Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

Phân tích mã cổ phiếu TMP của công ty cổ phần thủy điện Thác Mơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (257.84 KB, 24 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA SAU ĐẠI HỌC
***
TIỂU LUẬN
MÔN PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
Đề tài: Phân ch mã cổ phiếu TMP của công ty cổ phần
thủy điện Thác Mơ
Giáo viên hướng dẫn: TS. Phan Trần Trung Dũng
Tiểu luận môn Phân tích tài chính
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
Ngành điện Việt Nam hiện nay đang được coi là ngành trọng điểm, nhu cầu thị
trường luôn lớn hơn cùng và dự báo vẫn tiếp tục gia tăng trong dài hạn với tốc độ cao
hơn 2 lần mức tăng trưởng GDP. Do đó, việc đầu tư vào nguồn cung của ngành luôn
được sự quan tâm của chính phủ về các chính sách thuế, lãi suất và giá nguyên liệu. Đặc
biệt ngành thủy điện nước ta luôn chiếm tỷ trong cao trong tổng cung của ngành điện với
một số nhà máy thủy điện tiêu biểu như: Thủy điện Thác Bà, Thủy điện Yaly, Thủy điện
Thác Mơ…Vì vậy, ngành thủy điện thu hút nhiều nhà đầu tư trên thị trường chứng
khoán.
Nhằm mục tiêu đưa ra các chiến lược đầu tư hiệu quả trên thị trường chứng khoán,
qua nghiên cứu và tìm hiểu tôi quyết định tìm hiểu đề tài “Phân tích mã cổ phiếu TMP
của công ty cổ phần thủy điện Thác Mơ” nhằm đưa ra kết luận cá nhân về khả năng
phát triển của công ty trong năm 2014 và đánh giá hiệu quả đầu tư nếu nhà đầu tư đầu tư
vào cổ phiếu doanh nghiệp này.
Nội dung chính của bài gồm:
- Phần I : Sơ lược về Công ty cổ phần thủy điện Thác Mơ (TMP)
- Phần II : Phân tích và đánh giá tình hình tài chính và hoạt động kinh doanh
của công ty cổ phần thủy điện Thác Mơ (TMP) giai đoạn 2010-2013
- Phần III : Kết luận đầu tư/không đầu tư vào cổ phiếu TMP
Trang 2
Tiểu luận môn Phân tích tài chính


PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG
CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY ĐIỆN THÁC MƠ (TMP)
1.1. Giới thiệu chung về công ty
Công ty Cổ phần Thủy Điện Thác Mơ (TMP) tiền thân là nhà máy thủy điện Thác
Mơ thành lập theo Quyết định số 361/NL-TCCB-LĐ ngày 11/06/1994 của Bộ năng
lượng với nhiệm vụ chính là quản lý vận hành Nhà máy thủy điện Thác Mơ công suất
150 MW. Kể từ ngày 04/03/1995, Nhà máy là đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc của
Tổng công ty Điện lực Việt nam theo quyết định số 125/NL/TCCB-LĐ của Bộ năng
lượng.
Ngày 30/03/2005, Bộ công nghiệp có quyết định 17/2005/QĐ-BCN chuyển nhà máy
Thủy điện Thác Mơ thành công ty thành viên hạch toán độc lập thuộc Tổng công ty Điện
lực Việt Nam. Ngày 26/08/2005, Bộ công nghiệp (nay là Bộ công thương) đã có quyết
định số 2747/QĐ-BCN về việc cổ phần hóa Công ty Thủy điện Thác Mơ.
Công ty chính thức niêm yết cổ phiếu trên Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ
Chí Minh từ ngày 18/06/2009 với mã chứng khoán TMP theo quyết định số 53/QĐ-
SGDHCM ngày 08/06/2009 của Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh.
- Tên công ty: Công ty cổ phần Thủy điện Thác Mơ
- Tên giao dịch quốc tế: THAC MO HYDRO POWER JOINT STOCK
COMPANY.
- Tên viết tắt: TMHPC
- Vốn điều lệ: 700.000.000.000 đồng (Bảy trăm tỷ đồng chẵn)
- Trụ sở chính: Khu 5, Thị trấn Thác Mơ, huyện Phước Long, tỉnh Bình Phước.
Trang 3
Tiểu luận môn Phân tích tài chính
- Website: www.tmhpp.com.vn
1.2 Lĩnh vực kinh doanh
• Hoạt động, sản xuất kinh doanh điện năng
• Quản lý, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa, cải tạo và lắp đặt các thiết bị điện, các
công trình thủy công, công trình kiến trúc của nhà máy điện, thí nghiệm hiệu chỉnh
thiết bị điện.

• Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực về quản lý và vận hành, bảo dưỡng và sữa
chữa thiết bị nhà máy điện.
• Mua bán, xuất nhập khẩu vật tư thiết bị
• Tư vấn, lập dự án đầu tư xây dựng, quản lý dự án đầu tư xây dựng, giám sát thi
công xây lắp
• Xây dựng dân dụng và công nghiệp, xây dựng các dự án nguồn điện, xây lắp
đường dây và trạm biến áp.
1.3 Những thành tựu Công ty đã đạt được:
Năm 2000, Nhà máy thủy điện Thác Mơ nhận được Huân chương Lao động hạng
3 vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác từ năm 1996 đến năm 2000, góp phần
vào sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội và Bảo vệ Tổ quốc, do Chủ tịch nước
Trần Đức Lương trao tặng.
Trang 4
Tiểu luận môn Phân tích tài chính
PHẦN II: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH HOAT ĐỘNG KINH
DOANH CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY ĐIỆN THÁC MƠ (TMP)
2.1 Thị trường kinh doanh
2.1.1 Tổng quan về thị trường ngành điện:
Ngành điện hiện nay là ngành kinh tế độc quyền. Tập đoàn Điện lực Việt Nam
(EVN) là đơn vị mua điện duy nhất và cũng là đơn vị bán điện duy nhất đến người tiêu
dùng; xây dựng, quản lý hệ thống mạng lưới truyền tải điện. Các nhà cung cấp điện cũng
như người sử dụng không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc bán và mua điện của EVN
và chấp nhận khung giá điện do EVN cung cấp và Chính phủ đưa ra.
Thị trường điện Việt Nam là thị trường có cầu lớn hơn khả năng sản xuất trong
nước. Tình trạng thiếu điện ở Việt Nam vẫn còn tiếp tục xẩy ra, đặc biệt là vào mùa khô
khi các dự án thủy điện thiếu nước. Nguyên nhân chính là do giá điện thương phẩm hiện
nay còn thấp, không khuyến khích được tư nhân đầu tư mạnh dạn vào các dự án nhiệt
điện mà tập trung chủ yếu vào các dự án thủy điện với chi phí vận hành thấp nên ngành
điện nước ta hiện đang phụ thuộc khá lớn vào thủy điện.
Việt Nam là nước đang phát triển nên nhu cầu điện năng phục vụ sản xuất và sinh

