Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Pháp luật về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp cho hộ gia đình cá nhân từ thực tiễn thi hành tại huyện tiên lữ tỉnh hưng yên đại học mở hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.69 MB, 97 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

HÀ THỊ DUNG
LUẬT KINH TẾ

LUẬN VĂN THẠC SỸ
CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ

PHÁP LUẬT VỀ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN
QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT NƠNG NGHIỆP CHO HỘ
GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN TỪ THỰC TIỄN THI HÀNH
Ở HUYỆN TIÊN LỮ, TỈNH HƯNG YÊN

HÀ THỊ DUNG
2017-2019
HÀ NỘI - 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ
PHÁP LUẬT VỀ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN
QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT NƠNG NGHIỆP CHO HỘ
GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN TỪ THỰC TIỄN THI HÀNH Ở
HUYỆN TIÊN LỮ, TỈNH HƯNG YÊN
HÀ THỊ DUNG

CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ
MÃ SỐ: 8380107



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THỊ DUNG

HÀ NỘI - 2019


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan mọi kết quả trong đề tài này là cơng trình nghiên cứu của
riêng tơi và chưa từng được công bố trong bất cứ công trình khoa học nào khác cho
tới thời điểm này.
Hà Nội, ngày ........ tháng ........ năm 2019
Tác giả luận văn

HÀ THỊ DUNG


LỜI CẢM ƠN
Em xin đươ ̣c chân thành cảm ơn Khoa cùng tồn bộ các cán bơ ̣, giảng viên
đã giảng dạy, hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá triǹ h ho ̣c tâ ̣p, nghiên cứu và
hoàn thành bản luâ ̣n văn thạc sĩ này.
Đă ̣c biê ̣t, em xin đươ ̣c bày tỏ lòng biế t ơn sâu sắ c đến Cô giáo Nguyễn Thị
Dung là giáo viên trực tiế p hướng dẫn đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ em trong q
trình nghiên cứu và hồn thiện luận văn.
Em xin chân tro ̣ng cảm ơn sự giúp đỡ nhiê ̣t tiǹ h của Văn phòng Đăng ký
quyền sử dụng đất, Phịng Tài Ngun và mơi trường huyện Tiên Lữ đã ta ̣o điề u
kiện cho em thu thâ ̣p số liê ̣u, những thông tin cầ n thiế t để hoàn thành luâ ̣n văn.
Dù đã hế t sức cố gắ ng, song chắc chắ n luâ ̣n văn không tránh khỏi những sai
sót, em rấ t mong nhâ ̣n đươ ̣c những ý kiế n đóng góp quý báu của các thầy cô để em
chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện luận văn đạt chất lượng tốt hơn!

Em xin chân thành cảm ơn!
Tác giả luâ ̣n văn

HÀ THỊ DUNG


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT................................................................................. iv
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
Chương 1. ...................................................................................................................9
LÝ LUẬN CHUNG VỀ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT
NƠNG NGHIỆP CHO HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN ..............................................9
1.1. Lý luận về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nơng nghiệp đối với hộ gia
đình, cá nhân ...............................................................................................................9
1.1.1. Khái niệm đất nông nghiệp ...............................................................................9
1.1.2. Đặc điểm của đất nông nghiệp ........................................................................12
1.1.3. Khái niệm Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nơng nghiệp cho hộ gia đình,
cá nhân.......................................................................................................................15
1.1.4. Giá trị pháp lý của Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nơng nghiệp cho hộ
gia đình, cá nhân .......................................................................................................16
1.1.5. Khái niệm cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nơng nghiệp cho hộ gia
đình, cá nhân .............................................................................................................18
1.1.6. Ý nghĩa hoạt động cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nơng nghiệp đối
với hộ gia đình, cá nhân ............................................................................................22
1.2. Lý luận pháp luật về cấp Giấy chứng nhận quyền sử đất đối với hộ gia
đình, cá nhân............................................................................................................23



1.2.1. Sự cần thiết phải điều chỉnh pháp luật về hoạt động cấp Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất nông nghiệp đối với hộ gia đình, cá nhân ...................................23
1.2.2. Khái niệm pháp luật về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nơng nghiệp
đối với hộ gia đình, cá nhân ......................................................................................25
1.2.3. Cơ cấu điều chỉnh pháp luật về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông
nghiệp đối với hộ gia đình, cá nhân ..........................................................................26
1.2.4. Tiêu chí đánh giá pháp luật cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông
nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân ................................................................................30
Chương 2. .................................................................................................................33
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ
DỤNG ĐẤT NƠNG NGHIỆP CHO HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN VÀ THỰC
TIỄN THI HÀNH TẠI HUYỆN TIÊN LỮ, TỈNH HƯNG YÊN .......................33
2.1. Lược sử pháp luật về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nơng
nghiệp của hộ gia đình, cá nhân .............................................................................33
2.1.1. Giai đoạn trước và đến khi ban hành Luật Đất đai năm 1987 ........................33
2.1.2. Giai đoạn trước khi ban hành Luật đất đai 2003 .............................................35
2.1.3. Giai đoạn từ khi ban hành Luật Đất đai 2003 đến nay ...................................36
2.2. Nội dung pháp luật về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nơng
nghiệp đối với hộ gia đình, cá nhân .......................................................................40
2.2.1. Các quy định về nguyên tắc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông ..40
nghiệp đối với hộ gia đình, cá nhân ..........................................................................40
2.2.2. Các quy định về đối tượng được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
nông nghiệp đối với hộ gia đình, cá nhân .................................................................42
2.2.3. Các quy định về điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nơng
nghiệp đối với hộ gia đình, cá nhân ..........................................................................44


