Tải bản đầy đủ (.docx) (55 trang)

Cách cai sữa cho con tuyệt hay, những bí quyết nuôi con và dạy con khôn lớn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 55 trang )

/>Cách cai sữa đêm
"một phát ăn ngay"
Hãy tận dụng những bí quyết dưới đây để cai
sữa đêm cho con có thể ngủ tròn và sâu giấc nhé!
Ở độ tuổi nào nên cai sữa đêm cho bé?
Mặc dù mỗi em bé có một nhu cầu khác nhau, nhưng về cơ bản
trẻ ở độ tuổi từ 4 đến 6 tháng là đã có đủ lượng calo trong cơ thể
để ngủ ngon giấc suốt đêm. Tuy nhiên, nhiều trẻ vẫn tỉnh giấc
đêm đòi bú hoặc chính sự lo con đói của các bà mẹ trẻ đã đánh
thức bé dậy trong đêm.
Tuy nhiên, nếu bạn mới trở lại làm việc sau thời gian ở cữ, bé có
thể muốn bú đêm như là một cách "kết nối" lại với mẹ. Điều này
khiến việc bú đêm khó lòng có thể chấm dứt trong một sớm một
chiều.
Bé cũng có thể tỉnh dậy thường xuyên hơn vào ban đêm khi bé
mọc răng hoặc bị cảm lạnh. Để dỗ bé ngủ lại, các bà mẹ thường
cho con bú, điều này khiến việc cai sữa đêm cũng gặp khó khăn.
/>Với tất cả những lý do này, điều quan trọng để tiếp cận quá trình
cai sữa là dần dần và nhẹ nhàng. Hãy nhớ răng bé còn quá nhỏ
để bạn đưa vào "quy củ" một cách khắc nghiệt, hãy luôn ghi nhớ
việc làm mọi thứ sao cho thật thoải mái, gần gũi để các bé
không căng thẳng nhé!
Làm thế nào để biết bé đã sẵn sàng cai sữa đêm?
Câu trả lời là nếu bé nhà bạn đã được 4 đến 6 tháng điều này là
hoàn toàn có thể. Tất nhiên, ngay cả khi các bé không cảm thấy
đói và không cần ăn giữa đêm, chúng có thể vẫn thức dậy vào
buổi đêm vì nó đã trở thành thói quen và bạn sẽ mất một thời
gian khá lâu để thay đổi thói quen này.
Bạn nên cho trẻ cai sữa đêm khi bé được 4 đến 6 tháng để tốt
cho giấc ngủ của trẻ
/>Hãy suy nghĩ tỉnh táo rằng, sức khỏe của bạn sẽ bị ảnh hưởng


