Tải bản đầy đủ (.docx) (74 trang)

1541 Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thanh Khoản Của Các Nhtm Vn 2023.Docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (531.32 KB, 74 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NG

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT
N HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH ^

------------^.
•X.
>G*N

r

LĂNG N
ÂN HÀ

CÁC NHÂN TỐ ẢNH
H
ƯỞNG ĐẾN THANH
KHOẢN CỦA CÁC
ÂN HÀNG THƯƠNG
NG
T NAM
MẠI VIỆ

KHĨA LUẬN
CHUN NGÀNH:
TÀI

ỐT NGHIỆP


CHÍNH – NGÂN HÀNG
7340201

MÃ SỐ:
NH, NĂM 2021
TP. HỒ CHÍ MI


2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

N

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NG
------------^[

ÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
ÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH
2 ^-------------

sX

W

LĂNG N GÂN HÀ

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞN G ĐẾN THANH KHOẢN CỦA
CÁC NGÂN HÀNG
TH


KHĨA LUẬ
CHUN NGÀNH
TÀI

ƯƠNG MẠI VIỆT NAM

N TỐT NGHIỆP
CHÍNH – NGÂN HÀNG
7340201

MÃ SỐ:
DẪN KHOA HỌC
NGƯỜI HƯỚNG

SỸ NAM

THS. NG
INH, NĂM 2021
TP. HỒ CHÍ M


i

TÓM TẮT
Ngân hàng thương mại (NHTM) ngày càng nhấn mạnh tầm quan trọng của
quản lý rủi ro thanh khoản trong hoạt động kinh doanh. Nghiên cứu này được thực
hiện nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của các
NHTM Việt Nam. Mơ hình hồi quy tác động ngẫu nhiên (REM) khắc phục bằng
phương pháp ước lượng GLS được áp dụng trong phân tích với số liệu gồm 272

quan sát từ 25 NHTM Việt Nam giai đoạn 2010 – 2020. Kết quả nghiên cứu cho
thấy có mối quan hệ cùng chiều giữa tính thanh khoản và tỷ lệ sinh lời trên tổng vốn
chủ sở hữu, tỷ lệ lạm phát. Ngồi ra nghiên cứu cũng tìm thấy mối quan hệ ngược
chiều giữa tính thanh khoản với quy mô ngân hàng, tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ cho vay, tỷ lệ
tăng trưởng kinh tế và tỷ lệ thất nghiệp. Bên cạnh đó, nghiên cứu chưa tìm ra bằng
chứng cho mối liên hệ giữa tỷ lệ tiền gửi và tỷ lệ vốn chủ sở hữu, tỷ lệ dự phòng rủi
ro tín dụng đối với tính thanh khoản của ngân hàng. Dựa trên kết quả thu được,
nghiên cứu đề xuất một số kiến nghị cho các nhà quản trị và NHNN nhằm nâng cao
khả năng thanh khoản của các ngân hàng.


ABSTRACT
Commercial banks increasingly emphasize the importance of liquidity risk
management in business operations. This study was conducted to determine the
factors affecting the liquidity of Vietnamese commercial banks. The random-effects
regression model (REM) re-estimated by the GLS method is applied in the analysis
with the data of 272 observations from 25 Vietnamese commercial banks in the
period 2010 – 2020. Research results show that there is a positive relationship
between liquidity and return on equity, inflation rate. The study also found a
negative relationship between liquidity and bank size, bad debt ratio, loan rate,
economic growth rate and unemployment rate. In addition, the study has not found
evidence for a connection between deposit ratio and equity ratio, credit risk
provision ratio on bank liquidity. Based on the obtained results, the study proposes
some recommendations for bank managers and the State Bank to improve the
liquidity of banks.
This thesis includes 5 chapters:
Chapter 1: Introduction
This chapter talks about the research work, including the reason for choosing
the topic, the research objective, the research questions, the object and scope of the
research, the research method, the contributions of the topic, and the topic layout.

