Tải bản đầy đủ (.docx) (195 trang)

đồ án tốt nghiệp khoa vật liệu xây dựng, trường đại học xây dựng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 195 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG
KHOA VẬT LIỆU XÂY DỰNG

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Năm học 2019-2020

KHOA VẬT LIỆU XÂY DỰNG

BỘ MÔN CÔNG NGHỆ VẬT LIỆU XÂY DỰNG
-----------o0o-----------

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI: THIẾT KẾ NHÀ MÁY SẢN XUẤT XI MĂNG POÓC LĂNG LÒ
QUAY PHƯƠNG PHÁP KHÔ, CÔNG XUẤT 1,8 TRIỆU TẤN XI
MĂNG/ NĂM VỚI CƠ CẤU SẢN PHẨM: 70% PCB 40 VÀ 30% PCB30

Trưởng Bộ môn:
TS.Nguyễn Trọng Lâm
Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS.Văn Viết Thiên Ân
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Đình Khoa MSSV: 11660 Lớp: 60VL2
Lại Việt Hoàng
MSSV: 38460 Lớp: 60VL2

Hà Nội 09/2020

SVTH: Nguyễn Đình Khoa
Lại Việt Hoàng

MSSV: 116.60 - Lớp: 60VL2
MSSV: 384.60 - Lớp: 60VL2




TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG
KHOA VẬT LIỆU XÂY DỰNG

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Năm học 2019-2020

LỜI MỞ ĐẦU
Xi măng là vật liệu thông dụng nhất trong ngành công nghiệp xây dựng. Xi măng đã
có mặt trong đời sống của con người hàng nghìn năm qua và cho đến nay con người vẫn sử
dụng nó trong hầu hết các công trình xây đựng. Theo những dự đoán thì xi măng vẫn là chất
kết dính chủ lực trong thế kỷ tới.
Đất nước ta trải qua 2 cuộc chiến tranh tàn phá cơ sở hạ tầng còn thấp kém. Do vậy
nhu cầu sử dụng xi măng ngày càng tăng khi nước ta vào thời kỳ đổi mới tiến tới công
nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Hàng loạt các công trình xây dựng: thuỷ điện, cầu cống,
đường xá, các công trình thuỷ lợi, nhà ở.., sẽ tiêu thụ một lượng xi măng rất lớn. Mặc dù,
sản lượng xi măng sản xuất trong nước ngày càng tăng nhanh nhưng vẫn không đủ nhu cầu
trong nước. Cụ thể cho đến nay, 3 tháng đầu năm sản lượng tiêu thụ sản phẩm xi măng cả ở
thị trường nội địa và xuất khẩu ước đạt khoảng 23,08 triệu tấn, tăng 4% so với cùng kỳ năm
2018.Trong đó, chỉ tính riêng trong tháng 3/2019, ước sản phẩm tiêu thụ cả ở thị trường
trong nước và xuất khẩu đạt khoảng 9,45 triệu tấn, tăng 3,5% so với cùng kỳ năm
2018.Tiêu thụ sản phẩm tại thị trường trong nước trong tháng 3/2019 ước đạt khoảng 6,05
triệu tấn, tăng 7% so với tháng 3/2018[ CITATION The \l 1033 ]. Vì vậy, việc tăng sản
lượng xi măng nhằm cân đối giữa cung – cầu trong nước, một phần tham gia xuất khẩu
đang là mục tiêu của ngành công nghiệp xi măng Việt Nam. Để góp phần thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế của đất nước đồng thời thực hiện được mục tiêu trên thì việc xây dựng các
nhà máy xi măng là rất cần thiết.
Công nghiệp xây dựng được coi là nền tảng của sự phát triển kinh tế thì công nghiệp

sản xuất vật liệu xây dựng là nguồn gốc của sự phát triển ấy, trong đó xi măng chiếm một
vai trò rất lớn. Trong những năm qua, đất nước ta đã không ngừng đổi mới hạ tầng cơ sở,
do đó đòi hỏi ngành công nghệ vật liệu xây dựng nói chung và công nghiệp xi măng nói
riêng phát triển, đổi mới công nghệ sản xuất nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản
phẩm để đáp ứng nhu cầu lớn của xã hội.
Việt Nam là một đất nước có sản lượng đá vôi, đá sét lớn cùng với một đội ngũ lao động trẻ
dồi dào. Đó là điều kiện thuận lợi trong quá trình sản xuất xi măng. Với những kiến thức tiếp
nhận được qua đợt thực tập cán bộ kỹ thuật cùng với những kiến thức đã được các thầy, cô trong
Khoa Vật liệu Xây dựng và trường đại học Xây dựng truyền giảng, đặc biệt là sự hướng dẫn, chỉ
SVTH: Nguyễn Đình Khoa
Lại Việt Hoàng

MSSV: 116.60 - Lớp: 60VL2
MSSV: 384.60 - Lớp: 60VL2


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG
KHOA VẬT LIỆU XÂY DỰNG

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Năm học 2019-2020

bảo và giúp đỡ nhiệt tình của thầy PGS.TS Văn Viết Thiên Ân, chúng em xin trình bày nội
dung thiết kế đồ án tốt nghiệp: “Thiết kế nhà máy sản xuất xi măng Poóc lăng lò quay phương
pháp khô, công suất 1,8 triệu tấn xi măng/năm với cơ cấu sản phẩm 70% PCB40 và
30%PCB30”

SVTH: Nguyễn Đình Khoa
Lại Việt Hoàng


MSSV: 116.60 - Lớp: 60VL2
MSSV: 384.60 - Lớp: 60VL2


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG
KHOA VẬT LIỆU XÂY DỰNG

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Năm học 2019-2020

MỤC LỤC
PHẦN 1. TỔNG QUAN VỀ XI MĂNG POÓC LĂNG VÀ CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT
XI MĂNG POÓC LĂNG.................................................................................................10
CHƯƠNG 1.