2.2.4. Các quy định về thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông 47
nghiệp đối với hộ gia đình, cá nhân ..........................................................................47

2.2.5. Các quy định về trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
nơng nghiệp đối với hộ gia đình, cá nhân .................................................................48
2.3. Thực tiễn thi hành pháp luật về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
nông nghiệp đối với hộ gia đình, cá nhân tại huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên ..51
2.3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tác động tới hoạt động Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất nơng nghiệp đối với hộ gia đình, cá nhân tại huyện Tiên Lữ, tỉnh
Hưng Yên ..................................................................................................................51
2.3.2. Thực hiện pháp luật về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nơng nghiệp
đối với hộ gia đình, cá nhân ở huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên ................................58
2.3.4. Đánh giá họat động cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp đối
với hộ gia đình, cá nhân tại huyện Tiên Lữ tỉnh Hưng Yên .....................................68
Chương 3. .................................................................................................................73
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ
THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG
ĐẤT NÔNG NGHIỆP CHO HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN ..................................73
3.1. Định hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất nơng nghiệp đối với hộ gia đình, cá nhân .............................73
3.1.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân .......................................................................73
3.1.2. Giải pháp hồn thiện pháp luật về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
nơng nghiệp đối với hộ gia đình, cá nhân .................................................................75
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất nông nghiệp đối với hộ gia đình, cá nhân tại huyện Tiên Lữ,
tỉnh Hưng Yên .........................................................................................................80


3.2.1. Tăng cường thanh tra, kiểm tra và giám sát với hoạt động cấp Giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất nơng nghiệp ........................................................................80
3.2.2. Kiện tồn bộ máy quản lý về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông
nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân ................................................................................80

3.2.3. Tăng cường tuyên truyền pháp luật và nâng cao nhận thức cho hộ gia đình, cá
nhân sử dụng đất nơng nghiệp ..................................................................................81
3.2.4. Đẩy mạnh cơng tác xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính và hệ thống thông tin
đất đai ........................................................................................................................82
KẾT LUẬN ...............................................................................................................84
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................85


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Giải nghĩa

KHCN

Khoa học công nghệ

HĐND

Hội đồng nhân dân

GCNQSDĐ

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

UBND

Ủy ban nhân dân


VBQPPL

Văn bản quy phạm pháp luật


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá mà thiên nhiên ban tặng cho con
người. Đất đai vừa là tư liệu sinh hoạt vừa là tư liệu sản xuất rất quan trọng đối với
các hoạt động sản xuất kinh doanh của con người. Chính vì vậy, việc quản lý và sử
dụng đất đai là vấn đề rất cấp thiết không chỉ ở Việt Nam mà đối với tất cả các quốc
gia trên thế giới. Việt Nam là một quốc gia có nền tảng kinh tế nơng nghiệp nên vai
trị của đất đai đối với sản xuất nông nghiệp càng quan trọng hơn.
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do
Nhà nước đứng ra làm đại diện quản lý. Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền tài
sản đối với đất đai thông qua hoạt động cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Những quy định pháp lý trong Luật Đất đai tạo ra cơ sở pháp lý vững chắc cho việc
cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để người nông dân yên tâm canh tác. Mặc
dù, theo đường lối của Đảng thì sau khi Luật Đất đai 2013 được ban hành, trên cả
nước sẽ hồn thành cơng tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng đến
nay công tác này vẫn đang gặp nhiều vấn đề khó khăn, vướng mắc. Khi thực hiện
cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, vẫn xảy ra nhiều vi phạm như về thời hạn
giải quyết, cấp đất khơng đúng diện tích theo thực tế, khơng đúng đối tượng, nguồn
gốc sử dụng đất khơng chính xác, đo đạc khơng đúng, thu lệ phí chưa đúng… Mặt
khác, người dân trong quá trình di chuyển, thay đổi địa giới hành chính theo quy
định của Nhà nước hồ sơ, giấy tờ liên quan đến đất đai bị thất lạc, người có tên trên
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì đã mất mà không làm các thủ tục về thừa kế
hoặc thay đổi trên giấy tờ…
Huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên nằm ở khu vực Đồng bằng sông Hồng và
Đồng bằng Bắc Bộ rộng lớn, giáp với khu vực mới khai thác của thành phố Hưng

