Tải bản đầy đủ (.pdf) (150 trang)

Tầm nhìn của người việt vùng tây nam bộ trong kinh tế nông nghiệp từ đổi mới đến nay dưới góc nhìn văn hóa học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.68 MB, 150 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------------

NGUYỄN THỊ TRĂNG THANH

TẦM NHÌN CỦA NGƯỜI VIỆT VÙNG TÂY NAM BỘ
TRONG KINH TẾ NƠNG NGHIỆP
TỪ ĐỔI MỚI ĐẾN NAY DƯỚI GĨC NHÌN VĂN HÓA HỌC

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH VĂN HÓA HỌC
MÃ SỐ: 60.31.06.40

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------------

NGUYỄN THỊ TRĂNG THANH

TẦM NHÌN CỦA NGƯỜI VIỆT VÙNG TÂY NAM BỘ
TRONG KINH TẾ NƠNG NGHIỆP
TỪ ĐỔI MỚI ĐẾN NAY DƯỚI GĨC NHÌN VĂN HÓA HỌC
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH VĂN HÓA HỌC
MÃ SỐ: 60.31.06.40

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TSKH. TRẦN NGỌC THÊM
HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN
1. PGS.TS. HUỲNH QUỐC THẮNG



Chủ tịch Hội đồng

2. TS. PHAN ANH TÚ

Thư ký Hội đồng

3. PGS.TS. PHAN AN

Phản biện 1

4. PGS.TS. TRẦN HỒNG LIÊN

Phản biện 2

5. TS. LÊ THỊ NGỌC ĐIỆP

Ủy viên Hội đồng

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017


i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi, sau
q trình điền dã, phân tích và tổng hợp các nguồn tư liệu một cách nghiêm túc,
khơng có sự trùng lắp, sao chép của bất kỳ đề tài luận văn hay cơng trình nghiên
cứu khoa học nào của các tác giả khác.

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Trăng Thanh


ii

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, tơi kính gửi lời cảm ơn và lời tri ân sâu sắc nhất đến GS. TSKH
Trần Ngọc Thêm. Thầy đã tận tình hướng dẫn, giảng giải, chỉ bảo và góp ý cho tơi
trong thời gian đi học và nhất là trong suốt quá trình thực hiện luận văn này.
Tôi xin cảm ơn các thầy, cô trong Khoa Văn hóa học nói riêng và các thầy,
cơ ở trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP. HCM nói chung đã nhiệt
tình giảng dạy, cung cấp kiến thức cho tôi trong những năm học vừa qua.
Tơi xin cảm ơn phịng sau Đại học, văn phịng khoa Văn hóa học đã giúp đỡ,
tạo điều kiện tốt cho tôi khi thực hiện luận văn này.
Tôi xin cảm ơn các tác giả của những tư liệu, bài báo, ảnh mà tơi đã tham
khảo và trích dẫn trong luận văn.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và thân thương nhất đến bố mẹ,
họ hàng, bạn bè, những người thân yêu đã luôn động viên, giúp đỡ tôi về vật chất
lẫn tinh thần trong những tháng ngày học tập vừa qua.
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Trăng Thanh


iii

MỤC LỤC

DẪN NHẬP ................................................................................................................ 1
1.

Lý do chọn đề tài ..............................................................................................1

2.

Lịch sử nghiên cứu vấn đề ...............................................................................1

3.

Mục đích nghiên cứu ........................................................................................4

4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................4
4.1. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................4
4.2. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................4

5. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn ................................................................5
6. Quan điểm tiếp cận, phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu .........................5
6.1.

Quan điểm tiếp cận .....................................................................................5

6.2.

Phương pháp nghiên cứu ............................................................................6

6.3. Nguồn tư liệu .................................................................................................7

7. Bố cục của luận văn .............................................................................................7
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ................................................... 8
1.1. Tầm nhìn và những nhân tố chi phối tầm nhìn ................................................8
1.1.1.

Khái niệm tầm nhìn .................................................................................8

1.1.2.

Những nhân tố chi phối tầm nhìn .........................................................16

1.1.3.

Tầm nhìn trong truyền thống văn hóa phương Đơng và phương Tây ..20

1.2. Bối cảnh của tầm nhìn người Việt vùng Tây Nam Bơ ...................................
25
̣
1.2.1.

Khơng gian văn hóa Tây Nam Bợ .........................................................25

1.2.2.

Chủ thể văn hóa Tây Nam Bợ ...............................................................29

1.2.3.

Thời gian văn hóa Tây Nam Bợ ............................................................34


1.3. Tính cách văn hóa người Việt vùng Tây Nam Bô ̣ .........................................35
1.4. Tiểu kết chương 1 ...........................................................................................37


iv

CHƯƠNG 2: VAI TRỊ CỦA TẦM NHÌN QUA NHỮNG THÀNH CƠNG
ĐIỂN HÌNH TRONG KINH TẾ NƠNG NGHIỆP VÙNG TÂY NAM BỘ
TỪ ĐỔI MỚI ĐẾN NAY ......................................................................................... 39
2.1. Vai trò của tầm nhìn qua mơ hình nơng trường (trường hợp nơng trường
sơng Hậu) ...............................................................................................................39
2.2. Vai trị của tầm nhìn qua tiến trình chinh phục vùng Đồng Tháp Mười ........45
2.3. Vai trị của tầm nhìn qua mơ hình nơng nghiệp cơng nghệ cao (trường
hợp thương hiệu dưa leo Mai An Tiêm ở Vĩnh Long) ..........................................49
2.4. Vai trị của tầm nhìn qua những mơ hình sản xuất nhỏ của hộ nơng dân ......53
2.5. Vai trị của tầm nhìn trong những ngun nhân thành công của kinh tế
nông nghiệp vùng Tây Nam Bộ .............................................................................64
2.6. Tiểu kết chương 2 ...........................................................................................72
CHƯƠNG 3: NHỮNG YẾU KÉM CỦA TẦM NHÌN QUA NHỮNG THẤT
BẠI ĐIỂN HÌNH TRONG KINH TẾ NÔNG NGHIỆP VÙNG TÂY NAM
BỘ TỪ ĐỔI MỚI ĐẾN NAY ................................................................................... 74
3.1. Những yếu kém của tầm nhìn qua nghề ni thủy sản ..................................74
3.2. Những yếu kém của tầm nhìn qua nghề trồng trọt (trường hợp hiện
tượng được mùa mất giá dẫn đến việc “trồng chặt, chặt trồng”) ...........................81
3.3. Những yếu kém của tầm nhìn qua mơ hình cánh đồng mẫu lớn ....................95
3.4. Những yếu kém của tầm nhìn qua các chứng nhận Vietgap, Globalgap .....100
3.5. Những yếu kém của tầm nhìn trong những nguyên nhân thất bại của
kinh tế nông nghiệp vùng Tây Nam Bộ ...............................................................108
3.6. Tiểu kết chương 3.........................................................................................115
KẾT LUẬN ............................................................................................................. 117

TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 122
PHỤ LỤC 1 ............................................................................................................ 131
PHỤ LỤC 2 ............................................................................................................ 137


v

DANH MỤC BẢNG DÙNG TRONG LUẬN VĂN
Nội dung bảng

STT

Trang

Chương 1
Bảng 1.1.

Kiểu định nghĩa tầm nhìn

12

Bảng 1.2

Số liệu diện tích, dân số năm 2013 của các tỉnh

32

thuộc vùng Tây Nam Bộ [Tổng cục Thống kê,
2014]
Chương 2

Bảng 2.1

Phân loại mơ hình nơng nghiệp vùng Tây Nam Bộ

62

qua hệ tọa độ K-C-T.
Bảng 2.2

Hệ thống các giá tri ̣đặc trưng cùng các tính xấu

71

và tính tốt của người nơng dân
Chương 3
Bảng 3.1

Hiệu quả kinh tế từ các mơ hình cánh đồng mẫu

99

lớn trong vụ hè thu 2011 (số liệu từ 5 tỉnh Đồng
bằng sông Cửu Long)
Bảng 3.2

Đặc điểm của nông sản vùng Tây Nam Bộ

101



vi

DANH MỤC HÌNH ẢNH VÀ SƠ ĐỒ DÙNG TRONG LUẬN VĂN
Nội dung minh họa

STT

Trang

Chương 1
Hình1.1

Tầm nhìn trong mối liên hệ với thực tế

14

Hình 1. 2

Hình thái của châu thổ đồng bằng sơng Cửu Long [Lê Bá

28

Thảo 2002:271]
Hình 1.3

Bản đồ Đồng bằng sơng Cửu Long

28

Hình 1.4


Tầm nhìn trong hệ thống ba bình diện văn hóa nhận thức,

35

tổ chức và ứng xử
Chương 2
Hình 2.1

Sơ đồ mối quan hệ và vai trị của bộ ba người quản lý cơ

49

sở rau an toàn Mai An Tiêm. 2016.
Hình 2.2.

Ơng La Văn Khoa và mơ hình trồng dưa leo sạch ở cơ sở

a,b

Mai An Tiêm, Tam Bình, Vĩnh Long. 2013.

Hình 2.3 a,b

Quạt gió trong vườn dưa leo và hệ thống máy tự động.

Hình 2.4.

Cây dưa leo được trồng trên giá thể mụn dừa và được tưới 50


50

50

nước nhỏ giọt.
Hình 2.5

Ao ni cá tai tượng ở Phú Phụng, Chợ Lách, Bến Tre.

57

5/2015
Hình 2.6

Nhà vườn Mỹ Xương, Đồng Tháp thực hiện việc bao trái

59

xồi đạt chuẩn GlobalGAP
Hình 2.7

Vườn ổi Ngũ Hiệp, Tiền Giang được người nông dân áp

59


vii

dụng kỹ thuật bao trái trên cây.
Hình 2.8 a,b


Vườn nhãn Idor (giống được nhập từ Thái Lan) ấp Thuận

60

Long và ấp Phú Mỹ 2, xã Đồng Phú, Long Hồ, tỉnh Vĩnh
Long.
Hình 2.9

giống dừa lùn, ở xã Thuận Thới, huyện Trà Ơn, tỉnh Vĩnh

60

Long.
Hình 2.10

Mít siêu sớm, xã Ngũ Hiệp huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền

60

Giang. Tháng 12/2014 . [ảnh: Trăng Thanh]
Hình 2.11

Bò trắng được lai tạo từ giống bò nhập từ Pháp, ở xã

61

Thuận Thới, huyện Trà Ơn, tỉnh Vĩnh Long.
Hình 2.12


Vườn nhãn xen canh với chanh, cóc, chuối ở ấp Phú Mỹ I, 61
xã Đồng Phú, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long.

Hình 2.13

Bị được ni thả ăn cỏ ven đường ở Vĩnh Châu, Sóc

61

Trăng.
Hình 2.14

Nhãn tiêu da bị đang ra hoa ở ấp Phú Mỹ I

61

Hình 2.15

Mẫu hình nơng dân thành cơng

64

Hình 2.16:

Sơ đồ mối tương quan giữa thành tố văn hóa nhận thức và

70

các giá tri ̣của văn hố Việt Nam
Chương 2

Hình 3.1 a,b

Ni cá bè ở An Giang

76

Hình 3.2

Nhà ni cá bè ở An Giang

76

Hình 3.3

Ni tơm ở Vĩnh Châu, Sóc Trăng, 2014.

76


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

viii

Vườn thanh long huyện Tam Bình, Vĩnh Long

82

Hình 3.5

Trồng hành tím ở Vĩnh Châu, Sóc Trăng, 2015


82

Hình 3.6

Vườn sầu riêng xen ổi ở xã Ngũ Hiệp, huyện Cai Lậy,

83

Hình 3.4
a,b:

Tiền Giang.
Hình 3.7

Vườn ca cao ở xã Đồng Phú, huyện Long Hồ, Vĩnh Long.

