TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
KHOA TẠO DÁNG CÔNG NGHIỆP
TẬP BÀI GIẢNG
KIẾN TRÚC NHÀ CÔNG CỘNG
( dành cho sinh viên năm thứ hai ngành kiến trúc)
Giảng viên biên soạn :ThS.KTS Võ Thùy Dung
Tháng 8/2020
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KIẾN TRÚC CÔNG CỘNG ................................................................6
1.1 Khái niệm chung: ...............................................................................................................................6
1.2 Định nghĩa kiến trúc công cộng: .......................................................................................................7
1.3 Phân loại kiến trúc công cộng: ..........................................................................................................8
1.3.1 Mục đích phân loại: .......................................................................................................................8
1.3.2 Phân loại kiến trúc cơng cộng: ......................................................................................................8
a/ Phân loại theo công năng:...............................................................................................................8
b/ Phân loại theo hệ thống kết cấu:.................................................................................................. 11
c/ Phân loại theo đối tượng sử dụng: ............................................................................................... 15
d/ Phân loại theo tầng cao: .............................................................................................................. 16
1.4 Quy mô và phân cấp kiến trúc công cộng: .................................................................................... 18
1.4.1 Quy mô: ...................................................................................................................................... 18
1.4.2 Phân cấp: .................................................................................................................................... 19
1.5 Mối quan hệ giữa các loại cơng trình trong kiến trúc công cộng:............................................... 20
CHƯƠNG 2 : NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KIẾN TRÚC CÔNG CỘNG ............................................... 23
2.1 Khái niệm về thiết kế kiến trúc: ..................................................................................................... 23
2.2 Các giai đoạn của thiết kế kiến trúc công cộng: ........................................................................... 24
2.2.1 Giai đoạn tư duy ý tưởng: .......................................................................................................... 24
2.2.2 Giai đoạn thiết kế sơ bộ:............................................................................................................. 27
a/Phân tích: ...................................................................................................................................... 27
b/Tổng hợp ...................................................................................................................................... 28
c/Đánh giá ....................................................................................................................................... 28
2.2.3 Giai đoạn thiết kế chi tiết: .......................................................................................................... 28
2.3 Các nguyên tắc thiết kế kiến trúc công cộng................................................................................. 29
2
2.3.1 Các đặc điểm của KTCC: ........................................................................................................... 29
a/ Tính trật tự và mạch lạc về khơng gian: ...................................................................................... 29
b/ Tính tầng bậc và hệ thống về chủng loại:.................................................................................... 32
c/ Tính quảng đại quần chúng : ....................................................................................................... 32
d/ Tính thẩm mỹ về văn hóa nghệ thuật : ........................................................................................ 33
e/ Tính đa dạng về kết cấu :............................................................................................................. 33
f/ Tính sớm lỗi thời : ....................................................................................................................... 33
2.3.2 Nguyên tắc thiết kế KTCC: ........................................................................................................ 33
a/ Hệ thống tầng bậc của KTCC ...................................................................................................... 33
b/ Quy mô cơng trình và chỉ tiêu sử dụng đất ................................................................................. 34
c/ Lựa chọn vị trí đất xây dựng : ..................................................................................................... 36
d/ Tổ hợp mặt bằng, hình khối : ...................................................................................................... 36
e/ Lựa chọn giải pháp kết cấu và vật liệu: ....................................................................................... 40
f/ Các vấn đề kỹ thuật cơng trình : ................................................................................................. 42
2.4 Các không gian chức năng trong kiến trúc công cộng ................................................................. 43
2.4.1 Khơng gian chính: ...................................................................................................................... 43
a/ Khơng gian nhỏ và vừa: .............................................................................................................. 43
b/ Không gian lớn: ........................................................................................................................... 45
c/ Không gian đặc biệt:.................................................................................................................... 46
2.4.2 Không gian phụ trợ: ................................................................................................................... 47
a/ Khơng gian đón: .......................................................................................................................... 47
b/ Khơng gian kỹ thuật: ................................................................................................................... 47
2.4.3 Không gian giao thông : ............................................................................................................. 48
a/ Cầu thang..................................................................................................................................... 48
b/ Hành lang .................................................................................................................................... 48
c/ Đường dốc thoải .......................................................................................................................... 49
3
2.5 Các vấn đề kỹ thuật- kinh tế- an toàn trong kiến trúc công cộng ............................................... 50