hoạt rất lớn. Theo tính toán của EVN, để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế với tốc độ
tăng trưởng từ 7,5-8%/năm và với mục tiêu năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành nước
công nghiệp trong trong 20 năm tới nhu cầu điện sẽ phải tăng từ 15-17% mỗi năm.
Xét triển vọng đến năm 2015, Việt Nam cần xây dựng thêm khoảng 74 nhà máy
và trung tâm điện lực với tổng công suất lên đến 81.000 MW. Hiện tại, nhà nước đã xóa
bỏ độc quyền trong đầu tư phát triển nguồn điện, lưới điện phân phối. Thị trường đầu tư
nguồn điện đã được mở rộng cho tất cả các doanh nghiệp tham gia. Việc phát triển các dự
Trang 5
Tiểu luận môn Phân tích tài chính
án thủy điện, đặc biệt các dự án thủy điện vừa và nhỏ đã đóng góp một sản lượng điện
đáng kể trong mạng lưới quốc gia, giúp tiết kiệm nhiên liệu than, dầu, khí đang ngày
càng khan hiếm, điều hòa lượng nước cho nông nghiệp, thủy lợi, giao thông vận tải và
sinh hoạt của người dân, nhất là vào mùa khô.
Về đầu tư trong ngành được sự khuyến khích và hỗ trợ nhiều từ Chính phủ như hỗ
trợ ngành điện vay vốn với lãi suất thấp từ Ngân hàng Quốc tế về Tái thiết và Phát triển
(IRBD) của WB để đầu tư các dự án điện.
2.1.2 Thị trường ngành thủy điện:
• Đặc điểm ngành thủy điện:
Ngành thủy điện không có chi phí cho nhiên liệu, có mức phát thải thấp và có thể
thay đổi công suất nhanh theo yêu cầu phụ tải. Tuy nhiên, ngành có chi phí đầu tư ban
đầu cao, thời gian xây dựng lâu và là nguồn bị động nhất, phụ thuộc nhiều vào yếu tố thời
tiết. Trong trường hợp hạn hán kéo dài, lượng mưa giảm, làm lượng tích nước tích trong
hồ thấp hơn so với năng lực thiết kế, ảnh hưởng lớn tới sản lượng điện sản xuất của nhà
máy. Ngoài ra, thiên tai như lũ quét và mưa lớn có thể gây ra thiệt hại về đường xá và các
công trình đê đập của nhà máy, gây ra sự cố trong việc phát điện và tăng chi phí sửa
chữa.
• Tiềm năng thủy điện ở nước ta:
Việt Nam nằm ở vùng nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều, lượng mưa trung bình
hàng năm khoảng 2.000 mm và hệ thống sông ngòi Việt Nam rất đa dạng, phong phú trải
khắp cả nước (có 2.400 con sông có chiều dài lớn hơn 10 km). Do đó, tiềm năng về thủy

điện của nước ta lớn:
Tổng kết các nghiên cứu về quy hoạch thủy điện ở Việt Nam cho thấy tổng trữ năng
lý thuyết các con sống khoảng 300 tỷ KWh, công suất lắp máy đánh giá khoảng 34.647
kWh/năm
Trữ năng kỹ thuật xác định khoảng 123 tỷ kWh tương đương công suất lắp máy
khoảng 31.000 MW
Hiện nay, các công trình thủy điện đã khai thác được khoảng 8.075 MW và mới khai
thác được trên 26% tiềm năng kỹ thuật.
Trang 6
Tiểu luận môn Phân tích tài chính
2.1.3 Vị thế của Công ty trong ngành
Công ty đang đứng thứ 22 trong số 27 nhà máy thủy điện lớn (>100 MW) đang
vận hành của Việt Nam (theo báo cáo mới nhất năm 2013 của EVN):
STT Tên nhà máy điện Phân loại theo công nghệ Công suất đặt (MW)
1 Sơn La Thủy điện 2400
2 Hòa Bình Thủy điện 1920
3 Pleikrong Thủy điện 720
4 Trị An Thủy điện 400
5 SeSan 4 Thủy điện 360
6 Tuyên Quang Thủy điện 342
7 Đồng Nai 4 Thủy điện 340
8 Bản Vẽ Thủy điện 320
9 Hàm Thuận Thủy điện 301
10 Đại Ninh Thủy điện 300
11 Buôn Kuôp Thủy điện 280
12 Ialy Thủy điện 260
13 Xekaman 3 Thủy điện 250
14 Srepok 3 Thủy điện 220
15 Sông Ba Hạ Thủy điện 220
16 A Vương Thủy điện 210

17 Đồng Nai 3 Thủy điện 180
18 Đa Mi Thủy điện 175
19 An Khê – Kanak Thủy điện 173
20 A Lưới Thủy điện 170
21 Đa Nhím Thủy điện 160
22 Thác Mơ Thủy điện 150
23 Đak Mi 4A Thủy điện 148
24 Đakr’tih Thủy điện 144
25 Thác Bà Thủy điện 111
26 SeSan 3A Thủy điện 108
27 SeSan 3 Thủy điện 100
So với các Công ty cổ phần thủy điện đã niêm yết:
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu Vĩnh Sơn Thác Bà Nậm Mu Nà Lơi Thác Mơ
Công suất thiết
kế (MW)
136 120 12 9,3 150
Vốn điều lệ 1.374.942 635.000 60.000 50.000 700.000
Lợi thế cạnh tranh nổi bật của Công ty so với các công ty cổ phần thủy điện đã
niêm yết khác là Công ty có công suất thiết kế lớn nhất (150 MW) do đó khi giá bán điện
Trang 7
Tiểu luận môn Phân tích tài chính
được cải thiện theo chiều hướng tăng lên thì doanh số của Công ty sẽ tăng cùng với sản
lượng tăng mỗi năm của Công ty.
Bên cạnh đó, công ty có nguồn vốn mạnh, vốn điều lệ của Công ty xếp thứ hai trong các
công ty cổ phần thủy điện được niêm yết và hệ thống máy móc thiết bị, công nghệ tiên
tiến.
2.2. Phân tích môi trường kinh doanh
2.2.1 Phân tích môi trường cạnh tranh ngành (Mô hình Porter’s five forces)
* Các đặc điểm nổi trội của ngành điện:

- Thị phần ngành điện độc quyền được sự quản lý của nhà nước với mức giá theo quyết
định của chính phủ.
- Là mặt hàng chiến lược thiết yếu phục vụ cho nhu cầu xã hội nên quy mô khách hàng
lớn và ổn định.
- Quy mô tài sản đầu tư cho ngành lớn và luôn được sự hỗ trợ của Chính Phủ.
- Hệ thống phân phối bao phủ rông khắp bao gồm cả bán buôn và bán lẻ.
* Các lực lượng cạnh tranh trong ngành:
Sử dụng 5 thế lực tác động cạnh tranh của M.Porter để phân tích các lực lượng
cạnh tranh trong ngành như sự cạnh tranh của các đối thủ cạnh tranh; Sự cạnh tranh của
các đối thủ tiềm năng; Sự cạnh tranh của sản phẩm thay thế; Sự cạnh tranh của nhà cung
ứng và Sự cạnh tranh của khách hàng.
Tuy nhiên, do đặc điểm thị trường ngành điện hiện nay là cung đang quá thấp so
với cầu, giá điện vẫn là giá độc quyền nhưng được sự điều phối của Chính phủ (chính
sách giá chung) nên chưa mang tính cạnh tranh cao. Do đó, sự cạnh tranh nêu trên tương
đối thấp. Ta không cần thiết phải đi phân tích cụ thể về các lực lượng cạnh tranh trong
ngành.
2.2.2 Các nhân tố rủi ro
a. Rủi ro kinh tế
Nền kinh tế Việt Nam trong những năm qua chịu tác động nhiều bởi ảnh hưởng
chung của nền kinh tế thế giới như khủng hoảng, suy thoái … Các doanh nghiệp Việt
Nam thường xuyên gặp khó khăn và nhiều doanh nghiệp đi vào tình trạng phá sản. Thị
trường kinh tế thế giới bất ổn khiến lạm phát tăng cao, giá các nguyên vật liệu đầu vào
liên tục gia tăng … Tuy vậy, do đặc điểm ngành nghề kinh doanh của Công ty là thủy
Trang 8
Tiểu luận môn Phân tích tài chính
điện nên không chịu những ảnh hưởng đáng kể của biến động thị trường nguyên nhiên
liệu quốc tế như đối với các nhà máy sản xuất điện năng từ các nguồn nhiên liệu như than
đá, dấu khí. Do vậy, rủi ro chu kỳ kinh tế đối với hoạt động sản xuất kinh doanh điện
thương phẩm của Công ty là không đáng kể
b. Rủi ro pháp luật

Với hệ thống pháp luật hiện tại chưa hoàn chỉnh, khả năng vẫn có những thay đổi
về chính sách ưu đãi đầu tư, thuế… Điều này có thể có ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất
kinh doanh của các công ty. Tuy nhiên, rủi ro về mặt luật pháp đối với ngành điện là
không cao. Vì phát triển thủy điện là ngành được Nhà nước khuyến khích đầu tư, nên có
rất ít khả năng có những thay đổi về pháp lý theo hướng bất lợi cho hoạt động sản xuất
kinh doanh của Công ty CP Thủy điện Thác Mơ.
c. Rủi ro về đặc thù kinh doanh
• Về vấn đề độc quyền EVN:
EVN là tập đoàn thuộc sở hữu Nhà nước được thành lập năm 1995, có chức năng sản
xuất, truyền tải và phân phối điện, với các chức năng đó hầu như EVN có vị thế độc
quyền hoàn toàn trong ngành, trong đó có rất nhiều những bất cập trong việc phát triển
nguồn cung điện: Đàm phán, ký kết các hợp đồng mua bán điện từ các nguồn điện mới
ngoài EVN khó khăn, thiếu minh bạch và thường kéo dài; Giá bán điện chịu phụ thuộc
vào quyết định của EVN do đó nên nguy cơ giá EVN đề xuất thấp hơn mức mong đợi
hoặc không bù đắp được chi phí đầu tư và lãi vay; Việc độc quyền của EVN gây cản trở
đáng kể cho việc thu hút nguồn đầu tư tư nhân, đầu tư trực tiếp từ nước ngoài gây cản trở
lớn cho việc pháp triển ngành điện vốn là ngành có chi phí đầu tư lớn.
• Về thời tiết:
Đối với các công ty thủy điện, thì diễn biến thời tiết ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động.
Đây là một rủi ro đặc thù đối với công ty thủy điện. Lượng mưa là một trong những nhân
tố chính ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty. Nước ta nằm ở khu vực
nhiệt đới gió mùa ẩm, lượng mưa hàng năm lớn tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển
ngành thủy điện. Tuy nhiên, những khó khăn trong việc dự báo thời tiết dẫn đến rủi ro
trong ngành là đánh giá sai nguồn nước của hồ thủy điện, khi thì các hồ trong tình trạng
mực nước xuống thấp thậm chí cạn kiệt khi mùa khô kéo dài nhưng khi xảy ra mưa lũ
mực nước dâng cao nhanh chóng vượt quá sức chịu đựng của các đập thủy điện dẫn đến
Trang 9
Tiểu luận môn Phân tích tài chính
việc phải tiến hành xả lũ, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người dân, gây ra thiệt
hại kinh tế nghiệm trọng.

d. Rủi ro biến động giá
Theo xu thế phát triển hiện nay của ngành, bước đầu hình thành một thị trường
phát triển cạnh tranh, là tiền đề cho khả năng cạnh tranh về giá bán điện của các nhà sản
xuất cho EVN, ảnh hưởng chính đến doanh thu và lợi nhuận của nhà máy thủy điện Thác
Mơ. Trong thời gian qua, giá bán điện cho EVN có sự gia tăng nhưng vẫn được điều
chỉnh ổn định trong khung giá của Bộ công nghiệp, sau đó mức giá sẽ cạnh tranh khi các
nhà máy sản xuất điện tham gia thị trường cạnh tranh.
Do đó, Công ty sẽ không chịu rủi ro về biến động giá theo chiều hướng giảm.
e. Rủi ro lãi suất:
Các dự án điện thường đòi hỏi một nguồn vốn đầu tư rất lớn, đặc biệt là các dự án
thủy điện. Đây là ngành kinh tế trọng điểm nên các dự án được hưởng những chính sách
ưu đãi về vốn vay vì vậy tỷ trọng vốn vay trong tổng nguồn vốn thường chiếm một tỷ lệ
cao. Cơ cấu vốn khi đầu tư dự án thường là 70%, còn lại 30% là vốn tự có. Với cơ cấu
vốn như thế, sự dao động lãi suất sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của các dự án.
f. Rủi ro khác
Các rủi ro bất khả kháng như động đất, hỏa hoạn, chiến tranh … đều gây ảnh
hưởng ít nhiều đến hoạt động của Công ty. Các rủi ro trong quá trình vận hành nhà máy
thủy điện, các sự cố kỹ thuật đối với máy móc, thiết bị, các công trình đê đập, hồ chứa có
thể gây đình trệ hoạt động sản xuất của Công ty, gây ảnh hưởng đến sự an toàn của máy
móc, cán bộ nhân viên và môi trường sinh thái trong khu vực tùy theo mức độ nghiêm
trọng của sự cố. Để hạn chế tối đa thiệt hại, Công ty cần tham gia vào các hợp đồng bảo
hiểm cho người lao động và cho tài sản.
2.3. Phân tích doanh nghiệp
Dùng mô hình phân tích SWOT để đánh giá công ty: Lĩnh vực kinh doanh của công ty
chủ yếu là sản xuất và cung ứng điện.
a. Điểm mạnh:
Trang 10
Tiểu luận môn Phân tích tài chính
- Có bề dầy hoạt động kinh doanh xăng dầu từ năm 1994. Với quá trình hình thành
và phát triển khoảng 19 năm, công ty đã xác lập được mối quan hệ với nhiều đơn

