Tải bản đầy đủ (.pdf) (146 trang)

Chiến lược phát triển du lịch văn hóa tâm linh thành phố cần thơ giai đoạn 2016 – 2020 và tầm nhìn 2030

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.68 MB, 146 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ

LÊ THỊ KIM NGỌC

CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN DU LỊCH
VĂN HÓA TÂM LINH THÀNH PHỐ CẦN THƠ
GIAI ĐOẠN 2016- 2020 VÀ TẦM NHÌN 2030

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

CẦN THƠ, 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ

LÊ THỊ KIM NGỌC

CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN DU LỊCH
VĂN HÓA TÂM LINH THÀNH PHỐ CẦN THƠ
GIAI ĐOẠN 2016- 2020 VÀ TẦM NHÌN 2030

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Ngành: Quản trị kinh doanh
Mã ngành: 60340102

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. Vũ Văn Đông

CẦN THƠ, 2017




i

CHẤP THUẬN CỦA HỘI ĐỒNG
Luận văn này, với đề tựa là “Chiến lược phát triển du lịch văn hóa
tâm linh thành phố Cần Thơ giai đoạn 2016 – 2020 và tầm nhìn 2030” do
học viên Lê Thị Kim Ngọc thực hiện theo sự hướng dẫn của TS.Vũ Văn Đông.
Luận văn đã báo cáo và được Hội đồng chấm luận văn thông qua ngày
……………………………
.
Ủy viên
(Ký tên)

Phản biện 1
(Ký tên)

Ủy viên - Thư ký
(Ký tên)

Phản biện 2
(Ký tên)

Chủ tịch Hội đồng
(Ký tên)


ii

LỜI CẢM TẠ


Để có được thành quả là hồn thành luận văn, chính là nhờ sự chỉ dẫn,
hỗ trợ, giúp đỡ của nhiều cá nhân.
Trước tiên, tôi xin gởi lời cảm ơn sâu sắc đến TS.Vũ Văn Đông, thầy
đã tận tâm chỉ dẫn, chỉnh sửa và đưa ra những nhận xét q báo giúp tơi có
thể hồn thành luận văn này.
Cũng xin gởi lời cảm ơn chân thành đến quý thầy, cơ trong và ngồi khoa
Sau Đại Học - Quản trị Kinh doanh Trường Đại học Tây Đô đã trang bị cho tôi
những kiến thức và những kỹ năng cần thiết trong q trình hồn thiện tri thức
cho hoạt động thực tiễn mà trước mắt là hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Tôi cũng xin cảm ơn đến bạn bè tôi, những người đã giúp đỡ, động
viên tôi cả về tinh thần, thông tin và các tài liệu liên quan để tơi hồn thành
được luận văn.
Ngồi ra, có được sự thành công này phần lớn là công lao của những
người thân của tơi. Họ đã khích lệ tinh thần, giúp tơi có thể hồn thành luận
văn đúng kế hoạch.
Một lần nữa, Tôi xin cảm ơn mọi người. Chúc tất cả sức khỏe và thành công!
Cần Thơ, ngày…tháng…năm 2017
Người thực hiện

Lê Thị Kim Ngọc


iii

LỜI CAM KẾT

Tôi xin cam kết luận văn này được hồn thành dựa trên các kết quả
nghiên cứu của tơi và các kết quả nghiên cứu này chưa được công bố trong
bất cứ một cơng trình khoa học nào khác.

Cần Thơ, ngày ….. tháng ….. năm 2017
Người thực hiện

Lê Thị Kim Ngọc


iv

TÓM TẮT
Ngày nay, Du lịch trở thành kinh tế mũi nhọn của một số tỉnh thành
phố trong cả nước. Do đó du lịch TP. cần Thơ phải cạnh tranh với các
doanh nghiệp du lịch trong và ngồi nước, để có thể đứng vững trên thương
trường, doanh nghiệp du lịch TP. cần Thơ cần phải hoạch định chiến lược,
nâng cao sức cạnh tranh và tăng trưởng bền vững. Xuất phát từ nhu cầu
thực tiễn, đề tài "chiến lược phát triển du lịch văn hóa tâm linh thành phố
Cần Thơ giai đoạn 2016 – 2020 và tầm nhình 2030” được lựa chọn làm
luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh. Mục tiêu nghiên cứu là hoạch định
chiến lược phát triển du lịch văn hóa tâm linh TP. Cần Thơ giai đoạn 2016
- 2020 và đề ra các giải pháp khả thi để triển khai chiến lược. Phương pháp
sử dụng để thực hiện đề tài gồm phương pháp thống kê - mô tả, phương
pháp chuyên gia và diễn dịch - qui nạp. Công cụ sử dụng để thực hiện là
EFE, IFE, ma trận SWOT, QSPM. Kết quả đạt được của đề tài:
Một: phân tích mơi trường kinh doanh khái qt điể m ma ̣nh , điể m
yế u, cơ hô ̣i và nguy cơ của du lịch văn hóa tâm linh TPCT.
Hai: tổng hợp ma trận SWOT để hiǹ h thành các nhóm chiế n lươ ̣c
SO, ST, WO, WT.
Ba: Qua ma trâ ̣n hoa ̣ch đinh
̣ chiế n lươ ̣c có thể đinh
̣ lươ ̣ng