2.5.1 Các vấn đề kỹ thuật: ................................................................................................................... 50
2.5.2 Các vấn đề về kinh tế : ............................................................................................................... 52
2.5.3 Các vấn đề về an toàn: ................................................................................................................ 52
CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP THIẾT KẾ KIẾN TRÚC CÔNG CỘNG ......................................... 54
3.1 Phương pháp tìm ý tưởng trong KTCC. ....................................................................................... 54
3.1.1 Ý tưởng trong kiến trúc : ............................................................................................................ 54
a/ Ý tưởng đến từ hình ảnh, kỷ niệm: .............................................................................................. 54
b/ Ý tưởng đến từ cảm xúc: ............................................................................................................. 56
c/ Ý tưởng đến từ bối cảnh khu đất: ................................................................................................ 58
3.1.2 Các vấn đề cần quan tâm khi tìm ý tưởng KTCC: ..................................................................... 59
a/ Kiến thức về văn hóa, nghệ thuật và khoa học kỹ thuật: ............................................................. 59
b/ Nội dung của nhiệm vụ thiết kế : ................................................................................................ 61
c/ Ý kiến của chủ đầu tư và người sử dụng: .................................................................................... 62
3.2 Phương pháp thiết kế mặt bằng cơng trình KTCC: .................................................................... 62
3.2.1 Biểu cảm của khơng gian kiến trúc: ........................................................................................... 62
a/ Khơng gian kín: ........................................................................................................................... 62
b/ Khơng gian mở có giới hạn ......................................................................................................... 63
c/ Không gian mở vô hạn ................................................................................................................ 64
3.2.2 Các giải pháp tổ hợp không gian mặt bằng: ............................................................................... 64
a/ Tổ hợp kiểu tập trung: ................................................................................................................. 64
b/ Tổ hợp kiểu phân tán:.................................................................................................................. 65
c/ Tổ hợp kiểu hỗn hợp: .................................................................................................................. 66
3.2.3 Phương pháp tổ hợp khơng gian mặt bằng: ................................................................................ 67
a/ Phân tích bối cảnh khu đất xây dựng:.......................................................................................... 67
b/Nhân và trục của tổ hợp không gian mặt bằng: ............................................................................ 68
4
c/ Tính cân bằng của tổ hợp khơng gian mặt bằng: ......................................................................... 69
3.2.4 Thiết kế chi tiết không gian mặt bằng : ...................................................................................... 69
a/ Thiết kế khơng gian chính ........................................................................................................... 69
b/ Thiết kế không gian phụ trợ ........................................................................................................ 85
3.3 Phương pháp thiết kế mặt đúng, hình khối trong cơng trình KTCC: ........................................ 92
3.3.1 Tính biểu cảm của hình, khối trong kiến trúc :........................................................................... 93
3.3.2 Các quy luật bố cục .................................................................................................................... 94
a/ Vần luật và nhịp điệu: ................................................................................................................. 94
b/ Vi biến và tương phản: ................................................................................................................ 95
c/ Tỉ lệ và tỉ xích:............................................................................................................................. 96
d/ Chính- phụ và sự liên hệ ............................................................................................................. 96
3.3.3 Các đặc trưng về kết cấu trong KTCC: ...................................................................................... 97
a/ Hệ kết cấu phẳng : ....................................................................................................................... 97
b/ Hệ kết cấu không gian: ................................................................................................................ 98
3.3.4 Các yêu cầu về thiết kế mặt đứng hình khối cơng trình KTCC: .............................................. 100
3.4 Thiết kế an tồn cho cơng trình KTCC ...................................................................................... 100
3.4.1 Tính tốn lối thốt trong phịng: ............................................................................................... 100
3.4.2 Tính tốn lối thốt trong cơng trình: ........................................................................................ 101
3.4.3 Tính tốn kiểm tra thốt người ................................................................................................. 101
CHƯƠNG 4 : PHÂN TÍCH NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ MỘT SỐ CƠNG TRÌNH KIẾN TRÚC
CƠNG CỘNG .......................................................................................................................................... 107
4.1 Cơng trình giáo dục ......................................................................................................................... 107
4.2 Cơng trình giải trí ............................................................................................................................ 107
4.3 Cơng trình thể thao .......................................................................................................................... 107
4.4 Cơng trình văn hóa .......................................................................................................................... 107
4.5 Cơng trình đa chức năng ................................................................................................................. 108
5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KIẾN TRÚC CÔNG CỘNG
1.1 Khái niệm chung:
Các nghiên cứu về lịch sử cho thấy kiến trúc hình thành và phát triển cùng với sự phát triển
của xã hội loài người. Kiến trúc là khoa học và nghệ thuật tổ chức không gian, là sáng tạo
của con người nhằm cải thiện môi trường sống. Nghề kiến trúc là sáng tạo vì thế rất “ nặng
nhọc và tự nguyện” Tác phẩm kiến trúc là sản phẩm nghệ thuật thiết kế không gian chứa
đựng sự hợp lý và mang lại cảm xúc.
