Tải bản đầy đủ (.pdf) (125 trang)

Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định học nghề của người lao động hưởng bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn thành phố cần thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.1 MB, 125 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ

------

ĐỖ LINH DƯƠNG

PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
QUYẾT ĐỊNH HỌC NGHỀ CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG
HƯỞNG BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ CẦN THƠ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

CẦN THƠ, 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ

------

ĐỖ LINH DƯƠNG

PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
QUYẾT ĐỊNH HỌC NGHỀ CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG
HƯỞNG BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ CẦN THƠ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Ngành Quản trị kinh doanh


Mã ngành: 60340102

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. Nguyễn Ngọc Minh

CẦN THƠ, 2018


TRANG XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG
Luận văn này, với đề tài là: “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết
định học nghề của người lao động hưởng bảo hiểm thất nghiệp trên địa
bàn thành phố Cần Thơ”, do học viên Đỗ Linh Dương thực hiện theo
hướng dẫn của TS. Nguyễn Ngọc Minh. Luận văn này đã được báo cáo và
được Hội đồng chấm luận văn thông qua ngày ………………………

Ủy viên
(Ký tên)

Ủy viên – Thư ký
(Ký tên)

……………………….

……………………….

Phản biện 1
(Ký tên)

Phản biện 2
(Ký tên)


……………………….

……………………….

Chủ tịch hội đồng
(Ký tên)

……………………….


i

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập nghiên cứu và hồn thành luận văn này,
tơi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ quý báu của các thầy cô, các anh,
chị và các bạn. Với lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc tôi xin được bày tỏ
lời cảm ơn chân thành tới:
TS. Nguyễn Ngọc Minh, người đã hết lòng giúp đỡ, dạy bảo, động
viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tơi trong suốt q trình học tập và
hoàn thành đề tài luận văn tốt nghiệp này, tại Trường đại học Tây Đô.
Ban Giám hiệu, các Thầy, Cô của Trường đại học Tây Đô đã truyền
đạt cho tôi những kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn quý báu, nhờ đó tơi có
được nền tảng kiến thức để thực hiện luận văn của mình.
Xin gửi lời cảm ơn chân thành tới tập thể Ban Lãnh đạo, Công chức,
Viên chức và người lao động công tác tại Trung tâm Dịch vụ việc làm
thành phố Cần Thơ cùng gia đình, bạn bè đã động viên, quan tâm, giúp đỡ
và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và hồn thành luận văn
tốt nghiệp này.
Trong q trình thực hiện, mặc dù đã rất cố gắng, song không tránh

được những thiếu sót. Xin kính mong nhận được những góp ý của các thầy,
cô giáo để nội dung luận văn được hồn chỉnh, nhằm áp dụng hiệu quả hơn
nữa trong cơng tác đào tạo nghề cho người lao động hưởng bảo hiểm thất
nghiệp trên địa bàn thành phố Cần Thơ.
Xin chân thành cảm ơn!
Cần thơ, ngày tháng năm 2018
Người thực hiện luận văn

Đỗ Linh Dương


ii

TĨM TẮT LUẬN VĂN
Luận văn “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định học nghề
của người lao động hưởng bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn thành phố Cần
Thơ” được thực hiện nhằm mục đích Phân tích các nhân tố tạo nên quyết
định học nghề của người lao động hưởng bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn
thành phố Cần Thơ.
Dựa trên cơ sở lý thuyết về Đào tạo nghề cho người lao động hưởng
Bảo hiểm thất nghiệp, và một số học thuyết về quá trình ra quyết định tác
giả tiến hành xây dựng mơ hình nghiên cứu gồm 6 nhân tố là: (1) Đặc điểm
của cơ sở giáo dục nghề nghiệp, (2) Chiêu thị của Cơ sở cơ sở giáo dục
nghề nghiệp, (3) Định hướng học nghề của người lao động, (4) Nguồn
thông tin tham khảo, (5) Cơ hội việc làm trong tương lai, (6) chi phí học
nghề. (7) Quyết định học nghề.
Nghiên cứu được thực hiện với cỡ mẫu gồm 200 người lao động
hưởng bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Các phương
pháp phân tích được sử dụng trong nghiên cứu là: Thống kê mô tả, kiểm
định độ tin cậy thang đo bằng Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố (EFA),

phân tích hồi quy tuyến tính đa biến, phân tích mối quan hệ tương quan.
Tất cả được xử lý trên phần mềm SPSS 22.0.
Kết quả nghiên cứu của đề tài cho thấy có 05 nhân tố tác động dương
đến Quyết định học nghề của người lao động hưởng bảo hiểm thất nghiệp
trên địa bàn thành phố Cần Thơ là: Đặc điểm của Cơ sở giáo dục nghề
nghiệp, Chiêu thị của Cơ sở giáo dục nghề nghiệp, Định hướng học nghề
của người lao động, Nguồn thông tin tham khảo, Cơ hội việc làm trong
tương lai. Từ kết quả đạt được tác giả trình bày một số hàm ý quản trị nhằm
để số lượng người lao động hưởng bảo hiểm thất nghiệp tham gia học nghề
ngày một cao hơn.