GIỚI THIỆU CHUNG VỂ XI MĂNG POÓC LĂNG...................11

1.1. Đặc trưng cơ bản của clanhke xi măng poóc lăng............................................11
1.2. Các phụ gia sản xuất trong xi măng.................................................................18
1.3. Các tính chất cơ bản của xi măng poóc lăng....................................................18
1.4. Định hướng phát triển và tiêu thụ xi măng của Việt Nam................................20
CHƯƠNG 2. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT XI MĂNG
POÓC LĂNG 24
2.1. Nguyên liệu, nhiên liệu trong sản xuất clanhke................................................24
2.2. Công nghệ sản xuất xi măng pooc lăng............................................................28
PHẦN 2. THIẾT KẾ CƠNG NGHỆ SẢN XUẤT XI MĂNG LỊ QUAY PHƯƠNG
PHÁP KHÔ....................................................................................................................... 33
CHƯƠNG 3.


LỰA CHỌN ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG NHÀ MÁY........................34

CHƯƠNG 4. TÍNH TỐN PHỐI LIỆU SẢN XUẤT CLANHKE XI MĂNG
POOC LĂNG 40
4.1. Nguyên vật liệu để sản xuất clanhker:..............................................................40
4.2. Tính hàm lượng tro lẫn.....................................................................................42
4.3. Tính toán phối liệu...........................................................................................43
4.4. Kiểm tra các thông số theo lựa chọn theo thành phần hóa của clanhke đã tính
toán 47
4.5. Nhận xét...........................................................................................................48
CHƯƠNG 5.

LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT CHO NHÀ MÁY..........49

SVTH: Nguyễn Đình Khoa
Lại Việt Hoàng

MSSV: 116.60 - Lớp: 60VL2
MSSV: 384.60 - Lớp: 60VL2


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG
KHOA VẬT LIỆU XÂY DỰNG

5.1

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Năm học 2019-2020


Sơ đồ dây chuyền công nghệ phân xưởng chuẩn bị phối liệu..........................50

5.2 Sơ đồ dây chuyền công nghệ phân xưởng lò nung:.............................................51
5.3

Sơ đồ dây chuyền công nghệ phân xưởng nghiền và đóng bao........................54

5.4

Quá trình công nghệ sản x́t xi măng pooc lăng theo phương pháp khơ........55

CHƯƠNG 6.

TÍNH CÂN BẰNG VẬT CHẤT.......................................................61

6.1. Lựa chọn chế độ làm việc của nhà máy............................................................61
6.2. Lựa chọn hao hụt của các công đoạn trong dây chuyền nhà máy.....................62
6.3. Tính cân bằng vật chất cho nhà máy................................................................63
CHƯƠNG 7.

TÍNH TỐN LỰA CHỌN THIẾT BỊ.............................................83

7.1. Lựa chọn thiết bị gia công nguyên liệu...............................................................83
7.2. Phân xưởng nung clanhke..............................................................................103
7.3. Thiết kế phân xưởng xi măng.........................................................................112
CHƯƠNG 8.

TÍNH TỐN NHIỆT CHO HỆ THỐNG LỊ NUNG..................125


8.1. Các sớ liệu ban đầu........................................................................................125
8.2. Tính cháy nguyên liệu....................................................................................130
8.3. Tính cân bằng vật chất cho tháp trao đổi nhiệt...............................................134
8.4. Tính cân bằng nhiệt cho toàn thiết bị.............................................................138
8.5. Tính cân bằng vật chất cho hệ thống lò quay.................................................144
8.7. Tính cân bằng nhiệt cho thiết bị làm lạnh.......................................................153
PHẦN 3. KIẾN TRÚC – XÂY DỰNG – KINH TẾ...................................................155
CHƯƠNG 9.

PHẦN KIẾN TRÚC XÂY DỰNG NHÀ MÁY.............................156

9.1. Bố trí mặt bằng nhà máy................................................................................156
9.2. Diện tích xây dựng nhà máy...........................................................................157
9.3. Các giải pháp kết cấu hạng mục công trình....................................................158
SVTH: Nguyễn Đình Khoa
Lại Việt Hoàng

MSSV: 116.60 - Lớp: 60VL2
MSSV: 384.60 - Lớp: 60VL2


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG
KHOA VẬT LIỆU XÂY DỰNG

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Năm học 2019-2020

CHƯƠNG 10. TÍNH TỐN ĐIỆN NƯỚC............................................................161
10.1.


Tính lượng nước dùng trong nhà máy........................................................161

10.2.

Tính lượng điện dùng trong nhà máy.........................................................162

CHƯƠNG 11. KIỂM TRA SẢN XUẤT AN TOÀN LAO ĐỘNG.......................167
11.1.

Các biện pháp cháy nổ...............................................................................167

11.2.

Vệ sinh công nghiệp .................................................................................167

11.3.

Kiểm tra sản xuất.......................................................................................168

11.4.

Công tác môi trường .................................................................................168

11.5.

Công tác an toàn lao dộng.........................................................................171

CHƯƠNG 12. LAO ĐỘNG VÀ TIỀN LƯƠNG....................................................173
12.1.


Lao động trong nhà máy............................................................................173

12.2.

Qũy lương của cán bợ cơng nhân viên.......................................................175

CHƯƠNG 13. TÍNH TỐN CÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ.....................................178
13.1.

Chỉ tiêu vốn đầu tư....................................................................................178

13.2.

Chi phí vận hành nhà máy.........................................................................185

13.3.

Gía bán sản phẩm và thời gian hoàn vốn đầu tư........................................187

TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................................190

SVTH: Nguyễn Đình Khoa
Lại Việt Hoàng

MSSV: 116.60 - Lớp: 60VL2
MSSV: 384.60 - Lớp: 60VL2


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG

KHOA VẬT LIỆU XÂY DỰNG

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Năm học 2019-2020

DANH MỤC LỤC BẢNG
Bảng 1. 1 Các chỉ tiêu chất lượng của clanhke xi măng poóc lăng thương phẩm............12
Bảng 1. 2 Hàm lượng các oxit trong clinker xi măng pooc lăng (%)...............................15
Bảng 1. 3 Sản lượng xi măng qua các năm tại Việt Nam (Đơn vị: triệu tấn).....................21
Bảng 1. 4 Nhu cầu tiêu thụ xi măng của nước ta vài năm gần đây (nguồn internet)..........2
Bảng 3. 1 Thành phần hoá học của đá vôi.........................................................................37
Bảng 3. 2 Thành phần hóa của đất sét................................................................................37
Bảng 3. 3 Thành phần hóa của thạch cao..........................................................................37
Bảng 3. 4 Thành phần hóa của quặng sắt..........................................................................38