Cơng trình kiến trúc được xây dựng nhằm thỏa mãn các nhu cầu vật chất, tinh thần rất đa
dạng và phong phú của đời sống con người trong xã hội. Mặt khác từ cuối thế kỷ XX, sự
phát triển nhanh chóng của văn minh nhân loại, của tiến bộ khoa học công nghệ cùng với
sự tăng trưởng về kinh tế tác động mạnh mẽ đến nhu cầu và các đòi hỏi về mức độ về thẩm
mỹ và chất lượng tiện nghi của kiến trúc. Đây chính là nguyên nhân sự “bùng nổ “ về hình
kiểu của kiến trúc như hiện nay và đương nhiên cùng với số lượng là sự phúc tạp về công
năng và chất lượng rất cao về tiện nghi. Để có những nghiên cứu chun sâu, kiến trúc cơng
trình được phân chia thành kiến trúc nhà ở, kiến trúc công cộng, kiến trúc nhà sản xuất
( trong công nghiệp , nông nghiệp) và kiến trúc đặc biệt.
Hình 1.1 Cầu cạn Millau (Pháp) - một tác phẩm kiến trúc công nghệ cao của KTS
Norman Foster hoàn thành năm 2004
6
1.2 Định nghĩa kiến trúc công cộng:
Kiến trúc công cộng (KTCC) là những cơng trình, tổ hợp cơng trình, khơng gian đáp
ứng hoạt động của số đông người, đa dạng về đối tượng sử dụng và tần xuất sử dụng là
thường xuyên hoặc định kỳ.
Hình 1.2 Nhà hát opera Quảng Châu ( Trung Quốc) - Zaha Hadid - KTCC có tần xuất sử
dụng định kỳ
Hình 1.3 Trường đại học FPT ( Việt Nam ) - Võ Trọng Nghĩa - CTCC có tần xuất sử dụng
7
thường xun
1.3 Phân loại kiến trúc cơng cộng:
1.3.1 Mục đích phân loại:
KTCC rất đa dạng về không gian sử dụng và cần phân loại nhằm các mục đích sau:
a/ Để sử dụng:
Xác định chỉ tiêu quy hoạch (số lượng, chủng loại, quy mô) KTCC trong đồ án quy
hoạch vùng lãnh thổ, quy hoạch khu đô thị hoặc quy hoạch vùng nông thôn.
Kiến nghị các tiêu chuẩn, quy định, quy phạm kỹ thuật cho từng loại
b/ Để nghiên cứu:
Nghiên cứu mối quan hệ giữa các không gian chức năng trong KTCC để xác lập sơ
đồ quan hệ hay dây chuyền công năng cho từng loại.
Chuyên sâu về công năng, kỹ thuật và thẩm mỹ của cơng trình cơng cộng
1.3.2 Phân loại kiến trúc công cộng:
a/ Phân loại theo công năng:
Công năng của KTCC chịu sự chi phối rất lớn của trào lưu, xu hướng về nhu cầu và thẩm
mỹ của con người trong xã hội. Căn cứ QCVN03-2012 KTCC được phân loại theo chức
năng sử dụng như sau:
1/ Cơng trình làm việc: là các trụ sở của các cơ quan hành chính sự nghiệp như Trụ sở
UBND, Bưu điện, Ngân hàng, Viện nghiên cứu, Tịa nhà văn phịng cơng ty.
2/ Cơng trình giáo dục: bao gồm cơng trình phục vụ cơng tác giáo dục và đào tạo như nhà
trẻ, trường THPT, trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường đại học, học viện, các trường
đào tạo đặc biệt.
