng của ‘cơng nghệ số”, thuật ngữ kinh tế chia sẻ đã “rộ lên” và mơ hình này
tồn tại khá phổ biến ở một số nước trên thế giới. Theo đó Việt Nam cũng đã tồn tại và
đang diễn ra một số hoạt động này ở một số ngành nghề, lĩnh vực khác nhau như vận
tải, nghỉ ngơi, lưu trú. Hình thức này mang lại nhiều lợi ích cho xã hội, giúp giảm chi
phí giao dịch và sử dụng tài sản hiệu quả. Qua đó cũng tạo cơng ăn việc làm cho nhiều

người, góp phần giải quyết vấn đề thất nghiệp cho người dân. Và điều quan trọng ở bài
viết này là đã khái quát sơ lược về vấn đề pháp luật lao động của mơ hình kinh tế này.
Bởi vì nó gắn liền với sự xuất hiện của cơng việc mà ở đó NLĐ có thể khơng được bảo
vệ theo pháp luật hiện nay.
- Mahotra, A & Van Alstyne, M, (2014), The dark side of the sharing economy
and hight to lighten it, Communication of the ACM, Issue 57, tr.24 – tr.32. Bài viết đã
bàn về nguồn gốc, định nghĩa, tác động của mô hình kinh doanh trong nền kinh tế với
việc “chia sẻ” đến vấn đề lao động. Trong đó, bài viết tập trung phân tích, tác động của
khía cạnh kinh tế để đi đến những khái niệm, đặc điểm và dẫn đến cơng việc khơng tiêu
chuẩn cũng được hình thành từ kinh tế chia sẻ này. Thành công của bài viết này là tác
giả đã khẳng định tranh chấp của những QHLĐ trong mơ hình kinh tế này phản ánh
thực tế về những tác động của nó đối với pháp luật trên thế giới để bào vệ NLĐ là còn
bỏ ngỏ mặc dù các nước trên thế giới đã phát triển kinh tế chi sẻ từ rất lâu.
- Dev, C. S., Hamilton, R. W., Rust, R.T. and Valenti, M. V. (2018). What Do
Hotel Guests Really Want? Anticipated Versus Actual Use of Amenities. Cornell
Hospitality Report, Issue18, 1-24. Tác giả chủ yếu tập trung nghiên cứu theo hướng
1 Bộ Tư pháp, Trường Đại học Luật Tp.HCM, (2020), một số vấn đề pháp lý và quản trị trong mơ hình kinh tế
chia sẻ, Tp.HCM 2020.


6

khảo sát mang tính định tính về góc độ kinh tế, tính tốn giá trị kinh tế mang lại trong
thời đại 4.0, phát triển kinh tế chia sẻ. Nội dung pháp luật lao động để bảo vệ NLĐ
trong bài viết này tác giả vẫn chưa đề cập đến.
Nhìn chung, những bài báo và bài viết nghiên cứu khoa học về vấn đề này khá
nhiều, tuy nhiên các cơng trình này chủ yếu tập trung vào các vấn đề mô tả hiện tượng,
nêu lên thực trạng về sự phát triển của các cơng việc khơng tiêu chuẩn. Đồng thời, các
cơng trình thông qua việc khảo sát và thống kê số liệu thực tế đã khái qt được tình
hình của cơng việc khơng tiêu chuẩn dựa trên nhiều tiêu chí khảo sát như độ tuổi, giới