(QSPM)

và bằng cách cho điểm hấp dẫn đối với lần lượt từng nhóm chiến lược từ đó
chọn chiến lược ưu tiên cho phát triển dụ lịch văn hóa tâm linh TP. Cần
Thơ từ năm 2016 đến năm 2020 bao gồm: Nâng cao chất lượng dịch vụ và
chăm sóc khách hàng; Nâng cao năng lực trình độ chun mơn nghiệp vụ;
Nâng cao chất lượng hệ thống các cở sở vật chất phục vụ cho du lịch văn
hóa tâm linh; Chiến lược đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, Thâm nhập và
phát triển thị trường.
Bốn: Đề xuất các nhóm giải pháp để thực hiện chiến lược ưu tiên bao
gồm: giải pháp hồn thiện chính sách và nâng cao nâng lực, hiệu quả quản
lý nhà nước; đầu tư hợp tác liên kết; phát triển sản phẩm du lịch văn hóa


v

tâm linh, đào tạo nguồn nhân lực; bảo tồn di sản văn hóa, tăng cường xúc
tiến quảng bá du lịch du lịch văn hóa tâm linh
Năm: Những giải pháp này bước đầu đã được triển khai áp dụng từ
đầu quý 1 năm 2016 tại du lịch TP. Cần Thơ, nhằ m mu ̣c đích phát huy
những thế ma ̣nh của đơn vi ̣cũng như tâ ̣n du ̣ng những cơ hô ̣i từ bên ngoài
để khai thác hết các tiềm năng hiện có , để mở rộng và phát triển thị phần ,
tạo thế chủ động trên thị trường cạnh tranh khố c liê ̣t như hiê ̣n nay.


vi

ABSTRACT
Nowadays, in some provinces in our country, tourism is set to
become a spearhead economic sector. Therefore, tourism sector in Can Tho

city needs to compete with domestic and foreign tourism enterprises. In
order to stand firmly in this market, tourism enterprises of Can Tho city
have to plan strategies, improve competitiveness and sustainable growth
potential. Starting from the practical needs, the topic of "Development
strategies on spiritual and cultural tourism in Can Tho city during the
period 2016-2020 and vision to 2030 " is selected as my master thesis of
Business Administration. The study objective is to plan a development
strategy for spiritual and cultural tourism in Can Tho City in the period
2016-2020 and propose possible solutions for implementing this strategy.
Methods used to study this topic are descriptive statistics, structured expert
and inductive and deductive methods. The used tools are EFE, IFE, SWOT
matrix, QSPM. The main achieved results are:
1) Analyzing the business environment and giving an overall view of
strengths, weaknesses, opportunities and threats of spiritual and cultural
tourism in Can Tho city.
2) Synthesizing the SWOT matrix to form strategic groups SO, ST,
WO, WT.
3) Through the Quantitative Strategic Planning Matrix (QSPM) and
by determining the Attractiveness Scores of each strategy group in turn,
thenceforth selecting one of the priority strategies for developing the
spiritual and cultural tourism in Can Tho city from 2016 to 2020 including:
Improvement of service quality and customer care, professional
qualifications, the quality of facilities for spiritual and cultural tourism;
Diversification strategies of products and services, Market development
and market penetration.
4) Proposing groups of solutions to implement the priority strategy


vii


including: Perfect policy solutions and improvement of capacity and
efficiency of state management; Co-operative investment; Development of
spiritual and cultural tourism products, human resource training; Cultural
heritage preservation; Promotion of spiritual and cultural tourism.
5) Initially, these solutions have been implemented from the first
quarter of 2016 in Can Tho, with the aims to bring into full play the
strengths of the unit as well as take advantage of opportunities from outside
to exploit the full potentials, in order to expand and develop market share,
create initiative in today's fiercely competitive market..


viii

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài............................................................................................................ 1
2.Lƣợc khảo tài liệu............................................................................................................ 3
3.Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................... 4
4.Đối tƣợng và Phạm vi nghiên cứu................................................................................ 4
5.Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................................... 5
6.Đóng góp mới của luận văn........................................................................................... 5
7.Khung nghiên cứu........................................................................................................... 6
8.Bố cục của luận văn ........................................................................................................ 6
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN
DU LỊCH VĂN HÓA TÂM LINH ........................................................... 8
1.1.Khái niệm, vai trò và cácyêu cầu của hoạch định chiến lƣợc ............................ 8
1.1.1.Khái niệm về hoạch đinh
̣ chiến lược ............................................................. 8
1.1.2.Vai trò của quản tri ̣chiến lược ...................................................................... 9

1.1.3. Quá trình quản trị chiến lược ..................................................................... 10
1.1.4. Quy trình hình thành chiến lược và các cơng cụ phân tích ........................ 10
1.2.Tổng quan về du lịch văn hóa tâm linh ................................................................. 11
1.2.1.Khái niệm văn hóa ....................................................................................... 11
1.2.2. Khái niệm tâm linh ..................................................................................... 12
1.2.3. Văn hóa tâm linh ......................................................................................... 13
1.2.4. Quan niệm về du lịch văn hóa tâm linh ..................................................... 14
1.2.5. Cơ sở vật chất, kỹ thuật của du lịch văn hóa tâm linh................................ 17
1.2.6. Sản phẩm du lịch văn hóa tâm linh ............................................................ 17
1.2.7.Khách du lịch với mục đích văn hóa tâm linh............................................. 18
1.3. Chiến lƣợc phát triển du lịch văn hóa tâm linh .................................................. 21
1.3.1. Phân tích môi trường vĩ mô ảnh hưởng đến phát triển du lịch tâm linh ..................... 21
1.3.2. Hình thành các phương án chiến lược........................................................ 23
1.3.3. Lựa chọn chiến lược tối ưu ........................................................................ 24
1.3.4. Các công cụ lựa chọn chiến lược ............................................................... 25
1.3.5. Phương pháp chuyên gia ............................................................................ 30
1.4. Kinh nghiệm phát triển du lịch của một số quốc gia trong khu vực .............. 31
1.4.1.Camphuchia ................................................................................................. 31
1.4.2. Thái Lan ..................................................................................................... 32
1.4.3.Trung Quốc ................................................................................................. 33
Chƣơng 2: PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ VỀ MƠI TRƢỜNG PHÁT

TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA TÂM LINH GIAI ĐOẠN 2016-2020
VÀ TẦM NHÌN 2030 ....................................................................................


ix
2.1. Giới thiệu khái quát về tiềm năng phát triển du lịch VHTL TPCT ............... 36
2.1.1. Vị trí địa lý ................................................................................................. 37
2.1.2. Tài nguyên du lịch văn hóa tâm linh của Cần Thơ .................................... 38

2.2. Giới thiệu về các di sản văn hóa tâm linh TPCT ................................................ 38
2.2.1.Đình Bình Thủy........................................................................................... 38
2.2.2. Nam Nhã Đường (Chùa Nam Nhã)............................................................ 39
2.2.3. Chùa Long Quang ...................................................................................... 39
2.2.4. Hội Linh Cổ tự ( Chùa Hội Linh)............................................................... 40
2.2.5. Chùa Ông ................................................................................................... 40
Các tượng thờ trong chùa được làm bằng những chất liệu khác nhau: gỗ, thạch
cao,... .................................................................................................................... 40
2.2.6. Chùa Phật Học............................................................................................ 41
2.2.7. Thiền Viện Trúc Lâm Phương Nam .......................................................... 41
2.2.8. Chùa Munirensay ....................................................................................... 41
2.2.9. Chùa Pôthi Somrôn.................................................................................................. 43
2.3. Đánh giá chung về nguồn lực phát triển du lịch văn hóa tâm linh TPCT .... 44
2.3.1. Cơ sở lưu trú ............................................................................................... 45
2.3.2. Cơ sở kinh doanh lữ hành .......................................................................... 47
2.3.3. Hệ thống vận chuyển khách du lịch ở Cần Thơ ......................................... 48
2.3.4. Hệ thống cơ sở dịch vụ ăn uống, vui chơi giải trí ...................................... 49
2.3.5. Đội ngũ nhân lực trong ngành du lịch Cần Thơ......................................... 52
2.3.6.
Nhân lực du lịch tại các điểm du lịch văn hóa tâm linh ................... 52
2.3.7. Số lượng du khách đến TPCT .................................................................... 53
2.3.8. Sản phẩm du lịch văn hóa tâm linh ............................................................ 54
2.4.Đánh giá chung về hiện trạng phát triển du lịch VHTL TPCT ....................... 57
2.4.1.Kết quả đạt được ......................................................................................... 57
2.4.2.Những hạn chế và nguyên nhân .................................................................. 59
2.5. Nhận định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với du lịch văn
hóa tâm linh cần thơ ........................................................................................................ 61
2.5.1. Điểm mạnh của du lịch văn hóa tâm linh Cần Thơ ................................... 61
2.5.2. Đánh giá điểm yếu của du lịch văn hóa tâm linh Cần Thơ ........................ 62
2.5.3.Đánh giá cơ hội phát triển của du lịch Cần Thơ ......................................... 63

2.5.4.Đánh giá những thách thức đặt ra đối với phát triển du lịch ....................... 64
2.5.5. Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngồi (EFE) đối với du lịch văn hóa tâm
linh Cần Thơ......................................................................................................... 65
2.5.6. Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE) đối với du lịch văn hóa tâm
linh Cần Thơ......................................................................................................... 68
Chƣơng 3: XÂY DỰNG CHIẾN LƢỢC VÀ GIẢI PHÁP PHÁT
TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA TÂM LINH THÀNH PHỐ CẦN THƠ
GIAI ĐOẠN 2016-2020 VÀ TẦM NHÌN 2030 ..................................... 78
3.1. Cơ sở hoàn thiện........................................................................................................ 78
3.1.1. Chiến lược phát triển du lịch TPCT giai đoạn 2016-2020 ......................... 78
3.1.2. Quy hoạch phát triển du lịch Đồng bằng sông Cửu Long ......................... 81


x
3.2. Hoàn thiện chiến lƣợc phát triển DL VHTL TPCT giai đoạn 2016-2020 và
tầm nhìn 2030 .................................................................................................................... 83
3.2.1. Xây dựng ma trận SWOT và định hướng chiến lược S-O, W-O, S-T, W-T
.............................................................................................................................. 83
3.2.2. Lựa chọn chiến lược qua ma trận QSPM ................................................... 90
3.3. Giải pháp chủ yếu phát triển du lịch văn hóa tâm linh TPCT ....................... 96
3.3.1. Giải pháp về tăng cường công tác xúc tiến, quảng bá du lịch ................... 96
3.3.2. Giải pháp hồn thiện chính sách và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà
nước về phát triển du lịch văn hóa tâm linh ......................................................... 97
3.3.3. Giải pháp đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng công nghệ thông tin về phát
triển du lịch ........................................................................................................ 100
3.3.4. Giải pháp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ...................................... 103
3.3.5. Những giải pháp về đầu tư, hợp tác liên kết phát triển du lịch ................ 106
3.3.6. Giải pháp phát triển sản phẩm du lịch văn hóa tâm linh .......................... 109
3.3.7. Giải pháp về bảo tồn di sản văn hóa trong du lịch ................................... 112
3.4. Hạn chế của đề tài nghiên cứu.............................................................................. 115