Y
Bảng 5. 1 Thành phần hóa của các nguyên liệu..................................................................40
Bảng 5. 2 Thành phần nguyên liệu quy về 100%...............................................................41
Bảng 5. 3 Thành phần nguyên liệu đã nung.......................................................................41
Bảng 5. 4 Bảng thành phần hóa học của than cám 3a - Hòn Gai........................................41
Bảng 5. 5 Bảng thành phần hóa học của than cám 3a - Hòn Gai quy về 100%..................41
Bảng 5. 6 Bảng thành phần làm việc của than cám 3a - Hòn Gai.......................................42
Bảng 5. 7 Ký hiệu các ôxit của các cấu tử trong phối liệu..................................................43
Bảng 5. 8 Bảng thành phần hóa của phối liệu khô chưa nung và clanhke..........................46
Bảng 6. 1 Chế độ làm việc của nhà máy:............................................................................62
Bảng 6. 2 Hao hụt các khâu trong dây chuyền...................................................................63
Bảng 6. 3 Năng Suất tuyến PCB 40....................................................................................64
Bảng 6. 4 Năng suất tuyến PCB30.....................................................................................64
Bảng 6. 5 Năng suất từ gầu nâng 5 đến máy phân ly..........................................................65

Bảng 6. 6 Năng suất từ gầu nâng 4 đến máy nghiền bi.......................................................65
Bảng 6. 7 Thành phần hóa của xi măng PCB.....................................................................66
Bảng 6. 8 Năng suất cân định lượng 6 đến phễu tiếp liệu 5................................................67
Bảng 6. 9 Năng suất cân định lượng 7 đến phễu tiếp liệu 6................................................67
Bảng 6. 10 Năng suất từ cân định lượng 5 đến cửa tháo....................................................68
Bảng 6. 11 Năng suất từ định lượng 4 đến silo đồng nhất phối liệu...................................69
Bảng 6. 12 Năng suất từ vòi phun đến cylon lắng 2...........................................................70
Bảng 6. 13 Năng suất cân định lượng 5 đến kho than........................................................71
Bảng 6. 14 Năng suất từ silo chứa đến cylon lăng 1...........................................................71
Bảng 6. 15 Năng suất từ cân định lượng 1 đến vân chuyển đá vôi.....................................73
Bảng 6. 16 Năng suất từ cân định lượng 2 đến khai thác vận chuyển đất sét.....................74
Bảng 6. 17 Năng suất định lượng 3 đến vận chuyển quặng sát...........................................75
Bảng 6. 18 Băng thống kê cân vật chất..............................................................................76
Bảng 8. 1 Bảng thành phần hóa của phối liệu...................................................................125
SVTH: Nguyễn Đình Khoa
Lại Việt Hoàng

MSSV: 116.60 - Lớp: 60VL2
MSSV: 384.60 - Lớp: 60VL2


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG
KHOA VẬT LIỆU XÂY DỰNG

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Năm học 2019-2020

Bảng 8. 2 Thành phần hóa học của nhiên liệu..................................................................126
Bảng 8. 3 Bảng thành phần hóa của than cám..................................................................130

Bảng 8. 4 Kết quả tính toán dòng vật liệu trong các xiclon được ghi trong bảng sau.......137
Bảng 8. 5 Cân bằng nhiệt cho toàn thiết bị.......................................................................141
Bảng 8. 6 Bảng kết quả lượng khí cháy tạo thành qua từng bộ phận thiết bị như sau:.....144
Bảng 8. 7 Bảng cân bằng vật chất của lò tính bằng (kg/kg CLK).....................................145
Bảng 8. 8 Bảng nhiệt độ trong các thiết bị........................................................................153
Bảng 9. 1 Thống kê diện tích nhà hành chính:.................................................................157
Bảng 9. 2 Hệ thống nhà kho sản xuất...............................................................................158
Bảng 10. 1 Lượng tiêu thụ cho nhu cầu thắp sáng............................................................162
Bảng 10. 2 Điện dùng cho sản xuất..................................................................................163
Bảng 10. 3 Điện dùng cho nhu cầu thắp sáng khu sản xuất..............................................164
Bảng 12. 1 Bố trí lao động trong nhà máy........................................................................173
Bảng 12. 2 Bố trí nhân viên gián tiếp...............................................................................175
Bảng 12. 3 Tổng tiền lượng của lao động trực tiếp...........................................................176
Bảng 12. 4 Tổng tiền lương của lao động gián tiếp..........................................................176
Bảng 13. 1 Tổng hợp kinh phí mua sắm thiết bị...............................................................182
Bảng 13. 2 Bảng thống kê chi phí xây dựng các phòng ban.............................................183
Bảng 13. 3 Bảng chi phí xây dựng các khu sản xuất của nhà máy...................................184
Bảng 13. 4 Chi phí mua nguyên vật liệu...........................................................................186
Bảng 13. 5 Tổng chi phí vận hành của nhà máy trong 1 năm...........................................187

SVTH: Nguyễn Đình Khoa
Lại Việt Hoàng

MSSV: 116.60 - Lớp: 60VL2
MSSV: 384.60 - Lớp: 60VL2


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG
KHOA VẬT LIỆU XÂY DỰNG


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Năm học 2019-2020

DANH MỤC HÌNH
Hình 2. 1 Sơ đờ công nghệ sản xuất xi măng theo phương pháp ướt..................................30
Hình 2. 2 Tháp trao đổi nhiệt..............................................................................................31
Y
Hình 7. 1 Bunke chứa đá vôi..............................................................................................95
Hình 7. 2 Bunke chứa đất sét..............................................................................................96
Hình 7. 3 Bunke chứa quặng sắt.........................................................................................97
Hình 7. 4 Kho chứa đá vôi..................................................................................................98
Hình 7. 5 Kho chứa đất sét.................................................................................................99
Hình 7. 6 Kho chứa quặng sắt và than..............................................................................100
Hình 7. 7 Silo đồng nhất phối liệu....................................................................................102
Hình 7. 8 Silo ủ clanhke...................................................................................................104
Hình 7. 9 Mặt cắt ngang băng tải......................................................................................109
Hình 7. 10 Két tham khô..................................................................................................110
Hình 7. 11 Hình dạng và kích thước bunke......................................................................120
Hình 8. 1 Sơ đồ hệ thống lò nung.....................................................................................125

SVTH: Nguyễn Đình Khoa
Lại Việt Hoàng

MSSV: 116.60 - Lớp: 60VL2
MSSV: 384.60 - Lớp: 60VL2


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG
KHOA VẬT LIỆU XÂY DỰNG


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Năm học 2019-2020

PHẦN 1.
TỔNG QUAN VỀ XI MĂNG POÓC LĂNG VÀ
CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT XI MĂNG POÓC LĂNG

SVTH: Nguyễn Đình Khoa
Lại Việt Hoàng

MSSV: 116.60 - Lớp: 60VL2
MSSV: 384.60 - Lớp: 60VL2


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG
KHOA VẬT LIỆU XÂY DỰNG

CHƯƠNG 1.