tính, lý do lựa chọn cơng việc không tiêu chuẩn, mức lương, các ngành nghề sử dụng
nhiều lao động khơng tiêu chuẩn... Đồng thời, từ đó, cho thấy xu thế chung của các
công việc không tiêu chuẩn trong bối cảnh hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Tác giả chỉ đề cập và tập trung nghiên cứu về tình hình và cơ chế pháp lý điều
chỉnh quan hệ lao động đối với các CVKTC.
Nghiên cứu này giúp rà soát và đánh giá các quy định cịn thiếu sót của pháp
luật Việt Nam trong việc điều chỉnh các CVKTC. Đồng thời, việc chỉ ra những bất cập
trong thực tiễn làm cơ sở để tác giả đưa ra những kiến nghị, đề xuất nhằm hoàn thiện
các quy định pháp luật lao động điều chỉnh các công việc không tiêu chuẩn.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
4.2.1 Phạm vi nội dung
Đề tài nghiên cứu vấn đề lý luận về công việc không tiêu chuẩn trên cơ cở Bộ
luật Lao động năm 2012 và Bộ luật Lao động năm 2019 và các văn bản pháp lý liên
quan về vấn đề này, tìm hiểu thực trạng áp dụng các quy định về CVKTC, phân tích
những điểm cịn vướng mắc, bất cập của pháp luật hiện hành về CVKTC và đề xuất
một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật về CVKTC.
Về mặt lý luận, tìm hiểu các quy định có liên quan các cơng việc không tiêu
chuẩn. Đồng thời, tham khảo tài liệu liên quan đến lịch sử nghiên cứu vấn đề, nắm bắt
những nội dung người đi trước đã làm. Từ đó, rút ra những mặt được và chưa được,
tránh mất thời gian và sự trùng lặp, đảm bảo giá trị và tính mới của vấn đề nghiên cứu.
Đồng thời, tác giả có nghiên cứu về tình hình cơng việc khơng tiêu chuẩn và một vài


7

quy định của pháp luật một số nước trên thế giới để có cái nhìn khái qt và tồn diện
hơn.
Về mặt thực tiễn, tác giả tập trung tìm hiểu tình hình về sự phát triển của cơng

việc khơng tiêu chuẩn, lý giải nguyên nhân về sự gia tăng của lao động đối với các
công việc này ở Việt Nam và một số nước trên thế giới (Hoa Kỳ, Pháp, Trung Quốc).
4.2.2 Phạm vi không gian
Đề tài nghiên cứu vấn đề lý luận về CVKTC trên lãnh thổ Việt Nam. Thu thập,
tìm hiểu và phân tích một số vụ việc điển hình về CVKTC ở một số tỉnh thành (Hà Nội,
TP. HCM) mang tính đặc trưng liên quan đến quan hệ pháp luật lao động đối với
CVKTC.
4.2.3

Phạm vi thời gian
Đề tài nghiên cứu các quy định của pháp luật Việt Nam về CVKTC trên cơ cở

Bộ luật Lao động năm 2012 và Bộ luật Lao động năm 2019 và các văn bản hướng dẫn
thi hành cho đến nay. Một số vụ việc được khai thác, tìm hiểu là phân tích trong
khoảng thời gian xảy ra trước khi BLLĐ năm 2019 có hiệu lực pháp luật.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong từng chương tác giả sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cụ thể như
sau:
- Phương pháp phân tích được tác giả sử dụng trong toàn bộ 03 chương của luận
văn. Tại chương 1 (phần 1.1) tác giả sử dụng phương pháp này để phân tích những khái
niệm, vai trị, đặc trưng pháp lý của CVKTC và phân tích những quy định của pháp luật
hiện hành về công việc không theo tiêu chuẩn ở chương 2. Trong chương 2 khi nghiên
cứu về những bất cập của pháp luật hiện hành về CVKTC, tác giả sử dụng phương
pháp phân tích để làm rõ hơn những vướng mắc này từ đó kiến
nghị sửa đổi, bổ sung một số quy định nhằm hoàn thiện hơn quy định của pháp luật về
vấn đề này.
- Phương pháp so sánh được tác giả sử dụng để so sánh quy định của pháp luật
Việt Nam hiện hành về công việc không tiêu chuẩn ở Bộ luật Lao động năm 2012 và
Bộ luật Lao động năm 2019. Phương pháp này còn được sử dụng để so sánh quy định
của pháp luật Việt Nam và pháp luật một số nước về CVKTC hiện nay (phần 1.2.1).

