Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Báo cáo chien sĩ thi đua hình thành, phát huy năng lực kể câu chuyện và bồi dưỡng kĩ năng kể chuyện cho học sinh lớp 3 2021 2022

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.64 KB, 6 trang )

PHÒNG GDĐT ………………..

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ……………

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
…………, ngày … tháng … năm 2022

BÁO CÁO SÁNG KIẾN
(Dành cho chiến sĩ thi đua cơ sở)
1. Thông tin sơ lược
- Họ và tên tác giả: ………..;
- Chức vụ, đơn vị công tác: …………;
- Nhiệm vụ được giao: Giáo viên dạy lớp Ba/1;
- Tên sáng kiến: “Hình thành, phát huy năng lực kể câu chuyện và bồi dưỡng
kĩ năng kể chuyện cho học sinh lớp 3”;
- Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục.
2. Nội dung sáng kiến
a/ Tóm tắt sáng kiến
* Thực trạng khi kể chuyện
Phân mơn Kể chuyện hình thành, phát triển kĩ năng nghe, nói, quan sát, giao
tiếp cho học sinh; củng cố, mở rộng và tích cực hóa vốn từ ngữ, phát triển tư duy,
nâng cao sự cảm nhận về hiện thực đời sống qua nội dung câu chuyện.
Hiện nay đa số các em học sinh kể chuyện chưa hay và không xem trọng
phân môn Kể chuyện. Một số học sinh kể chủ yếu là đọc. Lời kể của các em không
diễn cảm, khô khan cứng nhắc.
Năm học 2021-2022, tơi dạy lớp Ba/1 với 43 học sinh, có 23 nữ. Học sinh
rất thích kể chuyện, có đủ sách Tiếng Việt, có tranh dạy minh họa. Tuy học từ lớp
1, lớp 2 nhưng ở lớp 3 một số em chưa nhớ câu chuyện, kể còn chậm, thiếu tự tin.
Qua thực tế giảng dạy và kết quả khảo sát đầu năm học của lớp Ba/1 như


sau:
Tổng
số
học
sinh
43

Nắm nội
dung câu
chuyện

Cách thể hiện
Kể

Kết hợp
Bằng lời Tự nhiên
cử chỉ,
điệu bộ
Tổng
Tổng
Tổng
Tổng
Tổng
%
%
%
%
%
số
số

số
số
số
20 46,5 0
0
13 30,2 30 69,8
0
0
* Ưu nhược điểm của giải pháp cũ

Không
tự nhiên

Cách diễn
đạt
Thành câu
Tổng
%
số
15 34,9


2

Ưu điểm: Tất cả các em đều được kể chuyện.
Nhược điểm: Kể chủ yếu là đọc như một bài học thuộc lịng, thuộc vẹt.
* Tóm tắt giải pháp mới
Để hình thành, phát huy năng lực kể câu chuyện và bồi dưỡng kĩ năng kể
chuyện cho học sinh lớp 3, tôi đã nghiên cứu nội dung, phương pháp và hình thức
dạy học để cải thiện chất lượng học tập của học sinh.