3/ Cơng trình văn hóa: bao gồm các cơng trình phục vụ nhu cầu sinh hoạt văn hóa tinh thần
như câu lạc bộ, nhà văn hóa, trung tâm chiếu phim, nhà hát, nhà trưng bầy, bảo tàng, thư
viện, đài tưởng niệm, tượng đài.
4/Cơng trình thương mại: gồm các cơng trình phục vụ hoạt động thơng thương, mua bán
hàng hóa như quán, cửa hàng ăn uống , trung tâm thương mại, chợ, siêu thị.
5/ Cơng trình dịch vụ : gồm các cơng trình phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi du lịch, tham quan
như nhà nghỉ, nhà khách, khách sạn, khu nghỉ dưỡng, khu du lịch sinh thái .
6/ Cơng trình thể thao: gồm các cơng trình phục vụ nhu cầu rèn luyện nâng cao thể chất
như nhà thi đấu, trung tâm tập huấn TDTT, sân vận động, khu liên hợp thể thao.
7/ Cơng trình y tế : gồm các cơng trình khám chữa bệnh, bảo vệ và nâng cao sức khỏe cộng
đồng như trạm xá, bệnh viện, trung tâm điều dưỡng, khu an dưỡng, viện dưỡng lão.
8
8/ Cơng trình phục vụ giao thơng: gồm các cơng trình phục vụ đi lại và vận chuyển người
và hàng hóa như nhà chờ, nhà ga, cảng, sân bay, cầu vượt, hầm giao thơng.
9/ Cơng trình thơng tin, viễn thơng : gồm các cơng trình phục vụ thơng tin liên lạc, viễn
thơng như đài phát thanh, đài truyền hình, trạm thu phát sóng.
Hình 1.4 Trung tâm Nghệ thuật Quốc gia Cao Hùng - VP Kiến trúc Mecanoo architecten cơng trình văn hóa
Hình 1.5 Sentia School - 1+1>2 - cơng trình giáo dục
9
Hình 1,6 Nhà tưởng niệm Liệt sĩ nằm ở núi Herzl, Nghĩa trang Quốc gia Israel - Kimmel
Eshkolot- cơng trình văn hóa
Cơng năng của KTCC theo thời gian có thay đổi, có bổ sung, có biến mất, vì vậy phân loại
này mang tính thời điểm và ln cập nhật. Có thể kể đến sự biến đổi về công năng đáng kể
trong các thể loại cơng trình như nhà bách hóa trước đây và trung tâm thương mại hiện
nay… Những biến động trong xã hội cũng luôn tác động đến công năng của KTCC làm
thay đổi cơng trình cũng như hình thành thể loại mới, ví dụ thuyết phục nhất hiện nay là
các bệnh viện dã chiến được xây dựng nhanh chóng để ứng phó dịch bệnh và sự hình thành
kiểu KTCC với những nguyên tắc lắp ráp cơ khí để cơng năng linh hoạt hơn là rất có khả
năng.
10
Hình 1.7 Bệnh viên dã chiến quy mơ 400 gường được xây dựng trong 9 ngày tại Trung tâm
triển lãm ExCel ( Anh )
b/ Phân loại theo hệ thống kết cấu:
Hệ thống kết cấu trong kiến trúc thực chất là việc sử dụng vật liệu xây dựng tổ hợp thành
các cấu kiện theo đúng các quy luật về cơ học, vật lý học, hóa học, sinh học để đáp ứng các
u cầu kỹ thuật trong xây dựng cơng trình. Do đó hệ thống kết cấu trong cơng trình kiến
trúc gắn liền với khoa học công nghệ về vật liệu và thiết kế cấu kiện. Cũng như cơng năng
của cơng trình kiến trúc, hệ thống kết cấu cũng luôn phát triển và ngày càng hoàn thiện.
Hiện nay, phân loại kiến trúc công cộng theo 3 loại như sau:
●
Kết cấu không gian nhỏ :Là khơng gian có kích thước các chiều <= 9m, được sử
dụng trùng lặp, đều đặn trong tầng và đồng nhất giữa các tầng. Sức chứa trong các không
gian này thường từ 1-3 người / buồng như trong phòng ngủ của khách sạn; từ 5-20 người
như trong phòng làm việc của trụ sở cơ quan hoặc 15-40 người trong các lớp của trường
học …Đặc điểm không gian nhỏ ảnh hưởng đến việc sử dụng vật liệu và trang thiết bị kỹ
thuật kèm theo.