iii

ABSTRACT
The thesis "Analysis of Factors Affecting Vocational Training
Decision of Applicants of Unemployment Insurance in Can Tho City" was
conducted for the purpose of analyzing the determinants of registering for
vocational training of workers enjoying unemployment insurance in Can
Tho city.
Based on the theory of vocational training for the applicants of
unemployment insurance and some doctrines of the decision-making
process, the author built a research model consisting of six factors: (1)
Characteristics of vocational education institutions, (2) Promotion of
vocational education institutions, (3) Vocational orientation of laborers, (4)
Reference sources, (5) Future employment opportunities, (6) Vocational
training costs. (7) Decision on apprenticeship.
The study was conducted with a sample of 200 workers enjoying
unemployment insurance in Can Tho City. The analytical methods used in
the research were: Descriptive statistics, Cronbach's Alpha confidence

analyzes, Factorial analysis (EFA), Multivariate linear regression analysis,
Correlations. All are processed on SPSS 22.0 software.
Research results show that there are five factors that positively
influence the decision of registering for vocational training of workers in
Can Tho city are: Characteristics of vocational education institutions,
Promotion of vocational education institutions, Vocational Orientation of
Employees, Reference Resources, Future Job Opportunities. From the
results achieved, the author presents some of management implications in
order to rise the number of unemployment insurance applicants attainding
vocational training.


iv

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài nghiên cứu “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng
đến quyết định học nghề của người lao động hưởng bảo hiểm thất nghiệp
trên địa bàn thành phố Cần Thơ” là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi
thực hiện.
Các số liệu, kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn này là
trung thực, không sao chép của bất cứ luận văn nào và chưa được trình bày
hay cơng bố ở bất cứ cơng trình nghiên cứu nào khác trước đây.
Cần thơ, ngày tháng năm 2018
Người thực hiện luận văn

Đỗ Linh Dương


v


MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI ............................................................ 1
1.1 SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI: ............................................................. 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU: ................................................................... 2
1.2.1 Mục tiêu chung: ................................................................................ 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể: ................................................................................ 3
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU....................................................................... 3
1.4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ........................................ 3
1.5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài: ........................................... 4
1.5.1 Ý nghĩa khoa học: ............................................................................. 4
1.5.2 Ý nghĩa thực tiễn: ............................................................................. 4
1.6 KẾT CẤU LUẬN VĂN ......................................................................... 5
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU .............. 6
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN .................................................................................. 6
2.1.1 Một số khái niệm liên quan đến đào tạo nghề cho người lao động
hưởng BHTN ......................................................................................... 6
2.1.1.1 Khái niệm đào tạo nghề. ............................................................ 6
2.1.1.2 Phân loại đào tạo nghề. .............................................................. 7
2.1.1.3 Các hình thức đào tạo nghề ........................................................ 8
2.1.2 Người lao động hưởng bảo hiểm thất nghiệp. .................................. 9
2.1.2.1 Khái niệm thất nghiệp. ............................................................... 9
2.1.2.2 Các chế độ đối với người lao động thất nghiệp. ...................... 10
2.1.2.3 Đào tạo nghề cho NLĐ hưởng BHTN. .................................... 12
2.1.3 Vai trò và đặc điểm của đào tạo nghề cho NLĐ hưởng BHTN. .... 12
2.1.3.1 Vai trò của đào tạo nghề cho NLĐ hưởng BHTN. .................. 12
2.1.3.2 Đặc điểm của đào tạo nghề cho NLĐ hưởng BHTN. .............. 13
2.1.4 Yêu cầu của đào tạo nghề cho người lao động hưởng BHTN........ 14



vi

2.1.4.1 Về ngành nghề đào tạo ............................................................. 14
2.1.4.2 Về hình thức đào tạo. ............................................................... 14
2.1.4.3 Về chất lượng đào tạo. ............................................................. 15
2.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến đào tạo nghề cho NLĐ hưởng BHTN. 15
2.1.5.1 Cơ sở vật chất. .......................................................................... 15
2.1.5.2 Đội ngũ giáo viên. .................................................................... 15
2.1.5.3 Nguồn lực tài chính. ................................................................. 16
2.1.5.4 Chính sách đào tạo nghề của Nhà nước. .................................. 16
2.1.5.5 Điều kiện kinh tế-xã hội. .......................................................... 17
2.1.5.6 Quan hệ cung- cầu lao động trên thị trường lao động. ............ 17
2.1.5.7 Hệ thống tư vấn nghề nghiệp và việc làm cho người lao động
hưởng Bảo hiểm thất nghiệp. ........................................................... 18
2.1.6 Lý thuyết Hành vi tiêu dùng theo Philip, Kotler (1999)................. 19
2.1.6.1 Khái niệm về hành vi tiêu dùng ............................................... 19
2.1.6.2 Quá trình quyết định mua của khách hàng ............................. 19
2.1.7 Lý thuyết hành động hợp lý của Ajzen và Fishbein (1975) ........... 23
2.1.8 Lý thuyết về động cơ học tập.......................................................... 25
2.2 MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU. ................................................................ 27
2.2.1 Lược khảo các nghiên cứu có liên quan. ........................................ 27
2.2.1.1 Các Nghiên cứu trên thế giới. .................................................. 27
2.2.1.1 Các nghiên cứu trong nước. ..................................................... 28
2.2.2 Các mơ hình nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi và
quyết định. ........................................................................................... 28
2.2.2.1 Mơ hình tổng qt của David .W. Chapman (1981)................ 28
2.2.2.2 Mơ hình nghiên cứu của Hossler và Gallagher (1987) ............ 29
2.2.2.3 Mơ hình của Trần Văn Q, Cao Hào Thi (2009).................... 29
2.2.2.4 Mơ hình động cơ học tập của Uwe Wilkesmann (2010) ......... 29
2.2.2.5 Mơ hình nghiên cứu của Nguyễn Thị Kim Chi (2/2018) ........ 31