83

Hình 3.8 a,b

Vườn nhãn ở xã Đồng Phú, huyện Long Hồ, Vĩnh Long

83

bị chổi rồng.
Hình 3.9

Vườn nhãn ở xã Đồng Phú, huyện Long Hồ, Vĩnh Long


84

bị đốn và dọn bằng cách đốt tầng lá bề mặt.
Hình 3.10

Vườn nhãn ở hình 3.9 sau ba tháng được trồng các loại

84

cây ngắn ngày như đu đủ, đậu, chuối.
Hình 3.14

Củi nhãn ở xã Đồng Phú, huyện Long Hồ, Vĩnh Long.

84

Hình 3.15

Vườn nhãn trồng xen cam và chuối ở huyện Long Hồ,

84

Vĩnh Long.
Hình 3.16

Bơm nước vào đồng

97

Hình 3.17


Lúa làm địng

97

Hình 3.18

Cảnh đốt đồng ở An Giang

97

Hình 3.19

Phơi lúa ở An Giang.

97

Hình 3.20

Cánh đồng mẫu lớn, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh

97

Vườn tạp ở nơng thơn, huyện Trà Ơn, tỉnh Vĩnh Long

109

và 3.21
Hình 3.22


@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

ix

Hình. 3.23

Ruộng được lên liếp trồng cam, hình ảnh ghi lại lúc

109

những cây cam cịn nhỏ. Trà Ơn, Vĩnh Long.
Hình 3.24

Mâm cúng Ơng Chuồng, Bà Chuồng, chuồng heo, chuồng 109-

a,b,c,d

bị trong một hộ gia đình tại huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh
Long.

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn

110


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an


1

DẪN NHẬP
1.

Lý do chọn đề tài

Đi dọc chiều dài đất nước Việt Nam, Nam Bộ là điểm dừng cuối cùng của
bước chân tiền nhân khai hoang mở cõi. Đây là miền đất mới so với Bắc và Trung
Bộ, bao gồm hai vùng Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ, có hồn cảnh lịch sử và có
những nét độc đáo trong tư tưởng, nếp nghĩ, lối sống, phong tục, tín ngưỡng...
Trong đó Tây Nam Bộ là vùng đất sinh sống chủ yếu bằng hoạt động kinh tế nông
nghiệp và văn hóa mang đậm dấu ấn sơng nước, có dịng chảy văn hóa dung dị của
riêng mình. Tây Nam Bộ là vùng đất có tài nguyên thiên nhiên song hoạt động kinh
tế nông nghiệp chưa đem lại lợi nhuận cao và tốc độ phát triển còn chậm so với mặt
bằng chung của đất nước.
Phải chăng tính cách văn hóa của người dân Tây Nam Bộ đã chi phối đời
sống văn hóa của vùng này? Đặc biệt là trong hoạt động kinh tế nông nghiệp? Với
mong muốn lý giải được những thất bại và thành công trong hoạt động kinh tế nông
nghiệp Tây Nam Bộ, luận văn này là bước đầu tìm hiểu về vấn đề tầm nhìn của
người Việt vùng Tây Nam Bộ từ đổi mới đến nay dưới góc nhìn Văn hóa học.

2.

Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Hiện nay đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về văn hóa của người Việt vùng
Tây Nam Bộ ở mức độ rộng như sách Văn hóa và cư dân đồng bằng sơng Cửu
Long của Nguyễn Cơng Bình – Lê Xn Diệm – Mạc Đường [1990] đã giới thiệu
tổng quan về tình hình cư trú của các dân tộc ở vùng đồng bằng sơng Cửu Long.

Tiếp nối quyển Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam (1996/2004), cơng trình Văn hóa
người Việt vùng Tây Nam Bộ do GS. Trần Ngọc Thêm chủ biên xuất bản năm 2013
là một cơng trình nghiên cứu văn hóa học đặt một dấu mốc quan trọng về văn hóa
Tây Nam Bộ. Cuốn Đồng bằng sơng Cửu Long hay văn minh miệt vườn, của Sơn
Nam [1970/2014] cung cấp nhiều tư liệu lịch sử, trong đó có những tư liệu về cuộc
khẩn hoang lập làng ở Nam Bộ nói chung. Các cơng trình địa phương chí phản ánh

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

2

các phương diện tự nhiên, lịch sử, kinh tế, văn hóa của vùng đất là những cứ liệu
hữu ích. Đây là các cơng trình nghiên cứu có tính khái quát tương đối về văn hóa
Tây Nam Bộ.
Nghiên cứu cơ bản về đồng bằng sông Cửu Long đã được quan tâm hơn trong
những năm đầu thế kỷ XXI, trong đó có các cơng trình nghiên cứu theo cách tiếp
cận tổng hợp về Tây Nam Bộ nổi bật như: Đồng bằng sông Cửu Long [Phan Quang
1985/2014]; Nam Bộ xưa và nay [ntg 2007], Nam Bộ đất và người (nhiều tập) [ntg,
2008]. Các cơng trình nghiên cứu có tính sử học về đồng bằng sông Cửu Long bao
gồm: Lịch sử khai phá vùng đất Nam Bộ [Huỳnh Lứa (cb) 1987], Lịch sử khẩn
hoang miền Nam [Sơn Nam 2009], Lược sử vùng đất Nam Bộ - Việt Nam [Vũ Minh
Giang 2006]... Cùng các cơng trình nghiên cứu lịch sử của từng địa phương ở vùng
Tây Nam Bộ như: Bạc Liêu, Vĩnh Long, Cần Thơ, Gị Cơng, Sa Đéc, Bến Tre
[Huỳnh Minh 1966; 1967; 2001].
Các nghiên cứu dân tộc học về Tây Nam Bộ có thể kể đến như: Nhà ở, trang
phục, ăn uố ng của các dân tộc vùng đồng bằ ng sông Cửu Long [Phan Thi ̣ Yế n
Tuyế t 1993]; Từ lúa đến tôm - Hành vi giảm thiểu rủi ro và vận dụng nguồn vốn xã

hội của nông dân người Việt ở Đồng bằng sông Cửu Long, NXB Đại học Quốc gia
TP.HCM, 320 trang [Ngô Thị Phương Lan 2013].
Các tài liệu nghiên cứu văn hóa học về Tây Nam Bộ có thể được khái qt như
sau: những cơng trình của các học giả có uy tín nghiên cứu về văn hóa Tây Nam
Bộ, có thể kể, Đồng bằng sơng Cửu Long – nét sinh hoạt xưa và văn minh miệt
vườn [Sơn Nam 2014], cơng trình của các cơ quan nghiên cứu khoa học như: Văn
hóa và cư dân đồng bằng sông Cửu Long [Viện Khoa học Xã hội Tp. Hồ Chí Minh
1990]… và các luận văn cao học chuyên ngành Văn hóa học từ năm 2003 đến nay,
các luận văn về văn hóa Tây Nam Bộ. Một số bài viết trên các tạp chí chun ngành
có thể kể đến Đờn ca tài tử trên sông nước Tiền Giang [Mai Mỹ Duyên 2003], Tính
cách con người Tây Nam Bộ [Nguyễn Văn Kha 2009].