- Phương pháp tổng hợp được sử dụng trong toàn bộ luận văn chương 1,2,3,


8

trên cơ sở các tài liệu đã phân tích, so sánh, tác giả sử dụng phương pháp này để tổng
hợp, khái quát lại những vấn đề đã nêu ra, làm cơ sở đề xuất những kiến nghị hoàn
thiện pháp luật về công việc không tiêu chuẩn.
6. Nội dung nghiên cứu:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về công việc không tiêu chuẩn và sự điều chỉnh
của pháp luật.
Chương 2: Thực trạng pháp luật hiện hành về công việc không tiêu chuẩn.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy định pháp luật và nâng cao
hiệu quả áp dụng pháp luật về công việc không tiêu chuẩn.
Nội dung chương 1: Tác giả đã khái quát cơ sở lý luận về cơng việc khơng theo
tiêu chuẩn. Trên cơ sở đó, làm rõ khái niệm công việc không tiêu chuẩn là gì, đặc điểm
và vai trị của cơng việc khơng theo tiêu chuẩn. Tác giả khái quát nhu cầu của xã hội và
vấn đề việc làm của một số công việc khơng tiêu chuẩn hiện nay. Đồng thời, phân tích,
tác động ý nghĩa của công việc không theo tiêu chuẩn.
Nội dung chương 2: Tác giả nghiên cứu, khái quát một số quy định của một số
nước khác trên thế giới về cơng việc khơng tiêu chuẩn, để có một sự đánh giá so sánh
nhỏ, từ đó dẫn dắt đi sâu vào phân tích quy định pháp luật về cơng việc khơng tiêu
chuẩn tại Việt Nam. Trong chương này, tác giả sẽ tiến hành phân tích, chứng minh một
số thực trạng cụ thể như thực trạng về đối tượng công việc không tiêu chuẩn được áp
dụng theo BLLĐ như thế nào, cách thức xác định đối tượng này; thực trạng về thời
gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi của công việc không tiêu chuẩn theo quy định của
BLLĐ hay thực trạng về bảo hiểm xã hội cho NLĐ làm các công việc này.
Nội dung chương 3: Trên cơ sở phân tích hai chương trên, tác giả mạnh dạn
đưa ra một số đề nghị về kiến nghị hoàn thiện pháp luật về pháp luật lao động điều
chỉnh QHLĐ đối với công việc không tiêu chuẩn.

7. Tính đóng góp của đề tài:
Ý nghĩa khoa học: Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho
việc học tập, làm tài liệu, luận cứ cho việc nghiên cứu và hội thảo khoa học.
Giá trị ứng dụng: Nghiên cứu này giúp rà soát và đánh giá các quy định cịn
thiếu sót của pháp luật Việt Nam trong việc điều chỉnh các công việc không tiêu chuẩn.
Đồng thời, việc chỉ ra những bất cập trong thực tiễn làm cơ sở để tác giả đưa ra những


9

kiến nghị, đề xuất nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật lao động điều chỉnh các
công việc không tiêu chuẩn.


CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÔNG VIỆC KHÔNG TIÊU CHUẨN VÀ
SỰ ĐIỀU CHỈNH CỦA PHÁP LUẬT
7.1. Cơ sở lý luận về công việc không tiêu chuẩn
7.1.1

Khái niệm công việc không tiêu chuẩn
Thuật ngữ “công việc” vừa là một khái niệm cơ bản, thông dụng vừa là một

trong những nhu cầu cơ bản của con người để đảm bảo cuộc sống và sự phát triển tồn
diện. Cơng việc là “ cái phải làm để sinh sống hàng ngày” 2. Như vậy, thuật ngữ “công
việc” trước hết được hiểu một cách đơn giản nhất là điều gì, cái gì mà con người cần
phải làm, lao động để duy trì sự sống tối thiểu của hàng ngày. Công việc luôn gắn liền
với chủ thể là con người. Quan công việc chúng ta thường gọi chung là lao động. Bởi vì
lao động là khái niệm luôn gắn liền với con người. Khi con người lao động là hoạt động
của họ có chủ đích. Hoạt động này vừa thể hiện trách nhiệm, bổn phận của mỗi con

