Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Tài liệu HỌC CÁCH ĐẶT TÊN CHO "CON" pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (85.48 KB, 2 trang )

HỌC CÁCH ĐẶT TÊN CHO "CON"

Chiếc máy tính để bàn - " con" chung của công ty cổ phần công nghệ Việt
(Vitek) và công ty điện tử Tân Bình (VTB) chào đời đã được hơn một tháng. Thế
nhưng, cả cha lẫn mẹ vẫn chưa biết phải đặt tên cho con của họ là gì.
Ông Lê Văn Chính, Giám đốc Vitek nói: " Đặt tên cho sản phẩm rất quan trọng,
nếu sai lầm sẽ phải trả giá đắt".
Trong thực tế, đã có không ít bài học quanh chuyện đặt tên cho sản phẩm
khiến cả Vitek và VTB phải đắn đo, suy nghĩ. Chẳng ai xa lạ, một người bạn thân của
ông Chính đã phải hối tiếc về cái tên sản phẩm được đặt vội vàng trước đây.
Ông Chính có một người bạn giỏi kinh doanh tên Hồ Phước Vinh. Tháng 9/1994,
kênh truyền hình tỉnh Sông Bé bắt đầu phát sóng. Lúc ấy, ở TP HCM rộ lên chuyện
bắt sóng Đài truyền hình Sông Bé. Nắm được nhu cầu này, ông Vinh đã nghiên cứu
để chế tạo ra chiếc ăngten bắt được cả sóng của đài truyền hình TP HCM lẫn Sông
Bé: "Ông lấy tháng và năm phát sóng của đài Sông Bé đặt tên cho sản phẩm của
mình là ăngten BK 994 được nhiều người tìm mua. Thế là ông Vinh thắng lớn" - ông
Chính kể - "Tuy nhiên, sau đó có nhiều người khác cũng tham gia sản xuất ăngten và
cũng đặt tên cho sản phẩm là BK đi kèm với những con số. Lúc này ông Vinh mới
thấy đặt tên cho sản BK 994 là sai lầm".
Đối với người tiêu dùng, những chữ cái kèm theo con số quả là khó nhớ và ít ấn
tượng. Họ hầu như không quan tâm đến sự khác biệt giữa các con số đi kèm với các
chữ cái giống nhau. Hơn nữa, ông Vinh cũng không thể đăng ký bản quyền thương
hiệu cho mọi con số. Kết quả là thương hiệu BK 994 bị lẫn vào các thương hiệu BK và
các con số khác. Đáng lẽ ra, từ đầu nếu ông Vinh chọn một cái tên Việt Nam thật
đơn giản, nhưng dễ nhớ và không bị lẫn lộn với cái tên khác. Đến bây giờ muốn đổi
tên cho sản phẩm không phải là chuyện đơn giản. Hồi giữa thập niên 90, tập đoàn
LG của Hàn Quốc đã phải chi hàng trăm triệu USD cho chiến dịch đổi tên và logo,
(biểu trưng từ Lucky Goldstar sang LG). Riêng ở Việt Nam chi phí cho chuyện này
đến 6 triệu USD.
Rút những kinh nghiệm trên, Vitek và VTB rất đắn đo trong việc chọn tên cho
sản phẩm máy tính của mình. Hai công ty đã mời 15 công ty và nhóm sáng tạo tham


gia đặt tên cho sản phẩm. Từ hàng trăm cái tên được gợi ý, cuối cùng Vitek và VTB
chọn MTVi của công ty quảng cáo Trẻ.
MTVi đáp ứng được các yêu cầu như dễ nhớ, dễ đọc, có thể đăng ký bản quyền
ở Việt Nam và các nước. Tuy nhiên, thương hiệu này lại có nhược điểm là giống với
tên kênh truyền hình ca nhạc MTV rất nổi tiếng. Những người tham gia chọn tên cho
máy tính của Vitek và VTB lo lắng rằng, MTVi có thể làm cho người tiêu dùng có cảm
giác đây là thương hiệu nhái và nghĩ rằng nhà sản xuất thiếu chữ tín. Đáng ngại nhất
là hàng nhái thương hiệu thường bị cho là chất lượng không tốt. Điều này trái với
chiến lược của Vitek và VTB.
Lúc đầu, ông Lê Văn Chính và các đồng nghiệp muốn chọn một cái tên con vật
hay địa danh đặc trưng cho Việt Nam, như Sếu đầu đỏ, Lam Sơn... Nhiều công ty và
nhóm sáng tạo cũng đề nghị chọn hướng này. Tuy nhiên, theo tư vấn của bạn bè
nước ngoài, đặt tên thuần Việt cho hàng điện tử sẽ bất lợi khi xuất khẩu. Vì tới nay,
những người tiêu dùng ở nhiều nước trên thế giới, bao gồm cả Việt kiều biết về Việt
Nam như một nước lạc hậu, công nghệ kém cỏi nên họ sẽ không tin về chất lượng
khi mua hàng điện tử mang tên đặc trưng Việt Nam. Hơn nữa, tên thuần Việt thường
khó đọc.
Ngoài chuyện dễ nhớ, dễ đọc, tên sản phẩm phải không có ý nghĩa xấu khi dịch
sang tiếng nước ngoài. Ngoài ra, khi chọn tên cho sản phẩm phải cân nhắc xem cái
tên ấy có thể đăng ký bảo hộ ở các nước hay không. Nếu bỏ qua chi tiết này sẽ phải
trả giá đắt khi xuất khẩu hàng ra thị trường thế giới.

×