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................... 116
1.Kết luận ......................................................................................................................... 116
2.Kiến nghị với TPCT và Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Cần Thơ ................ 116
3.Kiến nghị với chính quyền địa phƣơng................................................................... 117
4.Kiến nghị với các cơng ty du lịch.............................................................................. 118
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................... 121
PHỤ LỤC ................................................................................................. 124


xi

DANH MỤC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ
Hình 1.1 Khung nghiên cứu ......................................................................... 6
Hình 1.2: Khung phân tích hình thành chiến lược .................................... 11
Biểu đồ 2.1: Số ngày du khách đến thành phố Cần Thơ 2012 – 2016 .... 46
Biểu đồ 2.2: Doanh thu theo loại hình dịch vụ thành phố Cần Thơ, 2012 –
2016 ............................................................................................................. 50
Biểu đồ 2.3: Lao động nữ trong ngành du lịch thành phố Cần Thơ, 20122016 ............................................................................................................. 52
Biểu đồ 2.4: Tổng số khách du lịch đến TPCT giai đoạn 2012 – 2016 ... 54


xii

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Số lượng khách tại một số điểm du lịch tâm linh tiêu biểu ..... 19
Bảng 1.2: Thời gian lưu trú của khách du lịch tại các điểm du lịch tâm
linh tiêu biểu năm 2016 .............................................................................. 20
Bảng 2.1: Số liệu về cơ sở lưu trú trên địa bàn TPCT .............................. 46
Bảng 2.2: Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài của TPCT (EFE) ........ 68
Bảng 2.3: Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong của TPCT( IFE) .......... 76

Bảng 3.1: Ma trận SWOT du lịch văn hóa tâm linh thành phố Cần Thơ . 84
Bảng 3.2: Ma trận QSPM - Nhóm chiến lược S-O ................................... 90
Bảng 3.3: Ma trận QSPM - Nhóm chiến lược S-T .................................... 91
Bảng 3.4: Ma trận QSPM - Nhóm chiến lược W-O .................................. 92
Bảng 3.5: Ma trận QSPM - Nhóm chiến lược W-T .................................. 93
Bảng 3.6 Tổ ng hơ ̣p kế t quả thông qua ma trâ n
̣ QSPM ............................. 95


xiii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
TPCT
ĐBSCL

Tên đầy đủ Tiếng Việt

Tên đầy đủ Tiếng Anh

Thành phố Cần Thơ
Đồng bằng sông Cửu Long

EFE

Đánh giá ma trận yếu tố bên ngoài

External Factor Evaluation

GDP


Tổng sản phẩm nội địa

Gross Domestic Product

IFE

Đánh giá ma trận yếu tố bên trong

Internal Factor Evaluation

NXB

Nhà xuất bản

QSPM

Ma trận hoạch định chiến lược có
định lượng

Quantitative Strategic
Planning Matrix

SPACE

Đánh giá cạnh tranh và vị trí chiến
lược

Strategic Position and
Competative Evaluation


SWOT

Những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội,
thách thức

Strenghts, Weaknesses,
Opportunities, Treats

UBND

Ủy ban nhân dân

VHTL

Văn hóa tâm linh

CNTT

Công nghệ thông tin

KHXH&NV
TP HCM

Khoa học xã hội và nhân văn
Thành phố Hồ Chí Minh


1


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Những năm gần đây , thị trường châu Á đã và đang trở thành một thị
trường du lịch hấp dẫn thu hút các quốc gia của các châu lu ̣c khác . Phát triển du
lịch tạo điều kiện cho du khách hiểu biết nhiều hơn về các địa điểm du lịch, các
nền văn minh, các đặc trưng văn hóa, các cơng trình tuyệt tác khơng chỉ của
thiên nhiên mà có sự góp sức của bàn tay con người và những nghệ nhân qua
các thời đại. Với nhu cầu mong muốn hiểu biết, con người ngày càng tập trung
những hoạt động mang tính chất tơn giáo đặc biệt là hoạt động mang tính triết
lý, trải nghiệm.
Bên cạnh đó sự thay đổi nhận thức thế giới quan và sự phát triển của
những tôn giáo, các loại hình thức du lịch văn hóa tâm linh và du lịch hành
hương ngày càng phát triển. Với tiềm năng tài ngun nhân văn và truyền thống
tơn giáo, tín ngưỡng, tại các quốc gia như Nhật Bản, Ấn Độ, Thái Lan, Trung
Quốc…loại hình du lịch văn hóa tâm linh đã trở thành một hình thức du lịch
đem lại hiệu quả cho đất nước. Hàng năm, các cơ quan tôn giáo của các quốc
gia này kết hợp với các công ty lữ hành tổ chức các chuyến du lịch văn hóa tâm
linh cho du khách. Đối với Việt Nam, tâm linh của người Việt trong tơn giáo,
tín ngưỡng mang những nét đặc trưng ghi dấu ấn riêng của dân tộc với rất nhiều
hệ thống các di tích tơn giáo, tín ngưỡng gắn với các lễ hội tơn giáo, văn hóa đa
dạng và phong phú kéo dài suốt cả năm trên khắp 3 miền. Tuy cũng có rất nhiều
điều kiện để phát triển loại hình du lịch văn hóa tâm linh nhưng chưa được các
cấp, ngành và đơn vị tổ chức du lịch quan tâm, khai thác.
Ngày nay, du lịch đã và đang thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của
thành phố góp phần khẳng định vị trí của Cần Thơ là trung tâm du lịch của vùng
đồng bằng sông Cửu Long. Năm 2016 TP.Cần Thơ đón khoảng 5,3 triệu lượt
khách du lịch (tăng 14% so với cùng kỳ với năm 2015). Khách lưu trú đạt trên 2,4
triệu lượt (trong đó khách quốc tế đạt trên 310 ngàn lượt; khách nội địa đạt gần
2,2 triệu lượt). Tổng doanh thu từ hoạt động du lịch của TP. Cần Thơ đạt 3.826
tỷ đồng, tăng 15% so với cùng kỳ năm 2015 và đạt 130% kế hoạch năm. Hiện