vị trong và ngoài ngành điện do đó sẽ tạo được mối liên kết cũng như môi trường
phát triển vững chắc cho công ty trong những năm sắp tới.
- Sau khi cổ phần hóa, Công ty tự chủ trong hoạt động kinh doanh, có khả năng mở
rộng ngành nghề kinh doanh mới
- Hệ thống máy móc, thiết bị và công nghệ tiên tiến đảm bảo vận hành đạt hiệu quả
cao và an toàn.
- Đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ chuyên môn, giàu kinh nghiệm. Năng
suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty tăng.
b. Điểm yếu:
- Sản phẩm chính của Công ty là điện năng, trong trường hợp thị trường còn tồn tại
độc quyền mua và bán điện thì Công ty ít có khả năng tạo đột biến trong kết quả
kinh doanh.
c. Cơ hội:
- Nhu cầu điện năng vẫn tiếp tục tăng nhanh hơn nguồn cung cấp trong những năm
sắp tới (nhất là khi nước ta đang định hướng trở thành nước công nghiệp hóa đến
năm 2020). Bên cạnh đó, Công ty Thủy điện Thác Mơ nằm trong khu vực kinh tế
phát triển năng động, miền Đông Nam Bộ nên có nhiều cơ hội mở rộng sản xuất
kinh doanh điện và các sản phẩm có liên quan khác.
- Công ty sử dụng có hiệu quả nguồn khấu hao cơ bản hàng năm để thanh toán nợ
vay và góp vốn đầu tư với các đơn vị khác. Ưu tiên đầu tư, phát triển các dự án
nguồn điện mới theo định hướng của Chính phủ và danh mục kêu gọi đầu tư của
Tập đoàn điện lực Việt Nam.
- Phát triển thủy điện nằm trong chiến lược ưu tiên phát triển nguồn phát điện của
nước ta cho tới năm 2020. Do đó, các doanh nghiệp thủy điện vẫn tiếp tục nhận
được nhiều ưu đãi, hỗ trợ từ Nhà nước.
- Việc niêm yết trên thị trường chứng khoán giúp Công ty nâng caoa thương hiệu và
hình ảnh, tăng khả năng huy động vốn trong và ngoài nước, thu hút các đối tác đầu
tư chiến lược.
d. Thách thức:
Trang 11

Tiểu luận môn Phân tích tài chính
- Trong giai đoạn sắp tới khi nước ta bắt đầu hình thành thị trường mua bán điện
cạnh tranh, Công ty phải nỗ lực để giảm giá thành sản xuất, cải tiến công nghệ,
tìm kiếm khách hàng.
- Đòi hòi những nhà quản lý điều hành công ty phải năng động, tự chủ trong hoạt
động kinh doanh để tăng năng suất lao động và sản xuất kinh doanh đạt được hiệu
quả.
- Chế độ đãi ngộ và thu nhập phải phù hợp với mặt bằng chung của người lao động
để thu hút và giữ chân được nguồn nhân lực có chất lượng cao.
- Trong tương lai có nguồn năng lượng mới cạnh tranh hoặc thay thế thủy năng để
sản xuất ra điện (năng lượng gió, năng lượng mặt trời, năng lượng nguyên tử …).
Tuy nhiên việc phát triển và tận dụng những nguồn năng lượng mới này ở nước ta
đòi hỏi thời gian tương đối dài.
- Việc công ty niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán đòi hỏi Công ty phải
tuân thủ những quy định về công bố thông tin áp dụng cho Công ty niêm yết.
2.4. Phân tích một số chỉ tiêu tài chính
2.4.1 Nhóm chỉ số cổ phiếu
Các chỉ số liên quan tới cổ phiếu đo lường mối tương quan giữa nhà đầu tư với chi
phí và lợi nhuận mà nhà đầu tư có thể phải trả và thu về được từ danh mục đầu tư của
mình.
- Chỉ số EPS đo lường mức lợi nhuận trong một năm nhà đầu tư thu được trên mỗi
cổ phiếu. Các nhà đầu tư luôn mong muốn chỉ số này càng cao các tốt. Bên cạnh
đó, EPS phản ánh khả năng kiếm lời của doanh nghiệp trên vốn chủ sở hữu của
mình.
EPS =
Tổng Lợi nhuận sau thuế
Tổng số lượng cổ phiếu lưu hành
Chỉ số cổ phiếu 31/12/2010 31/12/2011 31/12/2012 30/09/2013
Số CP lưu hành bình 70,000,000 70,000,000 70,000,000 70,000,000
Trang 12

Tiểu luận môn Phân tích tài chính
quân
Giá trị sổ sách/một cổ
phiếu (BV) (đồng)
11,151 11,575 12,739 12,816
Lãi cơ bản trên cổ phiếu
(EPS) (đồng)
329 1,064 2,040 1,664
- Theo bảng thống kê ta thấy chỉ số EPS tăng qua các năm, cụ thể: chỉ số EPS năm
2011 tăng 223% so với năm 2010, EPS năm 2012 tăng 92% so với năm 2011 và
đến thời điểm 30/09 năm 2013 EPS của công ty đã đạt được 1.664 đồng chiếm
81.55% EPS năm 2012.
- Chỉ số P/E cho thấy giá cổ phiếu hiện tại cao hơn thu nhập từ cổ phiếu đó bao
nhiêu lần, hay nhà đầu tư phải trả giá cho một đồng thu nhập bao nhiêu. Nếu hệ số
P/E cao thì điều đó có nghĩa là người đầu tư dự kiến tốc độ tăng cổ tức cao trong
tương lai; cổ phiếu có rủi ro thấp nên người đầu tư thoả mãn với tỷ suất vốn hoá
thị trường thấp; dự đoán công ty có tốc độ tăng trưởng trung bình và sẽ trả cổ tức
cao.
P/E =
Giá thị trường của cổ phiếu
EPS
Chỉ số P/E của công ty tại thời điểm 30/09/2013 là 9.19 cho thấy giá thị trường
của cổ phiếu thủy điện Thác Mơ bằng 9.19 lần thi nhập từ cổ phiếu đó.
- So sánh chỉ số EPS và P/E của công ty với các đơn vị thủy điện khác cùng niêm
yết trên thị trường chứng khoán tại thời điểm 30/09/2013 ta có bảng sau:
Mã chứng khoán
EPS (nghìn
đồng)
P/E
DRL 2.90 9.1

