Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Tầm nhìn lãnh đạo với phát triển nguồn lực doanh nghiệp thời kỳ hội nhập- Câu chuyện về chuẩn bị kỹ năng ngoại ngữ cho nhân viên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (449.11 KB, 9 trang )


Trung tâm Đào tạo ngắn hạn và Tư vấn ISCSC
Khoa Quốc tế, Đại học Quốc Gia Hà nội
Nhà G7, Tầng 3, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội
Website : www.iscsc.vn
1

TẦM NHÌN LÃNH ĐẠO VỚI PHÁT TRIỂN NGUỒN LỰC DOANH NGHIỆP
THỜI KỲ HỘI NHẬP – CÂU CHUYỆN VỀ CHUẨN BỊ KỸ NĂNG NGOẠI NGỮ
CHO NHÂN VIÊN
Nguyễn Thị Lan Anh
Trưởng nhóm phát triển dịch vụ - Trung tâm Đào tạo Ngắn hạn và Tư Vấn ISCSC
Khoa Quốc tế Đại học Quốc Gia Hà Nội
Nguyễn Ngọc Hưng
Nhóm phát triển dịch vụ - Trung tâm Đào tạo Ngắn hạn và Tư vấn ISCSC
Khoa Quốc tế Đại học Quốc Gia Hà Nội



Từ khi Việt Nam mở cửa hội nhập với thế giới, tầm quan trọng của việc học ngoại ngữ
chưa bao giờ lại được nhắc tới nhiều như trong thời buổi hiện nay. Từ 1988 đến 2008,
Việt Nam đã thu hút khoảng 98 tỉ USD với 9500 dự án đầu tư nước ngoài, với nguồn đầu
tư từ 82 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó các nước châu Á chiếm 69,8%, Châu Âu
chiếm 16,7 % và Châu Mỹ chiếm 6% tổng vốn FDI. Điều này đồng nghĩa Việt Nam phải
có những chiến lược hoạt động và phát triển đúng đắn, nhằm tối ưu hoá nguồn vốn đầu tư
nước ngoài. Trong đó, không thể không kể đến việc chú trọng đầu tư vào nguồn chất
xám, cụ thể là phát triển nhân lực trong nước, vì yếu tố con người luôn được nhân định là
chìa khoá thành công trong phát triển kinh tế hiện đại. Một nguồn nhân lực chất lượng
cao, năng động, và đặc biệt giỏi ngoại ngữ, sẽ hỗ trợ đắc lực trong việc nắm bắt chuyển
động không ngừng của thế giới, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Hiện nay, theo đánh giá của nhiều chuyên gia kinh tế, sau năm năm gia nhập WTO, năng


lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam đã được cải thiện hơn so với thời kỳ trước đó.
Tuy nhiên, sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt vẫn còn thấp, độ ổn định chưa cao. Một
trong những nguyên nhân đang hạn chế sự hội nhập của doanh nghiệp Việt là khả năng
ngoại ngữ của nhân viên và quan trọng hơn chính là tầm nhìn của lãnh đạo cho hội nhập,
mối quan hệ cơ hữu giữa một tầm nhìn rộng chuẩn bị cho một lực lượng lao động chất
lượng cao, giỏi ngoại ngữ và khả năng hội nhập và cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Trung tâm Đào tạo ngắn hạn và Tư vấn ISCSC
Khoa Quốc tế, Đại học Quốc Gia Hà nội
Nhà G7, Tầng 3, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội
Website : www.iscsc.vn
2
Vì thế, nghiên cứu của chúng
tôi xuất phát từ vấn đề thực tiễn này, với mong muốn đánh giá hiệu quả thực sự trong
việc định hướng phát triển doanh nghiệp, dưới góc độ tầm nhìn của lãnh đạo, trong việc
khuyến khích nhân viên phát triển, hoàn thiện kĩ năng, cụ thể là kĩ năng ngoại ngữ. Kết
quả khảo sát tiến hành trên số lượng lớn người đi làm về nhu cầu học tiếng Anh, cùng
những chia sẻ thực tế từ lãnh đạo doanh nghiệp, đã cho thấy đang tồn tại khoảng cách lớn
giữa nhu cầu học ngoại ngữ của nhân viên với tầm nhìn của lãnh đạo trong khuyến khích
cấp dưới phát triển kĩ năng ngoại ngữ. Điều này đặt ra một câu hỏi về việc liệu tầm nhìn
của lãnh đạo đối với phát triển nguồn lực nhân sự có ảnh hưởng như thế nào tới hiệu quả
hoạt động của doanh nghiệp thời kỳ hội nhập.