Chapter 2: Theoretical basis
This chapter presents the theoretical basis of liquidity and factors affecting
liquidity. Besides, reviews and presents domestic and foreign studies on the factors
affecting liquidity and performance of commercial banks. Thereby identifying the
internal and macro factors affecting the bank's liquidity including: Bank size; Equity
ratio; Profitability; Credit risk provision ratio; Bad debt ratio; Deposit rate; Loan
rate; Economic growth rate; Inflation rate and Unemployment rate. From there it acts
as a basis for the author to set up the hypothesis, select the research model presented
in the next chapter.


Chapter 3: Research Method
Base on the theoretical basis of Chapter 2, Chapter 3 builds and presents a
research model. At the same time, the author also identifies independent variables
and dependent variables through the presentation of equations, meanings and sign
expectation table. In addition, the author introduces a data analysis method to
determine which particular regression model to choose. Then, the author presents the
research process, using Stata for regression analysis and testing the model's defects.
The results of the study will be presented and explained in detail in Chapter 4.
Chapter 4: Research results
In this chapter, by the panel data regression method - random effects model
(REM) re-estimated by the GLS method, the study has shown the factors that have a
negative impact on the banks' liquidity are bank size (SIZE); bad debt (NPL); loan
ratio (LDR); economic growth rate (GDP) and unemployment rate (UNE). The
factors that have a positive impact on banks' liquidity are profitability (ROE) and
inflation rate (INF). Research has not found the relationship between liquidity and
deposit ratio (DEP), credit provision ratio (LPR) and equity ratio (CAP). Base on the
results, the author will propose some recommendations to improve the bank's
liquidity as well as point out the thesis limitations and further research directions in
the next chapter.

Chapter 5: Conclusions and recommendations
In this chapter, the author presents a summary of the research findings,
proposes some recommendations to improve the liquidity of banks and increase
operational efficiency. Specifically, commercial banks need to grow in size, have
reasonable equity, enhance profitability, improve lending activities and actively deal
with bad debts. For the State Bank, it is necessary to regulate liquidity reserves ratio,
flexibly use interest rate management tools, control inflation and strengthen
supervision on commercial banks. In addition, the author points out the thesis
limitations such as the quantity and duration of the research is small and short, the


variables are not diversified and fully represent the micro and macro environment.
Furthermore, the author also proposes further research directions such as increasing
the number of observed samples, adding more variables to the model, using more
liquidity measures.
This chapter is also the ending chapter of the research on the determinants of
commercial banks liquidity in Vietnam.


LỜI CAM ĐOAN
Khóa luận này là cơng trình nghiên cứu riêng của tác giả, kết quả nghiên cứu
là trung thực, trong đó khơng có các nội dung đã được cơng bố trước đây hoặc các
nội dung do người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn được dẫn nguồn đầy đủ
trong khóa luận.

TP.HCM, Ngày...27...tháng...6...năm 2021
Tác giả
Lăng Ngân Hà



LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên em xin chân thành cảm ơn Giảng viên Ngô Sỹ Nam đã trực tiếp
hướng dẫn và giúp đỡ em hồn thành tốt khóa luận tốt nghiệp này. Bên cạnh đó, em
cũng xin bày tỏ sự tri ân đối với các thầy cô tại Trường Đại học Ngân hàng TP.Hồ
Chí Minh đã tận tình giảng dạy, chia sẻ kiến thức, kĩ năng và kinh nghiệm của mình
đến với những sinh viên nói chung và bản thân em nói riêng trong suốt thời gian học
tập tại trường.
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình và bạn bè, những người đã luôn
giúp đỡ, đồng hành và ủng hộ em trong suốt thời gian thực hiện khóa luận này.
Tuy nhiên, với vốn kiến thức hạn hẹp và chưa có nhiều kinh nghiệm thực tiễn
nên bài nghiên cứu ít nhiều vẫn cịn sai sót. Vì vậy em rất mong nhận được sự góp ý
nhận xét của quý thầy cô để nâng cao kiến thức của bản thân phục vụ cho q trình
cơng tác sau này.
Sau cùng, kính chúc thầy cô đang công tác tại trường Đại học Ngân Hàng TP.
Hồ Chí Minh dồi dào sức khỏe và nhiều thành công trong công việc.
Em xin chân thành cảm ơn.
Tác giả
Lăng Ngân Hà


