Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Lịch sử du lịch cộng đồng trên thế giới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (72.8 KB, 4 trang )

LỊCH SỬ DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TRÊN THẾ GIỚI

Du lịch cộng đồng kinh nghiệm một số nước trên thế giới
Hiện nay loại hình du lịch cộng đồng (DLCĐ) đang được quan tâm ở nhiều
quốc gia, với sự đa dạng của các nguồn tài nguyên du lịch khác nhau ở mỗi quốc
gia, đặc biệt là các giá trị văn hoá cần được bảo tồn và phát huy. Trên thế giới, có
nhiều cơng trình nghiên cứu của nhiều tác giả đã đề cập đến loại hình DLCĐ, tiêu
biểu như, tác giả Sue Beeton (2006) với Community Development through
Tourism (Landlinks) đã cung cấp hệ thống lý thuyết cơ bản về du lịch và các vấn
đề liên quan đến cộng đồng trong việc phát triển du lịch. Tác giả phân tích sự phát
triển của cộng đồng địa phương thông qua việc kết hợp hiệu quả giữa quy hoạch
cộng đồng, lập kế hoạch kinh doanh và quy hoạch du lịch.
Tác giả Jamal, T.B & Getz, D. (1995) trong Collaboration Theory and
Community Tourism Planning (Annals of Tourism Research) đã đề cập đến thái độ
của cộng đồng thì đã chỉ ra rằng ý kiến của người dân về việc phát triển du lịch
trong một cộng đồng địa phương phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như là mức
độ phát triển du lịch của địa phương đó, sự nhận thức của người dân về lợi ích và
tính bền vững của điểm đến nói chung. Nhóm tác giả Tosun, C. and Timothy, D.
(2003) với Arguments for Community Participation in the Tourism Development
Process (Journal of Tourism Studies) đã đưa ra mơ hình chuẩn để quy hoạch du
lịch cộng đồng bằng việc kết hợp ba chiến lược - viết tắt là “PIC” (Planning,
Incremental, Collaborative). Nhóm tác giả Shalini Singh, Dallen J. Timothy &
Ross K. Dowling (2003) với Tourism in Destination Communities (CABI) thì đề
cập đến những tác động của hoạt động du lịch lên ba khía cạnh của điểm đến bao
gồm mơi trường tự nhiên, văn hóa – xã hội và kinh tế trong đó trình bày mối quan
hệ giữa du lịch với cộng đồng điểm đến – khái niệm cộng đồng điểm đến đã được
làm rõ trong nghiên cứu này.
Từ góc độ lý thuyết để đi vào vận dụng thực tiễn tác giả Etsuko Okazaki
(2008), Đại học Kobe, Nhật Bản (Kobe university) đã xuất bản cơng trình nghiên



cứu A Community-based Tourism Model: Its conception and Use với đề xuất mơ
hình du lịch dựa vào cộng đồng trên cơ sở tổng hợp hệ thống lý luận cơ bản về
cộng đồng, sự tham gia của cộng đồng, du lịch dựa vào cộng đồng, và đặc biệt tác
giả đề cập đến lý thuyết Vốn xã hội trong nghiên cứu của mình từ đó áp dụng mơ
hình lý thuyết vào tình huống thực tế ở Palawan, Philippine.
Tác giả Sotear Ellis (2011) cho rằng phát triển du lịch bền vững thông qua mơ
hình du lịch cộng đồng thường gặp phải thách thức bởi vấn đề nhận thức của các
bên liên quan. Sự hiểu biết về mặt lý thuyết của các bên liên quan đối với loại hình
du lịch cộng đồng bị ảnh hưởng bởi sự am hiểu, diễn giải của số đông các nhà
nghiên cứu mà trong đó phải kể đến là vô vàn các khái niệm, thuật ngữ trong tài
liệu học thuật. Nhìn chung, các cơng trình nghiên cứu về du lịch cộng đồng và phát
triển du lịch dựa vào cộng đồng chủ yếu hướng vào nhóm cộng đồng yếu thế của
điểm đến với sức hấp dẫn lớn về giá trị tài nguyên du lịch. Các đề tài nghiên cứu
đã chỉ ra điểm thuận lợi cũng như khó khăn trong phát triển du lịch cộng đồng
thông qua việc nghiên cứu, đánh giá tài nguyên du lịch của điểm đến gắn với yếu
tố cộng đồng địa phương; nghiên cứu tác động nhận thức, thái độ của cộng đồng
đối với việc phát triển du lịch.
Thái Lan: Thái Lan thành lập Cục Phát triển các Vùng Du lịch Bền vững
(DASTA