HJX 1.50 6.8
NLC 3.10 7
RHC 2.10 9.3
SBA 0.40 23.6
SEB 3.80 8.2
SJD 4.80 4.4
TBC 2.50 7.3
TIC 0.60 16.7
VSH 1.00 15.4
TMP 1.66 9.19
Trang 13
Tiểu luận môn Phân tích tài chính
Trung bình ngành 2.21 10.64
Nhìn vào bảng ta thấy, các chỉ số EPS và P/E của công ty ở mức trung bình so với
các công ty cùng ngành khác.
2.4.2 Nhóm chỉ số sức khỏe tài chính
Nhóm chỉ số sức khỏe tài chính bao gồm các chỉ số về khả năng thanh toán của
công ty như: tỷ suất thanh toán ngay, tỷ suất thanh toán hiện thời, … và các chỉ số về cơ
cấu vốn của doanh nghiệp bao gồm: tỷ trọng nợ trên tổng tài sản , nợ trên vốn chủ sở
hữu, nợ ngắn hạn, nợ dài hạn trên vốn chủ sở hữu…
Sức khỏe tài chính 30/9/2013 2012 2011 2010
Tỷ suất thanh toán tiền mặt 1.12 1.22 0.18 0.01
Tỷ suất thanh toán nhanh 2.70 2.11 1.61 1.38
Tỷ suất thanh toán hiện thời 2.75 2.14 1.65 1.43
Vốn vay dài hạn/Vốn CSH 0.29 0.29 0.42 0.53
Vốn vay dài hạn/Tổng Tài sản 0.20 0.20 0.26 0.31
Vốn vay ngắn hạn và dài hạn/Vốn CSH 0.32 0.38 0.51 0.63
Vốn vay ngắn hạn và dài hạn/Tổng tài sản 0.22 0.26 0.31 0.37
Tổng công nợ/Vốn CSH 0.45 0.47 0.63 0.69
Tổng công nợ/Tổng Tài sản 0.31 0.32 0.39 0.41

Tính đến thời điểm 30/09/2013, công ty có tình hình tài chính biến động qua các năm:
a. Chỉ số thanh toán hiện thời
Hệ số thanh toán hiện thời =
Tài sản ngắn hạn
Nợ ngắn hạn
Chỉ số thanh toán hiện thời của doanh nghiệp cho biết mỗi đồng nợ ngắn hạn phải trả
của doanh nghiệp có bao nhiêu đồng tài sản lưu động có thể sử dụng để thanh toán. Hệ số
này của Công ty đều lớn hơn 1 qua các năm điều này chứng tỏ doanh nghiệp đảm bảo
yêu cầu về vốn lưu động ròng của mình có giá trị dương đồng thời chỉ số này qua các
năm có sự biến động theo chiều hướng tăng cho thấy tình hình thanh khoản hiện thời của
doanh nghiệp khá tốt. So với hệ số thanh toán hiện thời trung bình ngành thủy điện là hơn
2 lần thì khả năng thanh toán của Công ty luôn đảm bảo mức trung bình so với ngành.
b. Chỉ số thanh toán nhanh.
Hệ số thanh toán nhanh = Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho
– tài sản ngắn hạn khác
Trang 14
Tiểu luận môn Phân tích tài chính
Nợ ngắn hạn
Chỉ số thanh toán nhanh cho biết Công ty có thể nhanh chóng huy động được nguồn
tiền để thanh toán các món nợ ngắn hạn đến hạn. Khi xem xét chỉ số này, ta thường loại
trừ các khoản mục có giá trị thanh khoản chậm như hàng tồn kho và tài sản ngắn hạn
khác (tài sản mà ta không nắm được tính thanh khoản chắc chắn). Hệ số này càng cao và
không quá chênh lệch so với tỷ lệ thanh toán hiện thời cho thấy khả năng thanh khoản
của Công ty tốt, Công ty có thể huy động được các nguồn tiền mà không cần phải bán
hàng tồn kho để trả nợ. Hệ số này của Công ty Thác Mơ luôn lớn hơn 1 và xấp xỉ tỷ lệ
thanh toán hiện thời. Qua đó cho thấy, khả năng thanh toán nhanh của Công ty tốt.
c. Chỉ số thanh toán tiền mặt
Hệ số thanh toán tiền mặt =
Tiền + Các khoản tương đương tiền
Nợ ngắn hạn

Hệ số thanh toán tiền mặt cho thấy Công ty có thể ngay lập tức chi trả các khoản nợ
ngắn hạn đến hạn mà không cần phải đôn đốc thu hồi công nợ hay bán hàng tồn kho. Hệ
số này cao cho biết lượng tiền mặt dự trữ của doanh nghiệp lớn. Hệ số thanh toán tiền
mặt của Công ty Thác Mơ tương đối thấp vào những năm 2010, 2011 nhưng có xu hướng
tăng mạnh năm 2012. Lượng tiền Công ty Thác Mơ dự trữ trong năm 2012 tương đối lớn
(gần 200 tỷ đồng), đây chủ yếu là các khoản tiền gửi kỳ hạn 3 tháng của Công ty tại các
Ngân hàng thương mại. Khả năng thanh toán nhanh của Công ty được đánh giá là khá tốt.
d. Cơ cấu vốn
Cơ cấu vốn cho biết tỷ lệ nợ vay và tỷ lệ tự chủ của doanh nghiệp so với quy mô tổng
nguồn vốn. Xét trên khía cạnh của nhà đầu tư, tỷ lệ vốn tự chủ của doanh nghiệp càng
cao cho thấy hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp càng an toàn, doanh nghiệp có
trách nhiệm hơn trong hoạt động kinh doanh của mình. Tuy nhiên, xét trên giác độ của
nhà quản trị tài chính, doanh nghiệp ít sử dụng vốn vay thì sẽ không tận dụng được sức
mạnh của đòn bẩy tài chính (thu nhập từ lá chắn thuế), hiệu quả hoạt động kinh doanh sẽ
thấp hơn. Tuy nhiên, nhìn một cách tổng thể, những doanh nghiệp ít sử dụng vốn vay và
có hệ số tự chủ tài chính lớn thường là các doanh nghiệp có sức khỏa tài chính tốt.
Trang 15
Tiểu luận môn Phân tích tài chính
Đối với Công ty Thủy Điện Thác Mơ, hệ số nợ của Công ty so với quy mô tổng tài
sản chiếm mức cao nhất là 0.41 lần vào năm 2010 và có xu hướng giảm dần theo các năm
gần đây, thời điểm 30/9/2013, hệ số này chỉ còn 0,31 lần cho thấy khả năng tự chủ tài
chính của Công ty tăng. Nguyên nhân do đặc thù của ngành thủy điện với chi phí đầu tư
ban đầu thường lớn nên Công ty thường phải huy động nhiều vốn vay từ các tổ chức tín
dụng, khoản nợ này được thanh toán và giảm dần qua các năm từ nguồn trích khấu hao
cơ bản rất lớn của Công ty hàng năm. Bên cạnh đó, trong những năm gần đây, lãi suất
liên tục tăng cao khiến chi phí tài chính khá lớn nên việc giảm vốn vay của Công ty khá
hợp lý.
Theo quan điểm của em, cơ cấu vốn của Công ty như trên tương đối phù hợp.
2.4.3 Nhóm chỉ số hiệu quả hoạt động
Hiệu quả hoạt động