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

3

Việc tìm hiểu về văn hóa vùng Tây Nam Bộ cũng cần lưu ý các hằng số tự
nhiên của vùng đất Nam Bộ: Hằng số 1: Nam Bộ là nơi gặp gỡ của những điều kiện
tự nhiên thuận tiện, mùa hè khơng q nóng và quanh năm khơng bao giờ bị bão
lớn. Hằng số 2: Nam Bộ là nơi gặp gỡ của các tuyến giao thông đường biển quốc tế.
Hằng số 3: Nam Bộ là nơi gặp gỡ của nhiều tộc người (Việt, Hoa, Chăm, Khmer...),
đến từ khắp mọi miền đất nước (Bắc – Trung – Nam) và khu vực. Hằng số 4: Văn
hóa Nam Bộ là sản phẩm của q trình dương tính hóa. Nó là khâu cuối cùng trong
quá trình phát triển ba giai đoạn của văn hóa Việt Nam: từ lớp văn hóa bản địa đến
lớp văn hóa giao lưu với Trung Hoa và sang lớp văn hóa giao lưu với phương Tây.
[Trần Ngọc Thêm 2006: 141]. Từ các hằng số này, có thấy vùng Tây Nam Bộ có
những đặc điểm trên, là vùng văn hóa có lịch sử lâu đời địi hỏi cách tiếp cận văn

hóa đồng đại lẫn lịch đại.
Nhìn chung, các cơng trình nghiên cứu về Nam Bơ ̣ nói chung và Tây Nam Bộ
nói riêng thì khá phong phú về đề tài cũng như nội dung. Tuy nhiên, nổi bật trong
những cơng trình cùng đề tài, Văn hóa người Việt vùng Tây Nam Bộ [Trần Ngọc
Thêm (cb) 2013] bàn về văn hóa người Việt Tây Nam Bộ như một chỉnh thể thống
nhất với các thành tố và các đặc trưng văn hóa của vùng này.
Tuy nhiên, những tư liệu liên quan đến tầm nhìn người Việt ta là rất ít. Tầm
nhìn của người Việt vùng Tây Nam Bộ trong kinh tế nơng nghiệp là một vấn đề cịn
rất mới mẻ trong nghiên cứu văn hóa học cho nên việc nghiên cứu sẽ gặp thách thức
trong việc tìm kiếm tài liệu và xử lý tư liệu. Nguồn tư liệu quý báu của đề tài là sách
Từ lúa đến tôm - Hành vi giảm thiểu rủi ro và vận dụng nguồn vốn xã hội của nông
dân người Việt ở Đồng bằng sông Cửu Long 2013, NXB Đại học Quốc gia
TP.HCM, 320 trang của Ngơ Thị Phương Lan. Trước cơng trình này, tác giả Ngơ
Thị Phương Lan có bài nghiên cứu khoa học năm 2006, Tính duy lý của người nơng
dân Việt và việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp ở Đồng bằng sông
Cửu Long, in trong “Đồng bằng sông Cửu Long – thực trạng và giải pháp để trở
thành vùng kinh tế trọng điểm giai đoạn 2006 – 2010”, NXB TP.HCM, trang 280286, trong bài viết tác giả đã nêu lên vấn đề chuyển dịch kinh tế nông nghiệp, được

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

4

lý giải bằng tính duy lý. Đây là một tài liệu hữu ích cho luận văn này. Ngồi việc
khai thác mảng tư liệu đa ngành về vùng Tây Nam Bộ, luận văn dự kiến dựa vào
nguồn tư liệu thu thập được từ những chuyến đi thực tế và từ những kiến thức cá
nhân với tư cách là một cư dân của vùng đất này.


3. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài này là tìm ra những đặc điểm của tầm nhìn
của người Việt vùng Tây Nam Bộ trên lĩnh vực kinh tế nông nghiệp, lý giải nguyên
nhân thành công hay thất bại của kinh tế nơng nghiệp Tây Nam Bộ dưới lăng kính
văn hóa học. Đó là cơ sở khoa học để tác giả phát huy hướng nghiên cứu đời sống
văn hóa của cư dân vùng này một cách có hệ thống và chuyên sâu hơn.
Với giả thuyết nghiên cứu ban đầu là tính cách văn hóa và mối liên hệ của nó
với tầm nhìn được phân tích trong từng hiện trạng, từng nhân vật điển hình ở
chương hai và ba, luận văn có thể chỉ ra vấn đề hạn chế trong tầm nhìn của người
nông dân mà bấy lâu nay là nguyên nhân và yếu tố chi phối đến kết quả nông
nghiệp của vùng Tây Nam Bộ.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tầm nhìn của người Việt Tây Nam
Bộ. Luận văn này sẽ trình bày tầm nhìn của người Việt Tây Nam Bộ trong kinh tế
nông nghiệp từ đổi mới đến hiện nay dưới góc nhìn văn hóa học qua phân tích
những thành cơng và thất bại điển hình.

4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Chủ thể: là người Việt Tây Nam Bộ tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp trong
hoạt động sản xuất kinh tế nơng nghiệp. Trong đó, chủ thể của đối tượng nghiên
cứu gồm: chủ thể trực tiếp là người nông dân, chủ thể gián tiếp là người quản lý và
các đối tượng liên đới trong hoạt động kinh tế nông nghiệp.