2

nay, trên địa bàn thành phố có hơn 40 doanh nghiệp lữ hành, 244 cơ sở lưu trú du
lịch. Đặc biệt, có 10 cơ sở homestay, 17 điểm vườn du lịch.
Trên địa bàn thành phố Cần Thơ có nhiều di tích lịch sử văn hóa hiện tại có
22 di tích lịch sử văn hóa được cơng nhận cấp quốc gia. Tài nguyên du lịch Cần
Thơ rất đa dạng, phong phú, nhiều các quần thể di tích có giá trị lịch sử, văn hóa
và kiến trúc gắn liền với các lễ hội truyền thống, mang đậm bản sắc văn hóa dân
tộc có sức hấp dẫn, thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế như: Đình Bình
Thủy, nhà Cổ Vườn Lan, khu tưởng niệm Thủ niệm Thủ Khoa Bùi Hữu Nghĩa,
khu căn cứ Vườn Mận; Cơ quan đặc ủy An Nam Cộng sản Đảng; Chùa Nam
Nhã; Mộ nhà thơ Phan Văn Trị; Chùa Hội Linh; Khám lớn Cần Thơ, Chùa Ông,
chùa Munir Ansây…; các làng nghề truyền thống nổi tiếng được nhiều người biết
đến như Làng lợp Thới Long; làng đan lưới Thơm Rơm; làng hoa Bà Bộ - Phú
Thọ; làng bánh tráng Thuận Hưng… hay các loại hình văn hóa phi vật thể mang
nét đặc trưng riêng gắn liền với cuộc sống lao động của cộng đồng cư dân nơi
đây: đờn ca tài tử Nam bộ, chợ nổi Cái Răng, chợ Ngã Bảy… Những yếu tố đó là
tiền đề để Cần Thơ phát triển loại hình du lịch văn hóa tâm linh hấp dẫn và tạo
điều kiện nâng cao sức cạnh tranh cho du lịch của thành phố.
Tuy nhiên, hiện nay du lịch tâm linh Cần Thơ vẫn chưa có những bước phát
triển tương xứng với tiềm năng sẵn có. Hoạt động du lịch tại các khu, tuyến,
điểm đang diễn ra tự phát, thiếu định hướng, chỉ tập trung vào các lợi ích kinh tế
trước mắt nên phần nào đã làm suy giảm các giá trị của tài nguyên . Sản phẩm du
lịch đơn điệu , rời rạc, dịch vu ̣ du lịch nghèo nàn , thiếu thốn, đặc biệt là dịch vụ
phụ trợ. Các hoạt động du lịch văn hóa tâm linh cịn mang tính bột phát, thiếu
chun nghiệp chưa thể tạo ra sự thu hút đối với du khách quốc tế, và cũng là
nguyên nhân khiến du khách đến đây thường lưu trú ngắn và chi tiêu rất ít.
Trong hồn cảnh đó, cần lựa chọn phương thức thức tiếp cận mới sao cho

vừa khai thác được tiềm năng du lịch văn hóa tâm linh đa dạng, phong phú vừa
hạn chế những tác động xấu đến di sản văn hóa là điều cần thiết.
Do vậy, đề tài của luận văn này là “Chiến lược phát triển du lịch văn hóa
tâm linh thành phố Cần Thơ giai đoạn 2016 -2020 tầm nhìn 2030“ sẽ góp phần
khơi dậy tìm năng văn hóa tâm linh; hướng tới mục tiêu bảo tồn và tôn tạo các


3

giá trị di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của thành phố Cần Thơ. Đồng thời, đề
ra các giải pháp thúc đẩy các hoạt động du lịch văn hóa tâm linh trên cơ sở khai
thác tốt nhất các tài nguyên, lợi thế tại địa phương.
2.Lƣợc khảo tài liệu
Đề cập trực tiếp tới hoạt động du lịch văn hóa tâm linh, có các đề tài luận
văn cao học như sau:
Mai Thị Ánh Tuyết (2007), Phát triển du lịch tỉnh An Giang đến năm 2020,
Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.
Đồn Thị Thùy Trang (2011), Tìm hiểu hoạt động du lịch văn hóa tâm
linh của người Hà Nội, Trường Đại học KHXH&NV- Thành phố Hồ Chí Minh.
Nguyễn Thị Phương Anh (2011), Chiến lược phát triển du lịch tỉnh Lâm
Đồng đến năm 2020, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ
Chí Minh.
Lý Anh Tuấn (2011), Chiến lược phát triển du lịch tỉnh Bến Tre đến năm
2020, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.
Nguyễn Thị Thu Duyên (2014), Nghiên cứu phát triển Du lịch Văn hóa tâm
linh tỉnh Nam Định, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Khoa học, Xã hội và
Nhân văn, ĐHQG Hà Nội.
Trần Nguyễn Hoàng Nam (2016), Chiến lược phát triển du lịch TP. Cần
Thơ giai đoạn 2016-2020, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Tây Đô thành phố
Cần Thơ.

Qua lược khảo tài liệu cho du lịch văn hóa, tâm linh và lịch sử đã được biết
đến và được sự quan tâm nghiên cứu của một số nhà khoa học và học viên, tạo
tiền đề cho việc tiếp tục nghiên cứu cụ thể cho sự phát triển của hoạt động du
dịch trên địa bàn thành phố.
Nhưng cho tới nay, cũng chưa có cuốn sách hay cơng trình nghiên cứu khoa học
nào nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề du lịch văn hóa tâm linh tại Cần Thơ. Vì vậy, đề
tài: “Chiến lược phát triển du lịch văn hóa tâm linh thành phố Cần Thơ giai đoan
2016 – 2020 tầm nhìn 2030“ là tiếp cận cụ thể một lĩnh vực chưa được đề cập một
cách hoàn chỉnh, là một hướng đi mới nên chắc chắn cịn nhiều thiếu xót, rất mong
được các tác giả khác quan tâm và hoàn thiện trong các cơng trình nghiên cứu lần sau.