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Năm học 2019-2020

GIỚI THIỆU CHUNG VỂ XI MĂNG POÓC LĂNG

Xi măng poóc lăng là chất kết dính có khả năng đông kết, rắn chắc và phát triển cường
độ trong môi trường không khí và môi trường nước, thường được gọi là chất kết dính rắn
trong nước hay chất kết dính thuỷ lực.

Xi măng poóc lăng được sản xuất bằng cách nghiền clanhke xi măng với thạch cao và
một số phụ gia khác. Thành phần chính trong xi măng poóc lăng là clanhke. Clanhke xi
măng poóc lăng được sản xuất bằng cách nung đến thiêu kết hỗn hợp phối liệu đồng nhất,
phân tán mịn của đá vôi, đất sét và phụ gia điều chỉnh thành phần hóa học của phối liệu có
thể là: quặng sắt, quặng bô xít hay trêpen...

1.1.

Đặc trưng cơ bản của clanhke xi măng poóc lăng

Tùy thuộc vào công nghệ và dạng lò nung mà clanhke xi măng có sự khác nhau về
kích thước và hình dạng hạt, chất lượng, năng suất....Chất lượng của clanhke phụ thuộc chủ
yếu vào: thành phần phối liệu, phương pháp công nghệ và dạng lò nung. Clanhke xi măng
poóc lăng dùng để sản xuất xi măng poóc lăng hỗn hợp có hàm lượng magie oxít (MgO)
không lớn hơn 5.
Hoạt tính cường độ của clanhke xi măng poóc lăng là giá trị cường độ nén (theo
TCVN 6016:2011) của mẫu xi măng thử nghiệm có độ mịn (3100 ± 100) cm2/g (theo
phương pháp Blaine) và phần còn lại trên sàng có kích thước lỗ 0,09 mm không lớn hơn 10
%; được nghiền trong máy nghiền bi thí nghiệm; từ hỗn hợp clanhke xi măng poóc lăng và
thạch cao tự nhiên loại Gn90 trở lên (theo TCVN 9807:2013) với hàm lượng SO3 tương
đương là (2 ± 0,2) % trong xi măng.
Hệ số nghiền của clanhke xi măng poóc lăng là tỉ lệ thời gian cần thiết để nghiền cát
tiêu chuẩn theo TCVN 7024:2013 và nghiền clanhke trong cùng một điều kiện thí nghiệm,
đến độ mịn 6 % trên sàng kích thước lỗ 0,09 mm.
Yêu cầu kỹ thuật clanhke xi măng poóc lăng thương phẩm [CITATION CLA \l 1033 ]

SVTH: Nguyễn Đình Khoa
Lại Việt Hoàng

MSSV: 116.60 - Lớp: 60VL2

MSSV: 384.60 - Lớp: 60VL2


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG
KHOA VẬT LIỆU XÂY DỰNG

Năm học 2019-2020

Bảng 1. 1 Các chỉ tiêu chất lượng của clanhke xi măng poóc lăng thương phẩm
Tên chỉ tiêu

Mức
CPC30 CPC40 CPC50 CPC60

1. Hoạt tính cường độ, N/mm2 (MPa), không nhỏ hơn:
- 3 ngày ± 45 phút

16

21

25

30

- 28 ngày ± 8 giờ

30


40

50

60

2. Hệ số nghiền, không nhỏ hơn

1,2

3. Cỡ hạt
- Nhỏ hơn 1mm, %, không lớn hơn

10

10

- Nhỏ hơn 25 mm và lớn hơn 5 mm, %, không nhỏ
hơn

40

50

4. Hàm lượng canxi oxit (CaO), %

Từ 58 đến 67

5. Hàm lượng silic oxit (SiO2), %


Từ 18 đến 26

6. Hàm lượng nhôm oxit (Al2O3), %

Từ 3 đến 8

7. Hàm lượng sắt oxit (Fe2O3), %

Từ 2 đến 5

8. Hàm lượng magiê oxit (MgO), %, không lớn hơn
9. Hàm lượng canxi oxit tự do (CaO td), %, không lớn
hơn

5
1,5

10. Hàm lượng kiềm tương đương
Na2Otđ = Na2O + 0,658 K2O, %, không lớn hơn

1,0

Trong clanhke xi măng ít kiềm:
Na2Otđ, %, không lớn hơn

0,6

11. Hàm lượng cặn không tan (CKT), %, không lớn
hơn


0,75

12. Hàm lượng mất khi nung (MKN), %, không lớn
hơn

1,0

13. Độ ẩm, %, khơng lớn hơn

1,0

1.1.1. Thành phần khống của clanhke xi măng poóc lăng
SVTH: Nguyễn Đình Khoa
Lại Việt Hoàng

MSSV: 116.60 - Lớp: 60VL2
MSSV: 384.60 - Lớp: 60VL2


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG
KHOA VẬT LIỆU XÂY DỰNG

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Năm học 2019-2020

Trong clanhke xi măng poóclăng gồm chủ yếu là các khoáng silíccát canxi (hàm
lượng 70 ÷ 80%), các khoáng Aluminat canxi và Alumôferit Canxi.
Khoáng silíccát canxi gồm hai loại khoáng là khoáng Alít và khoáng Bêlít.