Yên, có nhiều vùng phát triển năng động tạo điều kiện thuận lợi cho huyện Tiên Lữ
phát triển kinh tế - xã hội. Tài nguyên đất nông nghiệp, đặc biệt là đất lúa và cây ăn
1


quả của huyện phong phú, đây là yếu tố quan trọng cho việc phát triển kinh tế của
một huyện. Theo Quyết định số 2070/QĐ-UBND của UBND tỉnh Hưng Yên về Phê
duyệt kế hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu
(2011-2015) huyện Tiên Lữ, đến năm 2020, huyện có diện tích đất tự nhiên quy
hoạch là 9.296,5 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp là 5.877,03 ha. Đến nay,
huyện đã cấp được trên 11 nghìn giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp
sau dồn thửa đổi ruộng trong tổng số 13.654 hồ sơ đã được lập. Tuy nhiên, hiện số
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trao cho hộ gia đình, cá nhân mới dừng lại ở
mức gần 4 nghìn, đạt gần 33% số giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã được ký
cấp. Do công tác dồn thửa đổi ruộng, diện tích đất canh tác bị xáo trộn nên công tác
đo đạc để cấp Giấy chứng nhận gặp nhiều khó khăn.
Chính vì vậy, tác giả chọn đề tài “Pháp luật về cấp Giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân từ thực tiễn thi hành ở huyện
Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên” làm đề tài nghiên cứu của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Vấn đề pháp luật về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là một lĩnh vực
được các nhà khoa học, nhà quản lý và nhiều đối tượng khác quan tâm. Do vậy,
trong lĩnh vực này ở Việt Nam có khá nhiều đề tài nghiên cứu. Tuy nhiên, mỗi nhà
nghiên cứu, mỗi học giả lại chọn cho mình đối tượng nghiên cứu riêng. Cụ thể, có
thể kể đến các cơng trình khoa học có liên quan đến nội dung này như:
Phạm Thị Hương Lan (chủ biên) (2018), Bình luận khoa học Luật Đất đai
(năm 2013). Trong cơng trình này, tác giả đã bình luận khoa học những quy định
chung và quy định cụ thể của Luật Đất đai năm 2013 về quyền và trách nhiệm của
Nhà nước đối với đất đai; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; giao đất, cho thuê đất,
chuyển mục đích sử dụng đất; thu hồi đất, trưng dụng đất, bồi thường, hỗ trợ, tái

định cư; đăng kí đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà
ở và tài sản khác gắn liền với đất; thủ tục hành chính về đất đai;… và các điều
khoản thi hành.
2


Nguyễn Trường Thành, Mai Thị Oanh (2018), Bất cập trong việc cấp Giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất và hướng hồn thiện, Tạp chí Luật sư Việt Nam, số
12, tr 35-38. Bài viết đã nêu những bất cập trong việc cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất: hồ sơ cấp giấy chứng nhận tồn đọng nhiều, thời gian giải quyết còn
chậm, cấp sai giấy chứng nhận,... Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy
định pháp luật về vấn đề này.
Lưu Thị Tuyết (2018), Để hạn chế bất cập trong việc cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất cho hộ gia đình hiện nay, Tạp chí Thanh tra Chính phủ, số 07,
tr30-33. Bài viết nêu việc xác định quyền và tư cách để được cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất cho hộ gia đình đang tồn tại nhiều điểm bất cập, vướng mắc, gây
khơng ít các tranh chấp, khiếu kiện trong thời gian qua và những vấn đề cần tiếp tục
nghiên cứu để giải quyết.
Bùi Đức Hiển, Cao Thị Lê Thương (2018), Luật đất đai năm 2013 sau hơn
bốn năm triển khai thực hiện, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 23, tr 52-57. Bài viết
đã phân tích những điểm hạn chế sau hơn bốn năm triển khai thực hiện Luật Đất đai
năm 2013 về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, giao đất, cho thuê đất, bồi thường,
hỗ trợ tái định cư, công nhận và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thủ tục
hành chính trong quản lí và sử dụng đất,...
Nguyễn Anh Tuấn (2017) với đề tài Thực tiễn áp dụng pháp luật về cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản khác gắn liền với đất
cho hộ gia đình, cá nhân tại huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc. Đề tài trên cơ sở
nghiên cứu các quy định của pháp luật về cấp GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà và tài
sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân tại huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh
Phúc từ năm 1998 đến nay đã chỉ ra được những thành tựu, kết quả đạt được và

những tồn tại hạn chế của hệ thống VBQPPL về cấp GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà
và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân tại huyện Tam Dương, tỉnh
Vĩnh Phúc.