4

3.Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung
Mục tiêu tổng quát của đề tài là đưa ra các giải pháp hoàn thiện chiến lược
phát triển du lịch văn hóa tâm linh thành phố Cần Thơ giai đoạn 2016-2020 và
tầm nhìn 2030. Cũng như góp phần bảo tồn di sản văn hóa trong kinh doanh du
lịch của thành phố.
Mục tiêu cụ thể
Để đạt được mu ̣c tiêu trên tác giả sẽ tiến hành giải quyết các nhiệm vu ̣
chính là:
(a) Phân tích các yếu tố, mơi trường phát triển du lịch văn hóa tâm linh
thành phố Cần Thơ giai đoạn 2016-2020 và tầm nhìn 2030 nhằm xác lập cơ sở
thực tiễn cho việc xây dựng chiến lược phát triển du lịch văn hóa tâm linh.
(b) Xây dựng chiến lược phát triển du lịch văn hóa tâm linh Thành phố Cần
Thơ giai đoạn 2016-2020.
(c) Đề xuất một số giải pháp để thực thi các chiến lược phát triển du lịch
văn hóa tâm linh cho thành phố Cần Thơ.

Câu hỏi nghiên cứu
(a) Du lịch văn hóa tâm linh của thành phố đã phát triển tương xứng với
tiềm năng chưa? Nguyên nhân của hiện trạng trên?.
(b) Những điểm mạnh và yếu của du lịch văn hóa tâm linh thành phố Cần
Thơ hiện nay là gì?.
(c) Chiến lược nào để phát triển du lịch văn hóa tâm linh thành phố Cần
Thơ giai đoạn 2016-2020?.
(d) Bằng giải pháp cụ thể nào để thực thi các chiến lược phát triển
du lịch văn hóa tâm linh thành phố Cần Thơ.
4.Đối tƣợng và Phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn
 Hiện trạng phát triển du lịch văn hóa tâm linh TPCT, cụ thể các vấn đề : cơ
sở vật chất, nhân lực du lịch, sản phẩm du lịch, thị trường khách du lịch, công
tác tổ chức, quản lý, hoạt động xúc tiến, quảng bá…
 Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoàn thiện chiến lược phát triển du lịch


5

văn hóa tâm linh Cần Thơ.
Phạm vi nghiên cứu của luận văn
Phạm vi khơng gian: Nghiên cứu tồn bộ các hoạt động của loại hình du
lịch văn hóa tâm linh TPCT giai đoạn 2016 -2020 và tầm nhìn 2030.
Phạm vi Thời gian: Luận văn nghiên cứu quá trình phát triển du lịch thành
phố Cần Thơ giai đoạn từ 2016-2020 và tầm nhìn 2030.
5.Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn đã sử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích các tài liệu thu thập
được về loại hình du lịch đang nghiên cứu. và tác giả có sử dụng thêm thơng tin
tổng hợp những ý kiến, những nhận định phỏng vấn trực tiếp 15 chuyên gia trên
địa bàn TPCT về việc phát triển du lịch bằng bảng câu hỏi để khảo sát các

chuyên gia, sử dụng trong các công cụ hoạch định chiến lược (EFE, IFE, SWOT
và ma trận QSPM). Từ những phân tích đánh giá có được tác giả vạch ra các
hướng mục tiêu phát triển du lịch văn hóa tâm linh cho từng giai đoạn.
Sử dụng phương pháp khảo sát thực tế: Nhằm nắm bắt được hiện trạng
hoạt động tại các điểm du lịch văn hóa tâm linh, qua đó đánh giá tiềm năng,
hiện trạng phát triển du lịch văn hóa tâm linh trên địa bàn.
6.Đóng góp mới của luận văn
Khái quát và hệ thống cơ sở lý luận cơ bản về chiến lược, du lịch văn hóa
tâm linh, đặc tính của phát triển du lịch, dịch vụ du lịch. Từ đó đưa ra chiến lược
phù hợp nhất để khai thác tối đa tiềm năng, tài nguyên hiện có của thành phố Cần
Thơ giai đoạn 2016-2020.
Luận văn đi sâu vào nghiên cứu tiềm năng và thực trạng hoạt động du lịch
văn hóa tâm linh của thành phố và từ đó đưa ra các giải pháp mang tính thực tế
nhằm khai thác tài nguyên du lịch văn hóa tâm linh một cách hiệu quả.
Kết quả của luận văn sẽ đánh giá khách quan về thực trạng phát triển du
lịch văn hóa tâm linh thành phố Cần Thơ. Giúp tác giả, địa phương và các doanh
nghiệp du lịch có sự nhìn nhận đúng về điểm mạnh và điểm yếu, cơ hội và thách
thức cũng như định hướng mục tiêu, giải pháp trong việc phát triển du lịch văn
hóa tâm linh của thành phố Cần Thơ giai đoạn 2016-2020 và tầm nhìn 2030.