- Khoáng Alít (Al2O3.SO2 ký hiệu là C3S ) là khoáng quan trọng nhất của clanhke xi
măng, tạo cho xi măng có cường độ cao, tốc độ đông kết rắn chắc nhanh và loại khoáng này
có ảnh hưởng nhiều đến các tính chất của xi măng. Trong clanhke xi măng khoáng C 3S
chiếm từ (45 ÷ 60)%. Alit là mợt dung dịch rắn của 3CaO.SiO 2 và một lượng nhỏ các chất
khác có hàm lượng nhỏ từ (2 ÷ 4)% như MgO, P2O5, Cr2O3,... C3S ở dạng tinh khiết sẽ bền
vững trong khoảng nhiệt đợ (1200 ÷ 1250)ºC đến (1900 ÷ 2070)ºC. Nhiệt độ lớn hơn 2070ºC
thì C3S bị nóng chảy, nhỏ hơn 1200ºC thì bị phân huỷ thành C2S (C3S = C2S + CaO tự do).
- Khống bêlít (2CaO.SiO2: đicalcium silicát, ký hiệu C2S ):
Trong clanhke xi măng C2S chiếm khoảng 20÷30%, là thành phần quan trọng của
clanhke, có đặc tính là đông kết rắn chắc chậm nhưng cường độ cuối cùng cao. Bêlít là
dung dịch rắn của 2CaO.SiO2 với một lượng nhỏ các ô xít khác như Al 2O3, Fe2O3, Cr2O3 ...
Khoáng C2S được tạo thành trong clanhke ở 4 dạng thù hình  C2S, ‘CC2S,  C2S ,  C2S
+  C2S : bền vững ở điều kiện nhiệt đợ cao từ 1425 ÷2130 ºC, ở nhiệt đợ lớn hơn
21300C,  C2S bị chảy lỏng, ở nhiệt độ nhỏ hơn 1425ºC khoáng  C2S chuyển sang dạng ’
C2S .
+ ’C2S bền vững ở nhiệt đợ 830÷1425ºC, khi nhiệt đợ nhỏ hơn 830ºC và làm lạnh
nhanh thì ’C2S chuyển sang dạng C2S, còn khi làm nguội chậm bị chuyển sang dạng
C2S.
+ C2S không bền luôn có xu hướng chuyển sang dạng C2S đặc biệt là ở
nhiệt độ nhỏ hơn 500ºC. Khi C2S chuyển thành C2S làm tăng thể tích khoảng 10%
và bị phân rã thành bột.
+ C2S thì hầu như không tác dụng với nước và không có tính chất kết dính, chỉ trong
điều kiện hơi nước bão hoà, khoảng nhiệt đợ 150÷200ºC, C2S mới có khả năng dính kết.
Chất trung gian phân bố giữa khoáng Alít và Bêlít là các pha Aluminôferit, pha canxi
Aluminat và pha thuỷ tinh.
- Pha canxi Aluminat tồn tại trong clanhke ở hai dạng C 3A, C5A3. Do trong clanhke
lượng CaO dư nên pha Canxi Aluminat thường nằm chủ yếu ở dạng C 3A, đặc điểm của C3A
là đông kết rắn chắc nhanh, dễ tạo nên các ứng suất làm nứt, tách cấu trúc đá xi măng khi
SVTH: Nguyễn Đình Khoa
Lại Việt Hoàng


MSSV: 116.60 - Lớp: 60VL2
MSSV: 384.60 - Lớp: 60VL2


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG
KHOA VẬT LIỆU XÂY DỰNG

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Năm học 2019-2020

chúng làm việc trong môi trường xâm thực sunfat. Trong một số loại xi măng chuyên dụng
có khống chế hàm lượng khoáng này (ximăng thuỷ công lượng C 3A < 5%, xi măng bền
sunfat lượng C3A < 8%).
- Pha Alumôferit là dung dịch rắn của các khoáng canxi Alumôferit (còn được gọi là
xêlít). Khoáng canxi Aluminôferit có thành phần khác nhau phụ thuộc vào thành phần
nguyên liệu ban đầu, điều kiện nung luyện, ... trong clanhke chúng thường tồn tại dưới dạng
sau: C6A2F, C4AF, C2F, nhưng thành phần chính là C4AF và trong đó hoà tan khoảng 1%
MgO và TiO2.
- Pha thuỷ tinh có trong clanhke xi măng poóclăng với hàm lượng từ 5 ÷10%. Thành
phần của pha thuỷ tinh bao gồm một số loại ô xít như CaO, Fe 2O3, Na2O, K2O, ... Hàm
lượng của pha thuỷ tinh phụ thuộc vào thành phần hỗn hợp nguyên liệu ban đầu và điều
kiện làm lạnh clanhke. Sự có mặt của pha này trong clanhke xi măng poóclăng làm ảnh
hưởng đến tính chất của các khoáng khác và đặc biệt là làm thay đổi nhiệt độ tạo khoáng
chính.
- Ngoài ra trong clanhke xi măng poóclăng còn tồn tại một lượng CaO và MgO tự do,
chúng thường là các hạt già lửa nên tác dụng với nước rất chậm khi xi măng đã đông kết rắn
chắc chúng mới thuỷ hoá gây nên ứng suất phá hoại cấu trúc của sản phẩm như bị nứt,
rữa, ... Làm thay đổi thể tích của sản phẩm và làm giảm cường độ của đá xi măng.

1.1.2. Thành phần hoá của clanhke xi măng poóc lăng
Clanhke xi măng poóc lăng gồm các ôxít chính là Al2O3, Fe2O3, CaO, SiO2 với tổng
hàm lượng của chúng chiếm khoảng từ 95% đến 97% (theo khối lượng). Ngoài ra còn có
các ôxít khác với hàm lượng nhỏ như MgO, TiO 2, K2O, Na2O, P2O5, SO3... Hàm lượng các
ôxít trong clanhke xi măng poóc lăng thường dao động trong khoảng:

SVTH: Nguyễn Đình Khoa
Lại Việt Hoàng

MSSV: 116.60 - Lớp: 60VL2
MSSV: 384.60 - Lớp: 60VL2


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG
KHOA VẬT LIỆU XÂY DỰNG

Năm học 2019-2020

Bảng 1. 2 Hàm lượng các oxit trong clinker xi măng pooc lăng (%)
Thành phần

Hàm lượng (%)