11
12
Hình 1.8 Sentia School - 1+1>2 - cơng trình cơng cộng với kết cấu không gian nhỏ
●
Kết cấu không gian lớn :Sức chứa trong kết cấu không gian lớn thông thường vài
trăm người, có khi lên tới nghìn người ( sức chứa lớn) và lên tới hàng vạn người đối với
sức chứa cực lớn . Điều đó địi hỏi các yêu cầu về công nghệ vật liệu tiên tiến và các kỹ
thuật xây dựng trình độ cao.
Hình 1.9 Trung tâm nghệ thuật và văn hóa quốc gia Georges Pompidou ( Richard Rogers
13
và Renzo Piano - 1977) - cơng trình cơng cộng với kết cấu không gian lớn
●
Kết cấu không gian hỗn hợp: Là sự kết hợp của hai loại không gian trên.
Hình 1.10 Sân vận động Quốc gia Bắc Kinh sức chứa 80.000 người - cơng trình cơng cộng
với kết cấu không gian hỗn hợp
14
c/ Phân loại theo đối tượng sử dụng:
Đối tượng sử dụng KTCC rất đa dạng và căn cứ vào các đặc điểm này để phân loại thành
các nhóm:
●
Cơng trình KTCC loại phổ thông: là loại KTCC dành cho đại chúng không xác định
thành phần, tầng lớp, tuổi tác, nghề nghiệp …
Hình 1.11 Thư viện Quốc gia Qatar- OMA - cơng trình cơng cộng loại phổ thộng
●
Cơng trình KTCC loại chun biệt : là loại KTCC dành cho nhóm đối tượng có một
vài đặc điểm chung như độ tuổi( trường THPT,trường chun ), nghề nghiệp( Cung văn
hóa Việt xơ, Trung tâm đào tạo Vietcobank), sở thích ( Nhà hàng Pizza 4'P, Nhà hàng
Cheering ) ….
15
Hình 1.12 Nhà hàng Cheering ( Việt Nam) - H&P architects - cơng trình cơng cộng loại
chun biệt
●
Cơng trình KTCC loại đa năng : là loại KTCC có khơng gian chính được thiết kế
linh hoạt với nhiều chức năng để phục vụ đại chúng ( Trung tâm triển lãm Vân Hồ, Trung
tâm tiệc cưới)
Hình 1.13 Trung tâm thương mại The Imprint tại Incheon ( Hàn Quốc )- MVRDV - cơng
trình cơng cộng loại đa năng gồm trung tâm giải trí và trung tâm thương mại .
d/ Phân loại theo tầng cao:
Cao tầng của KTCC cũng rất khác nhau, có khi là 5-7m đối với khơng gian nhỏ và trung
bình thường gặp trong trường học, trung tâm thương mại; cũng có khi lên tới 60-90m đối
với các khán phòng hoặc sân vận động. Căn cứ vào chiều cao tầng hoặc số tầng cao để phân
loại thành các nhóm:
●
Cơng trình ít tầng: thường gặp ở các KTCC phổ thông hoặc chuyên biệt. Các cơng
trình này thường có khơng gian dạng modul, có chiều cao tầng khoảng 3-4m ( trường học,
bệnh viện, trung tâm thương mại…) hoặc có khơng gian lớn với chiều cao tầng lên tới gần
100m ( Sân vận động…)
16
Hình 1.14 Children Village (Làng trẻ em) - Aleph Zero và Rosenbaum - KTCC loại ít tầng
●
Cơng trình nhiều tầng: thường là KTCC loại đa năng như trụ sở, khách sạn, ngân
hàng. Các cơng trình loại này có số tầng khoảng 20-50 tầng và giao thông đứng liên hệ các
tầng là thang máy.
Hình 1.15 Ngơi nhà Spiralling Tower ( Tây Ban Nha ) - Zaha Hadid - KTCC loại nhiều
tầng
●
Công trình cao và siêu cao tầng: gồm các cơng trình 50-100 và hơn 100 tầng. Đối
với KTCC loại này cần đặc biệt lưu ý các tiêu chuẩn về độ ổn định và an tồn trong cơng
trình.