2012 2011 2010
ROE % 16.78 9.36 2.82
ROA % 10.83 5.64 1.64
Hệ số quay vòng phải thu khách hàng 3.46 3.25 12.13
Thời gian trung bình thu tiền khách hàng (ngày) 105.57 112.16 30.09
Hệ số quay vòng HTK 40.01 35.29 34.29
Thời gian tồn kho bình quân (ngày) 9.12 10.34 10.64
Hệ số quay vòng phải trả nhà cung cấp 19.96 24.17 58.90
Thời gian trung bình thanh toán cho nhà cung
cấp(ngày)
18.29 15.10 6.20
Hệ số vòng quay tổng tài sản 0.36 0.28 0.19
a. Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA)
ROA =
Lợi nhuận sau thuế
Tổng tài sản bình quân
Chỉ số này phản ánh mỗi đồng vốn kinh doanh (đầu tư vào tài sản) bình quân sử
dụng trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Bảng thống kê ROA của công ty
cho thấy chỉ số này tăng mạnh qua các năm, năm sau luôn tăng mạnh so với năm trước,
cụ thể: ROA năm 2012 tăng 92% so với năm 2011, ROA năm 2011 tăng 243% so với
năm 2010. Hoạt động kinh doanh của Công ty năm 2012 khá hiệu quả với chỉ số ROA
tăng cao, cao hơn so với trung bình ngành (trung bình ngành 10,3%)
Trang 16
Tiểu luận môn Phân tích tài chính
b. Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROE)
ROE =
Lợi nhuận sau thuế
Vốn chủ sở hữu bình quân
Chỉ tiêu ROE phản ánh một đồng vốn chủ sở hữu sẽ đem lại bao nhiêu đồng lợi
nhuận sau thuế. Bảng thống kê chỉ số ROE qua các năm theo xu hướng tăng điều này thể

hiện sức sinh lời và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là đang tốt dần lên đặc biệt
năm 2012 là một năm hoạt động tốt hơn các năm trước với tỷ suất sinh lời trên Vốn chủ
sở hữu (ROE) đạt 16,78% (tăng 79% so với năm 2011), cao hơn so với mức trung bình
ngành là 15,6%. Hoạt động kinh doanh của Công ty hiệu quả.
c. Vòng quay các khoản phải thu
Vòng quay khoản phải thu =
Doanh thu thuần
Khoản phải thu bình quân
Vòng quay khoản phải thu đo lường mức độ hiệu quả của doanh nghiệp trong việc
sử dụng tín dụng thương mại (cho khách hàng mua chịu) và khả năng thu hồi nợ đồng
thời phản án tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền mặt. Theo bảng thống kê ta
thấy vòng quay các khoản phải thu của Công ty năm 2010 khá cao (12.13 lần), giảm
mạnh vào năm 2011 và tăng nhẹ trong năm 2012 cho thấy trong năm 2011 công ty sử
dụng chính sách nới lỏng tín dụng thương mại, tăng doanh thu bán chịu. Mặc dù năm
2012, hệ số này giảm nhẹ, tuy nhiên, Công ty cần phải đánh giá lại chính sách tín dụng
của mình, cũng như đưa ra các giải pháp bán hàng và thu hồi nợ hợp lý.
d. Kỳ thu tiền bình quân
Kỳ thu tiền bình quân =
365
Số vòng quay khoản phải thu
Chỉ tiêu này phải ánh số ngày cần thiết để thu hồi được các khoản phải thu. Theo
bảng thống kê ta thấy số ngày trên một vòng quay của khoản phải thu của doanh nghiệp
trong thời gian gần đây tương đối cao (số ngày thu hồi công nợ trong năm 2012 là 105
ngày). So với đặc thù của Công ty là cung cấp điện, ta thấy hoạt động cung cấp điện
thường thu tiền ngay, ít bán chịu. Do đó, Công ty cần phải cân đối giữa mục tiêu, chính
Trang 17
Tiểu luận môn Phân tích tài chính
sách mở rộng thị trường, giữ khách hàng trung thành và chính sách quản lý công nợ phù
hợp. Việc áp dụng chính sách bán chịu trong từng thời kỳ cần xem xét một cách khách
quan khi so sánh với chỉ tiêu Thời gian trung bình thanh toán cho nhà cung cấp (ngày).

e. Vòng quay của hàng tồn kho và số ngày tồn kho bình quân
Vòng quay hàng tồn kho =
Giá vốn hàng bán
Hàng tồn kho bình quân
Ngày tồn kho bình quân =
365
Vòng quay hàng tồn kho
Số vòng quay hàng tồn kho là số lần mà hàng hóa tồn kho bình quân luân chuyển
trong kỳ. Số ngày tồn kho bình quân là số ngày hàng tồn kho được doanh nghiệp lưu giữ
trong kho trong một năm. Thông thường, số ngày tồn kho càng ngắn (vòng quay hàng tồn
kho càng cao) cho thấy hoạt động quản lý tồn kho cũng như hoạt động bán hàng của
Công ty khá tốt, hàng hóa được luân chuyển và bán ra thường xuyên, không có hàng hóa
khó bán, tồn kho lâu ngày, kém phẩm chất. Tuy nhiên, ta cũng không loại trừ một số
trường hợp đối với các doanh nghiệp sản xuất và hoạt động kinh doanh mang tính mùa
vụ (tồn kho lớn là do chủ định của doanh nghiệp với mục đích chính là để găm hàng chờ
tăng giá, lo ngại khan hiếm hàng, hoặc phục vụ nhu cầu sản xuất lớn trong thời gian tới).
Qua bảng thống kê thời gian tồn kho và vòng quay hàng tồn kho của Công ty theo bảng
trên, ta thấy số ngày tồn kho của Công ty thấp, thời gian luân chuyển hàng tồn kho
nhanh. Xét đặc điểm lĩnh vực kinh doanh của Công ty là kinh doanh điện thì chỉ số như
trên là phù hợp với đặc thù chung của ngành điện.
f. Vòng quay các khoản phải trả và thời gian thanh toán công nợ bình quân:
Vòng quay khoản phải trả =
Giá vốn hàng bán
Khoản phải trả bình quân
Số ngày phải trả bình quân =
365
Vòng quay các khoản phải
Trang 18
Tiểu luận môn Phân tích tài chính
trả