Về nội dung: Tôi dạy các câu chuyện theo chủ điểm, đúng quy trình, mục
tiêu, khai thác tồn diện kiến thức, mở rộng vốn từ, vốn sống,...
Về phương pháp: Sử dụng nhiều phương pháp như: Quan sát, kể chuyện,
đóng vai, trực quan, vấn đáp,… Các kĩ thuật dạy học: Khăn trải bàn, Mảnh ghép,
Hỏi - trả lời, Xoay ổ bi … Kết hợp trò chơi học tập để tăng hiệu quả dạy - học.
Về hình thức: Vận dụng nhiều hình thức tổ chức dạy học như: cá nhân, động
não, nhóm thảo luận, cá nhân - nhóm, nhóm liên kết nhóm, nhóm đơi chia sẻ,…
* Giải pháp thực hiện
- Giải pháp 1: Đổi mới về nội dung.
Hướng dẫn học sinh đọc và cảm thụ câu chuyện: Người kể phải đọc đi đọc
lại câu chuyện để hiểu hết ý nghĩa, ngôn từ của câu chuyện. Đọc diễn cảm để lắng
nghe âm điệu của tác giả và lời nói, giọng điệu cử chỉ, điệu bộ của từng nhân vật.
Cách sử dụng lời kể trong khi kể chuyện: Người đọc cần trung thành với
ngôn từ trong văn bản, lời kể thoát ra khỏi văn bản, trở thành ngôn từ của người kể.
Lựa chọn ngữ điệu kể: Tùy theo đặc điểm nội dung nghệ thuật, tình cảm,
tâm trạng, tính cách của nhân vật, người kể cần lựa chọn ngữ điệu kể phù hợp.
Ví dụ: Dạy bài Người mẹ (tuần 4). Giọng Người mẹ: “Vì tơi là mẹ” thì điềm
đạm, “Hãy trả con cho tơi” thì dứt khoát. Giọng Thần Chết: ngạc nhiên…
Cử chỉ, điệu bộ của người kể: Tùy theo nội dung, diễn biến của các tình tiết
mà nét mặt, điệu bộ của người kể cần phối hợp một cách tự nhiên cùng với lời kể.
Có thể sử dụng các phương tiện hỗ trợ cho kể chuyện như: Các tranh ảnh, đồ
vật, máy ghi âm… để minh họa, dẫn dắt câu chuyện.
Thực hiện trong tiết dạy: Khi dạy kể câu chuyện cần dạy đúng quy trình để
đảm bảo sự chính xác của bài học.
Khi dạy, tôi căn cứ mục tiêu bài theo Chuẩn kiến thức để lập kế hoạch dạy
học đúng quy trình mơn học. Khi muốn lồng ghép bài vào trị chơi, tơi chọn nội
dung câu chuyện, nhân vật,...để lồng ghép giúp học sinh chơi mà ơn bài cũ.
Ví dụ: Kiểm tra bài cũ: Muốn kể nội dung người lính dũng cảm (Tuần 5), tơi
tổ chức trị chơi Hái quả: Mỗi học sinh được mời sẽ chọn một quả có tranh của
mỗi đoạn trong câu chuyện. Ai kể đúng được hái quả.



3

Giáo viên nêu nhiệm vụ: Giúp học sinh nắm vững yêu cầu của bài tập kể
chuyện trong sách giáo khoa.
- Giải pháp 2: Đổi mới về phương pháp.
Một số phương pháp như: Vấn đáp, trực quan, đóng vai, kể chuyện, trị chơi,
nêu và giải quyết vấn đề,…tạo sự tích cực trong học tập cho học sinh.
Ví dụ: Phương pháp trị chơi: Bài cậu bé thông minh (Tuần 1), tôi tổ chức trò
chơi Ai nhanh hơn? ở phần củng cố. Yêu cầu học sinh thi ghép các bức tranh theo
thứ tự nội dung câu chuyện. Qua đó, giúp các em nắm được nội dung câu chuyện.
Tôi sử dụng kĩ thuật dạy học tích cực như: Mảnh ghép, Khăn trải bàn, Trình
bày 1 phút, Hỏi - trả lời, Xoay ổ bi,…để phát huy hiệu quả học tập.
Ví dụ: Dạy bài Ai có lỗi (Tuần 2), với Kĩ thuật “Xoay ổ bi” cho phần củng cố
bài. Học sinh xếp 2 vòng tròn đồng tâm đối mặt hỏi các câu hỏi về câu chuyện. Sau
đó, vài nhóm đơi trình bày trước lớp.
- Giải pháp 3: Đổi mới về hình thức.
Tùy từng nội dung bài mà lựa chọn hình thức cho phù hợp, giúp tất cả cá
nhân trong lớp đều tham gia học tập, đảm bảo học sinh là chủ thể mọi hoạt động
học tập.
Ví dụ: Dạy bài giọng q hương (Tuần 10): Nhóm đơi nêu ý nghĩa câu
chuyện; bài Đất quý, đất yêu (Tuần 11) Nhóm thảo luận tranh, kể nối tiếp.
Một số nội dung cần sự trao đổi, chia sẻ, tôi tổ chức thảo luận nhóm đơi, nhóm
lớn, kết hợp cá nhân – nhóm hoặc liên nhóm.... chia sẻ cùng nhau.
Ví dụ: Bài Người liên lạc nhỏ?(Tuần 14). Với Kĩ thuật Mảnh ghép, tơi tổ
chức bằng hình thức cá nhân - nhóm, nhóm liên kết nhóm thảo luận để thuyết minh
các tranh và kể chuyện nối tiếp trong nhóm, kể trước lớp.
Dù dạy bằng tranh và diễn giải bằng lời hay trình chiếu Powerpoint thì thay đổi
hình thức dạy học ln giúp học sinh chủ động hơn khi tiếp thu bài.