2.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng và mơ hình nghiên cứu đề xuất. ............... 31


vii

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................ 34
3.1 QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU ............................................................. 34
3.1.1 Nghiên cứu định tính ...................................................................... 35
3.1.2 Nghiên cứu định lượng ................................................................... 35
3.2 PHƯƠNG PHÁP THU THẬP VÀ XỬ LÝ DỮ LIỆU. .................... 36
3.3 HỆ THỐNG THANG ĐO. .................................................................. 40
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................... 45
4.1. TỔNG QUAN VỀ THÀNH PHỐ CẦN THƠ .................................. 45
4.1.1 Vị trí địa lý ...................................................................................... 45
4.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội của TP. Cần Thơ ................................... 45
4.1.3 Quan điểm, mục tiêu phát triển thành phố Cần Thơ thời kỳ 2020 –
2030. .................................................................................................... 47
4.2 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.................................................................. 48
4.2.1 Thống kê mẫu ................................................................................. 48
4.2.2 Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định của NLĐ ............ 50
4.1.2.1 Đặc điểm về cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) ................. 50
4.1.2.2 Nỗ lực chiêu thị của cơ sở GDNN ........................................... 51
4.1.2.3 Định hướng học nghề của người lao động ............................... 52
4.1.2.4 Nguồn thông tin tham khảo về học nghề ................................. 53
4.1.2.5 Cơ hội việc làm trong tương lai ............................................... 53
4.1.2.6 Chi phí học nghề ...................................................................... 54
4.1.2.7 Quyết định học nghề ................................................................ 55
4.2.3 Kiểm định thang đo......................................................................... 55
4.1.3.1 Kiểm định thang đo hệ số tin cậy Cronbach's Alpha ............... 55
4.3.1.2 Phân tích EFA các biến độc lập ............................................... 58

4.2.4 Kiểm định mơ hình hồi quy ............................................................ 62
4.1.4.1 Kiểm định hệ số tương quan .................................................... 62
4.1.4.2 Phân tích hồi quy...................................................................... 64


viii

4.2.5 Kiểm định sự khác biệt giữa các biến kiểm soát với sự tác động đến
quyết định học nghề của NLĐ hưởng BHTN...................................... 67
4.2.6 Kết quả nghiên cứu ......................................................................... 72
4.3 THẢO LUẬN KẾT QUẢ.................................................................... 75
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ .................................. 79
5.1 KẾT LUẬN .......................................................................................... 79
5.2 HÀM Ý QUẢN TRỊ............................................................................. 80
5.2.1 Hàm ý quản trị cho nhân tố đặc điểm của Cơ sở GDNN ............... 80
5.2.2 Hàm ý quản trị cho nhân tố Chiêu thị của Cơ sở GDNN ............... 80
5.2.3 Hàm ý quản trị cho nhân tố Định hướng học nghề của NLĐ ......... 81
5.2.4 Hàm ý quản trị cho nhân tố Nguồn thông tin tham khảo ............... 81
5.2.5 Hàm ý quản trị cho nhân tố Cơ hội việc làm trong tương lai ......... 82
5.3 HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI .................................................................... 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 85
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 87


ix

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Thang đo lường Động cơ học tập ................................................. 30
Bảng 2.2. Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định học nghề ......... 31
Bảng 3.1: Diễn giải các biến trong mơ hình nghiên cứu .............................. 42

Bảng 4.1: một số đặc điểm của đối tượng khảo sát ...................................... 48
Bảng 4.2: Đánh giá về đặc điểm về cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) .. 50
Bảng 4.3: Đánh giá về Nỗ lực chiêu thị của cơ sở GDNN ........................... 51
Bảng 4.4: Đánh giá về Định hướng học nghề của người lao động ............... 52
Bảng 4.5: Đánh giá về Nguồn thông tin tham khảo về học nghề ................. 53
Bảng 4.6: Đánh giá về Cơ hội việc làm trong tương lai ............................... 53
Bảng 4.7: Đánh giá về Chi phí học nghề ...................................................... 54
Bảng 4.8: Đánh giá về Quyết định học nghề ................................................ 55
Bảng 4.9: Kết quả phân tích hệ số Cronbach's Alpha (lần 1) ....................... 56
Bảng 4.10: Kết quả phân tích hệ số Cronbach's Alpha (lần 2) của nhóm biến
“Đặc điểm về cơ sở giáo dục nghề nghiệp” .................................................. 58
Bảng 4.11 Phân tích nhân tố khám phá (EFA) các biến độc lập .................. 59
Bảng 4.12: Ma trân xoay nhân tố trong kết quả phân tích nhân tố ............... 60
Bảng 4.13 Phân tích nhân tố khám phá (EFA) các biến phụ thuộc .............. 61
Bảng 4.14: Kết quả phân tích nhân tố biến quyết định học nghề ................. 61
Bảng 4.15: Kết quả phân tích tương quan của từng nhân tố với quyết định
học nghề ........................................................................................................ 63
Bảng 4.16: Kết quả phân tích của mơ hình hồi quy ...................................... 64
Bảng 4.17: Kết quả phân tích phương sai ANOVA...................................... 65
Bảng 4.18: Hệ số hồi quy sử dụng phương pháp Enter ................................ 65
Bảng 4.20 Bảng phân tích quyết định học nghề theo độ tuổi ....................... 69
Bảng 4.21 Bảng phân tích quyết định học nghề theo trình độ học vấn ........ 70
Bảng 4.22 Bảng phân tích quyết định học nghề theo thu nhập bình qn.... 71
Bảng 4.23 Bảng phân tích quyết định học nghề theo tình trạng hơn nhân ... 72
Bảng 4.24 Thống kê mơ tả toàn bộ biến quan sát tác động đến quyết định
học nghề của NLĐ hưởng BHTN ................................................................. 73


x


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Mơ hình tổ chức tư vấn nghề nghiệp và việc làm cho người lao
động hưởng bảo hiểm thất nghiệp ................................................................... 19
Hình 2.2. Quá trình quyết định mua hàng của khách hàng ............................. 19
Hình 2.3. Mơ hình nghiên cứu của Philip Kotler ............................................ 22
Hình 2.4. Thuyết hành động hợp lý (TRA) ..................................................... 24
Hình 2.5. Mơ hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định học
nghề của người lao động hưởng bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn thành phố
Cần Thơ ........................................................................................................... 32
Hình 3.1 Sơ đồ quy trình nghiên cứu của đề tài.............................................. 34
Hình 4.1: Biểu đồ tần số của thành phần dư chuẩn hóa .................................. 67
Hình 4.2: Mơ hình quyết định học nghề của người lao động hưởng bảo hiểm
thất nghiệp trên địa bàn thành phố Cần Thơ ................................................... 73


xi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

ANOVA:

Phân tích phương sai (Analysis of Variance)

EFA:

Phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis)

KMO:

Hệ số kiểm định sự tương hợp của mẫu (Kaiser Meyer Olkin)


Sig.:

Mức ý nghĩa quan sát (Observed significance level)

SPSS:

Phần miềm thống kê khoa học xã hội (Statistical Package for
the Social Sciences)

VIF:

Hệ số nhân tố phóng đại phương sai (variance-inflating factor)

NLĐ:

Người lao động

NSDLĐ:

Người sử dụng lao động

CS GDNN:

Cơ sở giáo dục nghề nghiệp

QH:

Quốc Hội


XHCN:

Xã hội chủ nghĩa

ILO:

Tổ chức lao động quốc tế (International Labour Organization)

TCTN:

Trợ cấp thất nghiệp

CNH – HDH:

Cơng nghiệp hóa hiện đại hóa

DVVL:

Dịch vụ việc làm

BHTN:

Bảo hiểm thất nghiệp

TP.:

Thành phố

FDI:


Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment)


1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI
1.1 SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI:
Trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế, biến
động cung – cầu lao động trên thị trường lao động thường xuyên xảy ra,
tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm của lao động vẫn ln diễn ra. Có
thể xem thất nghiệp là một hiện tượng khách quan và nó được biểu hiện
như một đặc trưng vốn có của kinh tế thị trường. Tác động của thất nghiệp
đến sự phát triển, ổn định kinh tế, chính trị và xã hội của mỗi quốc gia là rất
lớn, nó đẩy người lao động bị thất nghiệp vào tình cảnh túng quẫn, lãng phí
nguồn lực xã hội, là một trong những nguyên nhân cơ bản làm cho nền
kinh tế bị đình trệ. Những biến động của nền kinh tế thế giới trong bối cảnh
tồn cầu hóa đang ngày càng có những tác động rõ rệt đến tình hình kinh tế
- xã hội Việt Nam, trong đó có sự gia tăng số lượng người lao động mất
việc làm. Nước ta, tuy mới bước vào nền kinh tế thị trường nhưng thất
nghiệp đã, đang và sẽ là vấn đề cấp thiết mà Đảng, Nhà nước và toàn xã hội
phải tập trung giải quyết.
Để thực hiện chính sách an sinh xã hội, Nhà nước đã có những chính
sách hỗ trợ lao động thất nghiệp để họ có cơ hội tìm kiếm việc làm và có
thể quay trở lại thị trường lao động, được thể hiện bằng hàng loạt các chế
độ của chính sách bảo hiểm thất nghiệp. Được triển khai từ năm 2009 đến
nay việc thực hiện chi trả, các chế độ bảo hiểm thất nghiệp đã thực sự tỏ rõ
được vai trị quan trọng trong hệ thống chính sách an sinh xã hội Việt Nam,
đặc biệt trong giai đoạn nền kinh tế suy thối hiện nay. Chính sách bảo
hiểm thất nghiệp nhằm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người
lao động bị mất việc làm và quan trọng hơn cả là việc hỗ trợ người lao

động học nghề, hỗ trợ tìm kiếm việc làm giúp người lao động thất nghiệp
nhanh chóng trở lại thị trường lao động để ổn định đời sống cho bản thân
và gia đình.
Tuy nhiên, q trình thực hiện chính sách BHTN vẫn cịn gặp một số
khó khăn do nhận thức của người lao động, người sử dụng lao động vẫn
chưa đầy đủ. Bản thân người lao động cũng chỉ quan tâm nhiều đến số tiền
hưởng trợ cấp thất nghiệp mà chưa quan tâm đến chính sách hỗ trợ học
nghề là một phần quan trọng trong chính sách bảo hiểm thất nghiệp


2

(BHTN) nhằm tạo điều kiện cho người lao động mất việc làm có cơ hội
chuyển đổi nghề nghiệp nhanh chóng quay trở lại thị trường lao động.
Nguyên nhân có thể là do: các lớp tổ chức học nghề không phong phú đa
dạng, các ngành nghề không thu hút được lao động tham gia, khi học viên
học xong lại khơng có cơ hội tìm kiếm việc làm. Mặt khác, xã hội phát
triển nhu cầu tham gia học nghề của người lao động hưởng chế độ BHTN
cũng đòi hỏi phải đáp ứng ở mức độ cao hơn so với trước đây và mỗi cơ sở
giáo dục nghề nghiệp (GDNN) trên địa bàn thành phố Cần Thơ đều có thế
mạnh cạnh tranh riêng của mình để thu hút được lượng học viên nhất định.
Tuyên nhiên, làm thế nào để nắm bắt rõ nhu cầu của khách hàng, đâu là các
thế mạnh cạnh tranh, các điểm yếu của mình cũng như của đối thủ để có
những chiến lược thích hợp phục vụ tốt nhu cầu của khách hàng. Nhận diện
được những xu hướng đào tạo nghề mới có thể đáp ứng ngày càng tốt hơn
mong muốn của học viên là người lao động hưởng chế độ BHTN từ đó thu
hút, tạo dựng được thương hiệu lợi thế cạnh tranh của riêng cơ sở mình
nâng cao hiệu quả chính sách đào tạo nghề BHTN trên địa bàn thành phố
Cần Thơ. Do đó, việc đánh giá các nhân tố ảnh hưởng tới quyết định học
nghề của người lao động hưởng chế độ BHTN trên địa bàn thành phố Cần