MỤC LỤC

TÓM TẮT ................................................................................................................ i
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................v
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................vi
MỤC LỤC.............................................................................................................. vii
DANH MỤC CHỮ VIẾTTẮT ...............................................................................x
DANH MỤC BẢNG BIỂU,HÌNH ẢNH VÀ SƠ ĐỒ ..........................................xi
,


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU .......................................1
1.1.
Lý do chọn đề tài ........................................................................................1
1.2.
Mục tiêu của đề tài......................................................................................2
1.2.1. Mục tiêu tổng quát..............................................................................2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ...................................................................................2
1.3.
Câu hỏi nghiên cứu ....................................................................................2
1.4.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .............................................................3
1.5.
Phương pháp nghiên cứu ...........................................................................3
1.6.
Đóng góp của nghiên cứu...........................................................................3
1.7.
Cấu trúc nghiên cứu....................................................................................4
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KHẢ
NĂNG THANH KHOẢN CỦA CÁC NHTM ......................................................6
2.1.
Cơ sở lý thuyết về thanh khoản và rủi ro thanh khoản ngân hàng ........6
2.1.1. Khái niệm khả năng thanh khoản của ngân hàng................................6
2.1.2. Cung cầu thanh khoản ........................................................................7
2.1.3. Rủi ro thanh khoản .............................................................................7
2.1.4. Cách đo lường khả năng thanh khoản ................................................9
2.2.
Các nhân tố tác động đến tính thanh khoản của NHTM ......................11
2.2.1. Các nhân tố thuộc môi trường vi mô.................................................11
2.2.2. Các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô ................................................13
2.3. Nghiên cứu thực nghiệm về các nhân tố tác động đến khả năng thanh

khoản của các NHTM ..........................................................................................14
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .....................................................................................19
CHƯƠNG 3: MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1.

Mơ hình nghiên cứu..................................................................................20

3.2.

Mơ tả biến và các giả thuyết ....................................................................21
3.2.1. Biến phụ thuộc .................................................................................21
3.2.2. Biến độc lập......................................................................................22

3.3.

Phương pháp nghiên cứu .........................................................................28
3.3.1. Thu thập và xử lý dữ liệu .................................................................28

20


3.3.2. Ma trận tương quan giữa các biến....................................................29
3.3.3. Phân tích hồi quy..............................................................................29
3.3.4. Kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến ..................................................31
3.3.5. Kiểm định phương sai sai số thay đổi ..............................................31
3.3.6. Kiểm định tự tương quan .................................................................32
3.4.

Quy trình nghiên cứu ...............................................................................32


KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .....................................................................................33
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH VÀ THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .....34
4.1.

Kết quả thống kê mô tả dữ liệu ...............................................................34

4.2.

Ma trận hệ số tương quan giữa các biến ................................................37

4.3.

Tổng hợp kết quả phân tích hồi quy và lựa chọn mơ hình ....................38
4.3.1. Kết quả phân tích hồi quy ................................................................38
4.3.2. Các kiểm định lựa chọn mơ hình .....................................................40

4.4.

Các kiểm định chẩn đoán.........................................................................41
4.4.1. Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến VIF........................................41
4.4.2. Kiểm định phương sai sai số thay đổi ..............................................42
4.4.3. Kiểm định tự tương quan .................................................................42

4.5.

Kết quả hồi quy theo phương pháp GLS.................................................42

4.6.