Development

Designated

Areas

for


Sustainable

Tourism

Administration). Là một trong những cơ quan chịu trách nhiệm nghiên cứu, quy
hoạch và xây dựng chiến lược phát triển du lịch cộng đồng với tiêu chí là giảm
thiểu Carbon, ít tác động đến mơi trường, đảm bảo phát triển bền vững. Từ khi
được thành lập tổ chức nghiên cứu, thử nghiệm các mơ hình du lịch cộng đồng áp
dụng ở các bản làng ở Thái Lan, sau khi có kết quả tổ chức đã lấy một mơ hình
phát triển để trao đổi học tập kinh nghiệm cho các địa phương khác, mặt khác tổ
chức họp thường niên, mời các chuyên gia, các hộ dân tham gia hoạt động du lịch
cộng đồng để chia sẻ kinh nghiệm, học hỏi… xây dựng các quy tắc kinh doanh
như: thống nhất về giá, cách thức phục vụ, đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cho
người dân, quy định của khách khi tham gia loại hình du lịch cộng đồng... Xây


dựng quỹ và phân bổ ngân sách cho phát triển du lịch cộng đồng. Thu nhập từ du
lịch được phân chia đều cho cộng đồng sau khi đã trừ các khoản đầu tư để phát
triển và tài trợ cho các hoạt động khác như ngày Thiếu nhi, ngày cho người già
hoặc các dịp lễ khác.
Myanmar: Bộ du lịch Myanmar xây dựng và đầu tư các dự án phát triển du
lịch cộng đồng ở các địa phương với phương thức Bộ quản lí 03 năm đầu, sau đó
giao lại cho địa phương quản lí. Myanmar cũng đã thành lập Tổ phát triển du lịch
bao gồm: Hội đồng tư vấn (thành phần là các tổ chức xã hội và chính phủ); tổ chức
thực hiện là người dân của các khu vực đã chọn phát triển du lịch cộng đồng và tổ
chức hỗ trợ bao gồm tổ chức phi chính phủ. Myanmar đã sử dụng các tài nguyên
hiện có ở các bản làng như: hoạt động nơng nghiệp, đường mịn, đồi chè, bản làng,
thác nước, nghề truyền thống, lễ hội Karen mừng năm mới… quy hoạch phát triển
du lịch cộng đồng lấy các tiêu chí như: bảo tồn cảnh quan, gìn giữ giá trị văn hóa
địa phương, lấy người dân địa phương quản lí hoạt động du lịch, đào tạo người dân

(đặc biệt là phụ nữ dân tộc thiểu số) tham gia vào các khóa học ngắn hạn nâng cao
trình độ chun mơn và phục vụ hoạt động du lịch cộng đồng.
Lào: Bộ văn hóa du lịch Lào xây dựng các mơ hình du lịch cộng đồng áp
dụng cho 11 tỉnh trên cả nước với khoảng 50 sản phẩm dựa trên các giá trị tự nhiên
văn hóa của địa phương để hình thành các sản phẩm du lịch như: khám phá đường
mòn (trekking); homestay; tham quan bằng tàu; cưỡi voi, quan sát các lồi chim;
bán sản phẩm thủ cơng; cắm trại; biểu diễn văn hóa;… Từ mơ hình hoạt động du
lịch cộng đồng nhiều địa phương của Lào đã bảo tồn được giá trị tự nhiên, văn hóa
ví dụ: DLCĐ tỉnh Nam Nern với sản phẩm công viên bảo tồn động vật hoang dã
Nam Nern (Nam Nern Night Safari): công viên nằm trong vùng lõi của khu bảo
tồn Nam Et-Phou, thuộc tỉnh Huaphan. Chương trình DLCĐ này do Hiệp hội Bảo
tồn động vật hoang dã phối hợp xây dựng với 14 bản của tỉnh Huaphan. Có 5
nhóm cơng tác tham gia cung cấp dịch vụ, mỗi nhóm khoảng 5-10 người, gồm
nhóm hướng dẫn viên, tàu tham quan, nấu ăn, cắm trại và sản xuất thủ công. Thu
nhập từ hoạt động du lịch cộng đồng được chia đều cho các địa phương nằm trong


khu vực và một phần đóng góp vào quỹ bảo tồn động vật hoang dã và bảo vệ rừng.
Từ đó đưa các mơ hình đi tập huấn cho các địa phương khác để nhân rộng mơ hình
du lịch cộng đồng. Kết quả năm 2017 có hai địa phương đã nhận được giải thưởng
Du lịch Cộng đồng ASEAN năm 2017. Trong tương lai, Lào sẽ tiếp tục các hoạt
động nâng cao nhận thức về du lịch cộng đồng và du lịch sinh thái, đồng thời, lựa
chọn và phát triển các cộng đồng mục tiêu đáp ứng đủ tiêu chuẩn du lịch cộng
đồng ASEAN.



×