3


Đỗ Thế Anh (2016), với đề tài Pháp luật về đăng ký, cấp Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất tại huyện Mê Linh, thành
phố Hà Nội đã khái quát về pháp luật đăng ký, cấp GCNQSDĐ cho hộ gia đình, cá
nhân. Đồng thời từ thực trạng pháp luật về vấn đề này được thực hiện tại địa bàn
huyện Mê Linh, tác giả đã đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả thực hiện
công tác đăng ký, cấp GCNQSDĐ tại huyện Mê Linh cũng như góp phần hoàn
thiện một số quy định của pháp luật đất đai về vấn đề này.
Nguyễn Đức Anh (2017), Pháp luật về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất nông nghiệp cho hộ gia đình từ thực tiễn thành phố Hà Nội. Tác giả đã phân
tích quy định của pháp luật về cấp GCNQSDĐ nơng nghiệp cho hộ gia đình, trên cơ
sở đánh giá thực trạng vấn đề này trên địa bàn thành phố Hà Nội, tác giả đã đề xuất
một số biện pháp nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật về cấp GCNQSDĐ nơng
nghiệp cho hộ gia đình và nâng cao hiệu quả thực thi trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Ngoài ra, cịn nhiều bài viết, cơng trình khoa học nghiên cứu về vấn đề pháp
luật cấp GCNQSDĐ nói chung và pháp luật cấp GCNQSDĐ nơng nghiệp nói riêng.
Tuy nhiên, trong phạm vi đề tài của mình, tác giả lựa chọn vấn đề pháp luật về
quyền sử dụng cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nơng nghiệp cho hộ gia
đình, cá nhân từ thực tiễn thi hành ở huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên là không trùng
lặp với hướng nghiên cứu của các đề tài đã cơng bố.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
3.1. Mục đích nghiên cứu
Luận văn tìm hiểu những vấn đề lý luận về cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất nông nghiệp đối với hộ gia đình, cá nhân; pháp luật về cấp giấy chứng

nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp đối với hộ gia đình, cá nhân. Đồng thời luận
văn tìm hiểu lịch sử pháp luật về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông
nghiệp đối với hộ cá nhân, gia đình và phân tích những quy định của pháp luật hiện
hành về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nơng nghiệp đối với hộ gia đình, cá
4


nhân. Thông qua thực trạng thi hành pháp luật về vấn đề này tại huyện Tiên Lữ, tỉnh
Hưng Yên luận văn đánh giá ưu điểm và hạn chế cũng như tìm ra ngun nhân để
hồn thiện hơn các quy định pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi trong thời gian
tới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt mục đích nêu trên, luận văn có các nhiệm vụ sau:
- Hệ thống hóa lý luận về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nơng
nghiệp đối với hộ gia đình, cá nhân; pháp luật về cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất nơng nghiệp đối với hộ gia đình, cá nhân.
- Khái quát lịch sử pháp luật về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối
với hộ gia đình, cá nhân.
- Phân tích những quy định của pháp luật hiện hành về cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân.
- Phản ánh, phân tích và đánh giá thực tiễn thi hành về cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân tại huyện Tiên Lữ tỉnh Hưng Yên
giai đoạn 2016-2018.
- Đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật về cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất nông nghiệp đối với hộ gia đình, cá nhân thu hồi đất và giải pháp nâng cao
hiệu quả thực thi trên địa bàn Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên trong thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các quy định của pháp luật về cấp Giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất nơng nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân và thực tiễn

thực hiện trên địa bàn huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
5


Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu các quy định của pháp luật về cấp Giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất nơng nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân và thực tiễn
thực hiện trên địa bàn huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên.
Phạm vi về không gian: Huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên.
Phạm vi về thời gian: Từ năm 2013 đến nay.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận chung
Đề tài luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu của chủ nghĩa Mác –
Lênin để thực hiện mục tiêu nghiên cứu. Phương pháp duy vật biện chứng giúp cho
tác giả có góc nhìn các sự vật hiện tượng được phản ánh một cách lôgic, khoa học
và trong những mối liên hệ của sự vật, hiện tượng đó với các sự vật hiện tượng khác
để từ đó có thể rút ra những kết luận mang tính khoa học.
Phương pháp duy vật lịch sử được sử dụng để nghiên cứu các lịch sử của các
quy định của pháp luật về đất đai nói chung và cấp GCNQSDĐ nơng nghiệp cho hộ
gia đình, cá nhân nói riêng cũng như phản ánh thực trạng thực hiện pháp luật cấp
GCNQSDĐ nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân từ năm 2013 đến nay tại huyện
Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên.
5.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Sử dụng số liệu thống kê của các cơ quan
có liên quan (cơ quan thống kê, văn phịng đăng kí quyền sử dụng đất, phịng Tài
ngun mơi trường, Sở Tài ngun mơi trường, TAND…) công bố việc thực hiện
pháp luật cấp GCNQSDĐ nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân ở huyện Tiên Lữ,
tỉnh Hưng Yên để từ đó rút ra những đánh giá về vấn đề thực hiện pháp luật nhằm
hoàn thiện quy định pháp luật trong công tác cấp GCNQSDĐ nông nghiệp cho hộ
gia đình, cá nhân.