Thơ, để từ đó tìm ra giải pháp để nâng cao khả năng thu hút học viên cũng
như chất lượng đào tạo nghề của các cơ sở GDNN trên địa bàn thành phố.
Xuất phát từ thực tế nói trên, nhận thức được tầm quan trọng của việc
học nghề đối với lao động hưởng chính sách BHTN tác giả chọn đề tài:
“Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định học nghề của người
lao động hưởng bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn thành phố Cần Thơ”
để làm luận văn tốt nghiệp của mình.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:
1.2.1 Mục tiêu chung:
Mục tiêu chung của đề tài nghiên cứu này là đánh giá, đo lường các
nhân tố tác động đến quyết định học nghề của lao động hưởng chế độ
BHTN từ đó đề xuất các giải pháp giúp các cơ sở giáo dục nghề nghiệp
nâng cao chất lượng giảng dạy nhằm thu hút các đối tượng theo học tại đơn
vị.


3

1.2.2 Mục tiêu cụ thể:
Để đạt được mục tiêu chung, đề tài cần có các mục tiêu cụ thể như
sau:
Mục tiêu 1: Xác định các nhân tố tác động đến quyết định học nghề
của lao động hưởng chế độ BHTN tham gia học nghề.
Mục tiêu 2: Phân tích các nhân tố tác động đến quyết định học nghề
của lao động hưởng chế độ BHTN trên địa bàn thành phố Cần Thơ thơng
qua mơ hình nghiên cứu.
Mục tiêu 3: Đề xuất một số hàm ý quản trị để nâng cao chất lượng đào
tạo nghề thu hút người lao động tham gia học nghề tại các cơ sở GDNN
trên địa bàn thành phố Cần Thơ trong thời gian tới.
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

Các nhân tố nào ảnh hưởng đến quyết định học nghề của người lao
động hưởng bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn thành phố Cần Thơ?
Trong các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định học nghề của người lao
động hưởng bảo hiểm thất nghiệp thì nhân tố nào ảnh hưởng mạnh và nhân
tố nào ảnh hưởng yếu?
Để nâng cao chất lượng đào tạo nghề thu hút người lao động hưởng
bảo hiểm thất nghiệp tham gia học nghề thời gian tới, các cơ sở GDNN cần
phải làm gì?
1.4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Đối tượng nghiên cứu:
Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định học nghề của người lao động
hưởng bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn thành phố Cần Thơ.
- Đối tượng khảo sát:
Người lao động hưởng chế độ BHTN đã có quyết định tham gia đào
tạo nghề trên địa bàn thành phố Cần Thơ.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi về không gian: Đề tài được thực hiện tại Trung tâm Dịch
vụ việc làm thành phố Cần Thơ – số 160 đường 30 tháng 4, phường An
Phú, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ.


4

+ Phạm vi về thời gian:
Các thông tin và số liệu thứ cấp về thực trạng hoạt động đào tạo nghề
cho lao động hưởng chế độ BHTN trên địa bàn thành phố Cần Thơ được
thu thập từ năm 2015-2017.
Thời gian thực hiện khảo sát nghiên cứu từ tháng 1/2018 đến tháng
6/2018.
1.5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:

1.5.1 Ý nghĩa khoa học:
Trong đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề sau
- Xem xét các yếu tố tác động đến quyết định học nghề của người lao
động hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp;
- Xây dựng mô hình nghiên cứu gắn với thực tế để thấy được yếu tố
nào ảnh hưởng mạnh nhất đến quyết định lực chọn của người lao động
hưởng bảo hiểm thất nghiệp;
- Phân tích mức độ ảnh hưởng, tầm quan trọng của từng nhân tố tác
động đến quyết định học nghề của người lao động.
1.5.2 Ý nghĩa thực tiễn:
- Cung cấp nguồn thông tin toàn diện, tổng hợp và đáng tin cậy cho
hoạt động đào tạo của các cơ sở GDNN trên địa bàn thành phố. Kết quả
nghiên cứu của đề tài có thể sử dụng để biết được các nhân tố ảnh hưởng
đến quyết định học nghề là gì? Từ đó có thể cải thiện chất lượng đào tạo tại
các cơ sở GDNN, góp phần tăng tỷ lệ người lao động hưởng BHTN được
đào tạo nghề hiện nay.
- Đề xuất những giải pháp, kiến nghị gắn liền với thực tế hoạt động
đào tạo, gợi ý những hoạt động cần thiết cho các cơ sở GDNN trên địa bàn
thành phố Cần Thơ trong thời gian tới.
- Những kinh nghiệm rút ra trong quá trình nghiên cứu chính là cơ sở
cho việc hồn thiện và triển khai các hoạt động nghiên cứu về các nhân tố
ảnh hưởng đến quyết định học nghề của người lao động hưởng BHTN cho
những người thực hiện các nghiên cứu sau này.