Số ngày phải trả bình quân cho biết thời gian chiếm dụng vốn trung bình của doanh
nghiệp đối với các nhà cung cấp trong một năm. Thông thường, số ngày phải trả càng cao
thì doanh nghiệp càng có thời gian chiếm dụng vốn dài. Tuy nhiên, số ngày phải trả quá
dài cũng có thể cho thấy dấu hiệu dấu dần về khả năng thanh toán của doanh nghiệp
trong ngắn hạn. Theo bảng kê trên, số ngày phải trả bình quân của Công ty tương đối
thấp và có xu hướng giảm dần qua các năm (năm 2012 thời gian Công ty thanh toán công
nợ trong vòng 20 ngày). Cân đối thời gian phải trả bình quân này của Công ty so với thời
gian phải thu bình quân, ta thấy có sự chênh lệch lớn giữa thời gian thu hồi nợ và thời
gian thanh toán nợ, Công ty mặc dù thanh toán nợ nhanh và ít chiệm dụng vốn thương
mại nhưng lại bị chiếm dụng vốn lớn trong thời gian dài. Do đó, Công ty nên có biện
pháp quản lý công nợ cho phù hợp.
g. Vòng quay tổng tài sản:
Chỉ số này cho biết khả năng quản lý tài sản của doanh nghiệp, một đồng tài sản
doanh nghiệp đưa vào hoạt động tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu trong một năm. Chỉ số
này của Công ty liên tục tăng qua các năm cho thấy hoạt động của Công ty cải thiện theo
hướng hiệu quả hơn. Đặc biệt hệ số vòng quay tổng tài sản của Công ty năm 2012 là 0.36
lần, tăng 27% so với năm 2011, xấp xỉ hệ số vòng quay của trung bình ngành điện (0.4
lần).
2.4.4 Nhóm chỉ số tốc độ tăng trưởng
Tốc độ tăng trưởng
30/9/201
3
2012 2011 2010
Tốc độ tăng trưởng doanh số thuần % 0 27.17 40.18 (39.60)
Tốc độ tăng trưởng giá vốn % 0 13.68 11.56 (0.53)
Tốc độ tăng trưởng EBIT % 0 52.19 46.38 36.80
Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận sau thuế % 0 91.76 223.06 (86.82)
Tốc độ tăng trưởng tổng tài sản % 0 (0.51) 0.16 (11.58)
Tốc độ tăng trưởng Vốn CSH % 0 10.06 3.79 (8.42)
a. Tốc độ tăng trưởng doanh số thuần

Trang 19
Tiểu luận môn Phân tích tài chính
Tăng trưởng doanh thu =
Doanh thu TB của kỳ này – Doanh thu TB của kỳ trước
Doanh thu TB của kỳ trước
Tốc độ tăng trưởng doanh thu của doanh nghiệp năm 2011 đạt những số liệu tốt
xong đến năm 2012 doanh nghiệp đã tụt lùi với năm 2011, cụ thể: Doanh thu của Công ty
năm 2011 tăng 40.18% so với năm 2010, tuy nhiên năm 2012 doanh thu của Công ty chỉ
tăng trưởng 27.17% so với năm 2011. Điều này cho thấy quy mô doanh thu của Công ty
đang có xu hướng phát triển chậm lại so với năm trước.
b. Tốc độ tăng trưởng giá vốn:
Tăng trưởng giá vốn =
Giá vốn của kỳ này – Giá vốn của kỳ trước
Giá vốn của kỳ trước
Chỉ số này càng thấp cho thấy hoạt động quản lý của Công ty càng hiệu quả. Tuy
nhiên, chỉ số này một phần phụ thuộc vào cách thức tổ chức, quản lý kinh doanh của
Công ty và chủ yếu phụ thuộc vào các yếu tố khách quan của thị trường như giá cả đầu
vào, lạm phát, tình hình biến động của kinh tế…Tốc độ tăng trưởng giá vốn của Công ty
trong năm 2011 là 11.56% thấp hơn tốc độ tăng trưởng giá vốn của Công ty trong năm
2012 là 13.68% đồng thời tốc độ tăng trưởng doanh thu năm 2011 của Công ty lại cao
hơn năm 2012 cho thấy hoạt động của Công ty trong năm 2011 khá hiệu quả và trong
năm 2012 có xu hướng giảm.
c. Tốc độ tăng trưởng EBIT/Doanh thu
Tăng trưởng EBIT/doanh thu =
Tổng EBIT
Tổng Doanh thu
Hệ số này phản ánh một đồng doanh thu của doanh nghiệp mang lại bao nhiêu
đồng lợi nhuận cho cả cổ đông và chủ nợ. Chỉ số này có xu hướng tăng qua các năm cho
thấy mức độ sinh lời gia tăng của các nhà đầu tư vào công ty trong những năm gần đây.
Đặc biệt, trong năm 2012, một đồng doanh thu của Công ty có thể mang lại 0.5 đồng lợi

nhuận cho cổ đông và chủ nợ.
d. Các chỉ số tăng trưởng khác:
Trang 20
Tiểu luận môn Phân tích tài chính
Ngoài ra, ta còn xét đến một số các chỉ số tăng trưởng khá như tốc độ tăng trưởng
của lợi nhuận sau thuế (phản ánh diễn biến thu nhập của doanh nghiệp trong thời gian
gần đây); tốc độ tăng trưởng của tổng tài sản (xu hướng mở rộng quy mô hay thu hẹp quy
mô hoạt động của doanh nghiệp); tốc độ tăng trưởng vốn chủ sở hữu (định hướng về cơ
cấu tài trợ vốn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong thời gian gần đây). Tất
cả các chỉ số này đều phản ánh tình hình hoạt động thực tế của doanh nghiệp giúp các
nhà đầu tư ra các quyết định đúng đắn. Đối với Công ty thủy điện Thác Mơ:
- Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận sau thuế của Công ty trong năm 2011 đạt khá cao là
223.06% và năm 2012 chỉ đạt 91.76%. Nguyên nhân do tốc độ tăng trưởng doanh thu của
Công ty trong năm 2011 tăng cao so với tốc độ tăng trưởng giá vốn.
- Tốc độ tăng trưởng tổng tài sản của Công ty trong năm 2011 là 0.16% (tổng tài sản của
Công ty trong năm 2011 có sự tăng trưởng nhẹ về quy mô so với năm 2010), tuy nhiên
trong năm 2012, tốc độ tổng tài sản của Công ty lại giảm 0.51% so với năm 2011 (công
ty có xu hướng thu hẹp quy mô). Nguyên nhân chủ yếu là sự tăng giảm lượng tiền và các
khoản tiền gửi ngân hàng của Công ty qua các năm. Nhìn chung, chỉ số này khá nhỏ do
đó có thể kết luận quy mô tổng tài sản của Công ty trong những năm gần đây hầu như
không có sự biến động quá lớn.
- Tốc độ tăng trưởng vốn chủ sở hữu của Công ty có xu hướng tăng qua các năm:
năm 2011 là 3.79%, năm 2012 chỉ số này tăng lên là 10.06% cho thấy trong những năm
gần đây Công ty chú trọng hơn trong việc gia tăng khả năng tự chủ tài chính. So với quy
mô tổng tài sản các năm có sự biến động không đáng kể, chỉ số này gia tăng phản ánh
khả năng tự chủ tài chính của Công ty ngày càng được nâng cao rõ rệt. Chính sách về cơ
cấu vốn của Công ty đang có xu hướng chuyển dịch dần từ vốn vay và chiếm dụng sang
vốn tự có của doanh nghiệp. Đối với giác độ của các nhà đầu tư, đây là một tín hiệu tốt.
2.4.5 Kết luận chung về tình hình tài chính kinh doanh của doanh nghiệp:
- Các chỉ số cổ phiếu của Công ty như EPS và P/E đều đạt được so với mức trung