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an


5

- Khơng gian: vùng Tây Nam Bộ nhìn từ khơng gian văn hóa, là khơng gian tự
nhiên liên quan đến sản xuất nơng nghiệp. Về vị trí địa lý, vùng Tây Nam Bộ chiếm
tồn bộ lưu vực sơng Cửu Long hiện nay, gồm 12 tỉnh và 1 đơn vị hành chính: An
Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, tp. Cần Thơ, Kiên Giang, Đồng Tháp, Bến Tre, Long
An, Sóc Trăng, Tiền Giang, Hậu Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long.
Về phạm vi nghiên cứu, tác giả chọn lĩnh vực kinh tế nông nghiệp theo nghĩa
hẹp gồm có lĩnh vực chăn ni và trồng trọt, ở Tây Nam Bộ việc chăn nuôi bao
gồm: chăn nuôi gia súc, chăn nuôi gia cầm và nuôi thủy sản.
- Thời gian: giai đoạn đổi mới từ năm 1986 đến 2014, hai mươi chín năm của
gia đoạn đổi mới là thời gian không quá ngắn cũng không quá dài, nội dung nghiên
cứu có thể linh hoạt vì sự kiện có thể liên tục từ năm 1975 đến năm 1986.

5. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
Về mặt khoa học, việc thực hiện đề tài này nhằm đóng góp vào tư liệu
chuyên ngành Văn hóa học, đề tài cung cấp cứ liệu mới cũng như mang lại kiến
thức về văn hóa vùng Tây Nam Bộ.
Về mặt thực tiễn, đề tài nhằm chỉ ra ưu điểm và khuyết điểm trong tầm nhìn
của cư dân vùng Tây Nam Bộ, chỉ ra những nguyên nhân dẫn đến thất bại trong
hoạt động kinh tế ở Tây Nam Bộ những năm gần đây và triển vọng sắp tới.

6. Quan điểm tiếp cận, phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu
6.1.

Quan điểm tiếp cận

Đề tài sử dụng hướng tiếp cận địa văn hóa, sử dụng các lý thuyết về vùng
văn hóa, qua đó phân tích tác động của điều kiện tự nhiên đến văn hóa vùng Tây
Nam Bộ nói chung. Từ kho tri thức dân gian truyền thống với nguồn tư liệu dựa

trên kết quả điền dã của tác giả cùng các nguồn tư liệu về văn hóa vùng Tây Nam
Bộ để tìm ra những nguyên nhân ảnh hưởng đến tầm nhìn người Việt ở vùng đất
này. Đồng thời, luận văn này còn vận dụng lý thuyết Quá trình luận để tìm hiểu văn

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

6

hóa vùng Tây Nam Bộ qua một khái niệm cụ thể là tầm nhìn của người Việt vùng
Tây Nam Bộ.
6.2.

Phương pháp nghiên cứu

Để hoàn thành tốt đề tài này, luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên
cứu như sau:
Phương pháp so sánh giúp đối chiếu những quan điểm đã có trong tài liệu, để
đúc kết luận điểm tối ưu, so sánh những mức độ thành công điển hình hay những
mức độ thất bại chung ở vùng Tây Nam Bộ.
Phương pháp định tính giúp xử lý những tư liệu thu thập được để tạo cơ sở
cho những luận điểm phân tích.
Phương pháp điền dã: thơng qua việc phỏng vấn cư dân vùng Tây Nam Bộ,
việc vận dụng phương pháp này nhằm thu thập những quan niệm, tầm nhìn, kinh
nghiệm, hiểu biết, nhận thức về đời sống nông nghiệp của cư dân nơi đây.
Phương pháp hệ thống – cấu trúc để tiếp cận, phân tích vấn đề. Tiếp cận tầm
nhìn của người Việt vùng Tây Nam Bộ như một hệ thống, xem tầm nhìn của người
nơng dân, người lãnh đạo thể hiện trong kinh tế nông nghiệp như thành tố của tính

cách văn hóa, qua đó nhận diện những đặc trưng của vùng đất so với các vùng miền
khác. Đặt văn hóa vùng Tây Nam Bộ trong bối cảnh văn hóa Việt Nam để hiểu rõ
sự tác động của văn hóa Việt Nam tới văn hóa vùng Tây Nam Bộ trong bối cảnh
chung.
Thao tác tổng hợp tài liệu được dùng để thu thập những thông tin, dữ liệu
cần thiết để nghiên cứu hoạt động kinh tế nông nghiệp ở vùng Tây Nam Bộ.
Ngoài ra, đề tài vận dụng cách tiếp cận liên ngành, kế thừa kết quả nghiên
cứu của các ngành khoa học khác như: lịch sử, địa lý, xã hội học, triết học, nhân
học… Những kết quả đó giúp hiểu rõ hơn đối tượng nghiên cứu trong đề tài, cũng
nhằm góp phần giải quyết vấn đề đặt ra trong đề tài một cách toàn diện hơn.

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

7

6.3. Nguồn tư liệu
Nguồn tư liệu được sử dụng trong luận văn là số liệu từ chuyến điền dã, từ các
bài báo, số liệu thống kê từ các cơ quan. Luận văn sẽ sử dụng các thông tin từ các
cuộc phỏng vấn và các tài liệu sưu tầm được trong thời gian thực hiện.

7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần Dẫn nhập, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận văn
gồm 3 chương.
Chương 1: minh định khái niệm như tầm nhìn và những vấn đề có liên quan
để từ đó làm cơ sở cho những phân tích ở các chương sau.
Chương 2: phân tích tầm nhìn của người Việt vùng Tây Nam Bộ trên các
lĩnh vực kinh tế nông nghiệp thể hiện qua những thành công điển hình đã qua để có

cái nhìn khoa học cho hiện tượng trên.
Chương 3: phân tích tầm nhìn của người Việt vùng Tây Nam Bộ trên các
lĩnh vực kinh tế nơng nghiệp thể hiện qua những thất bại điển hình đã qua để có cái
nhìn tổng thể, khoa học, lý giải nó bằng Văn hóa học. Thứ tự các chương đi từ lý
luận đến thực tiễn, từ khái quát đến chi tiết rồi rút ra kết luận chung

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

8

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.1.