17
Hình 1.16 Trung tâm thương mại thế giới One
(104 tầng) - David Childs & Daniel Libeskind 2014 - KTCC loại siêu cao tầng
1.4 Quy mô và phân cấp kiến trúc công cộng:
Việc nghiên một cách cụ thể và chi tiết KTCC dựa trên các chỉ số định lượng về quy mơ và
cấp cơng trình nhằm mục đích:
Xác định tính hiệu quả đầu tư xây dựng cơng trình.
Áp dụng các tiêu chuẩn, quy định, quy phạm hiện hành khi thiết kế.
Nghiên cứu phương án thiết kế kiến trúc.( thông qua các tiêu chí về cơng năng, kỹ
thuật, thẩm mỹ và kinh tế)
Lựa chọn giải pháp thi công.
1.4.1 Quy mô:
Quy mô của cơng trình KTCC thường được định lượng bằng số đối tượng tối đa ( người)
mà khơng gian chính có thể phục vụ được ở tiện nghi thiết kế. Số đối tượng được quy định
bằng đơn vị quy ước (ĐVQƯ) và các ĐVQƯ này được quy đổi theo tiêu chuẩn ra các kích
thước thật về diện tích, khối tích của khơng gian và các định mức về kinh phí, trang thiết bị
và tiện nghi.
ĐVQƯ trong KTCC cũng rất đa dạng: có thể là "chỗ" trong nhà hát, trường học, sân
vận động; có thể là " giường" trong bệnh viện, khách sạn, có thể là " đường" trong nhà ga,
sân bay; có thể là " cuốn sách" trong thư viện…
18
Kích thước khơng gian quy định cho ĐVQƯ được tính bằng không gian hoạt động
của người sử dụng với đầy đủ thiết bị nên cũng khác nhau đối với từng loại cơng trình. Xem
ví dụ trong bảng sau:
BẢNG 1: KÍCH THƯỚC KHÔNG GIAN MỘT SỐ ĐVQƯ TRONG KTCC
TT
1
Tên ĐVQƯ
Chỗ
2
Gường
Thể loại cơng trình
Văn hóa thể thao
Giáo dục, trụ sở, nhà ăn
Có kèm thiết bị đặc thù
Bệnh viện
Khách sạn
Tiêu chuẩn diện tích ( m2)
0.8-1.0
1.2-2.4
3.0-4.0
3.5-4.0
6.0-8.0
1.4.2 Phân cấp:
Là chỉ số xác định yêu cầu về “tuổi thọ” của cơng trình trước các tác động của tự nhiên và
con người trong quá trình vận hành. Cấp của cơng trình kiến trúc cơng cộng xác định theo:
Năm sử dụng : Thời gian cơng trình được vận hành bình thường.
Độ ổn định : Chỉ số cơng trình tồn tại được trong biến cố tự nhiên như động đất,
ngập lụt, gió bão, độ ơ nhiễm.
Bậc chịu lửa, chấn động, tiếng ồn, ơ nhiễm: Chỉ số cơng trình tồn tại được trong biến
cố do con người và xã hội gây ra khi sử dụng cơng trình.
BẢNG 2: PHÂN CẤP CƠNG TRÌNH KIẾN TRÚC CƠNG CỘNG
(QCVN 3:2012/BXD)
Cấp cơng
trình
Đặc biệt
I
II
III
IV
Tạm
19
Năm sử dụng
Bậc chịu lửa
>100
75 - 100
50 - 75
20 - 50
15 -20
<15
I
I-II
II-III
III-IV
IV-V
Không quy
định
Độ ổn định
Quy định dựa trên :
-Vị trí quy hoạch
-Tính chất cơng trình
Quan hệ với khu vực
BẢNG 3: BẬC CHỊU LỬA CỦA CƠNG TRÌNH KIẾN TRÚC CÔNG CỘNG
(QCVN 3:2012/BXD)
Bậc
chịu Bộ phận
lửa chịu lực
của nhà
I
II
III
IV
V
R 150
R 120
R 90
R 30
Giới hạn chịu lửa của cấu kiện xây dựng, không nhỏ hơn
Tường Sàn giữa các tầng Bộ phận mái khơng có Buồng thang bộ
ngồi
(bao gồm cả sàn tầng áp mái
không
tầng áp mái và sàn
Tấm
lợp Giàn,dầm Tường
Bản
chịu lực trên tầng hầm)
(bao
, xà gồ
buồng
thang và
gồm tấm lợp
thang
chiếu
có lớp cách
trong nhà thang
nhiệt)
Е 30
RЕI 60
RЕ 30
R 30
RЕI 150
R 60
Е 15
RЕI 45
RЕ 15
R 15
RЕI 120
R 60
Е 15
RЕI 45
RЕ 15
R 15
RЕI 90
R 60
E 15
RЕI 15
RЕ 15
R 15
RЕI 30
R 15
Khơng quy định
CHÚ THÍCH:
1. Giới hạn chịu lửa của cấu kiện xây dựng được ký hiệu bằng REI, EI, RE hoặc R kèm
theo các chỉ số tương ứng về thời gian chịu tác động của lửa tính bằng phút (min), trong
đó:
−R- khả năng chịu lực của cấu kiện;
−E- tính tồn vẹn của cấu kiện;
−I - khả năng cách nhiệt của cấu kiện.