nghiêm trọng nếu thường xuyên mất ngủ. Chính vì vậy, quyết
định cai sữa đêm cho con là nhu cầu chính đáng cho cả mẹ và
bé.
Nếu bạn không chắc chắn về việc bé nhà bạn có thể thích nghi
với việc cai sữa đêm, hãy nói chuyện với bác sỹ chuyên khoa.
Các bác sỹ sẽ tư vấn cho bạn dựa trên những vấn đề của bạn và
sự phát triển của bé để trẻ được đảm bảo dinh dưỡng tốt nhất.
Bí quyết để cai sữa đêm cho bé
Bắt đầu quá trình cai sữa từ từ và dần dần: Hãy cho bé búsữa
mẹ hoặc bú bình vào buổi đêm ít dần đi và cố gắng kéo dài
khoảng thời gian giữa các lần ăn để bé quen với việc ngủ dài
hơn vào buổi đêm. Sau khoảng 1 tuần, bé có thể quen với việc
ăn ít hơn vào buổi đêm, nếu bé vẫn tỉnh giấc đó chỉ là thói quen
được duy trì trước đó, hãy vỗ về và an ủi để bé ngủ lại.
Cho bé ăn nhiều lần trong ngày để không bị đói: khi các bé của
bạn lớn hơn, chúng có thể bị đói và điều này khiến các bé cần ăn
đêm để duy trì cảm giác no đủ. Nếu bạn muốn bé có thể ngủ tròn
giấc vào ban đêm hãy đảm bảo việc bạn đã cho bé ăn đủ lượng
thức ăn mà bé cần trong ngày.
/>Cho bé ăn thêm bữa phụ vào buổi tối: điều này sẽ giúp trẻ không
bị đói và tỉnh dậy lúc nửa đêm . Bạn thậm chí có thể đánh thức
trẻ và cho các bé ăn bữa cuối cùng trước giờ đi ngủ của bạn. Tuy
nhiên, các chuyên gia cho biết, nên cho trẻ ăn trước lúc chúng
ngủ và cố gắng đừng đánh thức khiến giấc ngủ của trẻ bị gián
đoạn.
Đừng cố gắng cai sữa đêm cho bé trong giai đoạn "nhạy cảm":
nếu bạn đang chuẩn bị trở lại làm việc hoặc bé đang ở giai đoạn
sốt mọc răng hoặc mắc các bệnh thông thường khác hãy cho bé
thêm chút thời gian và đây không phải là thời điểm tốt nhất để
bé cai sữa đêm.

Hãy để chồng chăm con nếu bé tỉnh dậy lúc nửa đêm: khi bé
tỉnh dậy vào buổi đêm, mùi quen thuộc của mẹ hoặc sữa mẹ có
thể khiến bé muốn bú. Nếu đang trong giai đoạn đầu cai sữa
đêm cho trẻ, bạn hãy nhờ sự giúp đỡ của chồng để "cách ly" trẻ
trong giai đoạn này nhé!
"Tâm sự" và vỗ về bé: các mẹ hoàn toàn có thể nhẹ nhàng làm
dịu thói quen bú sữa đêm của trẻ bằng việc nói chuyện với trẻ,
các mẹ cũng nên nhẹ nhàng xoa lưng cho bé để con cảm thấy dễ
chịu hơn. Có thể bạn nghĩ rằng tâm sự với trẻ lúc này là không
/>cần thiết nhưng bé sẽ cảm thấy mẹ vẫn gần gũi và yêu thương dù
bạn không cho trẻ bú. Điều này thật tuyệt biết bao!
Qui tắc nuôi con mẹ
‘không cần phải nghe’
Theo tôi nuôi con dạy con không phải cứ nhất nhất
nghe theo lời khuyên của mọi người.
Sinh con đầu lòng, đương nhiên chị em thường bị
áp lực bởi chuyện phải nghe theo lời khuyên răn
và dạy bảo của các bà, các chị đi trước vì một lẽ
/>đơn giản: họ đã có kinh nghiệm trong chuyện
chăm con. Tuy nhiên, cuộc sống thay đổi, khoa
học cũng ngày một tiến bộ, có những qui tắc nay
đã trở nên lỗi thời, không cần thiết hoặc thậm chí
được chứng minh là hoàn toàn sai lầm.
Là mẹ của 2 đứa trẻ, một 6 tuổi, một 18 tháng, tôi
cũng tự mình đúc rút ra được những qui tắc nuôi
con mình có thể bỏ qua.
Khi con ngủ thì tranh thủ ngủ đi
Khi mới sinh con, trong tháng đầu ai cũng khuyên tôi rằng khi
con ngủ thì mẹ cũng tranh thủ ngủ đi. Thậm chí, mẹ chồng tôi
còn ép tôi phải nằm ngủ theo con bất cứ khi nào bé chợp mắt.