6


- Phương pháp chuyên gia: Nghiên cứu sử dụng phương pháp phỏng vấn trực
tiếp các chuyên gia các nhà khoa học, các nhà quản lý để tham khảo các ý kiến
chuyên môn về pháp luật về thực hiện pháp luật cấp GCNQSDĐ nơng nghiệp cho
hộ gia đình, cá nhân ở huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên.
- Phương pháp thống kê: Xử lý số liệu thu thập được bằng phương pháp này,
đồng thời để tài tổng hợp được những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên
nhân.
- Phương pháp phân tích: Phân tích số liệu thu được từ đó đánh giá được
pháp luật về thực hiện pháp luật cấp GCNQSDĐ nơng nghiệp cho hộ gia đình, cá
nhân ở huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên .
- Phương pháp so sánh: Luận văn sử dụng phương pháp so sánh số liệu thực
tiễn qua các mốc thời gian đồng thời so sánh quy định pháp luật về thực hiện pháp
luật cấp GCNQSDĐ nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân qua các thời kỳ và rút ra
các kết luận, nhận định phù hợp.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
Đề tài tập trung làm rõ những quy định của pháp luật về cấp Giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân theo quy định của
pháp luật hiện hành. Đồng thời, phản ánh, phân tích và đánh giá thực tiễn thi hành
pháp luật về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp cho hộ gia đình,
cá nhân tại địa bàn huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên từ khi thực hiện Luật đất đai năm
2013 đến nay. Từ đó, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy định
của pháp luật về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp cho hộ gia
đình, cá nhân và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về vấn đề này ở Tiên Lữ
trong thời gian tới.
Về khoa học, đề tài giúp các nhà nghiên cứu, doanh nghiệp, những người
khác có quan tâm đến pháp luật đất đai có thể tìm hiểu được lý luận về đất đai, chủ

thể sử dụng đất, hệ thống hóa quy định của pháp luật về đất đai, cấp GCNQSDĐ, hộ
7


gia đình, cá nhân được cấp GCNQSDĐ, giải pháp khoa học về việc hoàn thiện quy
định của pháp luật về cấp GCNQSDĐ nơng nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân cũng
như những giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện tại huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên.
Về thực tiễn, kết quả nghiên cứu của đề tài có thể mang tính chất tham khảo
cho các nhà lập pháp hoàn thiện quy định của pháp luật về cấp GCNQSDĐ nông
nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân, nhà quản lý, chủ thể sử dụng đất của huyện Tiên
Lữ nói riêng và tỉnh Hưng Yên nói chung áp dụng pháp luật một cách hiệu quả.
Đồng thời, kết quả nghiên cứu cũng là tài liệu tham khảo cho sinh viên
nghiên cứu về lĩnh vực này.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, bố cục của
luận văn gồm ba chương sau:
Chương 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN
SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP CHO HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN
Chương 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN
QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP CHO HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN VÀ
THỰC TIỄN THI HÀNH TẠI HUYỆN TIÊN LỮ, TỈNH HƯNG YÊN
Chương 3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ CẤP GIẤY
CHỨNG NHẬN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ
QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT NƠNG NGHIỆP CHO HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN

8


Chương 1.
LÝ LUẬN CHUNG VỀ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN

QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT NƠNG NGHIỆP CHO HỘ
GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN
1.1. Lý luận về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nơng nghiệp đối với hộ
gia đình, cá nhân
1.1.1. Khái niệm đất nông nghiệp
Đất đai được biết đến là một tài sản vơ cùng q giá của lồi người trong đó
có loại đất nông nghiệp. Bởi đất nông nghiệp là nguồn lực quyết định để người
nông dân tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường hiện nay.
Đất nông nghiệp đơi khi cịn gọi là đất canh tác hay đất trồng trọt là những
vùng đất, khu vực thích hợp cho sản xuất, canh tác nông nghiệp, bao gồm cả trồng
trọt và chăn nuôi. Đất nông nghiệp được định nghĩa là đất sử dụng vào mục đích sản
xuất, nghiên cứu, thí nghiệm về nơng nghiệp, lâm nghiệp, ni trồng thuỷ sản, làm
muối và mục đích bảo vệ, phát triển rừng. Đất nông nghiệp bao gồm đất sản xuất
nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất làm muối và đất nơng
nghiệp khác.
Theo Luật Đất đai 2013 thì đất nông nghiệp được chia thành các loại sau:
“+) Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm
khác;
+) Đất trồng cây lâu năm;
+) Đất rừng sản xuất;
+) Đất rừng phòng hộ;
+) Đất rừng đặc dụng;
9


+) Đất nuôi trồng thủy sản;
+) Đất làm muối;
+) Đất nông nghiệp khác gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà
khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt khơng trực tiếp trên
đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được

pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học
tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây
cảnh1”.
Ở Việt Nam đất nông nghiệp chiếm một phần diện tích lớn trong tài nguyên
đất đai của cả nước, đóng vai trò quan trọng trong đời sống cũng như sự phát triển
của kinh tế của đất nước. The quy định của Luật đất đai 2013, ở nước ta đất đai
được phân chia theo mục đích sử dụng và với mỗi mục đích sử dụng khác nhau nhà
nước lại có các chính sách quản lý khác nhau. Cụ thể:
Thứ nhất, đất nông nghiệp trồng cây hàng năm. Hiện nay, đất nơng nghiệp
có mục đích trồng cây hàng năm là loại đất dùng để trồng các loại cây có thời gian
sinh trưởng và thu hoạch với thời gian rất ngắn như các loại cây hoa màu, trồng lúa.
Trong đó có đất trồng lúa hàng năm khác đất dùng để chuyên trồng những loại cây
từ khi trồng đến khi thu hoạch không quá một năm, sử dụng đất này để trồng các
loại cây hoa màu, cây mía, cây hoa… Để xác định phần đất này là đất trồng cây
hàng năm cơ quan có thẩm quyền căn cứ vào hiện trạng sử dụng đất sau đó cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất.
Thứ hai, đất trồng cây lâu năm. Đất nơng nghiệp có mục đích trồng cây lâu
năm là đất trồng các loại cây có thời gian sinh trưởng trên một năm. Thời gian sinh
trưởng của cây từ khi gieo trồng tới khi thu hoạch có thời gian lâu hơn các loại cây
trồng trên đất hàng năm như phi lao, bạch đàn… hoặc cây có thời gian sinh trưởng
như cây hàng năm nhưng thu hoạch nhiều năm (cây dâu, cây ăn quả…). Ở đây,
1

Khoản 1 Điều 10 Luật Đất đai 2013

10


phân biệt đất trồng cây lâu năm và đất trồng cây hàng năm là ở loại cây trồng trên
đất có thời gian sinh trưởng như thế nào chứ không phụ thuộc vào đất sử dụng thời

gian dài hay ngắn.
Thứ ba, đất rừng phịng hộ. Đất nơng nghiệp là đất rừng phịng hộ là đất
được sử dụng nhằm mục đích để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, là một phần để
giúp chống xói mịn, hạn chế thiên tai, có tác dụng làm cân bằng mơi trường sinh
thái và điều hịa khí hậu. Đất rừng phịng hộ bao gồm nhiều mục đích khác nhau
như rừng phịng hộ đầu nguồn; rừng phịng hộ dùng để chắn gió, dùng chắn cát bay;
rừng phịng hộ chắn sóng, lấn biển; rừng phịng hộ bảo vệ môi trường sinh thái.
Theo quy định của Luật Đất đai 2013, Nhà nước giao đất rừng phòng hộ cho tổ
chức quản lý rừng phòng hộ để quản lý, bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh rừng và trồng
rừng theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền phê duyệt, được kết hợp sử dụng đất vào mục đích khác theo quy định của
pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.
Thứ tư, đất rừng đặc dụng. Đất nơng nghiệp là rừng phịng hộ được thành
lập với mục đích chủ yếu với mục đích để bảo tồn thiên nhiên, cân bằng hệ sinh thái
rừng của quốc gia, ngồi ra để nhằm những mục đích phục vụ nghiên cứu khoa học,
kết hợp phát triển kinh tế như danh lam thắng cảnh khu vui chơi nghỉ ngơi giải trí
hay được xem là di tích lịch sử cần được bảo vệ. Tuy nhiên, đất rừng đặc dụng
khi Nhà nước tiến hành giao đất này giao cho tổ chức quản lý rừng đặc dụng để
quản lý, bảo vệ theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có
thẩm quyền phê duyệt, được kết hợp sử dụng đất vào mục đích khác theo quy định
của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng. Đối với các tổ chức quản lý rừng đặc
dụng giao khoán ngắn hạn đất rừng đặc dụng trong phân khu bảo vệ rất chặt chẽ cho
tổ chức cá nhân chưa có điều kiện chuyển ra khỏi khu vực đó để bảo vệ rừng.Tổ
chức quản lý rừng đặc dụng giao khoán đất rừng đặc dụng thuộc phân khu phục hồi
sinh thái cho hộ gia đình, cá nhân sinh sống ổn định tại khu vực đó để bảo vệ và
phát triển rừng. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định giao đất, cho thuê đất
11


từng đặc dụng vào các mục đích sản xuất, nghiên cứu hay kết hơp với các mục đích

bảo vệ quốc phịng, an ninh. Ngồi ra, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cho tổ
chức kinh tế thuê đất rừng đặc dụng thuộc khu vực được kết hợp với kinh doanh
cảnh quan, du lịch sinh thái.
Thứ năm, đất nuôi trồng thủy sản và đất làm muối. Đối với đất nuôi trồng
thủy sản thường là đất để nuôi trồng thuỷ sản, thường là những phần đất nội địa bao
gồm ao, hồ, sơng, ngịi… những phần đất có mặt nước bao gồm cả trang trại được
giao để nhằm mục đích ni trồng và phát triển về ngành thủy sản. Đất làm muối
được xác định là phần diện tích đất trong quy hoạch để sản xuất muối được cấp có
thẩm quyền phê duyệt. Đất làm muối có hai loại là đất sản xuất muối quy mô công
nghiệp và đất sản xuất muối thủ cơng. Trong đó các hộ gia đình, cá nhân được giao
tại địa phương hoặc là phần đất của họ nhưng được chuyển đổi sang, ngồi ra Nhà
nước cịn cho các tổ chức kinh tế người Việt nam định cư ở nước ngoài thuê các
phần đất này để thực hiện các dự án về sản xuất muối. Đây là một phần đất đặc thù
phù hợp với ưu thế đường bờ biển dài của nước ta nên Nhà nước rất khuyến khích
và ưu tiên những vùng đất có khả năng làm muối để phục vụ đời sống và công
nghiệp.
Thứ sáu, đất nông nghiệp khác. Đất nông nghiệp khác gồm đất sử dụng để
xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình
thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn ni được cơ
quan có thẩm quyền cho phép; đất trồng trọt, chăn ni, ni trồng thủy sản cho
mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất
trồng hoa, cây cảnh.
1.1.2. Đặc điểm của đất nông nghiệp
Tất cả các quốc gia trên thế giới đều đánh giá cao vai trị của đất nơng nghiệp
với tư cách là một tư liệu sản xuất rất quan trọng trong đời sống của con người. Qua
bàn tay lao động của con người đất đai sẽ tạo ra những sản phẩm có giá trị cho đời