- Giải pháp 4: Đồ dùng dạy học.
Giúp tiết Kể chuyện sinh động hơn. Đồ dùng phải có tính giáo dục và thẩm
mỹ để học sinh học tốt hơn. Mỗi câu chuyện cần có tranh để kể chuyện; dạy
Powerpoint dùng hình ảnh trên internet. Tôi dùng thẻ từ, vật thật,...để học sinh hiểu
bài tốt hơn.
Ví dụ: Bài Người con của Tây Nguyên (Tuần 13), khi giới thiệu vào bài, tôi
dùng một số ảnh để học sinh biết rõ hơn về vùng đất và con người Tây Nguyên.
- Giải pháp 5: Đối với học sinh.
Sau khi vận dụng trò chơi vào bài học các em hứng thú học tập hơn, hiểu và
nhớ câu chuyện nhiều hơn; biết kể lại câu chuyện một cách chính xác và đầy đủ.
Mặt khác, các em cùng bạn tham gia các hoạt động nhóm, biết chia sẻ thơng tin
cùng bạn, mạnh dạn, tự tin hơn khi học.


4

- Giải pháp 6: Giải pháp phối hợp.
Tôi phối hợp gia đình để học sinh trau dồi kĩ năng nghe và kể chuyện. Tôi tổ
chức các em sưu tầm các câu chuyện trong sách để kể ở nhà hoặc kể cho bạn ở lớp.
Mặt khác, tôi phối hợp với Tổng phụ trách Đội qua sinh hoạt, thi Kể chuyện.
b/ Tính mới
Tơi vận dụng trị chơi vào các hoạt động dạy học giúp học sinh học tập tích
cực hơn. Tơi sử dụng đồ dùng dạy học trực quan, trình chiếu PowerPoint. Thơng
qua trị chơi, góp phần hình thành ở học sinh tính tích cực, chủ động, sáng tạo, tự
tin trước tập thể. Tơi đã lựa chọn các trị chơi học tập phù hợp với từng nội dung
bài, từng hoạt động trong các tiết dạy giúp học sinh nắm vững và vận dụng tốt kiến
thức đã học vào thực tiễn, góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy.
Bằng các phương pháp dạy học tích cực như: Kể chuyện, đóng vai, trực
quan, trị chơi, vấn đáp,….với các kĩ thuật dạy học: Khăn trải bàn, Mảnh ghép,
Xoay ổ bi, Hỏi - trả lời và kết hợp nhiều hình thức tổ chức như: cá nhân xem tranh,

nhóm đóng vai, nhóm kể chuyện, nhóm đội chia sẻ ý nghĩa câu chuyện, liên kết
nhóm bằng kĩ thuật dạy học. Tơi tổ chức học sinh khai thác tồn diện câu chuyện,
mở rộng vốn từ, đóng vai nhân vật, kể chuyện bằng giọng điệu và ngơn từ của
mình. Tơi sử dụng trình chiếu PowerPoint vào tiết dạy, lồng ghép những đoạn
video, những hình ảnh sinh động để câu chuyện hấp dẫn hơn.
Về học sinh, các em là người tìm ra nội dung của câu chuyện, khai thác giá
trị của câu chuyện, biết rút ra bài học từ câu chuyện. Học sinh phát huy được kĩ
năng khai thác tranh ảnh, nội dung của câu chuyện; kĩ năng kể chuyện, đóng vai
nhân vật; kĩ năng giao tiếp, chia sẻ cùng bạn, biết bày tỏ quan điểm của mình về
hành động của các nhân vật.
Học sinh khơng chỉ đóng vai trị là người nghe mà cịn được tự mình kể lại
câu chuyện bằng lời nhân vật, bắt chước cử chỉ, điệu bộ của nhân vật, hóa thân vào
nhân vật của mình, thể hiện rõ những chi tiết mà mình thích và các bạn trong lớp
hứng thú theo dõi, cổ vũ. Vì vậy việc kể lại một đoạn hoặc cả câu chuyện gây
nhiều hứng thú cho các bạn.
Tôi tạo sự tương tác giữa giáo viên - học sinh, học sinh - học sinh. Học sinh
tiếp thu kiến thức, chia sẻ và trình bày suy nghĩ của mình. Các em tự tin và mạnh
dạn hơn, góp phần hình thành và phát huy năng lực kể chuyện.
Tiết Kể chuyện giờ đây khơng cịn là nghe kể chuyện mà cả giáo viên và học
sinh đều tham gia tích cực vào từng hoạt động. Giáo viên chỉ là người tổ chức,
hướng dẫn và hỗ trợ các em thực hiện tốt hơn. Bên cạnh đó, tơi, gia đình và nhà
trường cùng giáo dục để các em có vốn sống, vốn hiểu biết sâu rộng phục vụ cho
môn học tốt hơn.
c/ Hiệu quả
* Đối với học sinh