Vậy nhưng thực tế là tôi không bao giờ có được một giấc ngủ
ngon theo kiểu như vậy. Trẻ sơ sinh ngủ rất nhiều giấc ngắn
trong ngày nhưng đồng hồ sinh học của tôi lại không theo thế.
Tôi trằn trọc, tôi căng thẳng, tôi cố bắt mình ngủ theo con để khi
bé dậy tôi còn có sức chăm tiếp. Vậy nhưng kết quả ngược lại,
nỗ lực ép bản thân ngủ theo con khiến tôi càng mệt mỏi hơn.
Cuối cùng, tôi quyết định không làm như vậy nữa. Khi con ngủ,
/>tôi đã thư giãn bằng cách đọc sách, nghe nhạc hay tận hưởng
việc lướt web một cách thoải mái và đúng ý mình. Tôi thấy bản
thân khỏe hơn rất nhiều.
Chúng ta đã là người trưởng thành, chúng ta biết rõ cơ thể mình
và bết rõ cách sử dụng thời gian của mình như thế nào. Vì vậy,
không cần nghe mọi người ép mình đi ngủ. Kết quả không tốt
chút nào. Hãy thư giãn bằng cách chúng ta muốn.
Phải cho con bú ít nhất 1 năm
Nếu có thể, tuyệt vời. Nếu không, bạn cũng không nên bị ám
ảnh về việc mình đang chưa dành cho con những gì tốt nhất có
thể hoặc lo lắng rằng mỗi khi con ốm đau sụt sịt thì đó là vì bé
đã không được bú sữa mẹ đầy đủ để tránh khỏi bệnh tật. Tất cả
chúng ta đều đang làm những gì tốt nhất cho con mình và nếu
(chẳng may) không thể hoàn thành nhiệm vụ sữa mẹ, ta cần tìm
sang những phương pháp khác, ti bình hoặc cả ti binh và ti mẹ
kết hợp. Hãy tin vào bản thân và bản năng làm mẹ của mình.
Trẻ sơ sinh trong bụng mẹ đang 37 độ, ra ngoài phải mặc đồ cẩn
thận không sẽ bị lạnh
Thực tế hoàn toàn ngược lại. Da trẻ sơ sinh rất nhạy cảm, do đó
thân nhiệt trẻ không được để tăng cao. Mặt khác, tuyến mồ hôi
/>của trẻ giai đoạn này cũng chưa phát triền hoàn thiện, nếu bị ủ
quá kỹ sẽ dễ xay ra 2 trường hợp:
1 quá nóng dẫn đến toát mồ hôi, thấm ngược vào trong gây viêm

phổi.
2 quá nóng dẫn đến bí da, xuất hiện rôm sảy, mẩn đỏ.
Theo tôi người mẹ cần chủ động thông tin nuôi con chứ không
nên chăm chăm nghe lời khuyên nhiều chiều (ảnh minh họa)
Đừng để con bỏ học nhạc / múa / karate giữa chừng
Hè đến chúng ta hay thích cho con đi học năng khiếu, bản thân
các bé có thể ban đầu cũng thích thú nhưng sau khi tham gia,
nhiều bé sẽ nhận ra bản thân không có hứng thú thực sự với môn
học hoặc thấy mình không có năng khiếu. Đương nhiên, chúng
/>ta muốn trẻ kiên trì và hoàn thành những gì bé đã bắt đầu. Tuy
nhiên việc ép con theo học một môn năng khiếu bé không thích
sẽ gây mệt mỏi cho tất cả mọi người. Tôi đã từng cố ép con đi
học piano khi bé 3 tuổi với ý nghĩ học nhạc sẽ rất tốt cho con và
trẻ càng học năng khiếu sớm càng tốt. Chỉ sau 2 tháng hè, tôi đã
nhận ra đấy là sai lầm.
Con không ăn hết cơm thì không có hoa quả tráng miệng
Đương nhiên, tôi muốn con ăn uống lành mạnh, đủ dinh dưỡng.
Tôi hay nghe mọi người khuyên nên dọa con bằng ăn hết bát
cơm bằng cách lấy thực phẩm khác ra để treo thưởng. Lúc đầu
tôi cũng làm như vậy. Nhưng dần dần, tôi nhận thấy tác hại của
nó. Đúng là khi treo thưởng với con rằng ăn hết cơm mẹ cho ăn
hoa quả thì bé có ăn cơm thật. Nhưng con ăn với sự miễn cưỡng,
ăn cho có và càng càng ngày không hề thích cơm. Cho rằng cơm
không ngon, không hấp dẫn bằng hoa quả nên mới phải treo
thưởng.
Mỗi ngày phải ngồi vào bàn học đúng 2 tiếng
Ai cũng nhắc nhở rằng muốn con học giỏi thì cần yêu cầu con
mỗi ngày đều phải ngồi vào bàn học, đều phải ngồi đấy học đủ 2
tiếng mới đứng dậy. Quan điểm này tôi vô cùng phản đối. Theo
tôi, học hành không chỉ ở sách vở, bài học cũng không phải chỉ