6

7.Khung nghiên cứu
Kế thừa các tài liệu đã lược khảo và tham khảo ý kiến chuyên gia, tác giả
đưa ra khung nghiên cứu của đề tài được thể hiện qua hình như sau:
Số liệu sơ cấp

Đánh giá mơi
trường bên trong


Phân tích các yếu tố ảnh hưởng
đến phát triển du lịch văn hóa
tâm linh

Ma trận cạnh tranh CPM

Số liệu thứ cấp

Đánh giá mơi
trường bên ngồi
Ma trận EFE

Ma trận IFE

Xây dựng chiến lược SWOT

Giai đoạn quyết định QSPM

Đề xuất giải pháp

Kiến Nghị

Hình 1.1 Khung nghiên cứu
8.Bố cục của luận văn
Kết cấu của luận văn gồm có 3 phần sau:
Phần mở đầu.
Giới thiệu chung về đề tài trình bày lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu,
xác định đối tượng, phạm vi nghiên cứu và giới hạn nghiên cứu, kết quả mong
đợi, lược khảo những nghiên cứu trước có liên quan đến đề tài cần nghiên cứu.

Chương 1: Cơ sở lý thuyết về chiến lược phát triển du lịch văn hóa tâm linh


7

Chương này sẽ trình bày một số lý luận chung về chiến lược, du lịch văn
hóa tâm linh và các công cụ chiến lược được áp dụng trong nghiên cứu luận văn
và một số kinh nghiệm phát triển du lịch một số nước, tỉnh gần tương đồng.
Chương 2: Phân tích các yếu tố, môi trường phát triển du lịch văn hóa tâm
linh thành phố Cần Thơ giai đoạn 2016-2020 và tầm nhìn 2030
Chương này nêu tổng quan về tiềm năng phát triển du lịch văn hóa tâm linh,
phân tích mơi trường vĩ mô, môi trường vi mô và đánh giá hiện trạng du lịch giai
đoạn 2005-2015 và dự báo tình hình phát triển giai đoạn 2016-2020.
Chương 3: Xây dựng Chiến lược và giải pháp phát triển du lịch văn hóa
tâm linh thành phố Cần Thơ giai đoạn 2016-2020 và tầm nhìn 2030.
Chương này xác định phương hướng, mục tiêu phát triển du lịch giai
đoạn 2016-2020 và tầm nhìn 2030, đề xuất nhóm giải pháp để thực hiện các
chiến lược đã chọn.
Hàm ý quản trị
Tóm tắt các nội dung được rút ra sau khi thực hiện nghiên cứu chiến lược
phát triển du lịch văn hóa tâm linh của TPCT và đưa ra những kiến nghị, những
hạn chế trong nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo.
Nhìn chung đề tài nghiên cứu được đề xuất có tính cần thiết do nhu cầu
thực tế hiện nay vì nó góp thêm một góc nhìn mới, một giải pháp cho sự phát
triển văn hóa các lễ hội được gìn giữ. Đó là việc khai thác những tiềm năng thế
mạnh của thành phố để phát triển du lịch, tạo thêm thu nhập cho cộng đồng, góp
phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Đồng thời kết quả cho thấy khả năng thu hút
cũng như nhu cầu du lịch văn hóa tâm linh trong nước, thế giới ngày càng tăng
do mức sống của người dân ngày càng được cải thiện, nhu cầu đi du lịch, vui
chơi giải trí, thưởng thức ẩm thực, văn hóa lễ hội bốn phương với khơng khí vui

tươi của lễ hội. Từ đó đã góp phần cho ngành du lịch của thành phố Cần Thơ ngày
phát triển và có những chiến lược phù hợp để thu hút khách du lịch.


8

Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN DU
LỊCH VĂN HĨA TÂM LINH
Chương này có (1) khái qt những khái niệm , vai trò , và các yêu cầu
của hoạch định chiến lược, (2)Tổng quan về du lịch văn hóa tâm linh, các cơ
sở vật chất, kỹ thuật; sản phẩm du lịch tâm linh (3) Các công cụ để phân tích,
lựa chọn chiến lược phát triển du lịch văn hóa tâm linh , Giai đoạn quyết định
để lựa chọn chiến lược là ma trận hoạch định chiến lược có thể định lượng
(QSPM) và (4) kinh nghiệm phát triển du lịch của một số nước trong khu vực.
1.1. Khái niệm, vai trò và các yêu cầu của hoạch định chiến lƣợc
1.1.1.Khái niệm về hoạch đinh
̣ chiến lược
a) Khái niệm chiến lược
Theo Amar Bhide cho rằng: “Chiến lược nhằm giành lấy các ngọn đồi, chứ
không nhất thiết cứ khư khư giữ lấy ngọn đồi”.
Theo Alfred Chandler (Đại học Havard), “Chiến lược là tiến trình xác định
các mục tiêu cơ bản dài hạn của tổ chức, lựa chọn cách thức hoặc phương hướng
hành động và phân bổ các tài nguyên thiết yếu để thực hiện các mục tiêu đó”.
Theo Michael E. Porter (1996), “Chiến lược là nghệ thuật xây dựng các lợi
thế cạnh tranh vững chắc để phòng thủ. Theo cách tiếp cận này, chiến lược là
tạo ra sự khác biệt trong cạnh tranh, tìm và thực hiện cái chưa làm, bản chất của
chiến lược là xây dựng lợi thế cạnh tranh”.
Theo Fred R. David (2015), “Chiến lược là những phương tiện để thực
hiện các mục tiêu dài hạn. Chiến lược kinh doanh có thể bao gồm việc mở rộng

về địa lý, đa dạng hóa, mua lại, phát triển sản phẩm, thâm nhập thị trường, cắt
giảm, thoái vốn, thanh lý và liên doanh”.
Chiến lược là những hành động tiềm năng đòi hỏi quyết định ở tầm lãnh đạo
cấp cao và nguồn lực đáng kể của cơng ty. Ngồi ra, chiến lược ảnh hưởng đến sự
thịnh vượng lâu dài của một tổ chức, thường ít nhất là năm năm, và theo đó là định
hướng cho tương lai. Chiến lược có hệ quả trên nhiều chức năng và nhiều bộ phận
và cần xem xét cả các yếu tố bên trong và bên ngoài mà công ty phải đối mặt.