Tầm nhìn và những nhân tố chi phối tầm nhìn

1.1.1. Khái niệm tầm nhìn
Tầm nhìn về cơ bản có thể xem là hoạt động phối hợp của mắt và tư duy, đây
là kết quả của hai kiểu tư duy phân tích và tư duy tổng hợp. Nên tầm nhìn là khái
niệm thuộc phạm trù văn hóa nhận thức. Trong giao tiếp thường nhật của người
Việt, cách hiểu ban sơ của từ tầm nhìn là khoảng cách mà con người nhìn thấy. Tầm
nhìn là từ ghép của từ “tầm” và từ “nhìn”. Trước tiên, “tầm” là khoảng cách giới
hạn phạm vi có hiệu lực của một hoạt động nào đó, ví dụ: cao q tầm tay, với
khơng tới, tầm nhìn xa; cịn “nhìn” là xem xét để thấy và biết được. “Tầm nhìn cũng
là tầm mắt ở ngữ cảnh cụ thể, tầm mắt có nghĩa là tầm nhìn xa của mắt, thường
dùng để chỉ khả năng nhìn xa trơng rộng, ví dụ: phóng tầm mắt ra xung quanh, mở
rộng tầm mắt.” [Viện Ngôn ngữ học 2010: 1149]. Trên thực tế, các từ điển đã xuất

bản chỉ đưa ra định nghĩa gần nhất về tầm nhìn là “tầm nhìn xa”, theo từ điển Tiếng
Việt do Hồng Phê chủ biên: “Tầm nhìn xa là khoảng khơng gian có thể nhìn thấy
được vật ở xa trên mặt đất, mặt biển tùy thuộc vào độ trong suốt của khí quyển”,
qua xem xét về nội dung thì đây là định nghĩa về tầm nhìn xa mà mắt người có thể
quan sát được. Gần với định nghĩa trên là: “tầm nhìn là khoảng khơng gian có thể
nhìn thấy mọi vật, tùy thuộc vào độ trong suốt của khí quyển, tầm nhìn xa trên 10
ki-lơ-mét.”
Bên cạnh định nghĩa đó, Từ điển Bách khoa Việt Nam cũng chú giải rằng:
“Tầm nhìn xa là khoảng cách xa nhất mà mắt ta có thể thấy được tất cả các vật sẫm
(tiêu điểm) in trên nền trời. Tầm nhìn xa phụ thuộc rất nhiều vào độ chiếu sáng
cũng như điều kiện thời tiết (lượng mây mù, sương mù, mưa và các hiện tượng khí
quyển khác. Tầm nhìn xa trên biển rất quan trọng cho giao thơng hàng hải, tính
theo mét, ki-lơ-mét hay cấp.” Các định nghĩa trong các từ điển có điểm chung khi

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

9

chú giải tầm nhìn của mắt trong khơng gian, là khoảng không gian xác định, không
định nghĩa về tầm nhìn mở rộng như cách hiểu, nói và thực hành văn bản hiện nay.
Từ đây nảy sinh ra cách hiểu “tầm nhìn” và “tầm nhìn xa”. “Tầm nhìn xa” là
khái niệm sinh sau, vốn dĩ nó là “tầm nhìn” được đặt trong so sánh đối lập với
“gần” để nêu bật cái “xa”. “Tầm nhìn” đã bao gồm khái niệm “tầm nhìn xa” nhưng
cách sử dụng “tầm nhìn xa” để nêu bật khả năng nhìn xa trơng rộng của chủ thể, đặc
biệt là tầm nhìn của mắt được tính tương đối bằng đơn vị định lượng. Ở trường hợp
khác, ví dụ như “tầm nhìn của chủ thể x, y, z...” tầm nhìn được hiểu tương đối, khá
mơ hồ, nằm trong sự đối lập theo cung bậc từ xa > gần > thiển cận > khơng có tầm

nhìn. Từ đây đặt ra vấn đề là trong văn hóa nhận thức, có hay không việc dán nhãn
khái niệm, tức là khi nhắc đến tầm nhìn của người lãnh đạo thì khả năng nó được
hình dung là tầm nhìn xa là nhiều hơn một tầm nhìn thiển cận, và ngược lại tầm
nhìn của người nơng dân thì nghiêng về khả năng tầm nhìn kém hay chưa có tầm
nhìn? Như vậy, quan hệ giữa “tầm nhìn” và “tầm nhìn xa” là rất chặt chẽ, về cơ bản
cách hiểu của nó là giống nhau nhưng tùy trường hợp cách dùng là có khác nhau để
nêu bật cách quan sát của chủ thể văn hóa.
Khái niệm tầm nhìn trong tiếng Anh (vision) được từ điển Bách khoa tồn
thư “The Encyclopaedia Britannica”, chú giải tầm nhìn trong sinh lý học như sau:
"Tầm nhìn, quá trình phân biệt về mặt sinh lý, thường nhờ vào một cơ quan nào đó
như mắt, hình thể, và màu sắc của vật thể". Theo từ điển Merriam-webster “tầm
nhìn là khả năng nhìn thấy: thị giác hoặc thị lực hoặc một điều gì đó mà con người
hình dung: một hình ảnh mà con người nhìn thấy trong tâm trí của họ.”
Theo Tơn Trí, tầm nhìn là khả năng nhìn về tương lai. “Tầm nhìn thường hay
được vẽ bằng một hình ảnh của tương lai, mang tính lựa chọn (một tiêu chuẩn tuyệt
hảo, một điều lý tưởng có định hướng) và ám chỉ đến khát vọng tạo ra một điều gì
đó đặc biệt. Nếu cái tương lai q xa, khơng thể hình dung ra nó thì Tầm nhìn như
thế khơng có ích gì. Vì thế, khi hoạch định Tầm nhìn cần có hy vọng vươn cao
nhưng tránh ảo tưởng” [Tơn Trí 2010]. Như vậy, qua các định nghĩa trên tầm nhìn