Thảo luận kết quả hồi quy .......................................................................44

4.6.1. Tác động của quy mơ ngân hàng đến tính thanh khoản....................44
4.6.2. Tác động của khả năng sinh lời đến tính thanh khoản .....................45
4.6.3. Tác động của tỷlệ nợ xấu đến tính thanh khoản..............................46
4.6.4. Tác động của tỷlệ cho vay đến tính thanh khoản ............................46
4.6.5. Tác động của tỷlệ tăng trưởng kinh tế đến tính thanh khoản...........47
4.6.6. Tác động của tỷlệ lạm phát đến tính thanh khoản...........................47
4.6.7. Tác động của tỷlệ thất nghiệp đến tính thanh khoản........................48
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ....................................................................................49
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................50
5.1. Kết luận ....................................................................................................50
5.2. Một số kiến nghị nhằm nâng cao tính thanh khoản của ngân hàng .....50
5.2.1. Đối với NHTM..................................................................................50
5.2.2. Đối với NHNN .................................................................................52
5.3. Hạn chế của nghiên cứu ...........................................................................52
5.4. Hướng nghiên cứu tiếp theo ....................................................................53
KẾT LUẬN CHƯƠNG 5 .....................................................................................53
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................54


PHỤ LỤC .............................................................................................................. 59


Từ viết
tắt
BCTC
FEM
GLS

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Nguyên nghĩa tiếng Anh

Nguyên nghĩa tiếng Việt
Báo cáo tài chính
Fixed Effect Model
Generalized least squares

Mơ hình tác động cố định
Phương pháp bình phương bé nhất tổng quát

NHNN

Ngân hàng Nhà nước

NHTM

Ngân hàng thương mại

NHTMCP

Ngân hàng thương mại cổ phần

NHTW
OLS

Ngân hàng Trung ương
Ordinary least squares

TCTD

Mơ hình bình phương bé nhất
Tổ chức tín dụng


REM

Random Effect Model

VIF

Variation Inflation Factor

Mơ hình tác động ngẫu nhiên
Hệ số lạm phát phương sai


DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH ẢNH VÀ SƠ ĐỒ
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm về các nhân tố ảnh hưởng đến
thanh
khoản của các NHTM ............................................................................................17
Bảng 3.1. Tổng hợp cách đo lường biến và kỳ vọng dấu ........................................27
Bảng 4.1. Thống kê mô tả các biến.........................................................................34
Bảng 4.2. Ma trận hệ số tương quan giữa các biến................................................37
Bảng 4.3. Ma trận hệ số tương quan giữa các biến saukhi bỏbiếnDEP ................38
Bảng 4.4. Tổng hợp kết quả hồi quy của 3 mơ hìnhOLS,FEM, REM...................39
Bảng 4.5. Kết quả kiểm định sự không đồng nhất ..................................................40
Bảng 4.6. Kết quả kiểm định Hausman ..................................................................41
Bảng 4.7. Kết quả kiểm định đa cộng tuyến VIF....................................................41
Bảng 4.8. Kết quả kiểm định phương sai sai số thay đổi.........................................42
Bảng 4.9. Kết quả kiểm định tự tương quan ...........................................................42
Bảng 4.10. Kết quả hồi quy cuối cùng bằng mô hình GLS ....................................43
Bảng 4.11. So sánh kết quả kiểm định thực nghiệm với giả thuyết.........................44


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 3.1. Quy trình nghiên cứu ............................................................................32


1

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1.

Lý do chọn đề tài
Ngân hàng thương mại (NHTM) được coi là huyết mạch của nền kinh tế, hoạt