5

1.6 KẾT CẤU LUẬN VĂN
Luận văn được chia thành 05 chương:
Chương 1: Tổng quan đề tài nghiên cứu. chương này sẽ giới thiệu

lý do chọn đề tài, tổng quan về các nghiên cứu có liên quan đến đề tài, mục
tiêu nghiên cứu và ý nghĩa của đề tài.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mơ hình nghiên cứu. Chương này sẽ
giới thiệu về cơ sở lý luận, các vấn đề liên quan đến quyết định và dạy nghề
cho NLĐ hưởng BHTN. Các mơ hình liên quan đã nghiên cứu trước đó, từ
đó đề xuất mơ hình nghiên cứu của đề tài.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu. Chương này trình bày
phương pháp nghiên cứu sẽ được tác giả thực hiện để xây dựng, đánh giá
thang đo và mơ hình lý thuyết về các nhân tố tác động đến quyết định học
nghề của NLĐ.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận. Chương này giới
thiệu tổng quan về thành phố Cần Thơ, trình bày kết quả và thảo luận các
kết quả đạt được thơng qua việc phân tích số liệu thu thập được.
Chương 5: Kết luận và hàm ý quản trị. Chương này nhằm đưa ra
những kết luận dựa vào kết quả nghiên cứu đã đạt được và đưa ra các hàm
ý quản trị cần thiết cho nhà quản trị và hạn chế của đề tài.


6

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Một số khái niệm liên quan đến đào tạo nghề cho người lao
động hưởng BHTN
2.1.1.1 Khái niệm đào tạo nghề.
Đào tạo nghề là thuật ngữ nâng cao chất lượng nguồn lao động. Nói
tới chất lượng nguồn lao động có thuật ngữ đào tạo nghề. Thuật ngữ này
được hiểu theo nhiều phạm vi khác nhau.
Theo từ điển Bách khoa toàn thư: “đào tạo nghề đề cập đến việc dạy
các kỹ năng thực hành, nghề nghiệp hay kiến thức liên quan đến một lĩnh

vực cụ thể, để người học lĩnh hội và nẵm vững những tri thức, kỹ năng,
nghề nghiệp một cách có hệ thống để cho người đó thích nghi với cuộc
sống và khả năng đảm nhận được một cơng việc nhất định”
Có nhiều dạng đào tạo khác nhau: Đào tạo cơ bản; đào tạo chuyên
sâu; đào tạo chuyên môn; đào tạo nghề; đào tạo ban đầu; đào tạo lại; đào
tạo tập trung và đào tạo tại chức; đào tạo từ xa; đào tạo qua trường lớp và
đào tạo tự tạo;… Như vậy, đào tạo nghề là một trong các dạng đào tạo nâng
cao chất lượng nguồn lao động.
Đào tạo nghề bao gồm hai quá trình: Dạy nghề và học nghề.
Dạy nghề được hiểu theo nghĩa chung là tổng thể các hoạt động truyền
nghề đến người học nghề. Hiểu theo nghĩa đầy đủ, đó là quá trình giảng
viên truyền bá những kiến thức về lý thuyết và thực hành để các học viên
có được một trình độ, kỹ năng, kỹ xảo, sự khéo léo, thành thạo nhất định về
nghề nghiệp.
Theo giáo trình Kinh tế Lao động của trường Đại học kinh tế Quốc
dân thì đào tạo nghề được tác giả trình bày là: “Đào tạo nguồn nhân lực là
quá trình trang bị kiến thức nhất định về chuyên môn nghiệp vụ cho người
lao động, để học có thể đảm nhận được một số cơng việc nhất định”.
Cịn theo Luật Dạy nghề của Quốc hội khóa XI Kỳ họp thứ 10 số
76/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006 thì khái niệm đào tạo nghề
được hiểu: “Đào tạo nghề là hoạt động dạy và học nhằm trang bị kiến


7

thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết cho người học nghề để có
thể tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm sau khi hồn thành khóa học”
Như vậy, khái niệm này đã không chỉ dừng lại ở trang bị những kiến
thức và kỹ năng cơ bản mà còn đề cập đến thái độ lao động cơ bản. Đều
này thể hiện tính nhân văn, tinh thần xã hội chủ nghĩa, đề cao người lao

động trong quan niệm về lao động chứ không chỉ coi lao động là một
nguồn “Vốn nhân lực”, coi công nhân như là cái máy sản xuất. Nó cũng
thể hiện sự đầy đủ hơn về vấn đề tinh thần và kỷ luật lao động – một yếu tố
vô cùng quan trọng trong hoạt động sản xuất công nghệ và kỹ thuật tiên
tiến hiện nay.
Học nghề là quá trình tiếp thu những kiến thức về lý thuyết và thực
hành của người lao động để đạt được một trình độ nhất định.
2.1.1.2 Phân loại đào tạo nghề.
Đào tạo nghề cho người lao động là quá trình giáo dục kỹ thuật sản
xuất cho người lao động để họ nắm vững một nghề, một chuyên môn bao
gồm cả những người đã có tay nghề, có chun mơn rồi hay học nghề để có
chun mơn khác.
Theo mức độ truyền bá kiến thức nghề có đào tạo nghề mới, đào tạo
lại nghề và bồi dưỡng nâng cao tay nghề.
Đào tạo mới: là hình thức đào tạo nghề áp dụng cho những người chưa
có chun mơn chưa có nghề. Gồm những người đến tuổi lao động chưa
được học nghề hoặc những người trong độ tuổi lao động nhưng trước đó
chưa học được nghề. Đào tạo mới nhằm đáp ứng tăng thêm lao động có
trình độ, tay nghề cao cho xã hội. Vì vậy, đào tạo mới có thể thực hiện ở
các cơ sở đào tạo nghề chuyên nghiệp hoặc truyền nghề trong từng cơ sở
sản xuất kinh doanh.
Đào tạo lại nghề: là quá trình đào tạo nghề áp dụng cho những người
đã có nghề, có chun mơn, song vì u cầu mới của nhà sản xuất và tiến
bộ kỹ thuật dẫn đến việc thay đổi cơ cấu ngành nghề, trình độ chun mơn,
nghề của họ khơng cịn phù hợp nữa, địi hỏi phải chuyển sang nghề khác,
chuyên môn khác. Đào tạo lại nhằm tạo cho NLĐ có cơ hội học một lĩnh
vực chun mơn mới để thay đổi nghề. Vì vậy, đào tạo lại nghề thường
được tạo tạo ở các cơ sở đào tạo chuyên, những nơi có đầy đủ phương tiên
đào tạo cập nhật các kiến thức mới.