2. Một cấu kiện xây dựng có thể phải duy trì một , hai hoặc đồng thời cả ba khả năng chịu
lực, toàn vẹn và cách nhiệt trong khoảng thời gian chịu tác động của lửa.
1.5 Mối quan hệ giữa các loại cơng trình trong kiến trúc cơng cộng:
Kiến trúc cơng cộng đa dạng và có các quan hệ với nhau. Nghiên cứu các quan hệ này nhằm
đảm bảo tính hoạt động hiệu quả cho cơng trình cũng như cả nhóm cơng trình trong quy
hoạch vùng lãnh thổ.
Quan hệ của các loại cơng trình cơng cộng giúp hình thành ý tưởng thiết kế khơng gian
trong các đồ án quy hoạch. Có thể liệt kê một số sơ đồ thiết kế không gian như sau:
●
Không gian tuyến liên tục : Các cơng trình cơng cộng được ghép nhóm và đặt thành
tuyến cạnh đường giao thơng và có liên hệ với nhau bằng giao thơng nội bộ.VD nhóm cơng
trình dịch vụ giải trí và trung tâm thương mại.
●
Khơng gian tuyến khơng liên tục: Cơng trình cơng cộng cùng nhóm được lựa chọn
20
các vị trí phù hợp và có liên hệ với nhau trong cự ly cho phép. VD nhóm cơng trình thương
mại và giáo dục phải đảm bảo khoảng cách giao thông với các khu ở tập trung dân cư.
●
Không gian liên hồn khép kín: Cơng trình cùng nhóm được bố trí thành khu vực,
xung quanh có đường giao thơng và trung tâm là hồ nước, quảng trường hoặc cơng viên
Hình 1.17 Đồ án quy hoạch chi tiết và minh họa không gian KTCC
21
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP CHƯƠNG 1
Ghi nhớ - Trình bày lại ( 4 điểm )
Định nghĩa kiến trúc công cộng . Phân loại và phân cấp trong kiến trúc cơng cộng.
Hiểu – Liệt kê ( 5-6 điểm)
Mục đích của định nghĩa, phân loại, phân cấp kiến trúc công cộng
Vận dụng – Phân tích (7-10 điểm)
Hãy sưu tầm các cơng trình kiến trúc cơng cộng để phân tích và chứng minh :
- Kiến trúc công cộng liên tục biến đổi theo nhu cầu của con người và xã hội ( Cơng năng
và hình thức) .
- Kiến trúc cơng cộng phản ánh văn hóa, kinh tế, xã hội của một vùng, một quốc gia.
- Kiến trúc công cộng là kết tinh của tiến bộ khoa học kỹ thuật xây dựng và công nghệ vật
liệu.
22
CHƯƠNG 2 : NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KIẾN TRÚC CÔNG CỘNG
2.1 Khái niệm về thiết kế kiến trúc:
Đa dạng về hình kiểu và ln thay đổi theo nhu cầu, kiến trúc phát triển khơng ngừng và vì
vậy cơng việc thiết kế ngày càng trở nên phức tạp vì thiết kế là khởi đầu rất quan trọng đối
với một tác phẩm kiến trúc.
Khái niệm: Thiết kế kiến trúc là hoạt động sáng tạo của kiến trúc sư, là quá trình tư duy về
khơng gian và hình khối nhằm đáp ứng các yêu cầu Thích dụng,Bền vững, Mỹ quan và
Kinh tế.