động của nó bao trùm lên tất cả các hoạt động kinh tế xã hội. Để vận hành tốt hệ
thống NHTM, các NHTM cần phải hội tụ nhiều yếu tố cần thiết để đảm bảo thực
hiện tốt các chức năng và vai trị của mình đối với nền kinh tế. Trong các yếu tố
quan trọng khơng thể thiếu để ngân hàng hoạt động an tồn là khả năng thanh khoản.
Cuộc khủng hoảng kinh tế diễn ra năm 2007 đã nhấn chìm tồn bộ hệ thống tài chính
tồn cầu và ngành ngân hàng là một trong những ngành đã phải chịu ảnh hưởng vô
cùng nghiêm trọng. Cũng từ cuộc khủng hoảng trên, vai trò của thanh khoản được
quan tâm đúng mực hơn khi Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng đã chỉ ra một trong
những nguyên nhân gốc rễ của cuộc khủng hoảng chính là thanh khoản – một vấn đề
đã bị bỏ qua phần lớn trong quá khứ (BIS, 2008).
Khả năng thanh khoản của ngân hàng là khả năng có đủ nguồn vốn khả dụng
để đáp ứng cho nhu cầu tức thời về tiền như rút tiền gửi, giải ngân các khoản tín
dụng đã cam kết, trả chi phí hoạt động và các nhu cầu sử dụng tiền khác mà không
phải chịu tổn thất quá lớn (BIS, 2008). Rủi ro thanh khoản có tác động rất lớn, dẫn
đến hiệu ứng domino khiến công chúng mất niềm tin vào ngân hàng, ồ ạt đến rút
tiền, đẩy ngân hàng đến bờ vực phá sản. Vì thế, việc thường xuyên đối phó với thâm
hụt hoặc thặng dư thanh khoản luôn là yếu tố thường trực tại các NHTM.

Ở Việt Nam, những năm trở lại đây mặc dù tình trạng thanh khoản của các
NHTM đã bớt căng thẳng và ổn định hơn thể hiện ở mặt bằng lãi suất huy động
khơng q cao nhưng vẫn có những thời điểm tình hình thanh khoản bất ổn. Vì các
lý do nêu trên và hiểu rõ những đặc thù nhất định cũng như vai trò quan trọng là
cung cấp vốn và điều tiết vĩ mô nền kinh tế của hệ thống ngân hàng nên tác giả chọn
đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến thanh khoản của các ngân hàng thương mại tại
Việt Nam” để nghiên cứu.


2

1.2.

Mục tiêu của đề tài
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Mục tiêu tổng quát của đề tài là xác định được các nhân tố tác động và mức

độ ảnh hưởng của chúng đến khả năng thanh khoản của các NHTM tại Việt Nam. Để
hướng đến mục tiêu tổng quát nghiên cứu sẽ triển khai các mục tiêu cụ thể sau.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể


Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến thanh khoản của các NHTM cổ phần
Việt Nam.



Trong các nhân tố đó, nhân tố nào là nhân tố bên trong và nhân tố nào là nhân
tố bên ngoài tác động đến thanh khoản của các NHTM ở Việt Nam.




Đo lường mức độ ảnh hưởng và chiều hướng tác động tiêu cực/ tích cực của
các nhân tố trên.

1.3.

Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được các mục tiêu đề ra nghiên cứu phải trả lời được các câu hỏi sau:
Câu hỏi 1: Những nhân tố nào ảnh hưởng từ bên trong và nhân tố nào ảnh

hưởng từ bên ngoài?
Nhân tố bên trong ở đây là những nhân tố liên quan đến hoạt động của ngân
hàng, được thu thập từ thông tin BCTC hằng năm. Nhân tố bên ngoài ở đây là các
nhân tố liên quan đến các biến số vĩ mô như lạm phát, tăng trưởng GDP…
Câu hỏi 2: Những nhân tố nào ảnh hưởng tiêu cực? Những nhân tố nào ảnh
hưởng tích cực?
Nhân tố nào làm tăng tỷ lệ thanh khoản của NHTM, nhân tố nào làm giảm tỷ
lệ thanh khoản.
Câu hỏi 3: Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến thanh khoản của NHTM
như thế nào?
1.4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là tỷ lệ thanh khoản và các nhân tố tác động đến thanh

khoản của các NHTMCP ở Việt Nam.