5

Học sinh khám phá được nội dung câu chuyện, kể được câu chuyện, diễn đạt

lưu lốt, ngơn ngữ rõ ràng, biết bày tỏ cảm xúc khi đóng vai, tiếp thu bài nhanh,
biết chia sẻ ý nghĩa câu chuyện cùng bạn. Học sinh học chậm đã kể được từng
đoạn của câu chuyện và giao tiếp tốt hơn. Những học sinh học tốt biết liên hệ câu
chuyện vào thực tế và rút ra bài học cho bản thân.
Từ sợ hãi, rụt rè, học sinh đã hăng hái kể chuyện cho nhau nghe, đã biết sử
dụng điệu bộ, lời kể, các yếu tố giữa ngôn ngữ phù hợp với giọng điệu và biểu hiện
của nhân vật trong câu chuyện. Các em ln có ý thức tự học, biết chuẩn bị kể
chuyện trước ở nhà, suy nghĩ về nội dung bài học, kể chuyện đúng và hay.
Với những phương pháp và hình thức học như trên, học sinh ngày càng phát
huy tính tự học, tự chủ, biết trao đổi với bạn nhiều hơn, ham học hỏi và mạnh dạn
không những ở phân môn Kể chuyện mà cịn ở các mơn học khác.
* Đối với giáo viên
Trong sáng kiến này tôi vận dụng được nhiều phương pháp dạy học tích cực,
tổ chức tiết dạy hợp lí, giờ học sơi nổi. Nắm vững được mục tiêu, nội dung,
phương pháp, yêu cầu của phân môn kể chuyện. Có tâm thế tốt, tự tin khi lên lớp.
Có sự chủ động, linh hoạt, sáng tạo trong việc sử dụng các phương pháp phương tiện, thiết bị dạy học cho các đối tượng học sinh khác nhau. Bên cạnh
nhằm phát triển tốt năng lực hiểu biết của từng học sinh, làm cho giờ học trở nên
nhẹ nhàng, tự nhiên, có hiệu quả, tạo điều kiện cho những học sinh có năng khiếu
kể chuyện sẽ phát huy cao hơn nữa khả năng kể chuyện và diễn đạt của mình.
Xây dựng được tình cảm, mối quan hệ tốt đẹp giữa thầy và trị, giữa trị và
trị, khơng khí lớp học sinh động, góp phần xây dựng lớp học thân thiện, học sinh
tích cực.
* Đối với đồng nghiệp: Các biện pháp của tôi đã được chia sẻ trong các buổi
sinh hoạt chuyên môn tổ, khối. Giáo viên trong khối 3, các khối trên đã học tập và
áp dụng các biện pháp này. Nhờ vậy mà các em học sinh kể chuyện rất tốt, giúp
học sinh lớp mình phát huy tốt năng lực kể chuyện.
Sau khi áp dụng các biện pháp trên, kết quả cuối năm học đạt như sau:
Tổng
số
học

sinh
43

Cách thể hiện
Cách diễn
đạt
Kể
Không Kết hợp cử
Bằng lời
Tự nhiên
Thành câu
tự nhiên chỉ, điệu bộ
Tổng
Tổng
Tổng
Tổng
Tổng
Tổng
%
%
%
%
%
%
số
số
số
số
số
số

43 100 38 88,4 39 90,7 4 9,3 30 69,8 43 100
Nắm nội
dung câu
chuyện

d/ Phạm vi áp dụng


6

Sáng kiến này phạm vi áp dụng cấp huyện đang thực hiện tại trường Tiểu
học .......... và được nhân rộng tại trường Tiểu học ......., Tiểu học …….. và được
ứng dụng trên địa bàn huyện .........
3. Quyết định công nhận sáng kiến ở cơ sở.
Sáng kiến đã được Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện …….. công nhận tại
Quyết định số ...../QĐ-UBND, ngày ...../…./2022.
4. Tài liệu kèm theo chứng minh cho báo cáo (nếu có).
5. Cam kết khơng sao chép hay vi phạm bản quyền.
Tôi cam kết sáng kiến trên là hồn tồn mới, khơng sao chép bản quyền.
………., ngày … tháng 5 năm 2022
Xác nhận của cơ quan, đơn vị
HIỆU TRƯỞNG

Tác giả sáng kiến



×