8

Đào tạo nâng cao trình độ lành nghề: là quá trình bồi dưỡng, cập nhật
hóa kiến thức cịn thiếu, đã lạc hậu, bổ túc nghề, đào tạo thêm hoặc củng cố
các khả năng nghề nghiệp theo từng chuyên môn và thường được xác nhận
bằng một chứng chỉ hay nâng cao kiến thức, kinh nghiệm để người lao
động có thể đảm nhận những công việc phức tạp hơn. Bồi dưỡng nâng cao
tay nghề cũng thường được thực hiện ở các cơ sở đào tạo chuyên môn.
Các thuật ngữ trên được sử dụng trường hợp đào tạo nghề cho lao
động quản lý và đào tạo nghề cho lao động trực tiếp.
- Xét theo thời gian của đào tạo nghề:
Đào tạo ngắn hạn: là thời gian đào tạo nghề dưới một năm, chủ yếu
với đối tượng phổ cập nghề.
Đào tạo dài hạn: là thời gian đào tạo nghề từ một năm trở lên chủ yếu
đào tạo công nhân kỹ thuật và nhân viên nghiệp vụ.
Ở cấp độ của dạy nghề có bằng cao đẳng, trung cấp và chứng chỉ
nghề. Ở các nước, trong đó có Việt Nam hệ thống đào tạo chuyên nghiệp
về nghề lập thành một hệ thống từ đại học đến bồi dưỡng nghề. Trong đó
đào tạo nghề được xác định từ cao đẳng đến bồi dưỡng nghề. Vì vậy, NLĐ
có nhiều cơ hội tham gia vào quá trình đào tạo nghề đáp ứng với nền kinh
tế thị trường định hướng XHCN.
2.1.1.3 Các hình thức đào tạo nghề
Đào tạo nghề cho lao động hưởng BHTN với đối tượng đa dạng, với
nhiều đặc điểm, đặc thù. Vì vậy, là hoạt động rất phong phú và phức tạp, có
thể phân thành các hoạt động khác nhau, tùy theo các tiêu chí phân loại có
thể phân thành các hình thức đào tạo nghề như sau:
Thứ nhất là theo đối tượng: Đào tạo nghề có thể phân thành; Đào tạo
nghề cho lao động quản lý: Giám đốc, đốc công, tổ trưởng,… và đào tạo
nghề cho lao động gián tiếp: đào tạo nghề cho lao động thất nghiệp. Đào

tạo nghề cho lao động quản lý được hiểu theo nghĩa rộng của đào tạo, khi
coi quản lý là một nghề của người quản lý; đào tạo nghề thường gắn trực
tiếp với người lao động trực tiếp mang tính kỹ thuật như nghề may, nghề
pha chế, nghề sửa chữa xe máy,…
Thứ hai là theo phương thức: Đào tạo nghề có thể phân thành; dạy
nghề và truyền nghề. Dạy nghề là truyền bá những kiến thức về lý thuyết
và thực hành để những người lao động hưởng BHTN có một trình độ, kỹ


9

năng, kỹ xảo, sự khéo léo và thành thục nhất định về nghề nghiệp đáp ứng
yêu cầu phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Dạy nghề
gắn với các tổ chức chuyên hoạt động dạy nghề. Truyền nghề là truyền bá
kỹ năng thực hành để những người lao động hưởng BHTN có một trình độ,
kỹ năng, kỹ xảo, sự khéo léo và thành thục nhất định về nghề nghiệp.
Dạy nghề là phương thức đào tạo nghề có tổ chức nên có hệ thống cơ
sở vật chất, chương trình đội ngũ giáo viên đào tạo có chất lượng so với các
phương thức khác. Kết quả của việc đào tạo nghề theo phương thức này
thường lớn về số lượng có hiệu quả cao về hoạt động đào tạo, đặc biệt
người học có thời gian tập trung cho việc học, nên chất lượng học tập cao.
Thực tế thì cùng một nghề nhưng áp dụng ở mỗi một lĩnh vực có khác nhau
nên đào tạo nghề qua các cơ sở đào tạo không thể đi vào các hoạt động đặc
thù của các cơ sở nơi sử dụng lao động cụ thể. Vì vậy mà người lao động
được đào tạo nghề sau khi được tuyển dụng thường sau thời gian tập sự
mới có thể thích ứng với cơng việc ở chính nghề được đào tạo.
Truyền nghề là phương thức đào tạo nghề của từng cơ sở sản xuất
kinh doanh, đặc biệt là trong các gia đình làm nghề thủ cơng truyền thống.
Truyền nghề có ưu điểm là nội dung đào tạo nghề rất sát với mơi trường và
tính chất nghề đó được hoạt động, bởi vì NLĐ được đào tạo các nghề

chuyên sâu mà người đó sẽ làm ngay ở chính cơ sở đào tạo. Tuyên nhiên,
thì truyền nghề diễn ra với quy mơ nhỏ. vì vậy, xét trên khía cạnh của đào
tạo nghề thì hiệu quả truyền nghề khơng cao.
2.1.2 Người lao động hưởng bảo hiểm thất nghiệp.
2.1.2.1 Khái niệm thất nghiệp.
Thất nghiệp, trong kinh tế học, là tình trạng người lao động muốn có
việc làm mà khơng tìm được việc làm. Tỷ lệ thất nghiệp là phần trăm số
người lao động khơng có việc làm trên tổng số lực lượng lao động xã hội.
Samuelson – Một trong số các nhà kinh tế học hiện đại đã đưa ra lý
thuyết mới về thất nghiệp: “Đó là hiện tượng người có năng lực lao động
khơng có cơ hội tham gia lao động xã hội, bị tách khỏi tư liệu sản xuất. Và
trong nền kinh tế thị trường, luôn luôn tồn tại một bộ phận người lao động
bị thất nghiệp. Tỷ lệ thất nghiệp cao hay thấp phụ thuộc rất nhiều vào khả
năng giải quyết việc làm của chính phủ và sự đấu tranh của giới thợ đối
với giới chủ”