Tầm quan trọng của việc học ngoại ngữ
Trong cuộc sống hiện đại hiện nay, ai cũng biết ngoại ngữ là cần thiết. Thế nhưng, để thật
sự cảm nhận tầm quan trọng của nó, không ít người đã phải đúc rút từ những thất bại
xương máu của bản thân. Ví dụ có thể kể đến như, thiếu kĩ năng giao tiếp, đàm phán
bằng ngoại ngữ, nhân viên kinh doanh khó làm việc với đối tác nước ngoài, từ đó không
đảm bảo hiệu quả công việc, thậm chí làm mất cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp. Hay
như nhân viên công ty được cử đi tham dự hội thảo, triển lãm quốc tế nhưng không trang

bị kĩ năng ngoại ngữ cần thiết, không tự tin giao tiếp, đàm phán với đối tác nước ngoài,
làm ảnh hưởng đến công việc cũng như uy tín doanh nghiệp. Môi trường làm việc hàng
ngày chưa có nhiều yếu tố nước ngoài vô hình chung tạo nên tâm lý cho rằng ngoại ngữ
chưa cần thiết trong nhiều người đi làm. Tuy nhiên, hiện nay, hàng ngày vẫn xảy ra nhiều
trường hợp khi hiệu quả hoạt động kinh doanh của nhân viên cũng như doanh nghiệp bị
hạn chế do không vượt qua rào cản của ngôn ngữ.
Thực tế, với bản thân người lao động, trước tiên, ngoại ngữ đem lại sự tự tin cho họ trong
bất kỳ tình huống nào khi cần đối diện với yếu tố nước ngoài. Hơn thế nữa, những cá
nhân giỏi ngoại ngữ có khả năng tiếp thu nhanh nhạy nguồn tri thức và công nghệ quốc tế
mà không mất thời quan thông qua dịch thuật. Đặc biệt, kĩ năng ngoại ngữ tốt giúp mở ra
nhiều cơ hội hơn cho người lao động được du học, tu nghiệp tại nước ngoài, tiếp cận gần
hơn với văn minh thế giới. Cơ hội thăng tiến trên con đường sự nghiệp mở ra nhiều hơn
đối với những ai biết đánh giá đúng tầm quan trọng của ngoại ngữ.

Trung tâm Đào tạo ngắn hạn và Tư vấn ISCSC
Khoa Quốc tế, Đại học Quốc Gia Hà nội
Nhà G7, Tầng 3, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội
Website : www.iscsc.vn
3
Đối với doanh nghiệp, nguồn
lao động chất lượng cao và giỏi ngoại ngữ trước tiên giúp doanh nghiệp tự tin trong giao
tiếp với doanh nghiệp, đối tác nước ngoài; giúp vấn đề thương thảo, đàm phán diễn ra
chủ động. Xa hơn nữa, một đội ngũ nhân viên giỏi ngoại ngữ giúp tăng khả năng cạnh
tranh cũng như ứng phó nhanh với bất ổn trong môi trường kinh doanh toàn cầu. Đồng
thời, chính nguồn lao động ấy sẽ mang lại nhiều cơ hội hợp tác với nước ngoài, tối ưu
hoá quá trình chuyển giao công nghệ và tri thức. Đặc biệt, nguồn nhân lực giỏi ngoại ngữ
còn có thể học hỏi nhanh cách làm việc, quản lý, văn hoá doanh nghiệp nước ngoài, từ đó
chọn lọc và bổ sung, giúp hoàn thiện hơn bộ máy vận hành trong doanh nghiệp nội địa.

Đánh giá về nhu cầu học ngoại ngữ của người đi làm

Trong khoảng thời gian từ tháng 7 tới tháng 8 năm 2012, các tác giả đã tiến hành nghiên
cứu về nhu cầu học tiếng Anh đối với người đi làm thông qua khảo sát, điều tra trực
tuyến (E-survey). Có tất cả 188 bản khảo sát được thu về, với sự tham gia đóng góp ý
kiến của thành viên 149 doanh nghiệp, chủ yếu trên địa bàn Hà Nội. Trong tổng số kết
quả thu về, 31.9% là nhân viên kinh doanh, còn lại trải đều trong nhiều vị trí công việc
khác nhau. Số lượng nhân viên trong lĩnh vực CNTT chiếm số đông với 28.72% tham gia
khảo sát. Ngoài ra, lĩnh vực hoạt động, công tác của đối tượng tham gia cũng vô cùng đa
dạng, có thể kể đến như: giáo dục, truyền thông, ngân hàng, bảo hiểm, du lịch, dịch vụ,
viễn thông, cơ khí,vv.
Theo kết quả khảo sát, 99% nhận thấy tiếng Anh rất cần thiết cho người đi làm. 90% chia
sẻ phương thức học chủ yếu của họ là tự học, 48% đã từng hoặc đang tham gia học tiếng
Anh tại trung tâm. Trả lời về lý do chưa tham gia học tại trung tâm, 48% cho biết họ chưa
sắp xếp được thời gian.

Trung tâm Đào tạo ngắn hạn và Tư vấn ISCSC
Khoa Quốc tế, Đại học Quốc Gia Hà nội
Nhà G7, Tầng 3, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội
Website : www.iscsc.vn
4


Biểu đồ 1: Lý do người đi làm chưa tham gia học tại trung tâm.
Đồng thời, với những người từng học tại trung tâm, họ cũng gặp nhiều khó khăn trong
việc tiếp cận và học tập ngoại ngữ.