12



sống con người. Đất đai mà không có lao động của con người thì mảnh đất đó sẽ bị
hoang hóa.
Tuy nhiên, đất đai có đời sống sinh học riêng, nên nếu con người tác động
đến đất đai với thái độ làm chủ, vừa khai thác, vừa cải tạo thì kết quả mang lại cho
chúng ta sẽ nhận được những thành quả tuyệt vời. Nhưng nếu con người tác động
vào đất đai với một thái độ thiếu ý thức thì kết quả mang lại sẽ rất nhiều tiêu cực. Vì
vậy, việc giữ gìn bảo vệ đất đai trong đó có đất nông nghiệp là rất quan trọng bởi
một phần lý do là vai trị của đất nơng nghiệp trong đời sống của chúng ta. Như vậy,
đất nơng nghiệp có một số đặc điểm sau đây:
Thứ nhất, đất nông nghiệp là tư liệu sản xuất chính trong ngành nơng nghiệp.
Nó vừa là đối tượng lao động đồng thời là tư liệu lao động trong hoạt động sản xuất
nông nghiệp. Đất đai có thể phát huy được tác dụng như một tư liệu lao động khi
con người sử dụng để trồng trọt và chăn ni. Khơng có đất đai thì khơng có sản
xuất nông nghiệp2.
Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu, đặc biệt và không thể thay thế được. Đất
đai đóng vai trò quyết định cho sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người, phân
bố dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá xã hội. Với sinh vật, đất đai không
chỉ là môi trường sống mà còn là nguồn cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng. Năng
suất cây trồng, vật nuôi phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng đất đai. Trên phương
diện này, đất đai phát huy tác dụng như một công cụ lao động. Việc quản lý và sử
dụng tốt đất đai sẽ góp phần làm tăng thu nhập, ổn định kinh tế, chính trị và xã hội.
Chính sách đất đai đúng đắn có tác dụng quyết định đến sự thành cơng của các
chính sách kinh tế khác. Từ đó, người sử dụng đất cần phải bảo vệ đất đai và quản
lý đất đai theo đúng luật.

2

Bùi Nữ Hoàng Anh (2013), Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp tại Yên Bái

giai đoạn 2012-2020, Luận án tiến sĩ nông nghiệp, Đại học Thái Nguyên


13


Thứ hai, về nguồn gốc của đất nông nghiệp. Đất nơng nghiệp được hình
thành từ lâu đời, tồn tại ngồi ý chí và nhận thức của con người là sản phẩm của tự
nhiên, có trước lao động, nó chỉ là điều kiện tự nhiên của lao động. Chỉ khi tham gia
vào hoạt động sản xuất của xã hội, dưới tác động của lao động đất nông nghiệp mới
trở thành tư liệu sản xuất của ngành nơng nghiệp.
Thứ ba, tính hạn chế về số lượng. Đất đai nói chung và đất nơng nghiệp nói
riêng là tài ngun hạn chế về số lượng, diện tích đất (số lượng) bị giới hạn bởi ranh
giới đất liền trên mặt địa cầu. Các tư liệu sản xuất khác có thể tăng về số lượng, chế
tạo lại tuỳ theo nhu cầu của xã hội còn đất nơng nghiệp thì khơng thậm chí cịn
giảm đi về mặt diện tích bởi có thể đất nơng nghiệp bị con người chuyển mục đích
sử dụng, nhà nước thu hồi…
Thứ tư, tính khơng đồng nhất. Đất nơng nghiệp khơng đồng nhất về chất
lượng, hàm lượng chất dinh dưỡng, các tính chất lý, hoá. Các tư liệu sản xuất khác
có thể đồng nhất về chất lượng, quy cách, tiêu chuẩn (mang tính tương đối do quy
trình cơng nghệ quy định).
Thứ năm, tính không thay thế. Đất không thể thay thế bằng tư liệu sản xuất
khác, những thay thế do áp dụng khoa học cơng nghệ có tính chất nhân tạo chỉ
mang tính tức thời, khơng ổn định như tính vốn có của đất. Các tư liệu sản xuất
khác, tuỳ thuộc vào mức độ phát triển của lực lượng sản xuất có thể được thay thế
bằng tư liệu sản xuất khác hoàn thiện hơn, có hiệu quả kinh tế hơn.
Thứ sáu, tính cố định vị trí. Đất đai hồn tồn cố định vị trí trong sử dụng
(khi sử dụng khơng thể di chuyển từ chỗ này sang chỗ khác). Các tư liệu sản xuất
khác được sử dụng ở mọi chỗ, mọi nơi, có thể di chuyển từ chỗ này sang chỗ khác
tuỳ theo sự cần thiết. Đất đai là tư liệu sản xuất vĩnh cửu (không phụ thuộc vào tác
động của thời gian). Nếu biết sử dụng hợp lý, đặc biệt là trong sản xuất nông - lâm
nghiệp, đất sẽ không bị hư hỏng, ngược lại có thể tăng tính chất sản xuất (độ phì