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

10

là khả năng nhìn thấy, là khả năng nhận diện bao quát một vấn đề thông qua sự hình
dung trong tâm trí. Tầm nhìn cũng là vấn đề có tính phổ qt và hiện diện đa ngành,
đã được các nhà khoa học trên thế giới nghiên cứu và đồng nghiên cứu, từ chuyên

môn khác nhau như Vật lý học, Tâm lý học, Sinh lý học, Triết học, Khoa học Chính
trị... qua cơng trình tiên phong của nhà vật lý Helmholtz về tầm nhìn màu đến
David Marr trong năm 1980, được nhắc đến trong Encyclopedia of the Mind
[Harold Pashler 2013], Colour Vision: A Study in Cognitive Science and Philosophy
of Science [Evan Thompson: 1995]. Đầu thế kỷ 21, J. Kevin O'Regan và Alva Noë
làm rõ hơn tầm nhìn trong A sensorimotor account of vision and visual
consciousness 2001, sau đó được đưa vào sách Vision and Mind: Selected Readings
in the Philosophy of Perception [Alva Noë, Evan Thompson 2002].
Cùng cộng tác trong nghiên cứu, J. Kevin O'Regan (chuyên ngành Tâm lý
học) và Alva Noë (chuyên ngành Triết học) đề xuất hiểu tầm nhìn là một chế độ
thăm dị của thế giới được trung gian bởi kiến thức, thuộc về một phần đang có của
người lĩnh hội, bởi những gì chúng ta gọi là giác quan dự phịng, “tầm nhìn thường
là hành động hướng dẫn, cùng với chuyển động cơ thể; và các thơng tin phản hồi
của nó tạo ra được tích hợp chặt chẽ vào ít nhất một số xử lý trực quan, hơn là đã
được dự đốn trước bởi mơ hình truyền thống của tầm nhìn.” [O'Regan and Noë
2001: 883-975]. Sau đó nội dung này được tổng hợp lại trong Bách khoa toàn thư
về triết học Plato như một định nghĩa tầm nhìn từ góc nhìn triết học [Acredolo, L.P.,
S.W. Goodwyn and K. Aizawa et all 2011]. Từ kết quả nghiên cứu trên thì tầm nhìn
là một quá trình phụ thuộc vào sự tương tác giữa những người nhận biết và mơi
trường, và liên quan đến sự đóng góp của hệ thống cảm giác khác hơn là so với mắt,
cũng lưu ý rằng tầm nhìn đó khơng hề thụ động.
Theo từ điển Ushakov, bản tiếng Nga, thì: “tầm nhìn (дальновидность) là
khả năng thấy trước hậu quả, tầm nhìn xa là khả năng hiểu được logic nội bộ của
các sự kiện xung quanh, nhìn thấy triển vọng phát triển. Nó cho phép các cá nhân

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an


11

điều chỉnh khơng chỉ khía cạnh tiềm năng thực tế mà còn về động cơ của họ”.1 [Từ
điển Ushakov 2014]. Gần với cách định nghĩa trên, theo Леонид Гримак (Leonid
Grimak), “tầm nhìn là một triển vọng rộng, cộng với khả năng suy nghĩ logic. Tầm
nhìn cịn là khả năng để lựa chọn các hành động tốt nhất trong mọi tình huống.”
[Леонид Гримак 2015]. Ngồi cách chú giải trên, tầm nhìn cịn được xem là “một
hiện tượng và chức năng của tâm trí, trí tuệ, dựa trên khả năng và suy nghĩ của con
người, chỉ có ở khả năng của con người, để tiết lộ các tính năng chính và các tính
chất của tương lai, dựa trên kiến thức về các đặc điểm của quá khứ và hiện tại. Nó
kích thích nhu cầu của con người và lợi ích của cả cá nhân cũng như các nhóm và
cộng đồng của người dân của tất cả các loại. Những yếu tố này có thể được đan
xen với nhau, chồng chéo lên nhau hoặc mâu thuẫn với nhau.” [О.С.Разумовский
2014]
Hiện nay, trong xu hướng hội nhập, giao lưu về kinh tế và văn hóa, vì tầm
nhìn của doanh nghiệp được quan tâm và đề cao nên trong lĩnh vực kinh tế và quản
trị kinh doanh cịn có một cách hiểu khác về tầm nhìn. Dựa trên sự phổ cập của
những lý thuyết cơ bản về kinh tế hiện nay, thì tầm nhìn là những điều con người
muốn đạt tới hoặc trở thành. Khái niệm tầm nhìn ở lĩnh vực này được xem là tấm
bản đồ chỉ đường thể hiện đích đến trong tương lai và con đường doanh nghiệp phải
đi. Trong quản trị học, tầm nhìn là một hình ảnh, tiêu chuẩn, hình tượng độc đáo và
lý tưởng trong tương lai, là những điều doanh nghiệp muốn đạt tới hoặc trở thành.
Theo Ken Blanchard, tiến sỹ ngành quản lý giáo dục và lãnh đạo, đề xuất tầm nhìn
có ba ý nghĩa là:
“Tầm nhìn tạo ra sự tập trung, tầm nhìn xác định hướng đi, tầm nhìn khai
phá sức mạnh. Những yếu tố có sức hấp dẫn thu hút, có sức quần tụ mọi người.
Người lý tưởng mong muốn đạt đến một cái gì đó mà mọi người thật sự muốn mình
là một phần trong đó, một cái gì đó có thể vạch ra một hướng đi. Ba yếu tố làm nên

Nguyên bản tiếng Nga: “Дальновидность. Это качество означает способность понимать внутреннюю логику

окружающих событий, видеть перспективу из развития. Оно позволяет личности регулировать не только
актуальные, но и потенциальные аспекты своей мотивации.”
1