/>diễn ra trên bàn học. Tôi có thể dạy con ở mọi nơi mọi chỗ, cả
những kiến thức khoa giáo lẫn những thông tin thú vị về tự
nhiên, cuộc sống. Ép con ngồi vào bàn học 2 tiếng mỗi ngày gây
ức chế cho trẻ nhỏ. Miễn con hoàn thành xong bài tập sớm,
đúng, tôi sẽ cho con nghỉ ngơi. Còn nếu chưa hoàn thành? Cũng
nghỉ ngơi và một lúc sau quay lại làm tiếp.
Trẻ sơ sinh tháng đầu chưa được ra đường
Thực tế thì một chút không khí trong lành sẽ không làm tổn
thương bất cứ ai, kể cả người mẹ mới sinh nở hay em bé chưa
tròn 30 ngày tuổi. Người lớn trong gia đình thường sợ trẻ ra
ngoài gặp nắng, gặp gió sẽ sinh bệnh đau ốm, nhất là khi con
còn quá bé và non nớt. Mọi người đều cảnh báo tôi không nên
đưa con ra ngoài. Với bé đầu, tôi đúng là đã không dám cho con
đi đâu thậm chí trong suốt 3 tháng đầu. Vậy nhưng với bé thứ 2,
tôi cho con ra ngoài, đi chơi, gặp gỡ bạn bè cùng mẹ từ khi mới
3 tuần tuổi. Và kết quả? Không sao cả. Mỗi lần đi về con đều
vẫn khỏe mạnh, ăn ngủ tốt và thậm chí còn có phần hoạt bát, rắn
rỏi hơn. Chính vì vậy, đừng để những qui tắc cổ hủ, “ngớ ngẩn”
khiến chúng ta nuôi con không được thoải mái.
/>Bí kíp chăm con
sốt ít mẹ biết.
Trán, hai bên phía dưới má, 2 bên bẹn là những
vị trí hạ sốt hiệu quả nhất.
/> /> /> /> /> /> /> /> /> /> /> /> /> />5 sự thật 'giật mình'
khi trẻ bị sốt.
Sốt là dấu hiệu của sự khỏe mạnh? Trẻ bị sốt nên quấn chặt, ủ
ấm?
Sốt là bệnh quen thường gặp ở trẻ nhỏ song không phải bậc cha
mẹ nào cũng có hiểu biết đúng về cách trị bệnh cho con. Không
ít 'tai nạn' thương tâm, đáng tiếc xảy ra khi trẻ bị sốt, chỉ vì sự

bất cẩn và hiểu sai của phụ huynh.
Có một số sự thật về cơn sốt của trẻ, bạn đã biết?
1. Cơn sốt chỉ bắt đầu từ 38°C
Sờ thấy trán con nóng ran, bạn cuống cuồng lục tìm nhiệt kế. Và
khi nhiệt kế (đo ở tai) chỉ đến con số 37.2°C, bạn quýnh lên lục
tìm thuốc hoặc tìm kiếm số điện thoại của bác sĩ?

×