nhiêu) cũng như hiệu quả sử dụng đất. Khả năng tăng tính chất sản xuất của đất tùy
thuộc vào phương thức sử dụng (tính chất có giá trị đặc biệt), không tư liệu sản xuất
14


nào có được. Các tư liệu sản xuất khác đều bị hư hỏng dần, hiệu ích sử dụng giảm
và cuối cùng bị loại khỏi quá trình sản xuất.
1.1.3. Khái niệm Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp cho hộ gia
đình, cá nhân
Đất đai có ý nghĩa quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của con người,
nên đất đai luôn được các quốc gia đặt sự quan tâm đến, đặc biệt là sự xác lập hình
thức pháp lý phù hợp với điều kiện của từng quốc gia. Có hai hình thức pháp lý sở
hữu đất đai phổ biến trên thế giới là đất đai thuộc sở hữu đa thành phần và đất đai
thuộc sở hữu nhà nước.
Mặt khác, ta thấy, quyền sở hữu được cấu tạo bởi ba nhóm quyền: quyền
chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt. Không như các loại tài sản thông
thường khác, đất đai là một loại tài sản đặc biệt khơng phải do con người tạo ra, có
vị trí cố định nên xuất hiện hai quan điểm về sở hữu đất đai một là thừa nhận quyền
sở hữu tư nhân về đất đai và không thừa nhận quyền sở hữu tư nhân về đất đai.
Ở Việt Nam, quyền sở hữu tư nhân về đất đai không được Nhà nước thừa
nhận. Đất đai là tài sản thuộc sở hữu toàn dân nhưng do Nhà nước làm đại diện chủ
sở hữu. Với tư cách đại diện chủ sở hữu đất đai, Nhà nước không trực tiếp sử đụng
đất mà giao cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài nhưng
Nhà nước không mất đi quyền sử dụng đất đai của mình. Bởi Nhà nước thực hiện
quyền sử dụng đất bằng các hình thức chủ yếu sau: thông qua xây dựng, xét duyệt
quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; ban hành các quy định buộc các tổ chức, cá nhân
phải thực hiện trong quá trình sử dụng đất.
Quyền sử dụng đất của Nhà nước phát sinh trên cơ sở Nhà nước là đại diện
chủ sở hữu đất đai. Nên quyền sử dụng đất này là vĩnh viễn, trọn vẹn và khơng bị
hạn chế, cịn quyền sử dụng đất của người sử dụng xuất hiện khi được Nhà nước

giao đất, cho thuê đất, cho phép nhận quyền sử dụng đất hoặc công nhận quyền sử

15


dụng đất… và phụ thuộc vào ý chí của Nhà nước vì vậy, quyền sử dụng đất của họ
bị Nhà nước hạn chế bởi diện tích, thời hạn và mục đích sử dụng3.
Theo Điều 4 Luật Đất đai 2013: “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền
sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác
nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp
pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản
khác gắn liền với đất”4. Như vậy, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là một giấy
tờ pháp lý chứng nhận rằng cá nhân, tổ chức hay hộ gia đình có quyền sử dụng hợp
pháp với diện tích đất ghi trên đó, đồng thời có mục đích sử dụng đất theo đúng nội
dung ghi trên giấy.
Về bản chất, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp cũng có những
điểm tương đồng với Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhà ở và quyền sở hữu
tài sản khác gắn liền với đất. Tuy nhiên, đối tượng được ghi nhận quyền sử dụng đất
ở đây có điểm khác biệt so với những loại đất thông thường. Do đó, có thể hiểu rằng:
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân là
một chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đối với đất nơng
nghiệp của hộ gia đình, cá nhân một cách hợp pháp.
1.1.4. Giá trị pháp lý của Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nơng nghiệp cho
hộ gia đình, cá nhân
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là “chứng thư pháp lý” thể hiện mối
quan hệ giữa Nhà nước và người sử dụng đất, bởi chỉ có cơ quan nhà nước có thẩm
quyền mới được cấp giấy này. Mặt khác, không phải ai cũng có quyền sử dụng đất,
sở hữu nhà và tài sản khác trên đất mà họ phải là những chủ thể được nhà nước cho
phép sử dụng một cách hợp pháp bằng những thông tin ghi trên Giấy chứng nhận


3

Trần Quang Huy (2008), Giáo trình Luật Đất đai trường Đại học Luật Hà Nội, NXB Công an nhân dân, Hà

Nội, tr90-95.
4

Khoản 20 Điều 4 Luật Đất đai 2013.

16


×