3


Phạm vi nghiên cứu: 25 NHTM Việt Nam.
Dữ liệu sử dụng là dữ liệu dạng bảng được thu thập từ các BCTC, bảng cân
đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh thường niên của 32 NHTM tại Việt Nam.
Nhưng trong quá trình tổng hợp, do hạn chế về việc minh bạch và cơng bố thơng tin
ở Việt Nam, có các ngân hàng khơng trình bày đầy đủ chỉ tiêu ở một số giai đoạn. Vì
thế tác giả đã cân nhắc loại bỏ một số ngân hàng có số liệu cung cấp bị thiếu sót.
Vậy cuối cùng dữ liệu nghiên cứu được lấy từ 25 NHTM.
Thời gian: từ năm 2010 đến năm 2020 (11 năm).
1.5.

Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thống kê mơ tả: Thống kê mơ tả đặc tính cơ bản của bộ dữ liệu

thu thập nhằm có cái nhìn tổng quát về mẫu nghiên cứu. Thống kê biến độc lập và
biến phụ thuộc của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn năm 2010 đến 2020. Bên
cạnh đó so sánh các kết quả từ phân tích thực nghiệm với kết quả từ các nghiên cứu
trước, nhận xét và giải thích các kết quả hồi quy thu được.
Phương pháp định lượng: Áp dụng hồi quy đa biến với dữ liệu bảng khơng
cân bằng (unbalanced panel data) bằng 3 mơ hình: Pooled OLS, FEM, REM. Để lựa
chọn được mơ hình tối ưu, tác giả sử dụng các kiểm định sau: Kiểm định F (đối với
OLS và FEM/REM) và kiểm định Hausman (đối với FEM và REM). Để cải tiến tính
hiệu quả của ước lượng, nghiên cứu sử dụng mơ hình bình phương bé nhất tổng quát
GLS để khắc phục các vi phạm giả định hồi quy.
1.6.

Đóng góp của nghiên cứu
Kế thừa từ kết quả của các nghiên cứu trước nhưng không gian và thời gian

nghiên cứu được mở rộng, mang lại cái nhìn đầy đủ hơn về hoạt động kinh doanh

của
các NHTM tại Việt Nam và từ đó hiểu rõ về các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ lệ thanh
khoản xuất phát từ các hoạt động này. Đồng thời giúp các nhà nghiên cứu, ban quản
trị các NHTM có thêm thơng tin để hoạch định kế hoạch hoạt động và nâng cao khả
năng thanh khoản cho ngân hàng.


4

1.7. Cấu trúc nghiên cứu
Ngoài phụ lục và các danh mục tài liệu tham khảo, danh mục bảng biểu, danh
mục chữ viết tắt, nghiên cứu này được chia thành 5 chương:
Chương 1: Giới thiệu đề tài nghiên cứu
Chương này sẽ nói về cơng trình nghiên cứu bao gồm lý do chọn đề tài, mục
tiêu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu,
những đóng góp của đề tài và bố cục đề tài.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và các nhân tố tác động đến khả năng thanh
khoản của các NHTM
Chương này trình bày nội dung cơ sở lý thuyết về khả năng thanh khoản và
các nhân tố ảnh hưởng thanh khoản. Bên cạnh đó lược khảo và trình bày các nghiên
cứu trong nước, ngoài nước về các nhân tố ảnh hưởng thanh khoản và hiệu quả hoạt
động của NHTM để làm cở sở cho việc xây dựng mơ hình nghiên cứu ở chương sau.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Dựa trên cở sở lý thuyết chương 2, chương 3 xây dựng và trình bày mơ hình
nghiên cứu, quy trình, phương pháp và các biến nghiên cứu.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Chương này thực hiện các kiểm định mơ hình nghiên cứu, phân tích tương
quan giữa các biến trong mơ hình và phân tích tác động của các biến đến tăng trưởng
thanh khoản. Từ kết quả đó đưa ra mơ hình phù hợp thể hiện mối quan hệ giữa các
yếu tố nội tại ngân hàng, yếu tố kinh tế vĩ mô và thanh khoản của các NHTM.