người đồng thời cũng thể hiện quyền của họ trong hoạt động của lao động.
Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Bộ Luật Lao Động
nước ta đã khẳng định và cụ thể hóa quyền lao động và bảo đảm cơng việc của NLĐ.
Do đó, chính sách về việc làm của NLĐ là một trong những chính sách quan trọng hàng
đầu của mỗi quốc gia, trong đó có Việt Nam. Chính sách này thông qua việc tạo việc
làm, đảm bảo việc làm, phân bố ngành kinh tế phù hợp nâng cao phúc lợi cho người
dân, thực hiện công bằng xã hội, đảm bảo cho người dân hịa nhập xã hội. Chính sách
việc làm ở nước ta thời gian qua đã từng bước thực hiện được mục tiêu đó. Bởi BLLĐ
quy định về việc làm, công việc theo tiêu chuẩn, những điều kiện cơ bản của một số
công việc phải đáp ứng đủ tiêu chuẩn làm việc. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hạn chế và
bất cập. Vì vậy, việc tìm hiểu khái niệm công việc không tiêu chuẩn (CVKTC) trước
hết cần phải làm rõ khái niệm “cơng việc” dưới góc độ nhìn nhận
“cơng việc” chính là việc làm của NLĐ. Khái niệm CVKTC hình như vẫn cịn xa lạ, bỏ
ngỏ với pháp luật lao động Việt Nam hiện nay.
2 truy cập ngày
20/1/2022.


Căn cứ theo BLLĐ 2019, Điều 3 khoản 5 quy định về khái niệm quan hệ lao
động: “Quan hệ lao động là quan hệ xã hội phát sinh trong việc thuê mướn, sử dụng
lao động, trả lương giữa người lao động, người sử dụng lao động, các tổ chức đại diện
của các bên, cơ quan nhà nước có thẩm quyền...”. Tuy nhiên CVKTC (hay cịn gọi là
“cơng việc phi tiêu chuẩn”) khơng có đầy đủ những yếu tố đặc điểm của việc xác lập
QHLĐ theo pháp luật lao động nêu trên. Từ đó các nội dung của nội hàm về QHLĐ
cũng không đầy đủ, dẫn đến không đủ cơ sở pháp lý để giải quyết tranh chấp, đồng thời
cũng dễ dẫn đến mâu thuẫn của việc xác lập các CVKTC đối với NLĐ. Ví dụ như đặc
điểm về thời gian lao động, đặc điểm về sự thỏa thuận bình đẳng trong giao kết hợp
đồng; chế độ thuế, bảo hiểm xã hội như quy định ở BLLĐ 2019 mà hiện nay một số
công việc như tài xế công nghệ đang làm việc đơng đảo vẫn chưa có những chính sách
rõ ràng.

Vậy nên, CVKTC được hiểu là khi xác lập QHPLLĐ, NLĐ làm việc với
CVKTC sẽ có những quyền lợi khơng được đảm bảo như một QHPLLĐ được ký kết
giữa NLĐ với người sử dụng lao động thông thường. Trên thực tế hiện nay, các
CVKTC tồn tại rất nhiều khi mà với mơ hình kinh tế chia sẻ ngày càng phát triển trong
thời đại công nghệ 4.0. Ở BLLĐ 2019, chúng ta hiểu dù là công việc tiêu chuẩn hay
CVKTC cũng cần phải được xem xét dưới góc độ của các yếu tố là NLĐ, NSDLĐ và
xác lập QHPLLĐ để thấy những đặc điểm của chúng.
Trên cơ sở nghiên cứu và phân tích khái niệm cơng việc từ nhiều góc độ khác
nhau và CVKTC, xét thấy khái niệm CVKTC chưa được đề cập tại các văn bản pháp lý
kể cả BLLĐ 2019, qua đây có thể đưa ra khái niệm CVKTC như sau: CVKTC là thuật
ngữ dùng để chỉ các thỏa thuận làm công việc khác nhau đi lệch hướng với công việc
tiêu chuẩn. CVKTC bao gồm công việc tạm thời; công việc bán thời gian; công việc
theo yêu cầu; công việc tự do; công việc trên thực tế NLĐ làm việc như là tồn thời
gian, thậm chí vượt cả thời gian theo quy định thời gian làm việc của BLLĐ và trong
một khoảng thời gian dài và có thu nhập, có phát sinh một số điều kiện, tiêu chuẩn theo
quy định của pháp luật lao động, nhưng lại khơng hình thành QHPLLĐ,
HĐLĐ được xác lập không theo quy định của pháp luật lao động; hay nói cách khác là
pháp luật lao động chưa thật sự đủ cơ sở pháp lý để quy định chặt chẽ nội dung này,



×