Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Bao cao tong ket 10 nam thưc hien chi Thi so 10.CT.TTg

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.22 KB, 7 trang )

SỞ LAO ĐỘNG - TB VÀ XH NGHỆ AN
TRƯỜNG TRUNG CẤP KT - KT
BẮC NGHỆ AN
Số:

/BC-TrTCBNA

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Quỳnh Lưu, ngày

tháng 8 năm 2023

BÁO CÁO
Tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 12/6/2013 của
Thủ tướng Chính phủ.
Thực hiện công văn số 3564/SLĐTBXH - GDNN ngày 18/8/2023 của Sở
Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Nghệ An về việc tổng kết 10 năm thực
hiện Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 12/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ về đưa nội
dung phòng, chống tham nhũng vài giảng dạy tại các cơ sở giáo dục, đào tạo từ
năm học 2013 - 2014; Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Bắc Nghệ An báo cáo
cụ thể như sau:
I. Công tác quán triệt triển khai thực hiện Chỉ thị.
1. Việc tổ chức phổ biến, quán triệt nội dung Chỉ thị.
Nội dung phịng, chống tham nhũng được đưa vào chương trình giáo dục
một cách phù hợp, hiệu quả thông qua môn Chính trị, pháp luật, các hoạt động sinh
hoạt ngoại khóa, các cuộc thi tìm hiểu pháp luật,… đã góp phần phổ biến, giáo dục
nâng cao nhận thức pháp luật, ý thức chấp hành pháp luật cho học sinh trong toàn
trường. Bên cạnh đó, việc phối hợp giữa nhà trường với các ban, ngành, đoàn thể
trong việc phổ biến, giáo dục pháp luật cho học sinh được đẩy mạnh, đặc biệt là


việc phối hợp giữa ngành Công an, phụ huynh trong việc phổ biến, giáo dục pháp
luật về phòng, chống tham nhũng, các quy định của Bộ luật hình sự, luật Dân sự,...
liên quan đến vấn đề phòng, chống tham nhũng.
2. Công tác chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn thực hiện Chỉ thị đối với các
phòng, khoa.
- Chi bộ đã chỉ đạo nhà trường thực hiện Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày
12/6/2012 của Thanh tra Chính phủ về đưa nội dung phịng, chống tham nhũng vào
giảng dạy trong nhà trường. Đã xây dựng Kế hoạch học tập, tổ chức các Hội nghị
quán triệt, triển khai thực hiện đến toàn thể đội ngũ cán bộ, Đảng viên, giáo viên,
nhân viên trong đơn vị. Nhìn chung, Cán bộ, Đảng viên, GV-NV trong trường có
nhận thức đầy đủ, sâu sắc về cơng tác phịng, chống tham nhũng theo tinh thần Chỉ
thị số 10/CT-TT. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo và sự phối hợp với các đồn thể để
thực hiện Chỉ thị ln được quan tâm và được cụ thể hóa trong nhiệm vụ từng năm
học.


- Nhà trường đã ban hành các văn bản cụ thể hóa việc thực hiện Chỉ thị số
10/CT-TTg như: Dựa vào chương trình khung của Bộ Lao động - Thương binh và
Xã hội xây dựng lại chương trình đào tạo phù hợp với học sinh; lên kế hoạch tổ
chức thi đối với từng kỳ, năm học đổi mới căn bản hình thức và phương pháp thi,
kiểm tra và đánh giá kết quả của học sinh, bảo đảm trung thực, khách quan.
- Làm tốt công tác giáo dục, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng,
chống tham nhũng. Tuyên truyền tới toàn thể cán bộ giáo viên, nhân viên và học
sinh tồn trường.
- Việc tun truyền, phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật
của Nhà nước về phòng chống tham nhũng ln được chú trọng. Cụ thể: Luật
Phịng, chống tham nhũng; Luật Sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Phịng,
chống tham nhũng; Nghị định 59/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết
một số điều của Luật Phòng, chống tham nhũng. Các văn bản trên được phổ biến
trong các cuộc họp Chi bộ, họp cơ quan, các buổi giao ban, chào cờ đầu tuần.

II. Việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức về phòng, chống
tham nhũng cho giáo viên.
- Hiện tại nhà trường có 02 giáo viên giảng dạy mơn Pháp luật, trong đó có
01 giáo viên thỉnh giảng, 01 giáo viên cơ hữu. Trình độ thạc sĩ - 01 giáo viên, trình
độ cử nhân - 01 giáo viên;
- Tổ chức hoạt động quản lý chuyên môn như thông qua bài giảng, kiểm tra
giáo án, dự giờ, rút kinh nghiệm cho giáo viên;
- Ban Giám Hiệu nhà trường chỉ đạo giáo viên giảng dạy lý luận gắn với
thực tế, lựa chọn kiến thức thực tế phù hợp đưa vào giảng dạy, làm cho bài học
sinh động, người học dễ hiểu, dễ tiếp thu và vận dụng;
- Công tác tự học, tự bồi dưỡng, tự nghiên cứu tài liệu của giáo viên, cập
nhật thường xuyên kịp thời chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật
của Nhà nước, các vấn đề phòng, chống tham nhũng;
- Ngồi vấn đề chun mơn, giáo viên đã chủ động thiết kế sáng tạo các hoạt
động học tập, trau dồi, nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin học để ứng dụng công nghệ
vào bài giảng, thiết kế video bài giảng, tìm các tình huống, sự kiện về kinh tế,
chính trị, văn hóa, xã hội để u cầu người học hồn thiện môn học đầy đủ, đạt kết
quả cao.
- Cán bộ, giáo viên, nhân viên tham gia đầy đủ các lớp bồi dưỡng, tập huấn
nội dung phòng, chống tham nhũng. ((Phụ lục 01 kèm theo).
III. Việc tổ chức giảng dạy.
1. Tình hình biên soạn giáo trình, giáo án và tài liệu bồi dưỡng dành cho
giáo viên.


- Nhà trường đã tổ chức biên soạn giáo trình, tài liệu giảng dạy theo kế hoạch
và đúng theo quy định trong Thơng tư 13/2018/TT-BLĐTBXH ngày 26/9/2018
ban hành chương trình môn học Pháp luật thuộc khối các môn học chung trong
chương trình đào tạo trình độ trung cấp và tài liệu Pháp luật cho hệ Trung cấp do
Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp ban hành.

- Nghiên cứu, cập nhật nội dung chương trình, tài liệu giảng dạy về cơng tác
phịng, chống tham nhũng, tiêu cực cho phù hợp với yêu cầu thực tế trên cơ sở các
quy định tại Luật phịng, chống tham nhũng năm 2018.
- Nhà trường phân cơng cho giáo viên có nhiều kinh nghiệm chun mơn và
nhất là những người trực tiếp tham gia giảng dạy biên soạn, tổ chức lấy ý kiến
phản biện từ phía giáo viên chun mơn bên trong và ngồi khoa, thẩm định
nghiệm thu tại khoa. Trường thành lập hội đồng thẩm định xét duyệt và cuối cùng
trình Hiệu trưởng ra quyết định ban hành bộ giáo trình của nhà trường.
2. Việc lồng ghép, tích hợp nội dung phịng, chống tham nhũng vào
chương trình giảng dạy.
- Lồng ghép nội dung phịng, chống tham nhũng vào mơn học Chính trị,
chương trình “Sinh hoạt chính trị đầu khóa cho học sinh” bằng việc tuyên truyền
và vận động học sinh “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và
nêu cao tinh thần trách nhiệm, chống chủ nghĩa cá nhân, nói đi đơi với làm” đã
giúp cho học sinh nhận thức tốt hơn về nội dung phòng chống tham nhũng và tự
giác thực hiện nội dung của cuộc vận động do Chi bộ và Ban giám hiệu chỉ đạo,
triển khai trong năm học; lồng ghép nội dung phòng, chống tham nhũng trong các
hoạt động văn hóa, văn nghệ, xây dựng chuyên mục giáo dục về phịng, chống
tham nhũng trên cơng thơng tin điện tử của trường.
- Phối hợp với cơng đồn tổ chức lồng ghép nội dung phổ biến, tuyên truyền
giáo dục pháp luật trong cuộc họp Hội đồng nhà trường, họp chuyên mơn, họp
cơng đồn, trong cơng tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại trường.
3. Nội dung giảng dạy thực tế.
- Nội dung chương trình, tài liệu về phịng, chống tham nhũng được giảng
dạy với 04 tiết trong môn học Pháp luật với nội dung cụ thể như sau: Khái niệm
tham nhũng; nguyên nhân, hậu quả của tham nhũng; ý nghĩa, tầm quan trọng của
cơng tác phịng, chống tham nhũng; trách nhiệm của cơng dân trong việc phịng,
chống tham nhũng; giới thiệu Luật Phòng, chống tham nhũng.
- Nội dung phòng, chống tham nhũng trong các hoạt động ngoại khóa được
xây dựng cụ thể từng năm học theo đúng Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 12/6/2013