CaO

63 ÷ 66

SiO2


21÷ 24

Al2O3

4÷9

Fe2O3

2÷4

SO3

0,3 ÷ 1

P2O5

0,1 ÷ 0,3

K2O + Na2O
0,4 ÷ 1
TiO2 + Cr2O3
0,2 ÷ 0,5
Canxi ơxít (CaO): chủ ́u trong nguyên liệu đá vôi, trong quá trình nung luyện
clanhke, ở các điều kiện nhất định chúng sẽ liên kết với các ôxít khác tạo nên các hợp chất
hoá học quyết định tốc độ đông kết rắn chắc và cường độ của xi măng. Khi hàm lượng CaO
càng lớn thì khả năng tạo thành các hợp chất dạng khoáng canxi silicat có độ bazơ cao
(C3S) trong clanhke càng nhiều, xi măng đông kết rắn chắc nhanh cường độ cao nhưng xi
măng lại kém bền trong môi trường xâm thực sunphát. Hàm lượng CaO nhiều đòi hỏi nhiệt
độ nung phải lớn do khó nung và để lại trong clanhke một lượng canxi ôxít tự do nhiều. Vì

vậy, trong clanhke xi măng cần khớng chế hàm lượng CaO hợp lý (khoảng 63 ÷66%). Tuy
nhiên, khả năng phản ứng CaO với các ôxít khác để tạo thành các khoáng trong clanhke còn
phụ thuộc vào bản chất của các ôxít trong nguyên liệu, chế độ gia công hỗn hợp nguyên liệu
và chế độ nung.
Silic điôxít (SiO2): Ôxít này chủ yếu được cung cấp từ nguyên liệu đất sét. Trong quá
trình nung luyện clanhke, SiO2 sẽ tác dụng với CaO tạo thành các hợp chất dạng khoáng
canxi silicat. Khi hàm lượng SiO2 càng nhiều thì ngoài việc tạo thành khoáng C 3S, khoáng
canxi silicat có độ bazơ thấp (C2S) được hình thành sẽ tăng lên. Hàm lượng khoáng C2S
tăng làm xi măng đông kết rắn chắc chậm và cường độ phát triển chậm ở thời kỳ đầu của
quá trình rắn chắc đá xi măng. Tuy nhiên loại xi măng có hàm lượng C 2S cao lại có khả
năng bền trong nước và môi trường xâm thực sunphát. Khi hàm lượng SiO 2 trong clanhke
ít, khoáng C3S được tạo thành nhiều, sẽ làm cho xi măng đông kết rắn chắc nhanh, cường
độ cao nhưng quá trình nung luyện khó, clanhke có lượng vôi (CaO) tự do lớn. Vì vậy trong
SVTH: Nguyễn Đình Khoa
Lại Việt Hoàng

MSSV: 116.60 - Lớp: 60VL2
MSSV: 384.60 - Lớp: 60VL2


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG
KHOA VẬT LIỆU XÂY DỰNG

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Năm học 2019-2020

clanhke xi măng thì ôxít SiO2 cần phải khống chế ở một tỉ lệ thích hợp (thường khoảng 21 ÷
24% khới lượng clanhke). Đợ hoạt tính của SiO 2 cũng ảnh hưởng đến quá trình công nghệ
sản xuất xi măng. Khi SiO2 có độ hoạt tính càng cao thì quá trình tạo khoáng khi nung càng

nhanh và càng triệt để.
Nhôm ôxít (Al2O3): có trong các dạng khoáng C3A và C4AF. Trong clanhke xi măng,
ôxít này được đưa vào chủ yếu từ đất sét. Khi nung luyện, ôxít nhôm tham gia vào quá trình
tạo nên các khoáng nóng chảy canxi aluminat và canxi alumôferít . Khi hàm lượng Al 2O3
càng nhiều khoáng C3A tạo thành càng lớn, khả năng xuất hiện pha lỏng trong clanhke càng
sớm và càng nhiều, tạo cho xi măng đông kết rắn chắc nhanh nhưng cường độ thấp và kém
bền trong môi trường sunphát. Trong clanhke xi măng poóc lăng, thành phần ôxít nhôm
nằm trong khoảng 4÷8%.
Sắt ơxít (Fe2O3): Có tác dụng làm giảm nhiệt độ thiêu kết của quá trình nung luyện và
tham gia vào quá trình tạo khoáng tetracalcium aluminôferit (C 4AF). Hàm lượng ôxít này
trong clanhke xi măng càng lớn thì nhiệt độ nung càng được hạ thấp, khoáng C 4AF được
tạo thành nhiều xi măng nâng cao được độ bền trong môi trường xâm thực sunphát nhưng
cường độ xi măng không cao. Vì vậy trong quá trình nung luyện clanhke cần đặc biệt chú ý
thành phần ôxít này ở một tỷ lệ hợp lý mới có tác dụng tốt cho việc giảm nhiệt độ nung
luyện. Nếu hàm lượng ôxít này quá nhiều, pha lỏng xuất hiện trong clanhke sẽ lớn, do đó
gây nên sự cố lò trong công nghệ xi măng. Thơng thường hàm lượng ơxít Fe 2O3 chiếm
khoảng 2÷4% trong clanhke xi măng poóc lăng.
Ngoài các ôxít chính tham gia vào quá trình tạo khoáng còn có một hàm lượng nhỏ
các ôxít khác có ảnh hưởng lớn đến tính chất và chất lượng của xi măng.
Magiê ôxít (MgO): Là thành phần có hại cho xi măng, là nguyên nhân gây sự mất ổn
định thể tích khi xi măng đông kết rắn chắc nếu tồn tại ở dạng MgO tự do. Thường trong
sản xuất clanhke xi măng lượng ôxít MgO được khống chế với hàm lượng nhỏ hơn 5%.
Titan ôxít (TiO2): Trong clanhke xi măng với giới hạn 0,1÷0,5% sẽ có ảnh hưởng tốt
cho quá trình kết tinh các khoáng của clanhke. Với hàm lượng khoảng (2÷4)%, TiO 2 sẽ thay
thế một phần SiO2 có tác dụng tăng cường độ xi măng.
Mangan ơxít (Mn2O3): Trong clanhke xi măng từ 1÷2% không ảnh hưởng đến các tính
chất cơ lí của xi măng poóc lăng.
Crôm ôxít (Cr2O3) và phốt pho ôxít (P2O5): Khi hàm lượng của các ôxít này nằm vào
khoảng 0,1 0,3% sẽ có tác dụng tốt là thúc đẩy quá trình đông kết ở thời kỳ đầu, tăng
SVTH: Nguyễn Đình Khoa