10

Các quan điểm khác nhau đúng theo những cách khác nhau đã góp
phần đưa ra một cái nhìn tồn diện về thất nghiệp.
Tại hội nghị quốc tế thống kê về lao động lần thứ 13 tại Giơnevơ năm
1982 đã thống nhất đưa ra khái niệm về thất nghiệp như sau: “Thất nghiệp
bao gồm toàn bộ số người ở độ tuổi quy định trong thời gian điều tra có
khả năng làm việc, khơng có việc làm và đang đi tìm kiếm việc làm”.
Từ định nghĩa về thất nghiệp, ILO đã đưa ra 4 tiêu chí cơ bản để xác
định “người thất nghiệp” đó là: trong độ tuổi lao động; có khả năng lao
động, đang khơng có việc làm, đang đi tìm việc làm. Nhìn chung, các tiêu
chí này mang tính khái quát cao, đã được nhiều nước tán thành và được lấy
làm cơ sở để vận dụng tại Việt Nam khi đưa ra những khái niệm về người

thất nghiệp.
Một số nhà nghiên cứu của Việt Nam đã đưa ra những khái niệm về
thất nghiệp như: “Thất nghiệp là hiện tượng mà người lao động có sức lao
động, có nghề, muốn đi làm việc, khơng có việc làm và đã đăng ký ở cơ
quan có thẩm quyền” (Kỷ yếu hội thảo khoa học 1988 Bộ Lao động –
Thương binh và Xã hội). “Thất nghiệp là tình trạng trong đó người có sức
lao động trong độ tuổi lao động khơng có việc làm và đang cần tìm một
cơng việc làm có trả cơng” (Đề tài khoa học cấp Bộ (Bộ Lao động –
Thương binh và Xã hội) năm 1996).
Tại khoản 4 điều 3 luật BHXH năm 2006 thì “Người thất nghiệp” là:
“người đang đóng bảo hiểm thất nghiệp mà bị mất việc làm hoặc chấm dứt
hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc nhưng chưa tìm được việc làm”.
Như vậy, có thể tham khảo các tiêu chí của ILO để xây dựng khái
niệm về “người thất nghiệp” theo hướng toàn diện hơn như sau: “Người
thất nghiệp là người trong độ tuổi lao động và có khả năng làm việc, hiện
khơng có việc làm đem lại thu nhập, đang tích cực tìm kiếm việc làm và sẵn
sàng làm việc”.
2.1.2.2 Các chế độ đối với người lao động thất nghiệp.
Sự ra đời của chính sách BHTN là chủ trương đúng đắn của Đảng và
Nhà nước, là cơng cụ hữu ích hỗ trợ, bảo vệ NLĐ không may bị mất việc
làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc; bên cạnh trợ
cấp một khoản tài chính bù đắp một phần thu nhập của NLĐ bị mất việc
làm bằng chế độ trợ cấp thất nghiệp hàng tháng, nhưng quan trọng hơn còn


11

được hưởng bảo hiểm y tế; hỗ trợ học nghề; Tư vấn, giới thiệu việc làm
miễn phí để giúp cho người lao động thất nghiệp nhanh chóng tìm kiếm
được việc làm mới thích hợp và tăng thu nhập ổn định cuộc sống.

Các chế độ đối với người lao động hưởng BHTN
Mức hỗ trợ hàng tháng
Mức hỗ trợ hàng tháng bằng 60% mức tiền lương bình quân liền kề
của sáu tháng có đóng BHTN trước khi nghỉ việc, hoặc chấm dứt hợp đồng
lao động, hợp đồng làm việc theo quy định pháp luật.
Hỗ trợ học nghề
NLĐ đang hưởng trợ cấp thất nghiệp có nhu cầu học nghề được hỗ trợ
học nghề thực hiện thông qua các cơ sở dạy nghề. Không hỗ trợ bằng tiền
để người lao động tự học nghề.
- Mức hỗ trợ học nghề cho NLĐ bằng mức chi phí học nghề trình độ
sơ cấp theo quy định của pháp luật dạy nghề. Trường hợp NLĐ đang
hưởng trợ cấp thất nghiệp có nhu cầu học nghề với mức chi phí cao hơn
mức chi phí học nghề trình độ sơ cấp theo quy định của pháp luật thì phần
vượt quá mức chi phí học nghề trình độ sơ cấp do NLĐ chi trả.
- Thời gian hỗ trợ học nghề phụ thuộc vào thời gian đào tạo nghề của
từng nghề và từng NLĐ nhưng không quá 06 tháng. Thời gian bắt đầu để
được hỗ trợ học nghề tính từ ngày NLĐ được hưởng trợ cấp thất nghiệp
hàng tháng.
Hỗ trợ tìm việc làm
- NLĐ đang hưởng trợ cấp thất nghiệp được Trung tâm Dịch vụ việc
làm tư vấn, giới thiệu việc làm miễn phí.
- Thời gian người lao động hưởng trợ cấp thất nghiệp được Trung tâm
Dịch vụ việc làm hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm tính từ ngày người lao
động được hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng và khơng q tổng thời
gian mà người lao động đó được hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quyết định
của Giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội.
Bảo hiểm y tế
Người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng được
hưởng chế độ BHYT theo quy định của pháp luật về BHYT. Trường hợp



×