của Thủ tướng Chính phủ. Bước đầu đã trang bị cho học sinh kiến thức về phòng,
chống tham nhũng, nâng cao ý thức về mục đích, yêu cầu của cuộc đấu tranh
phòng chống tham nhũng, xây dựng ý thức tham gia, hỗ trợ, phối hợp với cơ quan


chức năng trong cơng tác phịng, chống tham nhũng, góp phần nâng cao hiệu quả
cơng tác phịng, chống tham nhũng trong thời gian tới.
4. Thời lượng giảng dạy thực tế.
- Thực hiện Thông tư 13/2018/TT-BLĐTBXH, ngày 26/9/2018 của Bộ Lao
động - Thương binh và Xã hội ban hành chương trình môn học Pháp luật thuộc
khối các môn học chung trong chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao
đẳng. Giáo viên đã giảng dạy theo đúng chương trình mà Bộ Lao động - Thương
binh và Xã hội đã ban hành đối với chương trình trung cấp mơn học Pháp luật tổng
thời lượng 15 giờ trong đó, nội dung phòng, chống tham nhũng được giảng dạy
trong vòng 04 tiết. Giáo viên đã thực hiện nghiêm túc giảng dạy theo đúng chương
trình, soạn giáo án, bài giảng theo nội dung số giờ quy định. Bên cạnh đó giáo viên
thường xuyên học tập, nâng cao trình độ chun mơn, cập nhật các văn bản, nghị
quyết mới vào bài giảng. Đồng thời không ngừng đổi mới phương pháp giảng dạy
tạo hứng thú cho người học. Về phía học sinh các em đa phần có ý thức trong học
tập. Hầu hết học sinh đều nắm bắt khá tốt nội dung môn học pháp luật và trên 80%
học sinh tổng kết môn học đạt loại trung bình khá trở lên. Bên cạnh đó học sinh có
nhận thức khơng đồng đều và việc tự học, tự nghiên cứu tài liệu của các em còn
hạn chế dẫn đến kết quả học tập chưa cao. (Phụ lục 02 kèm theo).
5. Phương pháp giảng dạy.
- Việc tổ chức giảng dạy nội dung phòng, chống tham nhũng được thực hiện
theo phương pháp lồng ghép, tích hợp vào mơn học Pháp luật được quy định phù
hợp với từng lớp học, đảm bảo không tăng về số tiết và định mức giảng dạy của
giáo viên và lồng ghép tuyên truyền nội dung phịng, chống tham nhũng.
- Trong q trình giảng dạy kết hợp có hiệu quả với các phương tiện, thiết bị
dạy học hiện có của nhà trường và các phương tiện khác có thể làm được phù hợp

với điều kiện thực tế của nhà trường.
- Nhà trường đã đổi mới phương pháp dạy của giáo viên theo hướng tích
cực, lấy học sinh làm trung tâm. Trong đó, phương pháp giảng dạy của giáo viên
phải khuyến khích người học tự học hỏi, phát huy sáng kiến, giáo viên đóng vai trị
là người hướng dẫn. Tạo cơ hội cho học sinh tham gia vào quá trình học tập.
- Đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá phát huy tính chủ động
sáng tạo của học sinh. Áp dụng phương pháp học tập môn học đổi mới theo hướng
phát triển công nghệ. Để tăng tính sinh động cho phần trình bày và diễn giải của
mình, cả giáo viên và học sinh nên sử dụng những hỗ trợ của cơng nghệ, như: hình
ảnh 3D, viedeo, clip... để nâng cao chất lượng học tập.
6. Việc kiểm tra, đánh giá người học.
- Công tác thi, kiểm tra được nhà trường tổ chức phổ biến kế hoạch, nội dung
cụ thể và quán triệt chặt chẽ về quy chế thi và kiểm tra theo Thông tư Số 09/2017/
TT - BLĐTBXH ngày 13/03/2017; Thông tư Số 04/2022/TT- BLĐTBXH ngày


30/03/2022 của Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội về việc Quy định việc tổ
chức thực hiện chương trình đào tạo trình độ Trung cấp, trình độ Cao đẳng theo
niên chế hoặc theo phương thức tích lũy mơ-đun hoặc tín chỉ;
Thơng tư số 42/2015/TT-BLĐTBXH ngày 20/10/2015 quy định về đào tạo
trình độ sơ cấp; Thơng tư số 34/2018/TT-BLĐTBXH ngày 26/12/2018 về việc Sửa
đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 42/2015/TT-BLĐTBXH ngày 20/10/2015.
Quá trình thi, kiểm tra, xét tốt nghiệp được diễn ra đúng kế hoạch, đảm bảo thời
gian, đúng quy chế, khơng có thí sinh nào bị vi phạm;
- Nắm bắt đối tượng học sinh để sớm phân loại, đánh giá người học.
- Thường xuyên kiểm tra học sinh để thấy được kết quả học tập của học sinh
trong từng giai đoạn nhằm có sự điều chỉnh, củng cố phù hợp.
- Biên soạn hệ thống câu hỏi phù hợp với trình độ và năng lực của học sinh
nhằm giúp các em hứng thú trong học tập, đồng thời rèn luyện các kiến thức cơ
bản.