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

12

tầm nhìn là: mục đích có ý nghĩa, những giá trị rõ ràng, hình ảnh về tương
lai.” [Ken Blanchard 2006: 6,40].
Mặc dù khái niệm tầm nhìn ngày nay hay được truyền thơng nhắc đến qua
khái niệm tầm nhìn chiến lược, gắn liền với hình ảnh các nguyên thủ, các chuyên
gia, các nhà kinh tế học và quản trị, là cách hình dung về một thế giới phát triển
vững bền hơn trong một hiện tại bất ổn, một tương lai mà khủng bố, chiến tranh và
lòng hận thù đang đe dọa nhân loại. Khái niệm tầm nhìn chiến lược hay bị hiểu là
“A đến năm 2050 trở thành A’ (A phẩy)”. Nhưng luận điểm này chưa đúng vì tầm
nhìn tự thân chưa phải là là cách mà thế giới phát triển, có thể hiểu đây là cách mà
tầng lớp lãnh đạo và trí thức vận dụng tầm nhìn (tầm nhìn chiến lược) vào hoạt
động vĩ mơ, quản lý và thúc đẩy guồng máy phát triển của xã hội. Tầm nhìn hiện
nay có xu hướng được hiểu và diễn đạt theo các kiểu thức như sau.
Bảng 1.1: Kiểu định nghĩa của tầm nhìn
Đ.nghĩa

Định nghĩa

khái quát


chi tiết
khả năng nhìn thấy của

Ngành

Sinh lý

Phương
tiện

Tầm nhìn xa, dùng

khả năng

mắt trong điều kiện nhất

nhìn xa

định, tầm mắt.

trơng

khả năng dự đốn các sự

Triết

rộng

kiện trong tương lai có


học, văn

thể xảy ra và phát triển

hóa học

hình ảnh mong ước thực

Quản trị

Trí

hiện được

học

tuệ

mục tiêu

học

Diễn giải

Mắt

trong khoa học phổ
thơng, dự báo thời tiết

Trí

tuệ

Biết nhìn xa trơng rộng

Tầm nhìn chiến lược

Việc chắt lọc từ những định nghĩa nêu trên cho phép xây dựng định nghĩa về
tầm nhìn được dùng trong luận văn này như sau: Tầm nhìn là khả năng dự đốn
trước được các sự kiện, các hệ quả có thể xảy đến trong tương lai trên cơ sở tư

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

13

duy hệ thống để từ đó xác định được hướng đi đúng, tập trung sức mạnh đem lại
hiệu quả cao cho cơng việc.
Tầm nhìn bao gồm những nội dung sau:
1. Khả năng thấy trước tất cả những hậu quả có thể có của những gì đang xảy
ra và hành động của người khác;
2. Trên cơ sở các biến thể có thể phát triển nhìn thấy kịch bản khả năng để
đánh giá ưu điểm và nhược điểm của các sự kiện có thể;
3. Thực hiện một hành động cụ thể để ngăn chặn các tình huống khơng mong
muốn, thực hiện các tùy chọn có lợi nhất.2
Qua đó, có thể đúc kết các tiêu chí nhận diện của tầm nhìn hay một người có
tầm nhìn là:
-


Thứ nhất, có tư duy hệ thống.

-

Thứ hai, có khả năng dự đốn tương lai.

-

Thứ ba, xác định được hướng đi đúng.

-

Thứ tư, đem lại hiệu quả cao cho công việc.

Trong phạm vi đề tài này, tầm nhìn được xem như đối tượng nghiên cứu của
Văn hóa học bởi tính giá trị của nó. Đầu tiên là tầm nhìn định hướng và góp phần
kiểm sốt thực hành trong cuộc sống. Một người có nhận thức đúng và đủ thì có
được tầm nhìn xa, cịn ngược lại, một người không được tiếp cận thông tin đầy đủ,
khơng thể “mở mang tầm mắt” thì bản thân sẽ dễ dàng hình thành tính cách bảo thủ,
khơng có tầm nhìn xa mà thay vào đó là một tầm nhìn hạn hẹp. Khi đó, mức độ
“xa” của tầm nhìn phụ thuộc vào chiều kích của thời gian tương lai mà chủ thể có
thể dự đốn.
2

Nadezhda Davydova, Làm thế nào để phát triển tầm nhìn, 2014/04/18, nguyên văn: 1.
Способность предвидеть все возможные последствия
происходящего, своих и чужих действий; 2.
На основании увиденных возможных вариантов развития
сценария способность оценить плюсы и минусы возможных событий; 3. Совершение конкретных действий
по предотвращению нежелательных сценариев, осуществлению наиболее выгодных вариантов./


@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

14

Hình 1.1: Tầm nhìn trong mối liên hệ thực tế
Nhưng chủ thể khi đó khơng cho rằng bản thân có tầm nhìn hẹp thì hệ quả tất
yếu là mọi kế hoạch sẽ dẫn tới một lộ trình sai, do khơng được tầm nhìn chiến lược
dẫn dắt. Ngồi ra, hiệu quả của tầm nhìn xa khơng chỉ giúp con người thốt khỏi
cảm xúc tiêu cực mà cịn làm cho chủ thể đó bình tĩnh cân bằng và bản lĩnh hơn
trong cuộc sống. Nhờ có tầm nhìn mà có thể giúp tiết kiệm thời gian, công sức và
tiền bạc, hơn nữa, trong mỗi tình huống, có thể thấy được ưu điểm và khuyết điểm
để đánh giá điểm bất lợi hoặc tận dụng các cơ hội sắp tới.
Tầm nhìn là khái niệm xuất phát từ thực nghiệm đến tư duy và nó mang tính
phổ qt trong các nền văn hóa. Xuất phát điểm của nó là cách mà con người hiểu
về khoảng cách từ mắt đến điểm nhìn thấy. Bởi vì tầm nhìn được hiểu cơ bản nhất
là biên độ nhìn thấy của mắt, có thể nhìn tới đâu và nhìn như thế nào. Hay tầm nhìn
là khoảng khơng gian mà mắt của chủ thể nhìn thấy, trong đó đã bao hàm tập hợp
điểm, hình ảnh mà mắt cịn thấy ở mức tương đối rõ, đủ để não nhận biết và phân
biệt. Từ cách hiểu ban đầu, tầm nhìn khơng dừng lại ở nghĩa cơ bản là kết quả mà
con người hình dung về khả năng phát triển của chuỗi sự kiện, là kết quả dự kiến
đạt được từ hành động của chủ thể. Có thể miêu tả, tầm nhìn là khả năng nhìn thấy
tương lai trong phác thảo của tư duy. Cũng có ý kiến cho rằng tầm nhìn là “khả
năng nhìn thấy tương lai”, nhưng thực chất đấy là khả năng phân tích và đốn định

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn



×