Lại Việt Hoàng

MSSV: 116.60 - Lớp: 60VL2
MSSV: 384.60 - Lớp: 60VL2


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG
KHOA VẬT LIỆU XÂY DỰNG

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Năm học 2019-2020

cường độ cho xi măng. Nhưng với hàm lượng lớn 1 2% có tác dụng ngược lại làm chậm
thời gian đông kết rắn chắc và làm suy giảm cường đợ của xi măng poóc lăng.
Ơxít kiềm kali và kiềm natri (K2O + Na2O): do đất sét đưa vào trong clanhke với hàm
lượng khống chế khoảng 0,5 1%. Khi hàm lượng các ôxít này lớn hơn 1% sẽ gây nên sự
mất ổn định thể tích của xi măng, đặc biệt là gây nên sự tách, nứt trong bê tông thuỷ công
do các ôxít kiềm này có khả năng tác dụng với CaO, Al 2O3 tạo nên các khoáng trương nở
thể tích là Na2O.8CaO.3Al2O3 (NC8A3), K2O.8CaO.3Al2O3 (KC8A3) hay tác dụng với SO3
tạo nên khoáng nở thể tích là K2SO4 và Na2SO4.
1.1.3. Đặc trưng của clanhke xi măng poóc lăng
Chất lượng của clanhke xi măng được đánh giá qua thành phần hoá học và thành phần
khoáng. Để đánh giá một cách tổng quát hơn thành phần của clanhke xi măng, người ta
thường đánh giá chúng thông qua các hệ số đặc trưng.
a) Hệ số Silicat (ký hiệu n)
n=

% Si 02
% Al 2 0 3+ % Fe2 03


Đối với xi măng poóc lăng thường hệ số n = 1,7 3,5.
Khi tăng n thì làm giảm khả năng nung của clanhke, giảm hàm lượng pha lỏng,
giảm sự đông kết rắn chắc của xi măng.
b) Hệ số Alumin (ký hiệu p)
p=

% Al 2 0 3
% Fe 2 03

Thông thường hệ số p = 1÷2,5. Khi hệ sớ p nhỏ, xi măng ởn định thể tích cao trong
môi trường nước xâm thực sunphát. Hệ số p lớn thì xi măng đông kết rắn chắc nhanh nhưng
cường độ cuối cùng thấp. Khi hệ số p = 0,637 thì trong clanhke xi măng sẽ không tồn tại
khoáng C3A mà chỉ tạo ra C4AF, do đó xi măng có nhiệt hyđrát hóa thấp, đông kết và co
ngót thấp và gọi là xi măng Ferrari. Đối với xi măng cao alumin, hệ số p≥ 2,5.
c) Hệ số bazơ (ký hiệu m) :
m=

Cao
Si O 2+ A l 2 O 3 + F e 2 O 3

Thông thường hệ số bazơ vào khoảng 1,7 2,4. Khi hệ số này nhỏ hơn 1,7 xi măng có
cường độ không cao. Khi m lớn hơn 2,4 xi măng có cường độ cao nhưng nhiệt độ nung phải
SVTH: Nguyễn Đình Khoa
Lại Việt Hoàng

MSSV: 116.60 - Lớp: 60VL2
MSSV: 384.60 - Lớp: 60VL2



TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG
KHOA VẬT LIỆU XÂY DỰNG

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Năm học 2019-2020

lớn, độ ổn định thể tích kém, nhiệt độ thuỷ hoá lớn và kém bền trong môi trường nước xâm
thực
d) Hệ số bão hoà vôi (ký hiệu KH)
KH =

(CaO ¿ ¿ tong−CaO tudo )
¿
2,8×(SiO2 tong −SiO 2 tudo)

Hệ số KH thích hợp thường dao động trong khoảng 0,85 0,95.
KH càng cao thì clanhke xi măng có C3S lớn, KH=1 thì CaO liên kết hoàn toàn với
SiO2 để tạo ra C3S. Khi đó clanhke chỉ gồm có các khoáng C 3S, C3A và C4AF và được gọi
là clanhke lí tưởng.
Như vậy hệ số KH biểu thị hàm lượng CaO thực tế liên kết với SiO 2 tạo thành khoáng
C3S. Vì vậy khi KH càng cao, clanhke xi măng có hàm lượng khoáng C 3S càng lớn, xi
măng có khả năng rắn chắc nhanh, cường độ càng cao.

1.2.

Các phụ gia sản xuất trong xi măng

Trong công nghệ sản xuất chất kết dính vô cơ người ta sử dụng nhiều loại phụ gia
nhằm mục đích: cải thiện các tính chất kỹ thuật của chất kết dính, điều chỉnh mác chất kết

dính (phụ gia đầy), nâng cao hiệu suất của thiết bị công nghệ (phụ gia công nghệ).
1.2.1. Phụ gia thạch cao
Thạch cao thiên nhiên (Natural gypsum)
Khoáng vật, có thành phần chủ yếu là canxi sunphát ngậm hai phân tử nước, ở dạng
tinh thể, có công thức hóa học là CaSO4.2H2O.
Thạch cao nhân tạo (Synthetic gypsum)
Thạch cao có nguồn gốc từ quá trình xử lý khí thải chứa SO 3 hoặc là sản phẩm phụ
của một quá trình công nghệ nào đó. Thạch cao nhân tạo là một trong các hợp chất sau
CaSO4.2H2O CaSO4.1/2H2O, CaSO4 hoặc là hỗn hợp của các hợp chất trên trên.
1.2.2. Phụ gia khống
Vật liệu vơ cơ thiên nhiên hoặc nhân tạo pha vào xi măng ở dạng nghiền mịn để đạt
được chỉ tiêu chất lượng yêu cầu và không gây ảnh hưởng xấu đến tính chất của xi măng, bê
tơng và cớt thép.

1.3.