Chương 5: Kết luận và khuyến nghị
Chương 5 đánh giá kết quả nghiên cứu, chỉ ra những hạn chế của đề tài và
hướng phát triển tiếp theo. Từ đó đưa ra những khuyến nghị cho các NHTMCP Việt
Nam để gia tăng hiệu quả hoạt động và quản trị rủi ro thanh khoản được tốt hơn.


CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN
KHẢ NĂNG THANH KHOẢN CỦA CÁC NHTM
2.1. Cơ sở lý thuyết về thanh khoản và rủi ro thanh khoản ngân hàng
2.1.1. Khái niệm khả năng thanh khoản của ngân hàng
Theo sách “A Treatise on Money”, tính thanh khoản là một khái niệm trong
tài chính chỉ khả năng mua hoặc bán các tài sản trên thị trường mà không tạo ra sự
thay đổi lớn đến giá của tài sản. Một tài sản có tính thanh khoản cao nếu nó có thể
được bán nhanh chóng mà giá bán khơng giảm đáng kể (Keynes, 1930). Theo Basel
II (2008), thanh khoản là khả năng ngân hàng vừa tăng tài sản vừa đáp ứng các
nghĩa vụ nợ đến hạn mà không phải chịu tổn thất quá mức cho phép. Tại Mỹ, dưới
góc độ tài sản, Cục dự trữ Liên bang Mỹ (FED) định nghĩa khả năng thanh khoản là
thước đo khả năng dễ dàng chuyển đổi tài sản thành tiền. Tài sản thanh khoản là
những tài sản có thể nhanh chóng chuyển đổi thành tiền khi cần để đáp ứng các
nghĩa vụ tài chính. Từ các định nghĩa trên, có thể hiểu khả năng thanh khoản là khả
năng ngân hàng có đủ nguồn vốn khả dụng với chi phí hợp lý vào đúng lúc ngân
hàng cần.
Đối với một ngân hàng, khả năng thanh khoản được xét trên ba góc độ, bao
gồm: tính thanh khoản của tài sản, tính thanh khoản của nguồn vốn và tính thanh
khoản của ngân hàng.
Tính thanh khoản của tài sản được hiểu là khả năng chuyển hóa thành tiền
của tài sản, được đo bằng thời gian và chi phí. Một tài sản được xem là có tính thanh
khoản cao nếu việc chuyển tài sản đó thành tiền mất thời gian ngắn và chi phí thấp
(Longworth, 2010).
Tính thanh khoản của nguồn vốn là khả năng huy động, mở rộng nguồn vốn

của ngân hàng, được đo bằng thời gian và chi phí mở rộng nguồn vốn huy động khi
cần. Thời gian và chi phí của nguồn vốn huy động càng thấp thì tính thanh khoản
càng cao và ngược lại (Neto, 2003).
Tính thanh khoản của ngân hàng là khả năng của ngân hàng trong việc thực


hiện các nghĩa vụ tài chính khi chúng đến hạn với một chi phí hợp lý. Đối với
NHTM thì tính thanh khoản là khả năng đáp ứng các nhu cầu thanh toán, chi trả, rút
tiền và cho vay.
2.1.2. Cung cầu thanh khoản
Theo Nguyễn Bảo Huyền (2016), cung thanh khoản chính là khả năng cung
ứng tiền của một ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu thanh toán của khách hàng.
Nguồn cung thanh khoản cho ngân hàng bao gồm: các khoản tiền gửi, thu nhập từ
việc cung cấp dịch vụ, các khoản thu tín dụng, tiền từ việc bán tài sản kinh doanh,
vay mượn từ thị trường tiền tệ.
Cầu thanh khoản là nhu cầu thanh toán của khách hàng mà ngân hàng có
nghĩa vụ đáp ứng. Những hoạt động tạo ra cầu thanh khoản bao gồm: khách hàng rút
tiền gửi, khách hàng đề nghị vay vốn, thanh toán các khoản phải trả, chi phí cho q
trình tạo ra sản phẩm và dịch vụ ngân hàng, thanh tốn cổ tức cho cổ đơng (Nguyễn
Bảo Huyền, 2016).
Một thực tế thường xuyên xảy ra là rất hiếm khi cung thanh khoản và cầu
thanh khoản bằng nhau tại một thời điểm, nghĩa là các ngân hàng thường ở trạng thái
thặng dư hoặc thiếu hụt thanh khoản. Chính điều này địi hỏi các nhà quản trị phải
ln nắm bắt và đánh giá được trạng thái thanh khoản của ngân hàng ở bất kỳ thời
điểm nào để có thể nhanh chóng đưa ra những quyết định đúng đắn mang lại lợi
nhuận tốt nhất cho ngân hàng. Đánh giá tốt trạng thái thanh khoản cùng những quyết
định đúng lúc của nhà quản trị giúp cho ngân hàng một mặt tận dụng tốt nguồn vốn
nhàn rỗi để tìm kiếm lợi nhuận, mặt khác giúp nâng cao, giữ vững uy tín của ngân
hàng và tránh được rủi ro thanh khoản.
2.1.3. Rủi ro thanh khoản