Giống như các nghệ thuật tạo ra sản phẩm khác, không gian kiến trúc hay cơng trình kiến
trúc là sản phẩm sáng tạo của kiến trúc sư. Sản phẩm kiến trúc không chỉ tác động lên cảm
xúc của con người mà còn có các giá trị sử dụng, con người ta khơng chỉ "cảm nhận" mà
còn "hưởng thụ " kiến trúc. Để đạt được giá trị sử dụng, các tác phẩm kiến trúc ln có các
u cầu rất cụ thể:
●
u cầu về thích dụng: là đảm bảo khơng gian kiến trúc tiện nghi và hợp lý, đảm bảo
hình khối kiến trúc trật tự và có logic.
●
Yêu cầu về bền vững: là đảm bảo cơng trình được khai thác và sử dụng an toàn trong
niên hạn sử dụng.
●
Yêu cầu về mỹ quan: là đảm bảo tác phẩm kiến trúc tác động lên cảm xúc của con
người.
●
Yêu cầu về kinh tế: là đảm bảo tính hiệu quả của đầu tư cho tác phẩm kiến trúc.
Như vậy, để đáp ứng công việc sáng tạo đầy "nặng nhọc" này, kiến trúc sư cần trở thành
những con người có kiến thức và kỹ năng tổng hợp.
Minh họa hình ảnh của kiến trúc sư - Sol Ehrlich - Architectural Record 5/1959
23
2.2 Các giai đoạn của thiết kế kiến trúc công cộng:
Thiết kế kiến trúc là một công việc phức tạp, là quá trình tư duy tổng hợp từ nhiều nội dung,
nhiều tiêu chí. Cơng việc này thơng thường được triển khai thành 03 giai đoạn: tư duy ý
tưởng, thiết kế sơ phác và thiết kế chi tiết.
2.2.1 Giai đoạn tư duy ý tưởng:
Đây là giai đoạn rất trìu tượng trong thiết kế. Vì liên quan đến tư duy sáng tạo nên có thể
thấy q trình này rất khác nhau ở mỗi cá thể và phụ thuộc nhiều vào kiến thức, tình cảm,
quan điểm và kinh nghiệm của kiến trúc sư. Nghiên cứu cơng trình của các kiến trúc sư
nổi tiếng có thể thấy được sự hình thành các ý tưởng kiến trúc.
●
Ý tưởng xuất phát từ cảm xúc của kiến trúc sư
Bảo tàng chiến tranh đế quốc ở Manchester ( Anh ) - Daniel Libeskind - Ý tưởng về một
quả địa cầu bị phá tan bới chiến tranh, 3 mảnh vỡ đại diện cho đất, khơng khí và nước ( 3
chiến trận cơ bản ) được Libeskind ghép lại tạo nên tổ hợp cơng trình.
●
Ý tưởng xuất phát từ các đặc điểm của khu vực
24
Bảo tàng nghệ thuật Denver ở bang Colorado (Hoa Kỳ) -Daniel Libeskind - 2006 - Ngọn
núi Rocky ở địa phương là cảm hứng cho Libeskind. Ông đã đưa vào thiết kế những khối
hình học có những góc nhọn sắc cạnh gợi hình ảnh các tảng đá của núi Rocky. Tổ hợp của
bảo tàng là khối góc nhọn xiên lên trời rất ấn tượng và là biểu tượng cho sự phát triển
mạnh mẽ của thành phố Denver.
●
Ý tưởng xuất phát từ nét vẽ của kiến trúc sư
Tòa nhà Spiralling Tower (Tháp xoắn ốc) được xây dựng ở Penyafort (thành phố
Barcelona, nước Tây Ban Nha) vào năm 2009, đã cụ thể hóa những nét sơ phác phóng túng
của Zaha Hadid
●
25
Ý tưởng xuất phát từ cảm nhận của KTS về nội dung công trình
Trung tâm khoa học Phaeno Science Center tại
Wolfsburg ( Đức ) -Zaha Hadid - 2005 . Ý tưởng
là một khối chữ nhật chạy dài, được chống đỡ bởi
những trụ hình mềm mại. Trung tâm khoa học dành
cho thanh thiếu niên đến nghiên cứu và học tập về
vật lý, hóa học và sinh học.Tịa nhà như một phi
thuyền bằng bê tơng cốt thép và kính đang bay lên
từ mặt đất.