Các tính chất cơ bản của xi măng poóc lăng

1.3.1. Khối lượng riêng và khối lượng thể tích
SVTH: Nguyễn Đình Khoa
Lại Việt Hoàng

MSSV: 116.60 - Lớp: 60VL2
MSSV: 384.60 - Lớp: 60VL2


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG
KHOA VẬT LIỆU XÂY DỰNG

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP


Năm học 2019-2020

Khối lượng riêng (a) là tỷ số giữa khối lượng của xi măng với thể tích của xi măng nó
phụ thuộc vào thành phần khoáng clanhke xi măng và phụ thuộc vào thành phần phụ gia
trong nó.
Khối lượng thể tích đổ đống (đ) là tỷ số giữa khối lượng của xi măng với thể tích đổ
đống của nó. Khối lượng thể tích đống phụ thuộc vào khối lượng riêng và khả năng lèn chặt
của xi măng.
1.3.2. Độ mịn của xi măng
Độ mịn của xi măng ảnh hưởng đến chất lượng xi măng. Hạt xi măng càng mịn tốc độ
thuỷ hoá càng nhanh đạt đến triệt để, do đó cường độ xi măng sẽ phát triển nhanh. Để xác
định độ mịn của xi măng thì theo TCVN 4030:2003 có 2 phương pháp: [ CITATION XIM \
l 1033 ]
Phương pháp sàng chỉ áp dụng để mô tả sự có mặt của các hạt xi măng thô. Phương
pháp này chủ yếu dùng để kiểm tra và kiểm soát quá trình sản xuất.
Phương pháp thấm không khí (Blaine): bề mặt riêng (bề mặt riêng tính theo đơn vị
khối lượng) được đo bằng cách so sánh với một mẫu xi măng chuẩn.
Phương pháp thấm không khí chủ yếu áp dụng để kiểm tra tính ổn định của quá trình
nghiền. Phương pháp này đưa ra cách đánh giá sơ bộ về đặc tính của xi măng khi sử dụng).
1.3.3. Lượng nước yêu cầu và độ dẻo tiêu chuẩn của hồ xi măng
Lượng nước yêu cầu (lượng nước tiêu chuẩn) là lượng nước cần thiết để hyđrat hoá
các khoáng của clanhke xi măng đảm bảo cho hồ xi măng có độ lưu động cần thiết, tương
ứng với lượng nước tiêu chuẩn cho ta hồ xi măng có độ dẻo tiêu chuẩn.
Lượng nước yêu cầu của xi măng phụ thuộc vào thành phần khoáng của clanhke, độ mịn
của xi măng và loại phụ gia cho vào khi nghiền clanhke xi măng.
Hồ xi măng đạt độ dẻo tiêu chuẩn có sức cản nhất định đối với sự lún của kim tiêu
chuẩn. Lượng nước cần thiết để hồ xi măng đạt độ dẻo tiêu chuẩn được xác định bằng cách
thử độ lún của kim vào các hồ xi măng có các hàm lượng nước khác nhau.
1.3.4. Thời gian đông kết của xi măng poóclăng

Là thời gian từ khi trộn xi măng với nước tạo thành hỗn hợp bê tông có độ linh động
theo yêu cầu cho đến khi hỗn hợp đó đặc lại và đạt được cường độ ban đầu nào đó thì gọi là
thời gian đông kết của xi măng. Thời gian đông kết phụ thuộc vào thành phần khoáng của
SVTH: Nguyễn Đình Khoa
Lại Việt Hoàng

MSSV: 116.60 - Lớp: 60VL2
MSSV: 384.60 - Lớp: 60VL2


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG
KHOA VẬT LIỆU XÂY DỰNG

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Năm học 2019-2020

clanhke, độ nghiền mịn của xi măng, phụ gia trong xi măng, điều kiện môi trường và lượng
nước tiêu chuẩn khi đưa vào nhào trộn
Thời gian đông kết được xác định bằng cách quan sát độ lún sâu của kim tiêu chuẩn
vào hồ xi măng có độ dẻo tiêu chuẩn, cho đến khi nó đạt được giá trị quy định.
[ CITATION TCVN60172015 \l 1033 ]
1.3.5. Mác của xi măng
Ký hiệu quy ước biểu thị cường độ nén tối thiểu của xi măng, đánh giá theo phương
pháp tiêu chuẩn. Xi măng đạt mác quy định phải có chất lượng phù hợp tiêu chuẩn tương
ứng. Đây là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng xi măng và là chỉ tiêu để phân
loại cho xi măng. Do vậy người ta đã qui định mác của xi măng là cường độ nén của những
mẫu thí nghiệm đã được dưỡng hộ 28 ngày trong môi trường có nhiệt độ 20 ±50C và đợ ẩm 90
÷ 100%. (tham khảo tại />1.3.6. Tính ổn định thể tích của xi măng:
Khi xi măng đông kết rắn chắc cần phải ổn định thể tích. Sự thay đổi thể tích trong

quá trình đông kết rắn chắc của xi măng sẽ làm giảm cường độ của bê tông khi đóng rắn,
gây các vết nứt, rạn hoặc phá hoại sản phẩm. Nguyên nhân chính của sự thay đổi thể tích là
do trong xi măng có chứa một lượng CaO và MgO tự do, các hạt này ở dạng hạt già lửa nên
tác dụng với nước rất chậm, sau khi xi măng đã đông kết rắn chắc, chúng mới tham gia
phản ứng thuỷ hoá làm tăng thể tích, phá hoại cấu trúc sản phẩm.
Độ ổn định thể tích (theo phương pháp Le Chatelier) được xác định bằng cách quan
sát sự nở thể tích của hồ xi măng có độ dẻo tiêu chuẩn, thông qua sự dịch chuyển tương đối
của hai càng khuôn

1.4.

Định hướng phát triển và tiêu thụ xi măng của Việt Nam

1.4.1. Tình hình sản xuất, tiêu thụ xi măng của Việt Nam và thế giới trong những năm
gần đây:
Tình hình sản xuất và tiêu thụ xi măng những năm qua cho thấy sản lượng xi măng
trên thế giới hàng năm đều tăng lên do nhu cầu sử dụng xi măng ngày càng lớn. Dân số thế
giới ngày càng tăng dẫn đến nhu cầu về nhà ở và cơ sở hạ tầng ngày một lớn. Ngày nay
khoa học kỹ thuật có sự phát triển vượt bậc, đã chế tạo ra các máy móc thiết bị tân tiến làm
tăng năng suất và chất lượng sản phẩm. Hiện nay các nước sản xuất nhiều xi măng nhất thế
giới chủ yếu đến từ các nước ở Châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ, Iran và Việt Nam.
SVTH: Nguyễn Đình Khoa
Lại Việt Hoàng

MSSV: 116.60 - Lớp: 60VL2
MSSV: 384.60 - Lớp: 60VL2




×