- Về phía học sinh các em đa phần có ý thức trong học tập. Hầu hết học sinh
đều nắm bắt khá tốt nội dung môn học pháp luật và trên 80% học sinh tổng kết
mơn học đạt loại trung bình khá trở lên. Bên cạnh đó học sinh có nhận thức khơng
đồng đều và việc tự học, tự nghiên cứu tài liệu của các em còn hạn chế dẫn đến kết
quả học tập chưa cao.
VI. Việc bố trí kinh phí, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ việc giảng
dạy.
Thiết bị đào tạo nghề được đầu tư hàng năm đã góp phần quan trọng cho
công tác đào tạo, phần nào đáp ứng theo quy chuẩn nên chất lượng đào tạo của
Nhà trường ngày một nâng lên.
Cơ sở vật chất của nhà trường được đầu tư hàng năm, cơ bản đảm bảo phục
vụ cơng tác dạy và học. Nhà trường hiện có 2 cơ sở:
- Cơ sở 1: tại Thị trấn cầu Giát, với diện tích đất sử dụng 2.763 m2, Cơ sở hạ
tầng được đầu tư: 4.603.000.000 đồng, Số phòng học lý thuyết 6 phòng; Xưởng
học thực hành 10 phòng;
- Cơ sở 2: tại xã Quỳnh Hoa, huyện Quỳnh Lưu với diện tích đất sử dụng
42.135 m2 . Cơ sở hạ tầng được đầu tư: 101.208.000.000 đồng, Số phòng học lý
thuyết 24 phòng, Xưởng học thực hành 28 phòng; hiện đã đầu tư giai đoạn 1:
30.271.000.000 đồng;
- Nhà trường có đủ hệ thống phịng học lý thuyết, phịng học thực hành,
phịng thí nghiệm, xưởng thực hành, thực tập, khu hiệu bộ, nhà ăn, sân bóng, ký
túc xá, nhà xe đảm bảo phục vụ sinh hoạt cho giáo viên và người học.
- Nhà trường tu sửa các hạng mục nhỏ về cơ sở vật chất khi bị hư hỏng theo
kế hoạch sửa chữa, mua sắm tài sản phục vụ học tập bằng nguồn tiền hợp pháp.


V. Nhận xét, đánh giá và kiến nghị, đề xuất.
1. Đánh giá chung về kết quả đạt được trong tổ chức thực hiện Chỉ thị.
- Nhà trường đã phát huy sức mạnh tổng hợp, công khai minh bạch trong các
hoạt động. Trong các năm học, nhà trường đã làm tốt cơng tác, phịng chống tham

nhũng. Do vậy, tồn trường khơng có vụ tham nhũng nào xảy ra, tập thể cán bộ,
giáo viên, nhân viên trong nhà trường đều làm việc với tinh thần cần, kiệm, liêm
chính, chí cơng vơ tư.
- Ban chi ủy Chi bộ, Ban giám hiệu nhà trường rất quan tâm đến cơng tác
phịng, chống tham nhũng, ngày càng phát huy sức mạnh tổng hợp trong cơng tác
phịng chống tham nhũng. Hồn thành tốt mục tiêu của cơng tác phịng, chống
tham nhũng.
2. Khó khăn, vướng mắc, bất cập trong chỉ đạo, tham mưu, hướng dẫn
và tổ chức thực hiện Chỉ thị.
Khơng có.
3. Bài học kinh nghiệm, bối cảnh và những vấn đề mới đặt ra trong việc
thực hiện Chỉ thị.
Kết quả Phòng, chống tham nhũng thời gian đã có tác dụng phịng ngừa, răn
đe nhất định đối với tệ nạn tham nhũng. Tuy nhiên, tình hình tham nhũng vẫn diễn
biến phức tạp. Tình trạng nhũng nhiễu trong khu vực cơng vẫn cịn xảy ra. Qua kết
quả phát hiện, xử lý các vụ án, vụ việc cho thấy tính chất tham nhũng ngày càng
phức tạp, thủ đoạn tinh vi hơn. Tham nhũng vẫn là một trong những vấn đề bức
xúc của xã hội, là một nguy cơ gây mất ổn định chính trị, xã hội. Có thể rút ra một
số bài học kinh nghiệm như: Phải biến quyết tâm chính trị của Đảng, nhà nước về
phịng, chống tham nhũng thành hành động thực tế của cán bộ, đảng viên, công
chức, viên chức và nhân viên; phải kết hợp chặt chẽ giữa tích cực phịng ngừa, chủ
động phát hiện và kiên quyết xử lý nghiêm minh kịp thời những người có hành vi
tham nhũng, bao che, dung túng, tiếp tay cho tham nhũng; xây dựng, hoàn thiện hệ
thống thể chế quản lý kinh tế - xã hội và phòng, chống tham nhũng đồng bộ, thống
nhất, khả thi và tổ chức thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả.
Dự báo trong thời gian tới tình hình kinh tế - xã hội trong nước cịn nhiều
khó khăn, vẫn cịn tiềm ẩn nhiều yếu tố tiêu cực, nguy cơ phát sinh tham nhũng.
Để công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ngày càng triệt để, hiệu quả,
trong thời gian tới, trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa, trên cơ sở truyền thống văn hóa của dân tộc và tiếp thu có chọn lọc