9

Chiến lược là một xâu chuỗi, một loạt những hoạt động được thiết kế nhằm
để tạo ra lợi thế cạnh tranh lâu dài so với các đối thủ. Trong môi trường hoạt
động của một công ty, bao gồm cả thị trường và đối thủ, chiến lược vạch ra cho
công ty một cách ứng xử nhất quán. Chiến lược thể hiện sự một chọn lựa, một sự
đánh đổi của công ty mà giới chuyên môn thường gọi là định vị chiến lược.
b) Quản trị chiến lược
Hiện nay có nhiều định nghĩa khác nhau về quản trị chiến lược:
Theo Fred R.David (2007): “Quản trị chiến lược có thể được định nghĩa như là
một nghệ thuật và khoa học thiết lập, thực hiện và đánh giá các quyết định liên quan
đến nhiều chức năng cho phép một tổ chức đạt được những mục tiêu đề ra”.
Theo Michael E Porter (1997): “Phát triển chiến lược kinh doanh là phát
triển vị thế cạnh tranh thông qua các lợi thế cạnh tranh”.
Trong các quan điểm về chiến lược của các tác giả như đã nêu trên thì mỗi
quan điểm tiếp cận chiến lược theo một cách khác nhau, tuy nhiên các học
thuyết này đều dẫn các nhà quản trị đến mục tiêu cần đạt được. Và trong quá
trình nghiên cứu tác giả chọn quan điểm của Fred R. David để biện luận cho
nghiên cứu của mình.
1.1.2.Vai trò của quản tri ̣chiến lược
Quản trị chiến lược giúp các doanh nghiệp định hướng rõ được tầm nhìn,

sứ mạng (nhiệm vụ) và mục tiêu của mình. Muốn quản trị chiến lược có hiệu
quả doanh nghiệp phải quản lý tốt hệ thống thông tin môi trường kinh doanh.
Dựa vào những thơng tin đó, các nhà quản trị có thể dự báo được các xu hướng
biến động của môi trường kinh doanh và xác định thị trường mà doanh nghiệp
cần phát triển hay thâm nhập trong tương lai.
Quản trị chiến lược khơng là sự đảm bảo cho thành cơng, nó có thể không
phát huy tác dụng nếu được thực hiện một cách tình cờ. Tuy nhiên, rõ ràng khơng
thể phủ nhận những đóng góp của quản trị chiến lược vào sự thành cơng của
doanh nhiệp, sự gia tăng các lợi ích tài chính mà quản trị chiến lược mang lại
thơng qua việc khai thác cơ hội và giành ưu thế trong cạnh tranh. Quản trị chiến
lược có các vai trị như: hoạch định, dự báo và vai trò điều khiển.


10

1.1.3. Quá trình quản trị chiến lược
Quá trình quản trị chiến lược gồm có ba giai đoạn: hình thành chiến lược,
thực hiện chiến lược và đánh giá chiến lược.
Giai đoạn hình thành chiến lược gồm việc phát triển nhiệm vụ kinh doanh,
xác định các cơ hội và nguy cơ đến với tổ chức từ bên ngoài, chỉ rõ các điểm
mạnh và điểm yếu bên trong, thiết lập mục tiêu dài hạn, tạo ra các chiến lược
thay thế và chọn ra những chiến lược đặc thù để theo đuổi.
Giai đoạn thực thi chiến lược đòi hỏi tổ chức phải thiết lập các mục tiêu
hàng năm, đặt ra các chính sách, khuyến khích nhân viên và phân phối tài nguyên
để các chiến lược lập ra có thể được thực hiện.
Giai đoạn đánh giá, điều chỉnh chiến lược. Giai đoạn này chủ yếu xem xét,
đánh giá các yếu tố bên ngoài, bên trong doanh nghiệp; đo lường, đánh giá kết
quả, so sánh chúng với các tiêu chuẩn "giới hạn" và thực hiện điều chỉnh mục
tiêu, chính sách hoặc giải pháp cho phù hợp với những biểu hiện mới của môi
trường kinh doanh.

1.1.4. Quy trình hình thành chiến lược và các cơng cụ phân tích
Quy trình hình thành một chiến lược tổng qt gồm ba giai đoạn:
Giai đoạn 1 - Giai đoạn nhập vào bao gồm ma trận EFE, ma trận hình ảnh
cạnh tranh CPM, ma trận IFE. Giai đoạn 1 tóm tắt các thông tin cơ bản đã được
nhập vào cần thiết cho việc hình thành chiến lược.
Giai đoạn 2 - Giai đoạn kết hợp bao gồm ma trận các mối nguy cơ - cơ hội điểm mạnh - điểm yếu (SWOT), ma trận vị trí chiến lược và phân tích hành động
(SPACE), ma trận nhóm tham khảo ý kiến Boston (BCG), ma trận các yếu tố bên
trong và bên ngoài (IE), ma trận chiến lược chính. Giai đoạn 2 tập trung vào việc
đưa ra các chiến lược khả thi có thể lựa chọn bằng cách sắp xếp, kết hợp các yếu
tố bên trong và bên ngoài quan trọng.
Giai đoạn 3 - Giai đoạn quyết định chỉ bao gồm một kỹ thuật, ma trận
hoạch định chiến lược có khả năng định lượng (QSPM). Giai đoạn 3 sử dụng
thông tin nhập vào được rút ra từ giai đoạn 1 để đánh giá khách quan các chiến
luợc khả thi có thể được lựa chọn ở giai đoạn 2. Ma trận QSPM biểu thị sức hấp


×