Biểu đồ 2: Khó khăn của người đi làm khi tham gia học tại trung tâm
Từ phân tích kết quả khảo sát, có thể nhận thấy gần như tất cả những người đi làm đều ý
thức được tầm quan trọng của tiếng Anh trong công việc. Tuy nhiên, vì tự học là chủ yếu,
nên người lao động còn gặp nhiều khó khăn trong việc phát triển kĩ năng ngoại ngữ cá
nhân. Lý do chưa thu xếp được thời gian cũng một phần xuất phát từ nguyên nhân, doanh

nghiệp hoàn toàn chưa đóng một vai trò khuyến khích hoặc chủ động hỗ trợ nhân viên
trau dồi khả năng ngoại ngữ, nếu không muốn nói là số lượng doanh nghiệp tiến hành
đào tạo nội bộ về ngoại ngữ cho nhân viên còn chiếm một số lượng rất nhỏ.

Đánh giá nhu cầu thực tại về việc đào tạo ngoại ngữ với tư cách là người lãnh đạo
Để đối chiếu nhu cầu của người đi làm và quan niệm của người lãnh đạo doanh nghiệp,
48%
12%
16%
24%
Chưa sắp xếp được thời gian
Cảm thấy chưa cần thiết
Chưa tin tưởng vào hiệu quả học
Khác
0 20 40 60 80 100 120 140
Tiếng Anh học được chưa có tính …
Thời gian không hợp lý
Không khí học chưa hấp dẫn
Đối tượng học cùng chưa phù hợp
Khác
Khó khăn khi tham gia học tại
trung tâm

Trung tâm Đào tạo ngắn hạn và Tư vấn ISCSC
Khoa Quốc tế, Đại học Quốc Gia Hà nội
Nhà G7, Tầng 3, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội
Website : www.iscsc.vn
5
nhóm tác giả đã tiến hành
phỏng vấn 5 lãnh đạo từ 5 doanh nghiệp thuộc các ngành: ngân hàng, CNTT, bất động

sản, phát triển cộng đồng, nước giải khát. Trong đó có 3 doanh nghiệp có quy mô vừa và
nhỏ (20 nhân viên), 2 doanh nghiệp với quy mô lớn (trên 300 người). Tuy thời gian khảo
sát diễn ra ngắn và số lượng doanh nghiệp khảo sát là không nhiều nhưng kết quả đưa ra
cũng đã phản ánh phần nào thực tế hiện nay của doanh nghiệp Việt Nam.

Kết quả được ghi nhận như sau:
- Chỉ có doanh nghiệp bất động sản hoàn toàn chưa có bất kỳ hoạt động hợp tác nào
với nước ngoài. Các doanh nghiệp còn lại đều có hoạt động hợp tác nước ngoài từ
mức độ ít đến thường xuyên và hàng ngày.
- 3/5 doanh nghiệp khẳng định trong tương lai sẽ đẩy mạnh hợp tác kinh doanh với
nước ngoài.
- Ghi nhận từ phỏng vấn cho thấy khả năng giao tiếp của nhân viên trong công ty
còn phụ thuộc vào tính chất công việc từng bộ phận. Theo đó, ngoài ban lãnh đạo,
các bộ phận có nhiều hoạt động tiếp xúc trực tiếp với doanh nghiệp, đối tác nước
ngoài, như bộ phận marketing, call center, là đội ngũ có thể tự tin giao tiếp với
người nước ngoài. Còn lại, yêu cầu ngoại ngữ đòi hỏi ở các bộ phận khác là không
cao
- Khi được hỏi về chương trình đào tạo ngoại ngữ hiện có trong doanh nghiệp, chỉ
có một lãnh đạo của doanh nghiệp có qui mô lớn cho biết các khoá đào tạo ngoại
ngữ cho nhân viên được tổ chức thường xuyên trong năm, một tổ chức có chương
trình đào tạo giữa các nhân viên với nhau thông qua hoạt động hỗ trợ từ tình
nguyện viên nước ngoài. 3 doanh nghiệp còn lại cho biết nhân viên phải tự trau
dồi vốn ngoại ngữ.
- Khi được hỏi về chiến lược đào tạo ngoại ngữ cho doanh nghiệp trong tương lai,
chỉ có 2 doanh nghiệp có chiến lược rõ ràng, 2 doanh nghiệp cho biết vẫn sẽ để
nhân viên tiếp tục tự trau dồi và 1 doanh nghiệp chưa nghĩ đến vấn đề này.
Kết quả khảo sát cho thấy, mức độ thúc đẩy của lãnh đạo doanh nghiệp đối với việc nhân
viên học ngoại ngữ phụ thuộc rất nhiều từ các yếu tố : lĩnh vực hoạt động, quy mô, chiến

×