Rủi ro thanh khoản là khả năng ngân hàng khơng đáp ứng được các nghĩa vụ
tài chính một cách tức thời phải huy động vốn bổ sung với chi phí cao hoặc phải bán
tài sản với giá thấp (Vũ Thị Hồng, 2015). Rủi ro thanh khoản xảy ra khiến cho ngân
hàng phải đình trệ hoạt động gây thua lỗ, mất uy tín và có thể dẫn đến phá sản.
Những nguyên nhân tiền đề gây ra rủi ro thanh khoản của ngân hàng:


❖ Ngân hàng huy động và đi vay vốn với thời hạn ngắn, và cứ tuần hoàn sử
dụng khoản vốn đó cho vay với thời hạn dài hơn. Do đó, nhiều khi ngân hàng
phải đối mặt với sự không trùng khớp với thời hạn đến hạn giữa tài sản nợ và
tài sản có.
❖ Sự nhạy cảm của tài sản tài chính với những thay đổi của lãi suất. Khi lãi suất
tăng, nhiều người gửi tiền sẽ rút tiền ra tìm kiếm nơi gửi khác có mức lãi suất
cao hơn. Như vậy thay đổi lãi suất sẽ ảnh hưởng đến luồng tiền vào ra và khả
năng thanh khoản của ngân hàng.
❖ Hiệu ứng rút tiền dây chuyền trong giai đoạn khủng hoảng tài chính, vì ngân
hàng cho vay phần lớn số tiền huy động được nên khi khách hàng đồng loạt
rút tiền, sẽ rất khó để các ngân hàng có khả năng hoàn trả các khoản nợ. Điều
này tác động đến thanh khoản của các ngân hàng.
Hoặc có thể chia rủi ro thanh khoản thành ba nhóm theo các nguyên nhân từ
hoạt động:
Rủi ro thanh khoản từ bên tài sản nợ: rủi ro thanh khoản có thể phát sinh bất
cứ lúc nào khi những người gửi tiền rút tiền ngay lập tức. Để đáp ứng nhu cầu này
ngân hàng phải đi vay trên thị trường tiền tệ hoặc bán bớt tài sản với giá thấp.
Rủi ro thanh khoản từ bên tài sản có: rủi ro thanh khoản phát sinh liên quan
đến các cam kết tín dụng. Cam kết tín dụng cho phép người vay rút tiền vay bất cứ
lúc nào trong thời hạn của nó, ngân hàng phải đảm bảo có đủ tiền ngay lập tức để
đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Rủi ro thanh khoản từ hoạt động ngoại bảng: sự phát triển mạnh mẽ của các
cơng cụ tài chính phái sinh khiến rủi ro thanh khoản đến từ hoạt động ngoại bảng

cũng ngày càng tăng. Các nghĩa vụ thanh toán bất thường như cam kết bảo lãnh, các



×