kinh nghiệm của nước ngồi, cơng tác phịng, chống tham nhũng, tiêu cực cần phải
thực hiện đồng bộ với nhiều giải pháp. Một số vấn đề cần được quan tâm trong
cơng tác phịng, chống tham nhũng thời gian tới, cụ thể:
+ Tham nhũng diễn ra trong nội bộ, do người có chức vụ quyền hạn thực
hiện. Phòng, chống tham nhũng là cuộc đấu tranh ngay trong chính bản thân mỗi


con người, trong mỗi cơ quan, tổ chức, đơn vị; liên quan đến lợi tích, tiền tài, chức
vụ, danh vọng, uy tín của tổ chức, cá nhân; do đó, là cuộc đấu tranh khó khăn,
phức tạp, lâu dài, ln bị các thù địch và phần tử xấu lợi dụng để chống phá, gây
mất ổn định chính trị.
+ Phịng, chống tham nhũng là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên; phải
thực hiện tiến hành ở tất cả các cấp, các ngành, các lĩnh vực, thực hiện đồng bộ các
biện pháp; có trọng tâm, trọng điểm, khơng có vùng cấm, khơng có ngoại lệ.
+ Chú trọng nâng cao phẩm chất, năng lực của đội ngũ cán bộ làm cơng tác
phịng, chống tham nhũng.
4. Phương hướng và những giải pháp, đề xuất, kiến nghị.
* Phương hướng và những giải pháp.
- Tiếp tục tổ chức học tập, quán triệt Luật và các văn bản hướng dẫn mới về
phòng, chống tham nhũng cho cán bộ, giáo viên, nhân viên tồn trường.
- Đẩy mạnh cơng tác tự kiểm tra, kiểm tra, đánh giá và thực hiện nghiêm túc
chế độ thông tin báo cáo định kỳ hàng tháng, quý, năm.
- Chủ động rà soát, bổ sung, sửa đổi hệ thống các quy chế, quy định cho phù
hợp, đảm bảo cho công tác lãnh đạo, quản lý hiệu quả.
- Xây dựng kế hoạch triển khai các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo
dục pháp luật Phòng, chống tham nhũng trong tồn trường.
- Thực hiện cơng khai minh bạch trong hoạt động tài chính, ngân sách nhà
nước; hoạt động mua sắm tài sản, xây dựng sửa chữa.
- Thực hiện quy chế chi tiêu nội bộ, quy định các khoản chi: hội thảo, tiếp
khách, lễ kỹ niệm, đi công tác, sử dụng điện, nước, điện thoại, văn phòng phẩm,

mua sách báo, tạp chí... đảm bảo cơng khai, minh bạch và cơng bằng.
- Cơng khai quy trình, thủ tục xét thi đua khen thưởng, xét tặng các danh
hiệu cho cán bộ, giáo viên, nhân viên; thực hiện Quy tắc ứng xử của cán bộ, giáo
viên, nhân viên trong thi hành nhiệm vụ và trong quan hệ xã hội.
* Kiến nghị, đề xuất.
Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ
cho cán bộ giáo viên, nhân viên làm cơng tác giáo dục, kiểm tra về cơng tác phịng,
chống tham nhũng./.
Nơi nhận:
- Sở LĐTBXH (để B/c);
- Lưu: VT, ĐT.

Q. HIỆU TRƯỞNG

Chu Minh Lợi



×