bình của ngành. Tính theo quy mô của Công ty so với các công ty cùng ngành cùng niêm
yết trên thị trường thì các chỉ số này phản ánh tình hình hoạt động của Công ty đang diễn
ra ổn định, các chỉ số phản ánh phù hợp so với quy mô hoạt động của Công ty.
- Mặc dù nền kinh tế trong những năm gần đây tương đối khó khăn, tuy nhiên kết quả
kinh doanh của Công ty vẫn tăng trưởng qua các năm. Tốc độ tăng trưởng doanh thu năm
Trang 21
Tiểu luận môn Phân tích tài chính
2012 giảm so với năm 2011 nhưng hoạt động kinh doanh của Công ty vẫn luôn đạt hiệu
quả. Các chỉ số sinh lời như ROA; ROE; tốc độ tăng trưởng EBIT trong những năm gần
đây luôn có xu hướng gia tăng so với các năm trước.
- Khả năng thanh khoản của doanh nghiệp cao và luôn tương đương so với mức
trung bình ngành, lượng hàng tồn kho của doanh nghiệp dự trữ hợp lý phù hợp với đặc
điểm kinh doanh của Công ty, tuy nhiên chu kỳ phải thu của khách hàng không tương
ứng với chu kỳ phải trả nợ khách hàng (thời gian phải thu quá dài trong khi thời gian phải
trả ngắn cho thấy Công ty bị chiếm dụng vốn lớn). Doanh nghiệp cần có những giải pháp
để cơ cấu lại các khoản phải thu và xem xét chính sách bán hàng, quản lý công nợ sao
cho phù hợp.
- Qua báo cáo lưu chuyển tiền tệ, ta thấy dòng tiền cuối kỳ của Công ty trong năm
2012 lớn, tăng mạnh so với năm 2011 (tăng 560%), trong đó toàn bộ là doanh tiền thu
được từ hoạt động kinh doanh. Điều này cho thấy hoạt động kinh doanh tạo ra dòng tiền
của Công ty trong thời gian gần đây tốt.
PHẦN III: KẾT LUẬN ĐẦU TƯ/KHÔNG ĐẦU TƯ CỔ PHIẾU TMP
Quyết định đầu tư vào cổ phiếu phục thuộc vào mục tiêu của nhà đầu tư. Với
những nhà đầu tư với mục tiêu đầu tư ngắn hạn xác định lợi nhuận dựa mức chênh lệch
giữa mua và bán cổ phiếu. Với những nhà đầu tư dài hạn thì lợi nhuận là mức cổ tức
được chi cả và giá cổ phiếu cuối kỳ.
Bảng giá thị trường của cổ phiếu TMP qua các quý của năm 2013
Ngày
31/12/201
2

31/3/2013 30/6/2013
30/09/201
3
31/12/201
3
Giá trị thị trưởng của cổ
phiếu TMP (nghìn đồng)
11.5 14.0 14.5 15.3 16.8
Trang 22
Tiểu luận môn Phân tích tài chính
Dựa vào bảng giá cổ phiếu TMP ta nhận thấy mức giá cổ phiếu tăng dần qua các
quý đồng thời mức giá/cổ phiếu của TMP tương đối so với các công ty cùng ngành.
Dựa vào tình hình sức khỏe tài chính của doanh nghiệp, xu hướng hoạt động kinh
doanh, tốc độ tăng trưởng doanh thu tốc độ tăng trưởng lợi nhuận của doanh nghiệp tăng
để đưa ra quyết định đầu tư.
Theo quan điểm của em, ngành điện là một trong những ngành có tính chất phòng
thủ khá tốt trong suy thoái, với tỷ suất lợi nhuận cao so với các ngành khác, cổ tức trả đều
hơn. Tốc độ tăng trưởng bình quân cao hơn GDP, ngành khá hấp dẫn về dài hạn cho mục
tiêu ổn định và đa dạng hóa danh mục đầu tư. Năm 2014 dự kiến là năm kinh tế có dấu
hiệu khởi sắc hơn nhưng vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn nhất định, vì vậy việc đầu tư vào
các ngành có tính ổn định và phòng thủ cao như ngành điện là một trong những lựa chọn
hợp lý.
Căn cứ theo nhận định trên kết luận trong ngắn hạn ta nên đầu tư vào cổ phiếu
TMP. Trong dài hạn, ngành thủy điện thủy điện có xu hướng dịch chuyển thị phần sang
nhiệt điện và năng lương nguyên tử, năng lượng mặt trời… Tuy nhiên dự báo trong một
vài năm tới, với đặc điểm vị trí địa lý ở nước ta (Sông ngòi nhiều, khí hậu nhiệt đới gió
mùa…) kèm theo các điều kiện kinh tế trong nước thì ngành thủy điện vẫn được coi là
ngành trọng điểm để cung cấp điện cho cả nước. Theo kết quả phân tích, đánh giá về tình
hình tài chính của TMP như trên, quan điểm của em là trong dài hạn chúng ta vẫn nên
đầu tư vào cổ phiếu TMP.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. TS. Nguyễn Minh Kiều, Tài chính doanh nghiệp căn bản
2. PGS.TS. Lưu Thị Hương, Quản trị tài chính doanh nghiệp
3. PGS.TS. Lưu Thị Hương, Giáo trình tài chính doanh nghiệp
4. Website công ty cổ phần thủy điện Thác Mơ: />5. Website: />6. Website Công ty chứng khoán cổ phiếu 68: />7. Các website khác.
Trang 23

×